lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online

Xiển-Dưong Chánh Tín_Bài Trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Tùy Duyên Không Tùy Cảnh

Trúc-Lâm Lê-an-Bình

Trong thời gian trước đây, cộng sản Việt Nam đã trình diễn một số hành động, tạm xem là ngoạn mục đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đặc biệt là với Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang. Từ việc chấp thuận cho Hòa thượng ra Hà Nội trị bịnh cho đến các phái đoàn Liên hiệp Âu Châu cũng như đại sứ Mỹ được phép tiếp xúc với thầy ngay tại Hà Nội (ngày 12/03/03); kế đó Phan văn Khải còn mời vị lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào tiếp kiến ngay tại dinh thủ tướng. Chưa hết sau khi rời Hà Nội, HT Huyền Quang về tới Huế đã được hàng ngàn Phật tử nghinh đón, bất luận là Giáo hội nào đi nữa, sự tiếp đón trọng thể với vị thầy kính yêu từ lâu chưa được hội ngộ, đã không bị công an cản trở như những thời gian trước. Vào tới Sài Gòn (04/05/03), một lần nữa, Phật tử Việt Nam đã biểu hiện tấm lòng mến thầy thương đạo với đại lão HT Thích Huyền Quang trong việc cung nghinh ngài quang lâm thành phố. Ngay tại Sài Gòn, bà tổng lãnh sự Mỹ đã đến tiếp xúc với thầy tại Tổ đình Ấn Quang ngày 09/05/03. Ngay tại thủ đô cũ của Việt Nam Cộng Hòa, HT Huyền Quang đã hai lần tiếp xúc trực tiếp với Hòa thượng Quảng Ðộ mà không bị một cản trở nào cả.

Thái độ của cộng sản Việt Nam trong thời gian ngắn vừa qua, so với mấy chục năm đàn áp GHPGVNTN, đặc biệt với sự giam giữ không cần án tù đối với nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ thật đáng cho chúng ta, những người đang nỗ lực đấu tranh cho Tự do và Nhân quyền tại Việt Nam phải lưu tâm.

Cộng sản Việt Nam đã thẳng tay đàn áp những tiếng nói dám chỉ trích về việc bắt giam và kết án Luật sư Lê chí Quang. Người trẻ tuổi đầy lòng yêu nước nầy đã can đảm gióng lên tiếng lòng của dân tộc đang bị đè nén bởi cường hào bạo lực csvn bằng cách phổ biến bài viết «Cảnh giác âm mưu của Bắc triều» qua hệ thống thông tin toàn cầu. Anh vẫn biết rằng bản thân đang bị màng lưới công an theo dõi dầy đặc, nhưng vẫn thản nhiên thực hiện những việc cần phải làm để bảo vệ Tổ quốc, và sau một năm giam giữ chúng đã khiến cho tình trạng sức khỏe của anh ngày càng bị suy kiệt trầm trọng!

Thời điểm mà HT Huyền Quang ra Bắc trị bịnh, đó cũng là lúc những vận động ngoại giao trong Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để hình thành một nghị quyết giải giới Irak bằng vũ lực được đồng minh Anh-Mỹ bảo trợ, một bên khác, nhóm chống chiến tranh là Pháp-Ðức-Nga nhất định dùng quyền phủ quyết. Thế rồi việc chính danh đã không thể nào đạt được, đồng thời tình hình khẩn cấp sợ rằng Saddam Husein sẽ chuyển giao những vũ khí giết người hằng loạt cho các tổ chức khủng bố, nên các nước Anh-Mỹ đã mở cuộc tấn công bằng quân sự vào Irak mà không cần sự cho phép cho Liên Hiệp Quốc. Irak là một nước sống dưới sự cai trị độc tài của Saddam, mà nước này lại là đồng minh cũng như khách hàng thân thiết của chế độ cộng sản Việt Nam. Do đó, trông người mà ngẫm mình, nên cộng sản Việt Nam đã đi trước đòn hóa giải những áp lực nhân quyền của quốc tế ngày càng đè nặng lên chế độ qua việc tạo sự dễ dãi cho HT Huyền Quang trong việc trị liệu bịnh tình, cũng như tiếp xúc với những viên chức ngoại quốc của Mỹ và Liên hiệp Âu châu, đồng thời cho đồng bào Phật tử tiếp xúc tự do với Ngài mà không bị cấm đoán.

Những sự kiện vừa nêu trên cho chúng ta thấy rằng cộng sản Việt Nam đang ở thế chủ động (mặc dù chúng đang bị khá nhiều sức ép). Vì chúng có thể dễ dãi cho cá nhân thầy Huyền Quang, xin nhắc lại chỉ là cho cá nhân của thầy Huyền Quang, để một mặt hóa giải sức ép nhân quyền của quốc tế, mặt khác, chứng minh rằng đảng cộng sản vẫn còn chủ động được trong mọi tình thế. Hơn nữa chúng vẫn tiếp tục đàn áp không nương tay với những người Việt sống ở vùng Cao nguyên cũng như gia tăng áp bức với những người theo đạo Tin Lành. Chưa hết với những thành phần đối lập chính trị thì chúng bắt bớ, tuyên án tù vô tội vạ như Nguyễn khắc Toàn, Lê chí Quang, bác sĩ Nguyễn đan Quế, tiếp tục giam giữ linh mục Nguyễn văn Lý v.v…
Trong giai đoạn này, cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái Thiện (Tự do nhân quyền tôn trọng phẩm giá con người) và cái Ác (khủng bố, áp bức, độc tài cộng sản Việt Nam) đang ở vào giai đoạn khá đặc biệt (ở bối cảnh quốc tế cũng như nội tình Việt Nam). Cộng sản Việt Nam đang cố tạo ấn tượng rằng chúng là một chế độ biết tôn trọng tự do tôn giáo, biết lắng nghe nguyện vọng của người dân hầu giải tỏa các áp lực nhân quyền cũng như chiêu dụ viện trợ và đầu tư quốc tế. Hàng ngũ người Việt đấu tranh cho tự do ở trong và ngoài nước chúng ta sẽ không khi nào rơi vào cái bẫy đó và luôn cảnh giác âm mưu lường gạt của cộng sản Việt Nam đến với các tổ chức nhân quyền quốc tế. Tuy nhiên thiện ác đáo đầu chung hữu báo chỉ tranh lai tảo dữ lai thì. Nghĩa là thiện ác rồi có lúc sẽ đi đến chỗ kết cuộc chỉ có điều là sớm hay muộn mà thôi. Và đương nhiên thiện sẽ thắng ác.

Ví phỏng thế gian bằng phẳng cả anh hùng hào kiệt có hơn ai (tiên sinh Phan Bội Châu).
Vào các ngày 16, 17, 18 và 19 tháng 9 năm 2003 các phái đoàn Phật giáo về họp Hội đồng Lưỡng Viện tại Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Ðịnh để bàn thảo những vấn đề nội bộ của Phật giáo, nhưng csvn đã không để yên cho quý Thầy thực hiện Pháp sự. Ở tại các địa phương công an hăm dọa và ngăn cấm quý thầy lên đường về Bình Ðịnh. Ðây là trường hợp xẩy ra đồng loạt từ Saigon ra tới Khánh Hòa, Ðà Nẵng, Huế và Quảng Trị, đối với chư Hòa thượng Thích Ðức Chơn, Thích Ðổng Minh, Thích Minh Tuấn, và chư Thượng tọa Thích Thanh Huyền, Thích Viên Ðịnh, Thích Nguyên Lý, Thích Thái Hòa, Thích Phước Viên, Thích Hải Tạng, v.v... Từ Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Ðịnh, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đã gửi bức kháng thư đến Phan Văn Khải thủ tướng csvn hôm 22.9.2003 bằng đường bưu điện bảo đảm.

Dù rằng ngài "đã quen với những phán quyết bất thường tương tợ của các cơ quan pháp luật Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam", nhưng vị Viện trưởng Viện Hóa Ðạo muốn nêu lên "một số trường hợp điển hình để Thủ Tướng có cơ sở cụ thể hầu thẩm định chính xác uy tín và ảnh hưởng theo sau lời nói của vị lãnh đạo đất nước". Lời nói của Phan Văn Khải mà Hòa thượng muốn nhắc là những lời người này khẳng định tại Hà Nội khi tiếp kiến Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang hồi tháng 4 năm 2003: "Trong dịp này Thủ Tướng cũng đã thẳng thắn thừa nhận rằng có nhiều sai lầm trong quá khứ cần được giải quyết. Thủ Tướng khẳng định rằng Phật giáo có thể tự chấn chỉnh nội bộ của mình". Theo Hòa thượng Quảng Ðộ, sự khẳng định ấy "có thể đã mang lại cho Phật giáo Việt nam nguồn hy vọng hàn gắn những tổn thương mà Phật giáo Việt Nam phải chịu đựng không chỉ từ sau ngày đất nước thống nhất, mà kể cả trong thời kỳ đất nước bị chia đôi".

Chưa hết, Hòa thượng Quảng Ðộ còn nêu lên một vài trường hợp điển hình như tại Quảng trị, công an đã cấm các xe chở Thượng Tọa Hải Tạng, sau đó áp tải thầy đưa trở về chùa và đặt an ninh canh gác ngay tại chùa, không cho phép bước chân ra khỏi tự viện. Tại Huế, các tài xế bị công an cấm không được hợp đồng chở các Thầy đi Bình định. Có một tài xế nhận lời, nhưng đi đến đèo Hải Vân thì nhận được lệnh của công an phải quay trở lại bỏ các vị trơ trọi ngay tại đèo. Sự tàn nhẫn này không thể chấp nhận được đối với hai vị Hòa thượng trên 70 tuổi.
Tại hải ngoại…

Khâm thừa Giáo chỉ của Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, về việc tổ chức Đại hội Bất thường cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở trong nước, lễ khai mạc đại hội đã bắt đầu vào lúc 19:30 tối ngày 10/10/2003 tại Tu Viện Quảng Đức, thành phố Melbourne, Úc Châu, với khoảng 100 tăng ni và hơn 200 phật tử đại diện GHPGVNTN từ khắp nơi trên thế giới về tham dự. Trong khung cảnh ngày Hội, gần ba ngàn Phật Tử và đồng bào đã rủ nhau tề tựu về Tu Viện Quảng Đức tham dự Lễ Khánh Thành Tu Viện Quảng Đức và Suy Tôn Đệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong ngày Chúa Nhật 12/10/2003 tại thành phố Melbourne, Australia.

Ở trong nước, khi đại hội bế mạc, chư Tăng rời khỏi tu viện Nguyên Thiều lên đường về Saigon. Nhưng vào lúc 5 giờ sáng, giờ Việt Nam, ngày 8.10.2003 công an Công an Bình Ðịnh đã chận đường không cho chiếc xe đưa Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Ðộ cùng chư Tăng di chuyển. Trên xe này còn có chư Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Thích Thanh Huyền, Thích Nguyên Lý, Thích Minh Hạnh, hai Ðại đức Thích Nguyên Vương, Thích Ðồng Thọ, bác tài xế và hai Phật tử. Xe bị chận cách Tu viện Nguyên Thiều chừng 200 thước bằng một chiếc xe nằm chắn ngang cản lối và vc điều động một nhóm chừng 20 người nói là "quần chúng nhân dân" bao quanh xe yêu cầu Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang : "Ðừng đi Saigon, xin hãy về chùa dịch kinh !".

Ðến 8 giờ sáng, giờ Việt Nam, tình hình vô cùng căng thẳng. Bảo rằng "quần chúng nhân dân" nhưng ai cũng biết là công an trá hình, nếu không là bọn người du đảng nhà nước. Nhóm người này tăng lên khoảng 40 và tìm cách đập vào lưng xe và cửa kính, kẻ thì mở van cho xì hơi bánh xe. Ðã mấy lần Tu viện Nguyên Thiều gọi công an đến can thiệp, nhưng họ không đến, hoặc đến nói bâng quơ vài câu rồi trốn mất. Qua liên lạc, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ cho ông Võ Văn Ái biết : "Tình hình rất căng thẳng, càng lúc càng căng thẳng ! Hòa thượng Huyền Quang bắt đầu mệt, vì nắng lên nóng lắm. Nhưng vì an toàn phải đóng hết cửa kính. Hòa thượng Huyền Quang quyết định sẽ không đi đâu hết, sẽ tuyệt thực nếu công an không mở lối cho xe chạy. Tất cả chư Tăng quyết định ngồi yên trong xe để phản đối. Hãy thông báo gấp cho mọi người".

Hòa thượng Thích Quảng Ðộ dự trù sẽ về lại Saigon vào ngày 14.10, và Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang cũng tháp tùng theo về Saigon trị bệnh. Hiện Hòa thượng bị đau viêm họng và phải chữa các răng rụng vì thời gian quản thúc ở Quảng Ngãi ăn uống bị thiếu thốn.
Thế nhưng liên tiếp trong hai ngày 5 và 6.10, Ủy ban Nhân dân xã và công an đã triệu Hòa thượng Thích Quảng Ðộ và Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ đến hạch sách và dùng lời lẽ trịch thượng hỏi vì sao các thầy không chịu về Saigon. Hòa thượng Thích Quảng Ðộ đáp rằng : «Tôi là một công dân tự do nên đủ các quyền đi lại, thăm viếng người thân. Tôi dự tính sẽ cùng về Saigon với Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang vào ngày 14.10 sắp tới. Nếu các ông không cho thì ra quyết định trục xuất, tôi sẽ đi». Vào ngày 6.10 một đại tá công an cùng với hai thành viên Ban Tôn giáo từ thành phố Hồ Chí Minh ra Bình Ðịnh để "áp giải" Hòa thượng về Saigon. Nhưng Hòa thượng Thích Quảng Ðộ cương quyết từ khước, Hòa thượng nói với công an rằng tôi sẽ gọi chư Tăng và Phật tử ở Saigon ra đón tôi, tôi không đi xe của các ông.

Kể từ 10 giờ sáng, giờ Việt Nam (ngày 8/10/2003) tất cả các đường dây điện thoại ở Tu viện Nguyên Thiều đều bị cắt, nhưng những đường dây mới của Phật giáo Bình Ðịnh đã thiết lập được với Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris. Vào lúc 13 giờ, giờ Việt Nam, đã có 200 Tăng Ni và trên 1000 Phật tử và quần chúng ở huyện Tuy Phước kéo đến bảo vệ Nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Ðộ và chư Tăng đang an tọa trong xe. Khối Tăng Ni và quần chúng đã ngăn cản không cho công an kéo chiếc xe về Tu viện Nguyên Thiều như họ ra lệnh.

Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang tuyên bố : "Kể từ giờ này tôi tuyệt thực để phản đối sự vi phạm tự do đi lại của chư Tăng Phật giáo. Tất cả chúng tôi sẽ ngồi trong xe này cho đến khi công an giải tỏa đường sá, chúng tôi không đi một nơi nào khác".

Không làm gì được trước khối quần chúng Phật tử đông đảo quyết tâm bảo vệ hàng Giáo phẩm lãnh đạo giáo hội. Một phái đoàn của nhà nước đến xin gặp Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang để thương thảo "làm việc". Phái đoàn này do Mai Tăng Thắng, Chủ tịch Huyện cầm đầu cùng với hai Lang và Phan Huy Hổ, Phó Ban Tôn giáo Tỉnh. Họ xin lên xe "làm việc" với Hòa thượng Huyền Quang. Nhưng Hòa thượng từ chối. Hòa thượng chỉ thị Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ xuống xe tiếp họ.

Ðứng từ phía ngoài, ông Thắng la lên : "Trời nắng, đứng giữa đường nói chuyện bất công quá!".

Hòa thượng Thích Quảng Ðộ mở cửa xe quắt mắt nói với ông Thắng rằng : "Các người già như chúng tôi ngồi chờ trong xe từ 5 giờ sáng đến bây giờ, thì không bất công à ?!".

Ông Thắng im lặng rồi giải thích rằng : "Sự cố xẩy ra chỉ vì địa phương quá mến mộ Hòa thượng Huyền Quang nên không muốn cho Hòa thượng vào Saigon, sợ Hòa thượng ở luôn trong đó. Dân chúng địa phương cũng mến mộ công tác dịch kinh của Hòa thượng nên mong Hòa thượng đừng rời Tu viện Nguyên Thiều"

Thượng tọa Tuệ Sỹ gạt lời và nói : "Các ông man trá mượn tiếng quần chúng nhân dân để cấm đoán quyền tự do đi lại của Hòa thượng và xúc phạm đến nhân phẩm của Hòa thượng. Chẳng có liêm sỉ gì để giái thích dài dòng".

Cuộc thương thảo chẳng đi đến đâu. Ông Thắng nói : "Chúng tôi sẽ trình sự việc lên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh quyết định". Biết không thể nào ép được quý thầy phải quay về chùa, ông Thắng đành phải bỏ ra về.

Sáng ngày 9-10 (giờ VN), lúc 7giờ khi  xe chở phái đoàn khởi hành rời Khánh Hòa khoảng một tiếng đồng hồ sau thì mất liên lạc và tin tức phật tử trong vùng đã xác nhận cho biết xe chở các vị lãnh đạo GHPGVNTN đã bị công an chận bắt tại đồn công an Lương Sơn, Vạn Giả (gần đèo Rù Rì). Sau đó công an đã còng tay các thầy chuyển sang xe bít bùng chở đi mất.

Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ sau 3 ngày bị bắt giam, thầy đã tuyệt thực trong suốt 3 ngày này. Trước sự phản ứng quyết liệt của thầy, họ đã thả cho về tu viện Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ cho biết csvn đã chính thức ban hành biện pháp "Quản Chế Hành Chánh" 24 tháng với những tội danh đầy vu khống và mập mờ qua một phiên tòa đấu tố được diễn ra vào chiều Thứ Bảy hôm nay 11/10/2003. Thầy đã cực lực lên án việc "chính quyền cộng sản bắt cóc công dân mà không đưa ra được một bằng chức cụ thể nào về bất cứ một hành động phạm pháp nào cả". Trong suốt 3 ngày bị giam giữ vừa qua, thầy đã tuyệt thực và đã bị ói mửa vì tình trạng sức khoẻ suy kiệt. Thượng Tọa Tuệ Sỹ cũng vừa gửi thư cám ơn 5 vị dân biểu liên bang Hoa Kỳ gồm các vị Loretta Sanchez,  Zoe Lofgren,  Chris Smith,  Ed Royce,  Mike Honda đã gửi kháng thư phản đối cộng sản Việt Nam (ngày 10/10/2003) về việc chặn bắt và giam giữ thô bạo này.

Ông Võ Văn Ái cũng đã báo động đến các vị Ðại sứ thuộc 15 quốc gia trong Liên hiệp Âu châu và Hoa Kỳ tại Hà Nội xin can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam để bảo vệ an ninh cho chư Ðại Tăng Phật giáo. Bà Françoise Hostalier, Cựu Bộ Trưởng Pháp đặc trách về giáo dục trẻ em, chủ tịch Hội Action Droits de l'Homme, đã lên án mạnh mẽ làn sóng đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền Hà Nội đối với các vị lãnh đạo tôn giáo trong vòng mấy ngày qua. Bà đã viết thư gửi Tổng Thống Pháp Jacques Chirac yêu cầu ông can thiệp khẩn cấp, buộc Hà Nội phải trả tự do cho các nhà lãnh đạo GHPGVNTN, nhất là phải để cho họ được phục hồi quyền tự do đi lại một cách toàn vẹn. Dân Biểu Quốc Hội Âu châu Olivier Dupuis đã lên án csvn phản bội những lời cam kết dân chủ hóa đất nước và ông yêu cầu các chính quyền Âu Châu không giao hảo với các nhà lãnh đạo độc tài như Việt Nam theo lời yêu cầu của người dân Âu châu.

Ngày 10/10 công an đã áp tải Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang trở về Tu Viện Nguyên Thiều và ngài đang bị giam tại đây. Chúng còn bao vây Tu Viện và mọi đường dây liên lạc đều bị cắt. Hòa Thượng Thích Quảng Độ (thầy có thể bị chúng bắt lại bất cứ lúc nào) thì bị đưa trở về quản thúc ở Thanh Minh Thiền Viện. Hòa Thượng Thích Viên Định bị áp tải về chùa Giác Hoa tại Bình Thạnh, Sài Gòn và sau đó bị công an đến bắt đưa về cơ quan thẩm vấn. Riêng hai vị thị giả của Đại Lão Hòa Thượng Huyền Quang đã về lại tu viện Nguyên Thiều lúc 11 giờ 30 tối ngày hôm qua 10/10/03.

Thủ đoạn này nhằm phân tán các vị lãnh đạo Phật Giáo và nhà chùa biến thành nhà giam nhỏ. Nó là đòn tâm lý mà Hà Nội muốn phá hoại Đại Hội bất thường của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang diễn ra tại Úc Châu từ ngày 10 đến ngày 12/10/2003. Vì đây là một đại hội vô cùng quan trọng của Phật Giáo Việt Nam, được tổ chức theo yêu cầu của Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang.
Sự kiện cộng sản Việt Nam đàn áp thô bạo các vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong những ngày vừa qua không phải là một sự tình cờ. Nó đã được csvn tính toán qua những biến động quốc tế và quốc nội. Thứ nhất việc bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo Liên Đoàn Quốc Gia Đấu Tranh Cho Dân Chủ bị nhóm quân phiệt Miến Điện bắt giữ vào cuối tháng 6, 2003 rồi đem bà đi biệt giam tại một địa điểm bí mật và không cho ai thăm viếng cả.; Thứ hai Hội nghị thượng đỉnh các nước khối Asean tổ chức tại Bali thứ tư vừa rồi 8/10/2003, chủ trương thành lập cộng đồng an ninh Asean, đồng thời đặt trọng tâm mở rộng vùng trao đổi thương mại tự do, riêng vấn đề bà Aung San Suu Kyi bị bắt giam đã không là trọng tâm như hội nghị của khối được tổ chức ở Cao Miên vào thời điểm các thành phần đối lập Miến Điện bị đàn áp; Thứ ba là Hoa Kỳ sau khi đã chiến thắng nhanh chóng quân đội Irak, nhưng lại gặp khá nhiều khó khăn trong việc bình định tại xứ Ba Tư này đã là những yếu tố chính yếu khiến csvn ngang nhiên đàn áp tôn giáo như vậy; Thứ tư là tướng Phạm văn Trà bộ trưởng quốc phòng csvn sang Mỹ, đây là cơ hội tốt cho chúng tìm người chủ mới và thuận lợi hơn trong nhiều việc thương lượng(đặc biệc là vấn đề nhân quyền); Thứ năm là việc tổ chức đại hội của GHPGVNTN tại Bình Định gây lo ngại cho csvn vì chúng không kiểm soát được PG và quý thầy nên đã thẳng tay đàn áp là chuyện phải đến.

Phương thức đàn áp của csvn đối với các vị lãnh đạo GHPGVNTN diễn ra không khác với cách thức của quân phiệt Miến Điện đối với bà Aung San Suu Kyi. Đó là chận đường nơi vắng-vẻ, cho côn đồ gây chuyện, bắt cóc, còng tay dẫn đi, vu khống những tội danh không bằng chứng rồi viện cớ đó mà giam lõng chư Tăng. Khi thấy hội nghị của các nước Asean tổ chức ở Bali không lên án gay gắt cũng như xét lại tư cách thành viên của Miến Điện, mà chỉ chú trọng đến vấn đề an ninh chống khủng bố cũng như cơm ăn áo mặc (họ quên một điều những quốc gia dân chủ tự do chống khủng bố có hiệu lực những các quốc gia độc tài toàn trị), thì csvn hoàn toàn vững tâm cho việc đàn áp tôn giáo mà không sợ bị ai (ít nhất là các nước Asean mà chúng là thành viên) chỉ trích hoặc trừng phạt. Kế đó lợi dụng Hoa Kỳ đang dồn mọi nỗ lực vào cuộc bình định Irak nên việt cộng tin chắc rằng nước Mỹ cũng sẽ chẳng làm gì cụ thể hơn để bảo vệ cho quý Thầy, có chăng chỉ là một vài sự phản kháng chiếu lệ. Qua những phân tích vừa rồi cho chúng ta thấy được tác động của quốc tế đến nội tình Việt Nam ra sao? Thử hỏi nếu tập đoàn quân phiệt Miến Điện bị kết án  cũng như bị đuổi khỏi Hiệp hội Asean nếu không chịu thả vị lãnh tụ Liên Đoàn Quốc Gia Đấu Tranh Cho Dân Chủ, cũng như Hoa Kỳ không gặp khó khăn tại Irak thì chắc chắn rằng Đại hội của GHPGVNTN cũng như chư Tăng lãnh đạo đã không bị bắt bớ đàn áp như chúng ta đã thấy.

Mặc dù gặp nhiều chướng duyên, nhưng nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang cũng như Thích Quảng Độ cùng với Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN cùng toàn thể Đại Tăng và chư vị nam nữ cư sĩ đã tổ chức thành công hai đại hội ở trong cũng như ngoài nước. Trong phần đạo từ gửi Đại hội Bất thường Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tổ chức tại Hải ngoại, Hòa thượng Quảng Độ nhắc nhở mọi tầng lớp Phật tử rằng: …cuộc hoằng dương Chánh pháp nay kêu gọi chúng ta phải sống trong tinh thần không sợ hãi. Đừng sợ nữa, thì mới đưa con thuyền Chánh pháp vượt lướt qua mọi cuồng phong bão táp. Thầy nhấn mạnh Phảitinh thần Vô Úy Thí.. đồng thời thiết tha đề  cập đến tinh thần Giải phóng con người ra khỏi sự sợ hãi truyền kiếp, thì đạo Trí tuệ mới phát huy hết bản sắc của nền Phật giáo dân tộc. Vô Úy Thí là cứu cánh của Tài thí và Pháp thí, làm nên tính chất Đại hùng lực, Đại từ bi của Phật giáo.Khi con người không còn sợ hãi trước bạo lực, cường quyền thì trong tâm hồn đã có được phần tự chủ, từ phần tự chủ đó đạt tới trí tuệ sẽ không xa. Một người đã đạt được trí tuệ thì dấn thân phụng sự người dân đau khổ bần cùng với tinh thần thượng đẳng Vô Úy mới có thể cứu dân tộc và nhân loại ra khỏi những tai nạn khủng khiếp của kiếp người, mới tạo lập môi trường trong sạch và tự do để nhân sinh thăng tiến, nhân quyền rộng mở, cùng nhau bước lên đường Giác ngộ.  Hòa thượng cũng mong mỏi mỗi người Phật tử hãy là sứ giả nói lên ước vọng và thái độ ấy của đạo Phật Việt Nam để thế giới càng thêm thông cảm và hậu thuẫn Giáo hội trong yêu sách chính đáng phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Vị lãnh đạo Viện Hóa Đạo đòi hỏi csvnphải trả tự do cơ bản được quy định và bảo đảm trong "Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị" của LHQ, mà Nhà nước Việt Nam tham gia ký kết năm 1982 cho toàn dân tộc Việt. Thầy mong muốn Đạo Phật phải được tự do sinh hoạt giữa lòng dân tộc, để có thể đóng góp cải thiện cuộc sống vật chất và tinh thần cho toàn thể nhân dân trên các lĩnh vực đạo giáo, văn hóa, giáo dục, xã hội, kinh bang tế thế... Cuộc sống của người theo Đạo Phật chỉ có ý nghĩa và thực hữu,… không có lý nào có thể biện hộ để bác bỏ cuộc sống Phật của người Phật tử Việt Nam

Hoà Thượng Thích Minh Tâm, trong Đại hội Bất thường của GHPGVNTN tổ chức ở Melbourne, Úc châu đã cùng với chư Tăng Ni Phật tử phát nguyện "Thứ nhất nguyện tận lực xả thân hiển dương chánh pháp phục vụ dân tộc và nhân loại. Thứ hai, nguyện hành hoạt trong tinh thần lục hòa tương kính, tương sám, tương thuận để xứng đáng là bậc tưởng tự như lai, tác như lai sứ, thừa như lai sự. Thứ ba nguyện tuyệt đối khâm thừa mọi giáo chỉ của Hội Đồng Lưỡng Viện, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và nhất tâm hậu thuẫn để Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sớm được phục hoạt nhằm tiếp tục sứ mạng thiêng liên cao cả trước lịch sử dân tộc".

Phần của chúng ta, những tổ chức, cá nhân tranh đấu cho Nhân Quyền Việt Nam cần gia tăng thêm áp lực nhân quyền trên chế độ cộng sản Việt Nam qua việc lấy 6 Yêu Sách của Thầy Huyền Quang đưa ra làm phương hướng đấu tranh, cũng như hỗ trợ tối đa cho Dự Luật về Nhân Quyền và Truyền thông đang được vận động để biểu quyết chấp thuận ở quốc hội Mỹ trong những ngày sắp tới đây, song song nỗ lực vận động các thành phố cũng như tiểu bang ở Mỹ chấp nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng thiêng liêng và chính thức của một nước Việt Nam tự do, nếu có thể, người Việt tỵ nạn ở những xứ khác nên suy nghĩ phương hướng vận động các nhà nước sở tại chấp nhận là cờ vàng ba sọc đỏ. Nếu những việc vừa kể trên mà được thực hiện tới nơi tới chốn thì ta sẽ đạt thêm những dấu hiệu tích cực cho Nhân quyền Việt Nam. Mỗi người trong chúng ta cần tự chuẩn bị để đáp ứng kịp thời với những biến chuyển có thể có nhiều thuận lợi cho Tự Do Nhân Quyền trong thời gian tới. Cần đẩy cộng sản Việt Nam từ thế chủ động sang dần bị động là điều có thể làm được nếu mọi người dân Việt có ý thức chính trị cao cũng như tinh thần đấu tranh cương quyết và đầy sáng tạo. Giữa cuộc đời đầy biến động này, uyển chuyển linh động tùy theo sự kiện mà đối phó, nhưng cái phần tự chủ tâm linh cũng như mục đích Tự do Nhân quyền cho dân tộc Việt Nam thì không thay đổi, ý nghĩa của Tùy Duyên Không Tùy Cảnh là ở chỗ đó.

Tham khảo:
- Thông cáo báo chí ngày 29.9.2003 (Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế)
- Thông cáo báo chí 1, 2 ngày 8.10.2003 (Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế)
- Diễn đàn Hoa Sen-1 ngày 09.10.2003
- Diễn đàn SGHN_9 ngày 10, 11.10.2003
- AUNG SAN SUU KYI vị nữ anh hùng cứu quốc của dân tộc Miến Điện, Nam Phong.
- Trang Phật tử Việt Nam
- VNN.

Trúc-Lâm Lê-an-Bình (10/2003)

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site