lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (08-10-2012) - (1 *) Những ý kiến liên quan đến đảng Cộng-sản cũng như Hồ-chí-Minh, là ý kiến riêng của tác giả.
(2 *) Quan-điểm này sẽ tiếp tục hướng-dẫn dân-tộc Việt-Nam đấu-tranh đánh bật thù trong (tập đoàn mafia đỏ CSVN), giặc ngoài (quân xâm lược Trung cộng) ra khỏi bờ cõi Việt-Nam.
(3*) Phật-giáo không thể hưng thịnh khi dân-tộc bị mất chủ-quyền, quả thật không sai. Gẫm cổ suy kim, Hòa thượng Minh-Châu vừa qua đời, vào đầu tháng 09 năm 2012. Ông đã để lại cho đời sau một số lượng kinh sách lớn giữa bối cảnh đất nước Việt-Nam đang bị mất dần chủ quyền vào tay quân xâm lược Trung-cộng do sự tiếp tay của tập đoàn mafia đỏ Cộng-sản Việt-Nam.
Với số lượng kinh sách đó, thực sự có lợi ích hay không giữa bối cảnh vừa nêu? Do đó, công việc soạn thuật của ông Minh-Châu Đinh-văn-Năng (Hòa thượng Minh-Châu là đảng viên Cộng-sản) chỉ có một giá trị nhất định, chứ không có tầm vóc lớn như nhiều người đã ca tụng.
(4*) Tiếc rằng, hôm nay, thế kỷ 21, tập đoàn mafia đỏ Cộng-sản Việt-Nam đã không noi gương người xưa trong việc trị nước.
(5*) Văn bản mà ông Hồ-chí-Minh đọc, ông không sáng tác, chỉ sao chép lại từ Tuyên-Ngôn Độc-lập của Hoa-Kỳ.
67 năm sau ngày ông Hồ tuyên đọc văn bản này, đất nước, dân tộc Việt-Nam không khá hơn mà còn tệ hơn một ngàn lần thời Pháp thuộc.
Mời đọc : Việt Nam Chính Thức Nội Thuộc Nước Tầu Lần Thứ 7; Tuyên Cáo Chống Nội Thuộc Nước Tàu Lần Thứ 7; Tuyên Cáo Phản Đối Thỏa Hiệp Việt Trung Liên Quan Đến Biển Đông Ngày 11/10/2011 tại Bắc Kinh - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc
Quyển sách Cổ-pháp Cố-sự của tác giả Nguyễn-Khôi có một số nội dung liên quan đến lịch-sử Việt-Nam thời nhà Lý, Trúc-Lâm Yên-Tử đăng tải để độc giả khắp nơi có thể tham khảo.
***
Cổ-Pháp Cố-Sự
Cổ Pháp Cố Sự
(Bộ sách viết về cội nguồn nhà Lý)
Bài 5: VẠN HẠNH VÀ PHẠM THỊ
Ở chùa Tiêu (Tiêu sơn tự, Trường liêu tự,Thiên tâm tự) còn tấm bia đá cổ “Lý gia linh thạch “ có dòng là: chữ ghi “ Thiên tâm tự chủ, tộc tăng Lý Vạn Hạnh, Cổ Pháp nhân dã”nghĩa Làm chủ chùa Thiên Tâm là Sư Vạn Hanh, người làng Cổ Pháp. Đồng thời theo bia “ Lý gia linh thạch ” còn ghi “ đặc đông ngạn Hoa Lâm nhân Phạm mẫu ”nghĩa là bà mẹ Phạm Thị ở Đông Ngạn (huyện), Hoa Lâm (xã).
Về nguồn gốc quê mẹ Lý Thái Tổ, xưa nay vẫn con đang có hai nguồn tư liệu, ý kiến tranh chấp nhau (?)
-1 là: Lý Thái Tổ lập làng Hoa Lâm.
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ lên ngôi, lập thái miếu ở Kẻ Báng (Dịch Bảng – Đình Bảng), lập Thái đường (nhà thờ mẹ) ở Cối giang. Cối giang sau này là tổng Hội phụ tức cổng Cói (cùng thuộc huyện Đông Ngạn, Phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc với Đình Bảng, Dương Lôi hiện nay), khi đó là bãi đất hoang phế lên bờ phía đông sông Đuống (sông Thiên Đức).
Vua Lý chiêu mộ viên đinh (phu trồng hoa cung như trường hợp Làng Nuốn (Đại đình) là 1 xóm của Dịch Bảng (Đình Bảng –Cổ Pháp) vốn người trong làng “tuyển” ra để chuyên lo việc trồng rừng ở khu”thọ Năng Thiên Đức ”, trấn giữ phía đầu làng phía đông Đền Đô, đến đời vua Lê- Chúa Trịnh mới xin tách lập”xa” riêng là Đại Đình, lập chùa riêng, nhưng vẫn hay lấy tên là chùa Cổ Pháp và đình làng Nuốn cũng chỉ thờ vọng 8 vua triều Lý).
Do trồng được hoa nhiêu như rừng nên nhà vua đặt tên là xã Hoa Lâm. Lúc đầu có 6 thôn “Hoa lâm lục thôn “ gồm có : Thôn Thái Đường, là thôn thờ mẹ Vua Lý. Du Lâm là nơi sau khi lễ mẹ vua xong thì về đó du ngoạn, thư giãn và câu cá ở đây có ao rất dài nơi Vua hay câu cá gọi là “ngự câu”vì vậy còn gọi Du Lâm là “Cói ao dài ”; các thôn ngoại vi là : xóm Đông , xóm Du ngoại ,thôn Lộc Hà, thôn Đông Trù ( bếp nấu ăn cho Vua). Thôn Thái Đường có nhà thờ mẹ vua (nay là thôn Thái Bình), ngày mùng 2 tháng 5 Nhâm Thìn(1232), Trần Thủ Độ làm bẫy sập ở Hoa Lâm, phút chốc chôn sống 70 tôn thất nhà Lý, họ Lý phải đổi sang họ Nguyễn, con cháu thất tán đi muôn phương, suốt thời nhà Trần chỉ được làm thứ dân đi phu đi lính không được đi học, không được thi cử làm quan !
Ý kiến thứ nhất này, lâu nay coi Hoa Lâm (Cói) là quê của Phạm Thị.
-2 là: “Phạm Thị” người làng Đình Sấm (Dương Lôi) thuộc hương Cổ Pháp …các tác giả Nguyễn Văn Chu và Tiến sỹ giám đốc văn hóa Sở văn hóa Bắc Ninh sau này là Trần Đinh Luyện (trên báo Hà Bắc ra ngày 14-10-1995)”mới phát hiện” tìm ra tên của Phạm Thị là Phạm Thị Ngà – (còn có tên là Phạm Thị Tiên-Theo thần tích ở chùa Dâm) có cha là Phạm Long, mẹ là Đặng Thị Quang sau khi sinh con (Lý Công Uẩn), bà Phạm Thị mang con đến chùa Mạnh Tân, huyện Yên Phú (nay là chùa Dâm, xã Thủy Lôi, huyện Đông Anh ) đến năm con 9 tuổi mới bắt đắt con về quê cũ đến chùa Cổ Pháp được Sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi.
Ở Đình Bảng (Kẻ Báng) thì lại lưu hành truyền thuyết .”khi xưa Đức Bà là Phạm Thị xinh đẹp giữ việc quét dọn ở chùa Tiêu, nơi có Sư Vạn Hạnh họ Lý tu thành chính quả trụ trì. Một đêm gió mát trăng thanh bà mệt mỏi ngủ quên ở hiên chùa, váy sống hớ hênh. Sư sau giờ niệm phật về phòng, vô ý bước qua nguời bà. Thế rồi bà có chửa. Khi sắp đén ngày mãn nguyệt khai hoa, Sư bảo bà về chùa Cổ Pháp nơi ấy có nhà Sư Lý Khánh Văn, em ruột của Sư Vạn Hạnh trụ trì. Một đêm xuân tháng hai ngày 12 bà khăn gói sang chùa Cổ Pháp nhưng vừa đến cổng chùa thì đau bụng trở dạ. Bà rặn đẻ ngay dưới mái trong cổng chùa. Nhà Sư Lý Khánh Văn nghe tiếng trẻ khóc oa oa vội chạy ra … Từ ấy, chú bé ra đời ở cổng chùa được nuôi nấng trong chùa, mang tên Công Uẩn (có thể hiểu là “người đàn ông làng Diên Uẩn “ chữ’công” cũng có ý tôn vinh mong muốn “người có sự nghiệp hiển hách “), về họ thì lấy họ Lý của cha nuôi. Chú bé lớn lên khôn ngoan khác người thường, đến năm bảy tuổi thì được đưa về chùa Tiêu cho Lý Khánh Vạn ( Sư Vạn Hạnh), tiếp tục nuôi dạy; và chùa Cổ Pháp được dân làng Diên Uẩn (Cổ Pháp) gọi là chùa Dận ( gọi chệch chữ “Rặn” mà ra ). Ngôi chùa chở tha nơi phát tích của triều Lý Nước ta ”.
Nhà văn Xuân Cang nhân về thăm Đình Bảng, đứng trước cổng chùa Dận dã bình phẩm như sau :” chỉ sau một chữ Rặn thôi mà hàng ngàn năm sau chung ta có thể hình dung ra những bước đi đầu tiên của một nhân vật lịch sử vĩ đại.
Cái thời phát tích vẻ vang ấy đã được mô tả rất thú vị trong quẻ Thủy Lôi Truân của Kinh Dịch. Thủy là nước ở đây là mây. Lôi là Sấm. Truân là gian nan.Thời quẻ Truân là thời trời đất mới mở mang, âm dương cuơng nhu mới giao hòa, việc sinh nở còn khó khăn, có mây có sấm mà chưa có mưa lên còn gian nan ; truân chuyên. người xưa dạy rằng thời Truân này chính là thời nguyên sơ tốt lành tuy hiểm trở khó khăn đấy nhưng có mây có sấm thì sẽ có mưa, chỉ cốt là là tìm được người hiền tài, giỏi việc Kinh Luân, tổ chức sắp xếp việc nước , việc dân giỏi như dệt vải. Kinh là chia ra từng sợi , luân là dệt thành tấm. Người có tài Kinh luân ấy chinh là chú bé sinh ở cổng chùa Dận (Cổ Pháp tự).
Chuyện ở Cổ Pháp xưa đã được người bạn thơ của NK khái quát bằng mội bài thơ Vịnh Sử như sau:
Một cái bước qua mà nên chuyện
Để người quét lá chịu hàm oan
Thân cô vượt cạn đêm chùa Dận
Lịch sử sinh thành, dưới mái hoang
(Nguyễn Đức Lưu)
Theo chính sử “ Đại Việt sử ký toàn thư ” tập 1 trang “240” (Vua) họ Lý, tên húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp , (lộ) Bắc Giang, mẹ họ Phạm, đi chơi ở chùa Tiên Sơn (chùa Tiêu, Trường liêu tự ) cùng với người thần giao hợp rồi có chửa sinh Vua ngày 12-2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ 5(974) thời Đinh .”….” Vua sinh ra mới 3 tuổi, mẹ ắm đến nhà Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi”. Ở vùng quên Đông Ngạn – Từ Sơn đến nay còn lưu chuyền câu ca dao :
Con ai đem bỏ chùa này
A di đà Phật con thầy thầy nuôi .
Ở đây cần lưu ý là “đi chơi chùa” chứ không phải là “ở chùa” mà ở sứ Kinh Bắc ta xưa nay việc đi trảy hội, lễ chùa của trai gái là rất tự do khoáng dật (mồng 8 tháng 4 không đi hội Gióng cũng hư mất đời – ca dao), có lẽ vào thời điểm lễ “Bụt đẻ “ này “ Phạm thị” đi chơi chùa Tiêu đã “Vướng duyên” với Sư (Vạn Hạnh) nên có chửa đẻ ra Đức Vua sau này. Đã là Sư, đạo cao, đức trọng được Vua Lê Đại Hành trọng dụng, niềm vinh dự cho cực tộc Lý ở Cổ Pháp – do đó “không thể có con’ được !
Dù có thật thì vẫn phải bưng bít, gán cho là con thân nhân (ở đây không phải là “ướm dấu chân” hay là một cái “bước qua” mà sử sách ghi là “giao hợp” hẳn hoi…..án tại hồ sơ. Thật không cãi vào đâu được ! con thầy (chùa) lại giả cho thầy (chùa) ở đây là Sư em (Sư đệ) nuôi con Sư anh (Sư huynh).
Lý giải này là hợp lẽ với truyền thuyết đân gian và bia “Lý gia linh thạch’’. (hòn đá thiêng ghi dòng họ Lý) Di tích chùa Tiêu hiện nay chủ yếu tôn vinh Vạn Hạnh Thiền Sư, trong chùa có tượng Thiền Sư Vạn Hạnh bằng đồng được thờ trong nhà tổ có bài vị ghi rõ “Lý chiều nhập nội, tể tướng Lý Vạn Hạnh thiền sư thần vị”.
Theo “thiên nam ngữ lục” sách còn lưu giữ ở chùa Tiêu, cho ta thấy :
“Bà Phạm Thị vốn là một thanh nữ có nhan sắc, đức độ, nhưng do sa cơ lỡ vận phải đi làm thuê làm mướn, ăn mày ăn xin ở chùa Ứng Đại(?).
Nói về việc “thụ thai sinh quý nhân” sách viết:
Tháng giêng năm Giáp Tuất này
Giữa ngày mùng 9 là ngày Bụt sinh
……………….
Âm dương thăng giáng một hồi
Thủy liêm mở động ngọc lơi dề dề …
Sau khi bà Phạm Thị mang thai, nhà Sư ấy không dám nhận vì sợ mang tiếng đến thanh giới tu hành nên đã đuổi bà đi. Bà bụng mang dạ chửa đã phải đi hành khất, tuy có nhiều người hỏi, lấy làm lẽ nhưng bà không chịu, không muốn:
Chỉ e phàm khí lộn thai
Lỗi đạo cùng trời, mất đạo cùng con
Bà cố đi tới chùa Dâm (Mạnh Tân tự) một ngôi chùa hẻo lánh cách chùa Dận (Cổ Pháp Tự) khoảng 10 cây số. Dân làng ở đây con giử được cuốn thần tích do Quan Hàn Lâm Viện, Đông các đại học sỹ Nguyễn Bính soạn năm 1574 ; 9 năm sau, Phạm Thị đem con về chùa Cổ Pháp gặp Lý Khánh Văn – Sư hỏi hết sự tình, tính tuổi đứa trẻ, nhận làm con nuôi đặt tên là Công Uẩn (Uẩn có ý nghĩa là tiềm ẩn sức mạnh, được mang theo họ Lý, là họ của cha nuôi mà cũng đích thực là của cha đẻ )- vì có những lời dặn dò của Phạm Thị ủy thác cho Sư Lý Khánh Văn với ước vọng của bà mẹ đứt ruột đẻ ra, chịu đựng biết bao miệng thế gian ẩn náu nuôi con …. Lời dặn dò của tử mẩu đó quả là thiêng liêng, gửi gắm vì sự nghiệp tương lai của con mình cho Sư Lý Khánh Văn do đó dân làng Cổ Pháp gọi nôm là chùa Dặn (ý là dặn dò) dần dần đọc là “chùa Dận” ( hiểu thao ý rặn đẻ) còn có tên là Ứng tâm tự ; trong chùa có nhà mẫu thờ riêng “ Lý triều quốc mẫu”, ban thờ Sư Lý Khánh Văn …cùng hai pho tượng cổ tạc bà Phạm Thị và Sư Khánh Văn .. Ở chùa Dận (Cổ Pháp tự) còn giữ nguyên quả chuông đúc năm minh mệnh 20 ( Kỷ Hợi), đề là (Cổ Pháp tự trung”, trên quả chuông có khắc 1 bài “minh”:
Phú chung cổ thi:
Lam danh Cổ Pháp
Thắng chiêm Nam thiên
Bồ chung sơ tạo
Phạm các thi trung
Khung kinh Phật thất.
Kỷ tam thập niên
Ái thử nhân lý
Pháp thử thiện duyên
Dục hoàng quả phúc
Bất tận kim tiền
Quân dạng công tạo
Vượng mệnh hậu vinh
Hỏa lư luân chú
Kim chất hoàn toàn
Huyền chi lần các
Khoa động thiên lân
Từ phong viễn tưởng
Vụ nguyệt thưởng tên
Nhĩ văn tâm ngộ
Tự viễn thiện thiên
Với thiện tối lạc
Thụ phúc vô biên
Phúc do tâm tạo
Chung dĩ minh truyền
Minh mệnh nhị thập liên
Tuế thứ kỷ hợi
Dịch: Thơ phú chuông cổ.
Trời nam nhất miền
Chuông thiên đúc trước
Thơ trong gác thiền
Đọc hết kinh phật
Trải ba mươi năm
Yên long nhân ái
Việc thiện lên duyên
Muốn được quả phúc
Chớ có ăn tiền
Người góp công tạo
Bản mệnh hiển vinh
Lò lửa hun đúc
Đồng đốt đòng ròn
Treo chuông lên gác
Vang động trời bên
Gió xa cũng hưởng
Xem trăng khuyết tròn
Tai nghe, tâm ngộ
Điều thiện tự thiên (trời)
Làm thiện được lạc (an lạc)
Được phúc vô biên
Phúc do tâm tạo
Chuông vọng vang rền.
Minh mạng năm thứ 20
Kỷ hợi
Tương truyền : sau khi gửi con ( Lý Công Uẩn) cho Sư Lý Khánh Văn, bà Phạm Thị rời chùa Dặn đi về phía Tây Nam rừng Báng, đến gò “Mả Báng” (nay ở gần thôn Long Vỹ, gần làng Nành, nơi có huyệt phát đế vương theo sự dò tìm của Cao Biền trước đó) thì bà bị bạo bệnh. Thổ địa liền cho mối đùn thành mộ) nay là “Lăng phát tích” diện tích 240m, cao hơn mặt ruộng 1m). Ngày giỗ ngày mùng 7 tháng giêng hàng năm.
Ở Dương Lôi (đình Sấm) thì lại tương truyền là : Xưa có bà Phạm Thị Ngà làm thủ hộ chùa Gia Châu (còn gọi là chùa Minh Châu hay “Châu minh Tự”(?) thường lên núi Tiêu hái củi, nơi Sư Vạn Hạnh trụ trì .”vì cảm động” mà bà có thai (sau sinh Vua Lý, bà liền bị dân làng đuổi ra bìa làng (sự tích na ná như chuyện Man Nương, chuyện Thánh Gióng) và chùa được gọi là “cha Lư” có nghĩa là chùa La (kêu la) gọi cha. Chữ La được viết theo hán tự đọc thành chữ Lư, với ý nghĩa là nơi sinh Vua Lý cất tiếng khóc chào đời, rồi tập nói kêu nên gọi cha mà không có cha.
Vì những lý do tế nhị (bí ẩn) kể trên mặc dù triều lý dài tới 216 năm, có 9 đời vua, thừa quyền lực điều tra để biết cha vua Lý Công Uẩn là ai? Mà theo chính sử thì sau khi nên ngôi, vua Lý Thuận Thiên, đã phong cha (truy phong) là Hiển Khánh Vương, Mẹ là Minh Đức Thái Hậu, chú làm Vũ đạo vương, anh Vũ uy vương, chú làm VŨ Đạo Vương, con Vũ Uy Vương là Trung Hiển làm Thái úy.
Đến mùa xuân tháng 2 ( năm 1018) truy phong “Bà nội” làm Hậu (hoàng thái hậu) và đặt tên thụy (để thờ cúng). Như vậy là về gia tộc của Lý Công Uẩn ở kẻ Báng là một cự tộc, có ông bà chú bác anh em họ nội khá đông đúc, nhưng vì là “con thầy (chùa)” nên không tiện công bố “ cha thực của nhà vua là ai ?”! Trong chuyện về Thiền Sư Vạn Hạnh ở sách Thiền uyển tập anh có chép : “ban đêm Sư Vạn Hạnh ngồi nhập định nghe xung quanh nơi mộ Hiển Khánh Vương (chồng bà Phạm Thị - cha của Lý Công Uẩn ) 4 phía đều có tiếng ngâm thơ, bèn cho chép lại”… Nói thế tức là Lý Công Uẩn có “mộ Cha” khi Vạn Hạnh còn sống … Nhưng thực thì ở Thọ Lăng Thiên Đức trong rừng Báng, nay là cánh đồng Đình Bảng có tất cả 11 Lăng mộ trong đó có đủ 9 vị vua nhà Lý, cùng Lăng Lý thánh mẫu (Lăng phát tích ) và lăng Ỷ Lan Nguyên Phi (Lăng lương dâu) không hề có lăng mộ Hiển Khánh Vương? Trong khi đó trên núi Tiêu Sơn phía trước chùa có bãi đất gọi là “mả vua”phải chăng đây là mộ cha vua (Lý Công Uẩn), chính là mộ của Thiền Sư Lý Vạn Hạnh trụ trì ở đây?
Thôi, lịch sử có những điều kỳ bí, mới là thú vị chỉ có trời mới biết được! Ở ta những nhân vật thánh thần, vua chúa, danh nhân thiếu gì Người “không có Bố” như Thánh Gióng, Đinh Tiên Hoàng, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An …
Trước Lý Công Uẩn, trong thần thuyết về sự thác sinh của Phạm Bạch Hổ : mẹ ông vào miếu nấp mưa, giao phối với thần miếu trong cơn mưa, có mang đẻ ra ông Sứ quân nhập cuộc vào loạn 12 Sứ quân thời giữa thế kỷ thứ X. Vậy có thơ rằng :
CON GÁI PHỦ TỪ
Giỏi thay con gái Phủ Từ
Từ xưa đã dám yêu Sư Chùa Viềng
Động Ngàn đất Phật linh thiêng.
Đẻ ra Vua chúa rồng tiên nhà mình
Không đi tu cũng đã xinh
Đi làm Thủ Hộ hết mình ….đẹp sao
Đất thì thấp, trời thì cao
Con trời, con Phật gửi vào nhà ta
Con trời chẳng biết mặt cha
Lớn lên trung dũng tài ba lạ thường
Ai về bên bến sông Tương
Chớ gần cô Tiểu mà vương phải bùa.
Bài 6: TIÊU SƠN TỰ
Đến thị xã Từ Sơn (phủ Từ) sau khi đi thăm chùa Dận (nơi sinh Thái tổ Lý Công Uẩn), đền Đô (thờ 8 vua nhà Lý) mà chưa lên thăm Tiêu Sơn Tự (chùa Tiêu) thì coi như chưa đến huyện Đông Ngàn, châu Cổ Pháp xưa. Đó là"chùa Thiên Tâm" nơi Vạn Hạnh thiền sư trụ trì, người được tương truyền là cha đẻ, có công nuôi dạy và tạo dựng Lý Công Uẩn. Chùa được xây dựng phía Tây bên trên sườn núi Tiêu, xã Tương Giang nhìn xuống dòng Tiêu Tương uốn lượn gắn với câu chuyện tình Trương Chi - Mị Nương đã đi vào huyền thoại. Chùa chỉ có một cổng ở chân núi phía tây, trên cổng có ba chữ đại tự " bất nhị môn" (không 2 cửa) để người đời ngẫm nghĩ: đi theo đạo Phật chỉ có một đường hoặc suy diễn là con người ta ăn ở không nên hai lòng...Sử cũ ghi: Tiêu Sơn Cổ Tự được coi như một Thiền Viện lớn đời Đinh- tiền Lê- Lý, là nơi đào tạo các vị cao tăng và cung cấp kinh sách cho nhiều chùa trong nước. Dấu tích xưa còn lưu giữ tại nơi đây như: tượng Lý Vạn Hạnh bằng đồng được thờ trong nhà Tổ, có bài vị ghi rõ: "Lý triều nhập nội, Tể tướng Lý Vạn Hạnh thiền sư thần vị". Trong nhà bia của chùa có tấm bia đá mặt trước có khắc bốn chữ Hán "Lý gia linh thạch", mặt sau còn khắc nhiều chữ nhỏ; đây là hòn đá thiêng ghi về dòng họ Lý, ngoài ra trong chùa còn nhiều hoành phi, câu đối, chuông đồng từ xưa còn lại. Các công trình được xây dựng từ trước thời nhà Lý. Các đời sau trùng tu tôn tạo thành một quần thể khá đẹp đẽ hữu tình.
Tượng Vạn Hạnh thiền sư to lớn ngồi thiền định trên đỉnh núi Tiêu Sơn trông về hướng Tây phương cực lạc...Người đi trên đường quốc lộ 1A cách vài cây số đã trông thấy tượng Thiền sư trắng toát trên đỉnh núi Tiêu. Trên đường từ chùa ở lưng núi lên chỗ tượng Thiền sư có tấm bia khắc bài thơ nổi tiếng "Thị đệ tử" của Vạn Hạnh:
Thị đệ tử
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô
Xin tạm dịch:
Bảo (dặn) học trò
Thân như ánh chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi, thu héo cong
Hiểu vận thịnh suy không sợ hãi
Như trên đầu cỏ hạt sương trong
Bài thơ thị tịch này, Thiền sư làm ở tuổi 95, lúc sắp "tịch". Đây là bài thơ nổi tiếng nhất của thơ thiền Đại Việt, chỉ với 28 chữ đúc trong 4 câu hàm Xúc mà chứa đủ cả triết cả thơ nắm hết được sự huyền diệu của tạo hóa, hiểu được lẽ đời- nói theo hôm nay là nó có tư tưởng khai sáng, chỉ đạo mở ra một thời đại mới của dân tộc (nước Đại Việt ta). Chùa Tiêu xưa nay được coi là danh lam cổ tự, điều đặc biệt nữa là: vào đầu năm Giáp thân (2004) chùa Tiêu đã phát hiện được"nhục thân bồ tát Như Trí" với tư thế ngồi thiền đã đạt "tượng táng" (Trung Quốc gọi là"Giáp trữ tất") tới nay đã gần 300 năm (vào thời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Bảo Thái khoảng năm 1723 ?). Qua nghiên cứu của các nhà khoa học thì thiền sư Như Trí cao khoảng 1,65m, ngài tịch ở độ tuổi 45-50, pho tượng gốc nặng 34kg chiều cao ngồi 78,5 cm được đặt trong nhà thờ Tổ trong một khám sơn son thiếp vàng, nay để trong hộp kính kín dày 10mm chứa đầy khí nitơ để bào quản lâu dài. Nhục thân Thiền sư Như Trí là pho tượng thứ tư ở nước ta theo kiểu tượng táng (trước đó là tượng táng các Thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu (Hà Tây cũ), tượng Thiền sư Chuyết Chuyết ở chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh), chùa Tiêu cách trung tâm thị xã Từ Sơn hơn 2 cây số, từ Hà Nội về 20km ở phía bên trái quốc lộ 1A đi Lạng Sơn. Hàng năm cứ đến ngày 5-5 Âm lịch là bà con các làng quanh vùng quê hương nhà Lý như Đình Bảng, Dương Lôi, Tam Tảo cùng dân xã Tương Giang quần tụ về Tiêu Sơn Tự làm lễ dâng hương tưởng niệm Quốc sư Lý Vạn Hạnh (Phạm Thị Thánh Mẫu mẹ Đức Lý Thái Tổ thờ ở chùa Dận"Cổ Pháp Tự"). Đất nước Đại Việt ta đã nghìn năm theo cánh rồng bay lên, đến Tiêu Sơn Tự, thi nhân nào mà chả "tức sự":
Vãng cảnh chùa
Sắc không nào bước vướng chân
Bồ đề xóa bóng hồng trần nước mây
Thiền sư đã tịch nơi đây
Còn vang câu kệ, sân rày cành mai...
NK
Đến Tiêu Sơn Tự, ai đó đã từng mê tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn chắc còn nhớ "Tiêu Sơn tráng sĩ" của Khái Hưng? chính là đây: Nơi chàng Phạm Thái yêu Trương Quỳnh Như (thời Lê mạt) thất tình bạc mệnh đã về "tu", múa gươm tráng sĩ cất tiếng bi ai:
"Ha ha! Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượu;
Ha ha! Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy hai con mắt mỹ nhân"
Tiêu Sơn Tự quả là một danh thắng đầy sự tích cổ kim của xứ Kinh Bắc nghìn năm văn hiến.
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử