lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Ý-Thức-Hệ Dân-Tộc Trong Ngày Tết Việt-Nam
...
" Năm hết, Vua dùng bánh ấy dâng lên Tiên-miếu và cung-phụng cha mẹ. Thiên-hạ đua nhau bắt-chước truyền mãi đến ngày nay, lấy tên của Lang-Liêu để gọi là Tiết-Liêu-Vương .
" Hùng-Vương truyền ngôi cho Lang-Liêu, hai mươi mốt anh em đều giữ các Phiên Trấn lập làm Bộ-đảng, đóng giữ núi ngòi để thủ-hiểm cho bền vững. Về sau các anh em thường tranh nhau làm trưởng, mổi người dựng thành mọc sách để che giữ cho kín, bởi vậy mới có tên các Bộ-lạc sau này lập thành Sách, thành Trại, thành Trang, thành Phường là bắt đầu từ đấy " . _ ( Theo " Lĩnh-Nam Chích Quái " của Trần-Thế-Pháp thời Trần và " Việt-sử Đại-toàn " của Mai-Đăng-Đệ ) .
Câu truyện Cổ-tích trên đây có thật chính-xác lịch-sử hay không, không quan-trọng. Tất cả sự quan-trọng của nó cũng như tất cả các Thần-thoại hay Huyền-thoại Cổ-tích nằm tại ý-nghĩa ngụ bên trong. Ý-nghĩa trọng-đại ấy là nó đã phản-chiếu cả một trạng-thái sống-động trong tinh-thần cũng như ngoài thực-tế của cả một dân-tộc hàng bao nhiêu triệu người trải qua hàng ngàn năm lịch-sử. Ý-nghĩa trọng-đại của nó là ngụ cả một ý-thức-hệ văn-hóa của một mô-thức xã-hội nhất-định, là xã-hội nông-nghiệp, của cả một tầng lớp nhân-dân gồm ( 90% ) chín mươi phần trăm của một nước .
Chúng ta hãy tuần-tự trình-bày những điểm chính-yếu sau đây của cái ý-thức-hệ Lạc-Việt cổ-kính và truyền-thống ấy, nó vẫn còn đang chi-phối tư-tưởng và hành-vi chúng ta, là dân Việt ngày nay, vì là một người dân Việt-Nam, từ Nam chí Bắc, chắc hẳn hiện nay chưa một ai đã dám bỏ hẳn ý-nghĩa thiêng-liêng của " Ba ngày Tết " đúng như câu nói trứ-danh của một nhà lập-thuyết cách-mệnh thế-giới hiện-đại : " Les traditions des morts pèsent d'un poinds lourd sur le cerveau des vivants " nghĩa là : ( Những truyền-thống của người chết còn đề nặng trên đầu những người đang sống ) .
I._ Điểm thứ nhất.
Vua Hùng-Vương triệu-tập con cháu dạy bảo " Năm hết Tết đến " phải nhớ sắm sửa lễ-vật để cúng Tổ-tiên. Lời dạy ấy rất tự-nhiên vì đấy là một thái-độ biết ơn của chúng ta đối với linh-hồn người quá-cố, đã từng dầm sương dãi nắng, đổ máu phơi xương, dầy công vun xới, xây-dựng khai-thác nên cái mảnh đất trên đó chúng ta sinh sống hàng ngày. Tục-ngữ phương-ngôn chẳng đã nói :
" Non kia ai đắp mà cao.
Sông kia ai bới ai đào mà sâu ?"
Đây là một ý-nghĩa rất là tự-nhiên, làm người ai mà chẳng có cái nhất điểm lương-tâm ấy, là lòng nhớ ơn. Ơn đây là ơn đối với tiền-nhân, trước hết đối với Tổ-tiên Ông Bà, Ông vải là những người chúng ta thân yêu, đã có công sinh đẻ ra ta, nuôi nấng ta .
Công cha như núi thái-sơn.
Công mẹ như nước trong nguồn chảy ra ."
Các người mất đi. Chúng ta tin như còn phảng-phất trên đầu ta, vì không có lẽ đời sống của người ta chỉ giới-hạn vào đời sống thân-thể vật-chất, dài lắm được trăm năm, thế rồi hết. Chúng ta tin những người thân-yêu của chúng ta không chết. Chết chẳng qua là thể-xác những vẫn còn là tinh-anh, đấy là tín-ngưỡng linh-hồn bất-diệt trong sự thờ-phụng sùng-bái Ông-Bà Ông-Vải vậy .
" Vẫn biết tinh-thần di tạo-hóa.
Sống là còn mà chết cũng như còn ."
_ ( Phan-Bội-Châu tế Phan-Chu-Trinh )
Và nông-dân đại-chúng Việt-Nam cũng vẫn có cái tín-ngưỡng, người ta :
" Sống về mồ về mả.
Không ai sống về cả bát cơm ."
Bởi thế họ mới có lúc vươn lên những ý-tưởng cao cả của sự sống, mà coi thường của-cải kinh-tế riêng-tư, tư-hữu :
" Ở đời muôn sự của chung.
Hơn nhau một tiếng anh-hùng mà thôi ."
Do đấy mới nẩy ra cái tinh-thần đoàn-kết mạnh mẽ của dân-tộc cùng nhau sinh-tử cộng-tồn trên dải đất Tổ-tiên để lại, đâu phải người ta đoàn-kết vì quyền-lợi kinh-tế .
Vậy tôn-giáo Tổ-tiên chính là tôn-giáo dân-tộc phổ-thông nhất ở Việt-Nam, khiến chúng ta ngày nay còn nhớ đến ngày giỗ Tổ Hùng-Vương vậy. Một nhà tôn-giáo-học ngoại-quốc, Linh-mục L. Cardière chẳng đã ghi-nhận :
" Tín-ngưỡng Tổ-tiên chi-phối toàn-thể gia-đình củng như tín-ngưỡng Thần-linh chi-phối đời sống hàng ngày của người dân Việt ." _ ( Croyances et Pratiques Religieuses des Vietnamiens ).
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks