lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (08-10-2012) - (1 *) Những ý kiến liên quan đến đảng Cộng-sản cũng như Hồ-chí-Minh, là ý kiến riêng của tác giả.
(2 *) Quan-điểm này sẽ tiếp tục hướng-dẫn dân-tộc Việt-Nam đấu-tranh đánh bật thù trong (tập đoàn mafia đỏ CSVN), giặc ngoài (quân xâm lược Trung cộng) ra khỏi bờ cõi Việt-Nam.
(3*) Phật-giáo không thể hưng thịnh khi dân-tộc bị mất chủ-quyền, quả thật không sai. Gẫm cổ suy kim, Hòa thượng Minh-Châu vừa qua đời, vào đầu tháng 09 năm 2012. Ông đã để lại cho đời sau một số lượng kinh sách lớn giữa bối cảnh đất nước Việt-Nam đang bị mất dần chủ quyền vào tay quân xâm lược Trung-cộng do sự tiếp tay của tập đoàn mafia đỏ Cộng-sản Việt-Nam.
Với số lượng kinh sách đó, thực sự có lợi ích hay không giữa bối cảnh vừa nêu? Do đó, công việc soạn thuật của ông Minh-Châu Đinh-văn-Năng (Hòa thượng Minh-Châu là đảng viên Cộng-sản) chỉ có một giá trị nhất định, chứ không có tầm vóc lớn như nhiều người đã ca tụng.
(4*) Tiếc rằng, hôm nay, thế kỷ 21, tập đoàn mafia đỏ Cộng-sản Việt-Nam đã không noi gương người xưa trong việc trị nước.
(5*) Văn bản mà ông Hồ-chí-Minh đọc, ông không sáng tác, chỉ sao chép lại từ Tuyên-Ngôn Độc-lập của Hoa-Kỳ.
67 năm sau ngày ông Hồ tuyên đọc văn bản này, đất nước, dân tộc Việt-Nam không khá hơn mà còn tệ hơn một ngàn lần thời Pháp thuộc.
Mời đọc : Việt Nam Chính Thức Nội Thuộc Nước Tầu Lần Thứ 7; Tuyên Cáo Chống Nội Thuộc Nước Tàu Lần Thứ 7; Tuyên Cáo Phản Đối Thỏa Hiệp Việt Trung Liên Quan Đến Biển Đông Ngày 11/10/2011 tại Bắc Kinh - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc
Quyển sách Cổ-pháp Cố-sự của tác giả Nguyễn-Khôi có một số nội dung liên quan đến lịch-sử Việt-Nam thời nhà Lý, Trúc-Lâm Yên-Tử đăng tải để độc giả khắp nơi có thể tham khảo.
***
Cổ-Pháp Cố-Sự
Cổ Pháp Cố Sự
(Bộ sách viết về cội nguồn nhà Lý)
Bài 9: VẠN HẠNH & LÝ CÔNG UẨN
Với Lý Công Uẩn (sau này là Vua Thuận Thiên, Thái Tổ nhà Lý) thì Thiền Sư Vạn Hạnh đích thực là thầy học (có thể là cha đẻ) người đã dạy dỗ, dìu dắt, tiến cử vào làm Quan với Vua Lê Đại Hành, làm tới Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ (như chức bộ trưởng Quốc phòng- tổng tư lệnh quân đội) để rồi đến lúc “tật Lê chìm bể Bắc, hạt Lý mọc trời Nam” lên ngôi Hoàng Đế.
Ngay từ buổi đầu, ở Viện Cảm tuyền (ở Chùa Lục Tổ) nơi Thiền Sư Lý Khánh Văn đang nuôi và dạy Lý Công Uẩn (lúc còn trẻ thơ), Sư Vạn Hạnh thấy khen rằng : “Đây là người phi thường sau khi lớn lên tất có thể giải quyết rối rắm (cho đời) mà làm Minh Chúa của Thiên hạ”.
Sư Vạn Hạnh quả là một vị Quốc Sư có con mắt tinh đời (con mắt của nhà tướng số), tiên tri “trông mặt mà bắt hình dong” kỳ tài là vậy.
Sau này nhà thơ Huy Cận, sau 985 năm đã có bài thơ “mắt Lý Công Uẩn” như một sự tiếp nối của hai thầy trò (cha con) nhà Lý .
Mắt chứa không gian – chứa thời gian
Nhìn trước nghìn năm – mắt địa bàn
Vạn dặm phù sa bồi lịch sử
Dời Đô, đất nước đã sang trang.
Vĩ nhân, Thánh nhân hơn người đời bình thường là có con mắt nhìn thấu tương lai là vậy. (Đời bây giờ có Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng có nhiều dự báo như thế). (1 *)
Sư Vạn Hạnh và Sư Lý Khánh Văn là hai anh em ruột lên sự giao lưu đi lại giữa hai chùa Lục Tổ, chùa Tiêu ở cùng trong 1 vùng cách nhau độ hơn 3 cây số (trong Hương, rồi là châu Cổ Pháp, ; là thường xuyên ở chùa Lục tổ có viện Cảm Tuyền 1 loại trường học thời bấy giờ để dạy con em trong vùng (có Lý Công Uẩn) học ở đấy.
Vào thời điểm trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi một loạt các “điềm” xấu tốt đã xuất hiện. Sử sách đã chép; “ bấy giờ Ngoạ Triều bạo ngược, Trời và người đều chán. Lý Công Uẩn lúc ấy làm Thân Vệ chưa nhận truyền ngôi. Trong khoảng thời gian này, những điềm đan xem như chó trắng ở Viện Cảm Tuyền, chùa Ứng Thiên Tâm (1 tên khác của chùa Dận) lông trên lưng chó hiện thành chữ Thiên Tử (vua). Sét đánh vào cây Gạo (ở thôn Đình Sấm, hương Cổ Pháp ) để lại bài văn (Thụ căn diểu diểu …). Ở xung quanh mộ Hiển Khánh Vương (cha Lý Công Uẩn) đêm có nghe tiếng đọc tụng (sấm thi). Cây đa ở chùa Song Lâm (làng Nành). Có sâu ăn vào vỏ cây hằn lên thành chữ Quốc. Ấy, đại khái, những việc này (điềm báo ) tùy theo nơi tai nghe mắt thấy. Sư đã xét bàn, mỗi điều đều hợp với điềm Lệ diệt Lý hưng”.
Cái điềm sinh chó trắng có chữ Thiên Tử trên lưng ứng với Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (cầm tinh con chó) Đại Việt Sử ký toàn thư cũng chép “…kẻ thức giả nói: bởi đó là cái điềm của người sinh năm Tuất sẽ làm Thiên Tử”. đến lúc ấy, Vua sinh năm Giáp Tuất mà làm Thiên Tử, quả đúng’’.
Ở Trung Quốc và Việt Nam ta (cũng như nhiều nước trên thế giới ) cái chuyện sấm vĩ kiểu này xưa nay vẫn được lan truyền khá thú vị “sấm” nhiều khi là do người đời sau đặt ra như là “để hợp pháp hóa” khẳng định một sự kiện có thật đã được tiền định (trời làm ra thế) để củng cố một niềm tin đích thực. Các bài sấm thi mà người ta nghĩ là do Sư Vạn Hạnh sang tác nhằm tạo dư luận, phò Lý Công Uẩn xây dựng sự nghiệp Đế Vương đã bắt nguồn từ Sư Định Không và Sư La Quí (đất Cổ Pháp sẽ sinh ra một vị Đế Vương đủ sức làm chủ đất nước không còn bị ngoại bang đô hộ và làm cho Phật giáo (Quốc giáo) hưng thịnh.
Quan điểm chính trị của Sư Vạn Hạnh (Thầy của Lý Công Uẩn) là rất rõ ràng. Đó là phải đấu tranh giành được Tổ quốc độc lập, quan điểm chi phối đã gần 300 năm phất triển của lịch sử tư tưởng văn hóa Việt Nam cho đến hôm nay có lẽ vẫn là còn nguyên giá trị. (2 *)
Sử sách còn chép lại : Ngày Lý Thái Tổ lên ngôi, Sư Vạn Hạnh đang ở chùa Đà (chùa Lục Tổ) linh tính đã biết trước, gọi 2 Vương chú Bác của Lý Công Uẩn tới nói : Thiên tử (Ngoạ Triều) đã băng, Lý Thân Vệ đang ở nhà (Hoa Lư). Tay chân họ Lý túc trực trong thành (Hoa Lư) lên tới số nghìn.
Nội trong ngày Thân Vệ ắt sẽ được thiên hạ. Bèn yết bảng ở đường cái nói rằng.
Cây Lê chìm bể Bắc
Chồi Lý mọc trời Nam
Bốn phương gươm giáo lặng
Tám cõi được bình an.
(Tật lê trầm bắc thủy
Lý tử thọ Nam thiên
Tứ phương qua can tỉnh
Bát biểu hạ bình yên).
Hai vương nghe Sư nói, rất sợ, sai người đi hỏi, quả đúng như Sư đã nói.
Qua đó cho thấy việc Lý Công Uẩn lên ngôi Vua là sự sắp đặt công phu của thầy (cha đẻ) mình và đấy là niềm hạnh phúc nhất của Sư Vạn Hạnh, nó đặt hy vọng của không biết bao nhiêu vị Thiền Sư, tiền bối (đất nước độc lập, Phật pháp hưng thịnh).
Sử sách thời Tiền Lê còn ghi : Sau khi Đại Hành hoàng Đế băng, Trung Tông ( Long Việt) vâng lên chiếu lên nối ngôi, Long Đĩnh làm loạn, Trung Tông vì tình anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp ban đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông (vừa lên ngôi được 3 ngày). Bầy tôi đều chạy trốn, duy có Điện tiền Quân là Lý Công Uẩn ôm xác (Vua Trung Tông) mà khóc, Vua (Ngoạ Triều), khen (Công Uẩn) là người, trung nghĩa, trọng dụng. Chính vì thế có lần ăn quả Khế thấy hột mận (chữ Lý có nghĩa là cây mận) tuy đã từng được nghe lời sấm vĩ (cây Lê chìm bể Bắc, chồi Lý mọc trời Nam…” Vua (Ngoạ Triều) đã ngầm tìm người họ Lý giết đi, thế mà Công Uẩn ở ngay bên cạnh, rốt cuộc cũng không ngờ. Đến khi Ngoạ Triều băng (do ốm liệt gường, chết tại Điện ngủ), Vua nối ngôi còn bé, Công Uẩn (tả điện tiền chỉ huy sứ ) cùng với Nguyến Đê – Hữu điện tiền chỉ huy sứ, mỗi người được đem 500 quân Tùy Long vào làm túc vệ ( bảo vệ ấu chúa) khi ấy Lý Công Uẩn 36 tuổi ; trong cung lúc ấy có Chi Hầu Đào Cam Mộc do biết Lý Công Uẩn muốn lên ngôi, bèn bóng gió nói khích rằng : mới rồi chúa thượng u tối bạo ngược, phần nhiều làm việc bất nghĩa, Trời chán ghét cái Đức ấy, nên không cho sống lâu, con nối thơ ấu chưa cáng đáng nổi những khó khăn; cơ sự rắc rối, Trăm quan không ưa, dân đen ngao ngán, đi tìm chân chúa. Thân Vệ sao không nhân lúc này, vận dụng mưu cao, ra quyết định sáng suốt, xa thì theo dấu chân Vua Thang Vua Vũ, gần thì noi việc Dương (thị) – Lê(Hoàn), trên thuận lòng trời dưới theo ý dân? Sao mà còn khư khư ôm lấy cái điển tiết chăng?
Lý Công Uẩn tuy trong bụng hài lòng về lời nói đó, nhưng còn ngờ có mưu gian., mới vờ mắng Cam Mộc răng: “Sao ông dám nói những lời như vậy? ta phải bắt nộp cho triều đình”Cam Mộc chậm rãi đáp: tôi thấy thiên thời và nhân sự như vậy nên mới dám trình ra, nay muốn bắt nộp triều đinh, thực không sợ chết !” Công Uẩn nói : “ta sao lỡ tố cáo ông, nhưng sợ lời kia để lộ ra thì 2 ta cùng bị giết”. Cam Mộc lại bảo Lý Công Uẩn : “Người trong nước đều nói họ Lý đáng thay họ Lê, lời sấm đã thành sự thật, không thể giấu được, chuyển họa thành phúc là lúc này đây; Thân Vệ còn ngờ chăng ?” Công Uẩn nói! Ta xem chí công ông không khác ý Vạn Hạnh, quả như lời nói ấy, có kế sách gì không? Cam Mộc rằng : “nay đang lúc trăm họ mệt mỏi, dân không chịu noi lệnh trên, Thân Vệ nếu lấy ân đức mà vỗ về, họ sẽ vui vẻ đi theo như nước dồn về chỗ trũng, ai có thể chặn được”. Cam Mộc biết có sự gấp gáp, để chậm e sinh biến, bất lợi, ông nói với khanh sĩ trong Triều, ngày hôm đó cũng họp ở triều đường, bàn rằng: nay muôn triều người có lòng khác, dưới trên bỏ Đức, người ta oán tiên Vương hà khắc bạo ngược, không muốn theo tự quân (Vua còn bé nối dõi ) mà chỉ muốn suy tôn Thân Vệ, bọn ta không nhân lúc này lập Thân Vệ làm Thiên Tử, nếu bất chợt có biến, thì có giữ được đầu cổ của mình không? Do thế, họ cùng nhau dìu Công Uẩn lên làm chính Điện, lập làm Thiên tử. Khi lên ngôi trăm quan ở dưới sân rồng đều sụp lạy, trong ngoài đều hô “vạn tuế” tiếng vang khắp cả triều đình.
Như vậy là (ta thấy) việc lên ngôi của Lý Công Uẩn: 3 nhân vật có vai trò quyết định là Thiền Sư Vạn Hạnh, Chi Hậu Đào Cam Mộc và Hữu điện tiền chỉ huy sứ Nguyễn Đê. (1)
Với Vạn Hạnh, có lẽ : ngày lên ngôi của Lý Công Uẩn là ngày hạnh phúc nhất của cuộc đời Sư sau bao nhiêu năm đấu tranh, nó thỏa mãn được nguyện vọng của Sư, cũng như của biết bao nhiêu vị Thiền sư tiền bối (đất nước được độc lập, Vua ta làm chủ nước ta, Phật giáo cũng được phát triển và hưng thịnh cùng đất nước ) – Phật giáo không thể phát triển bên ngoài dân tộc và càng không thể hưng thịnh khi dân tộc mất chủ quyền (3 *). Nói như nhà Sử học Tiến sỹ Lê Mạnh Phát ; “ việc Vạn Hạnh phấn đấu để yểm trợ và tạo điều kiện cho Lý Công Uẩn làm chủ đất nước thể hiện quan điểm chính trị (nêu ở trên) là rất tiến bộ. Quan điểm chính trị này có thể nói đã chi phối 300 năm phát triển lịch sử tư tưởng và văn học việt nam…
(1). Nguyễn Đê là con trai của Định Quốc Công Nguyễn Bậc. Khi Nguyễn Bậc bị Lê Hoàn giết còn đang du học ở Bác Giang, Ông là bạn thân của Lý Công Uẩn, sau được Vua Lê phong tước ngang với Lý Công Uẩn ( hữu Thân Vệ). Con cháu sau này truyền đến Hoài đạo hiếu Vũ Vương Nguyễn Nộn, tổ tiên của dòng họ Nguyễn Trãi, Nguyễn Gia Miêu (các Chúa Nguyễn và Vua Gia Long) . Truyền thuyết ở Hoa Lư thì : Lý Công Uẩn là con rể của Dương Thái Hậu (Vân Nga)_ Hoàng Hậu của 2 Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành . 29 năm sau khi Lê Hoàn lên ngôi Hoàng Đế thì lịch sử Đại Việt ta đã diễn lại một cách tương tự : Lý Công Uẩn cũng như Lê Hoàn là những Ông « Vua bầu » (do Triều Đình suy tôn).
Bài 10: CHIẾU DỜI ĐÔ (1010) và BÀI NGỰ CHẾ BI KÝ (1018) của LÝ THÁI TỔ
Sử sách đã chép: cuối năm 1009, Triều Tiền Lê suy yếu, được các triều thần, quân đội và giới phật giáo ủng hộ đã suy tôn Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra vương triều Lý (1009 – 1225). Đó là ngày Quý Sửu mồng 2 tháng 11 năm Kỷ Dậu (21/11/1009).
Rằm tháng 3 năm canh tuất (1010) tại kinh đô Hoa Lư, triều đình Đại Cồ Việt chính thức làm lễ đăng quang. Bầy tôi dâng tôn hiệu là “Phụng thiên chi lý ứng vận tự tại thánh minh Long hiện duệ văn anh vũ sùng nhân quảng hiếu thiên hạ thái bình khâm minh quang trạch chương minh vạn bang hiển ứng phù cảm uy chấn phiên man duệ mưu thần trợ thánh trị tác thiên đạo chính hoàng đế”(50 chữ). Đặt niên hiệu là Thuận Thiên (thuận theo ý trời) – Nhà vua ở tuổi 35.
Sau khi lên ngôi, năm 1010 vua Lý Thái Tổ đưa ra một quyết đinh vô cùng quan trọng là dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cho biết: Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ nhất (1010), mùa xuân, tháng hai… Vua thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ chỗ ở của Đế Vương, muốn dời đi nơi khác, tự tay viết chiếu dời đô (thiên đô chiếu).
Bầy tôi bèn nói:”Bệ hạ vì thiên hạ lập kế lâu dài,trên cho nghiệp Đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi thế ai dám không theo” Vua cả mừng.
Mùa thu,tháng 7, Vua và quần thần từ thành Hoa Lư dời đô ra kinh phủ ở Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long.
Thiên đô chiếu (chiếu dời đô) là một bài văn gồm 214 chữ Hán (linh ứng với 214 năm cầm quyền của “Lý bát đế”. Xin chép bản dịch nghĩa:
Chiếu Dời Đô
Lý Thái Tổ
“Ngày xưa, nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua dời Tam đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giầu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây; đến nỗi thế đại không dài,vận số ngăn ngủi. Muôn vật không hợp.Trẫm rất đau đớn, không thể không dời. Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa; dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh, xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? ".
Đây là một bản hùng văn, mở đầu cho thể văn chính luận của nước Đại Việt ta, với ý nghĩa và tác dụng đặc biệt của nó. Tuy là Hoàng đế, nhưng những việc đại sự đã không "độc tài" (4*) dùng ý chí (theo ý riêng mình). Việc dời đô xưa nay không phải là vệc tuỳ tiện, nó phải đặt lợi ích quốc gia- dân tộc lên trên hết, hợp với "ý dân" và cả "mệnh trời". - Kinh đô Hoa Lư trước sau không đáp ứng đượ yêu cầu cơ bản này. Tiếp đó, Đức Lý Thái Tổ chỉ rõ vị trí ưu việt của kinh đô mới, với những ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hoà là "thắng địa" muôn đời cho con cháu, là "nơi hội tụ của 4 phương đất nước" nơi "tượng trưng của muôn đời đế vương".
Qua "Thiên đô chiếu" chứng tỏ Đức Lý Thái Tổ là nhà lãnh đạo quốc gia có tầm nhìn xa trông rộng về vận mệnh triều đại do mình khởi đầu, biết đón trước xu thế phát triển của đất nước và lịch sử (không để lỡ bước, mất thời cơ như một số triều đại sau này, làm cho đất nước tụt hậu, chìm đắm trong các cuộc đánh nhau, nghèo nàn lạc hậu).
Lịch sử Việt Nam ta, có lẽ sau "Chiếu dời đô" là "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi và "Tuyên Ngôn Độc Lập" của Hồ Chí Minh (5*)…được coi như những lời truyền ngôn linh diệu, báo hiệu thời kỳ đất nước lắm anh hùng.
Về văn nghiệp của Đức Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn, xưa nay tưởng chỉ có "Thiên đô chiếu" (1010). Gần đây những năm cuối thế kỷ XX, nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn (sinh năm 1932) ở Thái Bình đã phát hiện trong gia phả họ Bùi ở Vũ Tiên (TP Thái Bình) một bài văn bia của Lý Thái Tổ viết về danh tướng Bùi Quang Dũng, một tướng tài của Đinh Tiên Hoàng, đã có công lớn trong việc dẹp yên 12 sứ quân và giữ yên vùng bờ biển Sơn Nam hạ; sau khi về dưỡng lão ở quê một thời gian thì ông qua đời - đó là năm Thuận Thiên thứ 9 (1018) ngày 15 tháng 6, thọ 97 tuổi.
Được tin ông mất, Đức Lý Thái Tổ vô cùng thương xót, cho quan Bộ Lễ về làng thăng tước cho Thượng Tướng Bùi Quang Dũng là "Trinh Quốc Công" và tổ chức lễ an táng ông ở bản ấp Hàm Châu.
Tháng 8 năm ấy (1018) vua Lý tự tay ngự đề văn bia sử trang "Ngự chế bi ký về thái tổ họ Bùi" sai khắc nên đá phiến cho đem về từ đường Bùi tộc để thờ.
Tháng 8 năm 1994 tạp chí Hán Nôm của Viện nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) đã đăng toàn bộ bài viết Nôm 148 câu của bài văn bia trên.
Quý I - 2009, Nhà thơ Gia Dũng biên soạn cuốn "Văn chương Thái Bình mười thế kỷ" đã tuyển cho in toàn văn (phần chữ Hán, phiên âm và bản dịch của Tiến sĩ Mai Hồng) trong tuyển tập.
Nghìn năm bia đá không còn. Đây chỉ là một văn bản chữ Hán chép tay truyền lại trong gia phả Bùi tộc…độ tin cậy tới đâu còn chờ sự xem xét của các nhà khảo cứu, nay NK xin chép lại phần phiên âm và dịch nghĩa để bạn đọc cùng tham khảo và suy ngẫm :
Phiên Âm
Bài Ngự chế Bia Ký về Thái Tổ Họ Bùi Của Vua Thái Tổ Triều Lý
Trẫm duy! Khai cơ kiến quốc chủ trương, tuy tại hồ nhân quân, nhi bạt loạn bình nhung nỗ lực đa tư ư lương tướng. Tự cổ giai nhiên; lý dã; diệc thế dã.
Tuy nhiên xử phong thái hy minh chi thời nhi vi lương thần giả dị; đương truân bĩ điên đảo chi nhật nhi vi trung thần giả nan. Huống xử nan nhi đắc kỳ trung giả hựu vưu nan. Đắc kỳ trung nhi năng bảo kỳ toàn giả, hựu vưu nan trung chi tối nan dã.
Như tiền Đinh triều: Đặc tiến khai quốc Thiên Sách Thượng tướng Minh Triết Phu tử, Trinh Quốc công Bùi Quang Dũng giả. Mỗ dĩ Việt địa long lưu; Nam Thiên hổ tướng, đắc Càn Khôn chí chính khí; bẩm sơn nhạc chi tinh anh. Văn vũ siêu quần, phong nghi xuất chúng. Thiếu thời dĩ khiêm cung hiếu đễ danh văn. Tông tộc dĩ tri kỳ tất phi thường nhân dã. Cập trưởng hiên ngang khảng khái, háo độc kỳ thư; lân lý dĩ tri kỳ tố hữu đại chí dã. Sơ Ngô Kiều nhị Sứ quân, mỗi mỗi triệu chi, nhi mỗ từ dĩ nông gia tử, duy hiểu điền sự, bất hiểu am thế sự, kiên bất khẳng hành. Chân quận dĩ phục kỳ tiết tháo dã. Hậu tòng Đinh Tiên Hoàng bình thập nhị sứ quân, tắc long vân tế ngộ, ngô phượng phùng thì, thừa phong phá lãng; ưng dương nhi hải ngạc trầm lân. Tây thảo đông chinh, hổ biến nhi sơn hồ bình tích. Thiên hạ giai xưng kỳ vi anh hùng hào kiệt hỹ. Thời Đinh Hoàng hỗn nhất thống lý cửu trùng, mỗ dĩ Anh dực Tướng quân sung Điện tiền Đô chỉ huy sứ kiêm Thiêm sự, tắc Long Chương chước thái, nhi công nghiệp hiển hỹ. Dĩ nhi Kỳ Bố hải tặc phục khởi, Mỗ hựu sung vi Trấn Đông Tiết độ sứ. Mỗ nhất lai nhi hải tặc tất bình. Nãi thăng Đặc tiến Khai quốc Thiên Sách Thượng tướng, tiến tước Tĩnh An hầu. Kế hữu chế sách tặng kỳ tiên phụ vi Khải Tá hầu, tiên mẫu vi Khải Tá hầu Phu nhân. Phượng chiếu tăng quang, nhi quốc sủng cực hỹ. Khởi phi tử dĩ huân liệt vinh nhi phụ mẫu dĩ tử quý gia? Hựu dĩ Mỗ hữu đại huân lao? Đặc tứ chi Hàm Châu thái ấp dĩ cư. Quy trù hiệp cát nhi thiên mệnh vĩnh hỹ. Khởi phi nhân dĩ địa nhi điện ấp; địa dĩ nhân nhi đắc danh gia? Mỗ chi công liệt huân danh hách hách như tư, dương hồ tại nhân nhĩ mục dã. Cập Đại Hành thoán vị, Đinh Điền Nguyễn Bặc mật thư lai báo, Mỗ văn biến, tức đề binh lai nhi nhị nhân dĩ tử tiết. Mỗ liệu kỳ độc lực tự bất năng chi. Nãi nhập vu Trinh Thạch động, tự thủ cô trung, tương vi hậu đồ. Kỳ trung dũng trinh liệt,thành vi thế gian sở khoáng kiến dã. Hạnh nhi trẫm thừa thiên quyến, đại ngược dĩ khoan, mặc tuần chí công, phủ lâm triệu thứ, chiếu thư tam đáo, nhi Mỗ vị khẳng lai triều. Trẫm tối ái kỳ kiên trung, nhi gia kỳ cao tiết dã. Thời nhân Bố Hải nghịch tặc phục khởi, ích tứ xương cuồng. Trẫm dĩ tam phiên mệnh tướng, nhi vị năng để bình. Cập mệnh Nguyễn Uy lai thảo, nhi Dũng chí tự nhiên kinh chi ngữ; trì kiến ư tặc nhân khẩu vẫn chi trung (thời Nguyễn Uy dẫn binh lai thảo, hải tặc phất cố, chỉ ván viết: "Chiến tướng vi thùy? ". Uy ứng viết: "Khâm sai chinh đông Đại tướng Nguyễn Uy". Tặc đáp viết:
"Uy lai bất túc úy
Dũng chí tự nhiên kinh"
Hựu lộ gian mục đồng dao vân:
"Uy mặc Uy, chẳng sợ chi
Có ông Dũng đến vậy thì mới kinh"
Trẫm hựu tri Mỗ chi uy đức, tố phu ư hải quốc dã. Trẫm nãi khiển Nguyễn Uy tê trẫm thủ thư nhập động dĩ sự thực cáo, thả ty từ dụ chi, nhi Mỗ thủy ứng thư để khuyết. Trẫm tức dĩ Tân Sư chi lễ, đãi chi. Bái hiệu viết: "Minh Triết phu tử". Mỗ nhân tiến kỳ tử Bùi Quang Anh. Trẫm toại dĩ Mỗ nguyên chức (Anh Dực tướng quân, trấn Đông Tiết độ) Tứ chi. Mệnh xuất trấn Kỳ Bố địa phương (trấn thủ Tổng Thống Tam đạo), tịnh mệnh đình thần tống Mỗ phục hồi Hàm Châu ấp. Ư thị Mỗ dữ Mỗ tử đồng hành, để xứ nhi hải tặc tức tự lai hàng. Mỗ chi uy đức như tư, trẫm hựu ích gia hâm mộ hỹ.
Chí kim liên Mỗ thọ cửu thập thất tuế, ư nguyệt tiền bệnh đốc. Trẫm mệnh đình thần tê dược liệu tịnh thư đặc lai úy vấn, thả phỏng dĩ hậu sự nhi Mỗ hữu vân: "Thập bát tử" phù sấm ngữ:”Xã tắc truyền gia, tối ái bát tự”. Hựu vân: "Tha nhật hữu sự vu trung triều, Mỗ tôn khả sử". Mỗ chi ngôn dương dật vu trẫm nhĩ, đinh ninh vu trẫm tâm, thả vi trẫm thần tử hậu lai giả nhất giám. Chí lục nguyệt thập nhị nhật dạ, đình thần thượng tấu: " Vọng kiến đông nam tinh trụy". Việt thập ngũ nhật hốt kiến điệp chí cáo ai vân: "Tiền Đinh triều khai quốc Thiên Sách Thượng tướng, Tĩnh An hầu Minh Triết phu tử, Bùi tướng công tốt". Trẫm nãi vũ nhiên thán viết: Thiên phương quyến ngã Lý thị, hồ cự đoạt thử triết nhân? Nhân vi chi giảm thiện tịch lạc. Nãi mệnh đình thần tê tụ long đồng quan ngọc quách, cẩm tú các tam sất, hoàng kim ngũ thập lượng, bạch ngân ngũ bách lượng, tịnh điếu ngữ, để trợ tang nghi, tinh gia chế sách tặng Mỗ vi Trinh Quốc công, hựu dĩ Mỗ sinh tiền: Cương nghị bất khuất; chính trực bất a. Nãi gia thụy viết: Cương Chính Tướng công, tịnh truy phong Mỗ tiên khảo vi Khải Tá công, tiên mẫu vi Khải Tá công Phu nhân, dĩ biểu Mỗ trung thành chi tâm, nhi phó trẫm hiếu hiền chi niệm.
Ô hô! Mỗ chi hiếu trung lưỡng đắc.
Tiết nghĩa kiêm toàn.
Thành vi quán cổ hy văn; khoáng thế hãn kiến dã. Trẫm dục bất hủ kỳ danh; nhi thả vi thiên hạ hậu thế nhân thần giả giám. Cố liệt kỳ sự trạng dĩ vi chi ký. Duy nguyện thiên địa giám Mỗ chi trung liệt. Hựu thử Bùi gia thế thế tử tôn anh tài kế xuất, trợ ngã Nam quân,bảo ngã Nam Quốc, tế ngã Nam dân, chính thị quả nhân chi thâm vọng dã.
Thuận Thiên cửu niên bát nguyệt thập nhị nhật Ngự chế
Khuông Việt thái sư (thần) LÝ PHÁP CHÂN phụng tả
Thạch công PHẠM CÔNG THẮNG phụng thuyên
Dịch nghĩa
Bài Ngự Chế Bia Ký Về Công Tích Vị Thái Tổ Họ Bùi Của Hoàng Đế Thái Tổ Triều Lý
Trẫm cho rằng công cuộc mở nền dựng nước dù chỉ là chủ trương của bậc nhân quân, song việc dẹp loạn bình nhung phần lớn trông cậy vào sự nỗ lực của các tướng soái tài ba. Từ xưa đến nay đều như thế. Đó là lý và cũng là thế vậy.
Tuy nhiên ở vào thời thái bình thịnh trị, bổn phận làm người bề tôi tốt thì dễ. Nhưng nếu ở vào cái thế cục bế tắc điên dảo, mà làm kẻ trung thần mới khó. Huống chi ở vào tình thế khó khăn mà tìm được trung thần lại càng khó. Tìm được bậc trung thần mà người đó lại biết bảo toàn sinh mệnh mình lại càng khó hơn nhiều.
Tỷ như chuyện vị quan: Đặc tiến Khai quốc Thiên sách Thượng tướng, Minh Triết phu tử, Trinh Quốc công Bùi Quang Dũng triều Đinh thuở trước.
Mỗ(*) vốn thuộc dòng giống Tiên Rồng đất Việt, là nòi hổ tướng trời Nam, là khí thiêng của đất trời hun đúc, bẩm thụ tính tinh anh của núi sông. Văn tài võ lược siêu quần, uy nghi xuất chúng. Thuở nhỏ nổi danh bởi đức tính khiêm cung hiếu đễ, tông tộc ai cũng cho rằng Mỗ ắt sẽ là người phi phàm. Đến tuổi trưởng thành, hiên ngang khảng khái ham đọc sách lạ (kỳ thư), làng xóm biết ngay Mỗ là người có chí lớn. Ban đầu hai sứ quân Ngô Kiều(**) từng triệu mấy lần Mỗ đều lấy cớ là con nhà nông, chỉ biết việc đồng áng mà không tường thế sự, kiên quyết không theo. Khắp châu quận ai cũng nể phục tiết tháo ấy.
Sau về với Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp mười hai sứ quân. Đó là duyên kỳ ngộ phượng đậu cành ngô, rồng mây tế ngộ, cưỡi gió rẽ sóng khúc nào chim ưng dương cánh mà kình ngạc mất tăm.
Oai hổ đánh đông dẹp bắc; mà cáo cầy tan tác dấu chân. Thiên hạ đều ngợi ca là bậc anh hùng hào kiệt. Khi Đinh Tiên Hoàng thống nhất giang sơn một mối, bước lên chín bậc cửu trùng lấy Mỗ từ chức Anh Dực tướng quân sung vào Điện tiền Chỉ huy sứ, kiêm Thiên sự; triều nghi rực rỡ, công huân lẫy lừng. Thế rồi bọn giặc bể ở Kỳ Bố lại khởi loạn, Mỗ lại được sung chức Trấn đông Tiết Độ sứ. Mỗi khi Mỗ tới thì giặc biển liền ta. Trẫm lại cho thăng lên Đặc tiến Khai Quốc Thiên Sách Thượng tướng, tiến tước Tĩnh An hầu. Kế đó ban sách tặng phong cho tiên phụ của Mỗ là Khải Tá hầu, tiên mẫu là Khải Tá hầu Phu nhân.
(*) Tức chỉ Bùi Quang Dũng mà tác giả bài ký xưng hô.
(**) Hai sứ quân Ngô Kiều: Ngô Xương Xí và Kiều Công Hãn.
Chiếu vua ban tăng thêm vẻ sáng phương nêu rõ sự sủng ái của quốc gia là rất mực vậy. Đây chẳng phải bởi con có huân công oanh liệt mà cha mẹ được vẻ vang? Lại bởi vì Mỗ có công lao lớn, nên trẫm ban thái ấp lưu làm nơi ở thuộc đất Hàm Châu. Đó là cái điềm hợp cát của người hiền ở vào đất tốt, thì mệnh trời sẽ được bền lâu mãi mãi. Há chẳng phải người lấy đất để bền chắc móng nền mà chính là đất lấy người để đất nổi danh? Chiến công lẫm liệt, huân danh lẫy lừng của Mỗ như vậy đã hiển hiện ra trước tai mắt mọi người ai ai cũng thấy. Kịp khi Lê Đại Hành cướp ngôi, Đinh Điền Nguyễn Bặc mật đưa thư tới báo, Mỗ biến sắc tức tốc đề binh lên đường, tới nơi thì hai người đều đã tử tiết. Mỗ liệu sức mình đơn độc khó bề chống chọi, bèn lui vào động Trinh Thạch tử thủ, ôm nỗi niềm cô trung, đợi thời mưu sự về sau. Tinh thần trung dũng quả cảm ấy của Mỗ thực đã biểu lộ cái tầm nhìn xa rộng của Mỗ về thế gian này. May thay trẫm được trời rủ lòng thương mến, lấy khoan dung để thay bạo ngược, lặng lẽ thuận tình, hành sự chí công, vỗ về trăm họ. Chiếu thư mời gọi ba lần mà Mỗ vẫn chưa chịu về triều, trẫm rất lấy làm ái mộ đức tính kiên trung ấy lại càng đáng khen cho khí tiết thanh cao của con người ấy. Bấy giờ có giặc lại nổi loạn ở của biển Kỳ Bố rất ngông cuồng tàn bạo, trẫm đã ba phen khiển tướng chinh phạt mà chưa dẹp yên được. Đến khi sai Nguyễn Uy đem quân đi đánh thì vẫn còn nghe câu nói từ miệng giặc : 'Hễ ông Dũng đến là tự nhiên kinh". Lúc Nguyễn Uy đến, giặc chẳng màng để tâm, chỉ có điều chúng cần biết viên tướng đem quân tới là ai thôi. Tướng Uy lên tiếng: Khâm sai Chinh Đông Đại tướng Nguyễn Uy. Giặc liền hát câu vè:
"Uy đến chẳng đáng sợ
Dũng đến tự nhiên kinh"
Trên đường lại nghe trẻ chăn trâu hát câu đồng dao:
"Uy mặc Uy chẳng sợ chi
Có ông Dũng đến vậy thì mới kinh"
Trẫm lại biết thêm về uy đức của Mỗ vốn nổi danh ở miền duyên hải (hải quốc) vậy. Trẫm bèn sai Nguyễn Uy thảo thư đưa vào động nói rõ sự thực còn dặn thêm Uy: Hãy tìm lời dụ Mỗ. Mãi tới lúc ấy Mỗ mới chịu nghe lời trẫm về triều. Trẫm vội lấy lễ khách bậc thầy để tiếp đãi với bái hiệu là Minh Triết phu tử. Nhân đó Mỗ liền tiến cử người con trai của mình là Bùi Quang Anh cho Trẫm.Trẫm lấy nguyên chức như ngày trước mà phong tặng: Anh Dực Tướng Quân trấn đông Tiết độ sứ, phái đi trấn thủ miền đất Kỳ Bố (với nhiệm vụ Tổng Thống trấn thủ ba đạo) lại sai đình thần tiễn Mỗ trở lại đất Hàm Châu. Đường về Hàm Châu ngày ấy Mỗ cùng người con trai của mình là Bùi Quang Anh đồng hành. Vừa về đến nơi thì giặc đã tự tới đầu hàng. Thấy rõ uy đức của Mỗ đến như thế, trẫm càng tăng lòng hâm mộ.
Tới nay Mỗ ở tuổi thọ 97 bị đốc bệnh từ tháng trước, trẫm lệnh đình thần chăm lo thuốc thang trị liệu, viết thư ân cần thăm hỏi, lại cũng không quên hỏi han về việc hậu sự. Mỗ có lời đáp rằng; "Trong câu sấm Thập Bát Tử (tức là chữ Lý) xã tắc truyền gia thì thần thích nhất chữ "bát", lại dặn thêm: "Ngày sau nếu triều đình hữu sự thì trẫm có thể sai khiến sử dụng đứa cháu của Mỗ". Lời nói ấy cứ âm vang mãi bên tai trẫm; đinh ninh mãi trong tim trẫm! Trẫm nghĩ cử chỉ ấy của Mỗ chính là một tấm gương để cho các tôi thần của trẫm sau này soi chung vậy. Tới ngày 12 tháng 6 đình thần dâng tấu rằng; "Họ trông thấy phương đông nam có ngôi sao rơi, lặn tất". Qua ngày rằm bỗng có tờ điệp cáo phó tới: "Khai Quốc Thiên Sách Thượng tướng Tĩnh An hầu Minh Triết phu tử Bùi Tướng công triều Đinh ngày trước tạ thế!". Trẫm bùi ngùi than thở; Trời vừa mới thương họ Lý ta mà sao vội cướp đi một triết nhân như vậy. Nhân đó trong triều giảm bớt một bữa ăn, bớt vui chơi. Trẫm lệnh cho đình thần thay trẫm lo việc tang lễ, sắm cỗ quan đồng quách ngọc; ban gấm vóc mỗi loại ba súc, vàng 50 lượng, bạc 500 lượng, cùng với điếu văn để trợ giúp lễ nghi tang tế.
