lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo

1, 2, 3, 4, 5, 6

Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên khảo

II/ Dòng tư tưởng Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 15 sau khi thành Thăng Long được hình thành:

...

Do quan niệm mở rộng như thế, ngài Điều Ngự Giác Hoàng đã không còn là một vị thiền sư của Phật Giáo, cuộc đời và hành trạng của ngài là biểu tượng chung cho sự hài hòa tôn giáo và dân tộc của thời nhà Trần. Điều quan trọng hơn hết, cuộc đời của ngài từ khi làm vua đến lúc cầm gươm đánh giặc rồi bỏ hết tất cả xuất gia tu hành đã thể hiện một cách rõ rệt nhất lý tưởng bồ tát và lý tưởng quân tử của nền Tam giáo đồng nguyên. Đó là cách sống đời vui đạo (cư trần lạc đạo).

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã viết Hịch Tướng Sĩ kêu gọi toàn thể quân đội Đại Việt lúc quân Mông-cổ xâm lăng nước ta lần thứ hai, bài Hịch có đoạn như sau:

... ta cùng các ngươi, sinh nhằm thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan, nhìn thấy lũ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ; ỷ thế Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng; mượn danh hiệu Vận Nam vương để thu vàng bạc, vơ vét hết của khó có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, tránh sao khỏi tai vạ về sau?

... Nay ta chọn lấy binh pháp của các danh gia, soạn làm một quyển, gọi là BINH THƯ YẾU LƯỢC. Các ngươi hãy chuyên chú luyện tập theo sách này, vâng lời ta dạy, thì mới phải đạo thần tử, bằng khi bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, suốt đời sẽ là kẻ nghịch thù.

Ý thức dân tộc thời Lý Trần lại một lần nữa kết tinh và sáng tạo một tôn giáo Việt Nam, và tôn xưng Đức Thánh Trần Hưng Đạo là vị Tổ Đạo Nội. Tức là một Đạo của dân tộc Việt. Tinh thần của Đạo Nội đã lừng lững xuất hiện cùng với tam giáo đồng nguyên trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lăng Mông-cổ. Và đã đưa cuộc chiến đấu này đến chiến thắng sau cùng.

Tam giáo đồng nguyên, cũng như tư tưởng cư trần lạc đạo của vua Trần Nhân Tông đã đưa đến một xã hội khai phóng và nhân bản mà ngày nay (năm 2011) nhân loại đang đòi hỏi một cách bức thiết.

III/ Dòng tư tưởng Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 17 sau khi thành Thăng Long được hình thành:

Nho giáo được đem vào đời sống dân tộc khi vua Lý Thánh Tông cho cất văn miếu thờ Khổng Phu Tử, cùng bảy mươi hai vị hiền năm 1070; đến đời nhà Trần, nho giáo càng phát triển, vua Trần Thánh Tông chọn nho sinh để làm quan thay vì chọn người trong hoàng tộc và Phật giáo, và từ đó Nho giáo đã tự xem mình là chính thống, còn những đạo khác là tà phái mà thôi. Cho dù với quan niệm cởi mở của tam giáo cũng không thể nào lướt qua được tinh thần khống chế, độc tôn và tự đại của nho sinh. Bởi thế mới có một Lê Văn Hưu, một nho gia có tên tuổi đời nhà Trần đã phê bình (trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư) vua Lý Thái Tổ đã tôn sùng Phật giáo một cách quá mức khi chưa xây nhà thờ tổ tiên, đài xã tắc, lại đi cất chùa.

Hơn nữa việc xưng hô lại không biết, vua xưng là Trẫm, các quan viên gọi vua là bệ hạ, chỗ vua ở là triều đình, nơi phân phối mệnh lệnh là triều tỉnh...sau đến Lý Cao Tông bảo người ta gọi là "Phật", đặt tên nước là Đại Cồ Việt, Đại Việt. Rồi Lê Văn Hưu lại nói thêm, Khổng Tử bảo: tên đặt không đúng, khi nói ra không xuôi miệng. Khổng Tử sở vi "danh bất chính, tắc ngôn bất thuận", thử dã.

Sử gia Lê Văn Hưu muốn chứng tỏ là nước ta sao không bắt chước, học hỏi Tầu, tại sao có những sự xưng hô như thế mà không sửa đổi, đồng thời chỉ có Khổng Tử là chính thống. Khi Lê Văn Hưu muốn chứng tỏ như thế, có thể ông không biết rằng chính Khổng Tử là người đã đem văn hóa Việt dạy dỗ cho người Tầu trong Kinh xuân thu, cách đó trên dưới gần hai ngàn năm.

Trái lại sử gia Ngô Thời Sĩ (một nho gia) lại công nhận việc nhà Lý phạt Tống là một chiến công hiếm có, vào bậc thượng thừa thời đó.

1, 2, 3, 4, 5, 6

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site