lịch sử việt nam
Nguyễn-Trãi Với Tư-Tưởng Nhân-Nghĩa
Nguyễn Đăng Thục
...
Nhận thấy cái hại của triều Lê tôn-sùng riêng Nho-giáo, có khuynh-hướng đóng cửa bế-quan, cho nên Lê-Quý-Đôn mở đầu chương Thiền-Dật ( ) trong " Kiến Văn Tiểu Lục " ( ) trên đây lên tiếng phản-đối Nho-sĩ cố-chấp hay biện-bác đạo khác mà độc-tôn đạo mình. Ông viết :
" Lời dạy của Thánh-Hiền gốc ở Trung-dung. Giềng-mối, trật-tự, cương-thường, chế-độ Lễ-Nhạc, Hình-pháp, Chính-trị là Trời Đất thiết-lập ra, Vua chưa làm sáng-tỏ. Noi theo tính Trời để tu-sửa đạo-lý thì cổ kim đều nhất-trí. Thánh-nhân giảng học để làm sáng-tỏ nguyên-lý Trời Đất, để làm ngay-thẳng lòng người. Còn như tìm-tòi điều lạ mà thuyết-lý điều quái thì chẳng phải công-việc thường-xuyên vậy. Cho nên chỉ bàn-luận đến đạo-lý phổ-thông không, làm cho kẻ đi học thêm ngờ-vực. Giáo-lý của đạo Phật, đạo Lão thanh-tịnh, hư-vô, siêu-nhiên, lặng-lẽ, không lệ-thuộc vào sự-vật biểu-hiện cũng là giáo-lý cao-minh để làm cho thân mình nên lương-thiện lấy mình, mà bàn đến đạo-đức cao-siêu, luận về hình thần thì chỗ nào cũng có ý-nghĩa thâm-trầm huyền-diệu. Các nhà Nho ta cứ chấp vào ý-kiến bỉ thử thiên-lệch mà điều gì cũng đem ra biện-bác thì có nên không ?………..
" Trang-chu bảo rằng trong phạm-vi thế-gian thì có bàn-luận mà không quyết-nghị, ngoài giới-hạn thế-gian thì giữ lấy mà không bàn-luận, lời nói ấy thật chính-xác vậy " .
Bởi thế mà Lê-Quý-Đôn ở sách " Vân Đài Loại Ngữ " ( ) mới thẳng-thắn trở về tín-ngưỡng " Tam-giáo Đồng-Nguyên " của triết-lý truyền-thống Á-Châu " Đồng qui nhi thù đồ " ( ) từng thống-nhất dân-tộc Việt-Nam thời Lý, Trần vậy .
Họ Lê đã toát-yếu triết-lý " Đồng qui nhi thù đồ " vào bài đại-luận mở đầu cho loại sách " Văn Đài Loại Ngữ " như sau :
" Người xưa xưng tụng cái học " Cách vật trí tri " ( ) suy hậu-quả đến " Tu, Tề, Trị, Bình " thì có thể gọi được là sâu rộng vậy .
" Đạo-lý ở tại sự-vật, sự-vật tất có đạo-lý, xa như cùng trời khắp đất, gần như luân-lý nhân-sinh hàng ngày, chẳng chi không có cái lý dĩ-nhiên, cái nghĩa đương nhiên. Làm người quân-tử không thể không biết mà được .
" Học để thâu góp kiến-thức, hỏi để phân-biệt manh-mối, nhớ lại kinh-nghiệm đã qua để tìm-hiểu những điều sắp tới. Thành-thật tin-sùng đạo-lý, ngày tháng tích-chứa tự-nhiên thông-suốt. Tìm nguyên-lý đến cùng mà toàn-vẹn lấy bản-tính cho đến mệnh trời. Tinh-vi ý-nghĩa đến thần-hóa để mà ích-dụng cho đời, hết-thảy đều do đấy mà xuất ra cả .
" Kinh Dịch nói : ( Người quân-tử nhớ nhiều những điều về trước với việc đã qua là để nuôi đức-hạnh của mình ).
( )
" Kinh Thư nói : ( Người ta cầu tìm biết nhiều là chỉ để xây-dựng công-nghiệp với đời ) ( )
" Khổng-Tử nói : (Đệ-tử sao chẳng đọc Kinh Thư, gần thì để phụng-sự cha mẹ, xa để phụng-sự nước Vua, lại biết nhiều về chim-muông cây-cỏ )
()
" Hết thảy đều là công-phu Cách-vật vậy. Tuy nhiên nếu có thể giữ lại điểm thiết-yếu, chọn lấy điểm tinh-vi, thì dù sự sự vật vật có rối bời trước mắt mà tự mình châm-chước điều gốc, điều ngọn, dung hợp điều thủy, điều chung, thì càng thấy rõ rằng dù đường lối có khác nhau vô kể mà tựu-trung cùng đi đến một đích chung. Suy-tưởng tuy trăm lối mà chân-lý chỉ có một, đâu đến nỗi học rộng mà không thấy được chỗ cốt-yếu, mệt sức mất công mà chẳng có hiệu-quả gì ?
" Thử bàn-luận những điều thường-thức. Mặt-Trời, Mặt-Trăng, Tinh-Tú, ấy là văn vẻ của Trời. Khí-hậu, vị-trí, thuận nghịch, mau chậm, phải chăng không có định-luật vĩnh-cửu ?
" Núi sông, cây cỏ ấy là văn vẻ của Đất. Hình-thể, chủng-loại tuy khác nhau, nhưng mạch-lạc, nguyên ủy, cao thấp, béo gầy phải chăng không có định-lý phổ-biến .
" Lễ Nhạc, pháp-luật là văn vẻ của loài người. Đời xưa, đời nay, khi theo khi đổi, chỗ này không ưa, chỗ kia không thích, đều khác nhau lắm. Nhưng tùy thời-thế mà thiết-lập giáo-lý, thuận lòng dân mà cải-cách biến-đổi, thì chung qui cũng có cái nguyên-lý chung vậy. Trong nhân-sự nhỏ như ăn mặc, đồ dùng, cư xử, thù tạc, tính tình, tập tục, cái gì cũng khác nhau, nhưng mục-đích để cùng nhau tìm sự an-ổn, bảo-vệ lấy nhau, nuôi-dưỡng cho nhau, cùng nhau làm khuôn-phép chung, điều ấy thì có sự giống nhau cả .
" Nhân đấy mà xét, thánh-nhân sở dĩ có phép-tắc nhiệm-mầu, bao-quát, thống-quan và tinh-vi, khúc-triết, nghĩa là vừa nhìn sâu và rộng, thì đại-khái đều thuận với cái nguyên-lý tự-nhiên mà có tu-sửa ít nhiều để thích-ứng. Người xưa sáng-tạo, người sau noi theo, như thế gọi là " Cách Vật " ( ), gọi là " Trí tri ) ( ). Bảo rằng đầy đủ đầu mối của muôn lý mà thích-ứng ra muôn sự việc là như thế. Chẳng phải cái học cầu tìm phiếm-tán ở những kinh-nghiệm ngoại-giới mà không nghĩ trở vào cầu tìm ở nơi tâm-hồn vậy. Bằng như không thế mà lại phân-biệt vật nọ, vật kia mà tìm xét từng vật một chi-li thì chẳng hóa ra chịu sự thất-bại vì đường lối ngoắt-ngoéo dễ lạc mất dê, một cây che lấp mất cả rừng sao " . _ ( Lê-Quý-Đôn " Vân Đài Loại Ngữ tựa )
Trên đây, Lê-Quý-Đôn mà danh Nho Chu-Bội-Liên ( ) xưng tụng là ( ) ( Không thẹn với ông Tổ hiền-triết miền Nam ) ( ) " Thánh Mô Hiền Phạm Tự, để cho chúng ta thấy cái tinh-thần " Đồng qui nhi thù đồ " của triết-lý truyền-thống " Tam-giáo Đồng-nguyên Vạn-pháp Nhất-lý" ( ) .
Cái triết-lý truyền-thống ấy có thể hiểu một cách phổ-thông khái-yếu như sau :
Điều trọng-đại nhất của nhân-loại là điều tiên-quyết sống còn. Vì sống còn nên mới có những nhu-cầu thúc-đẩy tự trong tâm người ta xuất ra. Sự đòi hỏi ở tâm người ta trả lời cho những tác-dụng căn-bản của tâm-lý. Như nhà Phật nói " Tâm người ta có ba tác-dụng là trí-thức, là tình-cảm, là ý-chí ( ). Tác-dụng nào cũng đòi thỏa-mãn nhu-cầu của mình. Trí-thức thì cầu biết đến cùng, đấy là Chơn.
Tình-cảm thì cầu yêu cái đẹp đến tuyệt đẹp, đấy là Mỹ. Ý-chí thì cầu hành-vi lương-thiện, đấy là cầu Thiện. Chân-Mỹ-Thiện là ba đối-tượng của ba tác-dụng căn-bản, bản-nhiên của một tâm sinh-tồn. Nhưng trước khi phân-hóa ra ba tác-dụng, mỗi tác-dụng đi về một hướng cầu tìm thỏa-mãn, thì tâm vốn chỉ là một tâm thuần-nhất, một bản-thể chưa phân-biệt, hồn-nhiên, cùng với Trời Đất là một thể, cho nên gọi cái Tâm-Thiên-Địa, hay là Tâm-chi-thể ( ) như Vương-Dương-Minh viết :
( Không thiện không ác là bản-thể của tâm
Có thiện có ác là hoạt-động của ý-chí
Biết thiện biết ác là cái biết lương-tri
Làm thiện làm ác là Cách-vật ) .
Chính cái Tâm-Thể ấy là thực-tại tâm-linh tuyệt-đối làm bản-thể chung cho thế-giới sự-vật, cho đời sống hiện-sinh, và cho tinh-thần nhân-loại mà siêu-hình-học truyền-thống lấy làm thực-tại tối-cao để thực-hiện, luân-lý-học và mỹ-học truyền-thống lấy làm giá-trị tối-cao. Cái Tâm-Thể ấy là bản-thể đại-đồng, vừa tiềm-tại trong không-gian, thời-gian, vừa siêu-việt quá thời-gian, không-gian, cho nên Lê-Quý-Đôn bảo là " Đồng qui thù đồ" ( bao-quát thống-quan và tinh-vi khúc-triết ) tức cũng là cái " đại phân số chung " ( Plus grand commun diviseur ) theo Aldus Huxley, của tất cả các nền thần-học:
" Người ta thấy manh-nha triết-lý truyền-thống ấy ở trong sự hiểu-biết cổ-truyền của các dân-tộc sơ-khai, và trình-độ hoàn-bị trưởng-thành của nó ở tại các tôn-giáo cao-đẳng. Một bản diễn-dịch cái " Đại phân số chung " ấy của tất cả các nền thần-học trước kia và về sau thì lần đầu tiên được thấy ghi-chú cách nay hai mươi lăm thế-kỷ ( 25000 năm ). Và từ đấy về sau, đề-tài vô cùng phong-phú đã được nhắc đi nhắc lại theo quan-điểm của mỗi truyền-thống tín-ngưỡng, của tất cả nền ngôn-ngữ chính-yếu của Châu-Á và Châu-Âu " . _ ( " La Philosophie Eternelle ", ed. Plon, Paris 1949 )
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử