lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại.
Thần Việt Điện_Thập Bát Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Đông, Ân, Thanh, Đạt, Vinh, Thà, Phúc, Tùng, Thông, Hiếu, Long, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo; Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc biên tập, hiệu đính năm 2011; 10-2013; 01-2014; 09, 10-2014. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
6/ Anh-hùng, tướng thần Trần-thế-Vinh (1946-1972)
Anh-hùng Trần Thế Vinh sinh ngày 27-9-1946 tại Ninh Cường, Nam Định, Bắc Việt. Cùng gia đình di cư vào Nam năm 1954. Gia nhập Không Quân cuối năm 1964 khi đang theo học Đại học Luật Khoa.
Sau khi mãn khóa hoa tiêu quan sát tại trung tâm huấn luyện Không quân Nha Trang, Trần Thế Vinh được gửi theo học khóa phi công khu trục AD-6 tại Mỹ. Tốt nghiệp thủ khoa khi cùng học với nhiều phi công ngoại quốc khác. Được coi là một phi công “AS” sau các bậc đàn anh như Quốc, Chấn, Tế, Huề, Du . . . Về nước Trần Thế Vinh phục vụ tại Phi Đoàn 518 Phi Long, bên cạnh những bậc đàn anh lừng danh qua những phi vụ Bắc phạt. Lần lượt mang cấp bậc Thiếu úy từ tháng 3 –1967, thăng Trung úy vào tháng 3-1969. Đại úy từ tháng 1-1972, giữ chức Phi tuần trưởng A-1.
Anh-hùng Trần-thế-Vinh điều khiển chiếc Khu trục oanh tạc cơ AD6-Skyraider và đã bắn hạ 21 chiến xa Việt cộng trong vòng 1 tuần lễ
Tình hình chiến sự bùng nổ vào những tháng đầu mùa hè năm 1972. Phi đoàn 518 Phi Long được lịnh tăng phái cho sư đoàn 1 không quân, vùng 1 chiến thuật. Từ ngày 2 đến 8 tháng 4, anh-hùng phi công Trần-thế-Vinh chỉ với chiếc khu trục oanh tạc cơ AD6-Skyraider đã hạ được 20 chiến xa của quân xâm lược Trung cộng, Việt cộng.
Ngày 09-04-1972, trong phi vụ giải vây căn cứ Phượng Hoàng do Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến Việt-Nam Cộng-Hòa trấn giữ, anh-hùng phi công Trần-thế-Vinh đã gẫy cánh sau khi hạ được chiến xa thứ 21 của quân địch.
Anh-hùng phi công Trần-thế-Vinh xứng đáng được tôn xưng là bậc tướng thần thứ sáu của Việt-Nam thời cận đại.
Trúc-Lâm Nguyễn-việt phúc-Lộc
***
Sự tích, thần tích liên quan:
Vinh Thăng Những Cánh Chim Trời Trấn Giữ Không Gian
Trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khi cùng cả nước ra sức ngăn chận cuộc xâm lăng của Bắc quân trên cả ba mặt trận chính Quảng Trị, Komtum và Bình Long, các đơn vị và chiến sĩ KQVNCH đã tạo được nhiều thành tích chói ngời cho quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa góp phần quan trọng trong những chiến công giữ vững miền Nam. Tuy nhiên trong năm này Không Quân VNCH cũng phải chịu nhiều mất mát và một trong những cái tang gây nhiều tiếc thương cho cả trong lẫn ngoài Quân Chủng là sự ra đi của ĐạI Úy Trần Thế Vinh Phi Đoàn 518 Phi Long trên vùng trời Quảng Trị.
Đại úy Trần Thế Vinh sinh ngày 27-9-1946 tại Ninh Cường, Nam Định, Bắc Việt. Cùng gia đình di cư vào Nam năm 1954. Anh gia nhập Không Quân cuối năm 1964 khi đang theo học Đại học Luật Khoa.
Sau khi mãn khóa hoa tiêu quan sát tại quân trường Nha Trang, Trần Thế Vinh được gửi theo học khóa phi công khu trục AD-6 tại Hoa Kỳ. Anh tốt nghiệp thủ khoa khi cùng học với nhiều phi công ngoại quốc khác. Được coi là một phi công “AS” sau các bậc đàn anh như Quốc, Chấn, Tế, Huề, Du . . . Về nước Trần Thế Vinh phục vụ tạI Phi Đoàn 518 Phi Long, bên cạnh những bậc đàn anh lừng danh qua những phi vụ Bắc phạt. Anh lần lượt mang cấp bậc Thiếu úy từ tháng 3 –1967, thăng Trung úy vào tháng 3-1969. Đại úy từ tháng 1-1972, giữ chức Phi tuần trưởng A-1 và từng được thưởng rất nhiều huy chương các loại, đáng kể nhất là những huy chương Anh Dũng và Phi Dũng Bội tinh các cấp cùng Chiến Thương Bội tinh.
Khi chiến cuộc vùng Trị Thiên sôi động vì Bắc quân vượt vĩ tuyến mở cuộc tấn công đại quy mô vào Quảng Trị. Ngày 01-4-1972 Phi đoàn 518 được biệt phái ra Sư Đoàn 1 KQ để trực tiếp yểm trợ cho các cánh quân vùng địa đầu giới tuyến, và ngay lập tức trần Thế Vinh hăng say tình nguyện tham dự tất cả các phi vụ không ngơi nghỉ bất kể thời tiết xấu như thế nào và phòng không địch đan kín bầu trời .
Ngày 2-4-1972 Trần Thế Vinh thực hiện phi vụ đầu tiên tại vùng giới tuyến, hạ 5 chiến xa Bắc quân ở phía bắc Đông Hà, phi cơ của anh bị trúng đạn phòng không 12 ly 7 bên cánh trái nhưng anh vẫn trở về căn cứ an toàn. Liên tiếp 3 ngày tiếp theo sau đó, ngày nào Đại úy Vinh cũng cất cánh bay và ngày nào cũng bắn hạ được xe tăng địch. Tổng cộng chỉ trong vòng 3 ngày 2, 3 và 4-7-1972 anh hạ tất cả 20 chiến xa Cộng quân, nhiều lần phi cơ bị trúng đạn phòng không nhưng anh vẫn trở về căn cứ an toàn.
