lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Thăng Long Xưa Hà Nội Nay

Thăng long Hà Nội

Trẩn Nhu

Nguồn: quanvan.net

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30

CHƯƠNG IX: Giống người Hán nhát như chuột.

Đối chiếu so sánh một vài đặc điểm để chúng ta hiểu thêm. Nhìn lại một giai đoạn dài của lịch sử nước Tàu nói chung và nói riêng từng quốc gia, kể từ khi nhà Bắc Tống thay thế nhà Đường năm 960 đến 1227, Nam Tống 1127 đến 1279, nước Liêu từ năm 907 đến 1125, nước Kim từ năm 1115 đến 1234. Đến năm 1206 vua Khang Đại Đế (Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Châu) của Mông Cổ lên ngôi, đem quân xâm lược các nước Kim, Liêu, Đại Lý….sụp đổ nhanh chóng, và khi Hốt Tất Liệt lên ngôi Hoàng Đế đã đánh bại hoàn toàn nước Tống, làm cả nước Tầu run sợ.

Quân Mông Cổ đánh nhà Tống, bọn tướng sĩ Tàu nhát như chuột, nghe tiếng quân Mông cổ sợ hết hồn hết vía, run cầm cập còn đánh chác gì, bọn võ tướng đầu hàng không sao kể xuể. Hốt Tất Liệt đã dùng tướng người Hán rất nhiều, việc dùng tướng Hán có thể truy ngược đến thời Mông Kha Lệnh Kỳ thống trị Mạc Nam, từ thời đó mọi việc ông ta đều hỏi tướng Hán Sử Thiên Trạch, Lưu Thừa, Hách Kinh, Diêu Khu v.v… đều là hàng tướng người Hán, hầu như mọi việc đều gọi đến hỏi Sử Thiên Trạch vốn là kinh lược, Sư Giang Hoài rất có tài thao lược, được Hốt Tất Liệt sử dụng đắc lực.

Tướng Mông Cổ A Châu từng nói, nếu gặp sơn thủy hàng rào, không có quân Hán không được. Khi quân Mông Cổ tiến sát Lâm An, Liêm Hi Hiến đến Giang Lăng, lập tức trọng dụng mấy chục quan viên người Hán gồm cả văn võ. Những tướng lãnh người Hán này am hiểu tình hình chính trị, quân sự của triều đình Nam Tống để bổ sung cho những thiếu sót về mặt này.  Có thể nói không có sự tham dự, ủng hộ của các tướng Hán, Hốt Tất Liệt không cách nào diệt được Nam Tống. Ta thấy khi quân Mông Cổ bao vây Long An, Triều đình Nam Tống, các quan văn võ chạy hết, chỉ còn lại sáu người, Thái Hoàng Hậu triệu tập đại thần làm việc, các quan đã chạy hết, Trần Nghi Trung một mực xin giảng hòa, Lưu Mông Viễn thấy thế không lợi, đã lén chạy khỏi Lâm An đến đầu hàng quân Nguyên. Thái Hậu cử Trần Nghi Trung đến trại Bá Nhạn cầu xin hoà và nộp tiền, nhưng Bá Nhạn không nghe, chỉ quy định thời gian cuối cùng đến xin hàng. Thế là tất cả triều đình văn võ bá quan đều xin hàng. Nơi đây người Việt khác người Hán, Vua chúa, tướng lãnh lại càng khác hẳn. Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương làm tướng, không giữ được thành, không cứu được xã tắc, không thắng được quân thù, thua là nhục, họ chỉ mong chết mau chứ không muốn sống lâu. Vì thế khi Nguyễn Tri Phương bị giặc bắt, ông không để cho giặc chữa vết thương, xé bỏ băng bó, nhịn ăn mà chết. Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu không giữ được thành, các ngài thắt cổ tự tử. Khi Cộng Sản chiếm miền Nam, ngày 30 tháng 4 năm 75, các tướng Trần Văn Hai, tướng Lê Nguyên Vi, tướng Lê Văn Hưng,Phạm văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Đại Tá Hồ.

 Ngọc Cẩn, Trần văn Long v.v., các vị không giữ được nước đã tuẫn tiết. Khi Dương văn Minh kêu gọi đầu hàng, nhiều chiến sĩ VNCH không chịu buông súng đầu hàng giặc.

quân sự việt nam

Ðối chiếu giới sĩ phu Việt Nam và sĩ phu Tầu.

Cũng vậy, năm 1874 triều đình nhà Nguyễn dẫu đã hoà với giặc, nhưng giới sĩ phu nước ta vẫn không chịu hoà, Văn Thân nổi dậy chống giặc khắp ba miền đất nước, những người trong vòng kiềm tỏa của giặc thì quyết không hợp tác với thực dân Pháp. Trong sách Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp của cụ Đồ Chiểu: “Dứt khoát một tiếng “không”, “bất hợp tác với giặc”, hay bên cạnh tiếng nói khước từ mọi bổng lộc ưu đãi mua chuộc mà tên quan tỉnh Bến Tre Ponche, đại diện cho chính quyền thuộc địa lúc bấy giờ, ngỏ ý muốn dành cho cụ.

Từ khi thực dân Pháp gây ra biến cố ở lục tỉnh, sĩ phu và dân chúng khẳng khái đứng lên chống giặc đến chết như Đỗ Đình Thoại ở Tân Hoà, Nguyễn Lịch ở Tân An đều là những tấm gương chói lọi. Nguyễn Thông đã viết: “Vì nghĩa lớn đối với Tổ quốc, nhân dân và văn thân lao vào cuộc chiến đấu, người trước ngã, người sau tiến lên, quyết không đội trời chung với giặc” các sĩ phu và văn thân kháng Pháp hầu hết thuộc lớp tráng niên, hăng hái đứng lên, biết thua vẫn đánh, thà chết không hàng giặc, lần lượt đền nợ nước. Trong cuộc huy động tinh thần to lớn này, điều nghĩa được đưa ra và được nêu lên thành một đặc trưng cao quý nhất về tư tưởng và văn hóa đối với con người Việt Nam. Trước tình hình vận mệnh của tổ quốc như nghìn cân treo tóc, người trí thức chân chính đương thời không có cách chọn lựa nào khác là đứng về phía nhân dân chiến đấu tới cùng.

Tiết nghĩa vẫn lưu trong vũ trụ
Hơn thua chi luận với anh hùng
(Bài thơ của người đương thời điếu Thủ Khoa Huân)

Dậm vó chẳng màng ăn cỏ Tống
Quay đầu lại hí nhớ tàu Lương
Ngựa nghĩa còn cưu mang nhà nước cũ
Làm người sao nỡ phụ quê hương.
(Ðồ Chiểu)

Nghĩa là: làm tôi cho Pháp là hèn hạ hơn cả loài súc vật. Loài súc vật như: “ngựa tiêu sương” ngày đi ngàn dặm chẳng may bị bắt đưa từ Lương về Tống, chẳng màng ăn cỏ Tống.

Bốn câu thơ trên của cụ Đồ Chiểu tỏ thái độ dứt khoát không đầu hàng, không hợp tác với giặc, không bàng quan. Cụ xem thái độ bàng quan giữa chừng, đi nước đôi là đáng hổ thẹn, “làm thinh hồ đứng giữa hai ngôi, nay Kim mai Tống thẹn làm người”.

Đồ Chiểu, Phan văn Trị, Phan Bội Châu đã cùng bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc giữ vững được ngọn lửa ấy bao nhiêu năm ròng, chúng ta ngàn lần kính trọng và biết ơn ông cha ta bằng máu xương và trí tuệ đã vượt lên tất cả trong cuộc tranh đấu với kẻ thù, để lại cho mọi người chúng ta những bài học vô giá về lòng yêu nước, yêu dân tộc, vì nghĩa lớn ở đời, vì lương tâm và danh dự của người công dân đối với tổ quốc trong lúc lâm nguy. Qua đây chúng ta cũng thấy rất rõ, giới sĩ phu Việt Nam từ ngàn xưa đã có sắc thái khác hẳn với giới sĩ phu nước Tàu, họ sẵn sàng phục vụ cho ngoại bang. Xem lịch sử nước Tàu ta thấy Thương Ưởng người nước Ngụy lại sang phò nước Tần để cầu danh lợi, Vệ Ưởng người nước Vệ thời kỳ đầu chiến quốc 390 trước công nguyên, thấy nước mình nhỏ yếu chạy sang nước Ngụy, một thời gian thấy nước Tần cường thịnh, giàu có hơn lại bỏ nước Ngụy chạy sang hầu Tần, rồi anh chàng Trương Nghi bỏ việc nghĩa, cầu lợi riêng, hắn là người nước Ngụy cùng thời với Tô Tần, học du thuyết dưới cửa của Quỉ Cốc Tiên Sinh. Trương Nghi sau khi xuống núi cầu làm quan nước Ngụy, không được trọng dụng, bèn bỏ cả vợ con chạy sang nước Sở. Về sau được Tô Tần giúp đỡ, ông lại bỏ nước Sở sang hầu hạ nước Tần mong hưởng phú quý, còn Phạm Thư là người nước Ngụy thời Chiến quốc, không phục vụ tổ quốc nước mình lại chạy sang làm tay sai cho nước Triệu, được ban chức quan xá nhân chưa thỏa mãn, bèn bỏ Triệu chạy sang nước Tần. Riêng Liêm Pha nguyên là đại danh tướng của nước Triệu, do Triệu Vương phái một tướng quân khác là Lạc Thừa đến thay chức vụ của mình. Ông bất mãn đã đánh nhau với tướng Lạc Thừa rồi bỏ tổ quốc chạy sang nước Ngụy. Ông sống ở nước Ngụy nhiều năm, nhưng không được vua Ngụy tin dùng. Một thời gian sau Triệu Vương, do đã mấy phen bị quân Tần đánh bại, lại muốn dùng ông, và ông lại bằng lòng trở về Triệu. Nhưng người sứ giả do Triệu Vương phái đi đã “nhận hối lộ” của kẻ thù chính trị của Liêm Pha, trở về báo với nhà Vua: “Liêm Pha tuy già nhưng vẫn còn ăn cơm rất khỏe. Chỉ có điều là ngồi nói chuyện với thần trong chốc lát, mà phải đi cầu tới ba lần” (theo Liêm Pha lạm Tương Như liệt truyện trong sử ký). Do vậy, Triệu Vương không dùng Liêm Pha nữa. Về sau Sở Vương phái người đến nước Ngụy để đón Liêm Pha. Ông đến nước Sở giữ chức tướng quân, nhưng cũng không lập được công lao gì. Rút cục ông đã chết ở nước Sở.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site