lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Quân Sự Quân Đoàn II Quân Khu II Việt Nam Cộng Hòa Và Năm 1972 

quân đoàn II quân khu II

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Trận Tân cảnh 23-4-1972: Kẽm Gai Bọc Thây Anh Hùng

Mũ đỏ Bùi Đức Lạc

anh hùng Lê Đức Đạt

Anh hùng Lê Đức Đạt

Thực tình tôi không muốn viết bài này vì nó cho tôi một kỷ niệm nhiều đau thương nhất trong cuộc đời binh nghiệp vốn dĩ đã kém may mắn cuả tôi, hơn nữa tôi không muốn gợi lại những chuyện (sự thật đau lòng) nhưng một vị đàn anh dã yêu cầu nên tôi đành vâng lời, tôi cố gắng chỉ viết những gì thật cần thiết, còn những gì không cần thiết tôi xin được né tránh, một điều xin thưa rằng đây là sự thực những gì tôi thấy, những gì tôi nghe; nhớ tới hình dáng người dân địa phương, lưng mang gùi nặng tay vẫy chào như trao trách nhiệm bảo vệ thôn rẫy, mà lòng nào đành quên sao? Nhớ tới những vị đàn anh, những người bạn, những người em lạc lõng tại Sư Ðoàn 22 Bộ Binh mà lòng nao nao bất ổn, đây là một cuộc hành hạ không phải là một trận đánh, tôi không hiểu sao sau khi SÐ22BB bị bỏ rơi tàn bạo mà tôi còn đủ tinh thần tiếp tục chiến đấu, tôi vẫn ngạc nhiên tại sao chúng ta vẫn hiên ngang ôm lấy quê hương cho đến năm 1975.

Nguyễn Ðình Bảo mới ra đi hun hút, tôi lặng người trước cơn gió tây Hạ Lào, dáng dấp lao đao như muốn ngả theo gió, cách nay 5 năm tức năm 1967 tôi đã tiễn một người bạn đồng cư trong trại Học sinh di cư Phú Thọ ra đi tại đây Nguyễn Thu, toàn những mất mát rơi rụng không bao giờ cầm lại được, năm 1959 tôi cùng Ðại Úy Lai văn Chu Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 7 Bộ Binh SÐ3DC chơi Vũ Cầu rất thân thiết, hai năm sau ông đổi lên Tân Cảnh rồi hai năm sau nữa tôi thấy tên ông trên cổng trại Trung Ðoàn 42 Bộ Binh tức doanh trại Bộ Tư Lệnh Hành Quân của SÐ22BB bây giờ.

Tôi được đọc hai cuốn sách của hai tác giả rất nổi danh và bài viết của vị trưởng Phòng 2 Quân Ðoàn II tuy chỉ nói phớt qua về SÐ22BB nhưng điểm chính đều sai lạc. Cuốn thứ nhất tôi được đọc khoảng năm 1988 trong sách nói (khi bị tấn công thì Trung Ðoàn 42 thuộc SÐ22BB và Bộ Tư lệnh của Sư Ðoàn này đầu hàng). Cuốn thứ hai khoảng năm 1994 nói (sau khi bị địch quân vây hãm Ðại Tá Lê Ðức Ðạt Tư Lệnh SÐ22BB được trực thăng bốc ra ngoài), bài viết của vị Trưởng Phòng 2 Quân Ðoàn tôi được đọc năm 1996 (SÐ22BB thua là do rút Nhảy Dù đi nơi khác). Tôi thật sự không hiểu tài liệu tham khảo ở đâu vậy. Thứ nhất: SÐ22BB không hề đầu hàng mà bị thất thủ. Thứ hai: Ðại Tá Tư Lệnh SÐ22BB tử trận ngay tại chỗ. Thứ Ba: tôi chính là người cho lệnh bắn yểm trợ sau cùng, và có lẽ là người sau cùng tiếp chuyện trên máy với vị Tư Lệnh khả kính này trước không đầy 3 phút khi ông vĩnh viễn ra đi.

Rải rác khắp các vùng chiến thuật biết bao nhiêu chiến sĩ Vô Danh đã anh dũng chiến đấu và hiên ngang gục ngã họ chẳng bao giờ được nhắc nhở và nếu may mắn được nhắc tới thì cũng chứa chất hàm hồ sai lạc như các chiến sĩ SÐ22BB. Gặp lại những người bạn cũ trên chiến trường này than phiền về những bất công cuả dư luận, nhất là một người anh nên tôi xin kể lại trận đánh có một không hai này.

Ngày 14-4-1972 tôi tháp tùng Ðại Tá Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Ðoàn 2 Nhảy Dù bay trên căn cứ Charlie, chúng tôi không sao ngăn được những giọt lệ tự nhiên lăn trên gò má. Căn cứ Charlie không còn nữa mà chỉ còn là một vùng đất đỏ, trông như một khu đất mới được cầy lên để chuẩn bị canh tác không một công sự nào còn tồn tại, tất cả mọi sinh vật trong vùng này đều bị hủy diệt và chắc chắn không còn nguyên vẹn hình hài, tôi sẽ nấc lên khi gọi tên Bảo, thân xác anh đích thực đã trở thành tro bụi, cùng với các chiến sĩ anh hùng Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù và một Trung Ðoàn của Sư Ðoàn 320 Cộng Sản Bắc Việt, những tấm thảm B52 đã trải lên Charlie để Charlie không còn tồn tại trên thế gian này. Tuy vậy phòng không của địch trên sườn Yankee và khoảng giữa Delta và Charlie và dưới sườn phiá đông nam của Charlie cũng giăng lưới đầy trời, tôi trình bầy với Ðại Tá Lữ Ðoàn Trưởng những vùng thông thủy không có phòng không chắc chắn các đơn vị chúng đang ẩn náu tại đó nếu không phòng không của chúng đã rút đi rồi, ta nên xử dụng Pháo Binh, ÐT/LÐT đồng ý ngay và những loạt đạn TOT phủ xuống như một tấm thảm B52, quả nhiên vì không hầm hố cho nên địch quân chạy tán loạn, và đương nhiên không khi nào các Pháo Thủ Mũ Ðỏ lại để chúng an lành như vậy, sau một giờ bay vừa tránh đạn phòng không vừa điều chỉnh Pháo Binh. Phi công xin đi đổ xăng chúng tôi đáp xuống Tân Cảnh. Trực thăng bay đi phi trường Phượng Hoàng đổ xăng; chúng tôi vừa đến cửa Trung Tâm Hành Quân (TTHQ) cuả BTL/SÐ22BB thì hoả tiễn cuả địch dàn chào ngay, một vị sĩ quan nói đùa (chúng nó chào mừng Nhảy Dù đó). Tại TTHQ Ðại Tá Lê Ðức Ðạt TL/SÐ22BB đề nghị cùng ÐT/LÐT/LÐ2ND là cho TÐ9ND do Trung Tá Trần hữu Phú làm TÐT vào giữ căn cứ Tân Cảnh, nhưng ÐT/LÐT/LÐ2ND không đồng ý với những lý do sau đây: Thứ nhất: trong căn cứ quá đông người. Thứ hai: việc bảo vệ BTL/SÐ22BB phải do đơn vị cơ hữu chịu trách nhiệm. Thứ ba: các đơn vị Nhảy Dù lưu động có hiệu quả hơn là nằm một chỗ. Tôi nhìn thấy nỗi lo lắng hiện trên khuôn mặt hiện đang khắc khổ của vị TL/SÐ22BB. Sau đó ÐT/LÐT/LÐ2ND đề nghị nên cho TÐ9ND đang trong vùng của LÐ2ND vào chiếm những cao địa hướng đông đông bắc cuả Tân Cảnh còn BCH/TÐ nên cho đóng tại phi trường Phượng Hoàng vì dẫy núi này sẽ chế ngự mọi hoạt động không vận cho Tân Cảnh và phi trương Phượng Hoàng, ÐT/TL/SÐ22BB mừng rỡ và đồng ý ngay, ông đề nghị Nhảy Dù nên xin tăng cường quân, nhưng ông đâu có biết hiện nay Sư Ðoàn Nhảy Dù không còn một đơn vị nào tại hậu cứ.

Ngày 15-4-1972 toàn bộ TÐ9ND vào vùng hành quân mới, hai Ðại Ðội do Thiếu Tá Võ thanh Ðồng TÐP chỉ huy, dùng trực thăng chiếm các cao địa nhưng ngày khởi đầu hai trực thăng bị bắn rơi vì LZ (bãi đáp) được dọn quá sơ sài. Ngoài tầm của các Pháo Ðội TÐ1PB/ND, hơn nữa TÐ9ND được tăng phái cho SÐ22BB nên tôi không có trách nhiệm đổ quân cũng như dọn bãi đáp, ngược lại lúc này tôi phải yểm trợ trực tiếp cho một Liên Ðoàn BÐQ mới được tăng phái dưới quyền chỉ huy của LÐ2ND. Hai đại đội còn lại của TÐ9ND tung vào lục soát khu vực hướng bắc và tây bắc cuả căn cứ Tân Cảnh tức hướng tây của phi trường Phượng Hoàng còn lại BCH/TÐ9ND đồn trú ngay tại phi trường Phượng Hoàng. Như vậy ngoài vòng đai căn cứ Tân Cảnh từ hướng Tây bắc sang đến hướng đông đông bắc là do TÐ9ND trách nhiệm, còn các hướng khác là do các đơn vị cơ hữu cuả SÐ22BB trách nhiệm.

Ngày 18-4-1972 khoảng 2330g địch quân pháo và đánh thăm dò căn cứ, từ chùa Tân Cảnh địch quân dùng hoả tiễn điều khiển bắn các chiến xa phòng thủ trong căn cứ, nhưng không một chiến xa nào bị hạ. Ngày 19-4-72 chúng tôi lại đáp xuống Tân Cảnh thì các sợi dây mầu xanh, đỏ, vàng điều khiển hoả tiễn còn vương vãi trên hàng rào phòng thủ, vị trí đặt hoả tiễn ngay tại chùa Tân Cảnh tức phía tây nam căn cứ cách không tới 1Km, nên ngoài tầm chính xác của hỏa tiễn đó là lý do không trúng chiến xa của ta, nhưng nó đã làm cho quân ta xuống tinh thần không ít. Tôi vòng phiá nam căn cứ thấy đang huấn luyện chống chiến xa địch nhưng từ HLV trở xuống không ai thấy chiến xa địch bao giờ, và lúc này dàn phòng không của địch đã đến gần căn cứ chúng tôi là người phát hiện đầu tiên, khi địch quân khai hỏa nếu chúng tôi bay cao một chút, hay bay sát lộ thì đã bị hạ rồi, nhưng vì bay sát ngọn cây và xa đường lộ nên thoát nạn. Vị trí phòng không ngay sát căn cứ trong vùng trách nhiệm của SÐ22BB gần trên đường đi Võ Ðịnh nơi đóng quân của LÐ2ND. Lúc này bất cứ ai cũng cảm thấy địch quân sắp sửa dứt điểm Tân Cảnh, nhưng cấp trên cũng vẫn chưa cho không quân chiến lược can thiệp, còn không quân chiến thuật cũng rất hạn chế, khi đánh căn cứ số 6 hay căn cứ số 5, chúng tôi xin không quân chiến thuật còn dễ dàng và dồi dào hơn bây giờ. Lúc đó ta chỉ là cấp đại đội bị vây hãm, còn bây giờ sự an nguy cho cả một Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn và một Trung Ðoàn cộng. Vậy mà cấp trên vẫn thờ ơ. Sức người có hạn hỏi làm sao chống đỡ được đây? Nhất là hiện nay trục lộ tiếp tế cũng đã bắt đầu bị chặn đứng, trong khi những đoàn xe tiếp tế cuả địch quân di chuyển cả ban ngày, còn ban đêm xe địch quân di chuyển, đèn sáng như trong thành phố vậy. Hỏi làm sao tinh thần của anh em SÐ22BB còn vững được. Các dấu hiệu rõ ràng sự xuất hiện của SÐ320, SÐ304, SÐ986, các trung đoàn phòng không, các trung đoàn chiến xa. Thời điểm này nếu chúng ta khôn ngoan một chút thì phải cho BTL/SÐ22BB rút về cố thủ tại Kontum. Tân Cảnh nếu cần chỉ nên để lại một trung đoàn là nhiều, chứ không nên để một BTL/SÐ làm tiền đồn cho Quân Ðoàn, lúc đó quân số mà BTL/SÐ22BB chỉ huy chỉ vỏn vẹn có Trung Ðoàn 42 Bộ Binh còn Lữ Ðoàn Nhảy Dù thì Bộ Tổng Tham Mưu có thể rút đi bất cứ lúc nào, ai cũng rõ là địch sẽ dùng một Sư Ðoàn cộng với chiến xa để dứt điểm Tân Cảnh, trong khi SÐ22BB chỉ có một Tiểu Ðoàn trừ trong căn cứ để bảo vệ BTL. Không có chiến lược hay chiến thuật nào lại xử dụng BTL/SÐ làm tiền đồn bao giờ, một sự bất nhẫn tàn bạo đã phí mạng hàng trăm quân nhân và làm thành làn sóng bất mãn. Quân số không quan trọng bằng tinh thần, tôi thấy anh em trong căn cứ tinh thần xuống từ khi không được yểm trợ không quân đúng mức nhất là những mục tiêu rõ ràng, chẳng hạn như đoàn xe địch di chuyển ban ngày không bị một lực lượng nào ngăn cản, hay những vị trí phòng không, vị trí pháo binh của địch. Việc Tân Cảnh còn hay mất chỉ còn chờ thời gian khi nào địch quân khởi sự tấn công mà thôi thật sự là như vậy. Tôi đang ghi chép những vùng địch tập trung, ÐT/TL/SÐ22BB gọi tôi ra chỗ vắng dặn dò (tôi quen Cố Chuẩn tướng Ðạt khi ông còn là Tỉnh Trưởng Bà Rịa không lần nào xuống Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp thao dượt mà ông lại quên đón chúng tôi vào tư dinh để hàn huyên, tôi thường gọi ông bằng anh, chỉ gọi bằng cấp bậc những khi có mặt người khác).

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site