lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Trang Trần-văn-Giang

Chân Dung Phụ Nữ Việt-Nam Qua Lịch-Sử

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18

Trần Văn Giang

...

3- Tuyên Phi Đặng Thị Huệ

Đặng Thị Huệ (chữ Hán:鄧氏蕙,? -?) là vợ chúa Trịnh Sâm thời Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Quê bà ở làng Trà Hương, huyện Phù Đổng, trấn Kinh Bắc, nay thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Bà xuất thân nghèo khổ, vốn là cô gái hái chè, sau về với chúa Trịnh Sâm, được lập làm Tuyên Phi, nhưng người đời vẫn quen gọi là “Bà Chúa Chè.”

Theo Từ điển Lịch sử nhân vật Việt Nam, thì bà là một người đã gây ra nhiều tai ác trong phủ chúa Trịnh và triều đình Hậu Lê, ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

Cuộc đời

Được sủng ái

Khi vào phủ chúa, Đặng Thị Huệ vốn chỉ là nữ tỳ. Một hôm, Tiệp dư Trần Thị Vịnh sai bà bưng một khay hoa đến trước nơi chúa Trịnh Sâm ngồi. Trịnh Sâm nhìn thấy bà rất bằng lòng, bèn ân ái với bà. Từ đó bà ngày càng được Trịnh Sâm yêu quí.

Năm Đinh Dậu (1777), Đặng Thị Huệ lại sinh hạ một người con trai, tên là Trịnh Cán (1777-1782), nên càng được chúa sủng ái, lập làm Tuyên Phi.

Trước đây, một cung nhân khác là Dương Ngọc Hoan, được vào hầu chúa Trịnh Sâm đã sinh một con trai là Trịnh Khải (tên cũ là Tông, 1763-1786).

Mưu đoạt ngôi chính

Được chúa yêu, Đặng Thị Huệ bèn hỏi con gái chúa là Công nữ Ngọc Lan cho em trai mình là Đặng Mậu Lân, vốn là người có tính hung bạo, dâm dật và càn rỡ. Nhưng chúa cũng nghe theo, khiến Sử trung hầu bị Mậu Lân chém chết trong việc bảo vệ Ngọc Lan.

Biết chúa rất sủng ái mình, Đặng Thị Huệ ngày đêm mưu tính việc giành lấy ngôi vị Thế tử cho con trai.

Đề cập đến ngôi vị vương giả này, sách Hoàng Lê nhất thống chí có đoạn:

Theo lệ cũ, người con trai nối ngôi chúa hễ đến mười hai tuổi thì phải ra ở Đông cung. Bấy giờ các quan cũng có tâu trình việc ấy; song chúa không cho, chỉ cho Thế tử (Trịnh Khải) đến ở nhà riêng của Hân quận công (Nguyễn Đĩnh). Như vậy, ngôi Đông cung vẫn bỏ trống, như có ý chờ đợi người khác.

Đến năm Thế tử mười lăm tuổi, thì con nhỏ là vương tử Cán ra đời, chúa hết sức yêu dấu đứa con nhỏ đó. Ba năm sau, Thế tử đúng mười tám tuổi, đáng được mở phủ riêng; nhưng bấy giờ các quan chẳng ai dám tâu bày, mà chúa cũng không hề nhắc tới việc ấy. Như thế là người nối ngôi vẫn chưa định, nên lòng người rất phân vân. Hễ ai thuộc về Thế tử Tông (tức Trịnh Khải) thì hùa theo Thế tử Tông, ai thuộc đảng Thị Huệ thì vào phe vương tử Cán. Trong phủ chúa dần dần sinh ra bè nọ cánh kia. Hoàng Lê nhất thống chí tập I (tr.15-16).

Kể từ đó, một mặt bà bí mật sai thuộc hạ thân tín, sớm tối thêu dệt đủ mọi chuyện xấu vu cho Trịnh Khải; mặt khác, bà liên kết với Huy Quận công Hoàng Đình Bảo để cùng mưu sự.

Phía Trịnh Tông cũng có lực lượng hậu thuẫn. Hậu quả của cuộc tranh giành quyền lực này đã gây ra hai vụ biến động lớn là Vụ án năm Canh Tý và cuộc nổi dậy của lính Tam phủ.

Thắng thế - Vụ án năm Canh Tý (1780)

Tháng 8 năm Canh Tý (1780), lúc ấy có tin đồn rằng chúa Trịnh Sâm bị bệnh rất nặng, Trịnh Khải bèn bàn mưu với gia thần là Đàm Xuân Thụ, Thế Thọ, Thẩm Thọ và Vĩnh Vũ bí mật sắm sửa vũ khí, chiêu tập dũng sĩ, để chờ thời cơ. Ngoài ra, Trịnh Khải còn ngầm liên kết với Trấn thủ Sơn Tây là Hồng lĩnh hầu Nguyễn Khản, Trấn thủ Kinh Bắc là Tuân sinh hầu Nguyễn Khắc Tuân để sẵn sàng hỗ trợ.

Việc mưu sự, bị Cấp sự trung Nguyễn Huy Bá biết được, ngầm kể với Tuyên Phi. Chớp lấy thời cơ, bà liền đem việc đó bàn với Quận Huy (tức Hoàng Đình Bảo). Quận Huy bảo Huy Bá viết bức kín, rồi ông tự ý bỏ vào tay áo, đi đến phủ chúa, đuổi hết những người chung quanh, đem thư ra trình…

Kết cuộc, phe Đặng Thị Huệ thắng thế. Theo sách Hoàng Lê nhất thống chí, thì có ba đại thần theo phe Trịnh Khải đều phải mất mạng: Khê trung hầu, Tuân sinh hầu (Nguyễn Khắc Tuân) đều uống thuốc độc tự tử, Nguyễn Quốc Tuấn (thuộc hạ của Khắc Tuân) bị án chém; còn Trịnh Khải bị quản thúc ngặt trong một ngôi nhà ba gian.

Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (gọi tắt là Cương mục) thì: Đàm Xuân Thụ bị giết, Nguyễn Lệ và Nguyễn Khắc Tuân bị tống giam vào ngục, hoạn quan Nguyễn Phương Đĩnh (hoặc Định) bị kết tội nuôi dưỡng Trịnh Khải không nên người, bị lột hết chức tước và đuổi về làng; còn Trịnh Khải bị giáng xuống làm con út và bị quản thúc trong nội phủ.

Ngay trong năm này, mặc dù Trịnh Cán chỉ mới 4 tuổi vẫn được lập làm Thế tử, và Quận Huy được cử làm A phó để phò tá.

Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất, Trịnh Cán được nối ngôi chúa, hiệu là Điện Đô Vương.

Thuận theo lời tâu của Quận Huy, vua Lê Hiển Tông cho Tuyên Phi được tham dự việc quyết đoán chính sự. Kể từ đó, liên minh Tuyên Phi – Quận Huy nắm hết mọi việc trong ngoài.

Do chúa mới là Trịnh Cán hãy còn thơ ấu, sức khỏe lại ngày càng tồi tệ; trong khi đó, liên minh trên ngày càng chuyên quyền và mối quan hệ của họ có phần không minh bạch, nên trong và ngoài triều có lắm người thầm ghét và có ý ngờ. Theo sách Hoàng Lê nhất thống chí, bởi vậy, lúc bấy giờ, có câu ca dao được truyền miệng rằng:

Trăm quan có mắt như mờ,
Để cho Huy quận vào sờ chính cung.

Gặp nạn kiêu binh

Sự kiện này xảy ra vào tháng 10 năm Nhâm Dần (năm 1782), nghĩa là đúng một tháng sau khi chúa Trịnh Sâm mất, và cũng đúng một tháng sau khi Trịnh Cán được đưa lên ngôi chúa.

Lính kiêu binh ủng hộ Trịnh Tông cùng nhau mưu đảo chính lật đổ Trịnh Cán để lập Trịnh Tông. Theo Lê quý dật sử, họ ngầm liên hệ với mẹ Trịnh Sâm xin ý chỉ, bên ngoài dựa vào sự chi viện của Phan quận công (Nguyễn Phan), và nhờ tiến triều Nguyễn Nhưng làm bài (hịch) khích lệ quân lính.

Khi quân Tam phủ nổi dậy, quận Huy ra chống cự nhưng không nổi, bị kiêu binh giết chết. Lính Tam phủ rước Trịnh Tông lên nối nghiệp chúa. Các đình thần im lặng không dám chống cự.

Hôm việc biến xảy ra, Đặng Thị Huệ khiếp sợ quá, phải thay đổi quần áo, nấp ở hậu cung. Riêng chúa Trịnh Cán, được Quận Diễm bế đi lánh nạn. Đến đêm, bà nội Trịnh Cán (bà Sét - mẹ Trịnh Sâm) sai người tìm rước cháu về. Hôm sau, Trịnh Cán bị giáng xuống làm Cung quốc công, rồi hơn tháng sau thì bị bệnh qua đời.

Bị giam và qua đời

Và quãng đời cuối của Đặng Thị Huệ, khi bà đã không còn gì sau cuộc tranh giành quyền lực, được sách Hoàng Lê nhất thống chí chép như sau:

Khi chúa nhỏ bị bỏ, Thái phi (Dương Ngọc Hoan) liền sai người bắt Tuyên phi hài tội, rồi buộc bà phải lạy tạ. Tuyên phi không chịu lạy, Thái phi bèn sai hai thị nữ đứng kèm hai bên, níu tóc Tuyên phi rập đầu xuống đất, nhưng bà vẫn nhất định không chịu lạy, mà cũng không nói nửa lời. Thái phi giận quá, đánh đập một hồi, nhỏ nước bọt vào đầu vào mặt, rồi đem giam vào nhà Hộ Tăng ở vườn sau. Tại đây, Đặng Thị Huệ bị làm tình làm tội cực kỳ khổ sở. Một bữa, bà trốn ra khỏi cửa Tuyên Vũ, chạy đến bến đò phố Khách thì bị quân lính đuổi kịp...

Sau một thời gian giam giữ ngặt, Thị Huệ được cho làm cung tần nội thị, vào Thanh Hóa hầu hạ lăng tẩm chúa Trịnh Sâm. Ở đây, bà ngày đêm gào khóc xin được chết theo chồng. Đến ngày giỗ của chúa Trịnh Sâm, Tuyên phi uống thuộc độc mà chết, được táng cách Vọng lăng (lăng Trịnh Sâm) một dặm.

Đặng Thị Huệ trong văn học nghệ thuật

Ngoài tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái, Đặng Thị Huệ còn là nhân vật trong các tác phẩm khác như: Bà Chúa Chè của Nguyễn Triệu Luật, Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site