lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Trang Trần-văn-Giang

Chân Dung Phụ Nữ Việt-Nam Qua Lịch-Sử

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18

Trần Văn Giang

...

1.3-  Bà Hồ Xuân Hương
(Bà Chúa Thơ Nôm)

Bà Chúa Thơ Nôm, đó là cái tên mà nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương (胡春香) được mệnh danh.

Bà sống vào cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19. Cả cuộc đời Bà đã để lại một kho tàng thơ khổng lồ thực sự độc đáo, giàu tính nghệ thuật mà cho đến bây giờ những bài thơ của bà vẫn chưa tìm ra được hết. Theo một số người thì thơ của Bà là thơ "vừa thanh vừa tục.” Thực sự có thể coi bà là người phụ nữ Việt Nam có tư tưởng tiến bộ đầu tiên khi đã vượt qua rào cản của những luật lệ và một số phong tục cổ hủ thời bấy giờ để đưa những tâm tư tận đáy lòng của người phụ nữ lên những vần thơ, một người phụ nữ thật đặc biệt và hiếm hoi. Như vậy, Bà Hồ Xuân Hương là người phụ nữ thuần Việt sống trong cuộc sống mà xung quanh Bà chỉ toàn những kẻ tầm thường.

Tuy nhiên, tiểu sử của Bà Hồ Xuân Hương vẫn còn nhiều chỗ gây nhiều tranh cãi. Thậm chí, các nhà nghiên cứu còn đưa ra những giả định như Bà Hồ Xuân Hương không phải là một thi sĩ có thực, những bài thơ là do nhiều người viết nên (?)

Xin trích bài viết của tác giả Đoàn Hữu Hậu viết về tiểu sử của Bà Hồ Xuân Hương:

“Trong làng thơ Nôm đã thể hiện bấy lâu những bài thơ tinh tế và sống động của một tác giả mà nhiều người vẫn gọi là: Bà Hồ Xuân Hương. Sự thật thì tiểu sử của tác giả vẫn chưa đủ căn cứ để thoả mãn chúng ta về sự hiện diện của người. Thơ nằm sờ sờ ra đấy mà tác giả là ai?”

Ta hãy nghe Dương Quảng Hàm giải bày trong Littérature Annamite:

“… Bà là con gái ông Hồ Phi Diễn, người làng Quỳnh Đôi, huyện Huỳnh Lưu, xứ Nghệ An. Nhân ông Diễn dạy học ở Hải Dương. Lấy người thiếp ở đấy sinh ra Bà…”

Có đúng vậy không? Nhiều sách viết khác nhau, nhiều giai thoại khác nhau về bà.

Thân thế của Bà không có sách nào chép rõ. Người ta chỉ xét thơ của Bà mà biết được đại khái. Phần đông người ta tin rằng tiểu sử bà như thế này: Bà ở về đời Lê mạt, Nguyễn Sơ. Cha mất sớm, mẹ cho đi học. Học giỏi, thường lấy các văn thơ thử tài các văn nhân thi sĩ thời bấy giờ. Có lẽ vì sự thách thức kén chọn ấy, nên duyên phận long đong. Sau Bà lấy lẽ một ông Thủ khoa làm quan đến Tri Phủ Vĩnh Tường (Vĩnh Yên). Nhưng được ít lâu thì ông Phủ mất (Khóc ông Phủ Vĩnh Tường) Sau vì gia cảnh nên lấy người cai Tổng, tục danh là Cóc. Không bao lâu ông Tổng cũng chết  (Khóc ông Tổng Cốc). Từ bấy giờ hình như Bà chán nản nỗi số phận hẩm hiu nên thường đi chơi các nơi thắng cảnh và ngâm vịnh thơ ca để khuây khỏa nổi buồn. Có lần hình như bà cũng muốn đi tu, nhưng một người tài tình như bà không thể giam mình chốn thâm sơn cùng cốc nên Bà lại thôi.

Trong Việt Nam văn học sử yếu có viết:

“Bà sinh vào khoảng Lê mạt cùng thời với Phạm Đình Hồ tức Chiêu Hổ (1768 – 1839)…”

Chúng ta thấy thân thế về Bà Hồ Xuân Hương vẫn còn mơ hồ. Không ai khẳng định rõ ràng, mà chỉ xét thơ văn mà viết đại khái, với những chữ nghi vấn như “có lẽ” “hình như…”  Điều nầy khiến chúng ta không thể quả quyết rằng Bà Hồ Xuân Hương có một cuộc đời như thế.

Trong Nam Thi Hợp Tuyển tác giả Nguyễn văn Ngọc viết rằng:

“ Nàng sinh vào đầu nhà Nguyễn không chắc rõ quê quán ở đâu? Có kẻ truyền tụng rằng nàng gốc tích ở Nghệ An…”

Đã không chắc rõ mà lại còn nghe theo lời truyền tụng thì làm sao tránh được những sai lạc?!

Tiếp sau là những giai thoại:

“…Nàng định kén chồng, nhân gặp khoa thi, nàng mở một ngôi hàng nước để tiếp các danh sĩ vào làm thơ, người nào “trúng tuyển” thì mới chịu kết hôn. Nhiều người làm thơ đều thất bại cả. Sau kỳ thi, người đỗ Thủ khoa, đi cùng người em trai xin được vịnh thơ nàng. Nàng ra đề là Thạch Liên Thiên. Ông Thủ khoa ngậm bút hồi lâu mới viết được bốn chữ ‘Tiên thạch nguyên lai’ rồi lại ngẫm nghĩ mãi không ra được chữ gì nữa. Nàng sai thị tỳ ra bảo: ‘Không làm được thì về sao lại cứ ngồi ngậm bút mãi?’  Ông Thủ khoa nghe nói chết cứng cả người… Nghe đâu chính ông nầy sau làm Tri Phủ Vĩnh Tường, tên gì không rõ (?!)”

Một người đàn bà, có can đảm mở ngôi hàng để kén chồng thì không phải là tay vừa. Về tài của Bà thì không thấy nói tới, chẳng lẽ bà lại làm toàn những bài “thơ tục” hiện đang truyền tụng hay sao? Còn về sắc thì cụ Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến tả trong Giai Nhân Dị Mặc như sau: “Hồ Xuân Hương mặt hơi rỗ hoa, da hơi ngâm đen, không đẹp mà có duyên thầm… có thiên tài lại giàu tình cảm…” Không hiểu cụ căn cứ vào đâu để tả thực như thế? Có điều như thế nghĩa là không đẹp? Mà xấu thì câu chuyện cụ Nguyễn văn Ngọc đã kể trên cũng thật vô lý.

Xem đó, tiểu sử tác giả, những tài liệu lờ mờ trên không đủ để minh xác sự hiện diện của một người đàn bà tên thật là Hồ Xuân Hương.

Thế nhưng, trong khi tiểu sử chưa xác định, nhiều học giả chủ quan đã vội vàng bình luận với thiên kiến của mình. Chẳng hạn như ông Nguyễn văn Hanh người đầu tiên áp dụng phương pháp bệnh lý vào việc khảo cứu văn học, khi đọc qua thuyết Tâm phân học của Freud, ông viết: “Người ta ai cũng có sẳn tình dục. Nếu để tự nhiên theo sự nảy nở của cơ thể thì không sau, nhược bằng vì một lý do nào đó mà phải kiềm chế, thì có thể xảy ra bệnh lý gọi là “ẩn ức tình dục,” khiến con bệnh sinh ra những ý nghĩ, ngôn ngữ, hành động đặc dục tình…” Rồi khi đọc những dòng tả Hồ Xuân Hương: “…. Mặt hơi rỗ hoa, da ngăm đen, không đẹp mà có duyên thầm…” thì ông vội tin ngay là người con gái kia vốn đa tình nhưng vì kém sắc nên không được chuộng đến phải ẩn ức mà phát ra cái loại thơ kinh khủng “đặc dục tình kia” (?!) Đó là giải thích về nguồn gốc, còn về công dụng thì học giả Hoa Bằng - Hoàng Thúc Trâm căn cứ vào vào lời thơ có vẻ “đàn bà” và dựa trên lập trường đấu tranh giai cấp, ông đã khoát cho thi sĩ một chiếc áo cách mệnh. Ông cho rằng thơ Bà Hồ Xuân Hương là lợi khí của phụ nữ chống chế độ phong kiến, chống nam quyền. Đàn bà chống đàn ông thống trị và áp bức. Khẩu hiệu nghe thì hay lắm. Nhưng Bà chống ở điểm nào? Chống ở chỗ Nho giáo phong kiến bắt người ta phải cưới xin hẳn hoi rồi hãy có chửa. Thật là vô lý. Cái vô lý đó bị nhân dân xỉ vả:

“Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian sự thường”


Cái sự thường đó đã thể hiện qua bài thơ:

Cả nể cho nên sự dỡ dang
Nỗi niềm chàng có biết hay chăng?
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc?
Phận liễu sao đà nảy nét ngang.
Cái tội trăm năm chàng chịu cả.
Mảnh tình một khối thiếp xin mang!
Quản bao miệng thề lời chênh lệch
Những kẻ không mà có, mới ngoan”
(Chửa hoang)

Hồ xuân Hương cách mạng, Hồ Xuân Hương cải tạo xã hội, Hồ Xuân Hương chống nam quyền bằng cách cổ động cái hành vi sinh lý lên trên đạo lý. Không biết con đường cách mạng ấy sẽ đưa nhân loại tới đâu?
___________________
Ghi Chú để đọc thêm:

Còn nhiều hoài nghi, nghi vấn về nguồn gốc những bài thơ nôm của Bà Hồ Xuân Hương…   Các học giả uyên thâm cho là các bài thơ “táo bạo” của Bà thực ra là của nhiều tác giả khác nhau…  Nhưng cho dù kết quả của những cuộc nghiên cứu có đúng hay không (cho dù Hồ Xuân Hương là một người hay nhiều người), thì Bà Hồ Xuân Hương vẫn được xem là một nữ thi sĩ kiệt xuất của đất nước; một Hồ Xuân Hương tồn tại mãi trong tất cả những người Việt Nam, không chỉ riêng phụ nữ Việt Nam.  Đọc thơ của Bà để yêu mến và trân trọng những người con gái, phụ nữ Việt Nam.

Sau đây là một số bài thơ khác của Bà Hồ Xuân Hương đáng được chú ý:

Đánh đu

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân có biết xuân chăng tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!

Con ốc nhồi

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi,
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.

Mắng Học Trò

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ,
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.

Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Lớn nhỏ mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Bà lang khóc chồng

Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì?
Thương chồng nên khóc tỉ tì ti.
Ngọt bùi, thiếp nhớ mùi cam thảo,
Cay đắng, chàng ơi, vị quế chi.
Thạch nhũ, trần bì, sao để lại,
Quy thân, liên nhục, tẩm mang đi.
Dao cầu, thiếp biết trao ai nhỉ?
Sinh kỳ, chàng ơi, tử tắc quy.

Lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!
Năm thì mười họa, nên chăng chớ,
Một tháng đôi lần, có cũng không...
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Thân này ví biết dường này nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong.


Đồng tiền hoẻn

Cũng lò cũng bể, cũng cùng than,
Mở mặt vuông tròn với thế gian.
Kém cạnh cho nên mang tiếng hoẻn,
Đủ đồng ắt cũng đóng nên quan.

Giếng nước

Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông,
Giếng ấy thanh tân, giếng lạ lùng.
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép,
Nuớc trong leo lẻo một dòng thông!
Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá giếc le te lách giữa dòng.
Giếng ấy thanh tân ai đã biết?
Đố ai dám thả nạ rồng rồng

Quả Mít

Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì, múi nó dầy
Quân tử có thương thì đóng cọc,
Xin đừng mân mó, nhựa ra taỵ

Sư bị ong châm

Nào nón tu lờ, nào mũ thâm,
Đi đâu chẳng đội để ong châm.
Đầu sư há phải gì bà cốt,
Bá ngọ con ong bé cái lầm.

Tát nước

Đang cơn nắng cực chửa mưa tè,
Rủ chị em ra tát nước khe.
Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm,
Lênh đênh một ruộng bốn bờ be.
Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa,
Nhấp nhỏm bên bờ *** vắt ve.
Mải miết làm ăn quên cả mệt,
Dang bang một lúc đã đầy phè.

Thiếu nữ ngủ ngày

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông,
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
Lược trúc chải cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào nguyên nước chửa thông.
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,
Đi thì cũng dở, ở không xong.

Cảnh Thu

Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ,
Xanh ôm cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang sơn say chấp rượu.
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.
Ơ hay, cánh cũng ưa người nhỉ,
Ai thấy, ai mà chẳng ngẩn ngơ.

Hỏi Trăng

Trải mấy thu nay vẫn hãy còn,
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn.
Hỏi con bạch thố đà bao tuổi,
Hở chị Hằng Nga đã mấy con?
Ðêm tối cớ chi soi gác tía?
Ngày xanh còn thẹn với vừng son.
Năm canh lơ lửng chờ ai đó?
Hay có tình riêng với nước non?

Cảnh chiều hôm

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa, khách buớc dồn
Kẻ chốn Chương Đài nguời lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site