lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

quân sự việt nam, quan su viet nam, sư đoàn nhảy dù, Airborne

Trận Charlie 1972

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

quân sự việt nam

Trung tá Nguyễn-Đình Bảo trong cuộc hành quân tiến chiếm Damber - Campuchia ( 8-1971 )

lịch sử việt nam

Đại tá Trương Vĩnh Phước và trung tá Nguyễn Đình Bảo tại chiến trường Damber - Campuchia

CHARLIE, TÊN NGHE QUÁ LẠ

Quả tình nếu không có trận chiến mùa Hè năm 1972, thì cũng chẳng ai biết đến Charlie, vì đây chỉ là tên quân sự dùng để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ chập chùng vùng Tân Cảnh, Kontum.

Charlie, "Cải Cách," hay "C," đỉnh núi cao không quá 900 thước trông xuống thung lũng sông Pô-Kơ và Đường 14, đông-bắc là Tân Cảnh với mười hai cây số đường chim bay, đông-nam là Kontum, thị trấn cực bắc vùng Tây Nguyên. Charlie bị bao vây bởi Căn Cứ 5, Căn Cứ 6 ở phía bắc, những mục tiêu quân sự nổi tiếng, những vị trí then chốt giữ cửa ngõ vào Tân Cảnh mà bao nhiêu năm qua, bao nhiêu mùa hè, mùa mưa rào, báo chí hằng ngày trong và ngoài nước phải nhắc tới khi những hạt mưa đầu mùa rơi xuống vùng núi non, cạnh sườn cực tây địa giới nước Nam.

Năm nay, sau bao nhiêu lần thử thách từ mùa mưa 1971 qua đầu xuân 1972, Bắc quân vẫn không vượt qua được cửa ngõ hai căn cứ số 5, số 6, thế nên cộng quân đổi hướng tiến, lòn sâu xuống phía nam hai căn cứ trên để tiếp tục sự nghiệp "giải phóng" với mục tiêu cố định: Tân Cảnh, cắt Đường 14.

Vòng đai Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù nằm về phía trái quốc lộ có hình cánh cung bắt đầu bởi căn cứ Anh Dũng ở cực bắc đến Yankee (hay Yên Thế,) ngã lần xuống nam với Charlie, Delta, Hotel, Metro và chót hết là Bắc Ninh, phía đông Võ Định, nơi đặt bộ chỉ huy lữ đoàn. Vòng đai này có nhiệm vụ che chở phía trái đường 14, phát hiện sự di chuyển từ đông sang tây của địch xong dùng phi pháo để tiêu diệt. Đây là lý thuyết chiến thuật, quan niệm hành quân của phía Cộng Hòa đối với mục tiêu và hướng tiến của phía Cộng Sản hằng bao nhiêu năm. Nay bộ đội Bắc Việt thay đổi đường đi và quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) lập các vòng đai Nhảy Dù như Yankee, Charlie, Delta bắt đầu được đặt tên để tiếp nhận định mệnh tàn khốc trong cuộc chiến trùng trùng. Đoạn sau kể về trận đánh ở Charlie, trận đánh nhỏ của một tiểu đoàn Nhảy Ðù, nhưng điển hình cho toàn thể bi hùng cực độ về người Lính Chiến Việt Nam.

ÐẾN ÐÂY NGƯỜI GẶP NGƯỜI

Đường mòn Hồ Chí Minh (HCM) trên đất Lào khi chạy đến vùng Tam-Biên phía đông cao nguyên Boloven chia ra hai nhánh. Nhánh thứ nhất từ Chavane đâm thẳng biên giới Lào-Việt xuyên qua dãy Chu Mon Ray để nhắm vào Darkto. Nhánh thứ hai từ Bản Tasseng qua trại Lệ Khánh, và Kontum là mục tiêu cuối cùng của quan niệm chiến thuật Bắc quân: Phải chiếm giữ thị trấn cực bắc này để làm bàn đạp lần tấn công Pleiku, rồi từ đây tiến về phía đông, xuống bình nguyên tỉnh Bình Định.

Gọi nhánh thứ nhất là nhánh Bắc và nhánh thứ nhì là nhánh Nam. Trong chiến dịch Xuân-Hè 72 của Mặt Trận B3 (chiến trường Tây Nguyên), đường rẽ phía Bắc được sử dụng, từ đỉnh 1773 của núi Chu Mon Ray, con đường không thể gọi là một nhánh nhỏ của "đường mòn Hồ Chí Minh" nữa, nhưng phải gọi đó là một "bypass" của một cải lộ tuyến phẳng phiu trơn láng, chạy ngoằn ngoèo qua các cao độ, đổ xuống những thung lũng hun hút của dãy Big Mama Mountain rồi bò theo hướng đông đến đỉnh Kngok Kon Kring. Đỉnh núi này cao quá, con đường phải quẹo qua trái, đi lên cao độ 960 và tạm dừng lại. Dừng lại, vì phía đông, hướng trước mặt chỉ cách mười cây số, con sông Pô-Kơ dậy sóng. Con sông ầm đổ qua ghè đá, ào ào đi giữa rừng xanh núi đỏ. Bên kia sông, Quốc Lộ 14 chỉ khoảng trên dưới sáu cây số và đầu con đường là Tân Cảnh, mục tiêu của bao chiến dịch.Từ ngày chiến tranh "giải phóng" bùng nổ.

Đây rồi, "...nồi cơm điện National" đây! Tân Cảnh hấp dẫn ngon lành như cô gái yếu đuối hớ hênh thụ động nằm dưới thung lũng bát ngát ở đằng kia. Bộ đội ta tiến lên. Nhưng không được nữa, con đường đã bị dừng lại, và bộ đội ta dù được "tùng thiết," dù được đại pháo "dọn đường" cũng phải dừng lại, vì đỉnh 960 chính là bãi đáp C, là cứ điểm Charlie và Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù đã xuống LZ (landing zone, tức bãi đáp trực thăng, hoặc khoảng đất trống dùng để đổ quân từ trực thăng) này từ ngày 2 tháng 4/1972. Con cháu Bác và Đảng phải ngừng lại bố trí trận địa. Nỗ lực kinh khiếp kéo dài trên năm mươi cây số đường núi, từ ngã rẽ đất Lào phải dừng lại vì chạm phải "sức người." Ở đây, người đã gặp nhau.

Vực thấp, đỉnh cao, bạt núi, xẻ đèo, những con người cuồng tín và tội nghiệp của miền Bắc đã làm được tất cả. Con đường núi của Tướng Stiwelle từ Miến Điện đến Trùng Khánh, Trung Quốc năm 1945 đã là một sự khủng khiếp. Đường xuyên sơn vạn dậm, dài thật dài, quanh co khúc khuỷu lớp lớp giữa núi rừng nhiệt đới, con đường nổi tiếng đúng như tầm vóc và giá trị của nó. Cả nước Tàu sống bám vào cái ống cứu nguy thậm thượt hun hút này

Vào thời điểm đầu thế chiến, nước Tàu, đồng minh "tuyệt vời cần thiết" của người Mỹ dễ thương cần phải sống để chống đỡ trục Bá Linh-Đông Kinh. Con đường quả đáng tiền và đáng sợ. Nhưng đường này làm bằng máy, dưới sự yểm trợ và che chở của các "Ong Biển" hảo hạng, những người lính công binh chiến đấu hãnh diện của Mỹ quốc giàu sang hùng mạnh. Năm mươi cây số đường xuyên sơn của "bộ đội ta" thì khác hẳn. Bộ đội đào bằng tay trong đêm tối. Bộ đội lấp hố dưới tấm lưới lửa thép của B-52, trên những giải thảm tử thần dầy lềnh bom-bi CBU (cluster bomb unit). Sức người và lòng cuồng tín ghê gớm đã vượt qua giới hạn. Đấy không còn là người với thịt da biết mệt mỏi đau đớn, cũng không là người với trí óc biết nguy biến và sợ hãi. Bắc quân, khối người vô tri tội nghiệp chìm đắm trong ảo tưởng và gian nguy triền miên. Con đường sạn đạo vào đất Ba Thục tân thời được hoàn thành từng phân từng thước. Bắc quân theo đó đi về Đông.

Nhưng đến đây, ở cao độ 960, người lính Bắc Việt không tiến được nữa vì đã gặp "người." Người rất bình thường và giản dị. Người biết lo âu, sợ nguy biến. Người có ước mơ và ham muốn vụn vặt. Những người không thần thánh hóa lãnh tụ và tin tưởng Thiên Chúa cũng chỉ là bạn tâm tình. Nhưng đó cũng là những người lính đánh giặc "tới" nhất của Quân Lực Miền Nam, chỉ huy bởi những sĩ quan miệt mài trên dưới mười năm trận địa. Những sĩ quan biết đánh hơi rất chính xác khả năng và ý định của đối phương. Bắc quân dừng lại giữa đường, ảo tưởng bị công phá và tan vỡ. Họ gặp lính Nhảy Dù Việt Nam.

TRẬN ÐÁNH TRÊN CAO ÐIỂM

Anh Năm (tức Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, sĩ quan chỉ huy trưởng của Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù) bố trí quân "hết xẩy." Cứ điểm C hay Charlie chính thống, cao độ 960 giao cho "thằng 1," Đại Đội 1, do Thinh, trung uý Khoá 25 Thủ Đức chỉ huy. Thinh trẻ tuổi đời lẫn tuổi lính. Thinh có vẻ yếu trước mắt mọi người vì Thinh... đẹp trai. Đã đẹp trai, tốt mã thì đánh giặc hơi yếu. Chẳng hiểu sao phần đông là như thế. Những anh có vẻ tài tử, ăn nói ngon lành, rỗn rãng thường hay lạnh cẳng.

Nhưng nghĩ cho kỹ thì cũng công bằng thôi, con người mà, được cái này thì mất cái kia. Nhưng anh Năm dưới cái nhìn sắc sảo của con ó, kèm theo "suy tư " của phó Mễ đã chọn Thinh để giữ Charlie vì cả hai người chỉ huy đều chắc một điều: Đây là một tay "dur," loại liều, thứ "kép trẻ đang lên" của trận địa. Thinh được lãnh hãnh diện "nhất kiếm trấn ãi" và những ngày sau Thinh đã chứng tỏ, người chỉ huy mình đã không nhầm lẫn.

Phía bắc của C giao cho Ðại Ðội 3, do Hùng "mập" làm đại đội trưởng. Hùng chỉ là đại úy thôi, nhưng "người" có đủ tác phong và khả năng để "tiến" xa hơn. Vì "người" cũng là tay văn nghệ, "lãnh tụ" sinh viên, có kích thước cơ thể và tính chất của tướng Thắng, ông "tướng sạch nhất " của quân đội và cũng là ông tướng học giỏi nhất! Nhưng giờ này Hùng chỉ là "simple captain" nên cam phận dẫn quân lên trấn giữa phía bắc Charlie, căng mìn bẫy, đào hầm chờ con cháu Bác, những chiến sĩ Điện Biên. Điện Biên cái con bà nhà nó, lúc xưa bố nó đánh Điện Biên chứ đâu phải nó hôm nay, trong họ tôi có ông chú làm tiểu đoàn trưởng đánh cái Điện Biên khỉ gió kia. Bây giờ tụi nó là cái chó gì. Chẳng nhẽ tôi là lính Tây cà-lồ sao? Phần còn lại tiểu đoàn lên cao điểm 1020, hay C2.

Anh Năm bảo Mễ:

- Mình giữ hột lạc (cao độ trên bản đồ, thường nhìn giống như hình hột lạc) này vì phía nam tao chắc toàn tụi nó. Lệnh hành quân bắt buộc mình phải giữ cửa thằng Charlie. Kẹt lắm, trước sau gì tụi nó cũng phải chiếm thằng Charlie này, và mình thì chỉ việc "thủ." Bố khỉ, thôi đã xuống đây thì phải giữ chứ biết làm sao, hôm đi họp hành quân được nhận tin tình báo từ quân đoàn, Sư Ðoàn 320 (tức Sư Ðoàn Điện Biên của Bắc Việt) đã rút về tây, vào đất Lào!

- Anh Năm yên chí, mình "hơn tiền " tụi nó! Mễ chắc giọng.

Nhưng thật ra tất cả chỉ là những câu nói bề mặt, phần trong, đằng sau lý luận và phân tích, do những kinh nghiệm và nhạy cảm riêng về chiến trường, mọi người đều có chung ý nghĩ: Xong rồi, mình đã lọt bẫy! Bởi, chiến tranh miền núi là chiến trường giữa những cao điểm. Ðành rằng C và C2 cũng là những cao độ, nhưng 960 và 1020 làm sao chế ngự được những đỉnh 1773, 1274, 1512 của rặng Big Mama Mountain và tiếp theo một dãy đường đỉnh nam rặng Chu To Sang. Và pháo binh của tụi nó. Pháo và kèm theo một "rừng cối," gồm một hệ thống súng cối có đường kính từ 80 ly trở lên hoặc sơn pháo bắn thẳng.

Sự thông minh và tinh tế về chiến trường của toàn bộ sĩ quan tiểu đoàn ngừng lại ở đây. Họ không dám nghĩ thêm. Phần lệnh hành quân đã giao cho họ một đỉnh núi trơ trọi để sửa soạn vinh quang cùng cái chết. Họ chỉ có một đỉnh Charlie đang hừng hực bốc hơi dưới nắng hè hạ chí trời Tây Nguyên. Định mệnh, sức mạnh khắc nghiệt khốn kiếp đã bắt phải như thế. Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù không còn khả năng chọn lựa. Như cuối cùng cái chết thế nào rồi cũng phải tới cho dù người lính hằng chiến đấu quyết liệt bao nhiêu. Sự thông minh và tinh tế về chiến trường của toàn bộ sĩ quan tiểu đoàn ngừng lại ở đây. Họ không dám nghĩ thêm. Phần lệnh hành quân đã giao cho họ một đỉnh núi trơ trọi để sửa soạn vinh quang cùng cái chết.

Ngày 6, cứ điểm Delta ở phía Nam bị đánh. Đúng chiến thuật, lính ông Giáp tưới xuống một trận mưa pháo, cối và hoả tiễn. Đêm thật dài, người ở Charlie chờ đợi và theo dõi. Tiên sư, tụi thằng Mạnh (Tiểu Ðoàn Nhảy 2 Dù giữ căn cứ Delta) bị rồi. Xem thử tụi nó đánh đấm ra sao? Bộ chỉ huy Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù chong mắt vào loa khuếch đại máy truyền tin để nghe kết quả. Trời sáng dần, Delta lấy lại được, quân ta thắng. Anh Năm nhìn Mễ:

- Mày thấy đấy, chúng sẽ chơi với mình cũng với cách này, chúng sẽ lấy kinh nghiệm ở Delta để "dứt điểm" mình.

Toàn thể bộ chỉ huy im lặng. Mọi người đều có ý nghĩ chung. Bao giờ đến lượt mình? Bao giờ?

Nhưng anh Năm không thụ động, con hổ dù bị nhốt trong chuồng vẫn còn nguyên phong độ, uy lực riêng. Không cần phải luận lý lâu lắc. Đây, quyết định của anh:

- Mễ, mày đem hai thằng 2 và 4 (Đại Ðội 2 và 4) lên chiếm cho tao cái này. Anh chỉ vào một cao điểm ở nam C2. Nếu chiếm được mình sẽ cho một thằng lên giữ nó, mình đã bị phân tán mỏng thì cho mỏng luôn, càng mỏng càng tốt, tránh được pháo, đỡ bị tụi nó vây... Mày nghe chưa?

Mễ gật đầu, anh Năm thấy, nó cũng chung ý nghĩ. Đã vào bẫy thì tìm cách thoát ra, một đỉnh núi không thể là vị trí cố thủ. Tôi nghe anh rõ. Mễ trả lời. Trời vừa sáng, Mễ quay bảo Hải, Sĩ Quan Trưởng Ban 3 (Ban Hành Quân):

- Ông cho hai thằng 2 và 4 chuẩn bị, mình đi làm ăn. Không thể ngồi đợi tụi nó tới đây rúc rỉa, cấu xé được.

Ba đợt xung phong không thành, Bắc quân quả không dại dột bỏ vị trí rất nhiều ưu điểm. Cũng bởi sườn quá dốc, quân ta dù can trường, dùng tay lẫn chân cũng không thể nào "chạy" qua được hàng lưới lửa của đại liên 12.7 ly hoặc sơn pháo 75 ly bắn thẳng!

- Cho thằng Mễ lui! Anh Năm bảo Hải. Trán cau lại, anh nhìn xuống đất, gỡ kính, chớp mắt, nói nhỏ sau tiếng chặc lưỡi: Mình bị một con dao đâm lút cán vào lưng!

Những ngày sau tương đối bình yên, hằng ngày các đại đội tung các đứa con ra xa lục soát, chỉ trừ đường về phía nam, nơi tụi "khốn nạn" đang chui trong núi. Làm sao "móc" chúng ra được? Bom thả xuống hằng ngày, nhưng chỉ là bom miểng. Mẹ, hầm tụi nó đào theo chữ U hoặc con c... gì gì thì làm sao bom "lách" vào được? Anh Năm đi lại trên đỉnh đồi nhìn bốn hướng trùng trùng và xa xa trong ánh nắng về phía Tây, cuối con đường trong vùng núi Lớn có lớp bụi mù.

- Xe chúng nó! Xe chúng nó! Tăng hay GMC của tụi nó... Bom! Bom! Gọi lữ đoàn, Hải!

- Để em gọi, nhưng Molotova chứ đâu phải GMC, anh Năm.

- Thì đấy là GMC của Nga, mày biết mẹ gì!

Đàn em thì bao giờ cũng "chẳng biết mẹ" gì. Anh Năm vốn hay phủ đầu như vậy. Nhưng đấy chỉ là một cách nói, bởi anh rõ ưu điểm của từng người như một máy ghi âm cực tốt. Máy bay ta ào tới, con đĩ "Lan 19" lượn một vòng trên vùng chỉ định, cho "ra" một trái khói. Khu trục nhào xuống tiếp theo, bom nổ dâng cột khói lên cao.

- Tiên sư, bom ném thì hay nhưng sợ tụi nó trốn rồi, nó lại không trốn luôn mà quay trở lui về phía mình thì bỏ mẹ.

Sau cơn bom, khói bay lên không trung, qua bóng nắng đằng xa thung lũng lại có lớp bụi mới bồi từng chập.

- Tăng! Tăng! Tăng nữa! Ðông quá, tụi nó chưa bị! Tiên sư, nó trốn ở đâu nhỉ? Trên đồi cao, anh Năm đứng im như con báo nhìn lũ sài lang tiến tới hằng hằng lớp lớp. Làm gì được bây giờ. Không lẽ xin thêm phi tuần khu trục?

Ngày 11, trận địa pháo bắt đầu. Pháo thật sự của 122 và 130 ly ào ào trútxuống C1, C2, C3. Không phải từng trái, nhưng từng chùm, từng loạt. Một, hai, ba... Hải cố gắng đếm.

- Mày làm gì thế, điên sao em? Anh Năm vừa hỏi vừa cười.

- Mình gắng đếm để báo cáo cho chính xác!

- Thế thì Mày phải đếm hàng chục một, một chục, hai chục... Tụi nó đâu "đi tiền" lẽ!

- Tụi nó "chơi" tôi! Thinh ở Charlie báo cáo qua máy.

- Mày giữ nỗi không? Anh Năm cướp ống liên hợp máy truyền tin trên tay Hải.

-Trình " đích thân," suya là tôi giữ được, xin cho pháo mình nổ gần tôi thêm chút nữa.

Pháo căn cứ hoả lực Võ Định (nơi đặt bộ chỉ huy lữ đoàn) bắn tới tới trước, rơi xuống sườn phía đông Charlie. Đạn 105 và 155 ly nổ từng trái một, khói bụi tung lên trông rõ.

- Mẹ, bắn gì "quý phái" vậy, nó tấn công chính diện ở phía tây. Mày xin pháo Căn Cứ 5 bắn xuống dễ ăn hơn!

Hải bốc ba, bốn cái máy truyền tin một lúc, năm ngón tay chuyên "xoa", "nặn" di chuyển trên giàn ống liên hợp lẹ như chớp... Thằng này gọi là "Hải khều" cũng phải, nó khều cái gì đúng cái đó! Anh Năm phịa câu khôi hài đúng lúc. Hải nheo mắt cười thích chí.

Pháo Căn Cứ 5, và hai căn cứ Sơn Tây và Mạnh Mẽ cùng ào xuống, vây quanh Charlie vòng đai lửa.

- Đấy! Đấy! Phải như thế mới được. Anh Năm gật gù tán dương, đồng lúc tiếng Thinh vang vang qua loa khuyếch đại.

- Trình đích thân cứ cho gà nó "đá" như thế, em đánh tụi nó de ra như đuổi con nít. Tốt! Tốt! cho gần hơn năm mươi thước nữa thì tốt hơn, ngay trên tuyến em cũng được!

Bốn mươi lăm phút sau, pháo im bặt, cả ta lẫn của địch. Anh Năm lên hầm chong ống nhòm xem Ðại Ðội 1 bên đồi C lục soát chiến trường. Súng và xác bộ đội Cộng Sản nằm lềnh kênh chật kín đồi đất đỏ.

- Nó đánh thằng 1 là để dợt chơi, cú dứt sẽ với mình. <o:p></o:p>

- Trung tá, trên họ không tin nó pháo mình bằng 130 ly! Hải báo cáo, giọng mỉa mai.

- Gì? Anh Năm chỉ gắt được một tiếng. Như thế là người đang nổi cáu. Trường hợp này vốn rất ít, vì anh vốn trầm tỉnh, sự giận chỉ đến sau chót, khi đã cuối cùng chịu đựng.

- "Họ" bảo mày sao? Chữ "họ" được gằn xuống khinh thị!

- "Họ" bảo mình kiếm mảnh 130 để gởi về! Chữ "họ" thứ hai qua cách nói của Hảicũng đắng cay không kém.

- Đến đây mà kiếm, muốn thấy súng của chúng thì cũng đến đây, tao như thế này không lẻ la hoảng, báo cáo láo sao? Anh đá một hòn đất bay tung... Mẹ, nó xài toàn đạn delay (tức đạn đầu nổ chậm, xuyên phá qua đất hoặc công sự chiến đấu mới phát nổ) mới thế này đây! Câu nói ngắn đau đớn của niềm phẫn nộ tuyệt vọng.

- Cho sửa sang hầm hố, ngày mai gì tụi nó cũng "chơi " lại. Trước khi bước đi, anh quay sang Hải, dặn thêm: Mày trình với lữđoàn, để nói với quân đoàn, đây là đạn 130 ly thật. Là 130 ly xuyên phá. Mày bảo tao nói thế.


Đêm xuống thật mau, đêm của núi rừng thẩm màu và đầy bóng tối đe doạ. Sao trên cao lấp lánh, sương mù đùn lớp. Đêm như có hình khối chuyển dịch. Ðêm chất chứa che dấu hàng ngàn sinh vật đang bò dần vào cứ điểm. Đêm cũng vô cùng im lặng, nhưng nỗi im lặng kinh dị như khoảng cách từ khi viên đạn ra khỏi nòng súng và sắp sửa "chui" xuống mái hầm, hố phòng thủ. Trong bóng tối, mấy trăm con người trên ba cứ điểm dựng đứng đôi mắt xuyên thủng qua bóng tối. Và chờ. Ngủ chỉ là khoảng cách ngắn để đối mắt khép lại, đầu gục xuống, xong giật mình tỉnh giấc với nỗi "lo lắng" như vừa qua cơn mê thiếp dài, và trong khoảng khắc "dài thăm thẳm chóng vánh" này, hình như quân địch đã tiến sát gần hơn. Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù qua đêm trong chập chờn sắc buốt với cảm giác viên đạn vô hình đang bay thẳng vào mặt. Có ráng hồng bên kia núi. Ngày đã tới. Ánh sáng đẹp âm vang hân hoan, như ân huệ nồng nàn vừa được sống sót qua thêm một đêm.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site