lịch sử việt nam
Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo
Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên khảo
II/ Dòng tư tưởng Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 15 sau khi thành Thăng Long được hình thành:
...
Như bài thơ của vua Lê Thánh Tông
Bài viếng Vũ Thị
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai giống miếu vợ chàng Trương
Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ
Cung nước chi cho lụy tới nàng
Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt
Giải oan chăng lọ mấy đàn tràng
Qua đây bàn bạc mà chơi vậy
Khá trách chàng Trương khéo phủ phàng
Bài họa
Chuyện vô duyên
Đầu ghềnh nghi ngút tõa khói hương
Tương truyền nàng Vũ huyện Nam Xương
Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt
Oan thiên vì một lỗi chàng Trương
Đèn tỏ đèn mờ nghe con trẻ
Ghen sau ghen trước luận chẳng nên
Hoàng giang đàn miếu còn nguyên đấy
Ngàn đời khéo nhắc chuyện vô duyên
Vua Trần Thái Tông với Khóa Hư Lục, ngài đã cho mọi người thấy hạnh phúc thật sự của một đời người ra sao, khi xả thân phụng sự nhân quần xã hội, với tâm trạng không chấp nhất rồi dần tới giải thoát sự ràng buộc sống chết ngay tại đời này. Điều quan trọng là sự quân bình tâm lý giữa tinh thần và vật chất trong sự phá chấp một cách triệt để.
Thanh sơn để xứ kiến thiên thoát
Hồng ngẫu khai thời văn thủy hương
nghĩa
Núi xanh lối thấp trời trong sáng
Sen hồng nở hoa thơm ngạt ngào
Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung (1230-1291) vừa là thiền sư vừa là một vị danh tướng cầm quân đã đánh thắng quân Mông cổ trong trận tái chiếm kinh thành Thăng-Long (năm 1285). Ông được vua Trần Thái Tông phong tước Hưng Ninh Vương. Vua Trần Nhân Tông bái ông làm thầy học Phật pháp. Trần Khắc Chung quả quyết rằng, nếu không có Tuệ trung Thượng Sĩ thì không có Trần Nhân Tông. Sách Thiền tông bản hạnh đã tán dương Tuệ Trung Thượng Sĩ như sau:
Nước Nam dẹp được bốn bên
Vì có Phật bảo hoàng thiên hộ trì
Đời đời Phật đạo quang huy
Quốc Gia đỉnh thịnh cường thì tăng long
Nhân Tông gặp thầy Tuệ Trung
Làm đệ nhất tổ Nam cung nước này.
Vua Trần Nhân Tông (Đức Điều Ngự Giác Hoàng) đã biểu hiện sự thẩm thấu tâm linh của bản thân trong Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca, quyển này có đoạn viết như sau:
Niệm lòng vằng vặc
Giác tính quang quang ;
Chẳng còn bỉ thử
Tranh nhân chấp ngã
Trần duyên rũ hết
Thị phi chẳng hề
ngài khuyên mọi người chúng ta nên buông bỏ tức là không buông bỏ mà là buông bỏ. Buông bỏ là nên buông bỏ phiền não vọng tưởng; không buông bỏ là theo đuổi đến cùng để đạt tới mục tiêu giác tính quang quang; mà là buông bỏ tức buông bỏ chấp nhân chấp ngã.
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử