lịch sử việt nam

Trang Chính

Phạm-Hoàng-Tùng

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Vua Trần Nhân Tông Và Trúc-Lâm Yên-Tử

 

Hoàng Đế Kim Phật

Chiến Thắng Sông Bạch Đằng

http://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamnganxua/chienthangbachdanggiang4.htm

phật hoàng trần nhân tông

Phật hoàng Trần Nhân Tông, người tổng chỉ huy trận Bạch Đằng Giang đánh bại xâm lăng Mông Cổ năm 1288 

1, 2, 3, 4, 5

Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc

...

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn (1856-1881), dịch giả Viện Sử Học Hà Nội (1957-1960), nhà xuất bản Giáo Dục Hà Nội xuất bản 1998, nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy,Tuyết Mai, Hồng Ty, Nguyễn Quang Trung chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001, phần Chính Biên, quyển VIII trang 230 ghi: «…Khi bọn Ô Mã Nhi về đến Bạch Đằng, Quốc Tuấn nhân lúc nước thủy trào lên, cho quân ra khiêu chiến, giả vờ thua chạy, bên Nguyên đem cả quân đuổi theo. Lúc ấy nước thủy trào xuống rất mau. Tướng Nguyễn Khoái thống lãnh vệ quân Thánh Dực tung quân ra đánh quật lại, phá tan được quân Nguyên. Gặp lúc ấy đại quân của nhà vua kế tiếp tiến đến…».

Lịch Sử Việt Nam tập 1 do nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản năm 1985 ghi về chiến trường sông Bạch Đằng như sau: «Theo kế hoạch Trần Quốc Tuấn, quân dân ta, đẵn gỗ lim, gỗ tàu trên rừng về, đẽo nhọn cắm xuống tạo thành một bãi chướng ngại vật lớn. Chiến thuật của Ngô Quyền từ thủa phá quân Nam Hán lại một lần nữa được vận dụng sáng tạo trong cuộc kháng chiến chống Nguyên. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm chạy ngang qua sông Bạch Đằng phía dưới của sông Chanh, có thể được lợi dụng như một chướng ngại vật thiên nhiên để phối hợp với bãi cọc, ngăn chận chiến thuyền địch khi nước triều xuống. Thủy quân ta mai phục trong các nhánh sông, vũng sông, trừ sông Đá Bạc được mở rộng cửa cho quân thù tiến vào đất chết. Bộ binh tận dụng địa hình dấu quân trong núi đá Tràng Kênh và rừng rậm bên tả ngạn. Đại quân do vua Trần thống lĩnh cũng sẳn sàng tiếp ứng cho trận huyết chiến chiến lược này».

Những Trang Sử Vẻ Vang do Nguyễn Lân biên thuật, nhà XBKHXH Hà Nội, xuất bản 1998 ở trang 71 ghi: «Khi Ô Mã Nhi đem quân đến Bạch Đằng giang, Nguyễn Khoái dẫn binh thuyền ra khiêu chiến, dử quân Nguyên lên khúc sông đã đóng cọc, rồi đợi khi thủy triều xuống mới quay lại đánh thực hăng. Bấy giờ đại binh của Hưng Đạo Vương tiếp đến…».

Việt Nam Sử Lược của Lệ thần Trần Trọng Kim ở trang 62 (chuyển sang ấn bản điện tử do Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Hồng Ty, Nguyễn Quang Trung 2001) do Trung Tâm Học Liệu Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa xuất bản ghi một đoạn ngắn về diễn tiến trận Bạch Ðằng: «Những chiến thuyền của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp theo giòng sông Bạch Ðằng, bổng chốc thấy tướng nhà Trần là Nguyễn Khoái dẫn chiến thuyền đến khiêu chiến, Ô Mã Nhi tức giận thúc quân xông vào đánh, Nguyễn Khoái liền quay thuyền chạy…Nguyễn Khoái nhử quân đi khỏi xa chỗ đóng cọc, rồi mới quay thuyền đánh vật lại, hai bên đang đánh hăng thì đại quân của Hưng Ðạo Vương tiếp đến».

Việt Sử Toàn Thư của sử gia quân đội Phạm Văn Sơn ở trang 199 (chuyển sang ấn bản điện tử do Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Hồng Ty, Nguyễn Quang Trung 2001) ghi: «Nguyễn Khoái nhử giặc đi khỏi chỗ đóng cọc một quảng xa, rồi quay thuyền trở lại đánh kịch liệt, quân của Hưng Ðạo Vương tiếp đến ».

Ở đây chúng ta thấy Toàn Thư, Cương Mục và Lịch Sử Việt Nam tập 1 ghi chính hai vua (tức thượng hoàng Thánh Tông và hoàng đế Kim Phật) thống lãnh đại quân nhà Trần tiến đánh quân Mông-cổ cùng với tướng quân Nguyễn Khoái. Nhưng Những Trang Sử Vẻ Vang, Việt Sử Toàn Thư, Việt Nam Sử Lược thì lại ghi là đại binh của Hưng Đạo Vương tiếp chiến (hay tiếp đến) cùng với tướng quân Nguyễn Khoái tấn công quân Mông-cổ. Chúng tôi ghi ra đây để cho những người yêu thích nghiên cứu lịch sử nước nhà có dịp tham khảo.

(*) Tham khảo Toàn Tập Trần Nhân Tông, Lê Mạnh Thát, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam xuất bản 2000

Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc biên khảo

-------------------------

Góp ý của người đọc:

Author: XPH (localhost)
Date: Friday 12-12-03 07:37 (PST)

Góp với Phúc Lộc bản dịch Bạch Đằng giang phú của Nguyễn Hữu Tiến, Bùi Văn Nguyên. Cá nhân XPH cho rằng bài này hay và hùng tráng hơn nhiều bản dịch Đông Châu. "Ðây là chiến địa buổi Trùng hưng Nhị thánh bắt Ô Mã. Cũng là bãi đất xưa Ngô chúa phá Hoằng Thao", hai câu này dịch tuyệt vời. Đoạn đầu tái hiện được cái phong khí hào sảng của Tư Mã Tử Trường ghê gớm.

Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi
Lướt bể chơi trăng mải miết
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt
Cửu Giang, Ngũ Hồ
Tam ngô, Bách Việt
Nơi có người đi
Ðâu mà chẳng biết
Ðầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Bèn giữa dòng chừ buông chèo
Học Tử Trường chừ thú tiêu diêu
Qua cửa Ðại Than
Ngược bến Ðông Triều
Ðến sông Bạch đằng
Rong chơi mái chèo
Bát ngát sóng kình muôn dặm
Bập bềnh đuôi trĩ liền nhau
Nước trời: một sắc
Phong cảnh: ba thu
Ngàn lau xào xạc
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy
Gò đầy xương khô
Buồn vì cảnh thảm
Ðứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá?
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!
Bên sông, bô lão hỏi ta sở cầu
Có kẻ gậy lê chống trước
Có người thuyền nhẹ bơi sau
Vái ta mà thưa rằng:
Ðây là chiến địa buổi Trùng hưng Nhị thánh bắt Ô Mã
Cũng là bãi đất xưa Ngô chúa phá Hoằng Thao
Ðương khi ấy:
Thuyền bè muôn đội
Tinh kỳ phấp phới
Tì hổ ba quân
Gíao gươm sáng chói
Trận đánh thư hùng chửa phân
Chiến lũy Bắc Nam chống đối
ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
Bầu trời đất chừ sắp đổi
Kìa! Tất Liệt thế cường
Lưu Cung chước dối
Những tưởng gieo roi một lần
Quét sạch Nam bang bốn cõi
Thế nhưng:
Trời cũng chiều người
Hung đồ hết lối
Khác nào như khi xưa :
Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết rụi
Ðến nay nước sông tuy chảy hòai
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi
Tái tạo công lao
Nghìn thu ca ngợi
Tuy nhiên;
Từ có vũ trụ
Ðã có giang sanh
Quả là trời đất cho nơi hiểm trở
Cũng nhờ nhân tài giữ được điện an
Hội nào bằng Hội Mạnh Tân, có vương sư họ Lã
Trận nào bằng trận Duy Thủy, có quốc sĩ họ Hàn
Kìa trận Bạch đằng mà đại thắng
Bởi Ðại vương coi thế giặc nhàn
Tiếng thơm đồn mãi
Bia miệng không mòn
Khách chơi sông chừ ủ mặt
Người hòai cổ chừ lệ chan
Rồi vừa đi vừa ca rằng:
Sông Ðằng một dãi dài ghê
Luồng to sóng lớn tuôn về bể Ðông
Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh
Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:
Anh minh hai vị thánh quân
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh
Giặc tan, muôn thuở thanh bình
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.

Góp ý của đọc giả:

Author: Trò Tê (---.ipt.aol.com)
Date: Saturday 12-13-03 21:41 (PST)

Kính chào Ông Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc !
Trong bài trên, chỗ " Đại Cương Lịch Sử Việt Nam tập I ghi rất chi tiết ", có các số đo-lường khoảng cách như "...cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km, cách Vạn Kiếp nơi đóng quân của Thoát Hoan hơn 30 km...", và chiều rộng, chiều sâu, như trong "...mặt sông ở vùng Tràng Kênh trải rộng hơn 1200 mét.", "...nơi sâu nhất đến 16 mét, trung bình giữa dòng cũng sâu từ 8 đến 11 mét. "
Xin hỏi, Đại-cương Lịch-sử Việt-Nam dịch từ các sách sử xưa nào mà có các con số đơn-vị đo-lường theo hệ-thống bách-phân Âu-châu này ? Vào thế-kỷ thứ 13, có lẽ Việt-Nam chưa dùng cách đo-lường này ! Các sách sử xưa ghi ra sao về các chi-tiết này ?
Educate me please !
Enquiring mind wanna know !
Trò Tê

-----------------------

Author: aa (---.cable.mindspring.com)
Date: Friday 12-19-03 19:45 (PST)

sử Việt chép rất sơ sài về những trận đánh với quân Mông Cổ ở Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử vv Đọc sử chỉ thấy viết như "quân Việt giao chiến với Mông Cổ ở Hàm Tử và quân ta đánh bại giặc" chứ ngoài ra không thấy thêm chi tiết gì về trận đánh cả ra sao cả.

1, 2, 3, 4, 5

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site