lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Thăng Long Xưa Hà Nội Nay

Thăng long Hà Nội

Trẩn Nhu

Nguồn: quanvan.net

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30

CHƯƠNG XII: Hà Nội - Thời Đại Văn Hóa Dép Lốp

Thủ đô là bộ mặt của cả nước, cũng là niềm tự hào dân tộc. Nên các triều đại đều cố gắng tạo dựng cảnh đẹp và bảo tồn, gìn giữ các di tích lịch sử, nhất là về phương diện văn hóa, nếp sống văn minh của người Thủ Đô.

Ðối với các sứ thần (Ðại Sứ), các quan khách quốc tế đến nước ta thường tìm hiểu ngọn nguồn Thủ Đô, chiêm ngưỡng các danh lam thắng cảnh, tiếp xúc với người Thủ Đô, qua đó họ có thể hiểu được văn hóa Việt Nam.

Văn Hóa không chỉ thể hiện bằng văn, thơ, văn hóa cũng không phải chỉ ở đền đài cung điện mỹ lệ hay những nhà tư tưởng lớn và nhà thơ, nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm vượt không gian và thời gian, những cái đó chỉ thể hiện một phần của nền văn hóa. Có nhiều cách đánh giá, cách nhìn văn hóa. Nhưng đã nói đến văn hóa là nói đến con người, vì văn hóa là cách sống, cách cư xử giữa người với người, từ lời ăn tiếng nói...

Ai muốn tìm hiểu văn hóa Việt Nam không thể không quan tâm đến lời ăn tiếng nói của người dân Thủ Ðô, cũng như những mặt sinh hoạt khác có liên quan đến diện mạo văn hóa truyền thống và hiện đại.

Về phương diện lịch sử, lưu vực sông Hồng từ 5000 năm vốn là cội nguồn, cái nôi của văn minh dân tộc, nơi phát tích về nhiều mặt. Ðặc biệt là từ sau thế kỷ thứ ba trước công nguyên, vùng đất Thăng Long (Hà Nội) đã nổi lên như một trung tâm văn hóa qua các mốc của lịch sử: Nước Âu Lạc ra đời với kinh đô Cổ Loa, hai Bà Trưng khởi nghĩa đóng đô ở Mê Linh, các tướng tài của Lý Bí là Triệu Quang Phục, Phạm Tu quê ở Thanh Trì, Lý Phục Man lập phòng tuyến ở cửa sông Tô Lịch, cũng lần đầu tiên Lý Nam Ðế dựng chùa Mở Nước (Chùa Khai Quốc), sau này là chùa Trấn Quốc bên bờ Hồ Tây, Phùng Hưng, Ngô Quyền, đều khởi binh từ Ðường Lâm. Ông chọn Cổ Loa làm nơi định đô. Ðến năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Ðại La (Hà Nội). Thành Thăng Long đã diễn ra những dữ kiện văn hóa lớn: Xây Văn Miếu, và Quốc Tử Giám được tu sửa lại năm 1253, gọi là viện Quốc Học. Ðó là trường Ðại Học cao cấp không chỉ dành cho con em quý tộc mà được mở rộng cho sĩ phu cả nước. Chế độ giáo dục và thi cử đời Trần có quy củ hơn đời Lý. Các khoa thi ở Thăng Long được tổ chức đều đặn.

Những người trúng tuyển gọi là Thái Học sinh (Tiến Sĩ) và từ năm 1247 đặt thêm học vị Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa (gọi là tam khôi) tặng cho những người đỗ xuất sắc nhất. Ba vị tam khôi đầu tiên đều rất trẻ: Trạng Nguyên Nguyễn Hiền 12 tuổi, Bảng Nhãn Lê văn Hựu 17 tuổi, Thám Hoa Ðặng Ma La 13 tuổi, Lê Văn Hựu sau trở thành nhà sử học lớn, tác giả của bộ Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư 30 quyển, hoàn thành năm 1272.

Về giáo dục, thi cử phát triển cùng với việc lập viện Quốc Học, năm 1253 nhà Trần lập Giảng Võ Ðường (khu giảng võ hiện nay). Từ trường võ bị cao cấp đầu tiên này đã đào tạo ra một đội ngũ tướng soái tài ba của quân đội nhà Trần, trong đó có nhiều người lập nên công trạng bình Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn soạn hai bộ binh thư: Binh Thư yếu lược và Vạn Kiếp Tông Bí Truyền Thư, làm cơ sở lý luận cho việc tập luyện và đào tạo tướng tài.

Về mặt hành chính công việc quản lý Thủ Ðô thuộc Ty Bình Bạc. Năm 1265, nhà Trần đổi Ty Bình Bạc thành Kinh Sư An Phủ Sứ, năm 1341 đổi thành Kinh Sư Ðại Doãn, năm 1394 lại đổi làm Trung Ðô Doãn. Người đứng đầu chính quyền Thăng Long được chọn lựa rất chặt chẽ. Trước hết là phải có học vị cao, theo quy định năm 1265, người đó phải trải qua chức An Phủ Sứ các Lộ, nghĩa là đủ lệ khảo duyệt... nhờ đó Thăng Long đời Trần có nhiều viên quan cai trị tài năng, đức độ nổi tiếng như Trần Thì Kiến (An Phủ Sứ Kinh Sư năm 1297, Nguyễn Trung Ngạn “Ðại Doãn Kinh Sư” năm 1341).

Ðó là những nhân tố làm rạng rỡ cho Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. Theo đó là tiếng Hà Nội cũng có một vị thế vô cùng quan trọng, là tiếng nói của Thủ Ðô, trái tim của cả nước. Tiếng Hà Nội sở dĩ được yêu thích, ngưỡng mộ và trở thành ngôn ngữ văn học thống nhất từ lâu, một ngôn ngữ văn học làm chuẩn mực cho ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Theo quy luật chung, nơi nào có trình độ phát triển cao hơn về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội... thì ngôn ngữ của nó cũng phát triển hơn.

Nhưng những biến động của Lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, năm thập niên qua nói chung đã tác động đến cấu trúc cũng như chức năng của tiếng Hà Nội. Nếu coi ngôn ngữ vừa là sản phẩm đồng thời là yếu tố phương tiện của văn hóa thì tiếng Hà Nội là tấm gương phản ảnh văn hóa Hà Nội.

Nó tiêu biểu cho cả nước như một giòng âm thanh chủ đạo. Nói cách khác, tiếng Hà Nội đã được un đúc lên từ các nền của các phương ngữ Bắc Bộ mà cách đây vài thế kỷ được gọi là tiếng “Ðằng Ngoài”. Nó giống như một tài sản quý giá khác. Cái gì từ mọi miền của đất nước được thu nạp và chắt lọc những tinh túy nhất để rồi trở lại lan tỏa ra cả nước. Tiếng Hà Nội có quan hệ với ngôn ngữ chung của cả dân tộc được nhân dân cả nước yêu mến ngưỡng mộ. Ðiều này hoàn toàn tự nhiên, thuần lý, phù hợp với tâm thức và tình cảm sâu xa của toàn dân Việt Nam, đồng lòng hướng về một ngôn ngữ chung từ lâu.

Nhưng tiếng Hà Nội đang đứng trước một vấn nạn lớn, nó biến dạng chưa biết đi về đâu?

Ông Ðinh Văn Thức GS-TS trường Ðại Học KHXH Hà Nội, trong một buổi hội thảo về ngôn ngữ học ở Hà Nội năm 2004 đã chua chát cay đắng phát biểu: “Chúng ta cảm thấy khó xử khi có ai đó nói: Tiếng Hà Nội là chuyện của ngày xưa, còn ngày nay làm gì có nó nữa một khi cơ cấu dân cư Hà Nội trong thời gian mấy chục năm qua đã phát triển, xáo trộn đến tận gốc rễ”.

Một vị giáo sư khác (không muốn cho biết danh tánh) phát biểu: “Nhiều người quan niệm rằng tiếng Hà Nội là của thời xa xưa, của ký ức và những người già đã sống ở Hà Nội từ nửa thế kỷ trước... Phương ngữ Hà Nội ngày nay với những biến đổi xã hội và quá trình di dân, sẽ tiếp tục phát triển...”

Những nguyên nhân

Cùng đề tài này, Ông Ðinh Văn Ðức, GS-TS trường Ðại Học KHXH Hà Nội đặt vấn đề (người Hà Nội gốc nào còn có bao nhiêu?) GS lấy gia đình làm bằng chứng, ông viết: “Trong gia đình tôi: Cha tôi là người Thanh Hóa, mẹ tôi sinh năm 1908, là người Hà Nội có gốc khoảng 3 đời ở phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến). Thuở nhỏ, tôi đã nhận ra rất sớm mẹ tôi nói rất khác cha tôi và những người chung quanh. Khi làm ngôn ngữ học tôi mới biết rằng nó là sự khác nhau giữa phương ngữ Bắc Bộ và Trung Bộ. Theo gia đình đi kháng chiến, tôi lại nhận ra tuy cùng người Bắc, nhưng mẹ tôi và đồng bào tản cư từ các tỉnh Liên Khu 3 (Nam Ðịnh, Ninh Bình, Thái Bình...) cũng có giọng nói khác nhau...

Quan sát thứ hai: Năm 1988, tôi rời quận Hoàn Kiếm trung tâm đến khu tập thể Trung Tự. Tôi cư trú ở đây 11 năm. Xóm mới của tôi (Tổ 27, Phường Trung Tự) là nửa tòa nhà A2 bao gồm 30 căn hộ khẩu của 40 gia đình cán bộ giảng dậy trường Ðại Học Bách Khoa và Trường Ðại Học Tổng Hợp Hà Nội. Số nhân khẩu của tập thể này vào năm 1995 là 70 người, khác với nhà số 10 phố Nguyễn Chế Nghĩa, Phường Hàng Bài trước đây, xóm Trung Tự của tôi là một địa chỉ điển hình của người Hà Nội mới nhập cuộc di dân: Không có một gia đình nào trong số này có quê gốc ở Hà Nội. Nghĩa là hầu như vắng bóng người Hà Nội.”

Ðiều đáng chú ý là đội quân xứ Nghệ từ sau năm 1954, ồ ạt đến Hà Nội đông hơn các tỉnh khác gây nên sự lo ngại cho các nhà nghiên cứu lịch sử.

TS Nguyễn Quang Hồng trong bài viết: “Tiếng Nghệ giữa lòng Hà Nội”. Nguyên đề tài bài viết cũng là một phát súng cảnh báo nghiêm trọng rồi, xin tạm dẫn ra đây một vài đoạn: “Trên thực tế, dường như đội quân nói tiếng xứ Nghệ giữa lòng Thủ Ðô Hà Nội ngày càng nhiều, nhưng cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Mặt khác, liệu có phải cuối thế kỷ XX thì tiếng Nghệ mới có cơ hội tồn tại ở đất Hà Nội? Hay tiếng nói của cộng đồng cư dân xứ Nghệ (bao gồm cả Nghệ An, Hà Tĩnh) đã từng hội nhập đất Thăng Long từ nhiều thế kỷ trước?

Từ góc độ sử học, trong phạm vi bài viết này, tôi muốn trình bầy những nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự hiện diện của dân xứ Nghệ ở đất Hà Nội ngày nay, nhằm góp phần thiết thực vào vùng đất Thăng Long ngàn năm văn hiến... Người Nghệ Tĩnh ra Hà Nội từ sau năm 1954.

Nếu tính theo độ tuổi thì hiện tại số người Nghệ An, Hà Tĩnh đang sống ở Hà Nội có thể chia làm 3 thế hệ:

- Thế hệ đã bước qua tuổi “Ngũ Thập Tri Thiên Mệnh”

- Thế hệ từ 18 đến 40 tuổi.

- Thế hệ dưới 18 tuổi

- Thế hệ người Nghệ Tĩnh có độ tuổi từ 50 trở lên, đi đến Hà Nội sống và làm việc đã vài thập kỷ nhưng qua khảo sát của chúng tôi có ít nhất là trên 85% vẫn nói tiếng Nghệ. Phải chăng, với họ việc giữ gìn tiếng nói của cha ông được coi như là một trách nhiệm, một nghĩa vụ đối với quê cha đất tổ? Với thế hệ này, trong đời sống giao tiếp hàng ngày họ chủ yếu xử dụng tiếng Nghệ.

Trong các bài giảng ở các trường Ðại Học hay nơi làm việc, họ có thể xử dụng ngôn ngữ nói đã bị pha trộn giữa tiếng mẹ với tiếng Hà Nội nhưng vẫn có thể dễ dàng nhận biết họ là người Nghệ Tĩnh.

Xét về số lượng những người Nghệ có độ tuổi từ 18 đến trên 40 hiện đang sống làm việc ở đất Hà Nội đông hơn nhiều so với thế hệ thứ nhất. Họ có thể là các sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng, là các cán bộ trẻ ở các viện nghiên cứu khoa học, là phóng viên, hoặc làm nhiều ngành nghề khác nhau, trên khắp địa bàn Hà Nội. Với thế hệ này, xét chung là họ xử dụng khá nhiều ngôn ngữ của người Hà Nội. Việc nhận biết họ qua giọng nói trong đời sống giao tiếp hàng ngày tuy không dễ, nhưng nếu chú ý thì vẫn có thể nhận ra họ là người xứ Nghệ...

Gần đây, người Nghệ ra Hà Nội để tham quan, du lịch, công tác, buôn bán ... ngày càng tăng, do đó số lượng người nói tiếng Nghệ trong lòng Hà Nội ngày càng tăng...

Một bài viết khác của ông Vũ Bá Hùng PGS TS Viện Ngôn Ngữ học Hà Nội cũng đưa ra những nguyên nhân người xứ Nghệ đến định cư ở Hà Nội ngày càng nhiều. Ông viết: “Trong sự thăng trầm của lịch sử dân tộc nói chung và sự thịnh vượng các triều đại phong kiến nói riêng, kinh đô Thăng Long từ triều Lý đã mang những tên gọi khác nhau đến Hà Nội. Chính vai trò và vị trí của đất Thăng Long ngàn năm văn vật là tiền đề lịch sử của Hà Nội, Thủ Ðô nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ mùa thu năm 1945. Nhưng chỉ sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, lịch sử của Hà Nội mới chuyển sang trang mới trong sự nghiệp cách mạng của cả nước: Xây dựng và bảo vệ Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam thực hiện thống nhất nước nhà.

Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Hà Nội được giải phóng trong niềm hân hoan của ngày hội lớn. Tiếp đó là nhân dân Hà Nội đón mừng Hồ chủ tịch và cùng trung ương đảng và chánh phủ từ chiến khu Việt Bắc trở về Thủ Ðô đồng thời Hà Nội cũng đón nhận hàng vạn cán bộ nhân viên cùng gia đình thuộc các cơ quan trung ương, các đơn vị quân đội từ khắp các địa phương của Việt Bắc khu 3 khu 4.

Thực hiện Hiệp định Geneve về Ðông Dương (20-7-1954) nhân dân miền Bắc trong đó có Hà Nội, đón một lực lượng lớn cán bộ, chiến sĩ và cả con em miền Nam ra tập kết.

Ðó là những dữ kiện cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cơ học về mặt dân số Thủ Ðô trong suốt 40 năm qua.

Quả vậy, trong những năm tháng chiến tranh, người Hà Nội ra đi cùng đội quân trùng điệp của cả nước “Xẻ dọc Trường Sơn” đi giải phóng miền Nam. Trong khi đó, nhiều đơn vị quân đội từ nhiều địa phương khác nhau được tập trung để bảo vệ Thủ Ðô, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Tình hình đó, xét về mặt ngôn ngữ xã hội, đã tạo nên một bức tranh về ngôn ngữ có nhiều mầu sắc và cũng khá thú vị ở Thủ Ðô. Giữa những năm 1950, sự giao tiếp xã hội trên đường phố Hà Nội hoặc trong các cửa hàng mậu dịch, trong công viên và các sinh hoạt khác, bên cạnh giọng nói Hà Nội, chúng ta còn gặp giọng nói Nam Bộ, khu 5, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên... Sự ngỡ ngàng của người Hà Nội trước những sắc thái phương ngữ về mặt phát âm hoặc từ ngữ đã đi qua rất nhanh bởi quy luật đối ứng chặt chẽ, rõ ràng về ngôn ngữ.”

Trong khi dân số Thủ Ðô có trên 3 triệu người tứ chiếng quần cư, nhưng họ lại không biết bảo nhau chung đúc tài năng, “gạn đục khơi trong” rũ bỏ thói lề quê cũ. Ngược lại, có thể thấy rõ ở đây là người Nghệ đã tạo nên một tập thể đông đảo quan trọng, trong các hoạt động văn hóa xã hội ở Hà Nội. Về phương diện ngôn ngữ: “Nếu họ cố ý giữ gốc gác xứ Nghệ”.

Vậy tiếng Nghệ có cơ hội tồn tại ở Thủ Ðô, do thời thế mở ra một trang sử mới cho họ, dân xứ Nghệ ở Hà Nội trở thành nồng cốt thì tiếng Hà Nội còn giữ được vai trò làm chuẩn mực cho văn hóa cả nước hay không? Khi mà người gốc Hà Nội trở thành cộng đồng thiểu số, so với dân xứ Nghệ và dân tứ chiếng đến định cư ở Hà Nội từ sau Hiệp Ðịnh Geneve về Ðông Dương. Xin mở ngoặc nói thêm về cái ngày ấy là (ngày 20 tháng 7 năm 1954) Hồ Chí Minh cùng TƯÐCSVN về tiếp quản Thủ Ðô, kéo theo một lực lượng lớn: Cán bộ, bộ đội, công an... mặc áo đại cán bốn túi, giầy vải giống như Hồng Quân Trung Quốc về tiếp quản Thủ Ðô (bây giờ bọn chúng mặc Veston, đi giầy da, tiêu Dollar, chỉ còn thằng xứ Nghệ nằm trong hòm kính và Kim Chính Nhật Chủ tịch Bắc Hàn một sống, một chết còn mặc bộ quần áo kỳ cục này!)

Trở lại chuyện 1954, dân xứ Nghệ và dân tứ chiếng kéo về Hà Nội ngày một đông. Trong khi người Hà Nội sau 1954 phải ra đi vì nhiều nguyên nhân: Di cư vào Nam, bị đưa lên miền núi, sau những chiến dịch cải tạo tư sản, đi tù, đi bộ đội...

Trước năm 1954, dân số Hà Nội có khoảng 25 vạn người. Theo tài liệu trong cuốn sách “Lịch sử Thăng Long Hà Nội” của tác giả Nguyễn Vĩnh Phúc do nhà XB Trẻ của Thành Phố HCM năm 2005, dân số Hà Nội năm 1948 là 15 vạn người. Ðến năm 1951 là 30 vạn. Năm 2004 dân số lên tới 3.055 triệu người, trong đó nội thành có trên 2 triệu người. Qua bảng thống kê dân số này, bạn đọc có thể tìm ra câu trả lời về người Hà Nội gốc còn bao nhiêu và số phận của tiếng Hà Nội, văn hiến, văn hóa Hà Nội sẽ đi về đâu?

Vấn đề người Nghệ nói tiếng Nghệ ở Hà Nội là một đề tài khá nhức nhối mà bài viết của GS-TS Nguyễn Quang Hồng “Tiếng Nghệ giữa lòng Hà Nội” và bài viết của GS-TS Bùi Minh Yến với tựa đề “Về một bình diện đáng lưu ý của người Nghệ ở Thủ Ðô” là cả một câu hỏi lớn. Ông đặt vấn đề:

“Cho đến nay, người Nghệ so với các tỉnh khác sinh sống ở Thủ Ðô chiếm một con số không nhỏ và có xuất xứ từ rất nhiều nguồn khác nhau:

- Hoạt động cách mạng

- Ði học

- Ði làm

Ðiều có thể thấy ngay ở đây là việc họ mang đến Thủ Ðô về phương diện ngôn ngữ một dấu giọng đặc Nghệ [1] khó trộn lẫn cho dù cố tình dấu diếm (nếu quả tình họ có chủ ý như vậy). Trong khi con cái của họ nếu hoàn toàn được sinh ra và lớn lên chủ yếu ở Hà Nội, thì dù chúng có một gốc gác thuần Nghệ [2] (còn lưu giữ hay ảnh hưởng dấu vết đáng kể[3] mà về phương diện ngôn ngữ của người Nghệ. Vậy mà, đối với những người Nghệ đã từng sinh ra và có một khoảng thời gian (tầm 15 năm – trùng với thời niên thiếu) ở Nghệ, thì những dấu vết lưu lại dù không muốn, dù đã thay đổi cũng chẳng khó gì mà không nhận ra, nhất là đối với những người đồng hương, chỉ cần có đôi chút hiểu biết và quan tâm dấu giọng của quê mình.

Bài viết nhỏ này sẽ là bước đầu gợi mở những nhận hiểu về các bình diện tương tác thích nghi để cả người nói lẫn người nghe giữa hai cộng đồng[4] có một thái độ tương thích nhằm đạt đến một hiệu quả gián tiếp tích cực. Bởi trong sự giao lưu tiếp xúc về mặt ngôn ngữ của người Nghệ ở Hà Nội, đã không ít chuyện cười ra nước mắt. Làm thế nào để không làm mất chất giọng của mình, vừa không trở ngại giao tiếp? Ðặc biệt ở góc độ kẻ “nhập cư” - người Nghệ.

Rõ ràng, trong hệ thống tiếng nói chính thống của Hà Nội, nay có một cộng đồng mới, theo bước chân ông vua dép lốp xứ Nghệ, đi vào tiếp quản Thủ Ðô, tới những thập niên sau, dân xứ Nghệ kéo đến định cư ở Hà Nội ngày một đông hơn. Nhưng nó không chịu hòa đồng mà lại tách ra thành một bè khác.

Trong mọi hoạt động văn chương, nghệ thuật, chính trị là một dạng đặc biệt trong ngôn ngữ con người. Hoạt động ngôn ngữ bao gồm cả “nói” và “viết”, thực hiện chức năng biểu hiện thông tin và giao tiếp, Hồ Chí Minh không đạt cả hai tiêu chuẩn. Vì thiếu kiến thức phổ thông căn bản, nên Hồ Chí Minh dùng từ ngữ bừa bãi bất chấp cả quy tắc chính tả, văn phạm sơ đẳng nhất.

Trong bản di chúc[5] cũng như văn thư gởi cho các cấp chính quyền và dân chúng. Ông thường xuyên dùng chữ “k” thay cho chữ “c”, chữ “f” thay cho chữ “p” và “ph”, chữ “ngh” thay chữ “ng”, chữ “z” thay cho chữ “d” và “g”...

Những từ ngữ xử dụng phổ biến trong phạm vi cả nước, thường gọi là ngôn ngữ phổ thông trước hết là trong đời sống hàng ngày, trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, sân khấu, điện ảnh, trong học đường và trong sách báo. Hồ Chí Minh là chủ tịch nhà nước làm gương cho thiên hạ mà ông không tuân theo quy luật này, thí dụ:

Danh từ: “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - Ðộc lập, Tự do, Hạnh phúc” ông lại viết: “Việt Nam zân Chủ Cộng Hòa - Ðộc lập, Tự zo, Hạnh fúc.” Nhân dịp ông viết: “nhân zịp”. Thay vì viết nhà thơ Ðỗ Phủ, ông lại viết “Ðỗ Fũ”, từ phục vụ nhân dân ông viết: “fục vụ nhân zân”, câu một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, ông viết: “một lòng một zạ fục vụ zai cấp, fục vụ nhân zân”, câu văn phải giữ gìn sự đoàn kết trong đảng, ông viết: “fải zữ zìn”, thay vì viết nghiêm chỉnh tự phê bình, ông viết: “ngiêm chỉnh tự fê bình”, chữ xung phong ông viết: “xung fong”, bồi dưỡng, ông viết: “bồi zưỡng”, gian khổ ông viết: “zan khổ”, thực dân, ông viết: “thực zân”, dũng cảm ông viết: “zũng cảm”, cách mạng ông viết: “kếch mạng” v.v...

Tất cả những từ ngữ Hồ chí Minh xử dụng hoàn toàn không phải là những danh từ chuyên môn thuộc các ngành khoa học, kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật, chính trị, triết học, pháp luật, đã được dùng phổ biến trong đời sống, trong trường học, trong giáo dục phổ thông, mà chúng chỉ là một thứ từ ngữ được dùng trong giao tiếp của những nhóm cùng làm việc gì đó, buôn bán trâu, bò, lái lợn, chữa khóa, chạy áp phe hay một nhóm Mafia mà nghĩa của chúng chỉ người trong cuộc mới hiểu được thường gọi là tiếng lóng.

Cũng cần nói cho rõ thêm chữ “f”, “w” và chữ “z” thường trong bảng chữ cái La Tinh không có trong bảng chữ cái tiếng Việt, người Việt chỉ dùng để phiên âm tiếng nước ngoài, và ký hiệu có tính chất quốc tế, thí dụ: chữ “w” – ký hiệu của nguyên tố hóa học vôn fram (wolfram), chữ oát (watt) viết tắt watt giờ, chữ “z” thí dụ: ze-ro (zero), nghĩa là không; không có, vắng; hình vị zero; âm vị zero, hay ze-ta, tên con chữ cái của Hy Lạp Zzn ký hiệu hóa học của nguyên tố kẽm (chữ zenc).

Còn về ý nghĩa của từ ngữ Hồ Chí Minh xử dụng cũng nằm ngoài những quy luật của ngôn ngữ thông dụng, ví dụ: từ cách mạng nghĩa là cuộc biến đổi lớn trong xã hội, cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi ách nô dịch của đế quốc, dành độc lập. Cách mạng tư sản dân chủ, cách mạng khoa học kỹ thuật trong xã hội vật chất nhằm thay đổi lao động thủ công bằng lao động máy móc và chủ yếu thực hiện bằng công nghiệp hóa v.v...

Hồ chí Minh dùng chữ “kếch mạng”, không ăn khớp với nhau. Trong các tự điển tiếng Việt từ trước đến nay không có, còn chữ “kếch” thường đi với chữ sù trong các tự điển Việt Nam đều định nghĩa chữ kếch là to lớn quá cỡ, kếch sù, kếch kệ, to lớn quá mức bình thường, kềnh càng không có ai dùng từ “kếch mạng” bao giờ.

Về cách xử dụng từ ngữ, các cháu học sinh cấp hai, cấp ba đều ý thức rất rõ, các người làm công tác văn hóa, giáo dục xử dụng rất tinh tế, để phân biệt từ này với từ khác, chữ này với chữ khác. Những tư duy đặc điểm, các quan hệ liên tưởng của người Việt trong ý nghĩa của từ ngữ, nhất là trong nghĩa của thành ngữ, tục ngữ, họ xử dụng rất nhuần nhuyễn. Chỉ có Hồ Chí Minh, chủ tịch nhà nước là ngọng nghịu dốt nát! Những điều tôi viết ra đây không với mục đích xuyên tạc, bịa đặt, thêu dệt mà ai cũng thấy, ai muốn cũng có thể kiểm chứng được, tác giả dẫn chứng đều căn cứ vào sự thật một trăm phần trăm, giải thích bằng lý trí và lẽ phải trên nguyên tắc khoa học khách quan.

Ðảng CS có thấy xấu hổ không?

Một nhân vật rường cột của quốc gia. Ở Thủ Ðô ông nói tiếng xứ Nghệ, viết sai văn phạm chính tả quá nhiều! (Xin xem chương “Bút tích HCM” sẽ phân tích kỹ hơn).

Con người lần đầu tiên xuất hiện trước quốc dân, mặc bộ quần áo bốn túi theo kiểu Mao Trạch Ðông. Nói giọng đặc xứ Nghệ vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, lúc đọc Tuyên Ngôn... rồi hỏi: “Ðồng bào nghe tôi nói rõ không?”

Chính cái ngày giờ cực xấu ấy! Ông xứ Nghệ ra mắt quốc dân. Văn hóa, văn hiến Hà Nội biến dạng dần dần, lịch sử chuyển sang một trang mới văn hóa vô sản, phá phách!!!

Ðứng trên quan điểm sử học, thì bất kỳ quốc gia nào, thời nào, các anh hùng dân tộc, người lãnh đạo đất nước, danh nhân văn hóa, nhà thơ, nhà văn lớn, thường gắn bó với Thủ Ðô của nước họ. Mặc dù nơi ấy nhiều khi không phải là quê hương của họ. Bởi Thủ Ðô là trái tim, là đầu não của quốc gia, và những con người ấy lại là tiêu biểu cho dân tộc, nên giữa họ với Thủ Ðô có mối liên hệ ruột thịt khắng khít.

Ta xem xét kỹ mọi góc độ, HCM không có liên hệ nào về mặt tinh thần của Việt Nam và xa lạ với văn hiến, văn hóa Thủ Ðô. Những thứ ông nhập vào như “Chủ Nghĩa Mác-Lenin”, “tư tưởng Mao Trạch Ðông” chúng hoàn toàn xa lạ với văn hóa dân tộc, cả đến việc ông cho xây dựng tượng đài Lê-Nin, công viên Lê-Nin, vườn hoa Lê-Nin ở Hà Nội, cho đến cả bộ quần áo mặc trên người, đôi dép lốp ông mang, nhà sàn ông ở đều không có liên hệ gì đến văn hiến, văn hóa Thủ Ðô. Làm chủ tịch nhà nước mấy thập niên đến hơi thở cuối cùng, ông chưa một lần mặc bộ quốc phục truyền thống của dân tộc.

lịch sử việt nam

Chính phủ Liên Hiệp năm 1946

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site