lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

quân sự việt nam, quan su viet nam, sư đoàn nhảy dù, Airborne

Trận Charlie 1972

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

anh hùng Nguyễn Đình Bảo

"Tảng sáng hôm sau 15 tháng 4, Thành "râu", bạn cùng khóa 19 của tôi, từ Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn vần vũ trên trực thăng bay ngang Charlie, ngó cảnh hoang tàn đổ nát đang âm ỷ cháy để chào Anh Năm lần cuối và tìm cách bốc các binh sĩ lạc lõng sau trận đánh hãi hùng ngày hôm trước.

"Anh Năm,

"Ðó là tất cả những gì đã đến với đơn vị, sau khi Anh ra đi. Mặc dù Anh ở lại Charlie, nhưng Anh không cô độc, anh có "tụi nhỏ" ở lại cùng Anh. Anh sẽ ngắm hoàng hôn để nhớ thời trai trẻ, Anh sẽ gặp lại hình ảnh một "công tử càn" của Hà Nội năm xưa hay một thanh niên mới vào đời trong Trại Học Sinh Nghèo Phú Thọ, bỏ Bắc vào Nam năm 1954 khi đất nước chia đôi. Chiếc đai đen nhu đạo và những kỷ niệm "giang hồ" Anh hay kể cho tụi tôi nghe vẫn mãi mãi là những gì đẹp nhất khi bạn bè ngồi nhắc tới anh.

"Anh Năm thân kính,

"Ðúng như Anh đã tiên liệu khi đặt chân lên Charlie, nỗi lo âu, sự tiên đoán của Anh đã thực xảy ra cho Bộ Chỉ Huy Nhẩy Dù và các đơn vị bạn.

"Charlie mất ngày 14 tháng 4 thì Delta, Metro ở phía nam cũng phải di tản. Vòng đai Nhẩy Dù bỏ trống bên hông, Sư Ðoàn 320 Cộng quân tăng thêm Sư Ðoàn 2 ào ào như nước vỡ bờ đánh chiếm Tân Cảnh, khởi đầu cho những ngày Hè rực lửa trên quê hương.

"Sông Lô, Tiểu Ðoàn 7 Nhẩy Dù phải mở huyết lộ đánh qua đỉnh Chu-Pao, kéo toàn Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn 2 Nhẩy Dù về Kontum.

"Ngày 24 tháng 4 năm 72, Tân Cảnh rơi vào tay giặc, đúng 12 ngày sau khi Anh đi khuất. Giòng sông Dapla quanh thị trấn Kontum đỏ ngầu, xác ta và địch hòa với màu đỏ của những hàng phượng vĩ buồn thảm gục ngã hai bên bờ sông. Kontum, Pleiku đang chiến đấu một mất một còn với giặc. Mùa hè thảm khốc đang ập đổ trên quê hương, mở đầu cho thiên Chiến Sử oai hùng của Quảng Trị, Kontum và Bình Long anh dũng.

"Anh Năm,

"Sau ngày tôi bị thương, tôi được đưa về bệnh viện Ðổ Vinh trong căn cứ Hoàng Hoa Thám. Loạt đạn AK bắn bể xương bàn chân và mắt cá chân bên phải. Mổ xẻ xong xuôi, mấy anh Toubib cho biết tôi không còn hy vọng quay lại đơn vị tác chiến và nhẩy dù được nữa, vì xương bàn chân và mắt cá đã gẫy vụn làm nhiều mảnh. Tôi lê bàn chân bó bột về nhà chờ 29 ngày tái khám và bắt đầu làm quen với đôi nạng gỗ trên vai.

"Anh Năm,

"Ðã năm lần bảy lượt tôi vào cư xá sĩ quan Chí Hòa muốn thăm Chị và cháu Tường, nhưng lần nào cũng vậy, khi đỗ xe gần cửa nhà Anh, nhìn vành khăn tang trên đầu chị và cháu thì tôi lại không có can đảm và đổi ý ra về. Tôi sợ sự thật, tôi sợ khi phải đối diện với chị. Tôi biết ăn nói làm sao, giải thích thế nào về sự ra đi của Anh. Còn cái cảnh khổ và chua xót đớn đau nào hơn khi hình Anh trên bàn thờ nghi ngút khói hương, nhưng thân Anh lại không có được một nấm mồ? Người ta nói nghĩa tử là nghĩa tận, sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người mỗi mồ, nhưng chúng tôi đã bất lực, đã bỏ Anh mà đi, bỏ Anh ở lại Charlie nơi rừng xanh núi đỏ xa hút mãi tận Trường Sơn.

"Anh Năm,

"Ngoài đời Anh sống hào sảng, phóng khoáng và thật "giang hồ" với bằng hữu anh em, còn trong quân ngũ, Anh như một cây tùng ngạo nghễ giữa bão táp phong ba, Anh không nịnh cấp trên đè cấp dưới, Anh chia xẻ vinh quang buồn thảm với sĩ quan và binh sĩ thuộc cấp. Anh sống hùng và đẹp như thế mà sao lúc ra đi lại quá phũ phàng!?

"Tôi lang thang ra phố, người ta vẽ chân dung nhiều sĩ quan tử trận trên khắp 4 Quân Khu thuộc đủ mọi binh chủng, trên những khung vải thật lớn dựng trên công viên hay những giao lộ tấp nập người qua lại, với hàng chữ "Anh Hùng" và hai chữ "Tiếc Thương". Người họa sĩ có nét bút xuất thần vẽ thật giống Anh với đôi hàng chữ: "Tiếc Thương Cố Ðại Tá Nhẩy Dù Nguyễn Ðình Bảo, Người Anh Hùng Ðã Ở Lại Charlie" trên khung hình treo trước công viên Quốc Hội.

Tôi ngừng xe, nhìn Anh thật lâu giữa giòng người xa lạ trên hè phố, nhưng đầu óc thì chỉ thấy khỏi lửa ngập trời bên tiếng hò reo ở trận chiến Charlie.

Tôi về lại vườn Tao Ðàn, vẫn những hoa nắng tròn tròn xuyên qua khe lá, lấp loáng trên bộ đồ hoa ngụy trang theo mỗi bước chân. Cây vẫn xanh, chim vẫn hót, ông lão làm vườn vẫn lom khom cầm kéo tỉa những chùm hoa loa kèn, những cụm hoa móng rồng và những bụi hồng đầy mầu sắc. Bên gốc cây cạnh căn lều chỉ huy của Anh hồi tháng trước khi còn đóng quân ở đây, tôi thấy có bó hồng nhung đỏ điểm vài cánh hoa loa kèn trắng.

Chống đôi nạng gỗ xuống xe, tiếng gõ khô cứng của đôi nạng trên mặt đường khiến ông lão ngẩng đầu và nhận ra tôi. Xiết chặt tay ông cụ, trong ánh mắt già nua chùng xuống nỗi tiếc thương, chòm râu bạc lưa thưa phất phơ trước gió. Ông cụ đọc báo, nghe đài phát thanh nên biết Anh đã ra đi, nên sáng nào cũng để một bó hoa tưởng nhớ và tiễn đưa Anh. Cụ mời tôi điếu thuốc Quân Tiếp Vụ, rồi ngồi xuống cạnh gốc cây, tay vuốt nhẹ trên những cánh hồng, sợi khói mỏng manh của điếu thuốc nhà binh quện trong tiếng nói:

"- Thuốc lá Ông Quan Năm cho, tôi vẫn còn đủ dùng cho đến cuối năm. Mấy chục năm nay tôi mới gặp một ông quan nói chuyện thân mật và tốt bụng với những người dân như tôi. Người tốt mà sao Ông Trời bắt đi sớm như vậy!? "Tôi lên xe theo xa lộ Biên Hòa để về hậu cứ tiểu đoàn. Doanh trại Ðồi Mũ Ðỏ hoang vắng buồn tẻ khi các đơn vị đang bận hành quân. Qua khu trại gia binh, khăn sô trải trắng trên đầu góa phụ, bầy em bé thơ ngây đang nô đùa hồn nhiên trước sân trường.

Vượt con dốc, chạy một vòng quanh doanh trại, sông Ðồng Nai vẫn mênh mông uốn khúc quanh các lò gạch nhả khói dưới chân đồi, rừng cây khuynh diệp bên kia vẫn thoang thoảng mùi dầu gió trên không. Giàn hoa dưa tím trước phòng Anh và tôi thoảng mùi thơm đong đưa trước gió. Cảnh cũ còn đây, nhưng người xưa sẽ chẳng trở về.

Tôi chợt nghe tiếng kèn hạ cờ buổi chiều trên đỉnh đồi doanh trại. Tôi lại nghĩ tới Anh. Lúc nằm xuống không một tiếng kèn đưa tiễn và thiếu cả một lá cờ phủ lấy xác thân. Tôi dục chú tài xế lái xe xuống đồi thật nhanh, tôi đang chạy trốn Anh, chạy trốn đồng đội và thằng bé đệ tử của tôi. Tất cả hình như đang nói nói cười cười đâu đây trong doanh trại..

"Anh Năm,

"Anh đã ra đi hơn một phần tư thế kỷ, 26 năm biết bao vật đổi sao rời. Ðể tôi làm lại nhiệm vụ ngày xưa kể lại anh nghe...

"Mễ, Liệu và tôi, những người gần gũi Anh nhất trong trận chiến Charlie đã không còn ở quê nhà và chúng tôi đã nhấp nhô theo vận nước nổi trôi. Ðàn em của Anh đã bỏ quê hương đi về "quê hương mới?!" Mặc dù Anh đã đi thật lâu, con trai của Anh đã là một y sỹ, chiến hữu của Anh kẻ ở người đi, nhưng những người còn lại vẫn nhớ Anh, họ vẫn nhắc đến tên Anh qua bài hát mà Nhật Trường viết tặng riêng Anh, viết cho "Người Ở Lại Charlie."

"Mấy chục năm sau, vượt đại dương muôn trùng sông nước, theo gió bay ngang dọc địa cầu, dù ở nơi đâu, chân trời góc biển, nơi đâu có người Việt thì nơi đó họ hát bài ca bất hủ để nhớ Anh. Ngay cả ở quê nhà, kẻ thù của Anh cũng vẫn nghe dân chúng hát bài ca để nhắc đến tên Anh.

"Chắc Anh chưa quên ông "Sĩ Quan Võ Bị Quân Y" Tô Phạm Liệu, ông Toubib Nhẩy Dù ngực đỏ huy chương, người uống VSOP (Very Sexy Old Parachutist) như hũ chìm. Khi hành quân thì một bên ống chích, một bên M16, cũng ăn pháo, cũng la hét, cũng bắn hết băng M16 này đến băng M16 khác khi đánh ở Charlie, Dambe, Hạ Lào, Ashao, Aluoi...

"Tháng 4 năm 75. Cũng lại tháng 4, tháng mà Anh đã đi khuất, Liệu di tản qua Mỹ, thi lại bằng y sĩ và hành nghề tại tiểu bang Lousiana trong một bệnh viện tâm thần. Liệu vẫn như xưa, vẫn vui vẻ, ồn ào. Ông đội trưởng "Ðội Hổ Sói Con" vẫn gặp tôi, Duffy và Mễ vài tháng một lần, nhưng Liệu có cái tên mới, để tôi đọc Anh nghe, chắc Anh lại búng tay, đá sỏi mà cười: "Ðệ Nhất Ẩm Sĩ, Cuồng Thái Y Tô Phạm Liệu".

Làm gì có ai trên đời có cái tên lạ lùng và hay như vậy. "Ðệ Nhất Ẩm Sĩ", người uống rượu số 1 thì Anh đã biết rồi, còn "Cuồng Thái Y" là anh Toubib làm việc ở nhà thương chữa cho mấy người điên.

"Liệu vẫn "ra đi không mang ba-lô, quần áo cứ thế đút túi" mà giang hồ với anh em. "Bến Cũ" nào cũng nồng ấm khi Liệu ghé ngang. Nếu ngày xưa chinh chiến có cướp mất Anh, thì ngày nay, bệnh hoạn đâu có tha Tô Phạm Liệu. Mặc dù là "Quan Thái Y" nhưng Liệu cũng không tránh khỏi bệnh nan y. "Ẩm Sĩ" họ Tô đã bỏ "Bến Cũ" mà đi. A Lịch Sơn thành (Alexandria) là nơi Liệu làm việc và lặng lẽ ra đi sau cả năm bạo bệnh cuối đời...

"Mê Linh, Phương Hải, Sông Lô, từ Bắc Cali "đội pháo" mà đi. "Bến Cũ" Nam Cali, Dallas, Houston, New Orleans "hành quân" kéo tới. Ðám gà nhà Tịnh Hô, Ðà Lạc, Phán, Trác từ New York, DC kéo sang. "Nam Xương", người kể chuyện Anh trong thiên bút ký Mùa Hè Ðỏ Lửa đọc bài điếu văn, có nhắc đến Anh, nhắc đến Charlie.. cỏ cây hoa lá còn rung động, nói chi đến đám bạn bè đỏ mắt đứng quanh.

Ở đâu "Bến Cũ" cũng về để dự đám táng, đến để nhìn Liệu ra đi, đến để mỗi người một ly nhỏ VSOP với "Ẩm Sĩ" họ Tô. Ngày xưa thì bạn bạn bè bè. Bây giờ thì tro tàn thiêu xác!

Gần một phần tư thế kỷ sau, Liệu ra đi ở một nơi cách Charlie nửa trái địa cầu.

"Anh Năm và Toubib Liệu thân kính,

"Viết để nhớ Anh, để kể sự thật về Charlie và cũng để báo cáo với Anh là Liệu đã trở lại Charlie với Anh, với tụi nhỏ trong ngày giỗ tròn một năm của Liệu. Ðáng lẽ tôi muốn báo cáo với Anh từ lâu, nhưng mỗi lần cầm bút lên thì lại không biết viết gì. Không biết viết làm sao, toàn là chuyện kẻ ở người đi làm lòng chùng xuống, viết hoài không nổi.

"Hôm tháng rồi đi xem một phim chiến tranh. Phim chiếu cảnh một ông già mang gia đình qua bãi biển Normandie bên Pháp. Ông cụ đi một mình vào nghĩa trang, bóng người chập chững trong nghĩa địa toàn thập tự giá trắng tinh. Từ ngàn dậm xa xôi ông mang bó hoa đến thăm cấp chỉ huy, thăm những chiến hữu cùng chung đại đội với ông đã nằm xuống khi cùng ông cụ đánh chiếm một khu phố. Bao nhiêu bạn bè hy sinh, chỉ còn một mình ông cụ sống sót. Ngày Chiến Sĩ Trận Vong, một mình đứng nhìn bãi biển đổ quân, tiếng binh đao khói lửa, hình ảnh bạn bè gục ngã, cụ chập choạng với nước mắt lưng tròng. Ði vào nghĩa trang, gục đầu bên mộ để nhớ bạn và hình ảnh chiến trận năm xưa. Gia đình, vợ con rời xa nghĩa trang để cụ một mình sống lại với những huy chương dĩ vãng.

"Ngày Chiến Sĩ Trận Vong, tôi không thể đi thăm Anh, đồng đội và thằng bé đệ tử thân tín của tôi đã ở lại Charlie. Không phải vì Anh ở quá xa, nhưng vì 23 năm qua tôi chưa có ý định trở về. Nơi nào người ta cũng kèn hoa cho người đi khuất, vinh danh tưởng nhớ những chiến sĩ vị quốc vong thân, chỉ riêng nơi quê cũ, từ khi đất nước đổi thay, đâu có ai còn nhắc đến Ngày Chiến Sĩ Trận Vong!?

"Xin thắp nén hương lòng để tưởng nhớ Anh và tất cả bạn bè đã hy sinh cho tổ quốc.

"Tôi tự nhủ lòng, một ngày nào đó, nếu có dịp, tôi sẽ về, sẽ dến Charlie, sẽ đến những chiến trường xưa cũ, để nhớ bạn bè, để thắp một nén nhang thăm Anh và đồng đội. Nhưng, chả biết bao giờ thì làm được, mặc dù bây giờ tóc đã điểm sương!

"Xin tạ lỗi cùng Anh và Chiến Hữu.

"Toubib Liệu, gọi tên ông một lần nữa: "Ðệ Nhất Ẩm Sĩ, Cuồng Thái Y Tô Phạm Liệu" để nhớ Giỗ đầu của ông và gửi về ông hai chữ "Hồ Trường": ...... "Hồ trường, Hồ trường.. nay biết rót về đâu..."

Mũ Đỏ Đoàn Phương Hải

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site