Để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội, bộ Tư Lệnh KQ/VNCH đã phối hợp vớI Cục Tâm Lý Chiến thực hiện một chương trình truyền hình về các chiến công của quân chủng phát trên đài truỵền hình quốc gia tại Sài Gòn vào hai ngày 7 và 8-4-1972. Trong chương trình này Thiếu tá Lê Phước Hùng, phi đoàn trưởng PĐ 518 đã giới thiệu ĐạI úy Trần Thế Vinh là phi công anh dũng và xuất sắc nhất của đơn vị. Ông hứa với khán giả rằng trong tuần lễ kế tiếp sẽ đưa ĐạI úy Vinh về giới thiệu trực tiếp với công chúng. Trong khi mọi ngườI hân hoan và nóng lòng chờ đợi được thấy mặt viên phi công anh dũng một mình trong ba ngày liên tiếp bắn hạ 20 chiến xa CS Bắc Việt tại Quảng Trị thì bất ngờ sáng ngày 9-4 ĐạI úy Trần Thế Vinh gãy cánh trong khi thi hành phi vụ khẩn cấp giải vây cho căn cứ Phượng Hoàng lúc ấy do Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến phòng thủ đang bị Cộng quân vây chặt và tấn công dữ dội bằng pháo binh, chiến xa và bộ quân.
Cùng Phi tuần viên Đại úy Phan Công Định, phi tuần trưởng Đại úy Trần Thế Vinh cất cánh rời phi trường Đà Nẵng vào lúc 8 giờ sáng Chủ nhật 9-4 trong lúc thời tiết rất xấu, trần mây rất thấp. Tầm nhìn xa không quá 50 mét khiến Đại úy Vinh đã quyết định áp dụng chiến thuật táo bạo là cả hai phi cơ bay rất thấp gần đến mục tiêu mới bốc lên cao và từ đó lách mây đâm xuống oanh kích để tạo yếu tố bất ngờ. Chiến thuật gan dạ nhưng đầy liều lĩnh này đã khiến địch quân không kịp trở tay và các chiến xa Cộng sản không thể tránh kịp phơi mình làm mục tiêu ăn bom và có 4 chiến xa trúng bom từ phi cơ của Đại úy Vinh ngay khi anh vừa đâm bổ xuống. Tuy nhiên vì xuống quá thấp, phi cơ của anh đã bị trúng đạn phòng không và bốc cháy không kịp bay ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đại úy Phan Công Định đã báo cáo phi cơ của Đại úy Vinh đâm xuống đất và không thấy có chiếc dù nào bay ra.
Đại úy Trần Thế Vinh, Chim Thiêng đã bỏ trời xanh, bỏ người tình, bỏ bạn bè . . . Chim Thiêng đã về ngàn. . . Vinh đã anh dũng hy sinh đền nợ nước khi tuổi đời chưa tròn 26. Anh ra đi trong sự xúc động của cả nước, từ dân đến quân, cả trong lẫn ngoài quân chủng. Chiến tích một mình trong một tuần lễ hạ 21 chiến xa địch đã khiến anh trở nên một huyền thoại có thực của Không Lực VNCH. Ngay sau đó chân dung Đại úy Trần Thế Vinh xuất hiện trên những tấm bích chương cổ động nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu của quân dân được trưng bày khắp mọi ngả đường trên toàn quốc. Chưa bao giờ hình ảnh và tên tuổi một phi công được nhắc đến với lòng tiếc thương yêu mến mãnh liệt như thế !
Đại úy Trần Thế Vinh sống mãi trong Quân Sử hào hùng của Không Quân VNCH và Quân Lực VNCH !
Thủ Đô Sài Gòn tháng 5 mùa binh lửa 1972
Hình bìa Nguyệt san Lý Tưởng của KQVNCH số ra ngay sau khi Đại úy Trần Thế Vinh gãy cánh tại Đông Hà
Ở dưới là một ca khúc của Cố Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng qua tiếng hát vượt thời gian của nữ ca sĩ Thái Thanh.
"Một Loài Chim" mà Cố Nhạc Sĩ TTT muốn vinh thăng trong ca khúc ấy chính là Đại Uý Phi Công TRẦN THẾ VINH đã hy sinh vào tháng 4-1972 tại cứ điểm Phượng Hoàng khi cánh chim sắt của anh lao xuống bắn cháy chiếc xe tăng cộng sản thứ 21 nơi chiến trường Trị-Thiên. Bài Vinh Thăng Cho Một Loài Chim
Tác giả: Trầm Tử Thiêng
Tiếng hát: Thái Thanh
(trích Băng Nhạc Thanh Thúy 11 do Thanh Thúy thực hiện năm 1973)
*******
Chào đón cuộc đời gian nan,
Vinh sinh ra trong thời loạn
từng khóc từng cười bao phen
lênh đênh trôi theo vận tối.
anh vẫn tin có một ngày
bao xích gông bao tù đày
Buồn thua ra đi
tên Thương trở về đây.
Đợi giữa một đời … trăm năm
anh em hơn thua … tồi tệ !
Đợi giữa một đời …trăm năm
anh em quên nhau …thật dễ !
Vinh sống non nửa đời người
hoen tuổi xanh hoen nụ cười
Nhiều khi phân vân
người hay ta là người ?
Quê hương ta đó
Anh em ta đó
Trần Thế Vinh
gian nan nhiều rồi
anh mơ mai sớm có nắng ấm.
anh mơ mai sớm có hòa bình.
anh mơ non nước …
Tình chứa chan dưới trời bình minh.
Một sớm lửa hờn dâng cao
Nung sôi quê hương mùa hạ
Giục cánh đại bàng tung mây
Lao thân trong sương bạc xóa
anh trút bom trên hận thù
anh rải mây đem mịt mù
và anh hiên ngang như chim sắp trời cao.
từng phút đợi chờ mong manh
Rưng rưng con tim đồng đội
Lệch cánh đại bàng trong mây
âm u không gian lạc lối
anh đuối tay
buông nặng nề …
Ôi kiếp chim quen bội thề …
một giây bay đi
ngàn năm quên bạn bè !
anh lên cao vút
anh lên cao vút
Trần Thế Vinh
Chim Thương về ngàn
anh bay lên cõi có ánh sáng
anh bay lên cõi không hận thù
Anh bay lên mãi
Trần Thế Vinh vĩnh biệt ngàn thu ...
Toàn dân ngùi ngùi thương đau,
khi tin chim thiêng lâm nạn.
Toàn dân ngậm ngùi thương đau,
khi tin chim thiêng về tổ.
anh vắng bay trên trời này
nhưng bóng anh sáng ngời hoài
Từ trong tim tôi muôn năm không mờ phai.
Còn thương tình người hôm qua
Xin anh cho tôi cầu nguyện
Còn xót tình người hôm qua
Xin anh cho tôi lời khấn
Đêm lúc trăng sao ngời ngời
Tôi ngước cao lên bầu trời
Gọi to lên câu Việt Nam ơi muôn đời!
Quê hương anh đó
Quê hương tôi đó
Trần Thế Vinh
Anh kêu gọi người
Sao cho mai sớm dưới nắng ấm
Anh em Nam Bắc nguôi hận thù
Tay đón tay nắm
Cùng hát vang dưới trời Việt Nam!
*****
Ở dưới thêm một bài nhạc của Phạm Duy viết năm 1972 vinh danh Đại Úy Phi Công Trần Thế Vinh . (Chưa tìm được phần audio - ACE nào có xin bổ túc - Cám ơn!!!)
Điệp khúc Trần Thế Vinh
Sáng tác: Phạm Duy.
(Saigon-1972)
1.
Này mặt trời nhỏ bé phương Nam
Mặt trời từng sưởi ấm cô đơn
Cho ta bay ngang qua lửa đạn
Cho quê hương yên vui ngày loạn.
Này mặt trời hãy khóc đi thôi!
Vì người tình của nắng lên ngôi,
Con chim xanh bao la tình người
Thành vị thần: TRẦN THẾ VINH ơi!
ĐK:
Này Thần Đất giữ dùm thân tôi!
Ngăn xâm lăng dưới đất trên trời
Này Thần Gió giữ hồn cho tôi!
Xin dâng cho Tổ Quốc muôn đời.
2.
Này bầu trời, này ánh trăng xanh!
Này cả rừng sao sáng lung linh!
Nghe anh Vinh đêm đêm hiện hình
Trên quê hương trong cơn chuyển mình.
Này cả dòng sông nước chia ngăn!
Một người hùng gẫy cánh cho dân.
Xin nhân danh yêu thương vẹn toàn,
Hẹn một ngày thống nhất quê hương.
3.
Này người tình yêu dấu không tên!
Phận đàn bà cuộc chiến trao duyên.
Quân xâm lăng gây nên sự tình
Không ai mang khăn tang một mình.
Này người tình hãy nín đau thương
Vì người dù xa vắng giai nhân
Nhưng quê hương ta thêm thần tượng:
Một người hùng trần thế vinh quang!
(Tài liệu từ Quân Sử Không Quân VNCH)
***
Phi Công Trần Thế Vinh - Phi Vụ Cuối Cùng
Bài viết của Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh
Tập sách "Trần Thế Vinh và Phi Vụ Cuối Cùng" (nhà văn Ngọc Thủy suoi_van@yahoo.com) đã mô tả lại sự chiến đấu hào hùng cùng sự hy sinh cao cả của một người phi công dũng cảm của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa trong những năm biến cố lịch sử của đất nước:
Đó là vào đầu mùa hè năm 1972, một mùa hè đỏ lửa đã được ghi lại bằng những chiến tích oai hùng trong quân sử của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Từ cuối tháng ba, cộng sản Bắc Việt đã xua quân đợt đầu tiên vào mặt trận Quảng Trị, là thành phố nằm ở địa đầu giới tuyến. Với sự chỉ đạo và viện trợ võ khí của Nga Sô và Trung Cộng, Việt cộng đã mở cuộc xâm lăng miền Nam với một lực lượng quân sự hùng hậu gồm nhiều sư đoàn bộ binh và một sư đoàn pháo yểm trợ.
Để mở đầu chiến dịch Nguyễn Huệ, vào ngày 29-3-72, Việt cộng cho pháo kích dữ dội vào Đông Hà-Quảng Trị và lần đầu tiên địch quân cho xung trận hai trung đoàn chiến xa dùng những chiếc T-54 và PT-76 do các đàn anh Cộng sản Nga-Tàu cung cấp. Việt cộng đã tưởng trong tuần lễ đầu sẽ nuốt trọn được vùng tiền phương của Quân khu I. Nhưng, ngay trong những ngày đầu, địch quân đã gặp sự chống trả mãnh liệt của ta và các cố vấn Nga-Tàu khi chỉ vẽ chiến thuật cho đàn em Việt cộng đã không ngờ đến sự di động nhanh chóng và khả năng yểm trợ không địa của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Truớc tình hình chiến sự khẩn cấp ấy, ngày 1-4-72 phi đoàn 518 thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân, từ căn cứ Biên Hoà, đã nhận được lệnh tăng phái cho Sư Đoàn 1 Không quân tại Đà Nẵng.
Trong số hai mươi phi công lái khu trục cơ Skyraider của phi đoàn 518/SĐ 3 KQ, có môt chàng trai trẻ tên là Trần Thế Vinh. Trong phi vụ đầu tiên vào ngày 2-4-72, đại úy Trần Thế Vinh với 8 trái bom dưới cánh chiếc phi cơ AD 6 của anh đã tung hoành đảo lộn giữa vùng trời khói lửa, bất chấp vùng núi non hiểm trở và trần mây thấp ngoài tuyến đầu, cộng thêm vào sự đe dọa của trung đoàn phòng không địch được trang bị hỏa tiễn SAM (Surface-to-Air Missile), bắn lên không ngớt.
Chàng phi công tài hoa và anh dũng đã trổ tài thiện xạ thần sầu, để qua 4 vòng thả bom, triệt hạ được 6 chiến xa giặc. Trong vòng 6 ngày khởi đầu của chiến cuộc, trong 5 phi vụ hiểm nghèo, Trần Thế Vinh đã hạ được 20 chiến xa giặc.
