lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Chết Bởi Trung Cộng  

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Death By China, Chết Dưới Tay Trung Cộng

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

GS Peter Navarro

Nhóm Lê-Minh-Thịnh dịch

Kính thưa quý vị, chào các bạn,

Chúng tôi xin gửi đến quý vị Chương I của quyển sách Chết dưới tay Trung Cộng

death by china

Tuần qua, có vị giới thiệu đến chúng tôi quyển sách in trên giấy “Chết bởi Trung Cộng” do TS Trần Diệu Chân dịch thuật. Chúng tôi luôn ủng hộ những việc làm có lợi cho quốc gia dân tộc và cũng đã gửi lời chào thân ái và sự ngưỡng mộ đến TS Diệu Chân.

Qua việc dịch sách Death by China và hiệu đính thành bản “Chết dưới tay Trung Cộng” mà một số bằng hữu cùng cộng tác lâu nay, chúng tôi có dịp học hỏi thêm kiến thức về kinh tế, tài chánh v.v…, và nhất là sự đa dạng ngôn ngữ. GS Peter Navarro đã chơi chữ nhiều trong sách của ông. Để dịch sát nghĩa là một việc, nhưng hiểu cách chơi chữ của người Tây phương, rồi chơi chữ lại theo kiểu người Á đông lại là một thách thức thú vị.

Chúng tôi sẽ tiếp tục dịch thuật quyển Death by China, chuyển bằng điện thư, đồng thời đăng lên trang mạng Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal để đông đảo quý đồng bào quốc nội và hải ngoại thưởng lãm.

http://vietnam.ca/vi/tai-lieu/cac-bai-viet-dang-luu-y/chet-duoi-tay-trung-quoc.html

Kính mong quý vị và các bạn ủng hộ nhiệt tình, và mong quý niên trưởng tận tình chỉ bảo nếu thấy sơ sót.

Kính thư,

Ts. Lê Minh Thịnh, Giám đốc Điều hành
phụ trách Ban Thông-tin Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal

Lời Mở Đầu 

Chương 1

Chẳng phải đả kích Trung Quốc, nếu là sự thật

Phần I: Người mua hãy cực kỳ cảnh giác

Chương 2

Chết vì chất độc của Trung Quốc: Thịt gà thì miễn phí nhưng phải đền người

Chương 3

Chết bởi hàng hóa rác rưởi Trung Quốc: Bóp nghẹt trẻ em của chúng ta từ trong nôi

Phần II: Những Vũ khí Hủy diệt Việc làm 

Chương 4

Cái chết đối với nền tảng sản xuất Hoa Kỳ: Tại sao chúng ta không giải trí (hay làm việc) ở Peoria nữa?

Chương 5

Chết bởi thao túng tiền tệ: ngọa hổ, công long 

Chương 6

Chết bởi những doanh nghiệp Hoa Kỳ phản bội: Khi màu xanh đô-la che lấp màu cờ Hoa Kỳ

Chương 7

Chết dưới tay con Rồng thực dân: Thâu tóm nguồn tài nguyên – Thao túng thị trường thế giới

Phần III: Chúng ta sẽ chôn ngươi, theo kiểu Trung Quốc 

Chương 8

Chết dưới tay Hải quân biển xanh: Vì sao Báo động đỏ từ việc gia tăng quân sự của Trung Quốc

Chương 9

Chết dưới tay gián điệp Trung Quốc: Cách "máy hút bụi" Bắc Kinh đánh cắp sợi thừng treo cổ chú Sam

Chương 10

Chết dưới tay tin tặc Đỏ: Từ “Hắc khách Thành Đô” đến những con chip Mãn Châu

Chương 11

Chết dưới thanh kiếm laser của dòng họ Lưu: Mẹ, hãy nhìn, đó là ngôi sao chết chóc đang chiếu xuống Chicago

Phần IV: Tài liệu hướng dẫn người quá giang đến trại tù cưỡng bức lao động Trung Quốc 

Chương 12

Án tử hình cho Hành tinh lớn: Bạn có muốn bị chiên công sự Khải huyền? 

Chương 13

Chết vì tàn sát kiểu Trung Quốc: Khi Mao gặp Orwell và Đặng Tiểu Bình tại quảng trường Thiên An Môn 

Chương 14

Chết dưới tay Trung Quốc ở Trung Quốc: Thượng Hải hóa bộ gien ở nóc nhà thế giới và các câu chuyện trần tục khác

Phần V: Tài liệu hướng dẫn để sống còn và lời kêu gọi hành động 

Chương 15

Chết bởi kẻ ủng hộ Trung Quốc: Fareed Zakaria biến đi

Chương 16

Sống với Trung Quốc: Làm thế nào để Tồn tại và Thịnh vượng trong Thế kỷ của Rồng

Lời kết

***

Chương 13: Chết vì tàn sát kiểu Trung Quốc: Khi Mao gặp Orwell và Đặng Tiểu Bình tại quảng trường Thiên An Môn

Chủ nghĩa Cộng sản không phải là tình yêu. Chủ nghĩa Cộng sản là cái búa tạ để ta nghiền nát kẻ thù.
- Mao Trạch Đông

Trên "thiên đường của công nhân" Trung Quốc, đáng buồn là chính nhân dân Trung Quốc lại thường là “kẻ thù” của nhà nước Cộng sản. Những công dân - kẻ thù này là những người lao động chăm chỉ thực thụ ở chính nước Cộng hòa của “Nhân dân" - những người mong muốn có mức lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn, những người khao khát được có nước sạch và bầu không khí trong lành, những người phấn đấu để được nhận những khoản trợ cấp hưu trí và chăm sóc sức khỏe khiêm nhường, những người đang tuyệt vọng và thiết tha tìm kiếm quyền tự do được bày tỏ quan điểm chính trị và tôn giáo của mình.

Còn trên những lãnh thổ đã bị thôn tính như Tây Tạng, Nội Mông, và tỉnh Tân Cương, những "kẻ thù" này của đảng Cộng sản Trung Quốc cũng lại là người bản địa – những người dám cả gan tìm cách thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh, những người đòi phải phân chia công bằng những thành quả thu được trong quá trình khai thác tài nguyên trên quê hương mình, những người đang nhói đau và phẫn uất trước việc nhập cư ồ ạt của người Hán, một sắc tộc chiếm ưu thế được được Bắc Kinh “nhập về” với ý đồ rõ ràng là pha loãng và "thanh tẩy" bộ gien của họ.

Đối với hàng trăm triệu nạn nhân này của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, đó là bộ ba yếu tố không thể tách rời theo thứ tự sau:

• Việc trấn áp ngay trong nước đi kèm với một mô hình tăng trưởng kinh tế gây ô nhiễm tràn lan và sử dụng nhân công rẻ mạt

• Chế độ thần quyền của đảng Cộng sản vừa mang tính giai cấp vừa cứng nhắc, không cho phép bất kỳ thay đổi tiến bộ nào, và

• Một thứ chủ nghĩa toàn trị mạnh và cực đoan hơn thứ đã được Orwell4 miêu tả – nó theo dõi từng cử động nhỏ của bạn, bóp nghẹt từng hơi thở của bạn, và tuyệt đối không cho phép có bất kỳ sự đối lập nào.

Trên thực tế, cái gọi đầy mỉa mai là "Cộng hòa Nhân dân" vừa không phải là một nền dân chủ đại diện với các lãnh đạo được người dân bỏ phiếu bầu đúng cách, cũng không phải là một nền "cộng hòa" nơi người dân theo bất kỳ cách thức, hình thức, hay hình thái nào giữ quyền kiểm soát cốt yếu đối với chính quyền. Thay vào đó, các cuộc họp và quá trình ra quyết định của đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc hoàn toàn không minh bạch và được giới truyền thông sàng lọc với bàn tay sắt của đảng kiểm soát.

Sự dối trá vĩ đại5 bắt đầu từ tên gọi của nước Trung Quốc và được nêu trong hiến pháp

Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc có quyền tự do ngôn luận, báo chí, tụ họp, lập hội, tuần hành và biểu tình.
- Điều 35, Hiến pháp Trung Quốc

Cũng hệt như tên "Cộng Hòa Nhân dân" đầy dối trá nực cười của đất nước Trung Quốc, Hiến pháp của đất nước “Cộng hòa Nhân dân” cũng là một trò chơi đố chữ đầy phi lý. Điều 35 cho phép các quyền tự do ngôn luận, lập hội, tụ họp và biểu tình, nhưng nếu bạn thực hiện bất cứ quyền nào trong các quyền này - nhất là biểu tình thì chẳng khác nào khích người ta đánh bạn nhừ tử hoặc cho bạn đi tù, hoặc cả hai.

Về khía cạnh tự do báo chí, điều kiện tiên quyết để duy trì thành công một nhà nước kiểu cảnh sát là việc nhà nước đó có khả năng vừa kiểm soát các luồng thông tin vừa đúc khuôn nhận thức về bản chất và hiện tượng của sự việc bằng cách quản lý các hoạt động trao đổi thông tin ra và vào. Đây là một quá trình hai bước nhằm cấm đoán thông tin chân thực và thay thế bằng thông tin dối trá đầy thuyết phục; và Trung Quốc đang sử dụng báo chí và các phương tiện truyền thông điện tử của mình để làm điều này rất hiệu quả. Trên thực tế, Chỉ số Tự do Báo chí gần đây nhất do Tổ chức Phóng viên Không biên giới công bố, đã xếp Trung Quốc ở thứ hạng 171 trong số 178 quốc gia và Trung Quốc chỉ đứng trên khoảng vài “hố đen” kiểm duyệt ngặt nghèo như Sudan, Bắc Triều Tiên, và Iran.

Về Điều 40 Hiến pháp quy định "Tính tự do và tính riêng tư thư tín của công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc được pháp luật bảo vệ" Điều này cũng thật nực cười. Chỉ cần thử vào Internet ở Trung Quốc và gửi một thư điện tử cho một người bạn. Bức thư đương nhiên được coi là "riêng tư" của bạn sẽ được lọc ở "Vạn lý Hỏa thành" nơi có trên 50.000 cảnh sát mạng và nhân viên kiểm duyệt; chúng tôi đã trực tiếp thấy điều này khi cảnh sát ở Thẩm Quyến bắt giữ những người bất đồng chính kiến, những người chúng tôi đã lên lịch hẹn gặp qua thư điện tử.

Để biết Vạn lý Hỏa Thành hoạt động thế nào, bạn cũng có thể thử như sau: Hãy vào bất kỳ một quán cà-phê Internet ở một thành phố bất kỳ nào ở Trung Quốc và thử đánh vào trình duyệt web cụm từ như “freedom of speech” (“tự do ngôn luận”) hay “Tiananmen Square demonstrations” (“biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn”) các đường link tìm được sẽ bị khóa. Hãy thử đánh lần nữa, máy tính bạn đang dùng sẽ tắt ngúm. Hãy thử làm lại mấy lần nữa, rất có thể bạn sẽ được cảnh sát mạng Trung Quốc trực tiếp thăm hỏi - hoặc bị bắt quả tang bởi một người nào đó trong mạng lưới an ninh không chuyên. Những người này sẽ giao nộp đồng bào Internet của mình để lấy tiền thưởng. Như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo:

[Chúng ta phải] củng cố và kiện toàn hơn nữa việc kiểm soát trên các trang thông tin mạng, nâng cao mức độ kiểm soát xã hội ảo, và hoàn thiện các cơ chế của chúng ta trong việc định hướng trực tuyến ý kiến của công chúng.

Ở đây thiết nghĩ cũng cần nói thêm rằng, giống như nhiều việc khác ở Trung Quốc, việc kiểm duyệt cũng được phối kết hợp một cách khéo léo trong chiến tranh kinh tế của Bắc Kinh chống các đối tác thương mại và đối thủ cạnh tranh của mình. Ví dụ, các rạp chiếu phim ở Trung Quốc bị cấm chiếu phim của Hollywood vì các phim này bị quy kết là đi ngược lại văn hóa và đạo đức trong khi chúng lại được phép ngấm ngầm sao chép lậu trên đường phố Thượng Hải – việc này chẳng khác nào một rào chắn thương mại khổng lồ được dựng lên nhằm vào một trong những ngành công nghiệp đồ sộ của Mỹ.

Tương tự như vậy, việc chặn không cho các công ty Mỹ như Google, YouTube, và Facebook tham gia thị trường Trung Quốc trong khi vẫn nuôi dưỡng các hãng nhái như Baidu, Youku, và RenRen rõ ràng là sự vi phạm trắng trợn quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới lại được ngụy trang bằng thứ lập luận quái đản rằng kiểm duyệt là lý do có căn cứ chứ không phải là một hành vi xấu xa được dàn xếp. Như báo Businessweek đã bình luận "Nếu Facebook là công ty trồng bắp hay chế tạo ô tô thì người ta lại sẽ gào lên với thế giới rằng Trung Quốc đang dựng lên các rào cản thương mại".

Và đây là một dòng khác tiếp theo trong tài liệu đầy mỉa mai đó: Một thực tế là rất nhiều công dân Trung Quốc bị tống giam vì cố gắng hiện thực hóa những thứ tự do được quy định trong các Điều 35 và 40 đã mặc nhiên chỉ ra rằng công an Trung Quốc chẳng bận tâm đọc Điều 37 của Hiến pháp. Điều 37 quy định rằng:

Tự do cá nhân của những công dân nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Quốc là bất khả xâm phạm.

Trên thực tế, hiện đã có đến hai triệu người dân Trung Quốc đang chết mòn trong hơn 300 cái gọi trại "Cải tạo lao động"; và hàng chục nghìn người dân trong số này đang bị giam giữ vì tội ác là theo đạo Thiên chúa mà "không đăng ký" hoặc bị đuổi đi vì là thành viên của giáo phái Pháp Luân Công. Sự việc này cũng không kém phần kỳ lạ vì Điều 36 của hiến pháp đã quy định rõ:

Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc có quyền tự do tín ngưỡng.

Tất nhiên, khi những công dân Trung Quốc bình thường buộc phải đối mặt với sự tương phản hoàn toàn giữa những lý tưởng được quy định trong Hiến pháp của họ và hiện thực cuộc sống diễn ra hàng ngày kiểu như nhà văn Orwell đã mô tả, họ sẽ thấy có tình trạng đối nghịch khắc nghiệt trong cảm nhận của mình. Sự đối nghịch này làm nảy sinh câu hỏi: Điều gì đã khiến một quốc gia với những con người chăm chỉ, thông minh, và một nền lịch sử kinh tế,văn hóa lâu đời và phong phú như vậy lại rơi vào địa ngục toàn trị như hôm nay? Để trả lời câu hỏi này sẽ có ích hơn nếu ta nghiên cứu vắn tắt nhiều bước ngoặt chủ yếu trong lịch sử.

Một quốc gia đế quốc hùng mạnh tụt xuống đói nghèo cô lập

Một đội tàu biển khổng lồ của [Trung Quốc] rời cảng năm 1414 giong buồm đi về phía Tây với mục đích thương mại và thám hiểm. Nhiệm vụ của đội tàu vượt xa những gì Columbus có thể dự tính. Đội tàu có ít nhất 62 chiếc tàu thương mại lớn kiểu Galileo, bất cứ chiếc nào trong số đó có thể chở ba tàu nhỏ của Columbus trên boong.
- The Emperor’s Giraffe6

Phần lớn tính đổi mới và năng động mà chúng ta gắn với Trung Quốc có nguồn gốc từ triều đại nhà Đường (khoảng năm 600 đến năm 900 sau Công nguyên) và đầu triều đại nhà Minh (khoảng năm 1370-1450). Trong cả hai thời kỳ này, Trung Quốc - nước phát minh ra mọi thứ từ la bàn, thuốc súng, tên lửa nhiều tầng đến tiền giấy, xe đẩy, rượu, cờ tướng - cho đến thời điểm đó là nền văn minh thịnh vượng nhất, hùng mạnh nhất, ổn định và tiên tiến nhất trên trái Đất.

Đặc biệt vào triều nhà Minh, khi châu Âu còn ngủ vùi trong thời kỳ tăm tối, Trung Quốc đã phát triển một nền kinh tế tiêu dùng vững chắc được hỗ trợ bởi đổi mới công nghệ và một đế chế thương mại quy mô lớn. Cũng chính trong thời kỳ này hoàng đế thứ ba triều Minh đã hạ thủy đội tàu thám hiểm lớn nhất mà thế giới từng thấy cả trước cũng như sau thời kỳ đó.

Theo ghi chép trong cuốn The Emperor’s Giraffe của Samuel Wilson, đội tàu thám hiểm đầy uy quyền của Trung Quốc có hàng trăm "tàu kho báu" đồ sộ có chiều dài bằng khoảng nửa chiều dài của một con tàu biển hiện đại ngày nay. Các con tàu này chở hàng chục nghìn thủy thủ Trung Quốc đến Ấn Độ, châu Phi, và Trung Đông, và trở về mang theo đồ cống nạp và các đại sứ từ phương xa. Nếu so sánh, tất cả đoàn của Christopher Columbus chỉ là một nhúm thuyền con tội nghiệp, và nếu dự tính trên cơ sở những gì đội tàu uy quyền đã làm được, Trung Quốc đã đủ mạnh để trở thành một thế lực quốc tế chẳng mấy khó khăn có thể buộc Tây Ban Nha và Anh phải từ bỏ cuộc chinh phục địa vị bá chủ toàn cầu ở thế kỷ mười sáu.

Tuy thế, giấc mơ đế quốc của Trung Quốc đã không thành hiện thực. Năm 1433, các vị quan thái giám của triều đình quyền lực này đã đột ngột dẹp bỏ các chuyến thám hiểm, phá hủy tàu bè, và thậm chí cố xóa sạch hồ sơ chuyến thám hiểm đó. Tiếp theo là một chính sách theo chủ nghĩa cô lập có tính chất phá hại - từ đó khiến Trung Quốc, một dân tộc một thời vĩ đại dần chìm vào thời kỳ đen tối trong khi phương Tây phát triển rực rỡ.

Đến đầu những năm 1800, bất chấp chính sách cô lập của mình, Trung Quốc vẫn chiếm một phần ba tồng sản lượng quốc nội (GDP) của thế giới so với tỉ lệ 3% kém cỏi của nước Mỹ. Nhưng tại thời điểm lịch sử mấu chốt này Trung Quốc đã hoàn toàn từ bỏ cuộc Cách mạng Công nghiệp.

Một trong những vụ "gậy ông đập lưng ông" lớn của lịch sử là công nghệ của Trung Quốc như thuốc súng, la bàn thay vì giúp Trung Quốc lại bị chính các nước châu Âu biến thành vũ khí để rốt cuộc đi cướp bóc Vương quốc Trung tâm7 một thời kiêu hãnh và hùng mạnh này.

Chính trong thời kỳ dài mà người Trung Quốc gọi là thời kỳ "bị ngoại quốc sỉ nhục" này, các thế lực đang nổi lên của phương Tây đã thiết lập các căn cứ thuộc địa để phục vụ cho mục đích đổ bộ ở các thành phố cảng như Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba và Thượng Hải. Những thế lực thực dân này không đến trong bình yên mà để bóc lột tối đa của cải của Trung Quốc rồi chất lên tàu chở về Anh, Hà lan, và Bồ Đào Nha.

Tương tự vậy, trong thời kỳ này nước Anh khởi động những cuộc Chiến tranh Thuốc phiện buộc Trung Quốc phải chấp nhận nhập khẩu từ Ấn Độ thứ thuốc phiện gây chết người để giúp Anh cân bằng thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc đối với những mặt hàng như bông, tơ lụa, và trà. Cực điểm của những cuộc chiến tranh này là khi phong trào nổi dậy có tên gọi Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra, một phong trào nổi dậy của người Trung Quốc chống lại những người nước ngoài và đã bị các lực lượng viễn chinh của quân đội châu Âu và Mỹ
dập tắt bằng vũ lực. Chính các đội quân nước ngoài này đã diễu hành vào Tử Cấm Thành qua lăng tẩm của các hoàng đế triều Minh vĩ đại, xé nát mẩu cuối cùng của lòng tự trọng, kiên nhẫn, và quan trọng nhất, sự gắn kết của người Trung Quốc.

Ngay sau việc bị nước ngoài sỉ nhục này, đất nước Trung Quốc dần dần bị chia tách bởi những cuộc cách mạng diễn ra ở khắp nơi. Sau một tia hy vọng ngắn ngủi về một nền cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn năm 1912, Trung Quốc nhanh chóng bị cuốn vào cuộc nội chiến đẫm máu, đa chiều giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa cộng sản, và lãnh chúa tư nhân.

Tình trạng hỗn loạn chông chênh này đã vô tình khơi mào cho một cuộc xâm lược tàn bạo của Nhật Bản và đỉnh điểm của nó là việc Mao Trach Đông nổi lên
thành lập nước Cộng hòa Nhân dân vào năm 1949, và cuộc đào thoát bằng máy bay sang bờ biển Đài Loan của những lực lượng Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc.

Mao đã làm gì cùng thời với Woodstock8

Nam Kinh là một thành phố lớn có 500.000 ….con số người bị xử tử ở Nam Kinh là quá ít, cần phải giết nhiều người Nam Kinh hơn nữa.
- Chỉ thị của Mao Trạch Đông đàn áp các phong trào phản cách mạng ở Nam Kinh và Thượng Hải

Mao Trạch Đông được tôn vinh vì ông đã tái thống nhất Trung Quốc theo luật lệ của Trung Quốc hay là luật "Hán" tộc, trục xuất vô điều kiện tất cả người nước ngoài, khôi phục niềm kiêu hãnh của người Trung Quốc. Điều đó nói lên cái giá quá lớn mà nhân dân Trung Quốc đã phải trả bằng máu, nước mắt, mồ hôi, lao động cưỡng bức, tù tội, và sự hoang tưởng cực kỳ nặng nề về sự giải phóng theo kiểu cộng sản chủ nghĩa mà Mao nghĩ ra.

Bạn hãy nghĩ xem trong khi Hitler giết hay tiêu diệt khoảng 12 triệu và Stalin khoảng 23 triệu dân thường trong các nhà tù và cuộc thanh trừng của hai vị này, danh sách người chết dưới thời của Mao là khoảng từ 49 đến 78 triệu. Điều đó khiến Mao trở thành kẻ giết người hàng loạt ác độc nhất trong mọi thời đại – ít ra là theo Piero Scaruffi, người đã liệt kê phân loại những cuộc diệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử.

Trên thực tế, trong suốt hai thập kỷ rưỡi cai trị của Mao, khi bản thân Mao chưa từng bơi qua sông Dương Tử vì mục đích thể thao, ngài Chủ tịch cuồng tín này đã nhảy từ một chương trình điên rồ hay một cuộc thảm sát này sang một cái khác tương tự. Chẳng hạn, chương trình "Đại nhảy vọt" của ông này gồm việc luyện toàn bộ sắt thép trong nước tại những xưởng rèn tự chế vô dụng và tận diệt chim sẻ. Thảm họa kinh tế và nạn đói lan tràn là hệ quả không thể tránh khỏi sau những bước cải cách điên cuồng theo nghĩa đen của Mao.

Không kém thảm họa - và khủng khiếp - là những cuộc thanh trừng định kỳ của Mao nhằm vào các phần tử phản cách mạng, trí thức, các đảng viên trong đảng của ông được ông dán cho cái nhãn "những kẻ theo con đường tư bản". Hiện tượng còn được gọi là "Cách mạng Văn hóa" của những năm 1960 là cực kỳ tàn bạo; và tất cả những ai sống qua thời kỳ đó đều thấy bàng hoàng bởi những gì đã diễn ra trong cuộc cách mạng này.

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa này, khi các ban nhạc Rolling Stones và Beatles đang nổi lên ở nước Anh làm sôi động thế giới âm nhạc và những người hip-pi tìm kiếm hòa bình và tình yêu trên những cánh đồng ở Woodstock, những ủy viên đội trật tự điên rồ còn được gọi là Hồng Vệ binh sục khắp mọi ngóc ngách tìm kiếm các đối tượng để thực hiện hành vi bạo lực chính trị khác thường của họ. Đồng thời, các doanh nhân, trí thức, giáo sư bị quy kết là loại cặn bã xấu xa của đất nước Trung Quốc và bị cưỡng bức lao động chân tay, còn những người thiếu nhiệt tình cách mạng thường bị “lùa”, bị hạ nhục công khai, đánh đập và giam giữ nhiều năm trong trại lao động. Ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục rơi sâu vào trì trệ, người Trung Quốc vẫn được dạy nói dối để sống sót và nghe lời để tiến thân; và tấm hoàng bào kiểu Orwell khoác lên nước Cộng hòa Nhân dân này vẫn là di sản bền vững nhất của Mao.

Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước trỗi dậy từ đống gạch vụn của Chủ nghĩa Cộng sản Nhà nước

Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là nó bắt chuột.
- Đặng Tiểu Bình

Người đưa Trung Quốc thoát khỏi bãi lầy kinh tế kiểu Mao chính là Đặng Tiểu Bình. Ông Đặng từng là một nhân vật cách mạng, một lãnh đạo đảng đã bị thanh trừng và đưa về làm việc tại một nhà máy sản xuất máy kéo trong Cách mạng Văn hóa. Sau khi con trai ông Đặng bị Hồng Vệ binh đánh đập và ném từ cửa sổ tầng tư, Đặng được Hoa Quốc Phong, người thừa kế của Mao, ân xá và phục hồi.

Sau cái chết của Mao Chủ tịch, Đặng quỷ quyệt đã cáo già hơn vợ góa của Mao và bè lũ Bốn tên tai tiếng của bà này cũng như nhiều mưu hơn người đã cứu mạng Đặng. Trong khi Đặng chưa bao giờ chính thức tuyên bố một chức vị chính thống trong đảng, một cách không chính thức Đặng đã nắm quyền lực, và ai cũng hiểu rằng Đặng là chủ nhân thực sự của gánh múa rối.

Thực tế, Đặng Tiểu Bình chính là nhân vật quan trọng nhất ở Trung Quốc ngày nay ít ra với hai lý do. Thứ nhất, khi nguyên thủ Liên Xô Mikhail Gorbachev nhượng bộ người biểu tình và chấp thuận sự tan rã của Cộng sản Liên Xô, thì chính Đặng là người đã lệnh cho quân đội Trung Quốc tàn sát những người biểu tình tại quảng trường Thiên An môn năm 1989 để bảo vệ nhà nước Cộng sản Trung Quốc tàn nhẫn và ưa đàn áp.

Một điều cũng không kém phần quan trọng khác, Đặng được tôn vinh là đã một mình thúc đẩy sự phát triển của cái nhãn chủ nghĩa tư bản con buôn được nhà nước bao cấp, là dấu hiệu đặc trưng của nền kinh tế "lợi mình, hại người" của Trung Quốc ngày nay. Cũng chính Đặng là người mở ra các đặc khu kinh tế cho người phương Tây và là người rốt cuộc đã tung ra một lực lượng lao động khổng lồ trên thị trường thế giới được trang bị những vũ khí mạnh để phá hoại những công việc làm ăn, những thứ vũ khí như trợ cấp xuất khẩu phi pháp và thao túng tiền tệ.

Đó là một Trung Quốc ngày nay được Mao và Đặng tạo ra, một đất nước tàn nhẫn với nhân dân của mình bao nhiêu thì xấu chơi với đối tác thương mại bấy nhiêu. Trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ liệt kê phân loại sự đàn áp và tàn bạo trong tất cả những cái chết do Trung Quốc trên đất nước Trung Quốc chẳng có gì là vinh quang. Khi chúng tôi thực hiện việc đó, bạn sẽ thấy di sản song sinh của Chủ tịch Mao và Đặng Tiểu Bình tiếp tục sống như thế nào trong một nhà nước cảnh sát toàn trị ngày càng tàn bạo trong lịch sử.

- 4 Tác giả ám chỉ tác phẩm "1984" của nhà văn George Orwell, mô tả chế độ toàn trị tàn bạo. ND

- 5 “The big lie”: một kỹ thuật tuyên truyền của Đức quốc xã, do Adolf Hitler đưa ra cho rằng sự dối trá lớn đến mức trơ trẽn dễ lừa được quần chúng hơn là những dối trá nhỏ. ND

- 6 Tên đầy đủ của cuốn sách “The Emperor's Giraffe and Other Stories of Cultures in Contact”. Cuốn sách mô tả những trùng hợp kỳ lạ và những thay đổi không đoán định trước trong quá trình xảy ra những sự kiện lịch sử Trung Quốc. ND.

- 7 Tác giả ám chỉ Trung Quốc. Trung Quốc được gọi là Zhōngguó. Âm đầu zhōng (中) có nghĩa là "trung tâm" hoặc "trung" trong khi âm guó (國/国) có nghĩa là "vương quốc" hoặc "dân tộc". Tên gọi nói trên có thể dịch sang tiếng Anh theo nghĩa đen thành "Vương quốc Trung " hoặc "Vương quốc Trung tâm". ND.

- 8 Liên hoan âm nhạc Woodstock năm 1969 ở Mỹ có nửa triệu người tham dự, được coi là dấu mốc quan trọng của nhạc Rock and Roll. Woodstock là biểu tượng cho văn hóa phương Tây những năm 1960-1970. ND.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site