lịch sử việt nam
Thần Việt Điện_Thập Bát Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Đông, Ân, Thanh, Đạt, Vinh, Thà, Phúc, Tùng, Thông, Hiếu, Long, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo; Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc biên tập, hiệu đính năm 2011; 10-2013; 01-2014; 09, 10-2014. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
Bản Lên Tiếng thứ 26_Tôn Vinh Anh-Hùng Tử-sĩ Hoàng-Sa Ngụy-văn-Thà Là Thập Nhất Đại Thần Tướng Việt Nam
hay
Những Sự Thật Cần Phải Biết (Phần Thứ 41) Tôn Vinh Anh-Hùng Tử-sĩ Hoàng-Sa Ngụy-văn-Thà Là Thập Nhất Đại Thần Tướng Việt-Nam
Chiến tranh Việt-Nam, từ 1946 đến 1975, không đơn thuần là một cuộc nội chiến Nam Bắc hay chiến tranh Quốc Cộng hoặc chiến tranh ý thức hệ. Thực chất, sâu xa hơn, đó là cuộc chiến giữa tộc Bách Việt chống lại sự xâm lăng của đế quốc Trung hoa đỏ. Đế quốc này, được sự tiếp tay đắc lực của đảng Lao-động Việt-Nam, một chi bộ địa phương của đảng Cộng sản Tầu.
Quần đảo Hoàng-sa vào năm 1974, thuộc chủ quyền của chính phủ Việt-Nam Cộng-Hòa được quốc tế công nhận. Trong tham vọng xâm lăng toàn diện nước Việt-Nam, quần đảo Hoàng-Sa là một trong những mục tiêu trước tiên mà Trung hoa đỏ cần phải tấn chiếm cho bằng được.
Tại Hoàng-Sa, ngày 19-01-1974, quân xâm lược đế quốc đỏ Trung cộng đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt của những chiến sĩ Hải Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Đây là trận hải chiến lớn nhất giữa tộc Việt và tộc Hán từ sau hải chiến trên sông Bạch Đằng xảy ra vào ngày 08-03 năm Mậu Tý (dương lịch 1288). Trong hải chiến Hoàng-Sa ngày 19-01-1974, một trong những cấp chỉ huy tài giỏi đởm lược có tinh thần chống giặc Tầu triệt để của hải quân VNCH là Hải quân Thiếu Tá Ngụy-văn-Thà đã anh dũng hy sinh trên Hộ Tống Hạm HQ10 để giữ tròn sĩ khí của một người Hạm trưởng, một sĩ quan Hải Quân Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa.
Sự hy sinh của anh-hùng Ngụy-văn-Thà xứng đáng được tôn vinh vào lịch sử, quân sử Việt-Nam.
Tương tự như trường hợp của anh-hùng Hồ-ngọc-Cẩn, anh-hùng Phan-quang-Đông, Hội Sử-Học Việt-Nam tại Liên Âu không có thẩm quyền trong việc truy phong, truy tặng ông là tướng lãnh. Tuy nhiên, với cương vị là một Hội Sử-Học về Quân Sử, Lịch Sử Việt Nam, chúng tôi xin được tôn vinh anh-hùng Ngụy-văn-Thà, anh-hùng Hoàng-Sa, Người Chiến Thắng Trên Giòng Cửu-Long là Thập Nhất Đại Thần Tướng Việt-Nam thời cận đại. Danh tánh, tiểu sử, thần tích của ông được ghi vào Thần Việt Điện 2010_Tân U Linh Việt Điện.
7/ Thần tướng Ngụy-văn-Thà (1943 - 1974)
I/ Tiểu sử: Theo Tài-liệu của Khóa 12 Song Ngư
Vùng 1 Duyên-hải: “Hoàng-Sa Trấn - Hải-Biên Phòng.”
Anh-hùng Ngụy-văn-Thà (1943-1974), Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo, HQ.10
Cấp bậc sau cùng : Hải Quân Trung tá (truy-thăng)
Số Quân : 63A/700.824
Sinh ngày 16-01-1943 tại Sài-Gòn, nguyên quán Trảng bàng Tây ninh,
Gia cảnh : Vợ và 3 con gái, hiện đang sống tại Sài-Gòn
- Vợ : Huỳnh thị Sinh cưới năm 1966
- Con gái 1 : Ngụy thi Thu Trang, sinh 1967
- Con gái 2: Ngụy thị Thu Thủy, 1969
- Con gái 3: Ngụy thị Thu Tuyết, 1973
Cả 3 con gái hiện nay đều có gia đình và có được 4 cháu ngoại
Các đơn vị phục vụ :
Sau khi ra trường thực tập trên Hạm đội 7 Hoa kỳ (LST1166 USS Wastenount County) cùng với Châu ngọc Tuấn, Lê văn Cát và Trương văn Phương. Sau đó phục vụ tại các đơn vị sau đây:
- SQ Đệ Tứ, Đệ Tam, Hạm-phó một số Chiến-Hạm Hạm-Đội.
- Chỉ-Huy-Phó Giang-Đoàn 23 XP. ở Vĩnh Long
- Hạm trưởng HQ.604,
- Hạm trưởng HQ 331
- Hạm trưởng Hộ-Tống-Hạm Nhựt-Tảo HQ.10
Hy sinh trong trận hải chiến Hoàng-Sa ngày 19-01-1974, được truy-thăng Hải Quân Trung-Tá.
Cố Trung-Tá. Thà được tưởng thưởng 13 huy chương các loại, trong đó có Hải quân huân chương và Bảo quốc Huân chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương-liễu (truy-tặng).
(Trần Đỗ Cẩm sưu tầm)
II/ Sự Tích, Thần tích:
1/ Tử Sĩ Hoàng-Sa Ngụy Văn Thà
Hải Quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà sinh ngày 16/01/1943 tại Trảng Bàng (Tây Ninh), xuất thân khóa 12 trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, cựu Hạm trưởng HQ604, HQ331.
Nhậm chức Hạm trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo (HQ.10) từ 16-09-1973. Có vợ 3 con, tuẫn tiết để được chìm theo chiến hạm ngày 19-01-1974 trong trận hải chiến đẫm máu với hải quân đế quốc Trung Cộng tại Hoàng Sa.
- 13 Huy chương đủ loại, trong số có đệ ngũ đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.
- Truy thăng Hải Quân Trung Tá.
Người chiến thắng trên giòng Cửu-Long
Tôi bước lên đài chỉ huy, Thiếu tá Hạm trưởng có khuôn mặt trẻ măng, đầu đội nón sắt, ngực đeo chiếc phao hơi màu xám đậm, tay cầm ống nhòm đang chăm chú quan sát những bụi rậm khả nghi tại 2 bên bờ sông. Phía trước chiến hạm chếch về bên trái, 3 thương thuyền chở đồ tiếp liệu đang lừng lững tiến theo 2 khinh tốc đĩnh dẫn đường.
Vị sĩ quan chỉ huy có khuôn mặt trẻ măng đó chính là Hải quân Thiếu tá Ngụy-Văn-Thà, Hạm trưởng Pháo hạm HQ.331 mà tôi đang được hân hạnh đi theo để viết một 'phóng sự sống' về đoàn convoi tiếp tế Nam-Vang.
Thấy tôi bước lên đài chỉ huy với đầu trần, Thiếu tá Thà bỏ ống nhòm xuống, hỏi:
- Nhà báo không sợ súng?
Tôi chưa kịp trả lời thì vị Hạm trưởng đã chỉ thị một nhân viên lấy nón sắt và áo phao cho tôi.
Ông tiếp:
- Khi nhiệm sở tác chiến, nón sắt và áo phao bắt buộc phải có, nếu không muốn sớm về 'chầu Phật'.
Ông vừa nói vừa mỉm cười, dáng điệu thật vui tươi trong khi đưa tay gỡ chiếc nón sắt đang đội trên đầu xuống, chiềng ra trước mặt tôi. Tôi nhìn thấy nơi kẻ cấp hiệu ở phía trước nón sắt, một vệt đạn trượt qua làm thành một đường rãnh dài, khiến cấp hiệu Thiếu tá kẻ trên nón bị khuyết đi một góc.
- Anh thấy không? nếu không có chiếc nón sắt này thì tôi đã phải về 'chầu Phật' hơi sớm.
Thiếu tá Thà tiếp:
- Đây là một 'kỷ niệm đẹp' trong đời tôi, vì thế tôi không muốn thay nón sắt mới. Viên đạn này đến 'thăm' tôi trong một chuyến hộ tống convoi cách đây hơn một tháng.
Thấy Thiếu tá Thà có vẻ 'dễ khai thác' nên tôi bắt đầu hành sự:
- Thưa Hạm trưởng, như vậy Hạm trưởng đã từng đi hộ tống nhiều đoàn convoi trên giòng Cửu-Long này?
- Chuyến này là chuyến thứ ba, hai chuyến trước ít nhiều đều có đụng độ với chúng.
- Trong các trận đụng độ, hỏa lực của địch có đáng quan ngại?
- Tất nhiên là đáng quan ngại. Tuyến phục kích thường chạy dài gần 1 cây số. Hỏa lực trung bình của địch là súng cối, đại bác không giật 57ly, B41. Tuy nhiên còn một loại vũ khí đáng quan ngại hơn cả là loại hỏa tiễn tầm nhiệt.
Thiếu tá Thà hỏi tôi:
- Anh đã từng theo tiếp tế Nam-Vang chưa nhỉ?
- Dạ chưa, đây là lần đầu.
Ông mỉm cười:
- Vậy thì phải bình tỉnh. Chắc chắn chuyến này cũng có ' lửa khói ' để anh khỏi thất vọng.
- Bình tỉnh là nghề của phóng viên chiến trường thưa Hạm trưởng.
- Tốt.
Thiếu tá Thà rời khỏi ghế ngồi và kéo tôi lại bàn hải đồ. Viên Trung úy sĩ quan đương phiên đứng né sang bên cho Hạm trưởng đứng. Thiếu tá Thà lấy thước chỉ trên hải đồ:
- Chúng ta đang ở vị trí này. Những khúc ' cua ' phía trên đây là những điểm nghi ngờ địch tổ chức tuyến phục kích. Tin tình báo cho biết địch có một Trung đoàn tập trung tại vùng này.
Ông trở lại ghế ngồi và nhìn tôi:
- Mọi chuyện đã chuẩn bị xong. Vấn đề đặt ra là mình phải ' đánh hơi ' đúng tuyến phục kích của địch để giành thế chủ động.
Tôi để ý quan sát các hoạt động trên boong chiến hạm. Vị Đại úy Hạm phó đứng trên boong mũi, trực tiếp chỉ huy khẩu hải pháo 40 ly, khẩu hải pháo 76ly do sĩ quan đệ tam làm trưởng khẩu. Các khẩu bích kích pháo 81ly và đại bác 20ly đều ở tư thế sẳn sàng tác xạ.
Tại boong chính, sĩ quan cơ khí chỉ huy các toán phòng tai và cứu thương. Tất cả đều sẳn sàng đáp ứng mọi tình thế hiểm nguy trong khi tác chiến.
Thiếu tá Thà tiếp:
- Anh thấy đó. Có ngưng bắn hòa bình gì đâu. Hiệp định ngưng bắn đã bó chân bó tay mình, trong lúc bọn giặc cướp Cộng sản vẫn lợi dụng tự tung tự tác. Chúng tôi lúc nào cũng triệt để tôn trọng hiệp định, nhưng Cộng sản đã xé rào tấn công và chúng tôi buộc lòng phải phản ứng tự vệ. Đối với những con chó cắn trộm, nếu không đập cho chúng gãy răng thì chúng sẽ còn cắn trộm dài dài...
Thiếu tá Thà dứt câu nói và hướng mắt nhìn đôi cách cò trắng bay dọc theo giòng sông phía trước mũi chiến hạm. Đôi cách cò thong dong bay tới khoảng cách chiến hạm chừng hơn một cây số thì sà xuống bụi cây um tùm phía bên hữn ngạn. Nhưng chúng vừa sà xuống thì lại vụt bay lên có điều hoảng hốt.
- Rồi! 2 máy tiến Full! tuyến phục kích của chúng ở đó
Thiếu tá Thà nhẩy phóc khỏi ghế và tiếp tục ra lệnh cho nhân viên truyền tin truyền lệnh cho các thương thuyền ép về tả ngạn, gia tăng tốc độ giang hành. Riêng 2 khinh tốc đỉnh giảm tốc độ, chờ cho pháo hạm vượt lên rồi sẳn sàng triển khai hỏa lực và ủi bãi nếu cần, để áp đảo tinh thần địch.
Con tàu rú lên và lướt nhanh về phía mục tiêu. Tất cả các họng súng đều hướng về phía hữu ngạn.
- Mục tiêu hướng 2 giờ, chuẩn bị tác xạ.
Thiếu tá Thà vừa dứt lệnh. Một tiếng nổ "ầm" bùng lên trước mũi chiến hạm chừng 10 mét, và tiếp theo là một loạt lance bomber từ trong bờ tới tấp phóng ra...
- Bắn!
Lệnh từ đài chỉ huy loan đi. Tất cả các ổ súng đồng loạt khai hỏa. Những lùm cây bị đốn ngã. Cát. bụi, khói tung lên mù mịt bên bờ hữu ngạn. Địch cố gắng dồn hỏa lực tấn công, nhưng tuyến phục kích của chúng đã rối loạn và hiệu năng tác xạ mất chính xác. Một vài tên địch quá hoảng hốt đã ' bung ' khỏi công sự thoát thân, nhưng đã bị bắn hạ trên đường tẩu thoát.
Khi chiến hạm lướt khỏi tuyến phục kích, địch còn bắn lẻ tẻ đuổi theo chiến hạm. Thiếu tá Thà lại vận chuyển chiến hạm quay lại mục tiêu ' làm cỏ ' những tên địch còn sống sót. Chiến trận xảy ra chưa đầy 20 phút, các ổ súng của địch hoàn toàn câm họng.
Kiểm điểm lại tổn thất của ta, chỉ có 2 chiến sĩ bị thương nhẹ, một số vết đạn xuyên thủng vách tàu và đài chỉ huy. Khinh tốc đĩnh và thương thuyền hoàn toàn vô sự.
Thiếu tá Hạm trưởng trở lại ghế ngồi, thở phào nhẹ nhõm và gỡ chiếc nón sắt khỏi đầu.
- Rồi! gọi phương tiện tản thương và tiếp tục giang hành. Các ổ súng duy trì tình trạng sẳn sàng chiến đấu.
Thiếu tá Thà lấy thuốc lá gắn lên môi, đánh quẹt, rít một hơi thật dài. Ông ngồi tỉnh bơ như chẳng có chuyện gì vừa xảy ra. Lát sau, ông chép miêng:
- Thật tiếc! mình không được lệnh đổ bộ để kiếm ' chút cháo '.
Ông hướng về phía tôi:
- Nhà báo thấy chưa? hỏa lực của chúng mạnh ghê gớm nhưng mất yếu tố bất ngờ nên đành rã đám.
Tôi nhìn Thiếu tá Thà với sự khâm phục hoàn toàn. Quả thực tôi không ngờ vị Thiếu tá trẻ tuổi, dáng dấp mảnh mai như một cô gái lại có thể có bản lĩnh chỉ huy lì lợm như vậy. Trong khi điều khiển chiến hạm phản công địch, ông bình tỉnh, gan dạ đến gần như liều lĩnh.
Trên đây là hình ảnh tôi ghi nhận được về Hạm trưởng Ngụy-Văn-Thà trong chuyến hộ tống đoàn convoi tiếp tế Nam-Vang trước khi ông được bổ nhiệm làm Hạm trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt-Tảo HQ.10.
Phút Vinh Quang Đi Vào Lịch Sử
Trong trận hải chiến lịch sử tại Hoàng Sa ngày 19-01-1974, tôi không được hân hạnh theo đoàn chiến hạm tham chiến đánh đuổi quân xâm lăng Trung-cộng. Điều này làm cho tôi ân hận, vì đã không được chứng kiến giây phút chiến đấu hào hùng của thủy thủ đoàn HQ.10 với chiến hạm Trung-cộng.
Tôi băn khoăn về tin HQ.10 bị mất tích trong trận hải chiến. Hộ Tống Hạm với thủy thủ đoàn gần 80 người, với Hạm phó, Hải quân Đại úy Nguyễn-Thành-Trí, sĩ quan giàu khà năng chuyên môn, kinh nghiệm chiến trường, đầy quả cảm, và trên hết là Hạm trưởng, Hải quân Thếu tá Ngụy-Văn-Thà, sĩ quan trẻ, tài giỏi, chiến đấu lì lợm, từng được mệnh danh là " Người chiến thắng trên giòng Cửu-Long" không thể nào mất tích được. Chỉ có vấn đề chiến thắng và hi sinh oanh liệt mà thôi.
Tôi nôn nóng chờ đón và cuối cùng nỗi băn khoăn của tôi đã được giải tỏa khi tôi tiếp xúc được với số nhân viên thuộc thủy thủ đoàn HQ.10 đã đào thoát lúc chiến hạm sắp chìm và lênh đênh trên biển nhiều ngày trước khi được cứu vớt.
Trong căn phòng ấm cúng của thương thuyền SKOPIONELLA quốc tịch Hòa-Lan, nhóm thủy thủ đoàn HQ.10 còn sống sót đã cho tôi biết giây phút chiến đấu hào hùng của thủy thủ đoàn HQ.10 và cái chết dũng liệt của " Người chiến thằng trên giòng Cửu-Long".
"Trong những giây phút ghìm súng chờ đợi cuộc hải chiến lịch sử, nét mặt Hạm trưởng Ngụy-Văn-Thà trở nên lầm lì, sắc lạnh. Ông luôn luôn di chuyển trên đài chỉ huy, dáng vẻ suy tư. Dường như ông đang thiết trí trong óc một trận đồ hài chiến, để có thể giành yếu tố tất thắng trước kẻ thù xâm lăng đông đảo.
Đôi lúc nét lầm lì, sắc lạnh trên khuôn mặt ông đã biến đi, để nhường chỗ cho những nét giận hờn sôi động, khi bọn Trung-cộng tỏ thái độ ngang ngược gây chiến, bằng cách vận chuyển chiến hạm của chúng đâm vào hông chiến hạm ta.
Chúng tôi biết nỗi giận hờn trong lòng ông đang được đè nén ghê gớm, để tránh gây đụng độ trong khi chưa có lệnh. Nếu không vì sợ hậu quả vi lệnh, chắc chắn ông đã cho khai hỏa để tiêu diệt ngay tàu địch, và ' làm cỏ ' bọn xâm lăng trên đảo".
Cuối cùng việc gì phải đến đã đến! Sau khi bọn Trung-cộng trên đảo tấn công toán biệt hải của ta, các chiến hạm của chúng cũng đồng loạt khai hỏa vào các chiến hạm ta. Không chậm một giây, 2 phân đội chiến hạm ta đồng loạt phản công. Trận hải chiến lịch sử xảy ra vào lúc 10 giờ 25 phút ngày 19-01-1974.
Dù trước số lượng chiến hạm đông đảo, trang bị hùng hậu của địch, 4 chiến hạm của ta gồm HQ.10, HQ.16, HQ.4, HQ.5 vẫn hiên ngang xung trận, phản công hữu hiệu và giáng lên đầu bọn xâm lăng những đòn chí tử.
Chỉ trong 5 phút đầu, tàu địch mang số 396 đã bị trúng đạn của HQ.10 bừng bừng bốc cháy. Sau đó trước sức phản công mãnh liệt của HQ.16, HQ.4, HQ.5; chiếc tàu địch mang số 271 (loại Kronstadt) bị trúng thương mất tay lái, quay vòng vòng rồi lủi vào bãi san hô để tự hủy.
Bọn Trung-cộng ỷ chiến hạm đông đã toan tính dùng hỏa lực đánh đấm chiến hạm ta, nhưng trước sức phản công mãnh liệt của các chiến hạm VNCH, các chiến hạm Trung-cộng đã trở thành những con thiêu thân lao vào ngọn lửa. Thêm một chiếc Kronstadt thứ hai mang số 274 trúng đạn, phát hỏa dử dội, và rồi một chiến hạm thứ tư cũng chịu chung số phận.
Cả vùng biển Hoàng Sa sục sôi lửa đạn, khói lên nghi ngút đen cả góc trời, trông như những ngọn hỏa sơn đang trong thời kỳ phun lửa.
Bị thất bại nặng nề trong màn đầu của trận hải chiến, bọn Trung-cộng lồng lộn lên.
Chúng tăng cường thêm nhiều chiến hạm khác để mong lật ngược thế cờ, 2 chiến hạm Trung-cộng mang số 281 và 282 vừa được tăng cường đã dồn hỏa lực vào HQ.10 để tấn công phục thù. HQ.10 bị trúng thương tại phòng máy chính, tàu bị nghiêng sang hữu hạm. Hạm phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng, một số chiến sĩ đã hy sinh, máu loang trên boong chiến hạm. Hạm trưởng và thủy thủ đoàn HQ.10 không hề nao núng. Một mặt tự cứu thương chiến hạm, mặt khác dồn hỏa lực chống trả 2 chiến hạm địch. Nhưng nhứt hổ nan địch quần hồ. Thêm một trái phá của địch bắn trúng đài chỉ huy HQ.10. Hạm trưởng Ngụy-Văn-Thà và Hạ sỉ nhứt Đinh-Hoàng-Mai bị thương trong lúc chiến hạm bị chết máy và nghiêng tới mức nguy hiểm.
Trước tình thế tuyệt vọng, Hạm trưởng ra lệnh cho nhân viên đào thoát. Đại úy Hạm phó xin ở lại nhưng không đươc Hạm trưởng chấp thuận. Sau khi Hạm phó được di chuyển xuống bè, chúng tôi lên đài chỉ huy xin di chuyển Hạm trưởng xuống theo, nhưng ông đã vẫy tay từ biệt mọi người.
Bên cạnh ông, Hạ sĩ nhứt Đinh-Hoàng-Mai thều thào xin được noi gương Hạm trưởng sống chết theo chiến hạm.
Trong vùng lủa đạn mịt mù, chúng tôi tách bè khỏi chiến hạm trong niềm xúc động nghẹn ngào, rưng rưng nước mắt....
Liệt Sĩ Hoàng Sa
Buổi tối, tại phòng làm việc trong Bộ Tư lệnh Hải Quân, người họa sĩ đang truyền hình di ảnh Hải quân Thiếu tá Ngụy-Văn-Thà để vẻ mẫu bích chương "anh hùng hải chiến Hoàng Sa".
Tôi ngồi trầm ngâm trước khuôn ảnh người quá cố. Khuôn mặt Thiếu tá Thà trẻ trung và đôn hậu quá. Mái tóc bồng chải gọn, vầng trán vuông cao, cặp mắt sáng ngời dưới đôi hàng mi xanh đậm, quai hàm vuông đầy nét cương nghị. Anh là Hạm trưởng Ngụy-Văn-Thà, người chiến thắng trên giòng Cửu-Long ngày xưa và bây giờ đã hiên ngang đi vào lịch sử.
Anh là vị chỉ huy đầy thao lược, quả cảm, đầy đức tính hi sinh và chu đáo quá. Anh luôn luôn là người đi trước, từ những việc nhỏ nhặt như đóng niên liễm cho quỹ tương trợ SQ-HQ-Khóa 12, anh cũng đã đi trước các bạn đồng khóa bằng cách đóng một lượt cho cả 3 năm 1973-1975 và 1975. Anh thương vợ, yêu con, hiếu thảo với song thân, chu toàn bổn phận với gia đình và bằng hữu.
Trên cương vị chỉ huy, anh là người quả cảm và đầy thao lược. Anh đã giữ đúng truyền thống hào hùng của quân chủng Hải quân " Hạm trưởng phải sống chết theo tàu ". Anh thực sự là anh hùng bất tử của Hoàng-Sa bất diệt. Sự hi sinh dũng liệt của anh đã làm cho mọi người kính phục, làm rạng danh cho quân chủng Hải quân và tạo hãnh diện cho giống nòi Việt Nam từ ngàn xưa chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù cường bạo.
Xin được xưng tụng anh bằng danh từ vinh dự nhất: "Ngụy-Văn-Thà liệt sĩ Hoàng-Sa".
2/ Hào Quang cho Anh Hùng Ngụy Văn Thà
Anh Thà, Ngụy Văn Thà!
Được hung tin như tóe lửa tại Hoàng Sa,
Tàu địch đắm mà tàu anh cũng đắm.
Trong bão lửa, máu biển khơi anh đỏ thắm.
Chết theo tàu, ôi hạm trưởng, ôi anh ơi.
Được tin anh như xé ruột nói không lời.
Khi tỉnh dậy mới chắc anh theo Thánh Tổ!
Em quá khổ, lụy tràn nhòe áo sổ,
Thi hài đâu để nước mắt em lau?
Thi hài đâu để con trẻ lạy lần sau?
Để nghe ngóng, anh nói gì phải trả?
Để chiêm bái, hận thù em quyết trả,
Diệt Tàu ô, Tàu cộng mới hả gan!
Rượt đuổi về như chó chạy đến Hải Nam,
Cho khiếp đảm đảo Hoàng Sa dũng cảm!
Em qủa phụ: Ngụy văn Thà; thê thảm,
Tuổi còn xanh mới được số ba mươi,
Mới cùng nhau, tay nắm chửa buông lơi,
Mới hỏi vặn, nụ ai cười trên áo trắng?
Mới cù lét, cõng con bò đi tắm,
Mới kinh nghi, nhẹ hỏi: kính thưa anh,
Sao đăm đăm, nét giận phá tan thành?
Anh không nói, bây giờ anh mới nói!
Thảo nào lúc trước khi vào một cõi,
Tráng sĩ khứ hề, bất phục hoàn!
Treo gươm đại sảnh, nét hân hoan,
Anh đi hải chiến không cần kiếm,
Bắn nát Tàu ô giữ đảo Hoàng.
Giờ đây đáy biển đảo Hoàng Sa,
Em xuống cùng anh, sống một nhà,
Thủy lộ xem chừng em biết lắm,
Em đem ba trẻ để gần cha!
Anh Thà, Anh hỡi, Ngụy văn Thà,
Tỉnh dậy em buồn nhỏ lệ sa,
Tượng đá là em, tay dắt trẻ,
Vọng phu em gọi, bớ Hoàng Sa!
Anh Thà, Anh hỡi, Ngụy Văn Thà,
Đáy biển trồi lên, trẻ gặp cha,
"Quả phụ" em quăng tròng biển Bắc
"Vọng phu" em thả, giữ Hoàng Sa!
Anh Thà, trả kiếm, hỡi anh Thà!
Biển động, tàu Mao sắp sửa ra,
Nhựt Tảo sửa chưa mau nổi lại,
Bắn tan hạm giặc đoạt Hoàng Sa!
Tân Hiệp ngày 9 tháng 2 năm 1974
Ngọc Giao Nguyễn Đình Nhạc
"Cuối hàng thế kỷ thứ hai mươi,
Chống giữ Hoàng Sa có lắm người ..."
Nén nhang cho Ngụy Văn Thà
Anh hùng chiến tướng xả mình hy sinh
Ngụy Tàu nghe khiếp uy danh
Hải quân lục chiến mình ông xông vào
Cứu nguy dân chúng đồng bào
Anh hùng họ Ngụy nhưng lòng thẳng ngay
Thật thà trung hậu tài ba
Võ văn xông xáo vào ra chiến trường
Hai tay cầm khẩu súng trường
Lưỡng đầu thọ địch lâm vòng nguy nan
Bắn chìm tàu địch biết bao
Ai ngờ địch mạnh nguy vong anh hùng
Chẳng may lâm bước đường cùng
Thuyền ta cùng địch chìm lòng biển sâu
Lỡ câu chung thủy còn đâu
Bỏ người vợ trẻ phôi phai ước thề
Giờ đây nhận lấy ê chề
Tấm bia tưởng niệm quên người hùng anh
Khuyết danh
3/ Ngụy văn Thà
Nước mắt ta rơi, rơi từng giọt
Là lệ quê hương mất, mất dần
Thật thà như một nụ hôn ngày thơ
Có nắng có mưa vội qua mừng rỡ
Sông mòn theo sóng đưa trôi cho vỡ từng mùa
Yêu nhau cho đi tràn đầy đó
Chiến tranh nghe đâu xa lạ
Nắng có cần mưa ta đưa nhau trong cơn mưa nắng
Buồn giữa niềm vui ta bên ta từ nỗi vui buồn
Chờ đến chờ đi còn hơn không ai giữa nơi trời đất
Hoàng Sa Trường Sa nghe đâu xa lạ
Em bỏ rơi ngoài khơi
Ngày tan trong bóng đêm tràn theo bọt mềm
Có người cười đùa ngạo nghễ bên ngoài rèm cuồng phong
Xuân phai mất rồi nhủ lòng còn đó
Một chút buồn thôi lạc lõng
Bắc phương khai hội mở đóa vô thường biển Đông
Có em quên vội
Sóng vỗ ra khơi tan rời đâu đó
Cuốn trôi mối tình đất nước bao la
Ngụy văn Thà
Em nhé đừng quên linh hồn mang tên
Chết trận biển Đông.
Tạ Cự
Ngoài ra xin mời tham khảo thêm
4/ Trận Hải Chiến Tại Quần Đảo Hoàng Sa
Vào đầu năm 1974, trong lúc tình hình chiến sự tại Việt Nam trở nên vô cùng sôi động với các trận đánh lớn diễn ra trên khắp bốn vùng chiến thuật, ngoài khơi Biển Đông đã xảy ra một trận hải chiến có tầm vóc lịch sử giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung Cộng. Trận hải chiến này có hậu quả vô cùng quan trọng, không những liên quan tới cục diện an ninh Việt Nam, vùng Ðông Nam Á mà cả toàn cầu…
…Tuy nhiên, trong thời đại giao thông tiến bộ vượt bực như ngày nay, mọi tranh chấp giữa các quốc gia không chỉ đơn thuần liên quan tới những phe liên hệ, mà không ít thì nhiều cũng ảnh hưởng tới nền an ninh của toàn vùng hay toàn cầu. Việc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng về quần đảo Hoàng Sa cũng không ngoại lệ. Do đó, để hiểu rõ tầm quan trọng của trận hải chiến Hoàng Sa, chúng ta cần biết rõ bối cảnh quân sự cũng như chính trị tại vùng Đông Nam Á cũng như trên thế giới lúc bấy giờ -ngưng trích-
http://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamcandai/haichienhoangsa1974.htm
do Trần-đỗ-Cẩm biên soạn
5/ Lịch-Sử Quân-Sự Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Phần Ba Từ Mật Khu Vũng Rô Đến Những Diễn Tiến Trước Khi Xảy Ra Hải Chiến Hoàng Sa và Hải Chiến Hoàng-Sa Ngày 19-01-1974
http://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamcandai/hqvnch_lich-su-quan-su-hai-quan-vnch_phan-ba.htm do Điệp-mỹ-Linh biên khảo
…Diễn tiến dẫn đến trận hải chiến
Sau những cố gắng liên lạc bằng mọi phương tiện truyền tin với các chiến hạm Trung Quốc, nhằm xác định chủ quyền và yêu cầu lực lượng Trung Quốc rút lui trong ôn hòa không thành công, lực lượng H.Q./V.N.C.H. trong vùng được lệnh đổ quân tăng cường phòng thủ các đảo mà quân của V.N.C.H. còn trấn giữ và tái chiếm các đảo vừa bị Trung Quốc chiếm đóng.
17/1/1974
11:00H: HQ16 hoàn tất đổ bộ toán 15 nhân viên cơ hữu lên tăng cường giữ đảo Vĩnh Lạc (Money).
18/1/1974
10:27H: HQ4 hoàn tất đổ bộ toán 15 nhân viên cơ hữu lên tăng cường giữ đảo Cam Tuyền (Robert).
19/1/1974
07:00H: Tái chiếm đảo Quang Hòa thất bại. HQ5 đổ bộ 22 Hải Kích lên bờ Tây Nam và HQ4 đổ bộ 27 Biệt Hải lên bờ Nam để tái chiếm đảo Quang Hoà. Lực lượng Trung Quốc trên đảo khai hỏa bắn tử thương Trung Úy Đơn và Hạ Sĩ Long.
09:30H: T.L./H.Q./V.1 D.H ra lệnh sẽ khai chiến sau khi rút 2 toán Biệt Hải và Hải Kích về chiến hạm.
10:15H: Hoàn tất rút 2 toán Biệt Hải và Hải Kích về HQ4 và HQ5. Các phân đoàn chuẩn bị tấn công tại các vị trí ấn định:
Phân Đoàn 1: Gồm HQ4 và HQ5 (Soái Hạm)
Đối đầu với 2 hộ tống hạm K271 và K274 tại phía Tây Nam đảo Quang Hòa.
Mục tiêu chính của HQ4 là chiếc K271.
Muc tiêu chính của HQ5 là chiếc K274.
Phân Đoàn 2: Gồm HQ16 và HQ10
Đối đầu với 2 hộ tống hạm loại T43 là T389 và T396 trong lòng chảo Hoàng Sa, tại phía Tây Bắc đảo Quang Hòa.
Mục tiêu chính của HQ16 là chiếc T389.
Muc tiêu chính của HQ10 là chiếc T396.
Hải Chiến Hoàng Sa
10:25H C.H.T./H.Đ.Đ.N./H.S. ra lệnh khai hỏa. HQ4, khẩu 76.2 li tại sân mũi bị trở ngại tác xạ ngay từ phút đầu tiên, còn khẩu 76.2 li sau lái chỉ có thể điều chỉnh bằng tay vì bộ phận bắn điện tự động bị hư, nên hỏa lực HQ4 bị giảm hơn một nửa.
10:35H: HQ10 báo cáo Đài Chỉ Huy bị trúng đạn, Hạm Trưởng bị thương nặng. Nhân viên vẫn chiến đấu can trường với tất cả hỏa lực.
10:40H: Sau khi bắn được khoảng mấy chục viên đạn, khẩu 76.2 li sân sau lại bị trở ngại, HQ4 được lệnh rút ra ngoài vòng chiến để sửa chữa.
10:45H: T389 bị trúng đạn bốc cháy khói mù mịt, T396 không vận chuyển được cứ quay mòng mòng một chỗ.
10:49H: HQ16 bị trúng đạn, hầm máy hữu ngập nước, tàu bị nghiêng nên rút ra khỏi vòng chiến theo đường đã vào lòng chảo.
10:54H: K274 bị trúng đạn ủi vô bờ san hô Nam đảo Quang Hòa. Đa số súng trên HQ5 bị trở ngại, hỏa lực chính vẫn hoạt động mạnh là khẩu hải pháo 40 li tả hạm.
10:55H: Tại mặt trận phía Bắc, T396 ủi vào bãi san hô phía Tây đảo Duy Mộng.
11:00H Dù cả hai chiến hạm Trung Quốc đều bị thiệt hại, có thể K271 hợp với T389 vừa rút từ phía Bắc xuống cố gắng tấn công HQ5 (xin xem chú thích số [12] và [7]). HQ5 bị trúng thêm đạn địch, nhưng phản công dữ dội khiến T389 và K271 thiệt hại nặng phải chùn lại; cùng lúc, C.H.T./H.Đ.Đ.N./H.S. nhận được tin lực lượng tăng viện Trung Quốc sắp đến [19]. Do đó, để bảo toàn các chiến hạm còn lại, C.H.T./H.Đ.Đ.N./H.S. ra lệnh cho HQ5 triệt thoái về hướng Đông Nam.
11:07H: HQ10 bất khiển dụng bị bỏ lại, vẫn nổi lềnh bềnh. Hạm Trưởng và một số nhân viên tử thương. Hạm Phó ra lệnh nhiệm sở đào thoát.
Ba chiến hạm H.Q./V.N.C.H. bắt buộc phải triệt thoái trước khi lực lượng tăng viện Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc nhập vùng (T.D.H. 281 và 282 đến nơi sớm nhất, trong khoảng 30 phút sau khi chiến hạm V.N.C.H. rút lui).
15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ16 đương trấn giữ đảo Vĩnh Lạc (Money) bị kẹt lại [20].
15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ4 đương trấn giữ đảo Cam Tuyền (Robert) bị kẹt lại.
Các đảo của V.N.C.H. chỉ còn lực lượng quân đội trú phòng bảo vệ, không còn hải pháo yểm trợ.
III/ Noi Gương Anh-Hùng Tử-Sĩ Hoàng-Sa Thập Nhất Đại Thần Tướng Việt-Nam Ngụy-văn-Thà và 74 anh-hùng tử-sĩ khác:
Anh-hùng Ngụy-văn-Thà cùng 74 anh-hùng tử-sĩ Hoàng sa tuẫn-quốc đã 40 năm. 40 năm trôi qua, nhưng tinh thần bất khuất chống giặc Trung cộng xâm lược vẫn còn rạng ngời chói sáng.
Di chí của 75 anh-hùng tử-sĩ Hoàng-Sa để lại là tích cực chống giặc Tầu xâm lược bảo vệ giang sơn và lãnh hải. Chúng ta, những người còn sống thọ ơn hy sinh này, ngoài sự tưởng-niệm sự hy sinh của những người anh-hùng nói trên, còn phải phát huy một cách tích cực hơn trong hành động chống nội xâm Việt cộng và ngoại xâm Trung cộng qua những việc làm cụ thể:
1/ Dứt khoát trục xuất Cộng sản Việt Nam ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc:
2/ Tham gia ký tên Kháng Nghị chống CSVN trong Ủy Ban Nhân Quyền LHQ:
Mời tiếp tục ký tên ở địa chỉ https://docs.google.com/forms/d/1C78yg7aMUyHOR7JWTx-ZaYKOXXObnuHeP7XFxnG6epQ/viewform
3/ Tham gia biểu tình, đối chất nhân quyền tại trụ sở LHQ ở Genève ngày 05-02-2014:
- a/ Ngày thứ tư 05.02.2014, từ 14 đến 18 giờ tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, Palais des Nations Unies Place des Nations, Genève, Thuỵ sĩ. Xin trực tiếp liên lạc với TS Nguyễn Ngọc Hùng, điện thư hungnguyen00@googlemail.com, điện thoại di động 015780276220.
- b/ Hội thảo UPR: Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ
Thời gian: Thứ ba, ngày 4 tháng 2 lúc 12:30 đến 14:30
Địa điểm: Palais Des Nations, Phòng XXV, Liên Hiệp Quốc, Genève
4/ Tích cực tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam: 26 & 27 tháng 3, 2014 với 3 mục đích (do BPSOS tổ chức):
(1) Vận động Uỷ Ban Đối Ngoại của Thượng Viện thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam (S. 1649)
(2) Vận động cả Thượng Viện lẫn Hạ Việt cài điều kiện nhân quyền vào tiến trình thương thảo Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)
(3) Tạo cơ hội cho các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ ở trong nước theo dõi và tham gia các sinh hoạt xã hội dân sự ở hải ngoại.
Ghi danh tại: http://tiny.cc/VNAD14. Hoặc Quý Vị có thể ghi danh địa chỉ email: VN2014@bpsos.org và cung cấp tên họ, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email để tiện liên lạc. Nếu gặp trở ngại, xin liên lạc cô Kim Cúc: 703-538-2190.
5/ Tham Gia Chiến Dịch Xoá Bỏ Tra Tấn Ở Việt Nam:
BPSOS kêu gọi các tổ chức người Việt ở trong và ngoài nước cùng tham gia Chiến Dịch Xoá Bỏ Tra Tấn Ở Việt Nam.
Ghi danh: https://events.r20.constantcontact.com/register/eventReg?oeidk=a07e8tb38j5f710e4cd&oseq=&c=&ch=
6/ Tích cực tố cáo tội ác của bạo quyền Việt cộng đối với dân tộc Việt-Nam, đồng thời kêu gọi Liên Hiệp Quốc thành lập Tòa án hình sự quốc tế về Việt-Nam:
Cộng-sản Việt-Nam (CSVN) từ ngày thành lập 03-02-1930 đã mang nhiều danh xưng khác nhau từ đảng Cộng sản Đông Dương, Việt Minh, đảng Lao Động Việt Nam, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH). Hiện tại là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN gọi tắt là Cộng sản Việt Nam hay CSVN). Từ người thành lập là Hồ Chí Minh đến người tổng bí thư hiện tại là Nguyễn-phú-Trọng (tháng 12-2013) đã liên tục vi phạm nhiều tội ác lớn đối với dân tộc Việt Nam và thế giới. Trong đó tội ác chiến tranh được xem là một trong những tội nghiêm trọng nhất. Do đó, nhà cầm quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một tập đoàn tội phạm đúng nghĩa nhất đối với những tội ác họ đã gây ra từ hơn 80 năm nay.
Chúng tôi thực hiện bản cáo trạng này để tố cáo tội ác của họ cũng như phản đối việc tập đoàn này được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc ngày 12-11-2013, đồng thời kêu gọi LHQ thành lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam -ngưng trích-
http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-5169_15-2/
Đây là những việc làm cụ thể, và ý nghĩa nhất về việc tưởng-niệm, vinh danh 75 anh-hùng tử-sĩ Hoàng-Sa.
IV/ Tôn Vinh 75 Anh-Hùng Tử-Sĩ Hoàng Sa chống quân Trung cộng xâm lược ngày 19-01-1974 là Danh Nhân Quân Sự Việt Nam:
Danh sách 75 Anh-hùng Tử Sĩ Hoàng-Sa Danh Nhân Quân Sự Việt Nam
HQ.10 & Tường-Trình Ủy-Khúc / Tài liệu |
|
Tên |
|
Số Quân |
|
1 Sách "LượcSử HQVNCH" |
HQ.Th/Tá |
Ngụy-Văn |
Thà |
63A/700.824 |
HT |
2 121BTL/HmĐ |
HQ.Đ/Uý |
Nguyễn-Thành |
Trí |
61A702.714 |
HP |
3 Sách "LượcSử HQVNCH" |
ThS.1/TP |
|
Châu |
|
QNT |
4 121BTL/HmĐ |
TS./GL |
Vương |
Thương |
64A700.777 |
|
5 121BTL/HmĐ |
TS./VCh |
Phan-Ngọc |
Đa |
71A703.001 |
|
6 121BTL/HmĐ |
TS./TP |
Võ-Văn |
Nam |
71A705.697 |
|
7 121BTL/HmĐ |
ThS./ĐT |
Trần-Văn |
Thọ |
71A706.845 |
|
8 121BTL/HmĐ |
TS./QK |
Nguyễn-Văn |
Tuấn |
71A700.206 |
|
9 Sách "LượcSử HQVNCH" |
TS./TP |
|
Đức |
|
|
10 157BTL/HmĐ |
HQ.Tr/Uý |
Vũ-Văn |
Bang |
66A/702.337 |
|
11 157BTL/HmĐ |
HQ.Tr/Uý |
Phạm-Văn |
Đồng |
67A/701.990 |
|
12 157BTL/HmĐ |
HQ.Tr/Uý |
Huỳnh-Duy |
Thạch |
63A/702.639 |
CKT |
13 157BTL/HmĐ |
HQ.Tr/Uý |
Ngô-Chí |
Thành |
68A/702.453 |
|
14 157BTL/HmĐ |
HQ.Tr/Uý |
Vũ-Đình |
Huân |
69A/703.058 |
|
15 157BTL/HmĐ |
THS.1/CK |
Phan-Tân |
Liêng |
56A/700.190 |
|
16 157BTL/HmĐ |
THS.1/ĐK |
Võ-Thế |
Kiệt |
61A/700.579 |
|
17 157BTL/HmĐ |
THS./VC |
Hoàng-Ngọc |
Lê |
53A/700.030 |
|
18 157BTL/HmĐ |
TRS.1/VT |
Phan-Tiến |
Chung |
66A/701.539 |
|
19 157BTL/HmĐ |
TRS./TP |
Huỳnh-Kim |
Sang |
70A/702.678 |
|
20 157BTL/HmĐ |
TRS./TX |
Lê-Anh |
Dũng |
70A/700.820 |
|
21 157BTL/HmĐ |
TRS./ĐK |
Lai-Viết |
Luận |
69A/700.599 |
|
22 157BTL/HmĐ |
TRS./VCh |
Ngô-Tấn |
Sơn |
71A/705.471 |
|
23 157BTL/HmĐ |
TRS./GL |
Ngô-Văn |
Ơn |
69A/701.695 |
|
24 157BTL/HmĐ |
TRS./TP |
Nguyễn-Thành |
Trong |
72A/700.861 |
|
25 157BTL/HmĐ |
TRS./TP |
Nguyễn-Vinh |
Xuân |
70A/703.062 |
|
26 157BTL/HmĐ |
TRS./CK |
Phạm-Văn |
Quý |
71A/703.502 |
|
27 157BTL/HmĐ |
TRS./CK |
Nguyễn-Tấn |
Sĩ |
66A/701.761 |
|
28 157BTL/HmĐ |
TRS./CK |
Trần-Văn |
Ba |
65A/700.365 |
|
29 157BTL/HmĐ |
TRS./ĐT |
Nguyễn-Quang |
Xuân |
70A/703.755 |
|
30 157BTL/HmĐ |
TRS./BT |
Trần-Văn |
Đảm |
64A/701.108 |
|
31 157BTL/HmĐ |
HS.1/VCh |
Lê-Văn |
Tây |
68A/700.434 |
|
32 157BTL/HmĐ |
HS.1/VCh |
Lương-Thanh |
Thú |
70A/700.494 |
s/c 21/8/2012 |
33 157BTL/HmĐ |
HS.1/TP |
Nguyễn-Quang |
Mén |
65A/702.384 |
|
34 157BTL/HmĐ |
HS.1/VCh |
Ngô |
Sáu |
68A/700.546 |
|
35 157BTL/HmĐ |
HS.1/CK |
Đinh-Hoàng |
Mai |
70A/700.729 |
|
36 157BTL/HmĐ |
HS.1/CK |
Trần-Văn |
Mông |
71A/703.890 |
|
37 157BTL/HmĐ |
HS.1/DV |
Trần-Văn |
Định |
69A/700.627 |
|
38 157BTL/HmĐ |
HS./VCh |
Trương-Hồng |
Đào |
71A/704.001 |
|
39 157BTL/HmĐ |
HS./VCh |
Huỳnh-Công |
Trứ |
71A/701.671 |
|
40 157BTL/HmĐ |
HS./GL |
Nguyễn-Xuân |
Cường |
71A/700.550 |
|
41 157BTL/HmĐ |
HS./GL |
Nguyễn-Văn |
Hoàng |
72A/702.678 |
|
42 157BTL/HmĐ |
HS./TP |
Phan-Văn |
Hùng |
71A/706.091 |
|
43 157BTL/HmĐ |
HS./TP |
Nguyễn-Văn |
Thân |
71A/702.606 |
|
44 157BTL/HmĐ |
HS./TP |
Nguyễn-Văn |
Lợi |
62A/700.162 |
|
45 157BTL/HmĐ |
HS./CK |
Trần-Văn |
Bảy |
68A/701.244 |
|
46 157BTL/HmĐ |
HS./CK |
Nguyễn-Văn |
Đông |
71A/703.792 |
|
47 157BTL/HmĐ |
HS./PT |
Trần-Văn |
Thêm |
61A/701.842 |
|
48 157BTL/HmĐ |
HS./CK |
Phạm-Văn |
Ba |
71A/702.200 |
|
49 157BTL/HmĐ |
HS./DK |
Nguyễn-Ngọc |
Hoà |
71A/705.756 |
|
50 157BTL/HmĐ |
HS./DK |
Trần-Văn |
Cường |
72A/701.122 |
|
51 157BTL/HmĐ |
HS./PT |
Nguyễn-Văn |
Phương |
71A/705.951 |
|
52 157BTL/HmĐ |
HS./PT |
Phan-Văn |
Thép |
70A/703.166 |
|
53 157BTL/HmĐ |
TT.1/TP |
Nguyễn-Văn |
Nghĩa |
72A/703.928 |
|
54 157BTL/HmĐ |
TT.1/TP |
Nguyễn-Văn |
Đức |
73A/701.604 |
|
55 157BTL/HmĐ |
TT.1/TP |
Thi-Văn |
Sinh |
72A/703.039 |
|
56 157BTL/HmĐ |
TT.1/TP |
Lý-Phùng |
Quí |
71A/704.165 |
|
57 157BTL/HmĐ |
TT.1/VT |
Phạm-Văn |
Thu |
70A/702.198 |
|
58 157BTL/HmĐ |
TT.1/PT |
Nguyễn-Hữu |
Phương |
73A/702.542 |
|
59 157BTL/HmĐ |
TT.1/TX |
Phạm-Văn |
Lèo |
73A/702.651 |
|
60 157BTL/HmĐ |
TT.1/CK |
Dương-Văn |
Lợi |
73A/701.643 |
|
61 157BTL/HmĐ |
TT.1/CK |
Châu-Tuỳ |
Tuấn |
73A/702.206 |
|
62 157BTL/HmĐ |
TT.1/DT |
Đinh-Văn |
Thục |
71A/704.487 |
|
63 157BTL/HmĐ |
TT /VCh |
Nguyễn-Văn |
Lai |
71A/703.668 |
|
|
|
|
|
|
|
HQ. 4 |
|
|
|
|
|
Sách "TàiLiệu HảiChiến HSa" |
HQ Th/Uý |
Nguyễn-Phúc |
Xá |
|
Tr. Khẩu 20 |
Sách "TàiLiệu HảiChiếnHSa" |
HS1/VC |
Bùi-Quốc |
Danh |
|
Xạ Thủ |
Sách "TàiLiệu HảiChiến HSa" |
Biệt-Hải |
Nguyễn-Văn |
Vượng |
Xung-phong |
Tiếp Đạn |
|
|
|
|
|
|
HQ.5 |
|
|
|
|
|
Sách "LượcSử HQVNCH" |
HQ Tr/Uý |
Nguyễn-Văn |
Đồng |
|
|
Sách "LượcSử HQVNCH" |
ThS/ĐT |
Nguyễn-Phú |
Hào |
|
|
Sách "LượcSử HQVNCH" |
TS1TP |
Vũ-Đình |
Quang |
62A700 710 |
|
|
|
|
|
|
|
HQ.16 |
|
|
|
|
|
Sách "LượcSử HQVNCH" |
TS/ĐK |
|
Xuân |
|
|
Sách "LượcSử HQVNCH" |
HS/QK |
Nguyễn-Văn |
Duyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
Người-Nhái |
|
|
|
|
|
Sách "LượcSử HQVNCH" |
Tr/Uý NN |
Lê-Văn |
Đơn |
|
Tr. Toán |
Sách "LượcSử HQVNCH" |
TS/NN |
Đinh-Khắc |
Từ |
|
|
Sách "LượcSử HQVNCH" |
HS/NN |
Đỗ-Văn |
Long |
|
|
Sách "LượcSử HQVNCH" |
NN |
Nguyễn-Văn |
Tiến |
Danh sách do Hải quân Trung Tá Vũ-hữu-San cựu hạm trưởng HQ4, Ủy Ban Hoàng-Sa, sưu tập, hiệu đính và do Hỏi Là Trả Lời phổ biến.
http://hoilatraloi.blogspot.com/2014/01/danh-sach-anh-hung-tu-si-hoang-sa-vu.html#.UsZFMLTs3-p
Liên Âu ngày 28-01-2014, Việt lịch 4893, Phật lịch 2558
Trúc-Lâm Nguyễn-việt phúc-Lộc, tổng thư ký Hội Sử-Học Việt-Nam
Sự Tích Thập Bát Đại Thần Tướng, Thiên tài Quân Sự Việt Nam Thời Cận Đại (Bảng số một):
1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Phan-quang-Đông (1929-1964)
3/ Thần tướng Trương Quang Ân, Dương-thị-Thanh (1932 - 1968; 1931-1968)
4/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh (1930 - 1970)
5/ Thần tướng Lê-đức-Đạt (? - 1972)
6/ Thần tướng Trần-thế-Vinh (1946-1972)
7/ Thần tướng Nguỵ-văn-Thà (1943-1974)
8/ Thần tướng Nguyễn-xuân-Phúc (1938 - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-5864_15-2/
9/ Thần tướng Đỗ-hữu-Tùng (? - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-5876_15-2/
10/ Thần tướng Nguyễn-hữu-Thông (1937 - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-5904_15-2/
11/ Thần tướng, Thiên tài quân sự Nguyễn-văn-Hiếu (1929-1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-127/
12/ Thần tướng Nguyễn-văn-Long (1919 - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-5905_15-2/
13/ Thần tướng Phạm Văn Phú (1929 - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-85_4-893_5-10_6-2_17-22_14-2_15-2/
14/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-85_4-930_5-10_6-2_17-22_14-2_15-2/
15/ Thần tướng Trần Văn Hai (1929 - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-85_4-950_5-10_6-2_17-22_14-2_15-2/
16/ Thần tướng Lê Văn Hưng (1933 - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-85_4-951_5-10_6-2_17-22_14-2_15-2/
17/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam (1927 - 1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-85_4-1074_5-10_6-3_17-22_14-2_15-2/
18/ Thần tướng Hồ-ngọc-Cẩn (1938-1975) http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-85_4-5061_5-10_6-2_17-22_14-2_15-2/
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử