lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Tam Giáo Đồng Nguyên

Tư-Tưởng Trúc-Lâm Yên-Tử

Tư-Tưởng Văn-Hóa Triết-Học Việt-Nam

Nguyễn-Trãi Với Tư-Tưởng Nhân-Nghĩa

Nguyễn Trãi

Nguyễn Đăng Thục

1, 2, 3, 4, 5

...

KẾT-LUẬN ._
Cái án chu-di tam-tộc Nguyễn-Trãi không phải là cái chết oan-uổng của một dòng họ mà thôi. Nó là cả một khúc-quanh lịch-sử dân-tộc, một sự dứt đoạn trong truyền-thống tinh-thần dân-tộc mà những lời xưng-tụng đặc-biệt của Vua Lê-Thánh-Tôn có thể tẩy oan tuyết-hận cho một linh-hồn, nhưng không thể vãn-hồi được tình-thế :

" Ức-Trai tâm thượng quang Khuê tảo ! "
( Tâm-hồn Ức-Trai sáng như sao Khuê ! )
_ ( " Quỳnh-Uyển Cửu-Ca " -- Lê-Thánh-Tôn )

Thực vậy, với cái chết của Nguyễn-Trãi, cái truyền-thống tư-tưởng tâm-linh thực-nghiệm khai-phóng của Thiền-tông đồng-nguyên Tam-giáo mà Ông là đại-biểu cuối cùng của nhà Trần cũng tắt theo, bị đoạn-tuyệt bởi cuộc tiêu-hủy sách Sử Việt-Nam của quân Minh với chính-sách đồng-hóa triệt-để. Không những chúng tiêu-hủy hoặc lấy điển-tích của tác-giả thời Lý, Trần. Chúng còn bắt nhân-tài Việt-Nam sang làm tù-binh, hoặc cho làm quan bên triều nhà Minh như trường-hợp Hồ-Nguyên-Trừng, người đã phát-minh ra súng thần-công, bị nhà Minh bắt với cha đưa về Trung-Quốc, lợi-dụng khai-thác phát-minh của ông. Hay là như Nguyễn-An làm quan triều Minh đến chức Thái-Giám. " Theo sách ( Hoàng-Minh Thông-Kỷ ) của Tầu chép về sự-tích của ông, rất sở-trường về kiến-trúc. Phàm những việc xây-dựng hay sửa-chữa thành-trì ở Bắc-Kinh, 9 cửa, 2 cung và 5 điện, các công-thự ở 5 phủ, 6 bộ, cùng những đồn trại ở biên-ải, nhà trạm ở thôn quê, đều chính mình ông trông coi chỉ bảo, công-lao rất to ai cũng biết. Các tòa sở coi về việc thợ-thuyền chỉ việc theo mực-thước sẵn của ông mà thôi " .

Sau khi Nguyễn-Trãi bị chu-di rồi thì nhà Lê đoạn-tuyệt với truyền-thống Tam-giáo Thiền-tông thời Trần để độc-tôn Nho-giáo, Lý-Học của nhà Tống với khuynh-hướng bế-quan và từ-chương, bỏ mất cái tinh-thần Nhân-Nghĩa tâm-linh, quân-bình cá-nhân xã-hội lấy Bụt làm lòng :

" Thân đà hết lụy thân nên nhẹ
Bụt ấy làm lòng Bụt khá cầu ". _ Quốc Âm Thi tập " -- Mạn thuật )

lấy Thiền-định để thực-hiện Đồng-nguyên Tam-giáo :

" Chiếm tự nhiên một thảo am
Dầu lòng đi Bắc mấy về Nam
Trường thiền-định, hùm nằm chực
Trái thời trai vượn nhọc đem
Núi láng giềng chim bầu bạn
Mây khách khức nguyệt anh tam ( em )
Tào khê rửa ngàn tầm suối
Sạch chẳng còn một chút phàm " . _ ( Quốc Âm Thi tập -- Thuật hứng )

Đấy là cái tinh-thần Nho-học khai-phóng ( ) " Cùng lý chính tâm " từ Chu-Văn-An, theo tôn-chỉ " tri hành hợp nhất " trên cơ-bản tâm-linh thực-nghiệm của Thiền-tông, đã bị nhà Lê đoạn-tuyệt với cái án của Nguyễn-Trãi vậy.

Xét tư-tưởng Việt-Nam trong vòng một ngàn năm gần đây, bắt đầu dân-tộc thực-sự giải-thoát ách đô-hộ của nước Tầu để ý-thức " Nam quốc sơn hà Nam Đế cư " ( ) mà xây-dựng đời sống chung của một quốc-gia độc-lập, nghĩa là trải qua các triều-đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho tới ngày nay, chúng ta nhận thấy rõ-rệt có hai ý-thức-hệ kế-tiếp chi-phối xã-hội Việt-Nam, một ý-thức-hệ xã-hội khai-phóng, và một ý-thức hệ xã-hội bế-quan, theo như giới-thuyết trên đây .

Sự thực nói một cách tổng-quát thì lịch-sử tư-tưởng Việt-Nam có thể chia làm ba thời-kỳ : Bắt đầu từ thời nhà Đinh và Tiền-Lê, Lý, chúng ta thấy Phật-giáo Đại-thừa lãnh-đạo ý-thức-hệ quốc-gia dân-tộc. Ở thời nhà Đinh ( 968 - 980 ) và Tiền-Lê ( 980 - 1009 ) các Thiền-sư có tinh-thần thực-tiễn và quốc-gia dân-tộc đã sốt-sắng ra tay phò Vua giúp nước, khuông phò xã-tắc sơn-hà như Khuông-Việt Thái-sư hay Thiền-sư Đỗ-Thận, từng giúp nhà Vua về đường ngoại-giao để đối-ngoại, về đường nội-trị thì bàn-tính mưu-cơ quốc-kế dân-sinh. Như thế đủ chứng-tỏ tiền-đồ Phật-giáo tuy có khuynh-hướng lạnh-nhạt với thế-gian, mà riêng các nhà Thiền-sư Việt-Nam lại có chí-nguyện nhiệt-thành với quốc-gia dân-tộc. Các Ngài ngay từ buổi đầu đã đem cái triết-lý xuất-thế bác-ái từ-bi để nhập-thế, cộng-tác với các nhà chính-trị, võ-bị, khai-quốc công-thần. Đấy là chủ-trương hợp-sáng Đạo và Đời. Kịp đến triều Lý ( 1010 - 1225 ) với Thiền-sư Vạn-Hạnh và đệ-tử là Lý-Công-Uẩn chủ-trương dung-hòa hợp-sáng Tam-giáo trên cơ-bản Thiền, hành-động suốt hơn hai trăm năm ảnh-hưởng Phật-giáo vẫn ưu-tiên và sâu rộng, nhưng là một triều-đại oai-dũng nhất, một mình dám đường đường chính chính đem quân vào nước ngoài, khi đánh không ai địch nổi, khi kéo quân về không ai dám đuổi theo, như trận đánh Ưng-Liêm, thật là đệ-nhất võ-công, từ đấy nước Tầu không dám coi thường chúng ta .

Ca dao hát :

" Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng " .

Là ám-chỉ vào việc võ-công triều Lý trên đây chăng ? Ngoài ra lại còn phải đối-địch với cường-quốc Đại-Lịch ở phía Tây-Bắc, tranh-hùng với lực-lượng Chiêm-Thành ở phía Nam …… Ở dân Việt-Nam đã có được cái nhuệ-khí tích-cực để sống còn bền-bỉ ấy ! Phải chăng triều-đình đã bắt đầu xây nền Quốc-học trên ý-thức-hệ Tam-giáo Phật-Nho-Đạo cho nên trong nước mới kết-tinh được cái tinh-thần Nhân-bản toàn-diện : Nhân (), Trí ( ), Dũng ( ) như Lý-Thường-Kiệt với Tô-Hiến-Thành .

Đến triều Trần ( 1225 - 1400 ) thì cái tinh-thần Tam-giáo truyền-thống ấy phát-triển đến điểm tuyệt-đỉnh vào tổng-hợp tâm-linh thực-hiện của Trúc-Lâm Tam-Tổ là Điều-Ngự Giác-Hoàng, Pháp-Loa và Huyền-Quang. Và nếu không có sức mạnh kỳ lạ của tín-ngưỡng Tam-giáo ấy để đoàn-kết quốc-dân trên dưới như một, thì liệu cái nhóm Việt-Nam nhỏ bé ở cửa ngõ Đông-Nam Á-Châu này có sức gì mà chận đứng đường Nam-tiến của quân Mông-Cổ ?

Cho tới đây, trải qua bốn triều-đình Đinh, Lê, Lý, Trần gồm trên bốn trăm năm ( 432 năm ) cái tín-ngưỡng vào ý-thức-hệ Tam-giáo ấy đã làm nguồn sinh-lực phong-phú hùng-hậu cho toàn dân, trên từ Vua, Quan đến triều-đình, dưới đến nông-dân, sĩ-thứ, bất phân-biệt Nam, Nữ hay tuổi-tác, giai-cấp quí tiện, hết thảy đều nhất-trí một lòng cảm-thông. Nhờ có sự thống-nhất tinh-thần của toàn dân vào một ý-thức-hệ phong-phú, vừa thực-tiễn, vừa lý-tưởng, hết sức khai-phóng cởi mở như quan-niệm Tam-giáo mà triều-đại Lý, Trần là triều-đại oanh-liệt nhất của ngàn năm lịch-sử dân-tộc. Cho hay muốn Quốc-gia thịnh-cường, dân-tộc hùng mạnh, thì điều-kiện tối căn-bản, tối tiên-quyết và tối trọng-yếu ấy là điều-kiện thống-nhất ý- chí .

Kịp đến triều-đại nhà Lê ( 1428 - 1788 ), tín-ngưỡng Tam-giáo bắt đầu suy-nhược, triều-đình và sĩ-phu nâng Nho-giao lên địa-vị chính-thống độc-tôn, bỏ thi Tam-giáo ở các triều-đại trước. Còn nhân-dân ở dưới, tuy vẫn trung-thành với tín-ngưỡng truyền-thống của dân-tộc, nhưng bắt đầu xung-đột với giới trí-thức thống-trị. Bước đầu nhà Lê, nhờ dư-hưởng của nền tâm-linh Tam-giáo Lý, Trần, nên Quốc-gia còn sức đoàn-kết mới đủ hùng-mạnh để đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi mà xây-dựng lại cơ-đồ với lương thần danh tướng như Nguyễn-Trãi. Nhưng bước xuống Trung và Hậu Lê quả thực tinh-thần đoàn-kết đã mất, giới trí-thức với nông-dân, thống-trị với bị-trị xung-đột. Sĩ-phu lãnh-đạo bất-lực và yếu hèn, dân-chúng lầm-than, Quốc-gia phân-ly, biến thành cục-diện Nam, Bắc phân-tranh. Nguyễn, Trịnh tranh bá, giữa Vua Lê, Chúa Trịnh chỉ còn lại là một tượng-trưng lu-mờ cho cái ý-thức dân-tộc thống-nhất. Lê-Quý-Đôn, một học-giả uyên-thâm lỗi-lạc đời Hậu Lê, am tường thời-cuộc cả Nam lẫn Bắc, nhận-thức thời bệnh hiểm-nghèo, dân-tộc thiếu ý-thức thống-nhất, nên đã từng lên tiếng kêu gọi sĩ-phu trở về phục-hưng lại triết-lý Tam-giáo truyền-thống, mà cơ-bản là tinh-thần " Đồng qui thù đồ " .

Lê-Quý-Đôn viết ở " Kiến Văn Tiểu Lục " _ q. V, _ mục " Tài-phẩm " :

" Tôi đã từng tổng-luận cả một đời Tiền Lê, đại để sĩ-phong 3 lần biến-đổi: lúc ban đầu, sau giai-đoạn nhiễu-nhương, trong nước thì dòng Nho-sĩ còn thưa-thớt, kẻ đem thân theo đuổi việc nước như Nguyễn-Thiên-Tích ( ), Bùi-Cẩm-Hồ ( ), Nguyễn-Thời-Trung ( ) có khí-phách anh-hùng dám nói, người ưu-du trong chốn lâm-tuyền như Lý-Tử-Cấu ( ), Nguyễn-Thời-Trung ấp-ủ trong tinh-thần trong trắng, không có lòng nghĩ tới giầu sang, đấy là một thời vậy .

Về thời Hồng-Đức ( 1470 - 1497 ) trong nước mở rộng khoa-mục, kén nhiều nhân-tài, sĩ-tập chỉ theo về văn-từ, thêu vẽ văn-chương để mong chức cao quyền trọng, cái khí-tiết khẳng-khái đã thấy có phần suy kém. Nhưng mà đường sủng lộc đã rộng mở, cách thức dạy-dỗ cũng cẩn-thận, người điềm-tĩnh thì được thăng dùng, kẻ kiêu-hãnh thì bị ruồng bỏ, cho nên người tại vị còn ít cầu-cạnh mà thiên-hạ còn biết quí dưỡng danh-nghĩa. Đấy là một thời, từ năm Đoan-Khánh ( 1505 - 1509 ) trở về sau, thanh-nghị hóa đồi-bại, những người làm quan ít biết thói liêm-nhượng, trong triều-đình không nghe thấy nói câu can-gián, gặp việc thời nhìn để tránh khỏi tai-vạ, thấy nguy thì bán nước cầu toàn lấy thân, những người gọi là danh Nho đều là hạng ngồi yên mà nhận lấy cái vinh-sủng bất-nghĩa, thơ ca đi lại tâng-bốc lẫn nhau, sĩ-tập bại-hoại không lúc nào quá tệ hơn lúc này. Cái tệ lần biến-đổi không thể nói hết được. Xét Quốc-sử trên dưới hơn một trăm năm mà tìm lấy người đáng được gọi là cao-sĩ chỉ được có Lý-Tử-Cấu với vài người nữa, thật đáng thương cho khí-tiết hiếm có vậy". _ ( Lê-Quý-Đôn -- Sách Kiến-Văn Tiểu-Lục -- Tài-Phẩm )

1, 2, 3, 4, 5

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site