lịch sử việt nam

Trang Chính

Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asia Sea

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Tổng hợp thông tin các biến động ở biển Đông-nam-Á (Hoàng Sa, Trường Sa) năm 2015

@@@

07-2015; 08-2015; 09-2015; 10-2015; 11-2015; 12-2015; 02-2016, 03-2016, 04-2016, 05-2016, 06-2016, 07-2016, 08-2016

Trung cộng tiến hành “giai đoạn hai” trong cuộc xung đột Biển Đông

Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times | Dịch giả: DK Lam

30 Tháng Bảy , 2015

china out of PH waters, bayan, china out of PH seas, kmu, phi luật tân biểu tình chống trung cộng

Những người phản đối tổ chức một cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung cộng tại khu tài chính của Manila vào ngày 7 tháng 7, tố cáo chính quyền Trung cộng xâm lược lãnh thổ trên Biển Đông. Trung cộng có thể sớm bắt đầu giai đoạn thứ hai trong dự án xây dựng những hòn đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp. (Jay Directo / AFP / Getty Images)

Một tuyên bố hôm 16 tháng 6 của chế độ cầm quyền Trung cộng về việc xây dựng những đảo nhân tạo ở Biển Đông không như những gì diễn ra trong thực tế. Trong khi Trung cộng khẳng định chương trình xây dựng những hòn đảo mới ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông gần hoàn thành, thực tế thì dự án xây dựng này mới chỉ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mira Rapp-Hooper phát biểu: “Các hãng tin ở Mỹ cho rằng đây là sự thay đổi trong chính sách, trong khi thực tế thì hoàn toàn không phải như vậy”.

Bà Rapp -Hooper trả lời phỏng vấn qua điện thoại rằng: “Điều này nghĩa là Trung cộng đang chuyển sang giai đoạn hai, tức xây dựng cơ sở vật chất và năng lực trên những hòn đảo này”.

Tuyên bố của Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTQ) là trường hợp điển hình về việc kiểm soát nhận thức. Trong khi chỉ có ít các nhà phân tích và chuyên gia quốc phòng bị đánh lừa, thì vài hãng tin tức lại đi đu bám theo thông tin này.

Bà Rapp-Hooper nói rằng “Tuyên bố này rất giống với những gì các nhà phân tích đã biết”.

Nếu ĐCSTQ đang tiến hành thay đổi thực sự, bà nói “Chúng tôi muốn thấy những thay đổi thực tế trong chính sách xoay quanh các đặc điểm hình thái đất”, như tình hình hiện nay, ĐCSTQ vẫn cho các tàu nạo vét bơm cát ở đáy biển lên các hòn đảo nhân tạo.

Đánh lừa dư luận

Việc lưu ý thời điểm là quan trọng. Tuyên bố này chỉ xuất hiện ngay trước khi vụ kiện của Philippines chống lại Trung cộng về hành vi lấn chiếm lãnh thổ được đưa ra xét xử.

Bà Rapp-Hooper lưu ý sự thay đổi trong giọng điệu của Trung cộng: “Đây chỉ là mong muốn của Trung cộng nhằm xoa dịu các quốc gia trong khu vực và Mỹ”.

Năm 2013, Philippines kiện ĐCSTQ ra tòa án quốc tế, cho rằng tuyên bố chủ quyền với 90% Biển Đông của ĐCSTQ là không có căn cứ và vi phạm Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).

Một thời gian ngắn sau khi đơn kiện được gửi đi, vào đầu năm 2014, ĐCSTQ bắt đầu xây dựng các hòn đảo nhân tạo.

Bà Rapp-Hooper lưu ý rằng điều thú vị là “tất cả các đặc điểm hình thái đất mà ĐCSTQ đang xây dựng đều là những đặc điểm hình thái có trong nội dung đơn kiện Phillippines chống lại Trung cộng, vốn lên tiếng rằng các tuyên bố kia [của Trung cộng] là bất hợp pháp.

Tuyên bố gần đây của ĐCSTQ về việc xây dựng gần xong các hòn đảo nhân tạo được đưa ra ngay trước khi tòa án quốc tế tổ chức các phiên điều trần ở Hague từ ngày 7 tháng 7 đến 14 tháng 7.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phát biểu trong ngày đầu tiên của phiên điều trần rằng “Tranh chấp này đi thẳng vào vấn đề cốt lõi của UNCLOS” và luật pháp “không công nhận hay cho phép việc thực thi cái gọi là ‘quyền lịch sử'” với lãnh thổ vượt quá 200 hải lý vùng Đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia theo UNCLOS.

Một số dự án xây dựng của ĐCSTQ ở quần đảo Trường Sa cách điểm cực nam của Trung cộng thuộc đảo Hải Nam gần 1.000 dặm.

ĐCSTQ dường như sẽ từ chối tham gia phiên tòa cùng Philippines. ĐCSTQ ra “công hàm” vào tháng 12 năm ngoái, tuyên bố rằng tòa án quốc tế không có quyền hạn xét xử đối với tuyên bố chủ quyền của Trung cộng.

Sau khi tòa án yêu cầu Trung cộng cung cấp tài liệu vào ngày 14 tháng 7, chính quyền Trung cộng yêu cầu Philippines rút đơn kiện và đàm phán trực tiếp với Trung cộng.

Trung cộng được cho đến ngày 17 tháng 8 để đưa ra bình luận về phiên điều trần. Phán quyết của tòa án được hy vọng sẽ được đưa ra trong vòng 90 ngày.

Mục đích đáng ngờ

Các chuyên gia vẫn băn khoăn về mục đích của ĐCSTQ khi xây dựng những hòn đảo nhân tạo.

Giữa tháng 4 và tháng 5, ĐCSTQ thực hiện động thái tương tự để thay đổi nhận thức của dư luận về việc chiếm đoạt lãnh thổ của nước này.

Theo tin tức của Reuters ngày 30 tháng 4, Tư lệnh hải quân ĐCSTQ Ngô Thắng Lợi tuyên bố trong một cuộc hội đàm qua điện thoại rằng những hòn đảo nhân tạo của ĐCSTQ “sẽ cải thiện khả năng cung ứng các dịch vụ công như dự báo thời tiết lẫn tìm kiếm và cứu hộ trên biển”, thậm chí những quốc gia khác có thể dùng các dịch vụ này “khi điều kiện thích hợp”.

Cùng lúc đó, các hãng tin phương Tây sốt sắng với câu chuyện này, nhưng nó không tồn tại lâu. Các bằng chứng sau đó nhanh chóng chứng minh ý đồ quân sự rõ ràng của ĐCSTQ.

Một hòn đảo nhân tạo ĐCSTQ xây dựng trên Đá Chữ Thập có đường băng dài 3000 mét. Rapp-Hooper cho rằng “Máy bay chở hàng không cần đường băng dài 3000 mét. Chỉ máy bay chiến đấu mới cần thôi”.

Có những tin đồn vào tháng 5 là ĐCSTQ đã triển khai pháo di động trên một trong những hòn đảo, nhưng họ đã chuyển nó đi sau khi báo chí phát hiện. Hiện tại vẫn còn có ở đó những công trình như cầu tàu, bến cảng, sân đỗ trực thăng, radar và các công trình khác.

Những bộ phận riêng lẻ của các trang thiết bị quân sự trên đảo có ít tác dụng trong chiến tranh thực tiễn. “Những hòn đảo này là những vũ khí vô hại. Chúng vô dụng trong chiến tranh”, Rapp-Hooper nói.

Giá trị thực của chúng có lẽ là thứ dễ nhìn thấy nhất, đơn giản đó là mở rộng lãnh thổ của Trung cộng – một điều có thể tồn tại dài lâu miễn là ĐCSTQ tránh xung đột quân sự. Các căn cứ này có tác dụng tái cung cấp điểm dừng trong quá trình vận chuyển những vũ khí quân sự, cho phép họ hiện diện một cách bền vững và rộng rãi ở khu vực này.

Bằng việc tuyên bố những hòn đảo nhân tạo là lãnh thổ của Trung cộng, họ có thể mở rộng phạm vi quân sự để kiểm soát những ai có thể và không thể đi vào khu vực này.

Thực tế, ĐCSTQ đang sử dụng các căn cứ cho mục đích này, mặc dù họ chưa chính thức tuyên bố vùng phòng thủ trên không cho các hòn đảo nói trên – tương tự như đã làm với vùng lãnh thổ mà Nhật Bản kiểm soát ở Biển Hoa Đông.

Vào ngày 20 tháng 5, quân đội Mỹ công bố một video, trong đó quân đội Trung cộng đe dọa máy bay do thám P-8 Poseidon qua radio vì chiếc máy bay này bay ngang qua một trong những hòn đảo nhân tạo.

ĐCSTQ đã thể hiện rõ ràng tham vọng trong sách trắng quốc phòng vừa được ban hành, trong đó tuyên bố Trung cộng đang xây dựng lực lượng hải quân theo một học thuyết đại dương mở.

“Trung cộng đang để mắt đến những thỏa thuận tiềm năng với những quốc gia cho phép họ ra vào một số chốt hàng hải”, Rapp-Hooper cho rằng “không nghi ngờ gì nữa Trung cộng đang cố gắng triển khai lực lượng hải quân vươn ra xa bờ biển”.

Bà nói thêm: “Chúng tôi quan ngại nếu không có động thái nào đáp lại, Trung cộng sẽ cứ tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch của mình.”

Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

http://vietdaikynguyen.com/v3/69400-trung-quoc-tien-hanh-giai-doan-hai-trong-cuoc-xung-dot-bien-dong/

***

Trung cộng và ASEAN bàn về Quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Đăng ngày 25-07-2015 Sửa đổi ngày 25-07-2015 12:22

Anh Vũ

hải giám trung cộng

Tàu hải giám của Trung cộng trên Biển Đông (DR)

Hôm nay 25/07/2015, Bộ Ngoại giao Trung cộng thông báo quan chức ngoại giao 10 nước ASEAN và Trung Quốc vào ngày 29/7 tới đây sẽ gặp nhau tại Thiên Tân để bàn về Quy tắc ứng xử trên Biển Đông ( COC).

Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên Ngoại giao Trung cộng Lục Khảng cho biết Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân sẽ dẫn đầu đoàn Trung cộng hội đàm với đại diện các nước ASEAN về các vấn đề triển khai Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông ( DOC), các hợp tác hoạt động hàng hải và về Quy tắc ứng xử trên Biển Đông ( COC). Ngoài ra không có thêm chi tiết nào về phiên họp được đưa ra.

ASEAN và Trung cộng mới ký được Tuyên bố ứng xử Biển Đông vào năm 2002, một văn kiện cam kết ngoại giao không có ràng buộc pháp lý. Từ đó đến nay các bên đã nhiều lần họp với nhau để bàn về việc triển khai tuyên bố này và hướng tới việc xây dựng một bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).

ASEAN nói chung và đặc biệt các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung cộng trên Biển Đông đều mong muốn sớm có được bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông. Đây là một văn kiện có tính pháp lý rõ ràng hơn đã được các nước ASEAN đề xuất từ những lo ngại về đòi hỏi chủ quyền quá đáng cũng như những hành vi gây hấn của Trung cộng trên Biển Đông. Tuy nhiên các cuộc đàm phán đến nay vẫn chưa đem lại kết quả cụ thể nào do thái độ lừng chừng thiếu thiện chí của Bắc Kinh.

Thời gian gần đây tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng hơn với những hoạt động của Trung cộng làm thay đổi hiện trạng các đảo có tranh chấp trên Biển Đông. Hoa Kỳ, Nhật Bản đặc biệt lo ngại Trung cộng đang biến các đảo tranh chấp trong vùng Biển Đông thành những tiền đồn quân sự nhằm kiểm soát toàn bộ vùng biển có tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng này.

ASEAN cũng như Hoa Kỳ hay Nhật Bản đều nhận thấy việc đạt được một bộ quy tác ứng xử có tính ràng buộc pháp lý sẽ giúp các nước giải quyết một cách hòa bình tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, tránh được nguy cơ xung đột, góp phần duy trì sự ổn định trong khu vực.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150725-trung-quoc-va-asean-ban-ve-quy-tac-ung-xu-tren-bien-dong

***

Nhật công bố hình ảnh 16 giàn khoan Trung cộng tại vùng biển tranh chấp

giàn khoan dầu trung cộng trong vùng Sirakaba của Nhật

Giàn khoan khai thác khí đốt của Trung cộng đặt trong vùng Sirakaba của Nhật - Reuters /Kyodo

VietPress USA (23-7-2015): Chúng tôi nhận được bản tin của Thu Hằng do Diễn Đàn Công Luận gởi đến:

Nhật công bố hình ảnh 16 giàn khoan Trung cộng tại vùng biển tranh chấp

Chính phủ Nhật Bản hôm qua, 22/07/2015, đã công bố một bản đồ và nhiều hình ảnh các giàn khoan được cho là do Trung cộng xây dựng gần hải phận với Nhật Bản. Sự kiện này gây thêm trở ngại trong mối quan hệ song phương đã đầy căng thẳng.

Theo Tokyo, tổng số có 16 giàn khoan, trong đó có 12 giàn được thực hiện từ hai năm gần đây. Vào tháng 06/2008, cả hai nước đã ký một hiệp định cam kết cùng nhau phát triển vùng biển được cho là giàu khí đốt này. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, quan hệ hai nước ngày càng trở nên căng thẳng liên quan tới vấn đề chủ quyền biển đảo và việc khai thác trong khu vực.

Theo tuyên bố trước báo giới của phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản, ông Yoshihide Suga lấy làm tiếc là Trung cộng đơn phương khai thác các nguồn tài nguyên trong khi đường hải phận còn chưa được chính thức thiết lập. Rất nhiều lần Nhật Bản đã phản đối thái độ của Trung cộng, nhưng Bắc Kinh luôn từ chối nối lại đàm phán về bản hiệp định năm 2008, đồng thời vẫn tiếp tục một cách trắng trợn các hoạt động tại đây.

Nhật Bản đánh giá các vùng đặc quyền kinh tế của hai nước phải được phân định ranh giới rõ ràng bằng đường trung tuyến giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, Trung cộng lại cho rằng đường biên giới phải được lùi sâu hơn về phía quần đảo Nhật Bản.

Ngày 21/07 vừa qua, Nhật Bản đã tố cáo tham vọng biển đảo của Trung cộng khiến Bắc Kinh tức giận và cho rằng Tokyo đang khích động thêm căng thẳng và thổi phồng cái gọi là « mối đe dọa Trung cộng ».

Bắc Kinh bị cáo buộc đang tiến hành nhiều hoạt động bồi đắp tại biển Đông, biến các rạn san hô thành hải cảng và nhiều công trình hạ tầng khác để lấn dần ra biển, đồng thời mở rộng chủ quyền bất chấp các nước láng giềng.

Trung cộng cũng có chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản trên hòn đảo không người ở Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, cả hai cường quốc Châu Á đang thể hiện quan hệ gần gũi hơn trong những tháng vừa qua, thông qua hai cuộc gặp gỡ giữ Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình.

Thu Hằng

Bài và hình ảnh gởi về VietPress USA, xin vui lòng gởi về 

địa chỉ Email: vietpressusa@gmail.com

***

Biển Đông : Mỹ xác định không ‘trung lập’ khi luật quốc tế bị vi phạm

Trọng Nghĩa

us air force f18a

Tiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông (ảnh wikipedia)

Trung cộng lúc nào cũng tố cáo Mỹ đi ngược lại lập trường mà Washington luôn khẳng định là « trung lập », không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông. Nhân vật phụ trách châu Á tại Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 21/07/2015 đã nói lại cho rõ : Hoa Kỳ không hề trung lập trong vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông, và sẽ can dự mạnh mẽ để đảm bảo sao cho tất cả các bên đều tuân thủ luật lệ.

Ông Daniel Russell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương đã khẳng định một cách rõ ràng lập trường trên đây của Hoa Kỳ nhân Hội nghị khoa học lần thứ năm về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington tổ chức.

Theo báo mạng Nhật Bản The Diplomat số ra ngày hôm nay, 22/07, nhà ngoại giao Mỹ đã làm rõ quan điểm của Mỹ về Biển Đông khi trả lời chất vấn của một người Trung cộng tham gia Hội nghị về sự « trung lập » của Mỹ trong hồ sơ Biển Đông.

Cho đến nay, Washington luôn luôn khẳng định rằng dù không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng Mỹ mong muốn là vấn đề được giải quyết đúng theo quy định của luật pháp quốc tế mà không được dùng đến các biện pháp cưỡng bức. Quan điểm đó tuy nhiên đã bị hiểu sai thành ‘trung lập thuần túy’, nhất là Trung cộng, lúc nào cũng tố cáo Washington ‘thiên vị’.

Theo ông Russel, lập trường trung lập của Mỹ chỉ áp dụng cho các đòi hỏi chủ quyền, chứ không áp dụng cho cách thức giải quyết tranh chấp : « Chúng tôi không hề trung lập khi vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế được đặt ra. Chúng tôi sẽ can dự mạnh mẽ khi nói đến nhu cầu tuân thủ các luật lệ ».

Trong phát biểu của mình tại CSIS, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ xác nhận rằng Hoa Kỳ đang khuyến khích các bên liên quan ở Biển Đông tạo ra không khí và điều kiện thuận lợi để xử lý các tranh chấp bằng phương cách hòa bình, ngoại giao và hợp pháp, cho dù tình hình đang căng thẳng lên một phần vì các hành động quyết đoán của Trung cộng.

Đối với ông Russel, cần phải nỗ lực giảm mức độ căng thẳng hiện nay, tạo ra một không khí thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình tranh chấp theo hai hướng : thương thuyết và trọng tài.

Để làm điều này, các bên tranh chấp – tất cả, chứ không riêng gì Trung cộng – cần phải chấm dứt các hành động gây căng thẳng, như cải tạo đất, xây dựng và quân sự hóa các cơ sở. Trung cộng hiện bị cáo buộc nước gây căng thẳng, với các công trình bồi đắp đảo đá và xây dựng cơ sở rầm rộ ở Biển Đông.

Về hướng thương thuyết giữa các bên tranh chấp, ông Russel công nhận rằng đây là một thách thức lớn trong bối cảnh hiện nay. Dù không nêu đích danh Trung cộng, nhưng Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã lưu ý rằng các tuyên bố « độc đoán » của một số quốc gia, theo đó họ có chủ quyền « không thể chối cãi » tại Biển Đông, đang là cản lực được dựng lên trên con đường đàm phán.

Về hướng nhờ trọng tài quốc tế, ông Russel nêu bật vụ Philippines kiện Trung cộng tại Tòa án Trọng tài Thường trự. Đối với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, cho dù kết quả ra sao, cả Bắc Kinh lẫn Manila đều phải chấp hành quyết định mang tính ràng buộc về mặt pháp lý của tòa án, vì cả hai đều đã ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Về phần nước Mỹ, ông Russel tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc tôn trọng lời hứa bảo vệ các đồng minh và cam kết bảo đảm an ninh khu vực, cũng như giúp phát triển các tổ chức có hiệu quả về an ninh. Để làm điều này, Hoa Kỳ sẽ giúp các quốc gia duyên hải nâng cao năng lực giám sát vùng biển của mình, đồng thời tiếp tục các chiến dịch nhằm thể hiện quyền tự do lưu thông trên Biển Đông.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150722-khong-trung-lap/

***

Chuyên gia Mỹ : Thế chiến lần 3 sẽ nhằm chống Trung cộng

southeast asia sea, biển đông nam á, USS George Washington

Các quân nhân của hàng không mẫu hạm USS George Washington cứu các nạn nhân từ tàu đánh cá bị cháy.

Đăng ngày 31-07-2015 Sửa đổi ngày 31-07-2015 17:50 

« Đối với các chuyên gia Mỹ, trận đại chiến thế giới lần tới sẽ…nhằm đối phó với Trung cộng ». Đó là tựa đề bài báo của thông tín viên Le Figaro tại New York, viết về cuốn sách « Hạm đội ma, câu chuyện của Thế chiến lần tới » của hai tác giả Peter Warren Singer và August Cole, xuất bản tại Mỹ. Bốn năm điều tra trong các hành lang của Lầu Năm Góc đã giúp tác phẩm dự báo chiến lược này có được nhiều chi tiết phong phú và thực tế.

Kịch bản của Đệ tam Thế chiến như sau. Một phi hành gia Mỹ bị trục xuất khỏi trạm không gia quốc tế bởi những người mà anh ngỡ là các đồng nghiệp – người Nga và Trung cộng. Một « nhóm lãnh đạo » đế quốc lật đổ chế độ cộng sản Bắc Kinh, tuyên bổ tổng tấn công tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Hawai bị hải quân Trung cộng tiến công bất ngờ và chinh phục. Động cơ của các chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bị virus máy tính vô hiệu hóa từ xa. Các phi cơ tiêm kích Mỹ và Nga chiến đấu trên bầu trời vùng Viễn Đông. Phi hành gia Trung cộng và Mỹ tấn công nhau trong không gian bằng những khẩu súng laser y như trong bộ phim gián điệp Moonraker.

Phim giả tưởng Hollywood chăng? Đối với hai tác giả Peter Warren Singer và August Cole, tất cả đều rất hiện thực và có thể xảy ra trong tương lai gần. Trong trụ sở sang trọng, rộng rãi của cơ quan tư vấn New America Center đặt tại đại lộ số 20, gần tòa nhà chọc trời đầu tiên của New York, Flat Iron, hai chuyên gia quốc phòng từng là cố vấn của Lầu Năm Góc và cựu phóng viên chuyên trách của Wall Street Journal, giới thiệu kểt cấu cuốn tiểu thuyết đầu tay của họ : « Ghost Fleet » (Hạm đội ma).

Một tác phẩm đi trước thời đại, được bán ở quầy sách viễn tưởng, nhưng giá trị tiên liệu của nó nằm ở 400 ghi chú ở cuối trang, và bốn năm tích cực điều tra trong các hành lang Ngũ Giác Đài, trên các chiến hạm và căn cứ Không quân.

Kết quả gây sững sờ. Ngoài phong cách, hai tác giả trẻ là những người đầu tiên đưa ra những dự báo chiến lược, hết sức sát với thực tế. Singer cho biết bản thảo được chuyền tay ở Lầu Năm Góc. Đô đốc James Stavridis, nguyên Tổng tham mưu trưởng các lực lượng Mỹ tại Đông Âu hoan nghênh tính thực tiễn và chính xác về kỹ thuật của tác phẩm.

Singer và August không bịa ra điều gì cả. Tất cả các phát minh khoa học đều có thực, từ tàu ngầm Trung cộng sục sạo dưới đáy biển tìm kiếm khí thiên nhiên, các máy bay không người lái – cánh tay nối dài của các phi công Mỹ và Nga, hỏa tiễn sát thương phóng từ vệ tinh, cho đến những sự cố máy tính có thể vô hiệu hóa toàn bộ Hạm đội Thái Bình Dương, hay các cuộc chiến tranh tin học ác liệt giữa các hacker Trung cộng và các chuyên viên tin học ái quốc ở thung lũng Silicon, California.

ghost fleet

Giả thiết và thực tại

Thời sự gần đây cho thấy hai tác giả có vẻ đúng đắn. Bắc Kinh dấn mạnh nước cờ trên vùng biển nóng, bồi đắp và xây dựng trên các hòn đảo nhỏ xa xôi, đang do Việt Nam, Philippines, Nhật Bản đòi hỏi chủ quyền. Những oanh tạc cơ bốn động cơ sơn ngôi sao đỏ bay đến thử sức lực lượng phía bắc của NATO – điều chưa từng thấy kể từ thời Brejnev.

Ukraina bị cắt làm đôi, trong khi điện Kremli ra sức chống lại trừng phạt của phương Tây. Kết quả là 34 hiệp định đối tác chiến lược được ký kết chỉ trong vòng một năm giữa Matxcơva và Bắc Kinh. Nhưng các tác giả cảnh báo, nếu nước Nga lao vào một cuộc xung đột với Mỹ, thì chỉ trở thành một kẻ a tòng yếu đuối của Trung cộng: quá bạc nhược về kinh tế và dân số để có thể chống lại sự thống trị của Bắc Kinh.

Một đợt tấn công tin học quy mô mới đây vào các mạng lưới dân sự và quân sự Mỹ cho thấy sự hung hăng cực độ của các hacker, mà phía Mỹ nhận dạng là Trung cộng. Vì sao số liệu về lương hưu của gần 4 triệu công chức Mỹ lại bị cướp đoạt? Singer lý giải: « Đó là một ví dụ cổ điển về tính toán chiến lược. Tích lũy các dữ liệu cần thiết hôm nay, để khai thác khi xung đột trong 5 hay 10 năm tới ».

Chương trình chiến đấu cơ F35, với số đầu tư khổng lồ, đã gặp trở ngại do hàng loạt sự chậm trễ và hỏng hóc đáng kể. August cho rằng : « Không có gì đáng ngạc nhiên, nếu ý thức được rằng 80% các thành phần điện tử made in China ! ».

Với giả thuyết tình hình căng thẳng ở Thái Bình Dương sẽ diễn biến xấu đi thành « chiến tranh nóng », Hoa Kỳ chẳng bao lâu sẽ thiếu hụt các chip điện tử. Để chinh phục được con rắn bảy đầu Bắc Kinh, Mỹ đành phải huy động các chiến hạm cũ kỹ lỗi thời từ lâu bị quên lãng, nhưng không hề hấn trước tin tặc. « Hạm đội ma » thực sự hiện diện.

Hai tác giả đẩy cuộc đối đầu hai phe Hồi giáo Sunni và Shia xuống hàng thứ yếu, cho rằng khó thể trở nên toàn cầu hóa như sự đối đầu Mỹ-Trung. Họ nhận định, chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo tuy tàn bạo nhưng không thể phá hoại trên toàn thế giới như trong một cuộc chiến tranh nóng giữa các siêu cường.

Theo các tác giả, công trình này mang tính thiện chí. Có thể các lãnh đạo quân sự và chính trị, bắt đầu từ Quốc hội Mỹ vốn không muốn tăng ngân sách quốc phòng, có thể mở mắt ra trước mối đe dọa trầm trọng và nghiêm túc chuẩn bị đáp trả. Le Figaro kết luận, trong các tác phẩm của Tom Clancy, nước Mỹ của siêu gián điệp Jack Ryan luôn là người chiến thắng ở hồi cuối, nhưng trên thế giới thực tại, thì không luôn như vậy.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150731-chuyen-gia-my-the-chien-lan-3-se-nham-chong-trung-quoc

***

Biển Đông : Bắc Kinh cay cú trước hai đề nghị của Mỹ

southeast asia sea,USNS Safeguard (T-ARS 50)

Chiến hạm Mỹ USNS Safeguard (T-ARS 50) ghé cảng Đà Nẵng ngày 7/04/2014. US Navy

Báo chí Trung cộng vào hôm nay, 21/03/2015 đã cực lực đả kích hai đề nghị mới đây của phía Mỹ liên quan đến Biển Đông. Tân Hoa Xã đã gọi Mỹ là kẻ "xúi bậy", 24 tiếng đồng hồ sau khi Bộ Ngoại giao Trung cộng lên tiếng bác bỏ.

Trong một bài xã luận bằng tiếng Anh, hãng tin chính thức của Trung cộng đã dùng từ "kibitzer" để chỉ Hoa Kỳ. Kibitzer là một danh từ tiếng Yiddish, tức là tiếng Do thái dùng ở Châu Âu trước đây, hàm nghĩa miệt thị để chỉ một người hoàn toàn ngoại cuộc - ở đây là vấn đề Biển Đông - nhưng lại hay cho những ý kiến không ai muốn. Kibitzer hiểu theo tiếng Việt là kẻ  xúi bậy".

Bài viết của Tân Hoa Xã mỉa mai : "Từ lâu nay, chú Sam đã bị nghiện nhiều thứ, chẳng hạn như ra oai, dạy đời và vay nợ, nhưng nay đã có thêm tật mới là kibitzing (tức là xúi bậy )".

Lời đả kích trên đây được đưa ra sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á ASEAN, thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung cộng đòi gần như toàn bộ chủ quyền.

Giọng điệu gay gắt của Bắc Kinh cũng nhắm vào lời kêu gọi của 4 nghị sĩ rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ, muốn chính quyền Obama đề ra một chiến lược toàn diện để đối phó với các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo mà Trung cộng đang rốt ráo tiến hành tại vùng đang tranh chấp trên Biển Đông.

Bài xã luận của Tân Hoa Xã đã phụ họa thêm cho những tuyên bố bác bỏ các động thái trên đây từ phía Mỹ, được Bộ Ngoại giao Trung cộng đưa ra hôm qua, 20/03, tại Bắc Kinh.

Về đề nghị ASEAN tổ chức tuần tra chung trên Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Hồng Lỗi đã cho rằng hồ sơ Biển Đông không liên quan gì đến Mỹ và Bắc Kinh hy vọng rằng Hoa Kỳ "sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ".

Đối với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng, đề nghị của Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ "sẽ không giúp ích gì cho việc giải quyết hợp lý các tranh chấp hoặc đóng góp vào hòa bình và ổn định trên Biển Đông" và Mỹ không nên xen vào vấn đề này.

Về yêu cầu của các Thượng nghị sĩ Mỹ, muốn Washington có chiến lược chống lại các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung cộng trên Biển Đông, ông Hồng Lỗi đã nhắc lại nguyên văn tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị bên lề khóa họp Quốc hội Trung cộng, theo đó Bắc Kinh có toàn quyền muốn làm gì thì làm trong "sân, nhà" của mình.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150321-bien-dong-bac-kinh-cay-cu-truoc-hai-de-nghi-cua-my

***

Người Philippines tuần hành khắp thế giới phản đối Trung cộng

phi luật tân biểu tình toàn cầu chống trung cộng

Người dân Philippines tuần hành phản đối trước Lãnh sự quán Trung cộng ở TP Makati hôm 24-7. Ảnh: REUTERS

Các cộng đồng người Philippines trên thế giới tham gia “Ngày phản đối toàn cầu” chống lại “hành động xâm lược, chiếm đóng và quân sự hóa” của Trung cộng ở biển Đông trong ngày 24-7.

Tại Philippines, đám đông đã tập trung tuần hành bên ngoài lãnh sự quán Trung cộng ở TP Makati để phản đối sự hung hăng của Bắc Kinh và kêu gọi tẩy chay hàng hóa nước này.

Tại TP New York - Mỹ, bà Loida Nicolas Lewis, Chủ tịch USP4GG (một tổ chức của người Philippines tại Mỹ), dẫn đầu lực lượng biểu tình trước tổng lãnh sự quán Trung cộng.

“Chúng tôi kêu gọi Tòa trọng tài quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (ITLOS) ngăn chặn Trung cộng thực hiện kế hoạch chiếm trọn biển Đông - dã tâm cướp bóc lớn chưa từng thấy trong lịch sử hàng hải” - bà Lewis nhấn mạnh.

Nhiều thành phố khác trên nước Mỹ như San Francisco và Los Angeles chứng kiến những cuộc biểu tình tương tự.

Ngay cả những nơi không có lãnh sự quán Trung cộng ở Mỹ như đảo Saipan và Guam, đại diện của USP4GG cũng tuyên bố tham gia ngày phản đối toàn cầu này nhằm thể hiện sự đoàn kết và bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền một cách hòa bình của người Philippines.

Trong khi đó, các lãnh đạo cộng đồng Philippines ở Anh, Ý, Pháp, Romania cũng tổ chức biểu tình phản đối Trung cộng.

theo Người lao động

http://soha.vn/quoc-te/nguoi-philippines-tuan-hanh-khap-the-gioi-phan-doi-trung-quoc-20150725012240853.htm

***

Cựu Phó Đô đốc Nhật Bản "bóc" ý đồ của Trung cộng ở Biển Đông

TTK | 25/07/2015 09:09

trường sa

Trong hai ngày 22-23/7, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Quốc tế thuộc Đại học Meiji (Nhật Bản) đã chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác quốc tế vì hòa bình và ổn định tại vùng biển châu Á”, trong đó tập trung bàn về tranh chấp và đề ra các giải pháp nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại Biển Đông.

Trong ngày làm việc thứ nhất, hội thảo đã thu hút gần 200 lượt thính giả, trong đó có nhiều nhân viên các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Tokyo, đại diện các viện nghiên cứu, học giả, và các nhà bình luận chính trị...

trường sa

Hoạt động xây dựng, cải tạo trái phép của Trung cộng tại bãi đá Ga Ven trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Asahi

Trong bài phát biểu với tư cách là diễn giả chính, cựu Phó Đô đốc, Tư lệnh hạm đội lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản Koda Yoji phân tích nguyên nhân, ý đồ và quá trình xây dựng đảo quy mô lớn tại Biển Đông của Trung cộng.

Theo ông Koda Yoji, không dừng lại ở việc triển khai sức mạnh quân sự ở khu vực Bắc và Trung Biển Đông với căn cứ quân sự ở Tam Á và đảo Phú Lâm, Trung cộng nhiều khả năng sẽ biến đá Chữ Thập thành một cơ sở chủ chốt tại khu vực Nam Biển Đông, có khả năng tiếp nhận các máy bay và tàu biển cỡ lớn.

Nếu ý đồ này thành hiện thực, Bắc Kinh sẽ biến khả năng kiểm soát thực tế từ “điểm” sang “tuyến”, kéo dài 900km từ đảo Phú Lâm tới quần đảo Trường Sa, giành ưu thế rõ nét trong cán cân quân sự tại khu vực.

Cựu Phó Đô đốc Nhật Bản cho rằng nếu cộng đồng quốc tế không lên tiếng mạnh mẽ, không loại trừ khả năng Trung cộng sẽ mở rộng căn cứ quân sự tại bãi cạn Scarborough, hình thành khu vực tam giác Phú Lâm-Chữ Thập-Scarborough nằm dưới sự kiểm soát của Trung cộng.

Về yêu sách đường 9 đoạn của Trung cộng, cựu quan chức hàng đầu của hải quân Nhật Bản cho rằng đây là chủ trương "không đếm xỉa" tới luật pháp quốc tế và sẽ làm đảo lộn trật tự hàng hải quốc tế.

Ông Koda Yojji cũng nhấn mạnh việc Trung cộng đẩy mạnh thực hiện thay đổi hiện trạng bằng vũ lực sẽ dẫn tới mất ổn định nghiêm trọng tại khu vực, đồng thời kêu gọi dư luận cảnh giác với ý đồ của Trung cộng trong việc quản lý, hạn chế tự do đi lại ở Biển Đông.

trường sa

Ảnh chụp từ máy bay quân sự Mỹ ngày 11/5 cho thấy hoạt động trái phép của Trung cộng tại vùng quanh Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) ở Biển Đông. Ảnh: AP

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, cựu Phó Đô đốc Koda Yoji cho rằng mục đích đầu tiên của Trung cộng là đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Biển Đông.

Biển Đông là chiến trường chính để Trung cộng tập trung cạnh tranh với Mỹ vì Bắc Kinh chưa đủ khả năng cạnh tranh với Washington tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Từ những năm 1990, Trung cộng đã tập trung sức mạnh để chuẩn bị cho mục tiêu kiểm soát khu vực Biển Đông.

Trung cộng đưa ra yêu sách đường 9 đoạn, đòi chủ quyền đối với rất nhiều đảo, đồng thời tại những điểm không có đảo, Trung cộng xây dựng thành đảo để tự do sử dụng.

Trung cộng trên thực tế đã kiểm soát quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi đánh bại lực lượng miền Nam Việt Nam và trên thực tế là Trung cộng đang kiểm soát quần đảo này cũng như khu vực phía Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, Trung cộng chưa có khả năng kiểm soát phía Nam Biển Đông do chưa quản lý được đảo nào. Tất cả các đảo lớn đều do các nước ASEAN chiếm giữ. Việc lấp bãi đá thành đảo là nhằm mục đích xây dựng căn cứ quân sự, giành ưu thế quân sự trước các nước tuyên bố chủ quyền ở phía Nam Biển Đông.

Theo ông Koda Yoji, Biển Đông cách khá xa Nhật Bản nên nhiều người Nhật quan tâm diễn biến tại biển Hoa Đông hơn. Vấn đề Biển Đông rõ ràng không liên quan tới vấn đề lãnh thổ của Nhật Bản.

Vấn đề lớn nhất tại Biển Đông là Trung cộng không đếm xỉa tới luật pháp quốc tế, vi phạm các quy tắc của Liên hợp quốc (LHQ), làm đảo lộn trật tự và Nhật Bản không chấp nhận việc đó.

Thứ hai là vấn đề kinh tế, Biển Đông là tuyến vận tải biển quan trọng nên nếu Trung cộng kiểm soát sẽ ảnh hưởng tới Nhật Bản.

Thứ ba, Nhật là đồng minh của Mỹ bởi vậy Tokyo có trách nhiệm hỗ trợ Mỹ trong các hoạt động tại Biển Đông.

Các đạo luật an ninh mới được Hạ viện thông qua sẽ mở đường cho Nhật Bản hỗ trợ hoạt động của Mỹ tại Biển Đông hiệu quả hơn hiện nay, đóng góp vào hòa bình và ổn định tại Biển Đông.

Cựu quan chức hàng đầu của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản nhấn mạnh chủ trương đường 9 đoạn của Trung cộng hoàn toàn không có cơ sở. Đây là điều không thể chấp nhận được.

Cho tới nay, chủ trương đường 9 đoạn chưa từng được đưa ra thảo luận chính thức giữa các quốc gia. Chủ trương này không hề có cơ sở dựa trên các điều ước của LHQ, Trung cộng cũng không có chứng cứ lịch sử.

Chính phủ Nhật Bản và cá nhân ông Koda Yoji chưa từng có quan điểm chấp nhận chủ trương đường 9 đoạn.

Về tình hình Biển Đông thời gian tới, ông Koda Yoji cho rằng rất khó dự đoán. Năm ngoái, Trung cộng đưa giàn khoan và năm nay họ đẩy mạnh xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Trung cộng phải dừng cả hai hành động này trước sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và áp lực từ dư luận quốc tế.

Nếu cộng đồng quốc tế quan tâm chú ý tới vấn đề Biển Đông và lên tiếng phản đối mạnh mẽ những sai phạm sẽ khiến Trung cộng dừng bước; ngược lại, Trung cộng sẽ tiếp tục các hoạt động xây dựng trái phép trên đảo nhân tạo.

theo Báo tin tức

http://soha.vn/quoc-te/cuu-pho-do-doc-nhat-ban-boc-y-do-cua-trung-quoc-o-bien-dong-20150725083344758.htm

***

Bài viết phản ảnh quan điểm riêng của tác giả, nhưng không nhất thiết là quan điểm của Trúc Lâm Yên Tử.

Trúc Lâm Yên Tử (17-08-2015)

Đổi Trục: Chiến lược triệt hạ Trung Cộng của Hoa Kỳ

Tác giả: LT.Ton, Việt Đại Kỷ Nguyên | Dịch giả: ĐKN

18 Tháng Bảy , 2015

Những động thái chiến lược của Mỹ tại Biển Đông mới đây, nhất là việc Nga bán tên lửa Klub cho Việt Nam, Mỹ sắp bán máy bay F16 cho Việt Nam, Mỹ sẽ chính thức đưa hạm đội tàu chiến đến hải cảng Cam Ranh làm cho Trung Cộng (TC) vô cùng lo sợ. Thậm chí, Trung Cộng cho mình là ‘nạn nhân lớn nhất’ trong tranh chấp Biển Đông!

trường sa

Đường băng Trung cộng mới xây trên đảo Trường sa

1. Trung Cộng tức giận vì Nga bán tên lửa Klub cho Việt Nam.

Trang web tin tức quân sự Mỹ, Strategy Page, đã đăng một bài báo vào ngày 31 tháng 5 với tiêu đề “Tàu ngầm: Trung cộng phản đối việc mua tên lửa Klub”, tuyên bố rằng Bắc Kinh đã đưa ra lời phản đối Nga, Việt Nam và Mỹ sau khi Moscow đồng ý bán cho Việt Nam 50 tên lửa 3M54 Klub được phóng từ tàu ngầm, theo trang Global Times của Trung cộng.

Trích dẫn VĐKN: Nga bán tên lửa Klub cho Việt Nam

Bài báo đăng trên Strategy Page cho biết, trong khi Nga và Việt Nam cố gắng giữ im lặng về thỏa thuận thì 28 tên lửa Klub đã được chuyển giao cho Việt Nam. Trung cộng đặc biệt lo lắng vì tên lửa Klub có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Bài báo cho rằng các tàu ngầm ở Ấn Độ, Algeria và Việt Nam hiện đang sử dụng những tên lửa rất hiệu quả, mặc dù tên lửa này trước đây phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến vụ thử tên lửa của Ấn Độ trong năm 2007.

2. Trung Cộng lo sợ Việt Nam sắp có máy bay F16 của Mỹ.

Thời gian qua, trong khi thông tin việc Mỹ gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, Trung cộng lo ngại trước việc Việt Nam có thể mua máy bay F-16 của Mỹ để sử dụng cho mục đích bảo vệ Trường Sa và Hoàng Sa.

Các bài phân tích của truyền thông Trung cộng cho rằng, nếu Việt Nam mua được F-16 kể cả là cũ từ Mỹ sẽ tạo ra ưu thế vượt trội so với J-15 hay Su-30MK2 của Trung cộng.

Lâu nay, Tc thường vỗ ngực tự hào quảng bá rằng các vũ khí do họ sản xuất là có tính năng ngang ngửa thậm chí vượt trội so với vũ khí của Nga hoặc Mỹ, nhưng khi đề cập đến những vũ khí Mỹ có thể bán cho Việt Nam, trong đó có F-16C/D thì Trung cộng cũng không khỏi giật mình lo sợ.

Mặc dù, F-16 là hàng cũ nhưng khi được tân trang sẽ có sức mạnh vượt trội và đóng vai trò xoay chuyển tương quan về lực lượng không quân ở biển Đông.

3. Tin đồn Mỹ đưa hạm đội tàu chiến đến hải cảng Cam Ranh làm cho TC hoảng hốt.

Tình hình Biển Đông liên tục nóng lên. Trung Cộng ngang nhiên đòi chủ quyền đối với 90% diện tích Biển Đông, trong đó có cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Từ tháng 3/2014, Trung Cộng bị khám phá xây đắp đảo nhân tạo với mục đích biến chúng thành căn cứ quân sự tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo các bằng chứng mà Mỹ đưa ra, Trung Cộng đã cải tạo khoảng 2.000 mẫu Anh (hơn 800 ha) các đảo nhân tạo tại Biển Đông.

Khi hoàn thành các căn cứ quân sự tại Trường Sa, Trung cộng sẽ trở thành mối họa đối với quân đội Hoa Kỳ.

Biết được nguyên nhân và hậu quả của những động thái trên đây của TC có thể giúp làm sáng tỏ chiến lược Đổi Trục của Hoa kỳ và Việt Nam.

Trước viễn tượng đen tối của nội tình Trung Cộng, xoay quanh cuộc đàn áp đẫm máu và diệt chủng Pháp Luân Công hiện đang tiếp diễn, mà Trung Cộng không còn cách nào để che dấu được, Chủ tịch Tập Cận Bình đã liều lĩnh chơi nước bài “vừa ăn cướp vừa la làng” nói trên, là để đánh lạc hướng, che mắt thế giới khỏi nhòm ngó vào nội tình đen tối của mình. Đó là nguyên nhân.

Còn hậu quả là do đó mà Mỹ cũng như các đồng minh tại Á châu/Thái Bình Dương đã bị báo động khẩn cấp và sẵn sàng chuẩn bị chiến lược liên minh để đối phó. Vậy, chiến lược Đổi Trục không có gì mới lạ. Nó chỉ là một bước chiến lược hợp lý trong chiến lược toàn cầu của Ngũ Giác Đài.

4. Ngũ Giác Đài đã có sẵn kịch bản để khai triển hải quân tới khu vực này.

Nếu Hoa Kỳ–Trung Cộng rơi vào cuộc chiến trên Biển Đông, Ngũ Giác Đài đã có sẵn kịch bản để khai triển hải quân tới khu vực này. Ba thế lực quân sự của Hải Quân Hoa Kỳ từ 3 khu vực khác nhau sẽ vượt qua những điểm nóng để đến được nơi xảy ra xung đột.

Đây là những nhận định mà Viện Nghiên cứu Chính sách Ngoại giao (FPRI: Foreign Policy Research Institute) đưa ra trong bài viết: “Sẵn sàng cho một cuộc chiến?: Mỹ sẽ phản ứng bằng cách nào với một cuộc khủng hoảng Biển Đông?”. (“Ready for a Fight?: How America Could Respond to a South China Sea Crisis”.)

5. Báo động biến cố mới nhất về Trung Cộng hà hiếp ngư dân Việt Nam:

11 ngư dân trên tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung cộng đâm chìm đã được đưa về đến bờ an toàn ngày 15/7. Thêm một bằng chứng gây hấn nữa của TC.

Thông tin trên được ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi, xác nhận với BBC hôm 16/7.

Trước đó, báo điện tử Dân Trí hôm 10/7 dẫn lời Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết tàu cá số hiệu QNg 09559-TS của ông Trương Văn Đức, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã bị tàu Trung cộng tấn công khi đang đánh bắt gần đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.

Theo đó, tối 9/7, hai tàu Trung cộng đã “dùng còi hú, đèn công suất lớn xua đuổi các tàu cá Việt Nam”. Các tàu cá Việt Nam được nói là đã “chạy né tránh”.

“Trong lúc tàu cá di chuyển chậm, bất ngờ tàu Trung cộng đâm vào tàu cá QNg 90559-TS và gây chìm tàu. Sau đó, tàu Trung cộng bỏ đi”, theo Dân Trí.

Cũng báo này cho biết các ngư dân trên tàu sau đó đã bám vào phao cứu sinh, thúng nhỏ và được tàu cá QNg 95248-TS của ngư dân Lê Văn An ở gần đó cứu giúp.

Những người này sau đó đã được chuyển lên một tàu cá khác, số hiệu QNg 95779-TS, và được đưa về bờ.
Hôm 10/7, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) đã ra thông cáo phản đối việc làm “phi nhân đạo của phía Trung cộng đối với ngư dân Việt Nam”.

“Việc làm này vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, gây tổn hại đến tài sản và nguy hại đến tính mạng của ngư dân Việt Nam,” thông cáo viết.

“Yêu cầu phía Trung cộng chấm dứt hành động phi pháp trên.”

VINAFIS cũng đề nghị các cơ quan chức năng “tăng cường lực lượng để hỗ trợ ngư dân hoạt động trên biển, ngăn chặn hành động vi phạm của phía Trung cộng” đồng thời yêu cầu phía Trung cộng bồi thường tài sản cho các ngư dân Quảng Ngãi.

Nhiều tàu cá khác từ xã Bình Châu cũng đã bị tàu Trung cộng tấn công trong thời gian qua.
Trích dẫn: BBC tiếng Việt

Chiến lược Đổi Trục.

Đúng vào lúc Trung Cộng đang lo sợ trước những động thái quân sự mới đây của Mỹ tại Biển Đông, tiếp theo cuộc viếng thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây, có nhiều lời đồn đoán cho rằng Việt Nam đang thảo luận với Mỹ về Chiến Lược Đổi Trục, một chiến lược liên hoàn Mỹ-Việt theo đó Mỹ muốn kéo Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Trung Cộng và Việt Nam muốn sử dụng Mỹ như là một thế lực kiềm chế Trung Cộng (TC).

Hoa Kỳ muốn trở lại vùng Á châu và Thái Bình Dương vì lý do bảo vệ an ninh của thế giới đang bị Trung Cộng đe dọa. Đây là thời cơ cho VN, một tia hy vọng cho VN thoát khỏi vòng tay kiềm tỏa của Trung Cộng.

Đồng thời, những sự kiện trên xảy ra đúng vào thời điểm nội tình của TC rất là đen tối: cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTc) và sự suy thoái kinh tế trầm trọng của TC.

– Cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTc).

Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình dường như chỉ muốn củng cố quyền lực bằng cách thanh toán phe đối lập qua chiêu bài chống tham nhũng. Ông không thực sự muốn bất cứ cải cách gì có lợi cho người dân. Lại còn cứng rắn hơn đối với những phong trào dân chủ, nhân quyền, và tiếp tục đàn áp tôn giáo, diệt tận gốc nền văn hóa truyền thống để thay vào Văn Hóa Đảng làm cho nền tảng xã hội bị lung lay vì không có sự hậu thuẫn của dân chúng và những phong trào dân chủ đối lập, và các tôn giáo mà Trung Cộng ra tay đàn áp vì rất lo sợ thế lực chống lại chủ nghĩa vô thần của chế độ độc tài đảng trị của Trung Cộng.

Xu thế cách mạng đang xảy ra chậm rãi nhưng chắc chắn. Xã hội Trung cộng đang bị xói mòn, vì nhà nước sử dụng bừa bãi những nguồn lực xã hội, tạo ra mâu thuẫn giữa các tầng lớp, và suy đồi đạo đức. Theo thời gian, cách mạng trong nhân dân lớn dần lên, và chờ cơ hội để bùng phát.

– Suy thoái kinh tế trầm trọng.

Thời điểm cho thị trường chứng khoán của Trung cộng tan vỡ đã chín muồi, bắt buộc phải xảy ra kế tiếp theo quả bóng địa ốc sắp vỡ tan.

Nhân tố dễ thúc đẩy cách mạng nhất ở Trung cộng là khủng hoảng tài chính. Mặc dầu Trung cộng đã ban hành một vài chính sách tài chính để cứu vãn thị trường chứng khoán, nhưng hiệu quả từ những chính sách này vẫn cần được xem xét. Tình trạng nền kinh tế thế giới là cực kỳ khó đoán, và có thể gây ảnh hưởng lớn đến Trung cộng.

Theo bài bình luận trên mạng: Tình hình TC đen tối, nền Kinh tế của TC đang sụp đổ. Nhưng chỉ vì chính quyền cộng sản tìm đủ cách để ém nhẹm và bịp bợm các nhà đầu tư ngoại quốc, hậu quả của quả bóng địa ốc nổ tung ra nhưng chưa lan rộng lắm. Tuy nhiên, sự tan vỡ kinh tế của TC chính là thị trường chứng khoán sụp đổ trong mấy tuần lễ vừa qua mà chính quyền Trung cộng không che giấu được.

“Một khi quả bóng địa ốc vỡ tan và thị trường chứng khoán bị sụp, kinh tế sẽ đi vào suy thoái nặng nề. Trường hợp Nhật Bản thập niên 80 đã có kinh nghiệm này và mất đến hơn 20 năm vẫn chưa ra khỏi được suy thoái. Dĩ nhiên các chiến lược gia của Hoa Kỳ cũng hy vọng lịch sử sẽ tái diễn với Trung cộng đi vào suy thoái nặng và mất đi tiềm năng kinh tế với việc sụp đổ vừa qua.”, theo bài bình luận.

Chủ tịch Tc Tập Cận Bình không muốn thấy thị trường giảm sút thêm nữa, vì nó sẽ tạo cơ hội cho các đối thủ chính trị có cơ hội phản công, lật ngược thế cờ trong cuộc đấu đá tranh giành quyền lực đang diễn ra. Xem chi tiết.

Tình hình xấu đi trên đây của TC là cơ hội tốt cho cả Mỹ và Việt Nam liên kết nhau trong chiến lược “Đổi Trục”.

Nhất là đối với VN, một nước nhỏ ở vị trí địa lý bất lợi có cùng biên giới với một nước CS phương bắc khổng lồ rất hiếu chiến. VN vốn đã bị TC thôn tính nhiều lần, kinh qua bao nhiêu năm tủi nhục với bài học mà Đặng Tiểu Bình dạy VN khi TC phát động cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979. Đó là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung cộng và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung cộng đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.

Sau khi cho VN “một bài học”, Trung cộng tuyên bố hoàn thành rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung cộng buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Ngậm đắng nuốt cay hơn mấy thập niên! Quả thật là bài học đích đáng nhưng nó vạch trần bộ mặt phách láo của một đàn anh đã ăn ở với nhau qua nhiều thập kỷ thân thiết như “răng với môi”!

Đến nay mới có chút hy vọng rút ra khỏi vòng tay của TC, thì dĩ nhiên VN phải chộp lấy cơ hội. Nhưng liệu TC có để yên cho? Điều này còn quá sớm, chưa có thể đoán trước được.

Tính khả thi của chiến lược Đổi Trục, Xoay Trục hướng về nhau.

Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ mới đây, theo một vài nhà bình luận, là một chỉ dấu cho thấy sự thay đổi chiến lược, mà dư luận gọi là “xoay trục chiến lược” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh Trung Cộng đang gia tăng các hành động nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm khu vực mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.

Trong khi đó, truyền thông quốc tế nhận định sự kiện này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía, khi Hoa Kỳ với chiến lược “xoay trục về châu Á” đang cần có sự hiện diện nhiều hơn trong khu vực Biển Đông mà Hoa Kỳ cũng đang có lợi ích trong đó.

“Chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu hút khá nhiều sự chú ý của dư luận tại hai nước và quốc tế. Báo chí quốc tế gọi đây là chuyến đi “lịch sử” và cho rằng Mỹ đang cố gắng lôi kéo Việt Nam về phía mình trong khi Việt Nam sử dụng Mỹ như là một lực lượng đối trọng để đối phó với Trung cộng”. (Trích Dẫn VĐKN)

Phó Tổng thống Joe Biden trong buổi tiếp đãi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trưa ngày 7 tháng 7 cũng khẳng định:

“Khi chúng tôi tiếp tục chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á Thái Bình Dương thì những đối tác như Việt Nam chưa bao giờ quan trọng hơn lúc này. Chúng ta chia sẻ lợi ích về hòa bình và ổn định trong khu vực, chia sẻ lợi ích trong khối ASEAN thịnh vượng và tăng cường quan hệ giữa hai nước chúng ta.”

Tuy nhiên, có dư luận nghi ngờ tính khả thi của chiến lược Đổi Trục dựa trên những khó khăn sau đây của Mỹ:

Ngoài ra, còn có yếu tố chính trị nội bộ của Việt Nam, phe thân Trung Cộng tuy yếu dần nhưng cũng là một cản trở đáng kể.

Chú thích: Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.

Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

http://vietdaikynguyen.com/v3/69353-doi-truc-chien-luoc-triet-ha-trung-cong-cua-hoa-ky/#

***

Nước cờ sai lầm đẩy Tc phải đối đầu với đối thủ mạnh truyền kiếp?

Lê Ngọc Thống | 27/07/2015 15:58

hải quân nhật bản

Sự nôn nóng cùng dã tâm "nuốt trọn" Biển Đông đã khiến Bắc Kinh mù quáng và vô hình trung tự tay "tháo xích" cho đối thủ truyền kiếp đầy sức mạnh - Nhật Bản.

 Diễn biến mới nhất ở Biển Đông

Luật an ninh mới của Nhật Bản đã chứng tỏ Lực lượng phòng vệ nước này giờ đây có tính chất và tầm vóc của một cường quốc quân sự.

Họ, quân đội Nhật Bản, có thể tác chiến bất cứ nơi đâu, với bất cứ ai khi an ninh của Nhật Bản, của đồng minh, bạn bè của Nhật Bản bị tấn công, đe dọa...

Được coi như một “mũi tên đã lắp vào nỏ” thì Sách trắng quốc phòng Nhật Bản năm 2015 đã chỉ rõ “đích” mà mũi tên hướng đến.

Trung cộng lo ngại, phản đối quyết liệt khi cho rằng, đây là hành động trỗi dậy của “chủ nghĩa quân phiệt Nhật”. Nhưng ngược lại, khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại không có thái độ như vậy với sự trỗi dậy, thay đổi của nước Nhật.

hải quân nhật bản

Trong tương lai, quân đội Nhật Bản có thể chủ động tham chiến ở nước ngoài dưới sự ra lệnh từ chính Thủ tướng.

Nước cờ chiến lược sai lầm của Trung cộng

1. Lấy nước sau dùng làm nước đi đầu, tạo điều kiện cho Nhật Bản trỗi dậy

Kể từ năm 2010, khi GDP của Trung cộng chính thức vượt Nhật Bản cũng là lúc tranh chấp quần đảo Senkaku (Trung cộng gọi là Điếu Ngư) cũng được Bắc Kinh đẩy lên nấc thang cuối của cuộc xung đột.

Thực ra, quần đảo này, về địa chính trị, quân sự và kinh tế đối với Trung cộng không đến mức vì nó mà sẵn sàng xung đột, chiến tranh với liên minh hùng mạnh Mỹ-Nhật Bản.

Nhưng chủ nghĩa dân tộc như một con dao 2 lưỡi, quá lạm dụng thì như “cưỡi trên lưng hổ” cho bất cứ chính phủ nào.

Trung cộng đã trở thành nạn nhân của nó, vì thế, chuyến “ra khơi” đầu tiên để thâu tóm Biển Đông lại bị “mắc cạn” tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Đây là một sai lầm tai hại của Trung cộng mà từ đó, làm nên chiến thắng vang dội của đảng Dân chủ Tự do (LPD), đưa ông Shinzo Abe - một người được Mỹ ủng hộ - lên làm Thủ tướng Nhật Bản.

hải quân nhật bản

Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung cộng vô tình thúc đẩy việc "cởi trói" Nhật Bản. Ảnh: Kyodo News.

Vụ tranh chấp với Bắc Kinh về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vừa qua, Nhật Bản đã rút ra 2 bài học giá trị từ chính Trung cộng.

Một là, một quốc gia giàu có chỉ là nhất thời, mạnh về quân sự mới là vĩnh viễn. Giàu mà không mạnh thì bị đe dọa hay trấn lột bất cứ lúc nào. Chỉ có sức mạnh quân sự của quốc gia mới bảo đảm tính ổn định, bền vững và phát triển của nền kinh tế.

Hai là, mối hận thù dân tộc của Trung cộng với Nhật Bản chưa bao giờ mờ phai. Nhật Bản luôn bị Trung cộng coi là mối "quốc nhục" 100 năm chưa trả hận.

Đảng LPD cầm quyền của ông Shinzo Abe thừa nhận thức sâu sắc 2 bài học này và quyết tâm tái vũ trang, xây dựng một sức mạnh quân sự đủ sức răn đe Trung cộng, đề phòng liên minh Mỹ-Nhật không có giá trị.

Thực hiện quyết tâm này, về mặt kỹ thuật thì không mấy khó khăn với Nhật Bản khi nước này có một nền công nghiệp tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới.

Tàu ngầm, máy bay, tàu chiến, tên lửa… nói chung là những thứ vũ khí trang bị hiện đại, Nhật Bản muốn là họ tự sản xuất chế tạo.

Tuy nhiên, khó khăn nhất với chính phủ của ông Abe là cơ chế, cụ thể là “điều 9 hiến pháp” đã trói buộc, mà muốn xóa bỏ nó thì tác động của bên ngoài mang yếu tố quyết định.

Trung cộng đã làm rất tốt vai trò tác động này khi biến mình là nguyên nhân duy nhất, nguy hiểm nhất buộc Nhật Bản phải lựa chọn.

Chỉ chưa đầy 2 năm với từng bước đi cụ thể, chính phủ của ông Shinzo Abe đã có những cách giải thích về “điều 9 Hiến pháp”, tiến tới xóa bỏ bằng Luật an ninh mới.

Không rõ Trung cộng đi nước cờ sai lầm ở Senkaku/Điếu Ngư hay là Nhật Bản, chỉ biết Mỹ đã lợi dụng Senkaku/Điếu Ngư để “cởi trói” Tokyo, cho phép Nhật Bản tham gia sâu, trực tiếp vào cấu trúc an ninh Tây Thái Bình Dương.

Nhưng, điều mà Trung cộng không muốn, không bao giờ muốn là đối đầu với Nhật Bản tại Biển Đông bất cứ hình thức nào, thì nó đã và đang đến.

HỘI ĐỒNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI (CFR), MỸ

Sheila Smith

Vấn đề không chỉ nằm ở những tranh chấp lãnh thổ, mà thực chất lý do lớn nhất khiến quan hệ Trung cộng - Nhật Bản sẽ khó có thể cải thiện là sự mất lòng tin lẫn nhau, sự ngờ vực của một bên đối với các tham vọng trong khu vực của bên còn lại.

Biển Đông, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng cảnh báo: "Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường."

Trong khi đó, sự trùng hợp “lạnh sống lưng” giữa Trung cộng và Nhật Bản là tuyến hàng hải trên Biển Đông đều là “đường sinh mạng”.

Cho nên, dễ hiểu là, Biển Đông chứ không phải là Senkaku/Điếu Ngư mới là "chiến trường chính" của cuộc đối đầu Trung-Nhật vì tính chiến lược sống còn của đôi bên trên đó.

Rõ ràng Trung cộng đã đi sai nước cờ khi phải đối đầu với một đối thủ mạnh, truyền kiếp quá sớm là Nhật Bản mà nguy cơ “bị loại khỏi vòng bảng” đang ám ảnh bởi “lời nguyền từ Nhật Bản” không phải là điều không thể.

Shinzo Abe, hải quân nhật bản

Hạ viện Nhật thông qua dự luật an ninh mới là một thành công lớn của Nội các Thủ tướng Abe (giữa). (Ảnh: AP)

2.Từ bỏ sách lược “giấu mình chờ thời”

Phải khẳng định chắc chắn dã tâm của Bắc Kinh muốn chiếm trọn Biển Đông, biến Biển Đông thành “ao nhà” là trước sau như một, không bao giờ thay đổi, không sớm thì muộn. Vấn đề là từng giai đoạn, bước đi thực hiện chiến lược này ra sao mà thôi.

Chiến lược thâu tóm Biển Đông của Trung cộng, đúng ra phải là nước cờ cuối sau khi đã "đuổi" được Mỹ ra khỏi Đông Nam Á và Tây-Thái Bình Dương.

Điều này vốn được thực hiện bằng “cuộc chiến địa chính trị” mà thời gian đầu khi Trung cộng đang theo đuổi chiến lược “giấu mình chờ thời” ('Tao guang yang hui' Policy) của ông Đặng Tiểu Bình đã tỏ ra rất hiệu quả.

Đáng tiếc, Trung cộng bị cái tăng trưởng GDP liên tục làm mờ mắt, ảo tưởng sức mạnh của mình và với truyền thống ngạo mạn, bành trướng, Bắc Kinh cho rằng không cần “giấu mình”, muốn “ăn” ngay Biển Đông béo bở mà bất chấp tất cả.

Hành động của Bắc Kinh trong các tuyên bố chủ quyền phi lý, phi pháp và chuẩn bị quân sự để đe dọa sử dụng sức mạnh… đã bộc lộ mục tiêu, ý đồ nguy hiểm nhất quán của họ.

Động thái này đã khiến các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam, Nhật Bản… và kể cả Mỹ phản kháng với một tinh thần "ngay và luôn".

Như vậy, vội vàng từ bỏ sách lược “giấu mình chờ thời”, Trung cộng đã phạm sai lầm lớn về xây dựng thế trận.

Thay vì để Biển Đông tạm thời là một vùng đệm chiến lược, mở rộng vòng vây thì Bắc Kinh lại biến nó thành "vùng nóng", có thể trở thành vùng chiến sự bất cứ lúc nào.

Chính Trung cộng tự thu hẹp không gian chiến lược của mình.

hải quân nhật bản

Nhật Bản có khả năng sát cánh bên Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương trong vai trò một cường quốc quân sự. Điều này đủ khiến Trung cộng lo sợ? (Ảnh minh họa)

Tại sao Trung cộng phản đối quyết liệt Nhật Bản tuần tra trên Biển Đông?

Thực ra, việc tuần tra trên biển, đại dương đề bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải là vấn đề thường xuyên, không có gì ghê gớm của các cường quốc biển như Mỹ. Và tuần tra trên Biển Đông - một tuyến hàng hải rất quan trọng của thế giới - cũng không ngoại lệ.

Tuy nhiên, Trung cộng lại ngang nhiên tuyên bố Biển Đông là chủ quyền của họ nên không ai được quyền đưa máy bay, tàu chiến vào vùng này.

Hành động “tuần tra” trên vùng biển mà Trung cộng gọi là “chủ quyền” bị Bắc Kinh "bóp méo" là thách thức, tuyên chiến.

Đó là lý do vì sao Trung cộng và Mỹ trở nên căng thẳng quyết liệt đến mức mà báo chí Trung cộng cho rằng “chiến tranh với Mỹ là không thể tránh khỏi…” khi Mỹ đem máy bay, tàu chiến tuần tra trên Biển Đông.

Và đến khi cả Nhật Bản tuyên bố sẽ “tuần tra” trên Biển Đông với sự hậu thuẫn của Philipines khi dùng căn cứ Rubic tiếp tế hậu cần cho Hải quân Nhật Bản thì Trung cộng "giãy lên như đỉa phải vôi".

Như vậy, khi Mỹ-Nhật Bản bắt tay "tuần tra" trên Biển Đông thì cán cân so sánh lực lượng ở khu vực Tây Thái Bình Dương mà cụ thể là trên biển Hoa Đông và Biển Đông đã hoàn toàn nghiêng về Mỹ bởi Nhật Bản tham gia vào thế trận với tư cách của một cường quốc kinh tế và quân sự.

Không hồ nghi gì nữa, Tokyo đã sẵn sàng cùng Mỹ tham chiến tại Biển Đông nếu như Trung cộng có ý đồ chiếm Biển Đông, biến thành “ao nhà”, tức là ngăn chặn, phong tỏa tuyến hàng hải sống còn của Nhật Bản trên vùng biển quốc tế này và đe dọa an ninh Mỹ…

Trước việc “tuần tra” của Mỹ và Nhật Bản trên Biển Đông, Trung cộng chỉ có thể hoặc là bằng vũ lực, xua đuổi hay đánh đuổi lực lượng tuần tra của Mỹ-Nhật Bản ra khỏi Biển Đông hoặc là tôn trọng luật chơi chung.

Vậy, Trung cộng chọn lựa thế nào đây?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Lê Ngọc Thống, Kỹ sư chỉ huy-Hoa tiêu, nguyên sỹ quan Tham mưu Hải quân.

http://soha.vn/quoc-te/nuoc-co-sai-lam-day-Tc-phai-doi-dau-voi-doi-thu-manh-truyen-kiep-20150726204227257.htm

***

Trung Cộng đứt đuôi

Nếu Trung Cộng đứt đuôi thì VC sẽ đứt đầu. Chủ chết thì chó săn phải chết trước. Cho nên trong vòng 2 năm nữa TC phải khai thác những tài nguyên ở biển Đông để cứu lấy kinh tế của Tàu.  Lý tưởng nhất cho TC là lấy VN vì như vậy thì cái lưởi bò 9 đoạn sẽ không cần phải tranh chấp với quốc tế nữa.  Tốt nhất cho Tàu là VC sẽ dâng nước VN hơn là xâm lăng bằng vũ lực nhưng xâm lăng nó mau hơn là mua bán.  TC không có kịp thời gian để chiếm VN bằng kinh tế, mua bán nhượng bộ như chúng đang làm.  Cho nên, con đường chiến tranh xâm chiếm là điều có thể xãy ra trước 2016, năm Mỹ tranh cử tổng thống.

TC sẽ khiêu khích và tạo ra cớ để đánh VN. Đó là lý do mà chúng ta thấy có những xung đột biên giới với Cao Miên và biến đổi trong phía chính quyền VN trong những ngày gần đây. VC đang ở thế dâng cũng không được, đánh thì không dám đánh, mà bỏ Tàu theo Mỹ cũng không xong.

Ngược lại, Tàu cũng ở thế cưởi hỗ chung quanh toàn thù nghịch. TC không thể gây chiến với ai được trừ VN.  Trong vòng 2 năm tới, đây là cơ hội cho TC Nam tiến và cũng là cơ hội cho Mỹ và đồng minh chận đứng TC vì trong vòng 8 năm nữa khi mà TC thật sự mạnh hơn, nhất là về quân sự thì không ai có thể đương đầu được với TC ở Á Châu. Đó cũng là lý do mà Nhật sẽ tái võ trang và VN phải dựa theo Mỹ nếu không muốn mất nước.

Muốn tránh chiến tranh thì biển Đông phải là nơi cùng hợp tác khai thác của các nước lân cận và thế giới. Chúng ta đã thấy Anh Pháp lỡn vỡn trên sân chơi vì trong tương lai biển Đông với số lượng dầu lẫn tài nguyên khổng lồ dưới biển cũng sẽ là những thị trường cho Âu Châu và thế giới.

Hợp tác khai thác chia xẻ quyền lợi trên biển Đông không phải là kế vẹn toàn lâu dài cho TC. Cái thế sống còn lâu dài là chiếm lấy biển Đông, Nam tiến xuyên qua Ấn Độ Dương để cạnh tranh với Mỹ lẫn các cường quốc. Tuy nhiên, trong lịch sử, VN cũng như cái gân gà dai nhách, nhai không được bỏ không đành của Tào Tháo. Đây cũng là một vấn đề điên đầu của Trung cộng dù bây giờ VC nó thần phục Tàu cở nào nó cũng không dám một sớm một chiều mà dâng nước vì chúng sợ dân VN sẽ nổi loạn lật đổ chính phủ. VN không có cách gì hơn là đi với Mỹ và thế giới. Đi với Tàu thì chỉ có 2 đồng chí vs. thế giới trừ khi được Nga ủng hộ.

Lê Huy Trứ

***

Trung cộng đã buộc Nhật phải tuốt gươm khỏi vỏ

Một Thế Giới - 11/05/2015 05:49

Sự trỗi dậy về quân sự và quốc phòng của Nhật Bản đã là điều không thể ngăn cản.

Và Trung cộng đang tỏ ra là người lo ngại nhất. Vì hơn ai hết, Trung cộng hiểu rõ sức mạnh quân sự thực sự của Nhật Bản đáng sợ như thế nào.

Nhật Bản đang hiện đại hóa quân sự

Có thể bạn quan tâm

Phản ứng trước chuyến công du Mỹ của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, và đặc biệt là trước thỏa thuận liên minh mới giữa Nhật Bản và Mỹ, trong đó có những thỏa thuận về quân sự và quốc phòng mới, Trung cộng như thường lệ lại đưa ra những lời phản đối. Chỉ có điều, lần này sự phản đối của Trung cộng đã rơi vào im lặng.

Gần như không có một tiếng nói đồng tình nào với Trung cộng về sự trỗi dậy về quân sự của Nhật Bản có thể trở thành một mối nguy hiểm với khu vực, kể cả Hàn Quốc. Sự trỗi dậy về quân sự và quốc phòng của Nhật Bản đã là điều không thể ngăn cản. Và Trung cộng đang tỏ ra là người lo ngại nhất. Vì hơn ai hết, Trung cộng hiểu rõ sức mạnh quân sự thực sự của Nhật Bản đáng sợ như thế nào.

Thế chiến hai kết thúc cách đây đã được 70 năm và đưa thế giới quay trở lại quỹ đạo hòa bình. Nhưng có một quốc gia duy nhất đến tận bây giờ vẫn phải gánh chịu những hệ quả từ cuộc đại chiến thế giới đó, là Nhật Bản. Nhật gần như là nước duy nhất trên thế giới không được phép thành lập quân đội và phát triển quốc phòng sau khi thế chiến hai kết thúc, trong khi hầu hết các nước bại trận khác kể cả Đức đều không phải gánh chịu sự ràng buộc này.

Bề ngoài, lý do chính thức được đưa ra là cảm giác hối hận về những điều mà quân đội Nhật Bản đã gây ra trong thế chiến và sự khao khát hòa bình đủ để người Nhật sẽ không bao giờ tái vũ trang quân đội. Thậm chí, điều này còn được ghi vào Hiến pháp Nhật. Nhưng thực tế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên do chủ yếu nhất là trình độ phát triển công nghệ quân sự của Nhật Bản đã ở mức quá cao và gây lo ngại cho thế giới phương Tây, trực tiếp nhất là Mỹ - quốc gia đã nếm thử sức mạnh của quân đội Nhật trong thế chiến.

Nhắc đến sức mạnh quân sự của Nhật Bản trong thế chiến hai, đến giờ nhiều nhà nghiên cứu vẫn coi đó là một huyền thoại mà sẽ rất lâu nữa mới có một quốc gia châu Á khác bì kịp. Nhật Bản là một nước châu Á canh tân theo mô hình phương Tây từ nửa sau thế kỷ 19, khi hầu hết các nước phương Tây khác đã công nghiệp hóa và đi xâm chiếm thuộc địa khắp thế giới. Nhưng chỉ chưa đầy 100 năm sau, Nhật Bản đã là một cường quốc hàng đầu trên thế giới, khiến hàng loạt cường quốc phương Tây phải kính nể. Đỉnh điểm cho sức mạnh tổng hợp của người Nhật là giai đoạn trước thế chiến hai, khi Nhật cùng với Mỹ và Anh là ba quốc gia có lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới.

Khi mà sang thế kỷ 21, người Trung cộng mới có chiếc tàu sân bay đầu tiên của mình vốn cải tạo từ một đống phế liệu mua về và coi nó là biểu tượng cho sức mạnh quân sự quốc gia, thì cách đây 70 năm Nhật Bản đã tự sản xuất được những hạm tàu sân bay lừng danh. Sức mạnh hạm đội Nhật khi đó mạnh đến nỗi, đã có thời điểm Nhật ngang ngửa với Mỹ trong những trận chiến trên mặt biển. Và giờ đây, khi mà khoảng cách giữa hải quân Mỹ với phần còn lại của thế giới đã trở nên quá lớn, thì người ta cũng hình dung ra được phần nào sức mạnh khủng khiếp của hạm đội Nhật từ cách đây 70 năm.

Trung cộng, hơn ai hết là người hiểu rõ sức mạnh quân sự của Nhật Bản đáng sợ như thế nào. Trước khi xâm lược Trung cộng vào năm 1937, Nhật đã đánh bại Trung cộng trong cuộc đọ sức giữa hạm đội Nhật và hạm đội nhà Thanh, chiến thắng đó đã đem lại cho Nhật đảo Đài Loan, bàn đạp để xâm lược Trung cộng sau này. Sự chênh lệch về trình độ phát triển, đặc biệt là trình độ quân sự và quốc phòng, đã khiến cho Trung cộng dù đã vượt qua Nhật về quy mô kinh tế nhưng vẫn bị đánh giá là dưới cơ so với hải quân Nhật khá nhiều.

So với những cuộc tranh chấp lãnh hải ở biển Đông, thì cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản của Trung cộng vất vả hơn rất nhiều. Một hạm đội Nhật Bản bị giới hạn năng lực phát triển trong 70 năm qua vẫn được đánh giá là mạnh hơn hạm đội Trung cộng, thì một khi Nhật Bản được nới dây và thoải mái phát triển công nghiệp quốc phòng, không ai có thể hình dung được khoảng cách khi đó giữa Nhật và Trung cộng sẽ lớn như thế nào.

Sự lo ngại của Trung cộng về một sự trỗi dậy về sức mạnh quân sự của Nhật Bản là có lý, khi mà chỉ vừa sau khi thỏa thuận liên minh mới giữa Mỹ và Nhật được thông qua, thì Nhật Bản đã ngay lập tức hành động. Trong động thái mới nhất, Nhật được xem là nước có ưu thế lớn nhất trong việc cung cấp tàu ngầm mới cho hải quân Australia so với hai đối thủ cạnh tranh khác là Đức và Pháp. Cuộc cạnh tranh cung cấp tàu ngầm cho hải quân Australia là thương vụ đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Nhật kể từ sau thế chiến hai, ngoại trừ những trao đổi công nghệ giữa Nhật với đồng minh là Mỹ.

Việc lớp tàu ngầm Soryu của Nhật được đánh giá cao hơn lớp tàu ngầm Type-214 Diesel của Đức và Scorpene của Pháp đang cho thấy, người Nhật đã không hề bỏ phí thời gian trong 70 năm qua. Công nghiệp quốc phòng của Nhật vẫn phát triển rất mạnh, thậm chí còn trội hơn Đức trong lĩnh vực tàu ngầm – vốn là lĩnh vực sở trường của Đức từ thế chiến hai.

Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng, Nhật Bản một khi được cởi trói sẽ quay trở lại vị trí một trong những quốc gia có nền quốc phòng mạnh nhất thế giới. Với nền tảng vượt trội từ thế chiến hai, và được liên tục phát triển trong 70 năm với điển hình là lĩnh vực phát triển tàu ngầm, Nhật Bản sẽ nhanh chóng tạo được một trong những hạm đội mạnh nhất thế giới nếu muốn. Một khi giành được chiến thắng với hợp đồng cung cấp tàu ngầm cho hải quân Australia trị giá lên tới 50 tỷ USD, Nhật Bản sẽ trở thành một trong những nước cung cấp vũ khí và công nghệ quốc phòng lớn nhất trên thế giới.

Điều này được biệt ý nghĩa khi Nhật đang được xem là một trong những nước đứng hàng đầu thế giới trong khá nhiều lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, từ việc chế tạo tàu ngầm, cho tới thiết lập những hạm tàu khu trục lớn và các tàu sân bay vốn rất nổi danh trong thế chiến hai. Khá nhiều quốc gia hiện đang rất quan tâm đến lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản, như Anh, Pháp, Ấn Độ và Indonesia. Có nguồn cung cấp từ Nhật, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới sẽ không phải phụ thuộc vào những nguồn cung cấp cố hữu như Mỹ, Nga hay Đức và Pháp.

Sự phát đạt của công nghiệp quốc phòng sẽ không chỉ tạo điều kiện để Nhật Bản tái vũ trang lại quân đội, mà còn được xem là một bàn đạp hữu dụng để giúp quá trình cải tổ nền kinh tế Nhật của thủ tướng Shinzo Abe diễn ra hiệu quả hơn.

Nhàn Đàm (theo The Diplomat)

***

Philippines tăng mạnh ngân sách quốc phòng vì Trung cộng?

hải quân phi luật tân

Một thủy thủ của Hải quân Philippines thử sử dụng súng máy trên chiến hạm BRP Gregorio Del Pilar (PF15) tại cầu cảng ở Manila. Từng bị xem là nước có trang bị quân đội yếu kém nhất trong khu vực, gần đây Philippines đã bắt đầu nỗ lực hiện đại hóa quân đội khi Trung cộng không ngừng gia tăng ảnh hưởng trên Biển Đông.

22.07.2015

Các quan chức cho biết Philippines đang có kế hoạch tăng 25% ngân sách quốc phòng trong năm tới, chủ yếu để củng cố tuyên bố chủ quyền biển đảo ở Biển Đông.

Trong đề xuất ngân sách quốc gia năm 2016, Tổng thống Benigno Aquino đệ trình lên Quốc hội khoản chi kỷ lục 25 tỉ peso (552 triệu USD) cho chi tiêu quốc phòng.

Khoản tiền này sẽ được sử dụng để mua các tàu khu trục và máy bay tuần tra.

Khi được hỏi liệu việc tăng cường ngân quỹ quốc phòng có liên quan đến tình hình căng thẳng giữa Philppines và Trung cộng hay không, Bộ trưởng Ngân sách Florencio Abad cho biết: “Chúng tôi cần phải bảo vệ những gì rõ ràng thuộc quyền quản hạt lãnh thổ của chúng tôi”.

Ông nói thêm: “Chắc chắn, ít nhất chúng tôi cũng có thể giám sát hiệu quả những diễn biến trong khu vực, đặc biệt là những khu vực có tranh chấp”.

Theo ngân sách chung dự kiến trị giá 3 nghìn tỷ peso, ngân quỹ cho quốc phòng tăng 20 tỉ peso so với năm ngoái và gấp năm lần so với năm 2013.

Tuy nhiên, mức chi tiêu này vẫn không thể so sánh với Trung cộng, là nước dành riêng 142.9 tỉ đô la cho quân đội trong năm nay.

Hiện đại hóa quân đội

Từng bị xem là nước có trang bị quân đội yếu kém nhất trong khu vực, gần đây Philippines đã bắt đầu nỗ lực hiện đại hóa quân đội khi Trung cộng không ngừng gia tăng ảnh hưởng trên Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Arsenio Andolong cũng cho biết 2 trong tổng số 12 máy bay chiến đấu mà Philippines mua từ Hàn Quốc dự kiến sẽ được giao vào đầu tháng 11 năm nay.

Trước tình hình Biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, theo công bố của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, chính quyền Hà Nội cũng tiếp tục gia tăng chi tiêu quân sự lên 4,3 tỷ đôla trong năm 2014.

Trong khi đó, Tòa trọng tài ở La Haye dự kiến trong những tháng sắp tới sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông của Trung cộng.

Tuy nhiên Bắc Kinh đã từ chối hợp tác và tuyên bố sẽ không bao giờ công nhận bất kỳ phán quyết nào của tòa liên quan đến vụ kiện do Manila khởi xướng.

Nguồn: AFP, Japan Times, VOA

http://www.voatiengviet.com/content/philippines-tang-manh-ngan-sach-quoc-phong/2873155.html

***

Mỹ đang ‘đùa với lửa’ ở biển Đông?

đốt cờ trung cộng

Hành động lấn lướt của Trung cộng ở biển Đông đã làm bùng ra nhiều cuộc biểu tình bài Bắc Kinh tại các quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Trong ảnh là một người biểu tình Philippines đốt cờ của Trung cộng.

VOA Tiếng Việt

22.07.2015

Trung cộng hôm qua, 21/7, đã phản ứng đầy tức tối trước tuyên bố có mặt trên chuyến bay trinh sát biển Đông của Đô đốc Scott Swift, tân Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, và nói rằng hành động đó ‘làm tổn hại nghiêm trọng  tới lòng tin giữa hai nước cũng như quyền lợi an ninh [của Bắc Kinh]”.

Bộ Quốc phòng Trung cộng cũng bày tỏ hy vọng rằng Washington sẽ “tuân thủ cam kết không đứng về phía nào trong tranh chấp biển Đông, và rằng Mỹ cần phải hành động thêm nữa để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Đô đốc Swift đã tham gia chuyến bay kéo dài 7 giờ đồng hồ trên một chiếc phi cơ trinh sát thế hệ mới của Mỹ là P-8 hồi cuối tuần trước.

Tuyên bố của Đô đốc Scott đã nhận được sự hoan nghênh của đồng minh Philippines, quốc gia cũng có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, nhưng một số nhà quan sát nhận định rằng Mỹ đang “đùa với lửa” khi thực hiện những chuyến bay trinh sát như thế.

Tuy nhiên, ông Renato de Castro, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học De La Salle ở Philippines, lại không nghĩ vậy.

Ông nói với VOA Việt Ngữ: “Hoa Kỳ chỉ phản ứng lại trước các hành động của Trung cộng ở biển Đông. Chính Trung cộng là nước châm lửa trước, nên Mỹ phải can thiệp”.

Ông de Castro là một trong số nhiều diễn giả uy tín tham gia hội nghị về biển Đông thường niên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở thủ đô Washington hôm qua, 21/7.

Cũng giống như ông de Castro, bà Nguyễn Đài Trang, giảng viên về quản trị kinh doanh và phát triển quốc tế tại Centennial College ở Toronto, cho rằng các chuyến bay trinh sát của Mỹ là phản ứng trước các hành động mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Đông.

Theo tôi, chuyến bay này, tuy là có thể gây ra , như Trung cộng nói, các tai nạn ở trên biển và trên không, nhưng mà cả hai bên Trung cộng và Mỹ đều rất cố gắng để giảm sự căng thẳng ở biển Đông.

Bà Nguyễn Đài Trang, giảng viên về quản trị kinh doanh và phát triển quốc tế tại Centennial College ở Toronto, nói.

Nữ tiến sỹ từng có nhiều năm nghiên cứu về biển Đông nói với VOA Việt Ngữ: “Theo tôi, chuyến bay này, tuy là có thể gây ra , như Trung cộng nói, các tai nạn ở trên biển và trên không, nhưng mà cả hai bên Trung cộng và Mỹ đều rất cố gắng để giảm sự căng thẳng ở biển Đông. Cho nên việc thực sự có xảy ra các tai nạn này hay không thì theo tôi khả năng cũng thấp. Như ngày hôm nay, trong buổi nói chuyện của dân biểu Randy Forbes [thành viên Ủy ban Quân sự Hạ viện], chúng ta có nghe thấy rằng vấn đề chiến lược rất quan trọng".

Bà Trang nói thêm: "Cho nên cả hai bên sẽ suy nghĩ về vấn đề chiến lược. Các nhà quân sự, các tướng ngày xưa có nói rằng trận đánh quân sự là trận đánh sau, và trận đánh đầu tiên phải là trận đánh chính trị”.

Chiến tranh 'không thể tránh khỏi'

Vấn đề biển Đông nóng lên những tháng qua vì hành động lấp biển và xây đảo nhân tạo của Trung cộng. Hồi tháng Năm, báo chí dẫn lời quan chức Mỹ cho biết rằng Bắc Kinh đã đặt các hệ thống vũ khí trên một đảo nhân tạo, gây quan ngại về việc Bắc Kinh sẽ sử dụng các dự án lấp biển để phục vụ cho mục đích quân sự.

Tờ Hoàn cầu Thời báo, một ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật Báo thuộc Đảng Cộng sản Trung cộng, khi ấy, cảnh báo rằng cuộc chiến giữa Washington và Bắc Kinh là điều “không thể tránh khỏi” nếu Hoa Kỳ tiếp tục yêu cầu Trung cộng ngưng các dự án xây dựng đảo nhân đạo trên biển Đông.

Tôi xin nói một cách đơn giản như thế này. Các chuyến bay trinh sát là điều tốt, và các chuyến bay chiến đấu thì ngược lại. Tính minh bạch là một trong những liều thuốc tốt nhất đối với chúng ta để xem và hiểu chuyện gì đang xảy ra ra. Đó là điều quan trọng đối với tất cả chúng ta.

Ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, nói.

Trả lời câu hỏi rằng việc Mỹ cho một tư lệnh tham gia chuyến bay trinh sát có phải để giảm bớt căng thẳng ở biển Đông hay không, ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương cho rằng nó cho thấy tầm quan trọng của việc Hoa Kỳ luôn luôn truy trì nguyên tắc minh bạch.

Ông Russel nói thêm: "Tôi xin nói một cách đơn giản như thế này. Các chuyến bay trinh sát là điều tốt, và các chuyến bay chiến đấu thì ngược lại. Tính minh bạch là một trong những liều thuốc tốt nhất đối với chúng ta để xem và hiểu chuyện gì đang xảy ra ra. Đó là điều quan trọng đối với tất cả chúng ta".

Nhà ngoại giao này nói tiếp: "Chúng tôi khuyến khích và thật sự là chúng tôi chia sẻ thông tin mà chúng tôi quan sát và thu thập được. Việc minh bạch như thế là có ích một khu vực cởi mở và hòa bình. Sự hiện diện của Hạm đội Bảy và quân đội Mỹ tại Tây Thái Bình Dương là để duy trì hòa bình. Đó là mục tiêu của chúng tôi và đó cũng là trách nhiệm của Đô đốc Swift".

Đe dọa an ninh

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung cộng lại phản đối các chuyến bay trinh sát thường xuyên và có quy mô lớn của Mỹ, đồng thời nói rằng các hành động đó “có thể dễ gây ra tai nạn”.

Việc làm của Mỹ hay đồng minh của nước này đe dọa tới an ninh quốc gia của Bắc Kinh. Việc làm đó có thể khiến Bắc Kinh buộc phải tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại vùng biển này.

Ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu biển Nam Trung Hoa của Trung cộng, nói.

Ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu biển Nam Trung Hoa của Trung cộng, nói Bắc Kinh có thể thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không ở biển Đông nếu cảm thấy an ninh bị đe dọa.

Ông nhận định tiếp với VOA Việt Ngữ: “Các chuyến bay trinh sát và thu thập tình báo của Hoa Kỳ ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông là một thách thức lớn đối với Trung cộng. Việc làm của Mỹ hay đồng minh của nước này đe dọa tới an ninh quốc gia của Bắc Kinh. Việc làm đó có thể khiến Bắc Kinh buộc phải tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại vùng biển này. Đó là yếu tố duy nhất có khả năng đẩy Trung cộng phải làm chuyện đó”.

Trung cộng năm ngoái đã đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông có tranh chấp với Nhật Bản, gây quan ngại cho các nước tranh chấp với Bắc Kinh ở biển Đông.

Theo chân Philippines?

Tuyên bố nhận chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của Trung cộng là giọt nước làm tràn ly, buộc Philippines đưa Bắc Kinh ra Tòa trọng tài quốc tế.

Việt Nam khá là thận trọng vì có mối quan hệ khá gần gũi với Trung cộng. Hà Nội vẫn coi trọng bang giao với Bắc Kinh vì sợi dây ràng buộc giữa Đảng Cộng sản hai nước. Việt Nam biết giới hạn của mình nằm ở đâu.

Ông Renato de Castro, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học De La Salle ở Philippines nói.

Khi được hỏi liệu Việt Nam có theo chân Philippines hay không, giáo sư Renato de Castro bày tỏ nghi ngờ: "Việt Nam và Philippines đã liên kết lại với nhau để cùng đối phó với với sự lấn lướt của Trung cộng ở biển Đông. Tuy nhiên, tôi không nghĩ Hà Nội sẽ theo chân Manila để đưa Bắc Kinh ra kiện tại tòa trọng tài quốc tế".

Ông nói thêm: "Việt Nam khá là thận trọng vì có mối quan hệ khá gần gũi với Trung cộng. Hà Nội vẫn coi trọng bang giao với Bắc Kinh vì sợi dây ràng buộc giữa Đảng Cộng sản hai nước. Việt Nam biết giới hạn của mình nằm ở đâu”.

Trung cộng tuần trước kêu gọi Philippines đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh, thay vì tiếp tục nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông trước tòa án quốc tế.

Tòa hoạt động theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đặt thời hạn là ngày 17/8 để Bắc Kinh trình bày lý lẽ của mình.  

Tuy nhiên, chính quyền đất nước đông dân nhất thế giới nói rằng tòa này không có thẩm quyền và từ chối tham gia giải quyết vụ việc mà Philippines đệ đơn kiện.

http://www.voatiengviet.com/content/my-dang-dua-voi-lua-o-bien-dong/2873201.html

***

Tư lệnh Hải quân Nhật_Nhật Bản có thể tuần tra Biển Đông

Thụy My

đô đốc Katsutoshi Kawano, général Martin Dempsey

Tư lệnh Hải quân Nhật Bản, đô đốc Katsutoshi Kawano (phải) và chỉ huy quân đội Mỹ tại Nhật Bản Reuters

Hãng tin Reuters ngày 17/07/2015 dẫn lời Tư lệnh Hải quân Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano cho rằng Trung cộng sẽ ngày càng quyết đoán hơn tại Biển Đông, do đó trong tương lai Nhật Bản có thể tiến hành các hoạt động tuần tra và giám sát tại vùng biển này.

Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, Đô đốc Kawano cho biết có đề cập đến việc tuần tra Biển Đông, kể cả các hoạt động chống tàu ngầm. Nhưng theo quan điểm của Nhật, đây chỉ là một khả năng trong tương lai, tùy theo diễn biến thực tế. Trước đó ông Kawano đã gặp gỡ đồng nhiệm Mỹ, tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu liên quân Hoa Kỳ và thảo luận việc tiến hành các phương hướng quốc phòng song phương đã được đôi bên nhất trí năm 2015.

Các yêu sách của Trung cộng và việc Bắc Kinh nhanh chóng xây dựng các đảo nhân tạo tại Trường Sa, gây căng thẳng tại Biển Đông - tuyến đường hàng hải huyết mạch trong vùng, đã khiến Tokyo và Washington phải lên tiếng chỉ trích. Bắc Kinh đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, và tranh chấp với Tokyo tại Biển Hoa Đông. Đô đốc Katsutoshi Kawano cho rằng Trung cộng sẽ còn cứng rắn hơn, và tìm cách mở rộng phạm vi xâm lấn. Ông nói : « Tôi cảm thấy xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai, khi Trung cộng đi xa hơn chuỗi đảo ở Thái Bình Dương. Do đó nếu có chuyện gì xảy ra, tôi tin rằng tình hình sẽ còn tệ hại hơn ».

Bắc Kinh đã tăng cao chi tiêu quốc phòng trong những năm gần đây, và nhắm đến việc phát triển một lực lượng hải quân có thể bảo vệ các lợi ích ngày càng tăng của nền kinh tế thứ nhì thế giới. Việc tiếp tục các hành động xác quyết chủ quyền đã gây lo ngại cho các nước láng giềng, dù Trung cộng nói rằng không có ý định thù địch. Đô đốc Kawano cho biết thêm, số vụ phi cơ Nhật xuất kích để ngăn trở máy bay Trung cộng xâm phạm không phận trong năm 2014 tương đương với thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây.

Phát biểu của Tư lệnh Hải quân Nhật Bản được đưa ra sau khi Thủ tướng Shinzo Abe xúc tiến dự luật quốc phòng, được Hạ viện thông qua hôm 16/07/2015. Với dự luật này, lần đầu tiên kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, Tokyo có thể gởi quân đi chiến đấu ở nước ngoài. Tuy vấp phải những phản đối, nhưng ông Kawano nói ông tin rằng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản rồi sẽ chinh phục được dư luận.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150717-nb-bd-qp/

***

Bắc Kinh gay gắt tố cáo Tokyo thổi phồng ‘hiểm họa Trung cộng’

Trọng Nghĩa

bản đồ biển hoa đông, adiz japan, adiz east china sea, map of east asia sea

Biển Hoa Đông là nơi có nhiều tranh chấp chủ quyền Trung cộng và Nhật Bản (bản đồ: wikipedia.org)

Chỉ ít lâu sau khi Nhật Bản công bố Sách trắng Quốc phòng 2015, đích danh tố cáo các hành vi mang tính chất « cưỡng chế » của Trung cộng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, vào tối hôm qua, 21/07/2015, Bắc Kinh đã phản ứng rất gay gắt. Bộ Ngoại giao Trung cộng cho rằng bản báo cáo của Nhật Bản vừa đầy ác ý, vừa sai lạc. Bắc Kinh tố cáo Tokyo đã cường điệu quá đáng « mối đe dọa quân sự Trung cộng », và khơi dậy căng thẳng giữa hai nước.

Trong một thông cáo đăng trên trang web của Bộ Ngoại Giao, phát ngôn viên Lục Khảng (Lu Kang) nhận định : « Loại hành động này bộc lộ chính sách đối ngoại hai mặt của Nhật Bản, và có một tác động tiêu cực đến hòa bình và ổn định trong khu vực. »

Bản báo cáo thường niên về quốc phòng của Nhật Bản công bố hôm qua đã tố cáo các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo mà Trung cộng rầm rộ tiến hành tại Biển Đông, xem đấy là một mối đe dọa cho an ninh chung toàn khu vực. Báo cáo cũng tỏ ý quan ngại trước các dự án xây dựng cơ sở thăm dò dầu khí của Trung cộng tại Biển Hoa Đông, gần khu vực chồng lấn giữa hai vùng đặc quyền kinh tế của hai nước, trong khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng, « Quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung cộng từ thời cổ đại (...). Trung cộng sẽ tiếp tục có những biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình và Nhật Bản không nên mơ mộng hão huyền ».

Tuyên bố này được cho là nhằm đáp trả lời kêu gọi mà Tokyo nêu lên trong quyển Sách trắng, yêu cầu Bắc Kinh ngừng xây dựng các giàn khoan thăm dò dầu khí gần vùng biển hai bên đang tranh chấp.

Vào hôm nay, phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản đã xác nhận rằng Trung cộng đã cho hạ đặt 16 giàn khoan tại vùng biên giới trên biển với Nhật Bản. 12 giàn khoan đã được đặt trong hai năm gần đây, vi phạm trắng trợn thỏa thuận đồng khai thác đã được hai nước ký kết.

Về những lời tố cáo của Nhật Bản liên quan đến các hành vi đơn phương của Bắc Kinh tại Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng tái khẳng định rằng các hoạt động trên biển của Bắc Kinh đều phù hợp với luật pháp quốc tế, và các hoạt động xây dựng của Trung cộng « hoàn toàn nằm trong phạm vi chủ quyền Trung cộng và không tác hại cũng như không nhằm vào bất cứ quốc gia nào ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150722-sach-trang/

***

Biển Đông : Mỹ xác định không ‘trung lập’ khi luật quốc tế bị vi phạm

Trọng Nghĩa

f 18 a1 us air force

Tiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông (ảnh wikipedia)

Trung cộng lúc nào cũng tố cáo Mỹ đi ngược lại lập trường mà Washington luôn khẳng định là « trung lập », không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông. Nhân vật phụ trách châu Á tại Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 21/07/2015 đã nói lại cho rõ : Hoa Kỳ không hề trung lập trong vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông, và sẽ can dự mạnh mẽ để đảm bảo sao cho tất cả các bên đều tuân thủ luật lệ.

Ông Daniel Russell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương đã khẳng định một cách rõ ràng lập trường trên đây của Hoa Kỳ nhân Hội nghị khoa học lần thứ năm về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington tổ chức.

Theo báo mạng Nhật Bản The Diplomat số ra ngày hôm nay, 22/07, nhà ngoại giao Mỹ đã làm rõ quan điểm của Mỹ về Biển Đông khi trả lời chất vấn của một người Trung cộng tham gia Hội nghị về sự « trung lập » của Mỹ trong hồ sơ Biển Đông.

Cho đến nay, Washington luôn luôn khẳng định rằng dù không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng Mỹ mong muốn là vấn đề được giải quyết đúng theo quy định của luật pháp quốc tế mà không được dùng đến các biện pháp cưỡng bức. Quan điểm đó tuy nhiên đã bị hiểu sai thành ‘trung lập thuần túy’, nhất là Trung cộng, lúc nào cũng tố cáo Washington ‘thiên vị’.

Theo ông Russel, lập trường trung lập của Mỹ chỉ áp dụng cho các đòi hỏi chủ quyền, chứ không áp dụng cho cách thức giải quyết tranh chấp : « Chúng tôi không hề trung lập khi vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế được đặt ra. Chúng tôi sẽ can dự mạnh mẽ khi nói đến nhu cầu tuân thủ các luật lệ ».

Trong phát biểu của mình tại CSIS, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ xác nhận rằng Hoa Kỳ đang khuyến khích các bên liên quan ở Biển Đông tạo ra không khí và điều kiện thuận lợi để xử lý các tranh chấp bằng phương cách hòa bình, ngoại giao và hợp pháp, cho dù tình hình đang căng thẳng lên một phần vì các hành động quyết đoán của Trung cộng.

Đối với ông Russel, cần phải nỗ lực giảm mức độ căng thẳng hiện nay, tạo ra một không khí thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình tranh chấp theo hai hướng : thương thuyết và trọng tài.

Để làm điều này, các bên tranh chấp – tất cả, chứ không riêng gì Trung cộng – cần phải chấm dứt các hành động gây căng thẳng, như cải tạo đất, xây dựng và quân sự hóa các cơ sở. Trung cộng hiện bị cáo buộc nước gây căng thẳng, với các công trình bồi đắp đảo đá và xây dựng cơ sở rầm rộ ở Biển Đông.

Về hướng thương thuyết giữa các bên tranh chấp, ông Russel công nhận rằng đây là một thách thức lớn trong bối cảnh hiện nay. Dù không nêu đích danh Trung cộng, nhưng Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã lưu ý rằng các tuyên bố « độc đoán » của một số quốc gia, theo đó họ có chủ quyền « không thể chối cãi » tại Biển Đông, đang là cản lực được dựng lên trên con đường đàm phán.

Về hướng nhờ trọng tài quốc tế, ông Russel nêu bật vụ Philippines kiện Trung cộng tại Tòa án Trọng tài Thường trự. Đối với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, cho dù kết quả ra sao, cả Bắc Kinh lẫn Manila đều phải chấp hành quyết định mang tính ràng buộc về mặt pháp lý của tòa án, vì cả hai đều đã ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Về phần nước Mỹ, ông Russel tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc tôn trọng lời hứa bảo vệ các đồng minh và cam kết bảo đảm an ninh khu vực, cũng như giúp phát triển các tổ chức có hiệu quả về an ninh. Để làm điều này, Hoa Kỳ sẽ giúp các quốc gia duyên hải nâng cao năng lực giám sát vùng biển của mình, đồng thời tiếp tục các chiến dịch nhằm thể hiện quyền tự do lưu thông trên Biển Đông.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150722-khong-trung-lap/

***

Philippines tăng 25% chi phí quốc phòng chủ yếu để chống Trung cộng

Trọng Nghĩa

p3 c-orion japanese

Máy bay P3-C Orion của Nhật có sức hấp dẫn cao với Philippines. Ảnh ngày 23/06/2015. Reuters

Bị Trung cộng chèn ép tại Biển Đông, Philippines quyết định gia tăng đáng kể ngân sách quốc phòng. Theo các quan chức chính phủ Philippines,ngân sách quốc phòng năm 2016 của Manila sẽ tăng 25% so với hiện nay, đạt mức kỷ lục là 25 tỷ pesos (hơn 550 triệu đô la). Ưu tiên được dành cho việc mua thêm chiến hạm và máy bay tuần thám.

Trả lời hãng tin Pháp AFP khi được hỏi là phải chăng tranh chấp Biển Đông với Trung cộng là nguyên nhân khiến Manila quyết định tăng cường chi tiêu quốc phòng, Bộ trưởng Ngân sách Philippines Florencio Abad xác nhận : « Chúng tôi cần phải bảo vệ những gì rõ ràng là thuộc chủ quyền lãnh thổ của chúng tôi… Chắc chắn là chúng tôi ít ra phải có năng lực giám sát hiệu quả các diễn biến trong khu vực, đặc biệt là tại những vùng đang tranh chấp ».

Cho đến nay, Quân đội Philippines luôn luôn bị xếp vào diện yếu kém nhất trong vùng Đông Nam Á, với lực lượng không quân và hải quân chủ yếu dựa trên các chiến hạm hay phi cơ có từ thời Đệ nhị Thế chiến để tuần tra vùng Biển Đông, nơi căng thẳng đã bùng lên trong những năm gần đây.

Một trong những ví dụ điển hình về sự lạc hậu về của các trang thiết bị quân sự Philippines là soái hạm của hạm đội Philippines hiện nay lại là một chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton của Mỹ. Chiếc tàu này do lực lượng tuần duyên Mỹ thải ra, và được Philippines tân trang lại để sử dụng.

Sau khi phải cắt giảm chi tiêu quân sự vào năm 2013 để có tiền cứu trợ nạn nhân bão Haiyan, chính quyền Philippines đã tăng ngân sách quốc phòng trở lại để hiện đại hóa quân đội. Ngân sách 2016 tính ra sẽ cao hơn gấp 5 lần so với mức vỏn vẹn 5 tỷ pesos của năm 2013.

Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Arsenio Andolong, với ngân sách được tăng cường, lực lượng võ trang Philippines sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc mua sắm các loại trang thiết bị và vũ khí mới : « Chúng tôi đang đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa quân đội, và chúng tôi cần đến mọi sự giúp đỡ… Điều này bao gồm cả việc mua thêm các khu trục hộ tống hạm và máy bay tuần tra ».

Trong số các hợp đồng vũ khí gần đây, Philippines đã đặt mua 12 chiến đấu cơ FA-50 do Hàn Quốc chế tạo. Theo ông Andolong, hai chiếc đầu tiên trong số này sẽ được giao vào đầu tháng 11/2015.

Trả lời hãng tin Anh Reuters, một viên tướng cao cấp trong quân đội Philippines tiết lộ ngân sách năm 2016 sẽ được sử dụng để mua hai tàu khu trục hạm, hai phi cơ tuần thám tầm xa, và ba hệ thống radar giám sát trên không. Phần còn lại của số tiền sẽ được dùng để thanh toán một phần chi phí mua 12 chiến đấu cơ Hàn Quốc.

Nếu chi phí quốc phòng năm 2016 của Philippines sẽ đạt mức cao kỷ lục, thì số tiền hơn 550 triệu đô la đó chẳng thấm vào đâu so với ngân sách quốc phòng của Trung cộng, nước đang đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Chi tiêu quân sự của Bắc Kinh năm nay chẳng hạn, đã vượt mức 140 tỷ đô la.

Ngân sách đó của Philippines cũng thấp hơn rất nhiều so với ngân sách quốc phòng của Việt Nam, mà vào năm 2013 đã đạt mức 3,4 tỷ đô la, và cũng đang trong chiều hướng gia tăng trước mối đe dọa ngày càng dữ dội đến từ Trung cộng.

Tổng thống Philippines Aquino như đã biết rõ khả năng tài chánh hạn chế của đất nước. Vì vậy, trong thời gian gần đây, ông đã không ngừng tìm kiếm trợ giúp từ các đồng minh. Nhân chuyến công du Nhật Bản mới đây, ông đã yêu cầu Tokyo cung cấp loại phi cơ tuần tra biển P-3C Orion mà Nhật Bản dự định thay thế bằng loại máy bay đời mới hơn, sau khi đã được tài trợ để mua 10 tàu tuần tra mới.

Các quốc gia như Úc, Hàn Quốc và Mỹ cũng đã biếu không thiết bị quân sự cũ của mình cho Philippines trong những năm gần đây và cho biết sẽ sẵn sàng làm nhiều hơn nữa.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150721-philippines-tang-25-chi-phi-quoc-phong-chu-yeu-de-chong-trung-quoc/

***

Nhật Bản : Chính sách quốc phòng của Abe bị chống đối ngày càng mạnh

Thanh Phương

nhật bản biểu tình

Biểu tình tai Tokyo ngày 14/06/2015 chống dự án tăng cường vai trò quân sự của Nhật Bản trên thế giới. REUTERS/Yuya Shino

Phong trào phản đối chính sách quốc phòng của thủ tướng Shinzo Abe đang gia tăng vào lúc mà một uỷ ban của Quốc hội Nhật hôm nay, 15/07/2015, biểu quyết các dự luật về an ninh do chính phủ của ông đề nghị.

Các dự luật nói trên diễn giải lại Hiến pháp Nhật Bản để có thể cho phép gởi Lực lượng Phòng vệ ( tên chính thức của quân đội Nhật Bản ) ra nước ngoài để trợ giúp một đồng minh, mà trước hết là Hoa Kỳ. Hiện giờ, quân đội Nhật chỉ có thể hành động để chống lại một cuộc tấn công vào lãnh thổ nước này, chứ không thể tham chiến ở nước ngoài.

Nhưng việc mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội ra nước ngoài, trong khuôn khổ nguyên tắc gọi là « phòng thủ tập thể », khiến dư luận Nhật lo ngại nước này bị lôi kéo vào một cuộc xung đột bên cạnh Hoa Kỳ tại một nơi xa xôi nào đó trên thế giới.

Chính vì vậy đã hình thành một phong trào biểu tình phản đối chính sách quốc phòng của thủ tướng Abe và phong trào này đang ngày càng lớn mạnh, thể hiện qua cuộc biểu tình tối hôm qua tại một công viên của Tokyo, với sự tham gia của 20 ngàn người, theo lời ban tổ chức. Cũng theo lời ban tổ chức, một cuộc biểu tình khác sẽ diễn ra vào tối nay.

Phong trào biểu tình này không chỉ thu hút giới trẻ, mà cả những người lớn tuổi chưa bao giờ xuống đường hoặc xuống đường trở lại lần đầu tiên kể từ phong trào phản chiến những thập niên 1960-1970.

Mặc dù nhiều người lên tiếng phản đối việc diễn giải lại bản Hiến pháp hòa bình, vì bị nhiều chuyên gia xem là « vi hiến », thủ tướng Shinzo Abe và Đảng Tự do Dân chủ của ông nhất quyết thúc đẩy việc thông qua các dự luật an ninh, lợi dụng thế áp đảo của đảng này ở Hạ viện Nhật.

Theo lịch trình dự kiến, các dự luật an ninh sẽ được thông qua tại Hạ viện trong tuần này, trước khi được chuyển lên Thượng viện xem xét. Để bảo đảm cho các luật này được thông qua, cho dù phải chuyển tới chuyển lui giữa hai viện Quốc hội, kỳ họp của Quốc hội đã được triển hạn thêm 95 ngày, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử chính trường Nhật Bản.

Thật ra thì đối với thủ tướng Abe, việc mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội Nhật là thiết yếu để đối phó với mối đe dọa từ Trung cộng. Nhưng những dự luật an ninh nói trên khiến uy tín của ông sụt giảm thêm, với tỷ lệ tín nhiệm trong tháng 7 này đã sụt từ 42% xuống còn 39%, theo kết quả một cuộc thăm dò được dăng trên nhật báo Asahi ngày 13/07. Ngoài ra, có đến 56% người dân Nhật chống các dự luật của thủ tướng Abe về an ninh quốc phòng.

Theo lời một nhà phân tích được hãng tin Reuters trích dẫn hôm nay, một số người đã bắt đầu dự báo rằng ông Shinzo Abe có thể đạt được mục tiêu đề ra, nhưng sẽ phải từ chức, giống như ông nội của ông là Nobusuke Kishi trước đây. Cách đây đúng 55 năm, ngày 15/07/1960, ông Kishi đã từ chức thủ tướng sau khi Quốc hội thông qua một hiêp ước hợp tác an ninh mới với Hoa Kỳ, bất chấp phản đối dữ dội của dư luận Nhật lúc đó.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150715-nhat-ban-chinh-sach-quoc-phong-cua-abe-bi-chong-doi-ngay-cang-manh/

***

Philippines ca ngợi sự ủng hộ của quốc tế trong tranh chấp Biển Đông

Phổ biến ngày 21.07.2015

Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Philippines hoan nghênh sự ủng hộ đang tăng của quốc tế đối với các nỗ lực của Manila để chống đối đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Hãng tin AFP trích lời một người phát ngôn của Tổng thống Benigno Aquino vào lúc Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ công bố những hình ảnh chụp Tư lệnh Hạm đội Scott Swift trên chuyến bay trinh sát Biển Đông, nơi mà căng thẳng đang tiếp tục leo thang giữa Manila và Bắc Kinh. Người phát ngôn Herminio Coloma nói rằng “đã có thêm nhiều tiếng nói ủng hộ bước hành động của chúng tôi để mưu tìm một giải pháp hoà bình cho cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.”

 

***

Liên phòng bắc Thái Bình Dương, "Nato Á-Châu": Tổ chức hữu lý cho an ninh lâu dài trong vùng

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 12.06.2014. Cập nhật 05.07.2014. Cập nhật 21.07.2015

Web : http://VietTUDAN.net

liên phòng bắc thái bình dương

Cập nhật 21.07.2015:

Bài này viết ngày 27.03.2014 và được cập nhật ngày 05.06.2014.  Chúng tôi dựa trên Thông Tin về cuộc gặp gỡ Uc và Nhật để thảo luận về khả năng tiến tới một Phòng Thủ chung cho vùng Biển Đông trước bành trướng của Trung cộng.

Hôm nay 21.07.2015, chúng tôi lại cập nhật một lần nữa nhân nhận được một Bài tựa đề là "NATO CHÂU Á"SẮP THÀNH HIỆN THỰC (phổ biến kèm dưới đây)

Ý tưởng tiến tới một LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG là hoàn toàn hữu lý và mang tính cách trường kỳ bảo vệ An Ninh trong khu vực trước tham vọng bành trướng của Trung cộng. Hoa kỳ cũng không nhận trách nhiệm chỉ riêng mình đứng bao thầu toàn diện An Ninh cho cả vùng Thái Bình Dương, nhất là vùng Biển Đông và các nước thuộc ASEAN.

Tham vọng bành trướng của của Trung cộng, nhất là vùng Biển Đông, đụng chạm trức tiếp đến các nước gần kề trong vùng, từ Nam Hàn, Nhật... đến ASEAN và ngay cả Uc châu. Vì vậy vấn đề An Ninh trong vùng này phải do một Tổ chức chính yếu gồm những nước trong vùng, không thể để Hoa kỳ một mình đứng bao thầu.

Một Tổ chức LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG giống kiểu NATO Au châu là điều hữu lý và có tính cách lâu dài vậy.

Nguyễn Phúc Liên

Chúng tôi lấy từ OTAN/ NATO (Organisation du Traité de l’Atlantique Nord/ Nord Atlantic Traity Organization) để dễ cắt nghĩa sự thành hình tương tự của một Liên Minh Phòng Thủ “Bắc Thái Bình Dương“. Sự hình thành OTAN/NATO tại Au châu do một hoàn cảnh Lịch sử mà những nước Tây Au phải chống đỡ sự bành trường của Khối Liên Xô. Cũng vậy, Á châu Thái Bình Dương đang phải đối chọi với tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng. Đây là những đòi hỏi của Lịch sử.

Chúng tôi xin trình bầy những điểm sau đây:

=>     Trước tham vọng bành trướng của Khối Liên Xô,

         OTAN/ NATO được thành hình

=>     Trước tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng, buộc phải tiến tới

LIÊN MINH PHÒNG THỦ BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG

=>     Việt Nam lựa chọn đứng về phía Khối Hán Cộng hay

         về phía Liên Minh Phòng Thủ Bác Thái Bình Dương ?

Trước tham vọng bành trướng của Khối Liên Xô, OTAN/ NATO được thành hình

Sau Thế Chiến thứ II, Tây phương chia ra hai phía rõ rệt: (i) Nga và các nước chư hầu Đông Aâu theo Thể chế Cộng sản độc tài; (ii) Mỹ và các nước Tây Au theo Thể chế Tự do Dân chủ. Hai khối đã kéo dài trong những năm trường một cuộc Chiến Tranh lạnh về cả mặt Kinh tế/Thương mại và Quân sự:

*        Phía Nga và các nước chư hầu Đông Au có hai Tổ chức sau đây:

=>     Tổ chức Kinh tế/Thương mại gọi là COMECOM

=>     Tổ chức Quân sự gọi là PACTE DE VARSOVIE

*        Phía Mỹ và các nước Tây Au cũng có hai Tổ chức song song với hai Tổ chức trên của khối Cộng sản:

=>     Tổ chức Kinh tế/Thương mại Thị Trương Chung (Marché Commun) gồm 6 nước lúc đầu . Đây là tiền thân của Liên Hiệp Au châu ngày nay.

=>     Tổ chức Quân sự Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương OTAN/ NATO

Trước tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng, phải tiến tới

LIÊN MINH PHÒNG THỦ BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG

Việc Khối Hán Cộng đang leo thang tham vọng xâm lăng ra phía Biển, Đảo tạo ra một bầu không khí Chiến Tranh lạnh.

Leo thang xâm lăng của Khối Hán Cộng

Tác giả Rich SMITH (Dịch giả TRẦN NGỌC CƯ) đã viết một bài như sau về tình trạng leo thang bành trướng này:

Những hành động bành trướng hiếu chiến của Bắc Kinh trên các vùng biển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đòi hỏi các nước láng giềng của Trung cộng phải khẩn trương chỉnh đốn lại kho vũ khí của mình.

Trung cộng có một tàu sân bay – và đang làm các nước láng giềng lo ngại.

Khắp Đông Nam Á hiện nay, từ Đài Loan đến Nam Hàn, và từ Australia đến Philippines, đến Nhật Bản, các nước đang lên kế hoạch đẩy mạnh ngân sách quốc phòng để đối trọng lại một hải quân Trung cộng ngày càng hiếu chiến. Vào thời điểm này, có vẻ như một trong những quốc gia nói trên, là Nhật Bản, sẵn sàng đứng ra lãnh đạo một liên minh quân sự.

Bối cảnh

Trong mấy tuần qua, một hạm đội hỗn hợp gồm các chiến hạm và tàu đánh cá thương mại Trung cộng đã và đang xô xát với tàu địa phương Việt Nam trong vùng biển Hoa Nam [Biển Đông], cố giành lấy vị trí chung quanh một giàn khoan dầu mà Công ty Dầu khí Hải Dương Trung cộng đã hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuần trước, cuộc giằng co đã leo thang khi một tàu Trung cộng húc và làm chìm một tàu cá Việt Nam. (Thủy thủ trên tàu này được các tàu cá Việt Nam khác gần đó cứu sống, nhưng dù sao đi nữa vụ việc này đã đẩy các xung đột thêm một bước leo thang).

Cách đó không xa, bên ngoài duyên hải Philippines, các chiến hạm Trung cộng đang hàng ngày đe dọa tàu cá ngư dân và đang phong tỏa một tiền đồn Philippines tại một bãi đá ngầm địa phương, không cho tàu Philippines vào tiếp tế lương thực cho binh lính của họ. Và về phía Bắc, sự phẫn nộ của các nước láng giềng tiếp tục bùng lên khi Trung cộng tuyên bố một “khu nhận diện phòng không” trùm lên gần hết biển Hoa Đông – gồm lãnh thổ mà Nam Hàn và Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.

Đường chín đoạn” khét tiếng của Trung cộng, một tuyên bố chủ quyền coi gần hết biển Đông như một lãnh hải độc quyền của Trung cộng. Những vùng đóng khung biểu thị những vùng Trung cộng đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và Philippines.

Khi các tin tức thuộc loại này ngày một lan tràn, các nhà phân tích thị trường hải quân tại công ty tư vấn AMI International tiên đoán rằng các nước láng giềng của Trung cộng sẽ đầu tư khoảng 200 tỷ USD vào việc mua thêm trên 1000 tàu ngầm, các chiến hạm loại nhỏ, và cả các tàu sân bay để củng cố sức mạnh quân sự của mình trong vòng 20 năm tới – biến khu vực này thành một thị trường chiến hạm đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Thậm chí đã có dư luận cho rằng những nước này sẽ liên minh với nhau để “bao vây ngăn chặn” ảnh hưởng của Trung cộng.

Những Tổ chức Kinh tế/ Thương mại đang hình thánh

Viễn Đông và vùng Thái Bình Dương đang đi đến phân chia ra hai phía: (i) Khối Hán Cộng theo thể chế Độc tài; (ii) Phía Mỹ và những nước theo thể chế Dân chủ thuộc Viễn Đông và vùng Đông Nam Á. Cũng như giai đoạn phân chia của Au châu sau Thế chiến thứ II, vùng Thái Bình Dương đang tiến hành những Tổ chức Kinh tế/Thương mại và Quân sự:

*        Phía Khối Hán Cộng tăng cường leo thang về cả Kinh tế/Thương mại và Quân sự như sau:

=>     Tổ chức Tự do Mậu dịch nhằm chọc thẳng xuống những nước thuộc ASEAN. Đó là Tổ chức CAFTA (CAFTA (China-Asean Free Trade Agreement/ Thỏa thuận Trung cộng-Đông Nam Á về Tự do Mậu dịch).

=>     Về mặt Quân sự, Khối Hán Cộng tăng ngân sách Quốc phòng tới 150 tỷ Mỹ Kim, trong đó phần dành cho Hải quâng tăng gấp ba)       

*        Phía Khối Mỹ và các nuớc Dân chủ Thái Bình Dương cũng tiến hành:

=>     Tổ chức Tự do Mậu dịch TPP : Quan Hệ Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ 11 quốc gia, Australia, Brunei, Canada, Chile, Singapore, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ và Việt Nam tham dự cuộc họp báo chung tại Singapore vào ngày 13 tháng 3 năm 2013.

=>     Về phương diện Quân sự, đã có cuộc tham khảo tuần vừa qua giữa Nhật và Uc Châu trong ý hướng tiến tới một LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG. Một Tổ chức như OTAN/ NATO Á châu phải được mau chóng thành hình  để đối trọng với sự tăng ngân sách Quốc phòng, nhất là Hải quân của Khối Hán Cộng. Đây là là việc phải đến của tình hình Lịch sử.

Việt Nam lựa chọn đứng về phía Khối Hán Cộng hay về phía Liên Minh Phòng Thủ Bác Thái Bình Dương ?

Về Tổ chức CAFTA, Trương Tấn Sang đã đi Bắc Kinh tháng 6/2013 và đã ký kết 10 thỏa ước với Khối Hán Cộng. Nhưng rồi Giàn Khoan HD-981 của Khối Hán Cộng đã tự tiện vào xâm lăng Lãnh hải, đặc khu Kinh tế của Việt Nam, vào tháng 5/2014. CSVN đã quá tin tưởng vào 16 chữ vàng và 4 tốt để ngày nay những Lãnh đạo chóp bu của đảng phải câm họng như hến. Nguyễn Tấn Dũng chạy lang thang kêu cứu của ASEAN và Mỹ. Các Quốc gia để Việt Nam cô đơn vì chính CSVN đã tự nhận làm tay sai của Khối Hán Cộng.

Vậy thì khi Tổ chức LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG hình thành, Việt Nam phải chọn lựa dứt khoát đứng về phía nào ?

Có hai trường hợp:

*        Nếu đảng CSVN vẫn ham quyền và vẫn cố thủ đứng về phía Khối Hán Cộng để làm khuyển chó phục vụ mong Khối Hán Cộng bảo đảm cho quyền hành, thì tất yếu Dân Tộc Việt Nam sẽ NỔI DẬY CÁCH MẠNG.

*        Theo bài học của dân Ukraine, Dân Tộc Việt Nam NỔI DẬY CÁCH MẠNG chôn vùi đảng CSVN như Dân Ukraine đã đứng lên xua đuổi Tổng thống của họ vì ông này chọn Nga. Dân Ukraine đã lựa chọn Liên Au về Kinh tế/Thương mại và chọn OTAN/ NATO về Quân sự. Dân Tộc Việt Nam, sau khi đã chôn vùi CSVN đi rồi, sẽ lấy quyết định chọn Khối Mỹ và những nước Tự do Dân chủ để có Thị trường phát triển Kinh tế. Tất nhiên Dân tộc Việt Nam cũng sẽ chọn phía LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG để có những bảo đảm về an ninh Quân sự trước đe dọa xâm lăng truyền kiếp của Khối Hán Tộc.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 27.03.2014. Cập nhật 05.06.2014. Cập nhật 21.07.2015

Web : http://VietTUDAN.net

Chú thích : Một số những tay chân của đám bưng bô CSVN viết bịa đặt sai lệch về Lý Lịch của tôi, nên xin phép cho cái Link về Lý Lịch Nguyễn Phúc Liên như sau : http://www.viettudan.net/36984/index.html

"NATO CHÂU Á" SẮP THÀNH HIỆN THỰC

11/07/2015

Theo Tin của Reuters & AP

Nhật Bản sắp có quyền lực khiến Trung cộng phải e sợ

Hãng Reuters hôm 10/7 đưa tin, Nhật Bản đang có ý định gia nhập liên minh phát triển tên lửa SeaSparrow của NATO.

Điều này sẽ cho phép Tokyo lần đầu được thể nghiệm nhiều kế hoạch quốc phòng.

Động thái của Nhật cũng nhận được sự ủng hộ của Hải quân Mỹ, bởi đây chính là "bước đệm" để nước này lãnh đạo các mối quan hệ đối tác quân sự tương tự ở châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Reuters, đại diện Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) cho biết, các viên chức Hải quân nước này đã tham gia hội nghị của NATO tại The Hague, Hà Lan hồi tháng 5 nhằm tìm hiểu rõ hơn về liên minh tên lửa nói trên.

Liên minh phát triển tên lửa của NATO được thiết lập vào năm 1968 bao gồm 4 quốc gia trong đó có Mỹ và việc có thêm Nhật Bản tham gia sẽ giúp giảm mức đóng góp của các nước cho dự án này.

Bên cạnh vấn đề chi phí, điều quan trọng mà Washington nhận thấy là trong bối cảnh Trung cộng ngày càng hiện đại hóa quân sự, cũng như ngoan cố với chủ trương bành trướng khiến nhiều nước trong khu vực lo ngại, Tokyo có thể phát huy vai trò dẫn dắt các đối tác quân sự của Mỹ-Nhật.

"NATO châu Á" sắp thành hiện thực?

Trên thực tế, từ năm 2001, chuyên gia các vấn đề châu Á Sol Sanders đã đề cập tới khái niệm "NATO châu Á".

Ông nhận định sai lầm lớn của Mỹ sau Thế chiến II là việc nước này chưa thể thiết lập một cơ chế bảo đảm an ninh đa phương giống như NATO tại châu Á.

Một trong những nguyên nhân chính là Washington chưa giải quyết được sự đối đầu giữa 2 đồng minh thân cận nhất trong khu vực là Hàn Quốc và Nhật Bản, cho phép Mỹ thiết lập một liên minh đa phương đúng nghĩa.

Ý tưởng về liên minh này, không cần nghi ngờ, là sự phản ứng trực tiếp đối với sự trỗi dậy của Trung cộng.

Shigeru Ishiba - một chính khách bảo thủ thuộc đảng Tự do dân chủ cầm quyền của Nhật Bản - đã nói hồi tháng 3/2014 rằng nếu quyền tự vệ tập thể được giải phóng, ông này sẽ tìm cách cản trở "NATO châu Á" đối đầu và kiềm chế Trung cộng

Dù vậy, dưới sự cầm quyền của Nội các Thủ tướng Shinzo Abe, triển vọng Nhật Bản giải phóng quyền tự vệ tập thể đang rõ rệt hơn bao giờ hết. Và ý tưởng "NATO châu Á" cũng bắt đầu trở nên khả thi.

Học giả Sanders cũng dự đoán: "Dù xét trên cơ sở quan hệ song phương hay khả năng Tokyo phát huy tác dụng lớn hơn trong một cơ cấu đa phương, Nhật vẫn là quốc gia đóng vai trò trung tâm trong hệ thống an ninh của Mỹ tại châu Á."

Quan điểm của Sanders vào năm 2001 không hề tạo được bất kỳ phản ứng nổi bật nào trong dư luận. Nhưng 14 năm sau, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thực thi chiến lược "xoay trục châu Á", khái niệm này một lần nữa được nhắc tới, và Nhật Bản vẫn là cái tên mấu chốt.

Năm 2012, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Lee Armitage và giáo sư ĐH Harvard Joseph Nye đã cùng nhau đưa ra bản báo cáo có sức nặng mang tên "Liên minh Mỹ-Nhật - Chỗ dựa để ổn định châu Á".

Báo cáo liệt kê hàng loạt thay đổi về chính sách an ninh mà Washington kỳ vọng ở Tokyo, trong đó nội dung cốt lõi là Mỹ yêu cầu Nhật giải trừ những rào cản quân sự trong Hiến pháp nước này và đóng vai trò tích cực hơn trong cục diện an ninh châu Á-Thái Bình Dương.

Giới quan sát cho rằng, những cải cách chính sách an ninh của Shinzo Abe như dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, giải phóng quyền tự vệ tập thể, tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ, tham gia giải quyết vấn đề Biển Đông... đa phần dựa trên báo cáo của Armitage/Nye.

Ông Shinzo Abe đang biến ý tưởng "NATO châu Á" mà Washington thúc đẩy thành hiện thực.

Nhật sẽ có quyền chủ động "khai chiến"

Tờ Nhật báo Phương Nam (Southern) của Trung cộng cho hay, Hiệp hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung cộng (CSCPA) hôm 30/6 đã công bố "Báo cáo đánh giá quân lực Nhật Bản 2014".

Theo đó, chính sách an ninh và phòng thủ của Nhật Bản đang có những điều chỉnh quan trọng nhằm tìm kiếm bước đột phá kể từ Thế chiến II tới nay.

Southcn cho hay, trong rất nhiều nội dung cải cách quân đội Nhật Bản, quyền quyết sách được trao cho Hội đồng tham mưu (JSC) là một chi tiết đặc biệt đáng chú ý.

JSC trực thuộc Bộ quốc phòng Nhật Bản, là cơ quan tham mưu và chỉ huy tối cao mà Bộ quốc phòng nước này sử dụng để chỉ huy, quản lý JSDF.

Nhiệm vụ chủ yếu của JSC là thống nhất và điều chỉnh việc chỉ huy, vận hành, điều động các Lực lượng phòng vệ trên bộ, trên biển, trên không của Nhật.

Theo CSCPA, phương án sửa đổi "Luật bố trí Bộ quốc phòng" do Nội các của Thủ tướng Abe đề xuất năm 2014 đã được Quốc hội Nhật Bản thông qua.

Theo phương án này, quyền quyết định tác chiến sẽ được trao cho một lãnh đạo của JSC có vai trò tương đương phó Tổng tham mưu trưởng.

Điều này có nghĩa là, nếu các dự luật an ninh của Nội các Thủ tướng Abe được thông qua, quân đội Nhật Bản hoàn toàn có thể điều động lực lượng ra nước ngoài mà không cần thông qua Quốc hội.

Nói cách khác, Thủ tướng Nhật Bản sẽ là người trực tiếp ra lệnh, sau đó JSC chấp hành nhiệm vụ thực hiện quy trình tác chiến.

Giới phân tích hầu hết đều ghi nhận, những động thái quân sự rõ rệt nói trên của Tokyo đang mở đường để Nhật "thay mặt Mỹ" trở thành đối trọng với Trung cộng tại châu Á-Thái Bình Dương.

"NATO châu Á" - nếu trở thành hiện thực - sẽ chính là "cái tát" mà Mỹ và đồng minh đánh thẳng vào những ảo tưởng bá quyền khu vực của Bắc Kinh.

***

Trung Cộng tập trận tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

hoàng sa, trường sa, southeast asia sea belong to the Républic of Vietnam

CTV Danlambao - Theo thông báo từ trang tin điện tử đối ngoại thuộc quân đội Trung Quốc được tài trợ bởi Bộ Quốc phòng và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), lịch tập trận trên biển Đông trong khu vực Bắc – Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa. Cuộc tập trận lần này sẽ diễn ra trong vòng 10 ngày, từ 8 giờ sáng ngày 22/7/2015 đến 8 giờ sáng 31/07/2015.

Mọi hoạt động đi lại của tàu bè đều không được phép diễn ra trong khu vực này.

Khu vực diễn tập nằm trong phạm vi các toạ độ: 18-15N 110-30E; 19-32N 111-21E; 19-34N 113-26E;18-35N 114-08E;16-45N 113-15E;16-10N 112-18E. (*)

hoàng sa, trường sa, southeast asia sea belong to the Républic of Vietnam

Ảnh từ Mil.huanqiu.com

Như vậy có thể thấy Trung Cộng đang gia tang sức ép lên Việt Nam, từ động thái đưa giàn khoan HD-981 vào sâu trong vùng chồng lấn tại vịnh Bắc Bộ cho đến việc gây rối tại biên giới Tây Nam (Việt Nam - Campuchia), lệnh tập trận tại khu vực quần đảo Hoàng Sa diễn ra trong khi phía Việt Nam chưa có phát ngôn chính thức gì trước báo giới về vấn đề này.

22/07/2015

CTV Danlambao

danlambaovn.blogspot.com

***

Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương Mỹ ngồi phi cơ thám thính Biển Đông

Trong một hành động chắc chắn sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận, tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã ngồi trên chuyến bay thám hinh Biển Đông kéo dài đến 7 tiếng đồng hồ.

admiral scott swift

Đề Đốc Scott Swift. Photo Courtesy: AP

Cali Today News – Đề Đốc Scott Swift đã tham gia đoàn bay thám hiểm trên chiếc máy bay P-8A Poseidon hôm thứ bảy để thanh tra khả năng chiếc máy bay thám thính tối tân mới được đưa vào phục vụ này, theo tin từ lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ hôm qua cho biết.

Người ta lo ngại vùng biển này có thể là chiến trường của xung đột lớn, có sự tham gia của Mỹ, dù Trung Quốc đã yêu cầu Hoa Kỳ phải đứng ngoài mối tranh chấp, theo Bắc Kinh, là “thuần túy Châu Á” này.

Tòa Đại Sứ Trung Quốc ở Philipines vẫn chưa có phản ứng về hành động của Đề Đốc Swift. Bộ Hải Quân Hoa Kỳ có kế hoạch mua thêm  nhiều máy bay P-8A Poseidon để thay thế cho loại P-3 Orion đã cũ. Loại phi cơ mới còn có khả năng tấn công tàu ngầm.

Charlie Brown, một chỉ huy chiến hạm bay cùng Đề Đốc Swift trong chuyến bay trinh sát này, đã cho báo chí hay ‘Đề Đốc Swift tỏ vẻ hài lòng khi quan sát những khả năng của chiến phi cơ tối tân này’

Tuy nhiên ông Brown không cung cấp chi tiết về chuyến bay, thí dụ như nó có bay trên các vùng biển đảo mà Trung Quốc đã cho xây cất ồ ạt từ nhiều tháng qua hay không.

Trần Vũ (AP)

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site