lịch sử việt nam
Death By China, Chết Dưới Tay Trung Cộng
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
GS Peter Navarro
Nhóm Lê-Minh-Thịnh dịch
Kính thưa quý vị, chào các bạn,
Chúng tôi xin gửi đến quý vị Chương I của quyển sách Chết dưới tay Trung Cộng
Tuần qua, có vị giới thiệu đến chúng tôi quyển sách in trên giấy “Chết bởi Trung Cộng” do TS Trần Diệu Chân dịch thuật. Chúng tôi luôn ủng hộ những việc làm có lợi cho quốc gia dân tộc và cũng đã gửi lời chào thân ái và sự ngưỡng mộ đến TS Diệu Chân.
Qua việc dịch sách Death by China và hiệu đính thành bản “Chết dưới tay Trung Cộng” mà một số bằng hữu cùng cộng tác lâu nay, chúng tôi có dịp học hỏi thêm kiến thức về kinh tế, tài chánh v.v…, và nhất là sự đa dạng ngôn ngữ. GS Peter Navarro đã chơi chữ nhiều trong sách của ông. Để dịch sát nghĩa là một việc, nhưng hiểu cách chơi chữ của người Tây phương, rồi chơi chữ lại theo kiểu người Á đông lại là một thách thức thú vị.
Chúng tôi sẽ tiếp tục dịch thuật quyển Death by China, chuyển bằng điện thư, đồng thời đăng lên trang mạng Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal để đông đảo quý đồng bào quốc nội và hải ngoại thưởng lãm.
http://vietnam.ca/vi/tai-lieu/cac-bai-viet-dang-luu-y/chet-duoi-tay-trung-quoc.html
Kính mong quý vị và các bạn ủng hộ nhiệt tình, và mong quý niên trưởng tận tình chỉ bảo nếu thấy sơ sót.
Kính thư,
Ts. Lê Minh Thịnh, Giám đốc Điều hành
phụ trách Ban Thông-tin Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal
Chương 1 |
Phần I: Người mua hãy cực kỳ cảnh giác
Chương 2 |
Chết vì chất độc của Trung Quốc: Thịt gà thì miễn phí nhưng phải đền người |
Chương 3 |
Chết bởi hàng hóa rác rưởi Trung Quốc: Bóp nghẹt trẻ em của chúng ta từ trong nôi |
Phần II: Những Vũ khí Hủy diệt Việc làm
Phần III: Chúng ta sẽ chôn ngươi, theo kiểu Trung Quốc
Phần IV: Tài liệu hướng dẫn người quá giang đến trại tù cưỡng bức lao động Trung Quốc
Phần V: Tài liệu hướng dẫn để sống còn và lời kêu gọi hành động
Chương 15 |
|
Chương 16 |
Sống với Trung Quốc: Làm thế nào để Tồn tại và Thịnh vượng trong Thế kỷ của Rồng |
Lời kết
***
Chương 4 - Hiểm họa đối với sản xuất hạ tầng Hoa Kỳ: Tại sao chúng ta không chơi ở Peoria nữa?
TQ đã trở thành một cường quốc về tài chánh và thương mại. Nhưng họ không hành xử như những nền kinh tế lớn khác. Ngược lại, họ theo đuổi một chính sách con buôn, duy trì thặng dư mậu dịch cao một cách giả tạo. Và trong thế giới suy trầm ngày nay, chính sách đó, nói trắng ra, là chính sách vồ mồi.
- Paul Krugman, Kinh Tế Gia Nobel hòa bình
Suốt thập niên qua, chểm chệ ngồi trên lưng con ngựa gỗ tự do mậu dịch, một TQ vồ mồi đã đánh cắp hàng triệu công việc sản xuất Hoa Kỳ ngay dưới mủi của chúng ta. Nếu chúng ta duy trì những công việc đó thì tỉ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ sẽ dưới xa 5% thay vì trên hàng mười, ngân sách Hoa Kỳ sẽ ổn định, và quốc gia của một thời tươi đẹp của chúng ta sẽ nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn bất kỳ viễn tượng nào mà chúng ta hiện có thể hình dung. Câu hỏi đương nhiên là đây: Tại sao chúng ta, một quốc gia, lại đứng nhìn thụ động như thế đối trước một trong những hiểm họa lớn nhất trong lịch sử kinh tế thế giới: TQ đánh cắp sản xuất hạ tầng của Hoa Kỳ?
Bạn sẽ nói, “Ồ, nhưng hãy chờ chút! TQ đang lấy đi công ăn việc làm của Hoa Kỳ một cách chính đáng bằng nhân công rẻ và kỹ luật tốt.” Đương nhiên, đó là luận điệu của những người biện hộ cho TQ; họ từ chối nhìn nhận ngay cả sự hiện hữu của những thủ đoạn thương mại xấu xa.
Thực vậy, khi nghiên cứu cẩn thận những nguyên nhân thực sự của lợi thế cạnh tranh của TQ, thì bạn sẽ thấy rõ rằng hơn phân nửa số thương vụ TQ bao gồm những thủ đoạn gian xảo, mỗi thủ đoạn đều bị công khai ngăn cấm dựa theo những luật lệ bình thường về tự do mậu dịch. Tám loại vũ khí lợi hại nầy dùng để tiêu diệt công ăn việc làm bao gồm:
Xin đừng sai lầm về điểm nầy. Đây là những vũ khí kinh tế thực sự với sức công phá ghê gớm. Sự khai hỏa đồng loạt những vũ khí nầy lên hạ tầng sản xuất của Hoa Kỳ đã dẫn đến sự đóng cửa hàng ngàn cơ xưởng Hoa Kỳ và khiến hàng triệu công nhân Hoa Kỳ bị vạ lây – tất cả đều nấp dưới lá cờ tự do “mậu dịch.”
Tại sao không có gì “tự do” trong tự do mậu dịch với TQ
Nếu bạn muốn biết thực chất của tự do mậu dịch, xin hãy đọc bất kỳ cuốn sách kinh tế nào mà trẻ con của chúng ta đang đọc ở đại học ngày nay. Mắt bạn sẽ xoe tròn, đầu bạn sẽ quay, và ruột của bạn sẽ lộn, vì những sách nầy quá xa rời thực tế của đấu trường thương mại toàn cầu. Đó chẳng khác nào Gandhi đã thay thế Clausewitz và Sun Tzu trong các sách nói về chiến lược quân sự.
Thực vậy, bất chấp sự thực hiển nhiên ngược lại, những sách nầy tiếp tục xưng tụng những đức tính của tự do mậu dịch và cái được gọi là “những lợi ích của mậu dịch” mà tất cả chúng ta hưởng. Nhưng đây là những gì mà các lối tuyên truyền ngu ngơ nầy quên không nhận ra: Trong khi tự do mậu dịch tốt đẹp trên lý thuyết, nó ít khi hiện hữu trong thế giới thực. Những điều kiện như thế không được tìm thấy trên trái đất, không khác nào hiện tượng chân không, không ma sát được giả định trong các sách vật lý.
Trong trường hợp giữa TQ và Hoa Kỳ, lý thuyết cám dỗ về tự do mậu dịch nầy rất giống với một cuộc hôn nhân: lý thuyết đó không tác dụng nếu một nước gian lận nước kia. Khi TQ xử dụng một cách hệ thống tám thủ đoạn mậu dịch bất chính được mô tả trong chương nầy, cái trò chơi lý ra có lợi cho cả đôi bên lại biến thoái thành một trò chơi bất xứng trong đó kẻ đại thắng thì phát đạt và kẻ thua thì suy thoái. Chính trong cách nầy, “tự do mậu dịch” giữa Con Rồng và Chú Sam đã đơn thuần trở nên một ngạn ngữ “Tiêu Diệt Sản Xuất Hạ Tầng Hoa Kỳ!”