Chiến công lừng lẫy, phá mọi kỷ lục diệt chiến xa của anh, đã được các phóng viên chiến trường không hết lời ca ngợi trên báo chí. Ngày thứ Bẩy 8-4-72, đài Truyền Hình Việt Nam, trong chương trình "Tường Thuật Chiến Trường", đã phỏng vấn thiếu tá Lê Quốc Hùng, phi đoàn trưởng phi đoàn khu trục 518/SĐ 3 KQ, và ông đã hết sức hãnh diện khi nói đến tài năng và tinh thần chiến đấu của các bạn đồng đội và đặc biệt ca ngợi người phi công dũng cảm Trần Thế Vinh, giờ đây đang được báo chí gọi là Anh Hùng Diệt Tăng Địch.
Qua ngày hôm sau, trong phi vụ cuối cùng của quãng đời ngắn ngủi của con người tài hoa và dũng cảm Trần Thế Vinh, mới hai mươi sáu tuổi xuân, anh đã gẫy cánh, và theo tầu xuống lòng đất, sau khi triệt hạ thêm được một chiến xa địch, để lại thương tiếc cho toàn dân miền Nam. Sáng ngày 9-4-72, là ngày anh bay đi vĩnh viễn về cõi vô cùng, Đài Truyền Hình Sàigòn có chương trình tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh, và giọng ngâm bài thơ "Tưởng Niệm Đại Úy Không Quân Trần Thế Vinh" của ca nghệ sĩ Hồng Vân đã làm nhiều người cảm thương và rơi lệ. Những ngày sau, hình ảnh của Trần Thế Vinh, người anh hùng không quân gẫy cánh trên bầu trời Tri.-Thiên đã được phóng lớn và treo trong công viên trước mặt Toà Đô Chính Sài Gòn, để dân chúng đô thành có nơi tưởng niệm người chiến sĩ đã hy sinh cho Tổ Quốc và Không Gian.
Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh
***
Lá số tử vi của người hùng không quân TRẦN THẾ VINH
Tuổi trong giấy khai sinh: 1946 (Bính Tuất)
Tuổi thật: Năm Mậu Tý, tháng 2, ngày mồng 6, giờ Tuất
Mệnh có lộc tồn phùng xung phá, cát dã thành hung. Mệnh vô chính diệu, giáp kình đà hội không kiếp không có cát tinh hóa giải, đến đại hạn đế ngộ hung đồ (Tử, Sát, Phá, Tham, Liêm, ở mùi) tại Phúc cung, tất phải yểu vong. Mệnh cư tỵ, có hữu bật, Thiên tướng lai triều: được hưởng Phú quý nhưng không bền.
Bài giải đoán lá số tử vi của Đại úy không quân Trần Thế Vinh
Chúng tôi được nghe một độc giả sau khi đọc mục thời sự và số mạng trong tuần báo khoa học huyền bí số 1 nói cho biết là đại úy không quân Trần Thế Vinh không phải tuổi Bính Tuất mà đúng ra là tuổi Mậu tý.
Theo lời chỉ dẫn của bạn này (vốn là bạn học của Trần Thế Vinh chúng tôi tìm lên Thủ Đức, vào ấp Tam Châu, xã Tam Bình, xứ Tam Hà. Nhà bà cụ thân mẫu của Trần Thế Vinh cách nhà thờ Tam hà chừng 300 thước. Vinh còn một người anh trai đang sống với bà cụ và chính người anh này mới là tuổi Bính tuất (1946).
Lúc chúng tôi đến nhà, bà cụ đi nhà thờ với đứa cháu nội, con của Vinh, do người nhân tình của Vinh ở Biên Hòa, nghe tin Vinh tử trận, dắt đứa con gái nhỏ lên 3, trả về cho bà nội nó. Hằng ngày hai bà cháu đều đi nhà thờ cầu nguyện cho bố nó. Theo lời người anh của Vinh kể lại gia đình này được tin Trần Thế Vinh, sau khi trúng đạn phòng không của địch, một cánh phi cơ bốc cháy Vinh liền cho phi cơ quần lại mục tiêu thả nốt 2 quả bom, rồi Vinh nhảy dù thoát khỏi trước khi phi cơ nổ tan. Hiện nay chưa biết Vinh còn thất lạc trong rừng sâu vùng Đông Hà, hay là đã bị địch bắt. Gia đình hằng ngày vẫn cầu nguyện cho Trần Thế Vinh sớm thoát khỏi sự dữ, được trở về vùng tự do với gia đình.
Khi chúng tôi hỏi ngày và năm sinh của Trần Thế Vinh người anh ngập ngừng giây lát rồi cho biết chẳng phải gia đình muốn giấu, nhưng mấy hôm nay không ai hỏi đến ngày giờ năm sinh âm lịch cho nên khi được hỏi, gia đình chỉ nói năm sinh dương lịch là năm 1946 (Bính Tuất) mà lúc ông cụ thân sinh còn sống đã khai sinh cho hai anh em cùng một năm. Thực ra Trần Thế Vinh sanh năm 1948 tức năm mậu tý tháng 2, ngày mùng 6 giờ Tuất. Và dưới đây là giải đoán khái quát về lá số tử vi của Trần Thế Vinh.
Dương Nam, Hỏa mệnh (Lửa sấm sét) Thổ ngũ cục, mệnh viên đóng tại cung Tỵ, âm hỏa, thuộc tốn, Nam đông nam. Mệnh và cục tương sinh, Mệnh VCD đắc nhị không (Thiên, địa không ở tài bạch hợp chiếu), có Lộc tồn tọa thủ, hội với Khôi, Khoa, Lộc, Tả phù, Hữu bật cư chiếu. Do đó tuổi này lúc nhỏ rất thông minh, học hành dễ đỗ đạt. Nhất là đại hạn 5 – 14 tuổi tại Mệnh cung có Thiên tướng, Thiên Phủ lai triều (Tướng ở tài, Phủ ở quan) thì học một biết hai, thi đâu đỗ đó. Tiếp đến gặp đại hạn 15-24 tuổi ở cung phụ mẫu có Tuần không án ngữ là tốt, điều rất hợp mệnh vô chính diệu cần gặp Tuần, Triệt án ngữ. Tuổi này Dương nam cho nên ảnh hưởng của Tuần rất mạnh ở cung Ngọ vì đó là dương hỏa. Tại đây lại gặp bộ sao Khốc, Hư đắc địa tọa thủ, giao huy với Khúc, Xương, Tấu thư, Điếu khách, Hóa quyền, Phượng các, Thiên quý, Hỏa tinh: Hợp vào bộ chính tinh Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương cư chiếu, đã giúp cho tuổi này nhẹ bước công danh. Tuy rằng trong mười năm này (từ 15 đến 24 tuổi) đương sự cũng gặp nhiều sự hiểm nguy, nhưng nhờ có Tuần không hóa giải.
Luận đoán tiểu hạn năm Nhâm tý (1972) trong lá số Trần Thế Vinh
Năm Nhân tý tiểu hạn đến nô cung đóng ở cung tuất cũng là địa võng cung có Thiên thương nhập nội. Năm này hội đủ các hung tinh tác họa như: Khốc hư, tang điếu kình đà hình kỵ ở các cung phụ mẫu huynh đệ tử tức xâm nhiễu, các sao giải chỉ có Quang quý và Giải thần, còn riêng Hóa quyền, chẳng những không hóa giải mà lại còn trợ lực cho các hung tinh gieo họa khủng khiếp và nhanh chóng.
Thường xem tử vi, thấy những năm tiểu hạn gặp nhiều hung tinh tác họa, thì phải xem cung mệnh, cung phúc và nhất là xem kỹ gốc của đại hạn có nhiều cát tinh hóa giải không? Năm này, đại hạn vừa chuyển sang Phúc đức đóng tại Mùi cung, thuộc Âm thổ. Vì tuổi Mậu tý thuộc Dương nam cho nên Tuần không tuy án ngữ ở đây, nhưng tinh lực chỉ dồn sang cung Ngọ là dương cung, do đó, Tuần ở đây không cần được sự tác họa của Thiên Địa không ở tài bạch chính chiếu. Và đại hạn nầy còn được gọi là Đế ngộ hung đồ nghĩa là Tử vi tinh gặp toàn bộ Sát, Phá, Liêm, Tham và Phi liêm, Phục binh, Trực phù tam phương xâm nhiễu tác họa. Cát tinh giải trừ tai họa ở đây chỉ có bộ Quan, Phúc quý nhân vì ở địa vị bàng chiếu nên tinh lực giao huy yếu kém, còn Long đức chỉ giải trừ những tai họa nhỏ. Bộ Khôi Việt thì Triệt đã ngăn mất ảnh hưởng của Khôi, còn lại có Việt mà Việt gặp Phi liêm hợp chiếu, lại tạo nên mũi tên hòn đạn gieo tai họa kinh khủng hơn nữa.
Cung Phúc đức và Đại hạn gặp toàn những sao tác họa như thế, mà Mệnh viên cũng gặp toàn là những bộ hung tinh như: lộc tồn ngộ Phá toái, kiếp sát, Tử phù nhập nội ngoại chiếu có Hữu bật, Liêm trinh và Kiếp, Không, lại thêm Trực phù, Bệnh phù, Phi liêm, Thiên không là những sao cùng hung cực ác chuyển giao tai họa thảm khốc được bộ tả hữu bật trợ lực tác họa, vì bộ sao này gặp thình thì tôn phù cũng đắc lực, gặp suy cũng tác họa khủng khiếp.
Một điều tối kỵ cho tuổi Mậu tý là mệnh giáp Kình Đà hội Không kiếp thế mà bên trong không có phúc tinh hóa giải, tam phương hội họp toàn những hung tinh cực ác, đại hạn lại đi vào phúc đức cung, gặp đế ngộ hung đồ.
Tóm lại, nhìn chung lá số tuổi Mậu tý, năm Nhâm tý này đại hạn bắt đầu vào Phúc đức gặp đế ngộ hung đồ và Thiên, Địa không xâm nhiễu. Tiểu hạn đi vào Nô bộc ở La Võng hội Kình Đà HÌnh Kỵ, Tang Điếu Khốc Hư. Thêm vào đó tháng 2 âm lịch nguyệt hạn đến cung Điền trạch lại có đủ song hao, Tang Hổ Tuế, Đà và Quan phủ, Thiên sứ vây hãm. Làm sao thoát khỏi tử thần.
Luận về lẽ huyền nhiệm của tử vi qua lá số của Trần Thế Vinh
Trường hợp cụ thân sinh mất trước: Nhật Nguyệt tịnh minh sinh ban đêm (giờ Tuất) cha mất trước rất đúng gia cảnh hiện nay.
Trường hợp không cưới hỏi mà có vợ có con:
Thê thiếp có hồng đào tướng phục và Vũ khúc hữu bật Thiên hỉ là gian díu với nhau có con rồi thành vợ chồng. Nếu không có Hóa khoa thiên phù và thiên giải thiên quan Thiên phúc cư chiếu ở đây thì bộ sao Thất sát Tướng quân phục binh Tham lang địa kiếp hồng đào thì tuổi này sẽ bị vào tù vì tội hiếp dâm.
Trường hợp ngày anh dũng đền nợ nước của Trần Thế Vinh:
Hôm đó là 26 tháng 2 âm lịch, nguyệt hạn vào cung Điền trạch, nhập hạn đến Quan lộc cung. Ngày này cũng hội đủ các hung tinh như: Lưỡng không (Thiên, Địa không), lưỡng Sát (Thất sát, Kiếp sát), phục binh, Địa kiếp, Phá toái, Tử phù hội Suy Tử Tuyệt là các ác tinh gia tăng tai họa thần tốc. Sở dĩ Trần Thế Vinh không chung số phận với các chiến sĩ vô danh khác là vì nhật hạn hôm ấy có các sao: Khoa, Khôi, Tả, Hữu, Tướng, Ấn và Hồng, Đào, Thiên hỉ mà sự anh dũng đền nợ nước được loan truyền khắp nơi. Đó cũng là nhờ Tử vi gặp Long đức, Thanh long ở cung Phúc đức vậy.
Thiên Cơ
KHHB số 3
***
Lễ Giỗ Anh-Hùng Trần-Thế-Vinh
Anh hùng Trần Thế Vinh
Cứ mỗi năm, khi tháng Tư trở về là lòng tôi lại trùng trùng những u-uất không nguôi; về cuộc chiến năm xưa, về những ngày dài khi quê-hương oằn mình trong lửa đạn.
Mỗi khi có dịp trở về Việt-Nam cùng các Soeur dòng Nữ-Tử-Bác-Ái; đi san xẻ nỗi khốn cùng của dân làng nghèo đói từ Bắc chí Nam. Dầu gia-đình tôi không có ai chết trận nhưng tôi thường ghé thăm Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa; thắp hương và cầu nguyện cho vong-linh các anh-hùng tử-sĩ. Để thấy ngàn ngàn những mộ phần không tài nào đếm xuể của lớp thanh-niên tuổi mười tám, đôi mươi. Chưa có một nghĩa-trang nào “trẻ-trung” như ở đó!
Tôi liên-tưởng đến hình ảnh những người mẹ hoặc vợ lính chết trận, quằn quại kêu gào thảm-thiết bên áo quan, tôi liên tưởng đến những đôi mắt bé thơ ngơ-ngác vì mồ côi cha; ở lứa tuổi mà hồn-nhiên đã bị chiến-tranh cướp đi quá vội vàng. Không lần nào là tôi không khóc ngất trước những mộ phần trong nghĩa-trang ấy.
Tôi cưu mang ân-tình về sự hy-sinh của các chiến-sĩ, như một món nợ mà tôi nghĩ suốt đời mình không thể trả hết. Đó cũng là lý do hằng năm vào tháng 6 tôi thường tổ-chức tiệc “Vinh Danh Bố” vào dịp lễ “Father’s Day” để khoản đãi và biếu quà lưu-niệm cho các cựu-quân-nhân Quân-Lực-Việt-Nam-Cộng-Hòa và các cựu Chiến-Binh Hoa-Kỳ. Hoàn-toàn không bán vé, không gây quỹ dưới bất cứ hình-thức nào trong tinh thần tự-nguyện từ đáy con tim.
Như một cơ-duyên đưa đẩy, hôm qua là một ngày đầu tháng Tư. Tôi bắt đầu liên lạc nhà hàng để đặt chỗ. Trên đường lái xe, đầu óc tôi cứ miên-man hoạch-định chương-trình cho buổi tiệc. Thường thì tôi luôn cầu-nguyện các anh-hùng tử-sĩ sống khôn, thác thiêng phù-hộ cho lòng thành của mình để chương-trình được hoàn-thành tốt đẹp. Tôi nhớ ra buổi chiều mình có cái hẹn đi cắt tóc.
Theo lời giới thiệu của Trần-Thị-Diễm-Phúc (chủ-nhiệm báo Diễm); tôi đến tiệm “James Salon” (góc đường Mc Fadden và Magnolia) để làm đẹp. Người thiếu-nữ khuôn mặt sáng ngời, tóc dài rất dễ thương trong lúc gội đầu cho tôi mới bắt đầu câu chuyện về gia-đình cô. Tôi xúc động khi cô kể về thời học-sinh đi học, vì nói giọng Bắc nên bị những học-trò người miền Nam chiếm tỷ-lệ 90% trong trường kỳ-thị; có lần xô cô té xuống cầu thang đến nỗi mẹ của cô phải vào trường khiếu-nại với hiệu-trưởng để đám học-trò vô-ý-thức ấy không làm phiền cô nữa. Câu chuyện đó như một ám-ảnh không nguôi về thời niên-thiếu của cô; dưới một xã-hội mà nền văn-hóa bị thực-dân dùng chính sách “Chia Để Trị”, những bậc phụ-huynh vô-tình truyền dậy cho trẻ nhỏ tư-tưởng tàn-nhẫn này như gián tiếp đưa dao cho con cái mình đâm vào con tim của tình-thân bè bạn.
Tôi vô-cùng bất mãn và thấy xót xa như chính người thân mình bị nạn. Tôi bảo với cô rằng may mắn cho tôi vô cùng vì bố mẹ tôi cũng là dân di-cư 1954 bằng “Tàu Há Mồm” từ Bắc vào Nam, được theo học trường nữ Trung-Học Trưng-Vương nên không hề rơi vào trường hợp bị kỳ-thị Bắc, Nam này.
Rồi tôi mới hỏi tiếp: “Thế Bố em đâu?”
Cô dịu dàng nói nhỏ: “Em mồ côi Cha lúc lên 2 tuổi. Bố em cũng là một chiến-sĩ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa đó chị!”
Lúc bấy giờ, người thanh-niên tên Jame (chủ-tiệm) mới quay lại hỏi tôi: “Chị có biết ông Trần-Thế-Vinh không?”
Tôi ngờ-ngợ nghi vấn hỏi lại: “Em nói Trần-Thế-Vinh nào?”
Cô thiếu-nữ ấy mới xác nhận: “Đại-Úy Không-Quân Trần-Thế-Vinh là bố ruột em đó!”
Không hiểu sao tôi buột miệng nói tiếng Mỹ: “You must be kidding?” (Em không nói đùa với tôi đó chứ?) Thế tên em là gì?
“Dạ! Là Trần-Thế-Thanh-Vân. Con gái duy nhất của bố Vinh.”
Tôi quýnh-quáng lấy cái Iphone trong túi ra và “Google” ngay chữ “Anh-Hùng Trần-Thế-Vinh”.
Tấm hình ông hiện ra trên màn ảnh nhỏ. Tôi đưa cho em coi: “Có phải đây là Bố em không?”
Cô dựt mình: “Ủa sao chị có hình của Bố em hay quá vậy?”
Tôi nói: “Rất nhiều Web-site viết về Bố của em trên Internet Vân à!”
Rồi tôi đọc cho mọi người trong tiệm cùng nghe:
“Trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khi cùng cả nước ra sức ngăn chận cuộc xâm lăng của Bắc quân trên cả ba mặt trận chính Quảng Trị, Komtum và Bình Long, các đơn vị và chiến sĩ KQVNCH đã tạo được nhiều thành tích chói ngời cho quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa góp phần quan trọng trong những chiến công giữ vững miền Nam. Tuy nhiên trong năm này Không Quân VNCH cũng phải chịu nhiều mất mát và một trong những cái tang gây nhiều tiếc thương cho cả trong lẫn ngoài Quân Chủng là sự ra đi của Đại Úy Trần Thế Vinh Phi Đoàn 518 Phi Long trên vùng trời Quảng Trị.
Đại Úy Trần Thế Vinh sinh ngày 27-9-1946 tại Ninh Cường, Nam Định, Bắc Việt. Cùng gia đình di cư vào Nam năm 1954. Anh gia nhập Không Quân cuối năm 1964 khi đang theo học Đại học Luật Khoa.
Sau khi mãn khóa hoa tiêu quan sát tại quân trường Nha Trang, Trần Thế Vinh được gửi theo học khóa phi công khu trục AD-6 tại Hoa Kỳ. Anh tốt nghiệp thủ khoa khi cùng học với nhiều phi công ngoại quốc khác. Được coi là một phi công “AS” sau các bậc đàn anh như Quốc, Chấn, Tế, Huề, Du…
Về nước Trần Thế Vinh phục vụ tại Phi Đoàn 518 Phi Long, bên cạnh những bậc đàn anh lừng danh qua những phi vụ Bắc phạt. Anh lần lượt mang cấp bậc Thiếu úy từ tháng 3 –1967, thăng Trung úy vào tháng 3-1969. Đại úy từ tháng 1-1972, giữ chức Phi tuần trưởng A-1 và từng được thưởng rất nhiều huy chương các loại, đáng kể nhất là những huy chương Anh Dũng và Phi Dũng Bội tinh các cấp cùng Chiến Thương Bội tinh.
Khi chiến cuộc vùng Trị Thiên sôi động vì Bắc quân vượt vĩ tuyến mở cuộc tấn công đại quy mô vào Quảng Trị. Ngày 01-4-1972 Phi đoàn 518 được biệt phái ra Sư Đoàn 1 KQ để trực tiếp yểm trợ cho các cánh quân vùng địa đầu giới tuyến, và ngay lập tức trần Thế Vinh hăng say tình nguyện tham dự tất cả các phi vụ không ngơi nghỉ bất kể thời tiết xấu như thế nào và phòng không địch đan kín bầu trời.
Ngày 2-4-1972 Trần Thế Vinh thực hiện phi vụ đầu tiên tại vùng giới tuyến, hạ 5 chiến xa Bắc quân ở phía bắc Đông Hà, phi cơ của anh bị trúng đạn phòng không 12 ly 7 bên cánh trái nhưng anh vẫn trở về căn cứ an toàn. Liên tiếp 3 ngày tiếp theo sau đó, ngày nào Đại úy Vinh cũng cất cánh bay và ngày nào cũng bắn hạ được xe tăng địch. Tổng cộng chỉ trong vòng 3 ngày 2, 3 và 4-7-1972 anh hạ tất cả 20 chiến xa Cộng quân, nhiều lần phi cơ bị trúng đạn phòng không nhưng anh vẫn trở về căn cứ an toàn.
Để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội, bộ Tư Lệnh KQ/VNCH đã phối hợp với Cục Tâm Lý Chiến thực hiện một chương trình truyền hình về các chiến công của quân chủng phát trên đài truyền hình quốc gia tại Sài Gòn vào hai ngày 7 và 8-4-1972. Trong chương trình này Thiếu tá Lê Quốc Hùng, phi đoàn trưởng PĐ 518 đã giới thiệu Đại úy Trần Thế Vinh là phi công anh dũng và xuất sắc nhất của đơn vị. Ông hứa với khán giả rằng trong tuần lễ kế tiếp sẽ đưa Đại úy Vinh về giới thiệu trực tiếp với công chúng. Trong khi mọi người hân hoan và nóng lòng chờ đợi được thấy mặt viên phi công anh dũng một mình trong ba ngày liên tiếp bắn hạ 20 chiến xa CS Bắc Việt tại Quảng Trị thì bất ngờ sáng ngày 9-4 Đại úy Trần Thế Vinh gãy cánh trong khi thi hành phi vụ khẩn cấp giải vây cho căn cứ Phượng Hoàng lúc ấy do Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến phòng thủ đang bị Cộng quân vây chặt và tấn công dữ dội bằng pháo binh, chiến xa và bộ quân.
Cùng Phi tuần viên Đại Úy Phan Công Định, phi tuần trưởng Đại Úy Trần Thế Vinh cất cánh rời phi trường Đà Nẵng vào lúc 8 giờ sáng Chủ nhật 9-4 trong lúc thời tiết rất xấu, trần mây rất thấp. Tầm nhìn xa không quá 50 mét khiến Đại Úy Vinh đã quyết định áp dụng chiến thuật táo bạo là cả hai phi cơ bay rất thấp gần đến mục tiêu mới bốc lên cao và từ đó lách mây đâm xuống oanh kích để tạo yếu tố bất ngờ. Chiến thuật gan dạ nhưng đầy liều lĩnh này đã khiến địch quân không kịp trở tay và các chiến xa Cộng sản không thể tránh kịp phơi mình làm mục tiêu ăn bom và có 4 chiến xa trúng bom từ phi cơ của Đại Úy Vinh ngay khi anh vừa đâm bổ xuống. Tuy nhiên vì xuống quá thấp, phi cơ của anh đã bị trúng đạn phòng không và bốc cháy không kịp bay ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đại Úy Phan Công Định đã báo cáo phi cơ của Đại úy Vinh đâm xuống đất và không thấy có chiếc dù nào bay ra.
Đại Úy Trần Thế Vinh, Chim Thiêng đã bỏ trời xanh, bỏ người tình, bỏ bạn bè… Chim Thiêng đã về ngàn… Vinh đã anh dũng hy sinh đền nợ nước khi tuổi đời chưa tròn 26. Anh ra đi trong sự xúc động của cả nước, từ dân đến quân, cả trong lẫn ngoài quân chủng. Chiến tích một mình trong một tuần lễ hạ 21 chiến xa địch đã khiến anh trở nên một huyền thoại có thực của Không Lực VNCH. Ngay sau đó chân dung Đại Úy Trần Thế Vinh xuất hiện trên những tấm bích chương cổ động nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu của quân dân được trưng bày khắp mọi ngả đường trên toàn quốc. Chưa bao giờ hình ảnh và tên tuổi một phi công được nhắc đến với lòng tiếc thương yêu mến mãnh liệt như thế! Đại Úy Trần Thế Vinh sống mãi trong Quân Sử hào hùng của Không Quân VNCH và Quân Lực VNCH!
Nguồn: từ Cánh Thép”
Đọc xong, tôi ứa nước mắt rồi bảo với Thanh-Vân rằng: “Tháng 6 ngày 12 sắp tới, vào tối Chúa-Nhật. Chị và anh Thái-Nguyên (gia-đình Chân-Quê) sẽ tổ-chức “Tiệc Vinh Danh Bố Lần Thứ 5” tại Little Saigon này. Chị muốn mời gia-đình em đến dự để được vinh-danh Bố của em. Chị rất cảm-phục và ngưỡng kính ông; là một sĩ-quan Không-Quân QLVNCH đã anh-dũng hy-sinh trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 năm xưa. Chị mong em nhận lời đến tham-dự nhé!”
Thanh-Vân vui vẻ nhận lời. Tôi bước ra khỏi tiệm, khi lên xe lái về nhà tôi mới bật khóc nức nở thành tiếng.
Buổi tối đang ngủ yên. Bỗng đúng 3giờ sáng (giờ Chúa chịu nạn, chịu chết!); dựt mình thức giấc, tôi chắp tay đọc kinh “Lòng Chúa Thương Xót” và cầu-nguyện cho linh-hồn anh-hùng Trần-Thế-Vinh cùng những vong-linh các chiến-sĩ đã bỏ mình trong chiến cuộc năm xưa. Vào bàn làm việc, tôi phải ghi lại những giòng chữ này để kỷ-niệm ngày giỗ lần thứ 39 của anh. Thứ Bảy tuần này: 9, tháng 4, năm 2011.
Xin mượn những câu hát trong “Bài Vinh Thăng Cho Một Loài Chim” của cố nhạc-sĩ Trầm-Tử-Thiêng thay cho lời kết:
“Chào đón cuộc đời gian nan,
Vinh sinh ra trong thời loạn
từng khóc từng cười bao phen
lênh đênh trôi theo vận tối.
anh vẫn tin có một ngày
bao xích gông bao tù đày
Buồn thua ra đi
tên Thương trở về đây.
Đợi giữa một đời … trăm năm
anh em hơn thua … tồi tệ !
Đợi giữa một đời …trăm năm
anh em quên nhau …thật dễ !
Vinh sống non nửa đời người
hoen tuổi xanh hoen nụ cười
Nhiều khi phân vân
người hay ta là người ?
Quê hương ta đó
Anh em ta đó
Trần Thế Vinh
gian nan nhiều rồi
anh mơ mai sớm có nắng ấm.
anh mơ mai sớm có hòa bình.
anh mơ non nước …
Tình chứa chan dưới trời bình minh.
Một sớm lửa hờn dâng cao
Nung sôi quê hương mùa hạ
Giục cánh đại bàng tung mây
Lao thân trong sương bạc xóa
anh trút bom trên hận thù
anh rải mây đem mịt mù
và anh hiên ngang như chim sắp trời cao.
từng phút đợi chờ mong manh
Rưng rưng con tim đồng đội
Lệch cánh đại bàng trong mây
âm u không gian lạc lối
anh đuối tay
buông nặng nề …
Ôi kiếp chim quen bội thề …
một giây bay đi
ngàn năm quên bạn bè !
anh lên cao vút
anh lên cao vút
Trần Thế Vinh
Chim Thương về ngàn
anh bay lên cõi có ánh sáng
anh bay lên cõi không hận thù
Anh bay lên mãi
Trần Thế Vinh vĩnh biệt ngàn thu ...
Toàn dân ngùi ngùi thương đau,
khi tin chim thiêng lâm nạn.
Toàn dân ngậm ngùi thương đau,
khi tin chim thiêng về tổ.
anh vắng bay trên trời này
nhưng bóng anh sáng ngời hoài
Từ trong tim tôi muôn năm không mờ phai.
Còn thương tình người hôm qua
Xin anh cho tôi cầu nguyện
Còn xót tình người hôm qua
Xin anh cho tôi lời khấn
Đêm lúc trăng sao ngời ngời
Tôi ngước cao lên bầu trời
Gọi to lên câu Việt Nam ơi muôn đời!
Quê hương anh đó
Quê hương tôi đó
Trần Thế Vinh
Anh kêu gọi người
Sao cho mai sớm dưới nắng ấm
Anh em Nam Bắc nguôi hận thù
Tay đón tay nắm
Cùng hát vang dưới trời Việt Nam!”
Diamond Bích-Ngọc
(Viết xong lúc 6giờ sáng ngày thứ Tư 6, tháng Tư, năm 2011)
www.diamondbichngoc.com
Sự Tích Thập Bát Đại Thần Tướng, Thiên tài Quân Sự Việt Nam Thời Cận Đại (Bảng số một):
1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Phan-quang-Đông (1929-1964)
3/ Thần tướng Trương Quang Ân, Dương-thị-Thanh (1932 - 1968; 1931-1968)
4/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh (1930 - 1970)
5/ Thần tướng Lê-đức-Đạt (? - 1972)
6/ Thần tướng Trần-thế-Vinh (1946-1972)
7/ Thần tướng Nguỵ-văn-Thà (1943-1974)
8/ Thần tướng Nguyễn-xuân-Phúc (1938 - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-5864_15-2/
9/ Thần tướng Đỗ-hữu-Tùng (? - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-5876_15-2/
10/ Thần tướng Nguyễn-hữu-Thông (1937 - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-5904_15-2/
11/ Thần tướng, Thiên tài quân sự Nguyễn-văn-Hiếu (1929-1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-127/
12/ Thần tướng Nguyễn-văn-Long (1919 - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-5905_15-2/
13/ Thần tướng Phạm Văn Phú (1929 - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-85_4-893_5-10_6-2_17-22_14-2_15-2/
14/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-85_4-930_5-10_6-2_17-22_14-2_15-2/
15/ Thần tướng Trần Văn Hai (1929 - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-85_4-950_5-10_6-2_17-22_14-2_15-2/
16/ Thần tướng Lê Văn Hưng (1933 - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-85_4-951_5-10_6-2_17-22_14-2_15-2/
17/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam (1927 - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-85_4-1074_5-10_6-3_17-22_14-2_15-2/
18/ Thần tướng Hồ-ngọc-Cẩn (1938-1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-85_4-5061_5-10_6-2_17-22_14-2_15-2/
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử