lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi

Trúc-Lâm Yên-Tử  (08-10-2012) - (1 *) Những ý kiến liên quan đến đảng Cộng-sản cũng như Hồ-chí-Minh, là ý kiến riêng của tác giả.

(2 *) Quan-điểm này sẽ tiếp tục hướng-dẫn dân-tộc Việt-Nam đấu-tranh đánh bật thù trong (tập đoàn mafia đỏ CSVN), giặc ngoài (quân xâm lược Trung cộng) ra khỏi bờ cõi Việt-Nam.

(3*) Phật-giáo không thể hưng thịnh khi dân-tộc bị mất chủ-quyền, quả thật không sai. Gẫm cổ suy kim, Hòa thượng Minh-Châu vừa qua đời, vào đầu tháng 09 năm 2012. Ông đã để lại cho đời sau một số lượng kinh sách lớn giữa bối cảnh đất nước Việt-Nam đang bị mất dần chủ quyền vào tay quân xâm lược Trung-cộng do sự tiếp tay của tập đoàn mafia đỏ Cộng-sản Việt-Nam.

Với số lượng kinh sách đó, thực sự có lợi ích hay không giữa bối cảnh vừa nêu? Do đó, công việc soạn thuật của ông Minh-Châu Đinh-văn-Năng (Hòa thượng Minh-Châu là đảng viên Cộng-sản) chỉ có một giá trị nhất định, chứ không có tầm vóc lớn như nhiều người đã ca tụng.

(4*) Tiếc rằng, hôm nay, thế kỷ 21, tập đoàn mafia đỏ Cộng-sản Việt-Nam đã không noi gương người xưa trong việc trị nước.

(5*) Văn bản mà ông Hồ-chí-Minh đọc, ông không sáng tác, chỉ sao chép lại từ Tuyên-Ngôn Độc-lập của Hoa-Kỳ.

67 năm sau ngày ông Hồ tuyên đọc văn bản này, đất nước, dân tộc Việt-Nam không khá hơn mà còn tệ hơn một ngàn lần thời Pháp thuộc.

Mời đọc : Việt Nam Chính Thức Nội Thuộc Nước Tầu Lần Thứ 7; Tuyên Cáo Chống Nội Thuộc Nước Tàu Lần Thứ 7; Tuyên Cáo Phản Đối Thỏa Hiệp Việt Trung Liên Quan Đến Biển Đông Ngày 11/10/2011 tại Bắc Kinh - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Quyển sách Cổ-pháp Cố-sự của tác giả Nguyễn-Khôi có một số nội dung liên quan đến lịch-sử Việt-Nam thời nhà Lý, Trúc-Lâm Yên-Tử đăng tải để độc giả khắp nơi có thể tham khảo.

***

Cổ-Pháp Cố-Sự

cổ pháp cố sự, lịch sử việt-nam,lich su viet nam

Cổ Pháp Cố Sự
(Bộ sách viết về cội nguồn nhà Lý)

1, 2, 3, 4, 5

Nhà văn Nguyễn Khôi quê gốc làng Cổ Pháp, sau đổi là Đình Bảng, đất phát tích Vương triều Lý; từ năm 2002 đã dành thời gian và tâm huyết viết Bộ Sử Làng "Cổ Pháp Cố Sự" 4 tập, dày 970 trang.

Tập 1+ 2+ 3 đã xuất bản, vừa được Giải Thưởng Văn Học Nghệ Thuật Thủ Đô 2008 (cùng đợt với tập" Thơ Trần Dần"). Tập 4 đã viết xong (Chuyện làng Đình Bảng từ 1945 đến nay) sẽ xuất bản trong dịp tới.

Bài 1: Tên Làng Đình Bảng
(Cổ pháp cố hương)

Đình Bảng là một làng ven Đô, cách trung tâm Hà Nội 15 km trên Quốc lộ 1A đi Lạng Sơn; hiện nay là phường Đình Bảng, trung tâm của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Diện tích tự nhiên 852ha, dân số tới 1-4-1999 là 13.626 người với 3.432 hộ tại quê( chưa kể đến mấy nghìn người đi lập nghiệp nơi xa)

Thầy tôi kể rằng: "Làng ta cùng thời với làng Phù Đổng (Gióng) là xứ địa linh nhân kiệt "tam Cổ ngũ Phù" (thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp- Phù Lưu, Phù Đổng, Phù Chẩn, Phù Ninh, Phù Khê) - đất đế vương". Đây là một vùng có nhiều hồ, đầm lầy, sông Tiêu Tương uốn khúc quanh co, thế đất mang hình con nhện: có đường (dải đất cao) có dộc (dải đất thấp) xòe ra như 9 cánh hoa sen. Đó là huyệt đất quý, phát tích đế vương - ứng với 9 vua nhà Lý, hưng thịnh kéo dài tới 216 năm(1009-1225, thực quyền là 214 năm ứng với 214 chữ trong Chiếu dời Đô của Đức Lý Thái Tổ) .

Làng tạo lập trên các gò đồi, dải đất cao bên bờ sông Tiêu Tương, xung quanh là rừng rậm um tùm cây cối. Trong rừng có nhiều cây Búng Báng (bột trong ruột có thể làm bánh ăn được)- do đó có tên Nôm của làng là Kẻ Báng, được áp sang tên chữ Hán là Dịch Bảng. Thời Bắc thuộc làng thuộc bộ Vũ Ninh và có tên là Hương (Xã) Diên Uẩn (Diên là dọc theo bờ nước, Uẩn là sâu kín, uẩn khúc) đến đời nhà Đường, vào khoảng năm Ất Sửu(785) trưởng lão của làng là Thiền sư Định Không (họ Lý) đổi tên là Hương Cổ Pháp.

Sự tích kể rằng vào khoảng đời Đường Trinh Nguyên (785 - 804). Sư Định Không dựng chùa Quỳnh Lâm ở làng mình (đến đời Tiền Lê gọi là chùa Lục Tổ, nay là chùa Kim Đài ở xóm chùa, xã Đình Bảng). Khi mới đào đất đắp nền, gặp một lư hương và mười cái khánh. Sư sai người đem xuống sông Tiêu Tương ở trước cửa chùa rửa. Vô ý hay ngẫu nhiên để tuột tay: một cái nặn mất, đến đáy sông mới dừng. Sư cho đó là điềm lạ, Sư giải thích rằng: chữ thập, chữ khẩu hợp thành chữ cổ, chữ thủy chữ khứ hợp thành chữ pháp, thổ là bản thổ chỉ nơi ta ở. Nhân đó Sư đổi tên làng mình là làng Cổ Pháp.

Đổi xong tên làng Sư còn làm một bài tụng:

Đất trình pháp khí
Một món đồng ròng
Để Phật pháp được hưng long
Đặt tên là Cổ Pháp
(Điạ trình pháp khí
Nhất phẩm tinh đồng
Trí phật pháp chi hưng long
Lập hương danh chi Cổ Pháp).

Sư lại nói :

Hiện ra pháp khí
Mười khẩu chuông đồng
Họ Lý hưng Vương
Ba phẩm thành công.
(Pháp khí xuất hiện
Thập khẩu đồng chung
Tính Lý hưng Vương
Tam phẩm thành công).

Sư lại nói:

Mười khẩu xuống nước đất
Cổ Pháp ấy tên làng
Gà sau tháng chuột ở
Chính lúc tam bảo hưng
(Thập khẩu thủy thổ khứ
Cổ Pháp danh hương hiệu
Kê cư thử nguyệt hậu
Chính thị hưng tam bảo.

Đây là ba bài "tụng" của Sư Định Không, một loại sấm vĩ tiên tri (dự báo ứng với 200 năm sau với Thiền Sư Vạn Hạnh và Thân Vệ Lý Công Uẩn): đất Cổ Pháp sẽ cho ra đời một bậc anh hùng họ Lý làm cho Phật Pháp hưng thịnh (Quốc đạo).

Tên Đình Bảng (có nghĩa là "Làng Báng Lớn" - tiếng địa phương"Đình" là to lớn: cái nồi đình, chuyện tày đình, làng Dương Lôi tên Nôm là "Đình Sấm" do cây gạo ở đó bị sét đánh có tiếng sấm lớn). Tên Đình Bảng được sử sách chép đầu tiên là vào năm 1362 đời Trần Dụ Tông. Ở Cổ Pháp xưa có Cự Tộc Lý với nhiều thế hệ Thiền Sư nổi tiếng. Đó là những trí thức cao cấp của thời đại. Họ tập hợp dưới ngọn cờ Phật giáo, những người dân yêu nước chuẩn bị chắc chắn trong ý thức mọi người về một triều đại của một quốc gia độc lập, thịnh trị, do dòng họ mình (Lý) sáng lập ra.

VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - XÃ HỘI CỦA CỔ PHÁP

Làng Dịch Bảng (kẻ Báng) thời đó nằm trên ngã ba sông, là nơi giao lưu kinh tế văn hóa thuận tiện, năm trung độ giữa Cổ Loa, Đại La và Luy Lâu (Sở lỵ của quận Giao Chỉ) - đó là cái may ở cái "thế đất" "Đông Ngạn Tĩnh Nhất Khu" (Sấm Vĩ) - Chữ "Tĩnh" (còn có thể đọc là "tịnh") - có nghĩa là "lặng" là "yên ổn", ngẫm xem lại xưa nay thấy khá đúng, vì nơi đây chưa bao giờ là thành trì, Sở lỵ, là trung tâm hành chính- chính trị, để nhận chịu sự đánh phá, chà sát và xáo động cùng di động dân cư như vùng Cổ Loa, Đại La.Chính nhờ đó mà không bị sự áp chế trực tiếp về chính trị và sự đồng hóa cưỡng bức về văn hóa nặng nề như vùng Luy Lâu thời Bắc thuộc; tuy thế nhưng Cổ Pháp lại không phải là một miền quê hẻo lánh, đó là làng chợ (Hương thị, thị thôn) luôn là một vùng hướng ngoại có độ mở lớn, là vùng giao lưu văn hóa- kinh tế sống động, một vùng gioa thoa kinh tế điển hình. Các vị Thiền Sư ở đây là những người có học (đại trí thức đương thời) họ không thuộc về giai tầng thống trị và theo đuôi chính quyền đô hộ. Họ ở một vùng kinh tế - văn hóa đủ xa (cách ly) với chính quyền đô hộ và đủ gần sự tiến bộ xã hội để xây dựng Lục Tổ - Cổ Pháp thành một trung tâm, xây dựng ý thức độc lập quốc gia vào cuối thời Bắc thuộc (Và cho cả đến gần đây, thời kỳ 1940 - 1945 Đình Bảng là "lũy thép" căn cứ địa của Đảng Cộng Sản ở ngay sát nách Thủ Đô).

Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì trong bối cảnh xã hội nước ta thời đó (Bắc thuộc), ông cha ta đã không khéo thực hành Chính Pháp (Phật) và bằng Pháp (Sấm Vĩ), phong thủy tuy vẫn là "duy tâm" mê tín (ở trình độ dân trí thời đó) nhưng lại toát lên một tinh thần yêu làng, yêu nước, đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng ý thức dân chúng về một vùng tự trị (căn cứ địa) do họ Lý dẫn đường để rồi sẽ có một quốc gia độc lập "nhà nước có chủ quyền" Vua ta cai trị nước ta, do họ Lý làm Hoàng Đế.

Hậu duệ của Sư Định Không là Thiền Sư Vạn Hạnh cùng các vị tiền bối đã thực sự là cha đẻ, cha nuôi, cha tinh thần của Lý Công Uẩn- chàng trai kẻ Báng (ông họ Lý người làng Diên Uẩn) với khiếu thông minh bẩm sinh đã được nhập thân văn hóa của một vùng địa linh nhân kiệt (đất Cổ sinh Vua, đất Phù sinh Thánh).

Lý Thân Vệ (rồi là Lý Thuận Thiên- Lý Thái Tổ) là người con ưu tú của trung tâm kinh tế- văn hóa Cổ Pháp thế kỷ thứ 10 và ông cùng Vương Triều Lý làm rạng danh muôn đời cho Cổ Pháp Cố Hương thân yêu của chúng ta.

Đính Chính :
Nặn = Lặn; Gioa thoa = giao thoa; Không khéo= khôn khéo.

Bài 2: Rừng Báng

(Cổ Pháp lâm)

Già làng bảo: huyện ta xưa là huyện Đông Ngạn (bờ phía đông sông Thiên Đức). Sông Thiên Đức tên Nôm là sông Đuống, gọi trệch từ chữ "Luống" (tiếng Tày Thái cổ là Nậm Luông, là sông lớn). Người vùng ta quen gọi sông Hồng là sông Cái (mẹ), sông Đuống là sông Con. Xưa kia vùng ta là vịnh Bắc Bộ, Nhờ phù sa sông Hồng bồi đắp mà có cả một trung châu đất mật lúa vàng nuôi sống cho dân mình phát triển, nam tiến mở mang bờ cõi. Vùng ta xưa là vùng đầm lầy ao hồ bến nước, rừng rậm um tùm. Ngày trước toàn bộ đất làng nhà rộng tới trên 2000 mẫu, trong đó rừng chiếm 4/5 và ngót 100 mẫu đầm hồ ao sông ngòi. Trong rừng có nhiều cây tạp, cây Búng Báng, củ mài (Hoài Sơn rừng Báng nổi tiếng đặc sản quý tiến Vua) cùng các thứ chim muông cầy cáo.

Đến nay nhiều địa danh ở rừng Báng còn mang dấu tích của một thời xa xưa như: cánh đồng gà, đồng ngựa, đồng khuổi, đồng rĩa, đồng trầm, đường Thăn sắt, bãi Sim, bãi Chanh, bãi Găng ...ở cổng sông Ngò, trên có ghi 3 chữ "đại tự": "Nam phong huân" (gió nam tốt lành). Hai cột trụ có ghi 2 câu đối:

Hãn ngoại Tiêu Tương lai dẫn thủy
Điền tiền Cổ Pháp đắc lâm sơn

nghĩa là:

ngăn phía ngoài có sông Tiêu Tương dẫn nước
ngoành trước mặt có rừng Cổ Pháp đẹp thay.

Tiến sĩ Hoàng Văn Hòe, người làng Phù Lưu, là một tướng nhà Nguyễn kiên quyết chống Pháp, trước khi vào Thanh Hóa tử chiến với quân địch, ông về thăm quê, dạo chơi trong rừng Báng, đã sáng tác bài thơ"Cổ Pháp Lâm Hành" (Đi trong rừng Cổ Pháp), xin tạm dịch:

Sớm trong rừng tiễn bước nhanh
Bụi trần rửa sạch lòng xanh trong ngần
Gió ru ran tiếng chim ngân
Chiều buông còn nắng long lanh trên cành
Tiều phu ngang dọc thông thênh
Kể chi thằng nhỏ ngang mình túi đeo
Ai hay cô tịch bám theo
Có chăng là đám mây gieo chút tình

(Lý Thanh - dịch)

Đến hồi thực dân Pháp mới sang xâm lược nước ta, thời vua Khải Định, tên tư bản Pháp là Gôbe và Tổng đốc Bắc Ninh là Lê Hoan có âm mưu " mua" rừng Báng để lập đồn điền, dân làng không chịu, Lê Hoan dọa :"rừng Báng um tùm là nơi giặc Đề Thám, giặc Bãi Sậy dễ về ẩn náu, phải phá, không kẻ nào được ngăn cản". Làng nhà bầy giờ có cụ Nguyễn Tiến Giang, làm ở toà Sứ có hàm tước "hồng lô tự khanh" (Chánh tứ phẩm- nên gọi là cụ Hồng) đã khôn khéo nhanh tay xin cho dân làng phá rừng Báng làm ruộng, hạn trong 2 năm không xong thì phải để cho tên Gôbe được lập đồn điền. Cụ Hồng cùng bô lão, chức dịch của làng đã hô hào động viên bà con trong làng bỏ hết sức ra khai phá rừng làm ruộng (đốn hết cây vào năm 1904). Ai khai phá được bao nhiêu thì cho quyền sử dụng đất trong vòng 3 đến 5 năm không phải nộp thuế. Nhờ đó mà 1600 mẫu rừng thành 1600 mẫu ruộng tốt.Số ruộng này sau được chuyển thành công điền. Với lệ làng ở Đình Bảng nếu là con trai: từ 18 tuổi trở lên thì được chia 5 sào ruộng công để canh tác, nhà có 4 con trai thì được 2 mẫu, cấy hài thừa ăn(do vậy con trai ở Đình Bảng có giá trị là thế) đến khi lên lão 60 tuổi thì các cụ được ưu tiên hưởng 3 sào 5 thước ruộng thượng đẳng điền. Cứ 3 năm một lần, làng tổ chức"bốc thăm ở ngoài Đình để cha con nhận phần ruộng công tiêu chuẩn của người trai Đình Bảng.

Số 1600 mẫu ruộng công (rừng Báng cũ) đến thời cụ Tham Lai làm Tiên Chỉ đã cho đạc điền chia mẫu kẻ ô vuông vức có đóng cọc mốc, đánh theo chữ cái và số: trên bản đồ địa chính như thực địa là rất khoa học, dễ quản lý theo dõi. Số ruộng tư điền của cả làng có 360 mẫu, nhiều thửa là ruộng xâm canh do các nhà buôn giàu có người làng mua làm tư điền sang mãi giáp lũy tre các làng Trịnh Xá, Sặt Bính, Phù Ninh, Phù Chẩn...

Đình Bảng là làng nghề, làng buôn... ít gia đình chuyên nông tang (thu nhập nghề nông thường chỉ chiếm 10 đến 15%) do đó ruộng của các gia đình thường cho thiên hạ cấy rẽ (một kiểu phát canh thu tô) hoặc thuê người làm. Ở Đình Bảng đàn ông biết cày bừa là để trông coi thợ làm thuê, ít trực tiếp cày bừa, phụ nữ sinh con thì đem mướn nuôi:

Anh về vui với cày bừa
Để em tay nải gió đưa phương trời.
Chạy chợ, đi buôn ít ai biết cấy hái là vậy.

Sông cũ (Tiêu Tương) rừng xưa (rừng Báng) rày đã nên đồng... qua bao thời gian biến thiên của lịch sử, đến nay cảnh quan đã thay đổi hẳn rồi.Với hồn quê bảng lảng, tác giả đi giữa làng mà cảm tác:

Mình ra ngõ Cả hóng Tiêu Tương
Cười nói mà vương một chút buồn.
Hồn xưa, làng Cổ... đâu kẻ Báng?
Rừng đã về trời vọng cố hương.

1, 2, 3, 4, 5

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site