lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi

Trúc-Lâm Yên-Tử  (08-10-2012) - (1 *) Những ý kiến liên quan đến đảng Cộng-sản cũng như Hồ-chí-Minh, là ý kiến riêng của tác giả.

(2 *) Quan-điểm này sẽ tiếp tục hướng-dẫn dân-tộc Việt-Nam đấu-tranh đánh bật thù trong (tập đoàn mafia đỏ CSVN), giặc ngoài (quân xâm lược Trung cộng) ra khỏi bờ cõi Việt-Nam.

(3*) Phật-giáo không thể hưng thịnh khi dân-tộc bị mất chủ-quyền, quả thật không sai. Gẫm cổ suy kim, Hòa thượng Minh-Châu vừa qua đời, vào đầu tháng 09 năm 2012. Ông đã để lại cho đời sau một số lượng kinh sách lớn giữa bối cảnh đất nước Việt-Nam đang bị mất dần chủ quyền vào tay quân xâm lược Trung-cộng do sự tiếp tay của tập đoàn mafia đỏ Cộng-sản Việt-Nam.

Với số lượng kinh sách đó, thực sự có lợi ích hay không giữa bối cảnh vừa nêu? Do đó, công việc soạn thuật của ông Minh-Châu Đinh-văn-Năng (Hòa thượng Minh-Châu là đảng viên Cộng-sản) chỉ có một giá trị nhất định, chứ không có tầm vóc lớn như nhiều người đã ca tụng.

(4*) Tiếc rằng, hôm nay, thế kỷ 21, tập đoàn mafia đỏ Cộng-sản Việt-Nam đã không noi gương người xưa trong việc trị nước.

(5*) Văn bản mà ông Hồ-chí-Minh đọc, ông không sáng tác, chỉ sao chép lại từ Tuyên-Ngôn Độc-lập của Hoa-Kỳ.

67 năm sau ngày ông Hồ tuyên đọc văn bản này, đất nước, dân tộc Việt-Nam không khá hơn mà còn tệ hơn một ngàn lần thời Pháp thuộc.

Mời đọc : Việt Nam Chính Thức Nội Thuộc Nước Tầu Lần Thứ 7; Tuyên Cáo Chống Nội Thuộc Nước Tàu Lần Thứ 7; Tuyên Cáo Phản Đối Thỏa Hiệp Việt Trung Liên Quan Đến Biển Đông Ngày 11/10/2011 tại Bắc Kinh - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Quyển sách Cổ-pháp Cố-sự của tác giả Nguyễn-Khôi có một số nội dung liên quan đến lịch-sử Việt-Nam thời nhà Lý, Trúc-Lâm Yên-Tử đăng tải để độc giả khắp nơi có thể tham khảo.

***

Cổ-Pháp Cố-Sự

cổ pháp cố sự, lịch sử việt-nam,lich su viet nam

Cổ Pháp Cố Sự
(Bộ sách viết về cội nguồn nhà Lý)

1, 2, 3, 4, 5

Bài 3 : Sông Tiêu Tương

Đó là dòng sông cổ tích, dòng sông huyền thoại của :

Ngày xưa có anh Trương Chi
Người thì thậm xấu, hát thì thậm hay
Cô Mỵ Nương ở Lầu Tây
Con quan Thừa Tướng ngày ngày cấm cung
Trương Chi chở đò ngoài sông
Cất lên tiếng hát động lòng Mỵ Nương...

Lầu Tây ở trên đồi Hồng Vân (Lim). Để tưởng nhớ mối tình "tiếng hát trái tim" này, hàng năm cứ đến ngày 13 tháng giêng trai gái trong vùng trẩy hội về đây hát giao duyên Quan họ. Với cảm hứng "ai về Kinh Bắc" - nhạc sỹ Văn Cao đã sáng tác bài "Trương Chi" réo rắt bổng trầm bất hủ. Thông Đạt thì cất cao tiếng hát "ai có về bên bến sông Tương, nhắn người em gái tôi thương...".

Với năm tháng thời gian cứ kéo dài như không bao giờ hết...Đến nay còn xao xuyến bao lòng người con Kinh Bắc. Làng Cổ Pháp xưa nằm ngay bên bờ sông Tiêu Tương. Vua Lý từ Thăng Long về bằng thuyền rồng qua nẻo cửa sông Đuống(chỗ Gia Quất - Gia Lâm) rồi vào các con ngòi nhỏ qua vùng Cói, Yên Thường tới Cổ Pháp... Sông Đuống xưa còn nhỏ cỡ con ngòi (sau này được Nguyễn Công Trứ một lần và Nguyễn Tư Giản một lần- là Doanh Điền Sứ đã cho đào to, mở rộng như ngày nay) theo ý một vài vị cố lão thì địa lý cổ sông Đuống là Minh Đường của một tổ nhà Lý" bát diệp liên hoa" (tám cánh hoa sen) ở trong rừng Báng. Tương truyền xưa vua Lý Thánh Tông thường đi thuyền rồng từ quê theo sông Tiêu Tương lên chùa trên núi Phật Tích (Tiên Du) nghỉ mát và đọc kinh vào mùa hè. Những địa danh núi Tiêu, xã Vân Tương, những khúc sông ở Đình Bảng, Nuốn, Phù Lưu sang tới Yên Phong, Quế Dương đổ vào sông Cầu (Nguyệt Đức) là dấu vết của sông Tiêu Tương thơ mộng ngàn xưa. Ngày nay, với ý định khơi lại sông Tiêu Tương từ đầm Phù Lưu qua Đền Đô (Đình Bảng) ra tới Trịnh Xá đổ vào sông Ngũ Huyện Khê... nếu thành hiện thực là ta đã khơi dậy sự trở lại với cội nguồn: lối xưa Vua Lý đi về... để câu Quan họ xanh dòng Tiêu Tương. Từ hồi còn đi học, tôi rất thích chùm thơ"Tiêu Tương bát cảnh" truyền đời của Tiến sỹ Nguyễn Xung Ý người làng Kim Đôi (Quế Võ) một trong nhị thập bát tú "Hội tao đàn" của Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) tuy là mượn thể thơ Tàu, nhưng đó là thơ Quốc Âm, rất Việt Nam:

...Pha khói chim về cây điểm phấn
Quáng dòng cá hớp nước tuôn la
Có người đợi nguyệt trèo khoang gác
Nước Thương Lang một tiếng ca
(Bóng chiều rọi thôn chài)

lại nhớ câu Kiều:

Mành Tương phân phất gió đàn
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình

thì lại thấy: thời xưa ấy Nguyễn Du đã bao lần lội qua sông Tiêu Tương về thăm quê mẹ ở làng Hoa Thiều (Từ Sơn).

Với chàng Phạm Thái (thời Lê mạt) thì Tiêu Sơn cổ tự soi bóng xuống dòng Tiêu Tương đã cho thi sỹ cất cánh hồn thơ viết những cẫu thơ tình đầu tiên của Việt Nam:

Trăng soi vằng vặc vóc non mờ
Lan thoảng hương đưa
Cúc thoảng hương đưa
Trời in một sắc nước xanh lơ
Oanh nói u ơ
Yến nói u ơ
Cánh buồn chở nguyệt gió lay sơ
Lốm đốm sau thưa
Phấp phới sương thưa
Chinh nhân thổi địch (sáo) ơ hờ
Thiều nhạc không xa
Hoan hội không xa
... Thấp thoáng oanh thoi dệt liễu
Thung thăng phấn bướm dồi mai
...Mai ủ hình thơ
Trúc ủ hình thơ...

Với tôi, sông Tiêu Tương ở ngoài cổng sông Vớt (xóm Bà La- Đình Bảng) vớt xác Trương Chi hay vớt hồn ai là cả tuổi thơ đầy chất quê mơ mộng, diệu huyền. Đó là những chiều hè, tôi cùng lũ bạn nhỏ chăn trâu bơi lội trên sông. Đó là những đêm Trung thu ngồi trên thành cống cổng sông Vớt lắng nghe tiếng sáo diều vi vu lưng trời thả hồn người tới dặm cao xanh. Đó là những đêm chống hạn, tát nước cùng người bạn gái "múc ánh trăng vàng đổ đi..."

Nơi ấy có những con cò lặn lội, những cánh cò bồng bế nhau đi, những đàn chim ngói chở heo may về, những đám lục bình trôi nổi với những chùm hoa tím ngát. Sông là lòng quê, tình quê chở đầy ắp hồn làng... Để ai đó có xa nhau thì có lúc bất chợt nảy trong đầu cái câu:

Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia
Như một lời hẹn ước xa mờ...

Bài 4: THIỀN SƯ VẠN HẠNH

Thiền Sư Vạn Hạnh là pháp danh (tên hiệu đặt khi xuất gia , còn tên tục là Lý Khánh Vạn (người đời suy tôn la Thánh Vạn ), em trai là Lý Khánh Van ..Sinh trưởng trong cự tộc Lý ở kẻ Báng (Dịch Bảng) - một gia đình thuộc diện " Danh Gia Vong Tộc " nhiều đời thờ Phật. Thuở nhỏ, Vạn Hạnh đã thể hiện là một tràng trai kẻ báng khác thường, học hành thông minh tiến tới, gồm thông ba học (giới- định - tuệ), nghiên cứu trăm luận , xem thường công danh. Năm 21 tuổi xuất gia ( vào khoảng năm quý sửu - 953 đời Hán Ân đế, thời Đinh Bộ Lĩnh mới khởi binh ở Hoa Lư, đang là triều Ngô do anh em Ngô Xương Văn , Ngô Xương Ngập trị vì ) Vạn Hạnh cùng với Sư Đinh Huệ ( họ Khúc quê ở Cảm Điền - Phong Châu ) thờ Thiền Ông ở chùa Lục Tổ trong làng hầu hạ Thầy. Trong mọi lúc hầu hạ Thầy, Sư tranh thủ học tập quên cả mệt mỏi. Sau khi Thiền Ông mất (năm 979), Sư chuyên tập môn " tổng chì tam ma địa " lấy đó làm việc riêng của minh. Bấy giờ Sư nói ra lời nào tất đều là phù sấm ( tiên tri) đối với thiên hạ. Thiền Sư Lý Khánh Văn trụ trì chùa Cổ Pháp ( chùa Dận), còn Thiền Sư Van Hạnh ở chùa Tiêu (con gọi là chùa Trương Liêu, chùa Thiên Tam, Tiêu Sơn tự hay chùa Ba Sơn -trên núi Tiêu, làng Tiêu (này là xã Tương Giang), cũng là nơi Phạm Thị (sau khi ra Lý Công Uẩn, làm Thủ Hộ) . Sinh thời, sư Vạn Hạnh cùng với Khuông Việt Đại Sư (Ngô Chân Lưu - 933- 1011) là những vị tăng thống được vua Lê Đại Hành kính trọng. Nhà vua coi các vị là Quốc Sư. Năm Thiên phúc thứ nhất (981) Hầu Nhân Bảo của nước Tống đem quân sang xâm lược nước ta, đóng quân ở Cương Giáp (Lạng Sơn) Vua mời Sư Vạn Hạnh đến đem chuyện thắng bại ra hỏi. Sư đáp " trong ba bảy ngày thì giặc phải lui".

Sau quả nhiên thư thế. Vua muốn đi đánh Chiêm Thành, cùng triều thần bàn bạc mà chưa quyết, Sư tâu Vua xin hãy cấp tốc xuất quân, không để lỡ cơ hội . Sau đánh quả nhiên toàn thắng.

Qua những tiên đoán, tham gia ý kiến để Nhà Vua (Lê Hoàn ) tin tưởng ra quyết tâm quyết chiến với quân giặc. Sư Vạn Hạnh đã chứng tỏ vai trò Quốc Sư tài ba nỗi lạc của Triều Đinh Tiền Lê, được Vua tin cậy và kính trọng. Về mặt chính trị xã hội, Sư Vạn Hạnh đã "cố vấn" cho Vua về hoạt động Phật giáo (Quốc giáo) như gửi thư cho nhà nhà Tống xin "Đại Tạng kinh" nhằm tăng cường độ giao hảo giữa hai nước, đáp ứng yêu cầu học tập nghiên cứu của Phật tử ở nước ta lúc bấy giờ.
Về việc xuất gia, chọn cửa thiền ở tuổi 21 Sư thuộc dòng thứ 10 của Thiền phái Tì Ni Đa Lưu chi mà Sư Pháp Thuận (925-990) đã từng giữ một vai trò quan trọng trong việc củng cố phát triển chính quyền cho Vua Lê Đại Hành; Sư Vạn Hạnh cũng đã tiếp tay cho Pháp Thuận trong việc này.

Đó là cái tâm cảnh hay công nghiệp của thời đại mà Vạn Hạnh đã lớn lên. Tâm cảnh của một đất nước sôi động, bức bối vì ngoại bang đô hộ áp bức, vì những biến tướng quá độ của một dân tộc (bị cát cứ chia rẽ) đang chuyển mình để thống nhất, độc lập tự chủ, vì những quyết tâm công sức cho Đạo Pháp và thế nhân theo truyền thông tu tập của dòng Thiên Tì ni Đa lưu chi.

Dòng Thiền này do Thiền Sư Ấn Độ Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) thành lập.

Sư tu ở Chùa Pháp Vân (chùa Dâu ở Thuận Thành), người nước Ô trượng của Bắc Thiên Trúc ( Ân Độ xưa ) dòng Bà nam môn. Từ nhỏ Sư đã mang chí xuất tục đi khắp Tây Trúc cầu tâm ấn Phật. Nhân duyên đạo chưa gặp, bèn cầm gậy sang đông nam. Năm Giáp Ngọ ( 574) Sư đến Trường An ( Trung Quốc), đúng lúc Phật Giáo ở đây bị đàn áp nặng nề (Pháp nạn 3 năm 574- 577) Sư phải lánh nạn sang đất Nghiệp để xin thọ giáo Đệ Tam Tổ Tăng Xán. Tổ dạy " người nên qua phương nam giao hoá, không nên ở đây lâu ". Sư từ biệt về Quảng Châu ở chùa Chế Chỉ dịch kinh Phật sau 6 năm ( Kinh Tông Trì) đến năm 580 thì Sư sang nước ta ở chùa Pháp Vân.

Một hôm Sư gọi đệ tử Pháp Hiền ( ?-626) ở chùa Chúng Thiện ( xã Phât Tích, Tiên Du ) dạy rằng :

Tâm ấn chư Phật :
Tất không lừa dối
Tròn đông Thái Hư
Không thiếu không dư
Không đi không đến
Không được không mất
Chẳng một chẳng khác
Chẳng thường chẳng đoạn
Vốn không chỗ sinh
Cũng không chỗ diệt
Cũng chẳng lìa xa
Chẳng không lìa xa
Vì đối vọng duyên
Nên giả đặt tên
Bỉ thế chư Phật ba đời
Cũng dùng như thế mà được
Tổ Sư nhiều đời
Cũng dùng như thế mà được
Ta cũng dùng như thế mà được
Cho đến hữu tình, vô tinh
Cũng dùng như thế mà được
Vả, Tổ ta Xán Công
Khi ấn cho ta tâm đó
Bảo ta mau Nam hành giáo hóa
Không nên ở lại đây lâu (Trung Quốc)
Từng Trải nhiều nơi
Mới đến được đây (Việt Nam)
Nay gặp được người (Pháp Hiền)
Quả gặp Huyền Ký
Người khéo giữ gìn
Giờ đi (Tịch ) của ta đã đến

Nói xong Sư chắp tay mà mất. Pháp Hiền làm lễ Trà Tỷ, thu Xá lợi, xây tháp để thờ ( năm 594) sau này Vua Lý Thái Tông có làm bài kệ truy tán :

Mở lối sang nước Nam
Nghe Sư giỏi tập Thiền
Mở bày niệm tin Phật
Xa hợp môt nguồn tim
Trăng Lăng Già vằng vặc
Sen bát nhã ngát thơm
Bao giờ được gặp mặt
Cùng nhau bàn đạo huyền

Và nhà Vua đã phong tặng cho Sư.

Tư tưởng của Thiền Tông có thể nói gọn là: " Phật ở trong tâm mọi người. Sùng bái giữ giới, khổ hạnh, học vấn, cầu kinh (nếu chỉ có vậy) thì không có nghĩa ly gì cả. Phải đạt tới GIÁC NGỘ mới là mục đích tối thượng của Phật Tử -đạt được GIÁC NGỘ là PHẬT. Tâm là Phật và Phật chính là Tâm. Tâm an Tĩnh. đó là Niết bàn. Thiền là con đường duy nhất dẫn đến giác ngộ. Thiền không có nghĩa là suy tưởng ; Thiền là thấu đạt chính Phật tính nơi mình ". Sư Tổ đã từng dạy : "Tự thân mê lầm thì chúng sinh tức là Bố Tát, khi tự thân Giác Ngộ thì Bồ Tát là chúng sinh. Mà xưa nay Sư Tổ đem Y Pháp cùng Tăng Pháp phó truyền cho đệ tử thì Pháp là dùng Tâm truyền tâm, điều khiển tự ngộ, tự giải . Từ xưa chư Phật chỉ truyền bản thể, chư tông Sư mật trao bản Tâm, cho nên mới nói ;" Cái Tâm không tín chấp vào đâu cả ".

Vạn Hạnh xuất gia đã vào tuổi trưởng thành, quyết định chọn con đường Phật Giáo của thời đại ma dấn thân. Có thể nói, Vạn Hạnh là nhà trí thức tiên tiến xuất chúng của thời đại bấy giờ. Vạn Hạnh đã " khởi " đi vào đời (xuất thế) bằng Nho, ở lại với đời bằng Lão và đã vươn lên tất cả bằng Phật Giáo. Ở Sư là sự kết tinh tổng hòa nhuần nhuyễn tam giáo để hành sử, thích ứng với đời mà Sư đã sống.

Theo truyền sử, Vạn Hạnh đến với Phật Giáo qua ngõ tam học ( 3 học) tức lối ngõ nguyên thủy mà yếu chỉ tu tập là Giới - định - tuệ . Lối ngõ tam học này có thể dẫn người học lạc vào nẻo Giáo điều tiêu cực nhắm mắt buông xuôi với thế sự để ẩn nhấn đợi chờ giác ngộ, qua trương kỳ khổ luyện. Nhưng Sư đã không làm như vậy, Sư đã từ tam học để tiên thêm một bước nữa trên con đường tu chứng. Bước mới đó là tam luận, là thập nhị môn, trung quán và bách luận, đó là những con đường phá chấp toàn triệt, giải phóng toàn diện kẻ tu hành khỏi những vướng mắc, chấp trứớc vê tri cũng như về hành. Đó cũng là con đường Vạn Hạnh hội nhập với khuynh hứơng nhập thế tu chứng của dòng Ty Ni Đa Lưu Chi.

Sử sách kể là ; Sau khi Thầy " tịch" Vạn Hạnh còn chuyên hành một Pháp môn khác là Tổng trì tam ma địa (Đà Na Ni tam muội - một lối thiền định bằng cách đọc các khẩu quyết Phạn Ngữ . Nhờ đó Vạn Hạnh đã xuất Thần thông Sấm ký để hành đạo cứu đời, xây dựng nên Vương nghiệp Nhà Lý dài tới 216 năm.

Phật giáo với Vạn Hạnh đã có tác dụng vừa như một động lực cho Sự tiến tới trên con đường hoằng hóa, lại vừa như một chất xúc tác làm cho Sư tổng hòa với đời, với đạo, cũng như chính với bản thân Sư.

1, 2, 3, 4, 5

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site