lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

- Hội sử-học Việt-Nam tố cáo đảng cộng sản Tàu và Tập Cận Bình là thủ phạm 30 tội ác chiến tranh và nhân quyền

- The Vietnamese historical association denounces the Chinese Communist Party and Xi Jinping for its crime against human beings, of aggression and of genocide toward the Vietnamese ethnic, the Tibetans, Falun Gong and Philippines

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư Đi Tin Lại:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Cộng:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013:

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Và Quốc Tế

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Hồ sơ tội trạng của Henry Kissinger 4

1, 2, 3, 4, 5

Nguyên tác : Chistopher Hitchens

Dịch giả : Đỗ Kim Thêm

Giới thiệu sách:

Chistopher Hitchens, The Trials of Henry Kissinger, Verso Books,           London, New York 2001.

Đại ý:

Tội ác của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam là một đề tài bất tận. Lúc chiến tranh còn khốc liệt đã có những trí thức ngoại quốc tên tuổi như Jean Paul Sartre, Bertrand Russell và Noam Chomsky lên tiếng kêu gọi thành lập toà án quốc tế nhằm xét xử sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Khi chiến tranh kết thúc thì vấn đề này không còn ai quan tâm, phần lớn các tác phẩm xoay quanh chủ đề Việt Nam đều nói về sự sai lầm của Hoa Kỳ. Nhưng có một ký giả đã đặt lại vấn đề này và tự nhận mình có trách nhiệm như một thẩm phán công tố và lập hồ sơ để truy tố một nhân vật đã gây tội ác trong chiến tranh Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới. Thủ phạm được gọi đích danh là Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ và là người đã ký kết Hiệp Định Paris. Tội danh được cáo buộc là: tội ác gây chiến tranh, tội ác chống nhân loại, đặc biệt qua các vụ âm mưu tạo phản loạn, mưu sát, bắt cóc và tra tấn. Với các tội danh này tác giả yêu cầu Toà Án Quốc Tế phải xét xử đương sự. Đó chính là nội dung chủ yếu của cuốn sách được giới thiệu trong bài viết này.

Tác giả:

Chistopher Hitchens là một ký giả Hoa Kỳ gốc Do Thái, chuyên về săn tin điều tra và viết bình luận cho tờ The Nation và The Harper Magazine tại Hoa Kỳ. Ông nổi tiếng qua các loạt bài về phóng sự đìều tra nhắm vào mặt trái của các nhân vật tên tuổi như Mẹ Theresa, Công chúa Diana và Tổng Thống Clinton.

Tác giả Christopher Hitchens

...

Tác giả nêu lên một phản chứng khác:

- Đến tháng 11/1970 một thành viên trong nhóm của Tướng Viaux đã trốn thoát cuộc lùng bắt và liên lạc được với CIA để xin giúp đỡ tiền bạc. CIA đã trả cho người này 35.000 đô la để mong là im tiếng. Tác giả suy đoán lệnh trả tiền phải do Henry Kissinger duyệt y, vì CIA tại Chí Lợi không có thẩm quyền này.

Ở cuối chương này tác giả dẫn chứng về sự hợp tác của CIA với tên trùm mật vụ của Augusto José Pinochet là Manuel Contreras. CIA xác nhận giúp đỡ cho Manuel Contreras, nhưng chỉ nhằm thêm phương tiện kỹ thuật và huấn luyện nhân viên tình báo để Chí Lợi có phương tiện chống ngoại xâm chớ không phải dùng để đàn áp đối lập.Tác giả chứng minh ngược lại là Chí lợi không có ngoại thù, mà chỉ có nhân dân chống chế độ Pinochet. Dầu biết Pinochet vi phạm nhân quyền với các phương tiện của CIA hổ trợ cho Manuel Contreras, Hoa Kỳ vẫn làm ngơ vì những quyền lợi của Hoa Kỳ tại Chí Lợi.

Chương 7 cáo giác tội trạng của Henry Kissinger trong việc can thiệp vào nội bộ tại Cyprus.

Đây là một đảo với 82% dân Hy Lạp và 18% dân Thổ sinh sống. Tổng Thống Makarios của Cyprus được dân chúng bầu ra. Nhưng độc lập của Cyprus là cái gai cho Hy Lạp và Thổ. Cả hai đều muốn sáp nhập Cyprus vào nước của mình, cả hai đều ủng hộ các tổ chức nổi loạn, gây bạo động để chống đối lẫn nhau. Trước tình hình này Henry Kissinger cho là chế độ của Makarios chính là đầu mối cho sự bất ổn tại Cyprus và gây nguy hại cho tình hình chung trong vùng. Dimitros Ioannides, trưởng cơ quan tình báo của Hy Lạp lập kế hoạch nhằm lật đổ Makarios vằ muốn đặt Cyprus dưới quyền kiểm soát của Hy Lạp.

Hoa Kỳ đã yểm trợ kế hoạch này. Henry Kissinger đã biết tin đảo chánh trước hai tháng trước đó, tức là tháng 05/1974, nhưng ông không phản ứng gì. William Fulbright, Chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện, ngay sau khi biết tin đảo chánh này do một ký giả Hy Lạp là P. Demetracopoulos cung cấp, ông đã yêu cầu Henry Kissinger tìm mọi biện pháp ngoại giao để ngăn chận, nhưng Henry Kissinger chối từ, viện cớ đây là nội bộ của Hy Lạp. Những bằng chứng cho thấy Dimitros Ioannides liên hệ với CIA trong khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không phản ứng gì trước tình hình càng sôi động. Sau ngày đảo chánh, trước áp lực nặng nề, Henry Kissinger đã họp báo minh oan là không nhận được tin tức gì liên quan vấn đề. Thực ra ông có đủ mọi nguồn tin từ chính thức cho đến tin tình báo về diễn biến tình hình. Việc quyết định cho Nicos Samson nắm quyền đều do CIA sắp đặt và chi trả phí tổn. Trong một hồi ký cuả Tướng Grigorios Bonanos, Tư Lệnh Quân Đội Hy Lạp xuất bản năm 1986 tại Athen tựa là Sự Thật đã phơi bày cho biết: "Cuộc tấn công vào đảo Cyprus được ủng hộ sự chính thức của Thomas A. Papas, người trung gian liên hệ giữa nhóm đảo chánh và Nixon-Kissinger".

Kế hoạch đảo chánh thất bại làm hàng ngàn người chết và 200.000 người tỵ nạn. Mặc dù Makarios trốn thoát được và tìm cách vận động trở về nắm quyền nhưng Henry Kissinger luôn tìm cách ngăn trở. Ông cũng không công nhận Makarios là Tổng Thống của Cyprus nữa. Sau nhiều áp lực từ Thượng Nghị Sĩ William Fulbright, Chủ Tịch Uỷ Ban Ngoại Giao Thượng Viện và Dân Biểu Thomas Morgan, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện, người chính thức mời Makarios đến thăm Washington, Kissinger mới chịu tiếp kiến Makarios.

Henry Kissinger cũng lượng giá được tình hình: ngày nào Hy Lạp còn muốn nắm quyền thì Thổ cũng sẽ tìm cách phản công quân sự. Ông luôn tìm cách ngăn cản sự trở về phục hồi của Makarios qua hỗ trợ quân sự của Thổ hay Anh Quốc. Sir Tom McNally của Bộ Ngoại Giao Anh cũng đã có tài liệu minh chứng điều này.

Chương 8 buộc tội Henry Kissinger trong việc chủ mưu diệt chủng nhân dân East Timor.

East Timor

Đảo Timor trước đây thuộc Bồ Đào Nha sau này bị Indonesia sát nhập. Phòng trào đấu tranh giành độc lập của FRETILIN được dân chúng trong đảo ủng hộ và gây được thiện cảm của ngoại quốc. Ngày 07/12/1975, Indonesia tấn công đảo Timor. Một sự kiện đáng lưu ý là cùng ngày này Tổng Thống Ford và Ngoại Trưởng Kissinger đến đảo Hawaii sau khi đi thăm Indonesia về. Một câu hỏi được báo chí đặt ra tại phi trường Hawaii cho Tổng thống Ford là Hoa Kỳ có bật đèn xanh cho cuộc đàn áp này không. Ông Ford không trả lời và hẹn vào một dịp khác. Sau đó qua một thông cáo báo chí cho biết Hoa Kỳ rất quan tâm tới tình hình tại East Timor, đặc biệt là việc sử dụng bạo lực. Tổng Thống Ford hy vọng rằng mọi sự sẽ hoà giải tốt đẹp.

Khi tin tức chi tiết về sự tàn sát tại East Timor được báo chí tường thuật, nghi vấn về sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, đặt biệt là việc cung cấp vũ khí, càng được đặt ra nhiều hơn. Đai Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc là Daniel Patrick Moynihan trong hồi kỳ của ông tựa là A Dangerous Day, cũng đã lộ nhiều chi tiết về cuộc đàn áp này, dù không ám chỉ đích danh Henry Kissinger.

Ngày 11/7/1995 trong khi đi giới thiệu tác phẩm mới của mình là Diplomacy, Henry Kissinger đã gặp các nạn nhân và vấn đề được đặt ra.

Trả lời câu hỏi của ông Constancio Pinto, một lãnh tụ của Phong trào đấu tranh East Timor, Henry Kissinger cho biết là việc ông đến Indonesia vào thời điểm này hoàn toàn tình cờ. Tổng Thống Ford và ông dự trù đi Trung Hoa trong năm ngày. Mao Trạch Đông đang bi bịnh nặng và phong trào Tứ Nhân Bang gây bất ổn nội tình Trung Hoa khiến Tổng Thống Ford quyết định Hoa du chỉ có hai ngày và thay đổi chương trình đi thăm Phi Luật Tân một ngày rưỡi và Indonesien một ngày rưỡi. Trong cuộc hội kiến tại Indonesia thì vấn đề East Timor không nằm trong chương trình nghị sự. Ngay khi ông đến phi trường thì mới biết được tin, nhưng ông không rõ số nạn nhân. Ông không hề tạo điều kiện cho người Bồ Đào Nha ở lại. Khi người Indonesia thông báo tình hình ông cũng không ủng hộ hay chống đối. Theo ông, East Timor không phải là cường quốc và không nằm trong ảnh hưởng cũng như quan tâm của Hoa Kỳ.

Ông Allan Nairn, một ký giả Hoa Kỳ, nạn nhân còn sống sót của cuộc tàn sát ngày 12/11/1991 tại Timor cũng có mặt trong buổi này và phản chứng những đìều Henry Kissinger nói. Theo tài liệu của ông thu thập từ Bộ Ngoại Giao, dù không đầy đủ, cũng cho thấy là Henry Kissinger đã thảo luận vấn đề này với Suharto trước khi có đàn áp. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Allan Nairn, Tổng Thống Ford cũng xác nhận là đề tài Timor được đặt ra trong lúc gặp Suharto. Một bằng chứng khác được ký giả Allan Nairn đưa ra là một biên bản buổi họp tại Bộ Ngoại Giao ngày 18/12/1975. Theo biên bản này thì Henry Kissinger sau khi đi Indonesia về đã khiển trách nhân viên nặng nề vì đã để ông Leigh, một luật sư cố vấn của Bộ lên tiếng chỉ trich. Theo ông Leigh thì việc Indonesia tấn công vào đảo Timor là vi phạm luật quốc tế và vi phạm hiệp ước với Hoa Kỳ trong việc sử dụng vũ khí. Henry Kissinger trả lời tiếp là Timor không phải là một vấn đề lớn nằm trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, mà là một vấn đề hậu thuộc điạ. Chuyện khiển trách nhân viên là một phần để lấy lòng Indonesia, một phần là vấn đề nguyên tắc làm việc. Các vấn đề vi phạm nhân quyền phải được thảo luận trong Bộ trước khi đưa ra công luận.

Tác giả nêu một bằng chứng từ tài liệu của C. Philipp Liechtey, Trưởng nhóm CIA tại Indonesia. Liechtey xác nhận có sự hỗ trợ chính trị từ Bộ Ngoại Giao và yểm trợ vũ khí cho các cuộc đàn áp. Ở cuối chương, toàn văn biên bản ngày 18/12/1975 tại Bộ Ngoại Giao được đem ra phân tích chi tiết để kết tội Henry Kissinger.

1, 2, 3, 4, 5

 

Thư-Viện Bồ Đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site