Trẫm ban thêm chế sách tặng Mỗ là Trinh Quốc công; lại gia phong mỹ tự dựa trên đức độ bình sinh của Mỗ: "Cương nghị, bất khuất, chính trực không a tòng". Và ban tên thụy: Cương Chính tướng công. Lại truy phong cho tiên khảo (cha) của Mỗ là Khải Tá công, tiên mẫu (mẹ) là Khải Tá công Phu nhân. Để biểu dương tấm lòng của Mỗ và cũng là để bộc bạch tấm lòng chuộng hiền của trẫm vậy.
Ô hô! Mỗ hiếu trung vẹn cả hai đường.
Tiết nghĩa song toàn hai chữ.
Đó quả là điều hiếm thấy, hiếm nghe bậc nhất từ cổ chí kim ở thế gian này. Trẫm mong cho tính danh của Mỗ sẽ bất tử; hơn nữa nó là tấm gương cho các thế hệ bề tôi của trẫm mãi về sau soi vào. Cầu mong trời đất hãy chứng giám cho đức tính trung liệt của Mỗ, giúp cho con cháu nhà họ Bùi này đời đời luôn có anh tài xuất hiện, để giúp đỡ vua nước Nam ta, bảo vệ giữ gìn nước Nam ta, cứu giúp dân chúng nước Nam ta.
Đó chính là điều trông đợi sâu xa nhất của quả nhân vậy.
Ngày 12 tháng 8 nhuận năm Thuận Thiên thứ 9 (1018) Ngự chế
Thái sư Khuông Việt (thần) LÝ PHÁP CHÂN vâng mệnh chép
Thợ khắc đá PHẠM CÔNG THẮNG vâng mệnh khắc bia
Hà Nội ngày 17 tháng 7 năm 2008
Tiến sĩ MAI HỒNG
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phả học Việt Nam Phiên âm, dịch chú
Lời bàn của Nguyễn Khôi:
Điều đáng lưu ý là đoạn giữa bài văn bia, vua Lý có nhắc lại lời đáp của Thượng Tướng Bùi Quang Dũng; "Trong câu Sấm thập bát tử (tức là chữ Lý) xã tắc truyền gia thì thần thích nhất là chữ "Bát"…
Lối viết (thưa) này rất ăn nhập với các câu Sấm ký tương truyền là của Vạn Hạnh Thiền Sư vào thời điểm Lý Công Uẩn sắp được truyền ngôi. Từ đây (căn cứ vào chỗ này) cho ta hai lý giải: một là, đây đích thực là bài văn của Lý Thái Tổ, được Thái Sư Khuông Việt (Lý Pháp Chân) phụng tả (vâng mệnh chép lại - Hai là, nếu là người đời sau thác lời Lý Thái Tổ viết văn bia tuyên dương công trạng Danh tướng Bùi Quang Dũng thì cũng là người có học vấn thâm hậu rất am hiểu Sử liệu và văn phong của Lý Thái Tổ cùng các vị Quốc sư Vạn Hạnh và Khuông Việt thời nhà Lý mới lập nghiệp. Ngôn ngữ và giọng điệu bài "Ngự chế bi ký" có thể xếp tiếp theo bản hùng văn "Thiên Đô Chiếu" xứng ngang tầm thời đại "Rồng bay lên" rất chi là tương đắc, tuyệt tác.
Bài 11: VẠN HẠNH và BÀI KỆ "THỊ ĐỆ TỬ"
Tả Thân Vệ điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn, được quần thần triều đình Nhà Tiền - Lê tôn vinh lên ngôi Hoàng đế (ngày qúy sửu, tháng mười năm kỷ dậu - 1009). Mùa thu, tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) từ thành Hoa Lư dời Đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên (có thể là những dải mây vàng như hiện nay thường xuất hiện vào những ngày mùa thu ở Hà Nội), nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long (rồng bay lên). Đổi châu Cổ Pháp gọi là phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư gọi là phủ Trường Yên, sông Bắc Giang (Đuống) gọi là sông Thiên Đức (cùng với sông Cầu gọi là Nguyệt Đức, sông Thương gọi là Nhật Đức). Những năm tháng sau đó là những năm tháng xây dựng đất nước Đại Việt với hùng khí Thăng Long mở đầu thời kỳ nghìn năm văn hiến ngày một hưng thịnh...Nhưng Thiền Sư Vạn Hạnh tuổi tác ngày một cao đến ngày rằm, tháng năm, năm Thuận Thiên thứ mười sáu (1025), Sư không bệnh, gọi học trò lại thuyết kệ:
Thị Đệ Tử
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô
Nghĩa là:
Bảo (dặn) học trò
Thân như chớp lóe có rồi không
Cây cối xuân tươi, tiết thu lại héo
Đã tu đến trình độ Nhậm vận thì không còn sợ hãi trước sự thịnh suy dời đổi
Thịnh suy như giọt sương đọng trên ngọn cỏ
Tạm dịch:
Bảo học trò
Thân như ánh chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi, thu héo cong
Hiểu vận thịnh suy không sợ hãi
Như trên đầu cỏ hạt sương trong
Thuyết kệ xong, Sư còn tâm sự với các đệ tử" các con muốn đi đâu, về đâu?, thầy không lấy chỗ trụ để trụ, không nương vào chỗ không để trụ " - Sư nói xong giây lát thì tịch, thọ gần 95 tuổi (ta).
Bài thơ thị tịch này là một trong những bài thơ thiền nổi tiếng nhất của thơ ca Việt Nam, nó đúc kết cả một triết lý hành động mà suốt đời Vạn Hạnh theo đuổi.
"Kệ" là loại thơ của Phật, là một thể văn ở trong kinh Phật (người ta thường nói kinh kệ là thế) đó là lời tán tụng, răn bảo, dặn dò, khuyên nhủ - diễn dịch ý từ trong kinh ra "vận" với ý tưởng của người nói (viết ) là một bài văn (thơ) do Sư viên tịch để lại.
Bài kệ "Thị đệ tử" của Vạn Hạnh, kẻ đi qua cầu lịch sử quan 5 triều đại khác nhau từ Dương, Ngô, Đinh, Lê cho đến Lý. Cuộc đời của Thiền Sư đã kinh qua những cảm nhận của một nhà hiền triết, trí thức hàng đầu của thời đại. Sư vào đời bằng Nho, ở lại với đời bằng Lão và đã vươn lên tất cả bằng Phật Giáo. Ở Sư đó là sự tích hợp được tinh hoa của Nho-Phật-Lão giúp Thiền Sư hóa hợp được Tu và Hành gói trong một bản thể yêu mình là yêu người, tự giác là giác tha là thế.
Bài kệ tuy chỉ có bốn câu tứ tuyệt (ở thời điểm thế kỷ thứ X) ấy ở xứ ta chưa có mấy ai đạt như vậy. Bài thơ với 28 chữ, bốn câu hàm xúc vậy thôi mà chứa đủ cả triết cả thơ nắm hết được bí quyết của tạo hóa, hiểu được lẽ đời. Nói theo cách bây giờ là Nó có tư tưởng khai sáng, chỉ đạo mở ra một thời đại mới cho dân tộc. Câu đầu là một cái nhìn về chính bản thân con người xuất hiện trên mặt đất này đúng như một ánh chớp so với thời gian của vũ trụ thì chỉ là một cái lóe lên rồi tan biến(từ cát bụi trở về với cát bụi, từ hiện hữu lại tan biến vào cõi hư không) hình tượng thơ "tia chớp" vừa diễn tả tính tạm bợ (sống gửi ) ngắn ngủi của kiếp nhân sinh, đồng thời nó cũng biểu thị một nét cao sang có tính thần thánh của tia chớp vừa bừng bừng lóe sáng cả góc trời (mà sau này thi sỹ Xuân Diệu đã ao ước"thà một phút huy hoàng rồi chợt tối") thật là tâm đắc. Con người là vậy, nó vừa "bi" vừa "hùng" ở trên thế gian này.
Câu thứ 2 là một sự khái quát hóa về thế giới vạn vật của "đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà" nói theo cách nói của thi sỹ Nguyễn Xuân Sanh, đây là cái nhìn (đã hiểu được) quy luật phát triển của thế giới tự nhiên tồn tại xung quanh ta (tươi - héo, sinh - tử là một tất yếu của sự sống). Cách nay 1000 năm mà hiểu được như vậy là rất duy vật, rất biện chứng không phải là dễ!
Câu 3, câu 4 là cái nhìn về quy luật phát triển của xã hội. Xã hội nào, triều đại nào (gia tộc nào) có thịnh rồi cũng có suy (một lẽ biến đổi của âm dương)... câu 3 là câu "chuyển" theo luật của Đường thi là câu quan trọng, chuyển là chuyển sang tứ mới, là câu đột biến... ở đây là "Nhậm vận thịnh suy" xưa nay các bản dịch thường bỏ qua hai chữ "Nhậm vân" là do không hiểu hoặc không dịch nổi câu này?
Nói theo Thiền Sư Thích Mãn Giác thì: Bài kệ "Thị Đệ Tử" với 2 chữ đã gói ghém cái bí quyết liễu ngộ, thành đạt Bồ Đề, ấy là cái bí quyết " Nhậm vận" của Sư. Theo Phật giáo thì thành quả hành Thiền đã được trình bày bóng bảy qua mười giai đoạn trong bức tranh chăn trâu (mục ngưu đồ) gồm mười cấp hành thiền là : Tầm ngưu, kiến tích, kiến ngưu, đắc ngưu, mục ngưu, kỵ ngưu, vọng ngưu tồn nhân (cấp 7 : Nhậm vận ) nhân ngưu cộng vong, độc chiếu (trở lại cội nguồn), song dẫn (xuôi tay nhập trần).
Ở Vạn Hạnh, hình như Sư đã tự đánh giá mình tu mới đạt tới cấp 7 của Thiền, còn 3 cấp nữa, Vạn Hạnh chưa đạt tới 3 cấp cuối cùng của Thiền là: tương vong, độc chiếu, và chân như. Phải chăng Sư chỉ muốn dừng lại cấp 7 của Thiền để Đạo và Đời hòa hợp, để có điều kiện cùng Triều Đình (phò Vua) và đồng bào (giúp đỡ chúng sinh) để cùng lo cái lo của thiên hạ, đưa dân tộc ta vào kỷ nguyên Đại Việt độc lập - Thăng Long cất cánh rồng bay mở ra nghìn năm văn hiến.
Nhà Văn Nguyễn Khôi
Sinh 1938, quê Phường Đình Bảng,thị xã Từ Sơn,tỉnh Bắc Ninh..
- NR: 259/39 phố Vọng-Hà Nội.
-Hội Viên Hội Nhà Văn Hà nội
-UV BCH Hội Văn nghệ Dân Gian Hà Nội
-UV BCH Hội VHNT các Dân tộc Thiểu Số VN (Khóa 2)
Chuyên Viên Cao Cấp, nguyên Phó Vụ Trưởng Văn Phòng Quốc Hội Việt Nam
Tác phẩm đã xất bản :
-Trai Đình Bảng (thơ) nxb Văn học 1995,vhtt2000
-Gửi Mường Bản xa xăm(thơ)nxb vhdt1998-Giải thưởng Hội VHTH các DTTS VN 1998.
-Trưa rừng ấy (thơ tứ tuyệt 100 bài)nxb vhdt 2005
-Bắc Ninh thi thoại (biên khảo) đã tái bản lần thứ 3.
-Các dân tộc ở Việt Nam-cách dùng họ và đặt tên (biên khảo)nxb vhdt 2006.
-Cổ Pháp cố sự-4 tập,920 trang nxb vhdt, viết về cội nguồn Nhà Lý.
- Có thơ in ở: tuyển tập thơ Việt Nam 1945-2000(nxb lao động);tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000, nxb Hội Nhà Văn; tuyển tập Văn học Miền Núi-nxb Giáo dục1998; tuyển tập thơ Việt Nam thế kỷ 20(nxb giáo dục-2005) ...
Dịch thuật :
- Sống chụ son sao (tiễn dặn người yêu)-truyện thơ dân tộc Thái
-tiếng hát làm dâu(dân ca Hmômg) ...
Giải thưởng :
-Giải thưởng viết về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, bài thơ " Về Hà Nội".
-Giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Thủ Đô 2008 cho Bộ Sử Làng Cổ Pháp Cố Sự.
Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Kh%C3%B4i
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử