lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo

1, 2, 3, 4, 5, 6

Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên khảo

III/ Dòng tư tưởng Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 17 sau khi thành Thăng Long được hình thành:

...

Tư tưởng Tống nho (do ảnh hưởng nho giáo thời nhà Tống nên gọi là Tống nho) đó lại ảnh hưởng mạnh vào giới nho sĩ Việt Nam, khiến họ mang tự ti mặc cảm với nước Tầu, quên đi sự hùng cường độc lập của Đại Việt. Khiến sau này vua Trần Minh Tông và Trần Nghệ Tông cho họ đã quá nô lệ nhà Tống mất đi sự sáng tạo để thâu hoá của dân tộc, và đặt cho họ biệt danh là "bạch diện thư sinh". Quan niệm Nho học độc tôn của Lê Văn Hưu, Lê Quát cũng như Trương Hán Siêu  đã đi ngược lại tư tưởng NHÂN TRỊ của dân tộc.

Thế rồi tư tưởng tam giáo đồng nguyên bắt đầu suy thoái từ cuối thời vua Trần Hiển Tông (1329-1341) rồi kéo dài cho tới thời vua Trần Thiếu Đế (1398-1400).

Sau đó bị Hồ Quý Ly lợi dụng quyền bính trong tay cướp ngôi nhà Trần và cai trị đất nước khoảng bảy năm (1400-1407). Khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã áp dụng tư tưởng pháp trị để cai quản quốc gia. Thực tế có thể nói là tư tưởng tâm linh khai phóng của tam giáo đồng nguyên đã xung đột với tư tưởng thực tiễn bế quan. Hay nói một cách khác quan niệm Nhân Trị (tam giáo đồng nguyên) và Pháp Trị (nho gia) xung đột với nhau đã đưa đến việc Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần.

Ông cho tiến hành cải cách quân đội, với mục đích làm sao có được trăm vạn hùng binh để chống với giặc Tầu; về giáo dục, cố gắng cởi bỏ tâm lý tự ti mặc cảm của nho gia đối với Tầu, đồng thời ông đề cao chữ Quốc Âm và ông dịch Kinh Thư ra chữ Quốc Âm rồi hiệu đính cho các nữ quan học hỏi. Đại để là Hồ Quý Ly đã phát động một cuộc cách mạng tư tưởng, đề cao lối học khoa học thực dụng, bác bỏ lối học từ chương trích cú. Hơn nữa ông còn đề cao Chu Công lên trên Khổng Tử.

Thế nhưng sự cải cách của ông đã không được dân tộc ủng hộ, vì các giới cho rằng Hồ Quý Ly là kẻ phản nghịch cướp ngôi nhà Trần đưa đến việc quân nhà Minh sang tấn chiếm và nước ta bị đô hộ trong 20 năm (1408-1428).

Khi quân Minh đánh bại quân của Hồ Quý Ly năm 1407, họ đã tịch thu tất cả tài liệu, thư khố của Đại Việt và đem về Kim Lăng cũng như bắt đi những nhân tài nước ta đem về Tầu phục vụ cho chúng. Đây là lần diệt chủng văn hóa lần thứ hai trong lịch sử dân tộc.

Trong số những nhân vật thuộc triều đình nhà Hồ bị quân Minh bắt được, có Hàn Lâm Viện Học Sĩ Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Phi Khanh là cha của Nguyễn Trải. Cả hai đều là nhân tài của thời Trần Hồ đào tạo nên. Sau này, Nguyễn Trải đã phò Lê Lợi kháng quân Minh và trở thành người có công mở đầu triều đại nhà Lê.

Ngày 29 tháng 4 năm 1428, khởi nghĩa của Lê Lợi thành công, đánh đuổi toàn bộ quân Minh ra khỏi bờ cõi nước Nam. Nguyễn Trải đã thảo và công bố bài Bình Ngô Đại Cáo. Nội dung là báo tin mừng chiến thắng cho cả dân tộc, đồng thời nêu cao chính nghĩa, nhân nghĩa của mười năm kháng chiến chống quân Minh.

Đầu bản văn khẳng định

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Ông đã tố cáo sự tàn bạo độc ác của quân xâm lược nhà Minh

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
..
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!

Không thể nào chấp nhận cảnh nô lệ đen tối, và theo hiệu lịnh của Đồng Cổ Đông Sơn, tộc Việt đã vùng lên khởi nghĩa

Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống

Trong cuộc khởi nghĩa tộc Việt đã đề cao nền văn hiến

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.

1, 2, 3, 4, 5, 6

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site