lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi 

các dân tộc ở việt nam cách đặt họ tên

Bài Một Dân Tộc ÊĐê

Bài Hai Dân Tộc Chăm

Bài Ba Dân Tộc Thái

Bài Bốn Dân Tộc Mường

Bài Năm Dân Tộc Mông

Bài Sáu Dân Tộc Khơ Me

Cách Dùng Họ Và Tên Của Các Dân Tộc Việt-Nam

LỜI DẪN :

Nguyễn-Khôi vừa cho phát hành cuốn Các Dân Tộc Ở Việt Nam Cách Dùng Họ Và Đặt Tên, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội - 2006. Cách dùng họ và đặt tên của Việt nam rất độc đáo, nó mang đặc sắc văn hóa Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

Chúng tôi xin trích giới thiệu 6 bài trên 54 bài về giải mã họ và tên 54 tộc người ở Việt-nam.

BÀI THỨ NHẤT DÂN TỘC ÊĐÊ

Ê Đê có nghĩa là người sống trong rừng tre. Dân tộc Ê Đê có trên 270 nghìn người, cư trú tập trung ở Đắc Lắc, Gia Lai, Khánh Hoà và Phú Yên.

Các nhóm địa phương gồm : Rađe Đe, Kpa, Adham, Krung, Ktul, Đlie, HrueBlô, Epan, Mdhuna,Bih.

Về kinh tế đồng bào này làm nương rẫy, nhóm Bih làm ruộng nước dùng trâu giẫm đất thay cho cày cuốc, ngoài ra là chăn nuôi, săn bắn, dệt...

Tổ chức đời sống chặt chẽ. Làng gọi là " Buôn" , các địa danh gọi tên rất gợi như " Buôn chư mơ ga "9 nghĩa là làng núi lửa., Sông Đực, Sông Cái, Sông Tóc... Gia đình theo mẫu hệ, chủ nhà là phụ nữ. Con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế. đàn ông ở nhà vợ. Nếu vợ chết mà bên nhà vợ không còn ai thay thế thì người chồng phải về ở với chị em gái mình. Nếu chết, được chôn bên người thân của mẹ đẻ.

Nhà ở của người Êđê là nhà sàn và nhà sài. Trang phục màu chàm có điểm các hoa văn sặc sỡ. đàn bà mặc váy áo, đàn ông đóng khố mặc áo. Ngày xa có tục cà 6 răng cửa hàm trên. Người Êđê rất thích uống rượu cần, đặc biệt là vào các dịp lễ tết. Về tín ngưỡng , thờ nhiều thần linh. Người Êđê có kho tàng văn hoá đồ sộ to lớn như các sử thi " Khan Đam San ", cồng chiêng cũng rất nổi tiếng, đã được Unesco công nhận là văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Người Êđê có Lễ đặt tên. Khi đứa trẻ sinh ra trong vòng một tháng, gia đình sửa soạn đồ cúng để làm lễ đặt tên cho trẻ.Thầy cúng hướng dẫn gia đình chuẩn bị lễ vật. Họ quan niệm: Khi mới sinh ra, con người cha có hồn, nên lúc đặt tên là lúc nhập hồn cho đứa trẻ. Gia đình sẽ chọn rất nhiều tên trong dòng tộc của ông bà nội ngoại, tên những người tài giỏi, có uy tín được lấy để đặt tên cho đứa trẻ. Ý nghĩa việc này là mong trẻ mới sinh ra được nhập hồn của một trong những người tài giỏi của dòng họ. Muốn làm được như thế, người trong nhà khi đi mời thày cúng sẽ nói trước với thày cúng những tên dự kiến đó để thày cũng nhập tâm. Lễ vật cho lễ đặt tên thường là một con gà, một ché rượu. Lễ được tổ chức vào đêm khuya, khoảng 11-12 giờ đêm, khi cả buôn đã đi ngủ thì bắt đầu làm lễ. Ché rượu được đặt vào cột chính gian trước, lễ vật đặt phía đông. Thày cúng ngồi đối diện với ché rượu, quay mặt về phía đông để cúng.

Thầy khấn: " Ơ Yàng, hiện giờ gia đình đã dâng lên một con gà, một chén rượu để làm lễ đặt tên cho con. Mời tất cả các Yàng về uống rượu, ăn thịt, giúp đỡ cho trẻ ăn no, chóng khoẻ, không khóc. Mời các ông, các bà trong dòng tộc của gia đình : Mảng, Ma Choá , Mí Thơ, Mí Thơm, Ma Đam ... về ăn thịt, uống rượu , giúp đỡ cho trẻ lớn... ". Thày cúng khấn đến tên nào, đứa trẻ không thấy khóc lại tỏ ý thích thúc (vui) thì gia đình sẽ lấy tên đó để đặt tên cho trẻ. Khi cúng xong , cả gia đình và thày cũng sẽ ăn cơm, ăn thịt gà, uống rượu. Sau khi ăn uống xong thì toàn bộ xương, lòng, lông gà, cơm dư thừa sẽ được gói lại cẩn thận, ché rượu úp xuống, bỏ lại gian khách (tiếng ÊĐê là Gah) của gia đình đúng 3 ngày. Sở dĩ làm thế, bởi người Êđe quan niệm rằng con người khi mới sinh còn rất yếu ớt, mới được nhập hồn người chết còn rất mỏng, nên phải giữ tất cả những lễ vật đã cúng đúng 3 ngày rồi mới mang đi thả xuống suối. Khi đó hồn mới nhập hoàn toàn vào trẻ mới sinh.

Các họ của người Êđê :

Adrâng, Ayun, Ayun C, Ayun Tul H, Wing Atul, Atul Buon Yah, Buon Krong, Duot, Eban, Eban Rah Lan, Eman, Emo, Enoul, Hđok, Hrue, Hmok, Hwing, Jdrong, Ktub, Kebour, Knul, Kpa, Kpor, Ksor, Ktla, Ktul, Mjao, Mlo, Mlo Duon Du, Mlo Hut, Mlo Ksei, Nie Blo, Nie Buon Dap, Nie Buon Rit, Nie Cam, Nie Mkriek, Nie Mla, Nie Mlo, Nie Sieng, Nie Sor, Nie Sok , Nie To, Nie Trang ...

Xin có ví dụ :

. Nam : Y Ngong Nie Dam ( 4 chữ này có nghĩa là Trai-Tên-Họ - Chi họ)

. Nữ : Hlinh Mlo Duon Du ( 4 chữ này có nghĩa là Gái- Tên-Họ- Chi họ)

Người Êđê xưng hô : Khi vợ chồng có con thì gọi theo tên con. Tục này có ở nhiều dân tộc, kể cả người Kinh, ví ma Thuột có nghĩa là Bộ thằng Thuột. Chính về thế mới có tên " Buôn Ma Thuột ) tức là làng bố thằng Thuột, nên nay có thành phố Buôn Ma Thuột. Còn nếu gọi Ban mê Thuột là gọi theo tiếng Lào có nghĩa là mẹ thằng Thuột.

Như vậy dùng tên con để gọi bố mẹ. Thật là độc đáo bản sắc văn hoá Việt nam ./.

Nguyễn-Khôi @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site