lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Death By China:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Biên-Khảo Bút-Ký Hồi-Ký :

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

- The 23nd Appeal_ Vietnamese historical Association in European Union Annual Report 2013 (EN version)

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Lê-anh-Hùng tố cáo Nông-đức-Mạnh, Nguyễn-minh-Triết, Nguyễn-tấn-Dũng, Hoàng-trung-Hải phản quốc bán nước cho giặc Tầu

- Thư Tố cáo Phó thủ tướng VN Hoàng-Trung-Hải là người Hoa

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- The 22nd Appeal Letter Calling for the United Nations to Establish the International Criminal Tribunal for Viet Nam.

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư Đi Tin Lại:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Tin Tức Thời Sự Việt Nam Và Quốc Tế 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Lời góp ý chân thành với Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam

Kính thưa Ban Biên Tập,

Tôi xin mạo muội nêu lên một số cảm nghĩ:

1- Sau năm 54, trước bao nhiêu ''biến cố'' dồn dập, đa số ''trí thức miền Bắc di cư'' đã góp phần không nhỏ vào việc làm khởi sắc nền Văn Chương Việt Nam.

2- Sau biến cố 75, nền Văn Chương Việt Nam dần dà ''nhường chỗ'' cho văn thơ xã hội chủ nghĩa, chẳng hạn: ''Nghệ thuật vị nghệ thuật'' được thay thế bằng ''nghệ thuật vị nhân sinh'' (xã hội chủ nghĩa) và bằng cách cổ vũ ''thi sĩ'' là: ''Trong thơ, phải có thép!''

3- ''Văn hóa là những gì còn lại sau khi chúng ta mất tất cả.'' Còn lại là những áng văn hay, những vầng thơ trữ tình, tuyệt vời hơn văn thơ nước khác.

4- Nhưng, bây giờ, biết bao nhiêu Việt Bào đủ mọi tầng lớp đã ''quen với'' ngôn ngữ xã hội chủ nghĩa, chẳng hạn: hoành tráng, đảm bảo, nhất trí, đăng ký, chất lượng giảng dạy, kế hoạch trồng người, mặt bằng tiếng Anh trên cả nước, bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, thậm chí có cả ''tốt nghiệp Trường Mầm Non''...

5- Chúng ta chú tâm vào bao nhiêu vấn đề liên quan đến vận Nước. Tuy nhiên, việc ''góp ý'' với Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam là điều mà hầu như chưa ai nghĩ tới dù ông Viện Trưởng Viên Ngôn Ngữ Học đã MONG CHỜ. Không ai góp ý với Viện ấy thành ra tuổi trẻ và nhiều người ''vô hình trung'' xem cách viết của Viện Ngôn Ngữ Học là chính xác. Đó là điều vô cùng nguy hiểm.

Tôi kính xin BBT vui lòng xem xét bài mà tôi kính gởi BBT hôm nay. Góp ý với Viện Ngôn Ngữ Học là việc làm đúng với sự MONG CHỜ của ông Viện Trưởng. Nhưng chúng ta cũng cần bày tỏ với Việt Bào nói chung nỗi đau về Tiếng Việt hôm nay.

Vậy, tôi thành khẩn nhờ BBT vui lòng ''ra tay'' cứu vớt phần nào giới trẻ đang nói, viết quá nhiều từ ngữ làm mất vẻ trong sáng của Tiếng Nước Mình, chẳng hạn: thịt siêu nạt, người siêu giàu, cô ấy bị đẹp... nhất là chữ ''đéo'' (xin lỗi BBT) thay cho chữ KHÔNG!!!

Xin cám ơn BBT.

Kính mến

Phan văn Phước

Tôi kính gởi BBT bài mới viết lại có tựa đề khác trước và ''văn phong'' cũng khác phần nào:

Lời góp ý chân thành với Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam

Kính thưa Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam,

Thể theo lời ''đề nghị'' của Giáo sư Hoàng Văn Hành, Viện Trưởng Viện Ngôn Ngữ Học như sau: ''Tất nhiên, lời phán xét cuối cùng về giá trị cuốn sách vẫn thuộc về hàng ngàn, hàng triệu độc giả trong và ngoài nước. Song, tôi và các soạn giả vẫn mong chờ ở quý vị độc giả những lời chỉ giáo chân thành, nhân hậu và công bằng đối với những sơ suất, sai sót chắc chắn có thể có trong công trình rộng lớn và khó khăn này.'', tôi xin mạo muội nêu ý kiến:

Trong cuốn ''Les Grands Coeurs'' của De Amicis có câu: ''Nắm vững tiếng Mẹ Đẻ là có trong tay chìa khóa mở các cửa nhà tù.''

TỪ ĐIỂN ANH-VIỆT (ENGLISH-VIETNAMESE DICTIONARY) được ''TRUNG TÂM KHOA HỌC VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA - VIỆN NGÔN NGỮ HỌC'' dịch sang tiếng Việt, là sách bán ''rất chạy'' ở Việt Nam và hải ngoại, nhất là tại Mỹ, đã khiến nhiều học sinh và sinh viên viết, nói sai tiếng Việt, lại còn là ''cớ'' cho các em ở bên nhà hiểu sai rất nhiều từ ngữ của tiếng Anh.

Ở Đức, tôi dạy tiếng Anh cho một số người, nhất là cho con của mình khi các cháu còn Trung Học. Một trong những cách dạy để các cháu rành tiếng Việt là dùng TỪ ĐIỂN ANH-VIỆT (ENGLISH-VIETNAMESE DICTIONARY) được ''biên soạn'' bởi ''TRUNG TÂM KHOA HỌC VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA - VIỆN NGÔN NGỮ HỌC gồm một số Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Phó Tiến Sĩ, Chuyên gia... thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn Quốc gia các Viện nghiên cứu Khoa học chuyên ngành. (Trích đúng từng chữ và cách viết KHÔNG có dấu phẩy.)

Tôi cho các cháu tìm cách ''dùng sai từ'' và cách ''dịch không đúng'' của các ''vị'' có bằng cấp cao. Nhìn chung, trong những trang (mà tôi đã đọc và cho cháu sửa), có lỗi từ năm mươi đến tám mươi phần trăm nếu tính thật chi li.

Xin nêu ví dụ:

1- Trong ''LỜI GIỚI THIỆU''

Giáo sư Hoàng Văn Hành, Viện trưởng Viên Ngôn ngữ học, HÀNH VĂN như sau:

Trước mắt bạncuốn Từ điển Anh-Việt, tập đại thành của tiếng Anh hiện đại. Cuốn sách do một nhóm các học giả và các nhà dịch thuật làm một cách công phu, dựa trên cơ sở cuốn Oxford Advanced Learner's Dictionary, 1992,cuốn từ điển mới nhất của nước Anh hiện nay. …..

Song, khi mặt bằng về trình độ tiếng Anh của độc giả Việt Nam đã được nâng lên thì các công trình nói trên không còn thỏa mãn được yêu cầu của người đọc, là, phải cung cấp cho họ những hiểu biết sâu sắc và tinh tế, cập nhật, về tiếng Anh......

Vớitư cáchcuốn sách công cụ dùng để tra cứu, so với tất cả cuốn từ điển Anh-Việt hiện có, cuốn Từ điển Anh-Việt này có những ưu điểm nổi bật riêng, rất đáng chú ý....

Trước hết, và cũng là điều quan trọng nhất là, tiếng Anh được phán ánh trong từ điển này là thứ tiếng Anh đích thực, cập nhật, được miêu tả qua cảm thức của người bản ngữ, tức người Anh. Người đọc sẽ thẩm nhận...

Đây là điều mà các cuốn từ điển Anh-Việt trước không thể có được, bởi vì, người biên soạn là người Việt Nam....

Nếu ai hiểu được bếp núc của nghề làm từ điển...

Theo thiển ý của tôi, trong ''ngần ấy'' hàng (vừa nêu) mà Giáo Sư Viện Trưởng Viện Ngôn Ngữ Học phạm quá nhiều lỗi về cách dùng từ, văn phạm (ngữ pháp) gồm có dấu phẩy... thì quả là điều đáng ngạc nhiên.

2- MẤY LỜI CỦA NHÓM BIÊN SOẠN

Do không bị bó buộc phảikhiên cưỡng tạo ra từ tương đương rất ép như trong trường hợp biên soạn... Tuy nhiên, từ điển tường giảichỗ yếu của nó: làm sao có thể biết được...

''Nhóm Biên Soạn'' viết ''MẤY LỜI''; nhưng, đối với NHÓM, khái niệm ''MẤY'' có nghĩa là viết dài tới hai trang giấy!? Tôi chẳng biết ''văn phong'' (ở trên) là tiếng Việt (của ai) mà quá lạ đời! Trong ''LỜI GIỚI THIỆU'' dài hai trang, Giáo sư Viện Trưởng cũng viết: ''Bởi cảm phục..., tôi mạo muội viết mấy lời giới thiệu...''

3- Cách dịch

Xin nêu vài trường hợp tiêu biểu:

Trang 1: My boss is a little Napoleon: Ông chủ tôi là một thứ Napoleon con.

Trang 2: an aberration in the computer: một khuyết tật của máy tính.

Trang 3: Should the death penalty be abolished?: Hình phạt tử hình có nên hủy bỏ hay không?

Trang 727: By the grace of God their lives were spared: Nhờ trời cuộc sống của họ cũng được dư dật.

Theo tôi, người dịch phạm tới năm (5) lỗi:

a- Chữ ''God'' (viết hoa) không phải là ''trời'' (viết nhỏ), mà là ''Chúa, Thiên Chúa''.

b- Hai chữ ''their lives'' không phải là ''cuộc sống của họ'', mà là ''mạng sống của họ''.

c- Trong câu tiếng Anh, không có adverb (trạng từ) ''too; also''. Vậy người dịch tìm đâu ra chữ ''cũng''?

d- Hai chữ ''were spared'' là động từ ở thể bị động (verb in the passive voice /form), có nghĩa là ''được tha'', chứ không phải ''dư dật''!!!

e- Dịch thiếu chữ ''grace'': ơn!

Tôi xin dịch đúng ý: Nhờ ơn Chúa, họ được tha mạng.

Kính thưa Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam,

Gạo bỏ vào cối, có đâm (tức ''có xót'' như người miền quê ở Thừa Thiên thường nói), có giã, có sứt, có mẻ, có gãy, có nát, có vụn... thì mới trắng tựa bông! Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII cũng phát biểu: ''Ai phê bình tôi, thậm chí chỉ trích tôi, người ấy là bạn tốt; còn ai tô bốc, khen ngợi tôi, người ấy làm hại tôi.''

Vậy, tôi xin nhận định thêm: Thành phần ''được'' mang danh là ''trí thức, lỗi lạc'' mà viết, dịch ''như thế, như kia'' thì huống chi là ''Tiến sĩ lái gỗ'' bỏ tiền ra để mua bằng!

Nhân đây, tôi cũng xin kính báo cùng Viện Ngôn Ngữ Học: Tôi sẽ gởi ''lời góp ý chân thành'' này đến một số Trang bởi vì, theo như tôi thấy trên mạng, một số Việt Bào viết, nói ''thoải mái'' như sau: ''Mặt bằng tiếng Anh trên cả nước; Nếu sản phẩm từ các trường sư phạm đưa về, không qua bồi dưỡng sẽ không thể đạt mức này... Chất lượng giảng dạy; Lễ phát Bằng Tốt Nghiệp Phổ Thông, Mầm Non; …''

Trước đây, tôi được dạy: ''Chất lượng'' là ''khái niệm'' về ''phân lượng'' của ''thực chất'' trong ''vật thể'', ví dụ: chất lượng của hai miếng gỗ: mít, cẩm lai. Chữ ''tốt nghiệp'' chỉ dùng cho sinh viên Đại Học các Ban, Ngành, Trường Cao Đẳng Sư Phạm hay Trường Sư Phạm, chẳng hạn: Sư Phạm Qui Nhơn là nơi Trịnh Công Sơn tốt nghiệp, tức ra làm Thầy dạy ở Tiểu Học. Ngoài ra, các Trung Tâm Huấn Luyện khác cũng cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Trong khi đó, học sinh Trung Học, thậm chí bé Trường Mầm Non có học ''nghiệp'' đâu, mà ''tốt''?

Kính xin Viện Ngôn Ngữ Học vui lòng ''đón nhận'' lời góp ý ở trên thể theo sự ''mong chờ'' của ông Viện Trưởng Viện Ngôn Ngữ Học.

Kính thư,

Phan văn Phước

Xin mời Viện Ngôn Ngữ Học xem bài:

Tiến sĩ lái gỗ

Đào Tuấn/ Lao động

Một trùm buôn gỗ từng theo học ngành y, với một trình độ “gần như không biết gì” khi mà “đi học thì thuê, đi thi thì chạy”. Bằng cao học cũng mua nốt. Chưa từng có bài báo hay công trình khoa học nào. Chưa một lần cầm tai nghe, chưa từng chích xilanh. Và anh trùm lái gỗ ấy có thể đàng hoàng trở thành một tiến sĩ y khoa, miễn là “có 200 triệu việc này mới xong”.

Đây không phải là chuyện đùa. Đây là những gì có trong một bài điều tra với nhân chứng, vật chứng hết sức rõ ràng. Thậm chí, cả kỹ nghệ để biến một anh lái gỗ thành tiến sĩ y khoa cũng hết sức rành mạch. Bài báo khoa học thì nhờ người viết thuê “đưa cho họ mấy đồng nhờ đăng bài”. Chạy để có tên trong một tổ chức phi chính phủ để hồ sơ đi lọt. Đề cương được nhờ làm. Ngay cả khi bảo vệ luận án, lỡ có không biết gì thì cũng “yên tâm, cái đó lo được”.

Và người có thể hô biến một anh lái gỗ, một viên thuốc không biết đọc tên, trở thành tiến sĩ y khoa, là đương kim Trưởng bộ môn Y học cộng đồng, Đại học Y Thái Nguyên, ông đương nhiên cũng là một... tiến sĩ.

Cách đây chưa lâu, báo chí phát hiện ra một tiến sĩ giám đốc sở lấy bằng tiến sĩ ở ĐH Nam Thái Bình Dương (Mỹ) trong khi một chữ hello không biết.

Rồi một tiến sĩ phó bí thư tỉnh ủy lấy bằng tiến sĩ, cũng ĐH Nam Thái Bình Dương, cũng Mỹ, trong chỉ 6 tháng và với giá 17.000USD.

Và đến giờ là tiến sĩ lái gỗ, với giá 200 triệu.

Cũng cách đây chưa lâu, một câu hỏi đã được đặt ra: Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GDĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học, vậy 15.000 tiến sĩ còn lại đang ở đâu?

Câu trả lời ít hại nhất, ít nguy hiểm nhất là họ đang không làm gì. Không nghiên cứu khoa học.

Thà để cái học vị tiến sĩ chỉ để trang trí tấm danh thiếp, còn hơn những tay lái gỗ phô phang tấm bằng vào việc nghiên cứu, hoặc thậm chí...cứu người.

Trở lại với bài điều tra 200 triệu lấy bằng tiến sĩ y khoa. Dư luận thật sự đã bừng bừng phẫn nộ, chủ yếu là vì mấy chữ tiến sĩ y khoa, bởi không thể đoán biết được điều gì xảy ra khi một tiến sĩ lái gỗ hành nghề kê đơn bốc thuốc dối trá ngụy tạo trên sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Nhưng vấn đề nghiêm trọng không phải chỉ ở chỗ đây là câu chuyện hoàn toàn có thể trở thành sự thật, mà là câu hỏi, vậy thì có bao nhiêu trong số 24.000 tiến sĩ là “những tay lái gỗ”.

Vấn đề ở chỗ, những tiến sĩ giám đốc sở, tiến sĩ phó bí thư nguy hiểm chẳng khác gì những tay lái gỗ trong y học. Bởi sự giả dối trong y học, dù phải trả bằng một cái giá đắt, thậm chí là sinh mạng người bệnh, nhưng còn dễ dàng phát hiện và chúng ít nguy hiểm hơn là những giả dối dốt nát được che đậy lấp liếm bằng quyền lực.

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site