lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn Mặc Khách

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Nhơn

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Văn Phạm Ngọc Thái

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Thị Thanh

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Văn Hóa Triết Học Việt Nam - Tam Giáo Đồng Nguyên

Ý-Thức-Hệ Dân-Tộc Trong Ngày Tết Việt-Nam 

1, 2, 3, 4

...

II._ Điểm thứ hai.

Và ngày lễ Tổ-tiên quan-trọng nhất ở xã-hội nông-nghiệp Việt-Nam là ngày Tết đấu năm, khi năm cũ qua, năm mới tới. " Năm hết Tết đến ! " Và ngày Tết ấy đối với nông-dân không phải chỉ để nhớ ơn Tổ-tiên, nghĩ đến Ông-Bà Ông-Vải mà thôi đâu. "

Năm hết Tết đến " còn là cụ-thể-hóa cả một tín-ngưỡng vào cái vòng tạo-hóa sinh-thành tuần-hoàn của thời-tiết và đất-đai. Đấy là điểm thứ hai của cái ý-thức-hệ Lạc-Việt .

Nếu các tôn-giáo lớn trên thế-giới tin Thượng-Đế, sự thật tối cao là Ánh-sáng, thì dân nông-nghiệp Lạc-Việt tin-tưởng vào thực-tại tối-cao là Nguồn-sống bất-tuyệt vĩnh-cửu tràn ngập Vũ-trụ Thời Không : " Trời Đất vốn có đức lớn là sự Sống " vì thế nên cần Ánh-sáng vậy. Và Nguồn Sống ấy đã đem lại cho nông-dân cái tư-tưởng yêu đời, lạc-quan, vì Nguồn Sống theo với nhịp điệu tuần-hoàn của bốn mùa thời-tiết mà lên xuống đi về, như Nho-gia Ngô-Thời-Sĩ thường ngâm :

" Cứ một mùa đông lại một mùa xuân,
Khuất nào mà chẳng ruỗi.
Một hồi hanh lại một hồi truân,
Đi đâu mà chẳng lại ."

Và gần đây thi-sĩ Tản-Đà :

" Xuân bất tận Trời cho có mãi.
Mảnh gương trong đứng lại với tình.
Trăm năm ta lánh cõi trần.
Nghìn năm mình giữ tinh-thần chớ phai ."

Đấy là tín-ngưỡng lạc-quan về Nguồn-Sống vô-hạn trong Vũ-trụ Thời Không, được nông-dân Lạc-Việt tưởng-trưng bằng cái hình tròn ở trên hình vuông của cái bánh Giầy bánh Chưng, hết sức cụ-thể và giản-dị, khác với ở Trung-Hoa người ta diễn-tả bằng những con số trừu-tượng xếp thành hình Hà-đồ Lạc-thư rất là khó hiểu, không phổ-thông bình-dân chút nào cả .

Vậy về hình dáng, cặp bánh Giầy bánh Chưng là mô tả cả Vũ-trụ Thời Không liền nhau liên-tục của Nguồn Sống trong trời đất, trời tròn đất vuông. Trời tròn là vòng thời-tiết có nhịp-điệu thứ-tự : Xuân sinh ; Hạ trưởng ; Thu liễm ; Đông tàng. Đất vuông là ruộng vườn phân-chia để cầy cấy trồng trọt của nhân-dân nông-nghiệp. Nhà nhân-loại-học René de Hétrelon đã phân-biệt nguyên lai sự khác nhau giữa tính-tình Tây-phương và Đông-phương như sau :

" Người trồng cây lúa hành-động với cách-thức tương-tự những cách-thức ma-thuật hay tôn-giáo. Những hành-động của nó không thấy ngay hiệu-quả .

" Gặp thời-tiết nhất-định trong một năm, tùy theo vị-trí của ngôi sao đã định ra, nó bắt đấu làm đất, một công việc lạ kỳ không có kết-quả tức thì. Trong đống đất đã vun xới ấy, nó vùi những củ hay hạt giống ăn được mà cần để nuôi thân. Sau đấy, một khi làm xong những công-tác tập-truyền, thì nó đợi. Nó bảo-vệ các khoảnh đất đã cấy trồng hay đã gieo hạt bằng hàng rào và ngăn ngừa các giống-vật khác không cho quấy nhiễu sự nẩy nở. Nó tự bảo-vệ một cách thụ-động tiêu-cực. Một vài tháng sau nó thu-hoạch gấp bội kết-quả của những vật nó đã đặt xuống dưới đất ." _ ( Essai sur l'Origine des Différences de Mentalité Entre l'Occident et l'Extrême Orient ).

Đây là nguyên-lai tín-ngưỡng của Lạc-Việt vào Nguồn Sống bất-tuyệt với vận-điệu tuần-hoàn của thời-tiết ở Á-đông. Và trong cái khuôn-thiêng Trời tròn Đất vuông của Vũ-trụ Thời Không ấy, như Nguyễn-Du ở Việt-Nam đã gọi lên :

" Khuôn thiêng biết có vuông tròn cho chăng ?" thì nhân-loại ở giữa phải ý-thức để điều-hòa làm sao thích-ứng với cuộc sống chung của đoàn-thể Lạc-Việt cũng như cuộc sống riêng của cá-nhân, như nhà cách-mệnh Việt-Nam cận-đại Phan-Bội-Châu, khi vừa bước chân khỏi nhà giam Hà-Nội, đã nhắn-nhủ toàn-quốc :

" Trăm năm tính cuộc vuông tròn.
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông ."

Ở trường-hợp của Vua Hùng-Vương, nhà Vua đang lo lắng, đang " dò ngọn nguồn lạch sông" để tìm người nối nghiệp xứng đáng, ngõ hầu tính cuộc " vuông tròn " cho giống nòi Lạc-Việt. Và nhà Vua đã không để ý đến tư lợi " trân-cam mỹ-vị " " của quý vật lạ " mà trao ngôi cho Lang-Liêu là người đã hiểu biết điều-kiện sinh-tồn của đại-chúng nông-thôn, đã biết dâng lên cho nhà Vua cái phạm-trù Vuông Tròn của thời-tiết và ruộng đất, làm bằng sản-vật của mồ-hôi nước mắt nông-dân : gạo, thịt, đỗ, lá xanh, điều-hòa thành có vị ngon lành. Như thế là Lang-Liêu đã thông-hiểu khoa điều-khiển chỉ-huy quốc-gia xã-hội nông-nghiệp, nhờ có được cái hệ-thống ý-thức xã-hội nông-nghiệp để mà xếp đặt trật-tự, biết người và khéo dùng : " Tri nhân thiện nhiệm ", ra lệnh bảo ban hợp thời : " Sử dân dĩ thời ". Như thế mới được lòng người, mới trinh-phục được nhân-dân để hành-động nhất-trí, trăm người như một. Chính vì thiếu cái ý-thức-hệ chính-trị nông-nghiệp ấy trong giới sĩ-phu thời Tự-Đức mà Phan-Thanh-Giản, trông thấy cảnh mất nước nên đã phải thở dài để lại tiếng kêu trước khi tuẫn-tiết :

" Trời thời Đất lợi lại người hòa."

1, 2, 3, 4

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site