lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Phụ Nữ, Xã Hội, Hạnh Phúc Gia Đình

Trang Mây Cao-Nguyên

Mây Cao-Nguyên | Nền Tảng Gia Đình (Cha Mẹ Và Con Cái)

Biên khảo: Mây-cao-Nguyên

Tháng 2, cư dân của tỉnh bang British Columbia của Canada, lại có thêm một ngày nghỉ Lễ Gia Đình, 11 tháng 2 (Family Day). Như vậy là chúng ta được hưởng ba nguồn vui liên tục: Ngày Tết Âm Lịch (Lunar New Year), Ngày Tình Nhân (Valentine’s Day), Ngày Gia Đình (Family Day). Tối ngày 10 tháng 2 năm 2013, gia đình chúng tôi vừa đón Tết, vừa họp mặt gia đình gồm những món ăn thuần tuy’ quê hương: như măng hầm giò heo, bánh chưng, bánh tét, tôm khô củ kiệu, nước cam vắt, rượu vang, trái cây đủ loại..v.v..Cuộc vui kéo dài đến 10 giờ tối, vì các cháu nhỏ phải đi ngủ sớm.Dư âm của đôi song ca (hai đứa cháu ngoại gái, một đứa 9 tuổi, một đứa 7 tuổi) qua một nhạc phẩm Việt Nam: “Người thợ săn và đàn chim nhỏ” vẫn còn văng vẳng bên tai tôi cho mãi đến ngày hôm nay.

Cái cảnh này làm tôi nhớ lại câu chuyện của cố tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower, có một lần, ông được các phóng viên hỏi ai là người vĩ đại nhất trong những người đàn ông vĩ đại mà ông được biết?. Ông đã trả lời ngay lập tức không một giây đắn đo: “Không phải đàn ông. Đó là một phụ nữ-MẸ TÔI. Bà ta ít học, nhưng kiến thức và sự khôn ngoan của bà được giáo dục trong suốt những năm dài đằng đẳng qua cuốn Thánh Kinh. Thường thường tôi ước được tham khảo y’ kiến của bà. Vào một đêm cả gia đình gồm có Mẹ, các anh em và tôi chơi đánh bài. Tôi phàn nàn, cau có vì rút phải con bài xấu. Mẹ tôi nói: “Tất cả các con để hết bài xuống. Dwight con, đây chỉ là trò chơi có tính cách gia đình nơi mà con đang được mọi người yêu thương, chiều chuộng. Nhưng, khi con ra đời con sẽ bị vùi dập trong sự đối xử tồi tệ, bạc bẽo của thế nhân, con sẽ gặp không biết bao nhiêu những kẻ xấu xa, hiểm ác chung quanh con. Cứ việc chơi xả láng đi con”.

Được tin, Tết Quy’ Tỵ vừa qua, nguồn ngoại tệ đã đổ về VN gần 10 tỷ (hay là tài phóng đại của bọn VC?). Đã gần 38 năm mất nước, tôi không dám nghĩ, chúng ta lại quay lưng trước nỗi thống khổ của dân tộc VN đang bị đọa đày, đói khổ dưới sự cai trị tàn bạo của bè lũ bán nước và chủ nghĩa thực dân kiểu mới của bọn Rợ Hán (chúng đã chiếm VN không tốn một viên đạn). Thế hệ thứ nhất đang bước dần vào tuổi lão thành. Một số không ít đã từng bị tù tội trong các trại “cải tạo”, nay đang đầu tư chút hơi tàn còn lại, bằng cách trở về VN (với đủ ly’ do) bên những cuộc vui suốt sáng với những cô gái bất hạnh. Thế hệ thứ hai, thì đang bước vào tuổi trung niên, biết rất mù mờ về những gì về chiến tranh VN và những gì đã xảy ra sau khi miền Nam sụp đổ. Thế hệ thứ ba, chúng không biết một chút xíu gì về lịch sửVN, ngay cả tiếng mẹ đẻ vẫn còn ngọng nghịu.

Dân tộc VN, đa số bây giờ, quá đói quá nghèo (đây là chủ trương của chủ nghĩa cộng sản: “to như đống rơm, không có cơm cũng ngã”): Mỗi ngày, bọn Rợ Hán đổ qua VN hàng trăm tấn thịt thối, bột làm bánh mì trộn cả phân bò, phân trâu..gia vị thì trộn bột đĩa, thực phẩm, giày, dép, áo quần…đều tẩm rất nhiều hóa chất độc hại, với sự tiếp tay của bọn gian thương Việt Nam, đã và đang tàn sát dân tộc VN không gớm tay. Bạn có biết điều đó hay không?.

Tôi xin gửi hầu bạn một thiên tiểu luận khác của học giả người Trung Đông, ông Kahlil Gibran, với tiêu đề: Lương Tri và Kiến Thức” để thay lời kêu gọi bạn hãy thương xót cho dân tộc và đất nước VN bằng cách: -Không đi du lịch về VN và Trung Cộng- Không gửi tiền bạc –Không mua bán những sản phẩm của hai xứ kể trên- Kêu gọi thân nhân tại VN rút hết tiền bạc ra khỏi các ngân hàng.

Tôi xin chuyển ngữ và trân trọng mời bạn đọc đi, đọc lại thiên tiểu luận này: “Một người đàn ông ăn mặc giống như một học giả lễ phép cuối đầu và tâu với vị Thiền Sư: “Xin Ngài hãy dạy cho chúng con biết thế nào là Lương Tri và Kiến Thức”. Ngài đã từ tốn giảng giải:

*Khi lương tri nói với ngươi, hãy lắng nghe những lời tâm sự đó, ngươi sẽ được cứu rỗi. Tận dụng hết sự bày tỏ của nó, nhà ngươi sẽ trở nên một người được vũ trang.

*Bởi vì Thượng Đế đã ban cho ngươi Lương Tri tốt hơn sự dẫn đường, mạnh bạo hơn vũ khí.

*Khi Lương Tri tâm sự trong tận cùng bản ngã, ngươi mới có sức chịu đựng để chống lại những sự ham muốn.

*Vì Lương Tri là một đặc sứ thận trọng, một kẻ dẫn đường trung tín và một vị cố vấn khôn ngoan. Lương Tri là ánh sáng ở trong bóng tối, giống như sự giận dữ là bóng tối trong vũng ánh sáng.

*Phải sáng suốt: hãy để cho Lương Tri, không là một xung lực, mà là một kẻ hướng đạo.

*Tuy nhiên phải để y’ rằng mặc dầu lương tri ở về phía của ngươi, nó sẽ trở nên vô ích nếu không có sự trợ giúp của Kiến Thức.

*Không có người chị ruột: Kiến Thức, Lương Tri chỉ là mảnh đất trống; và Kiến Thức không có Lương Tri thì cũng giống như căn nhà hoang.

*Một người trí thức không có sự phán đoán thì cũng giống như tên lính không được vũ trang khi tiến ra trận. Sự phẫn nộ của ông ta chỉ gây độc hại cho nguồn sinh khí của cộng đồng.

*Lương Tri và Kiến Thức giống như thân thể và linh hồn. Không có thân thể, linh hồn không là gì cả chỉ là một cơn gió trỗng. Không có linh hồn, thân thể chỉ là một bộ xương không có cảm giác.

*Lương tri mà không học vấn thì cũng giống như mảnh đất chưa được cày xới, hoặc giống như bộ xương thiếu chất dinh dưỡng.

*Hãy biết giá trị chân thật của ngươi, có như vậy ngươi mới không bị suy đồi. Lương Tri là ánh sáng và ngọn hải đăng của chân ly’ của ngươi.

*Thượng Đế đã ban cho ngươi kiến thức, để nhờ vào ánh sáng của nó ngươi không những thờ phượng Ngài mà còn tự nhìn thấy được sự yếu đuối và sức mạnh của mình.

*Mỗi ngày hãy truy xét lương tâm và ăn năn, hối cải lỗi lầm của ngươi, nếu ngươi không làm tròn trách vụ này coi như ngươi không thành khẩn với Kiến Thức và Lương Tri của chính ngươi.

*Quan sát thật kỹ chính mình như thể ngươi là kẻ thù của chính ngươi; bởi vì ngươi không thể học hỏi để tự chế ngự, trừ phi, ngươi trước hết học hỏi để đè nén những dục vọng và phải tuân phục tiếng gọi của lương tâm của chính ngươi.

*Nghiên cứu nghi vấn từ mọi phía, và ngươi chắc chắn khám phá được lỗi lầm từ đâu đưa đến.

*Thượng Đế không trang bị cho ngươi những điều tội lỗi, xấu xa. Các Thánh Nhân đã ban cho tất cả chúng ta Lương Tri và Kiến Thức để hướng dẫn chúng ta khỏi rơi vào hố sâu của tội lỗi và sự hũy diệt.

Lời cha dặn con: Đây là một lá thư riêng của ông Tôn Vận Tuyền, Viện Trưởng Viện Quốc Gia Hành Chánh, một chính khách nổi tiếng của Trung Hoa Dân Quốc, Đài Loan gửi cho các con của ông lúc ông còn sống, có nội dung như sau, xin gửi hầu bạn: “Các con thân mến, Viết những điều căn dặn này, cha dựa trên ba nguyên tắc như sau:

1.-Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.

2.-Cha là cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rỏ với các con những việc này đâu!.

3.-Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà cha ghi nhận được, nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.

Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời:

*Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ, trong cuộc đời này, không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quy’, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.

*Không có người nào mà không thể thay thế được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu, bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên ly’ này thì sau này trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì ly’ do gì con bị mất đi những gì trân quy’ nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu; đó cũng không phải là chuyện trời sập.

*Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!. Cho nên, nếu ta càng biết trân quy’ sinh mạng của mình càng sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.

*Trên đời này chẳng hề có sự yêu thương bất diệt. Ái tình chỉ qua là một cảm xúc nhất thời, cảm giác này, tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nếu người yêu bất diệt rời bỏ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian lần lần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm áp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi lụy vì thất tình.

*Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tất sắt. Nên nhớ kỹ điều này.

*Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại của cha sau này. Ngược lại, cha cũng không thể bảo bọc nửa quãng đời sau này của các con, lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc cha đã làm tròn thiên chức của mình. Sau này các con có đi xe buy’t công cộng hay đi ô-tô nhà, các con ăn xúp vi cá hay ăn mì gói, đều là trách nhiệm của các con.

*Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình, các con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với mình. Mình đối xử người ta thế nào, không có nghĩa là người ta sẽ đối xử lại mình như thế ấy, nếu không hiểu rõ được điều này, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.

*Trong mười mấy, hai mươi năm nay, có người tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều này chứng minh; muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian mày không có cái gì miễn phí cả.

*Sum họp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp này chúng ta sống chung với nhau được bao lâu, như thế nào, nên trân quy’ khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau (nếu có), dù ta có thương hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.

Bạn nên nhớ cho: “Gia đình là nền tảng của xã hội”. Xin mời bạn đọc một bài biên khảo khá công phu của tôi, với tất cả lòng chân thành, tôi cầu mong một ngày mai đất nước sạch bóng quân thù, chúng ta sẽ có một hế hệ trẻ đi về đóng góp và xây dựng lại quê hương Việt Nam mến yêu của chúng ta.

Tình thương giữa cha mẹ và con cái: Khác xa với thế giới loài người đầy những phiền toái, mái ấm đầu tiên khi hài nhi vẫn còn đang tắm mình ấm áp và dễ chịu trong vũng nước nhờn của bào thai mạc, nó được ru một cách êm ái, dịu dàng bằng sự cử động nhịp nhàng và được dỗ dành, an ủi bằng hơi thở và nhịp tim đập của người mẹ. Sau đó, nó được đẩy, kéo ra khỏi vùng tử cung để hợp đoàn cùng với trên sáu tỉ rưỡi người hiện diện trên cái hành tinh này. Đứa bé ngay giây phút sinh ra, nó đã có cảm giác sợ hãi chết chóc. Ngay cả sau khi ra đời, nó cũng không khác gì trước khi lọt lòng mẹ; nó không thể y’ thức những vật thể, chưa biết gì về chính mình và thế giới ngoại tại. Nó chỉ cảm giác một sự kích thích dễ chịu nồng ấm và thức ăn, nó chưa phân biệt được sự ấm áp và thức ăn phát xuất từ: người mẹ. Mẹ là sự ấm áp, là thức ăn, là sự an toàn và thỏa mãn. Thực thể ngoại tại, con người và sự vật chỉ có y’ nghĩa tùy theo diễn biến của sự thỏa mãn hay giận dữ nội tại của thân thể.

Khi đứa trẻ lớn lên và phát triển, nó trở nên có khả năng nhận thức sự vật. Sự hài lòng trong lúc cho bú, đôi vú và người mẹ là hai thực thể khác nhau. Nó học hỏi để đón nhận nhiều sự vật khác nhau, đặt tên và xử dụng chúng; nó biết lửa thì nóng và đau, thân thể của người mẹ thì ấm áp và dễ chịu, gỗ thì cứng và nặng, giấy thì nhẹ và có thể xé rách. Nó học hỏi cách đối xử với con người; mẹ mỉm cười khi tôi ăn, mẹ ẵm tôi lên khi tôi khóc; mẹ sung sướng vui mừng khi tôi chập chững. Tất cả những kinh nghiệm này kết tinh và ăn sâu vào trong tâm trí. Tôi được yêu thương. Tôi được yêu thương bởi vì tôi là con của mẹ. Tôi được yêu thương bởi vì tôi còn bé bỏng. Tôi được yêu thương bởi vì tôi xinh đẹp và bụ bẫm. Tôi được yêu thương bởi vì mẹ cần tôi. Tôi không cần phải làm gì để có tình thương của mẹ. Tình mẫu tử thì vô điều kiện.

Trước khi bạn đọc tiếp, tôi xin chuyển ngữ câu chuyện thật đã xảy ra tại Tô-Cách-Lan sau đây, để gửi hầu bạn:

Cánh cửa không khóa: Tại tỉnh lỵ Glasgow, xứ Tô-cách-Lan, một thiếu nữ, như nhiều cô gái vị-thành-niên ngày nay, đã chán ngán đời sống gia đình và những sự câu thúc, cản ngăn của các bậc làm cha mẹ. Người con gái chối bỏ lối sống đạo đức, tôn giáo của gia đình và tuyên bố: “Con không muốn tôn thờ Thượng Đế của các người. Con đầu hàng. Con đi đây!”.

Cô ta bỏ nhà ra đi, quyết định trở nên một người đàn bà của đại chúng. Trước đó không lâu, tuy nhiên, cô đã chán nãn và không thể kiếm được việc làm, vì vậy cô đành phải đứng ở góc đường để bán thân nuôi miệng. Nhiều năm trôi qua, cha cô qua đời, mẹ cô càng ngày càng trở nên già yếu, và người con gái này trở nên lún sâu vào vòng tội lỗi của một cô gái giang hồ, Qua những năm dài, hai mẹ con không có sự liên lạc với nhau. Người mẹ, nghe phong phanh cô con gái của mình đang lảng vảng một nơi nào đó, bà lặng lẽ đi lần từng khu phố để tìm con gái của bà. Bà dừng lại ở mỗi Trung Tâm Cai Nghiện, các trại Phục Hồi Nhân Phẩm, các khu dành cho những người vô-gia-cư…với một lời thỉnh cầu thật đơn giản: “Cho phép tôi dán bức hình này ở đây?”. Đó là một tấm hình chụp một người đàn bà với mái tóc bạc và một nụ cười hiền hậu và với một câu nhắn ở phía dưới bức hình: “Mẹ vẫn còn yêu thương con…xin hãy về nhà”.

Một vài tháng nữa lại trôi qua, và không có gì xảy ra. Rồi một ngày, người con gái lang thang vào Khu Tiếp Cứu để xin ăn đỡ đói. Cô ngồi thẩn thờ như một kẻ mất hồn để chờ lãnh phần, trong lúc đó đôi mắt của cô dán vào bảng Thông Cáo. Ở đó cô nhìn thấy một tấm hình và nghĩ, hình của mẹ mình đó sao?”.

Cô không thể chờ đợi để lãnh phần ăn. Cô đứng dậy chạy đến nhìn cho rõ. Đúng là hình của mẹ mình, và hàng chữ: “Mẹ vẫn còn yêu thương con…xin hãy về nhà”. Cô đứng nhìn tấm hình và khóc ròng. Không sai đâu được.

Vào lúc này trời đã về đêm, nhưng cô bị khích động mạnh qua lời nhắn này, cô bắt đầu đi bộ về nhà. Khi đến nơi trời sắp hừng sáng. Cô lo sợ rụt rè bước vào, thật sự không biết phải ăn nói thế nào. Trong khi cô gõ cửa, cánh cửa tự động mở ra. Cô nghĩ chắc có kẻ gian lẻn vào nhà ăn trộm. Cô lo cho sự an toàn của mẹ mình, cô chạy nhanh vào phòng ngủ và thấy bà vẫn còn đang ngủ. Cô đánh thức mẹ dậy và nói: “Con đây! Con đây mẹ! Con đã về nhà”.

Bà mẹ không thể nào tin vào mắt mình. Bà lau dòng lệ đang lăn dài xuống má và hai mẹ con ôm nhau khóc nghẹn ngào. Người con gái nói: “Con lo quá! Cánh cửa mở tung và con nghi có kẻ gian đột nhập vào nhà”.

Người mẹ dịu dàng đáp: “Không con ạ!. Từ ngày con bỏ nhà ra đi, cánh cửa đó mẹ không bao giờ khóa”.

Câu chuyện thứ hai: Nữ lực sĩ Cathy Rigby, một thành viên của Đội Thể Dục Thẩm Mỹ (phái nữ) của Hoa Kỳ, trong cuộc đua tranh tài tại Thế Vận Hội năm 1972 tổ chức tại Munich, và cô ta chỉ có một mục tiêu duy nhất: Đoạt Huy Chương Vàng. Cô ta đã tập dượt cần cù trong một thời gian dài.

Cô đã cầu nguyện được sức khỏe dẻo dai và kiểm soát những khuyết điểm, lỗi lầm mà cô vướn phải trong công việc tập dượt mỗi ngày. Cô đã nhất quyết không phản bội bản thân và đất nước mình trong cuộc tranh tài sắp tới.

Cô đã biểu diễn rất hay, nhưng khi chấm dứt cuộc thi và những lực sĩ thắng cuộc được xướng danh, tên của cô không có.

Cathy đã đâm ra tuyệt vọng. Sau đó, cô đến ngồi chung với phụ thân trên bục khán đài nước mắt sắp muốn trào ra. Vừa ngồi xuống, cô nghẹn ngào nói như không ra lời: “Con rất lấy làm hối tiếc. Con đã làm hết sức”.

Mẹ cô an ủi: “Con biết thế, mẹ cũng biết như thế và mẹ chắc chắn Thượng Đế cũng biết thế”. Rồi, Cathy kể lại những lời mà mẹ cô đã an ủi mà cô không bao giờ quên: “Làm hết sức mình quan trọng hơn là thắng cuộc”.

Không thành công cũng thành nhân, phải không bạn?.

Mời bạn đọc tiếp: Tình mẫu tử là tối đại phúc, một ân phước. Một bông hồng cho những ai vẫn còn tình thương của mẹ.

Đối với đa số những trẻ em từ tám đến mười tuổi chúng chưa biết yêu thương, chỉ đáp ứng một cách biết ơn, một cách vui vẻ khi được nuông chiều. Đứa bé đáp lại tình yêu thương đối với cha mẹ bằng chính hành động của nó. Lần đầu tiên đứa bé nghĩ cách phải tạo ra cái gì đó cho mẹ (hoặc cho cha) như một bài thơ, một bức họa..v.v…Cũng lần đầu trong đời sống của đứa trẻ y’ tưởng của tình yêu được biến từ hành động đang được yêu sang yêu thương (đó là loại tình yêu sáng tạo). Người khác không còn là một phương tiện chính yếu cho sự thỏa mãn của tất cả những nhu cầu của nó. Những nhu cầu của người khác cũng quan trọng như những nhu cầu của chính nó. Cung hiến trở nên thỏa lòng, vui vẻ hơn là đón nhận. Yêu thương quan trọng hơn là được yêu thương. Bằng yêu thương, nó thoát khỏi ngục tù cô đơn và cô lập đã từng được kết hợp bởi sự tự tôn và ỷ lại. Nó cảm thấy một cảm giác hợp đoàn mới mẻ, một cảm giác chia sẻ. Hơn thế nữa, nó cảm thấy tạo ra tình yêu bằng sự yêu thương.

Liên hệ một cách mật thiết cho sự phát triển khả năng yêu thương là sự phát triển đối tượng của tình yêu. Những năm tháng đầu tiên của đứa bé là thời gian nó gắn bó gần gũi nhất với người mẹ. Sự gắn bó này bắt đầu trước ngày nó được sinh ra, khi người mẹ và đứa con vẫn còn là một, mặc dầu họ là hai người. Sau khi lọt lòng, đứa bé vẫn còn hoàn toàn tùy thuộc vào người mẹ. Nhưng mỗi ngày nó trở nên độc lập với người mẹ: nó học đi, học nói chuyện, học khám phá thế giới của chính nó; sự liên hệ đối với người mẹ mất dần, và thay vào đó sự liên hệ với người cha càng ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Để hiểu sự chuyển biến từ người mẹ sang người cha, chúng ta phải xét sự khác biệt giữa tình mẫu tử và tình phụ tử. Tình mẫu tử thì có tính cách vô-điều-kiện. Người mẹ yêu thương đứa bé hài nhi bởi vì nó là con của bà. Tình thương vô điều kiện phù hợp với một trong những kỳ vọng sâu xa nhất. Không những đối với đứa bé, mà còn đối với mọi người. Nói một cách khác, được yêu thương bởi vì đó là công trạng, người đó đáng được hưởng do cách đối xử của họ, nhưng luôn luôn để lại sự nghi ngờ; có thể tôi đã không làm hài lòng người mà tôi muốn họ thương yêu tôi, có thể vì ly’ do này hoặc ly’ do kia-luôn luôn sợ hãi tình thương sẽ biến mất. Nói rộng hơn, tình thương “đáng được hưởng” dễ dàng để lại một cảm giác cay đắng rằng người ta không thương mình, người ta chỉ yêu thương mình khi mình làm hài lòng họ như vậy mình không được người khác yêu thương gì cả mà chỉ xử dụng mình thôi. Chẳng còn ngạc nhiên tất cả chúng ta đều bám víu lâu dài vào tình mẫu tử, lúc ấu thơ và ngay cả khi trưởng thành. Đa số trẻ thơ may mắn nhận được tình mẫu tử. Lúc trưởng thành cũng cùng một sự khát khao đó nhưng rất khó khăn thực hiện một cách mỹ mãn.

Sự liên hệ với người cha thì hoàn toàn khác. Mẹ là mái ấm, là quê hương, thiên nhiên, đất đai, đại dương. Người cha không tiêu biểu cho ngôi nhà thiên nhiên như vậy. Ông rất ít liên hệ với đứa con vào những năm đầu trong cuộc sống của nó, và sự quan trọng của người cha trong khoảng thời gian đầu tiên này không thể nào so sánh với sự quan trọng của người mẹ. Nhưng trong khi người cha không tiêu biểu cho thế giới thiên nhiên, ông tiêu biểu ở lãnh vực khác: thế giới của tư tưởng, của vật nhân tạo, của luật lệ và trật tự, kỷ luật, du lịch và mạo hiểm. Cha là người dạy dỗ con cái, mở rộng cho con hướng đi vững vàng để bước vào đời.

Khi một bất-động-sản tư hữu muốn để lại cho một trong những đứa con, người cha bắt đầu tìm kiếm trong đám con một đứa mà ông có thể để bất-động-sản lại cho nó. Dĩ nhiên đó là người con mà ông thấy thích đáng nhất để trở thành kẻ thừa kế ông, đứa con gần giống như ông mà ông cưng nhất. Tình phụ tử là một loại tình thương có điều kiện. Nguyên tắc như thế này: “Cha thương con vì con đáp ứng mọi kỳ vọng, con làm đúng trách nhiệm và con cũng giống như cha”. Trong tình phụ tử có đặt điều kiện chúng ta tìm thấy sự vâng lời trở nên một đức tính chính yếu, sự bất vâng lời là một tội lỗi chính. Và hình phạt dành cho người con bất hiếu là bị rút đi tình phụ tử. Bởi vì tình phụ tử được đặt điều kiện, tôi có thể thi hành những điều dạy dỗ đúng theo ước muốn của người để có được tình phụ tử; tình thương của người không ngoài sự kiểm soát của tôi như tình mẫu tử.

Thái độ của người mẹ và của người cha đối với đứa con phù hợp với những nhu cầu thiết yếu của chính nó. Đứa bé cần tình mẫu tử vô-điều-kiện và sự chăm sóc của người mẹ trên hai lãnh vực thể xác và tâm ly’. Đứa bé, từ sáu tuổi trở đi, bắt đầu cần tình phụ tử, uy quyền và sự hướng dẫn của ông. Người mẹ có nghĩa vụ nuôi nấng, để tạo sự ổn định trong đời sống, người cha có nghĩa vụ dạy dỗ, hướng dẫn đứa bé để đương đầu với những vấn đề phức tạp trước mắt ngay trong xã hội mà nó được sinh ra. Tình thương của người mẹ đừng quá nuông chiều con cái.

Người mẹ phải có niềm tin trong cuộc sống, vì vậy đừng lo lắng thái quá, sự lo lắng sẽ ảnh hưởng một cách sâu đậm vào đời sống tâm ly’ của đứa trẻ. Con cái chỉ là những vị khách danh dự ngắn hạng trong gia đình, khi trưởng thành chúng sẽ tự lập và xa lìa cha mẹ. Tình phụ tử phải được hướng dẫn bằng những nguyên tắc và ước vọng; phải kiên nhẫn và chịu đựng, hơn là đe dọa và độc tài. Có như vậy mới tạo cho đứa trẻ đang trên đà khôn lớn tài năng và uy quyền cho chính nó để làm hành trang chống chọi với cuộc đời sau này.

Hẳn nhiên, một con người từng trải đạt được hai yếu tố: vừa là người cha và vừa là người mẹ cho chính hắn. Hắn có được lương tâm của người mẹ lẫn lương tâm của người cha. Lương tâm của người mẹ nói rằng: “Không có hành động sai quấy, không có một tội phạm nào làm mất đi tình mẹ thương con, cướp đoạt niềm ao ước dành cho đời sống và hạnh phúc của con”. Lương tâm của người cha nói rằng: “Mày đã hành động sai quấy, mày không thể nào tránh khỏi những hậu quả, và tốt hơn hết mày phải thay đổi cách sống. Nếu tao như mày”. Một người đã trưởng thành đứng độc lập với hình ảnh của hai đấng phụ mẫu và tự tạo lấy hình ảnh đó trong lòng. Tương phản với hình ảnh siêu-bản-ngã của bác sĩ Freud, những hình ảnh nội tại được tạo dựng không phải bằng cách kết hợp giữa cha và mẹ, nhưng bằng cách tạo dựng lương tâm của người mẹ trên khả năng của chính nó dành cho tình yêu và lương tâm của người cha trên sự ly’ luận và phán đoán.. Nói rộng hơn, con người trưởng thành yêu thích cả hai lương tâm của người cha lẫn người mẹ, mặc dầu cả hai loại lương tâm này có vẻ đối nghịch với nhau. Nếu nó chỉ giữ lương tâm của người cha, nó sẽ trở nên hà khắc và tàn bạo. Nếu nó chỉ giữ lương tâm của người mẹ, nó sẽ mất đi óc phán đoán và tự ngăn trở mình và những người khác trong sự phát triển.

Nguyên do căn bản gây ra sự bấn loạn tâm thần cho đứa trẻ là vì nó có một người mẹ quá nuông chiều con, nhưng lại quá nhu nhược hoặc luôn luôn tìm cách khống chế con cái, và một người cha yếu mềm và thờ ơ. Trong trường hợp này đứa con càng gắn bó với hình ảnh của người mẹ, cảm thấy bất lực, luôn luôn muốn được nuông chiều, bảo vệ và chăm sóc và thiếu đi đức tính của người cha- Sự kỷ luật, độc lập và khả năng làm chủ chính cuộc đời của nó. Nó có thể cố đi tìm những “người mẹ” ở mọi người, đôi khi ở đàn bà và đôi khi ở đàn ông đang có quyền lực. Nói một cách khác, nếu người mẹ lạnh lùng, thờ ơ, hoặc là nó sẽ chuyển hướng tình cảm sang người cha và những hình ảnh tương tự như vậy-Kết quả cuối cùng cũng giống như trường hợp trên- Hoặc là nó sẽ phát triển thành một con người cứng rắn như cha nó, một người chỉ biết dựa theo những nguyên tắc luật lệ, trật tự và uy quyền và thiếu đi khả năng để ước mong hoặc đón nhận một tình yêu và điều kiện. Sự phát triển này sẽ mỗi ngày mỗi gia tăng xa hơn nếu người cha là một người độc tài và cùng lúc có một sự gắn bó mạnh mẽ với đứa con. Sự khảo sát rộng rãi hơn về đứa trẻ khi khôn lớn không phát triển theo khuynh hướng của cha hoặc mẹ mà chỉ ảnh hưởng vào những người ngoại cuộc sẽ tạo ra những loại triệu chứng thần kinh bấn loạn, một loại phát triển nhiều trên căn bản gắn bó với người cha, những loại khác như bệnh cuồng trí, rượu chè, không có khả năng tự quyết và đáp ứng với cuộc đời một cách thực tế, và sầu não, kết quả phát xuất trọng tâm ở người mẹ.

Như tôi đã nói sơ qua về bản chất của tình mẫu tử là một loại tình thương vô-điều-kiện về đời sống và nhu cầu của đứa bé. Sự hy sinh vô bờ bến và tình thương bao la như trời biển của người mẹ dành cho đứa con có hai phương diện. Thứ nhất là sự chăm sóc và trách nhiệm tuyệt đối cần thiết dành cho đời sống và sự khôn lớn của đứa bé. Thứ hai, có tính cách sâu xa hơn, đó là thái độ của người mẹ ăn sâu vào tâm thức của đứa bé, cấy vào nó một tình yêu thương để sinh tồn, tạo cho nó một cảm giác: Cuộc đời thật đáng sống. Vùng đất hứa (đất đai luôn luôn là dấu hiệu của người mẹ) được diễn tả như “dòng sữa mật đang luân lưu”. Sữa là dấu hiệu viễn tượng đầu tiên của tình yêu. Mật tiêu biểu cho sự ngọt ngào của cuộc đời, tình thương và niềm hạnh phúc được sinh tồn. Đa số các bà mẹ có khả năng ban phát “sữa” nhưng chỉ có một thiểu số ban phát “mật”. Để có thể cho mật, người mẹ không những là một người mẹ tốt, mà còn phải là một người mẹ sung sướng, hạnh phúc- và mục tiêu này đa số không thực hiện được. Tình thương của người mẹ dành cho cuộc đời cũng ăn sâu như nỗi lo âu của bà. Cả hai thái độ này đều có một sự ảnh hưởng sâu đậm trên cá tính của đứa con. Thật vậy, người ta có thể phân biệt rất rõ trong đám trẻ con- và ngay cả người lớn- người nào chỉ nhận “sữa” và người nào nhận “sữa và mật”.

Tương phản với tình huynh đệ và tình yêu giữa trai gái loại tình yêu giữa những người bình đẳng với nhau, sự liên hệ giữa mẹ con, xét theo tận cùng bản chất, là một loại tình yêu bất bình đẳng, một bên thì cần tất cả mọi sự giúp đỡ, một bên thì ban phát vô-điều-kiện. Vì đặc điểm vị tha, khoan dung này, tình mẫu tử được xem như một loại tình yêu cao cả nhất, một sự liên hệ tình cảm thiêng liêng và thánh thiện nhất. Tuy nhiên, không những tình mẫu tử chỉ dành cho đứa bé lúc còn măng sữa mà còn dành cho nó lúc đang khôn lớn. Thực sự, đa số các bà mẹ thương con chừng nào  chúng bé bỏng và ngay cả khi chúng khôn lớn còn cần sự giúp đỡ của họ. Họ chăm sóc và ao ước được thấy con mình khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ yên, chóng lớn kể từ khi chúng vừa mới lọt lòng mẹ. Họ không mong được con cái ơn đền nghĩa trả hoặc đón nhận một chút lợi lộc nào trong sự “đầu tư tình thương” này ở đứa con, chỉ cần nhìn thấy nụ cười thỏa mãn trên khuôn mặt hồng hào của đứa con là đủ để đem lại hạnh phúc cho họ rồi.

Người mẹ đã mang nặng đẻ đau, thức khuya dậy sớm không quản công lao nhọc nhằn, dạy dỗ để nuôi cho đứa con trưởng thành. Để rồi một ngày kia như con chim đủ lông đủ cánh xa lìa tổ ấm để tự lập bay nhảy trong cõi trời đất mênh mông. Chúng ta thấy ở đây một sự khác biệt căn bản trong tình yêu giữa đôi lứa: hai người xa lạ trở nên Một. Trong tình mẫu tử, hai người là một sau đó chia lìa. Người mẹ không những độ lượng, mà còn ao ước và hổ trợ cho sự chia lìa đó. Tình mẫu tử trở nên một trách vụ khó khăn, đòi hỏi lòng vị tha, khả năng cung ứng mọi thứ và không mong muốn gì hơn ngoại trừ được thấy niềm hạnh phúc của con mình.

Người mẹ hiền thật sự phải là người suốt đời hy sinh, ban phát tình thương cho con từ khi chúng còn tấm bé và ngay cả khi chúng trưởng thành. Đây là một hình thức khó khăn nhất của tình thương mà con người muốn thực hiện. Muốn trở nên một người mẹ hiền yêu thương và hy sinh cho con cái, thật sự, bà phải có khả năng để yêu, bà phải biết yêu chồng, yêu thương những đứa trẻ khác và yêu thương tất cả con người. Nếu người đàn bà không có khả năng theo y’ hướng đó thì không thể đó là người mẹ hiền được.

Như trên, tôi đã thưa với bạn tình thương và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Tôi xin lặp lại: “Con cái không phải là những bất-động-sản để bạn làm chủ và cai quản, nhưng đó là những món quà để bạn vui hưởng và chăm sóc. Con cái là những vị khách quí trọng nhất, chúng bước vào nhà và đòi hỏi được sự chú y’ đặc biệt, tạm trú với chúng ta một thời gian ngắn và rồi chúng sẽ ra đi theo con đường của chúng”.

Sau đây tôi xin đề nghị với bạn một vài y’ kiến thô thiển để bạn áp dụng (nếu thấy đúng và thích hợp):

1.- Con người khi bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời đều cảm thấy bỡ ngỡ, chỉ học hỏi phương cách đối phó qua kinh nghiệm. Nếu đứa bé thấy nó có thể tránh né hậu quả của những hành động tồi tệ do nó gây ra bằng cách nói dối, nó sẽ trở nên một kẻ nói dối. Cha mẹ phải chịu trách nhiệm về những thói quen đã áp dụng kỷ luật quá nghiêm khắc đối với con cái khi chúng lầm lỗi. Bởi vậy, chúng không bao giờ dám nói sự thật. Một số phụ huynh thường hay nói dối đối với con cái thì làm sao dạy con thành thực cho được?. “Vợ thầy Tăng Tử đi chợ. Con khóc, đòi đi theo. Mẹ bảo: “Con ở nhà rồi mẹ về, mẹ làm thịt lợn cho con ăn”. Lúc vợ về, thầy Tăng Tử đi bắt lợn làm thịt. Vợ nói: “Tôi nói đùa nó đấy mà!”. Thầy Tăng Tử bảo: “Nói đùa là thế nào? Đừng khinh trẻ thơ là không biết gì. Cha mẹ làm gì, nó thường hay bắt chước. Nay mình nói dối nó, chẳng là mình dạy nó nói dối ư?”.

Tăng Tử nói xong, làm thịt lợn cho con ăn thật.

Khi khen con giỏi hay hư hỏng cũng phải có những hành động và sự cắt nghĩa rõ ràng như thế nào, vì con nít chỉ học hỏi bằng kinh nghiệm cá thể và thực tế. Cha mẹ thường bất đồng với nhau về việc giáo dục con cái. Ông cha càng nghiêm khắc chừng nào, bà mẹ càng tỏ ra bênh vực con. Cho nên chúng bị “tẩu hỏa, nhập ma”, bối rối không biết đường nào mà chống đỡ.

Các bậc phụ huynh nên hội y’ với nhau trong vấn đề dạy con. Ca dao của chúng ta có câu: “Thương cho roi, cho vọt, Ghét cho ngọt , cho ngào”. Đánh đòn con cái ở xứ này sẽ phạm vào luật pháp, không nên áp dụng.

2.-Hãy để cho con bạn tập cố gắng: nguyên tắc này đặc biệt áp dụng cho các trẻ con vừa mới chập chững biết đi. Khi con bạn đánh rớt một món đồ chơi, đừng chạy nhặt và đưa cho nó. Nó không biết ơn bạn đâu, nhiều đứa còn la khóc nữa là khác, vì bạn hơi “hỗn” đối với nó, bạn đã giành giựt mất sự thỏa mãn lớn lao trước sự thử thách.

3.-Đừng dùng áp lực: Nếu bạn thích dạy cho con cái biết cách xử dụng đồ nghề, như kiềm, búa, cưa tay…bạn nên có sẵn những dụng cụ đó (loại đồ chơi bằng nhựa). Quan trọng hơn hết, hãy để cho con nhìn thấy cách thức bạn xử dụng chúng. Khi con bạn thấy thích thú, hãy để cho nó giúp bạn xử dụng. Kể cả vấn đề đọc sách, đừng nên ép buộc, la rày, quở mắng. Giữ những loại sách thích hợp dành cho trẻ em một nơi thuận tiện dễ dàng đập vào mắt nó. Đọc cho nó nghe và để cho nó đọc cho bạn nghe. Trong những trường hợp như vậy, thỉnh thoảng bạn đưa ra những y’ kiến để góp y’, cắt nghĩa về sự thích thú và lợi ích trong việc đọc sách hoặc biết cách xử dụng đồ nghề.

4.-Tâm hồn của đứa trẻ trắng trong như một tờ giấy trắng, hành động của cha mẹ như những giọt mực. Vì vậy, trước mặt con cái không nên chửi thề hoặc dùng những danh từ có vẻ “dao to, búa lớn”. Dù cho vợ chồng có giận dữ với nhau đến tột độ, muốn dùng băng keo dán vào mồm nhau cho bỏ ghét, cũng đừng nên biểu lộ thái độ đó khi có con hiện diện. Nếu bạn muốn có những đứa con ngoan, hiền, điềm đạm thì bạn hãy tự mình sửa đổi.

5.-Nếu bạn là người đã có cơ may dùng đến những món bún bò Huế, mì Quảng, cháo lòng, hủ tiếu, bánh xèo..v..v..do nhà tôi thiết đãi (xin nói nhỏ với bạn đó là những món gia truyền “sống để bụng, chết mang theo”) là vì, lúc mới lên hai, lên ba, nhà tôi đã được sự chỉ dạy của hai đấng song thân cách thức làm bếp, nấu ăn, rửa chén, rửa bát thi….đến khi lấy chồng, chồng chỉ biết dạy những chuyện tầm bậy, tầm bạ. Nói tóm lại, lãnh vực nào nhà tôi cũng giỏi cả, tôi chỉ cần ngồi rung đùi để thụ hưởng của Trời ba. Bạn thấy mừng cho tôi hay không?. Người vợ hoặc chồng lớn lên biết y’ thức trách nhiệm trong nhà, trong cửa là nhờ lúc nhỏ được cha mẹ dạy dỗ cho những công việc tiểu tiết. Bạn có thể biến nó thành một trò chơi để xem bé Ly phụ với mẹ lau được bao nhiêu cái tô, bóc bao nhiêu củ tỏi…v..v…Khen, thưởng, khuyến khích, động viên tinh thần đó là những yếu tố rất quan trọng đối với những trẻ nít trong thời kỳ phát triển. Tuyệt đối không nên thờ ơ, lãnh đạm đối với con cái. 

6.-Nếu con bạn biếng ăn, đừng bắt ép. Nhiều đứa nhỏ biếng ăn, đừng dọa nạt, bắt ép, la rày, quở mắng. Cho nó ăn ít ít, đừng ép nó phải ăn nguyên chén. Thực phẩm cho trẻ em ở đây rất dồi dào, đầy đủ chất dinh dưỡng.

7.-Vệ sinh cá nhân: Bạn nên tập cho con thói quen đánh răng trước và sau khi ngủ dậy. Tắm rửa, bơi lội…tạo cho chúng sự thích thú trong vấn đề vệ sinh. Sắm cho chúng những bộ đồ ngủ mà chúng ưa thích.

8.-Trẻ con rất dễ bị ám thị: Đừng bao giờ nói với con rằng mày “lười biếng”, “xấu xa”, “tồi tệ”, “vụng về”, hoặc “ngu dốt” hay những điều bất nhẫn khác. Con cái sẽ bị ám ảnh suốt đời qua những thái độ đay nghiến của cha mẹ gán cho chúng.

9.-Tạo cho con sự thích thú về tinh thần: Bạn đã từng chứng kiến những môn thể thao như Hockey, baseball..v.v..với những đội cầu thủ tí hon rất là dễ thương hoặc những buổi cắm trại ngoài trời gồm có cha, mẹ, con cái ở những vùng bờ hồ xinh đẹp. Thiên nhiên và không khí trong lành sẽ tạo cho con trẻ một tinh thần sảng khoái, lành mạnh hơn là đem con bạn đến những buổi tiệc tùng ăn nhậu, chửi thề, đầy khói thuốc lá…phải không? Vẻ đẹp của thiên nhiên với những tiếng chim hót líu lo trên cành, tiếng suối chảy róc rách sẽ cho con cái của bạn một cảm giác cuộc đời thật thích thú và đầy thách đố. Chúng sẽ gặt hái được những kinh nghiệm mới mẽ trước sự hùng vỹ của trời đất bao la.

Vai trò và trách nhiệm của những bậc làm cha mẹ thì rất khó khăn và rất quan trọng hơn bất cứ việc gì trên quả đất này, chúng ta không thể tránh né được: tạo cho chúng có một tuổi thơ sung sướng, hạnh phúc bằng tình thương dịu dàng, nồng ấm, kỷ luật phải nghiêm minh, khuyên lơn, khuyến khích, giải thích tường tận đúng thời điểm, và cha mẹ phải luôn luôn là tấm gương sáng để chúng noi theo. Chăm sóc con cái, như bạn trồng một vườn hoa hoặc rau cải, nếu không biết tưới nước, bón phân, nhổ cỏ, cắt tỉa….thì chẳng bao lâu bạn sẽ thấy cả một rừng cỏ dại. Nhưng đẻ con phải dạy, dạy dỗ con cái là việc rất cần. Nếu đẻ con chẳng dạy, để vậy mà nuôi, rồi cứ trách con dở, giận con hư, đó là lỗi nặng của những bậc làm cha mẹ vậy. Bao nhiêu bực dọc đều đổ vào đầu người vợ: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” một cách rất là bất công, như câu chuyện “ghét con không giống mình”. Doãn văn Tử sinh được một đứa con, không thấy giống mình, lấy làm giận lắm, thường đánh đập luôn. Một hôm đang cầm gậy đánh, thấy Tử Tư đến chơi bèn nói rằng:

-“Nó không giống tôi, không phải là con tôi. Tôi lại ngờ mẹ nó có ngoại tình mà đẻ ra nó, nên tôi muốn bỏ….

Tử Tư hỏi: Cứ như ông nói, thì vợ vua Nghiêu, vua Thuấn, cũng chẳng đáng ngờ ư? Hai ông là bậc thánh đế mà sao đẻ ra Đan Chu và Thường Quân thực không bằng kẻ thất phu. Như thế con cứ gì phải giống cha? Cái đạo thường, thì phần nhiều cha mẹ làm sao đẻ con ra được như vậy. Nhưng cha hiền mà đẻ ra con ngu, thì cũng là cái thế thường tự nhiên như thế, chớ nào có phải tội từ người vợ đâu?...

Doãn-văn-Tử nghe hiểu, nói rằng: “Thôi, xin ông đừng nói nữa”. Rồi về sau Văn Tử không bỏ vợ.

Con cái càng ngày càng lớn, tóc của chúng ta càng ngày càng đổi màu. Việt Nam, quê hương ngạo nghễ, càng xa tít mù khơi.

Sau đây là những lời được viết trên mộ bia của cố Tổng Giám Mục thuộc Anh giáo: “Khi tôi còn trẻ và tự do và sự tưởng tượng của tôi thì bao la, tôi mơ tưởng thay đổi được thế giới. Khi tôi lớn và khôn ngoan hơn, tôi đã khám phá rằng thế giới này không có gì thay đổi, vì vậy tôi đã thâu ngắn lại nhãn quan và quyết định chỉ thay đổi quốc gia của tôi. Nhưng hình như nó cũng không xê xích được chút nào.

Khi tôi bước vào tuổi xế chiều, một cố gắng sau cùng, tôi quyết định chỉ thay đổi gia đình, những người gần gũi nhất với tôi, nhưng than ôi, cũng chẳng được gì cả.

Và bây giờ đang hấp hối trên giường bệnh, bỗng nhiên tôi y’ thức: Nếu tôi chỉ thay đổi duy nhất cái bản ngã của tôi trước tiên, như vậy với mẫu mực đó thì tôi đã có thể thay đổi được gia đình của tôi.

Từ những cảm hứng và sự khuyến khích của họ, như vậy tôi đã có thể làm tốt đẹp hơn cho xứ sở của tôi và, biết đâu, ngay cả tôi đã thay đổi được thế giới.    

MÂY-CAO-NGUYÊN

Mây_Cao_Nguyên @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site