Nếu họ sản xuất thì việc làm của Hoa Kỳ sẽ chấm dứt!
Nhưng tại sao chúng ta phải ưu tư về sự mất mát của sản xuất hạ tầng của Hoa Kỳ? Chúng ta chẳng từng nghe những hiền triết ngây ngô như Thomas Fredman nói rằng tương lai phồn thịnh của Hoa Kỳ nằm trong sự bành trướng nhanh chóng của những công ăn việc làm thuộc khu vực dịch vụ? Và những giám đốc như Farreed Zakaria của Newsweek và ngay của James Follows của Atlantics chẳng nhiều lần nhấn mạnh rằng sự xuất nguồn những công việc sản xuất từ Hoa Kỳ và Âu Châu sang những quốc gia có lao động rẻ như TQ và Ấn Độ là tất yếu như thủy triều lên và mặt trời lặn xuống?
Đúng, dĩ nhiên chúng ta đã quá ngao ngán với lối khách sáo nầy rồi. Nhưng những nhà báo như Fallows, Friedman, và Zakaria hoàn toàn sai, nếu không nói quá đáng. Những gì những hiền triết bắn bừa nầy và những người khác cùng loại đã không nhận thức được là một trong những nguyên tắc căn bản nhất của kinh tế học:
Công nhân Hoa Kỳ có thể cạnh tranh với những người đồng sự ăn lương thấp của họ ở bất kỳ ở đâu trên thế giới bao lâu năng suất của họ còn cao hơn – và môi trường tự do mậu dịch phải bình đẳng!
Đây luôn luôn là khía cạnh cạnh tranh của công nhân Hoa Kỳ: xử dụng máy móc, kỹ thuật, và những quá trình sáng tạo thượng đẳng để nâng cao sản lượng. Nhờ vào những hiệu suất cao nhất trên thế giới, giới công nhân nhà máy của Hoa Kỳ đã luôn luôn có thể kiếm được đồng lương thỏa đáng và do đó có thể tài trợ được những phiên bản của chính mình về giấc mơ Mỹ.
Thay vì thế, giấc mơ Mỹ của giới công nhân đứng máy của Hoa Kỳ về một hàng rào cột trắng và con cái vào được đại học đã biến thành một ác mộng bởi vì, bất luận những công nhân Hoa Kỳ ngày nay có sản xuất được bao nhiêu đi nữa, họ có lẽ vẫn không thể tự vệ mình trước “tám loại vũ khí tiêu diệt việc làm.”
Thực vậy, trong khi nền sản xuất một thời từng chiếm hơn 25% tổng sản lượng nội địa của Hoa Kỳ, ngày nay tỉ số đó tuột xuống chỉ còn 10%.
Không phải do ngẫu nhiên, khi TQ chí khú lũng đoạn hạ tầng sản xuất của Hoa Kỳ, nền kinh tế của họ đã tăng trưởng theo một nhịp độ chóng mặt 10% mỗi năm. Ngược lại, suốt thập niên qua, kinh tế Hoa Kỳ chỉ tăng trưởng theo nhịp độ 2.4%. Xin ghi nhớ rằng nhịp độ tăng trưởng chậm chạp 2.4% đó trong năm 2000 là kém đi 25% so với nhịp độ tăng trưởng thấp kỹ lục 3.2% giữa năm 1946 và 1999.
Bạn có thể nói “chỉ giảm có 0.8% về tăng trưởng GDP hàng năm trong thập niên qua thì đâu có thể có khác biệt gì nhiều.” Nhưng đây là điểm quan trọng. Cái 0.8% sai biệt đó tương đương với sự thất bại tạo ra gần một triệu công ăn việc làm một năm và, tích lũy lại, trên 10 triệu việc làm trong thập niên qua. Không phải là điều ngẫu nhiên, đó gần như chính là con số việc làm mà chúng ta cần để đưa nền kinh tế Hoa Kỳ trở lại tình trạng có việc làm đầy đủ và sản xuất toàn lực.
Nếu chúng ta sản xuất thì việc làm của Hoa Kỳ sẽ có!
Bây giờ, đây là bức tranh lớn hơn về sản xuất hạ tầng: Không phải chỉ có những con số toán học 10 triệu công ăn việc làm bị mất nầy trong thập niên vừa qua mới nói lên tầm quan trọng của sản xuất đối với kinh tế Hoa Kỳ. Một hạ tầng sản xuất mạnh và sinh động cũng quan yếu cho sự phồn thịnh dài tầm vì ít nhất bốn lý do.
Trong vai trò khởi động, những công việc sản xuất tạo ra rất nhiều công việc cho hạ nguồn hơn những công việ thuộc khu vực dịch vụ. Thực vậy, với mỗi dollar nơi đầu ra thành phẩm, Hoa Kỳ tạo ra gần một dollar rưởi trong những dịch vụ liên quan như xây dựng, tài chánh, bán lẽ, và giao thông.
Trung bình những công việc sản xuất cũng trả lương nhiền hơn - nhiều hơn nhiều - đặc biệt đối với phụ nữ và vị thành niên. Mãi lực mạnh hơn của đám công nhân đứng máy nầy cung ứng một kích thích quan yếu cho phần còn lại của nền kinh tế. Không phải tự nhiên mà, khi những nhà máy đóng cửa, những trung tâm bán lẽ, văn phòng bác sỹ, và các nhà hàng ở chung quanh đó đã chết theo họ. Khi những nhà máy ra đi, thuế thu về của tiểu bang và thành phố cũng giảm sút, và những công việc và dịch vụ chính phủ phải bị cắt.
Quan trọng hơn cả, một hạ tầng sản xuất mạnh đóng vai trò trọng yếu trong việc kích thích phát minh kỹ thuật mà Hoa Kỳ cần để đẩy nền kinh tế của mình trong tầm dài hơn. Sự kiện thức tĩnh ở đây là những nhà sản xuất tại Hoa Kỳ tượng trưng cho hơn hai phần ba công trình nghiên cứu và phát triển tại Mỹ. Khi những nhà sản xuất nầy bỏ đi qua TQ, họ mang đi những ngân khoảng nghiên cứu và phát triển theo với họ - và mang đi cả khả năng phát minh của Hoa Kỳ!
Lý do thứ tư và lý do cuối cùng mà Hoa Kỳ phải cương quyết bảo vệ hạ tầng sản xuất của mình liên quan đến mối liên hệ quan yếu giữa những nhà sản xuất hàng hóa lớn, hoàn tất như Boeing, Caterpillar, và General Motors và phần còn lại của dây chuyền cung ứng sản xuất Hoa Kỳ. Giữ những cơ xưởng của những kỹ nghệ nặng nầy lại ở Hoa kỳ là điều quan trọng bởi vì vô số những công ty lớn nhỏ khác lệ thuộc vào hoạt động của chúng.
Ví dụ, những công ty lớn như AC Delco đặt trụ sở tại Kolomo, Indiana, và Cummins Engines đặt trụ sở tại Columbus, Indiana, cung ứng những sản phẩm như phụ tùng xe hơi và máy dầu cặn cho các hảng như GM và Ford. Tương tự, hàng ngàn những công ty cở trung và nhỏ hơn trong hàng trăm thành phố khắp nước Mỹ đóng góp những bộ phận như đường ống áp suất cao và dây điện, cũng như những nguồn vào đặc chế như plastic đặc chế và các phụ tùng đòi hỏi độ chính xác cao.
Đây là vấn đề: Khi một cơ xưởng như DuPont hay Medtronic đưa sản xuất sang TQ, họ thường lấy đi tất cả dây cung ứng liên quan đi theo. Đây không chỉ là vì lý do tiếp liệu mà còn là lý do bảo hộ: TQ ép buộc các cơ xưởng Tây Phương nào chuyển sang TQ đều phải xử dụng nguyên liệu nội địa và như thế sẽ giúp phát triển những công ty cung ứng nội địa trên đất TQ. Thực vậy, khi phỏng vấn một viên quản lý người Thượng Hải tại một công ty cung ứng lớn của Hoa Kỳ về phụ tùng máy bay, chúng tôi trực tiếp học được điều nầy: Xí nghiệp nầy thường xuyên đưa vào những kỹ sư Hoa Kỳ để huấn luyện những nhà cung ứng TQ kém hiệu năng để cải tiến chất lượng của những phụ tùng thứ cấp. Sau quá trình nầy, xí nhiệp nầy có thể thay thế những đối tác Hoa Kỳ đã cùng làm việc với họ qua nhiều năm.
Như thế, từ nay trở đi bất kỳ khi nào bạn thấy một công ty lớn như 3M, Cisco, hay Ford xuất nguồn một nhà máy nữa sang TQ, thì hãy hiểu rằng việc mất công ăn việc làm không giới hạn vào công ty liên quan. Đúng hơn, trong phiên bản thế kỷ 21 nầy của hiện tượng “kinh tế nước chảy,” những mất mát việc làm bước đầu lan ra dần khắp phần còn lại của hạ tầng sản xuất Bắc Mỹ, sau đó ra khắp tất cả mọi khu vực dịch vụ, và cuối cùng, những công ty một thời sinh động như Warren, Ohio, và Windsor, Ontario, đã trở thanh những thành phố ma.
Với tất cả những lý do nầy, người ta thấy rất rõ tại sao những công việc sản xuất quan yếu thế nào đối với sự phồn thịnh lâu dài không những tại Hoa Kỳ mà còn ở Âu Châu, Nhật, và phần còn lại của thế giới. Người ta cũng thấy rõ tại sao cái búa của TQ đánh vào hạ tầng sản xuất Hoa Kỳ đã làm cho nước nầy rất khó mà tạo ra được những công ăn việc làm đủ để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp. Vì cho dù một Tòa Bạch Ốc tuyệt vọng có tung ra một kết hoạch kích thích kinh tế khổng lồ giữa lúc kinh tế Mỹ suy đồi, những đạo quân thất nghiệp của chúng ta vẫn tiếp tục trải rộng ra hàng dặm. Thưa Ô. Tổng Thống, tại sao ngài nghĩ chuyện nầy lại như vậy?
Thì đây là một lý do: Cố khởi động nền kinh tế của chúng ta bằng một kế hoạch kích thích to lớn khi không có một cơ sở xuất sinh động chẳng khác nào cố khởi động một chiếc xe mà không có các bộ phận đánh lửa hay cho xe chạy trên những bánh không bám mặt đường. Không thể làm được chuyện đó. Đáng buồn hơn nữa, một phần lớn của tiền kích thích kinh tế đó rò ra ngay từ nền kinh tế của chúng ta và kích thích các thành phố Guangzhou và Thượng Hải thay vì Gary và Pittsburg. Thực vậy, nhản quan kinh tế sai lầm về một chu kỳ tốt đẹp dứt khoát không hiệu quả ở Peoria khi trong những món mà chúng ta mua có quá nhiều món không được chế tạo ở đó và phía đối tác lớn nhất của chúng ta trong cán cân mậu dịch thâm thủng không bao giờ trả lễ.
TQ gian lận thế nào? Chúng ta hãy thử liệt kê
Bây giờ chúng ta hãy quay lại phân tích chi tiết hơn Tám Vũ Khí Tiêu Diệt Việc Làm của TQ. Và chúng ta hãy bắt đầu với hệ thống tinh vi của TQ liên quan đến những trợ cấp xuất khẩu.
Số #1: Trợ cấp xuất khẩu, con dao đâm vào tim
Trên bề mặt, từ export subsidies (trợ cấp xuất khẩu) có vẻ vô hại. Nhưng muốn hiểu tại sao những trợ cấp như thế lại là một con dao thực sự đâm vào tim của bất kỳ kinh doanh nào của Hoa Kỳ, bạn hãy tưởng tượng mình là một doanh gia TQ đang sẵn sàng khởi động một công ty đang vất vã cạnh tranh với một nhà sản xuất ở Ohio, Michigan, hay Tennessee.
Muốn khởi đông một xí nhiệp, chính phủ TQ sẽ cung ứng cho bạn đất trống, năng lượng được bảo trợ, và được vay vốn không tiền lời, và vay gần như không giới hạn. Và, nhân tiện, nếu gặp rắc rối, bạn sẽ không phải trả lại tiền đã vay, trong khi chính phủ sở hữu và kiểm soát tất cả các ngân hàng, và Đảng Cộng Sản bổ nhiệm các viên chức điều hành ngân hàng.
Bây giờ, một khi bạn sẵn sàng xuất cảng sản phẩm sang Hoa Kỳ, bạn sẽ nhận trực tiếp một phần trợ cấp béo bở cho mỗi món hàng xuất cảng – theo tỉ lệ từ 10 đến 20 cents cho mỗi dollar xuất cảng. Ngoài ra, khi lợi nhuận bắt đầu đi vào, bạn sẽ được miễn một số thuế lợi tức và thuế tài sản.
Trên hết, doanh nghiệp TQ của bạn không bao giờ sợ rằng một công ty cạnh tranh Hoa Kỳ sẽ tấn công bạn trên chính sân sau của bạn. Nếu những người ngoại quốc muốn bán vào thị trường của bạn, họ sẽ bị bắt buộc phải xây dựng cơ sở trên đất TQ và trở nên đối tác thiểu số của bạn (minority partner).
Bây giờ khi mà bạn thấy chỉ riêng với những trợ cấp xuất khẩu của TQ không thôi, thương nghiệp của hoa Kỳ đã gặp khó khăn rồi, bạn có hiểu rõ hơn tại sao một công ty sản xuất tủ lạnh ở Madison, Wisconsin, một công ty sản xuất máy giặt ở Clyde, Ohio, hay một công ty chế tạo máy xay ở Orem, Utah, gặp khó khăn không cạnh tranh với Con Rồng? Và bây giờ chắc bạn hiểu rõ hơn tại sao một công ty chế tạo máy hút bụi ở Palm City, Florida, một công ty sản xuất dụng cụ đồ họa ở New Britain, Connecticut, hay một công ty chế tạo nôi trẻ con ở Barrington, New Jersey, phải vất vã đề tồn tại trên đại dương lái buôn của TQ?
Thực tế, sự hiện hữu tiếp tục của chính sách trợ cấp xuất khẩu phi pháp của TQ tượng trưng cho một trong những lời hứa lớn nhất bị bội ước trong lịch sử kinh tế thế giới. Đó là vì khi TQ gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới năm 2001, họ đã hứa nhanh chóng loại bỏ tất cả những trợ cấp phi pháp - cùng với tất cả những hình thức khác của những thủ đoạn mậu dịch bất chính.
Vâng, nầy ông Trung Hoa Cộng Sản, Hoa Kỳ Dân Chủ vẫn chờ ông tôn trọng lời hứa tự do mậu dích. Và, khi chúng tôi chờ, những món trợ cấp xuất khẩu khổng lồ của ông vẫn tiếp tục đánh phá dữ dội một số kỹ nghệ trụ cột quan trọng nhất của Băc Mỹ: thép, hóa chất về dầu lửa, giấy, vải, bán dẫn, ván ép, và máy móc. Danh sách dài ngoằn như những đạo quân thất nghiệp ở Stockton, California; Las Vegas, Nevada; Monroe, Michigan; và Rockford, Illinois.
Số #2: "Trò Chơi Lớn Mới": TQ thao túng tiền tệ.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử