lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Tam Giáo Đồng Nguyên

Tư-Tưởng Trúc-Lâm Yên-Tử

Tư-Tưởng Văn-Hóa Triết-Học Việt-Nam

Bài-Học Trần-Hưng-Đạo
( Bút Hiệu : Thượng Chi )

1, 2, 3

...

Lần đầu tiên quân Mông-Cổ từ Vân-Nam đánh xuống ( 1257 ). Thái-sư Mông-Cổ là Ô-Lan Cáp-Đạt tức Ngột-Lương-Hợp-Thái lấy được kinh-đô Đại-Lý của dân Thái liền kéo xuống sông Thao, sai hai sứ-giả đi dụ Vua Trần-Thái-Tông. Không thấy sứ-giả trở về, y bèn cho quân đánh xuống Thăng-Long. Bên ta, nhà Vua xuống chiếu đem cả bộ-binh chống giữ. Trần-Quốc-Tuấn cầm quyền Tiết-chế, tự Vua làm tướng đi tiên-phong, xông-pha mũi tên, hòn đạn ; quan quân cứ thấy dần dần rút lui, nhà Vua ngoảnh lại trông hai bên chỉ thấy có Lê-Phụ-Trần một mình một ngựa ra vào trong trận giặc, nhan sắc bình-tĩnh. Bấy giờ thế giặc mạnh lắm, kéo quân thẳng xuống bến Đông sông hồng-Hà là Đông-Bộ-Đầu mới đóng lại. Nhà Vua phải lui xuống giữ sông Thiên-Mạc tỉnh Hưng-Yên bây giờ. Giặc vào kinh-thành tìm thấy ba người sứ-giả của chúng bị trói, khi cởi ra thì một đã chết. Giặc tức giận làm cỏ cả đô-thành Thăng-Long.

Sau khi đóng quân được 9 ngày ở Thăng-Long lại sai sứ-giả chiêu hàng, Vua Thái-Tông lại sai trói lại đem gửi trả. Xem quân giặc không chịu nổi khí-hậu nóng-bức, Vua Thái-Tông với Thái-Tử tiến lên phản-công đại thắng quân Mông-Cổ ở Đông-Bộ-Đầu, quân giặc rút-lui về đến Phú-Thọ, Hưng-Hóa, bị chủ-trại Qui-Hóa đánh úp tan tành.

Lần thứ hai ( 1283 - 1285 ). Thái-Tử nhà Nguyên là Thoát-Hoan, Trần-Nam-Vương cùng Tả-thừa Lý-Hằng, Bình-chương A-Lý-Hải-Nha đem 500 ngàn quân lấy cớ đi đánh Chiêm-Thành, mượn đường qua Việt-Nam ( Bắc Việt ).

Ngày 21 tháng 12 năm 1284 quân Thoát-Hoan chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Tây đạo do bọn Vạn-Hộ-Lý La-Hợp Đáp-Nhĩ, Chiêu-Thảo A- Thâm do đường Lạng-Sơn (Ôn-Khâu ) đánh xuống.

Đông đạo của bọn Khiếp-Tiết Tản-Lược-Nhi, Vạn-Hộ Lý-Bằng-Hiến theo Khưu-Cấp ( Kỳ-Lừa ) đánh vào.

Đại binh Thoát-Hoan hộ-vệ.

Bên ta, Vua Trần-Nhân-Tông thân xuất Vương-Hầu, điều động thủy và bộ. Hưng-Đạo-Vương thống-lãnh hết cả quân thủy và bộ toàn quốc chia đóng các nơi hiểm-yếu treo bảng yết-thị :

" Phàm các quận, huyện trong nước, hễ có giặc ngoài đến, thì ta phải liều chết cố đánh ; nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, chứ không được đầu hàng " .
_ ( A-Nam Chí-Lược, Q. 4 - tờ 1 . b. )

Giặc đánh vào cửa ải Vĩnh-Châu, Nội-Bàng, Thiết-Lược, Chi-Lăng. Kinh-đô Thăng-Long bỏ ngỏ.

Mồng 6 tháng 1 năm 1285, Tướng Ô-Mã-Nhi chiếm Vạn-Kiếp, núi Phả- Lại. Quân ta vỡ rút-lui.

Hưng-Đạo bày trận thế Tắm nước " dục thủy trận " ở gần Vạn-Kiếp. Thoát-Hoan đánh đến Gia-Lâm thấy ở cánh tay quân nhà Trần có thích hai chữ " Sát Thát ", cả giận giết hại rất nhiều. Trần-Bình-Trọng bị giặc bắt ở bãi Tha-Mạc, Hưng-Yên, bèn tuẫn tiết. Quân Mông-Cổ còn phái Đại-Vương Giản-Kỳ, Hữu-thừa Toa-Đô, Tả-thừa Đường-Cổ-Đối, Chính-Hắc-Đích đi thẳng xuống bờ biển Chiêm-Thành ( Quảng-Bình ) để đánh ngược lên đàng sau quân ta, Trần-Quang-Khải đóng quân ở Nghệ-An chặn địch .

Từ tháng chạp ( 12 ) năm 1284 đến tháng 3 năm 1285, quân ta bị thua luôn, phải bỏ kinh-đô Thăng-Long và các trọng trấn, bọn Trần-Kiện, Lê-Tắc hàng giặc, tướng Đinh-Á và Nguyễn-Tất-Dũng tử-trận ở Thanh-Hóa, Văn-Nghĩa-Hầu Trần-Tú-Viên và Văn-Chiêu-Hầu Trần-Văn-Lông đem cả nhà hàng giặc.

Mồng 6 tháng 2 năm 1285 Trần-Quang-Khải bị tướng giặc Giảo-Kỳ phá ở Thanh-Hóa, quân ta 1000 bị chém đầu. Vua Trần-Nhân-Tông tìm kế giả hòa, dâng Công-chúa An-Tư cho Thoát-Hoan.

Mồng 1 tháng 3 năm Ất-Dậu 1285 hai cha con Vua Trần phải chạy vào Thanh-Hóa, suýt bị giặc bắt được. Ngày 15 tháng 3 năm ấy, bọn Chiêu-Quốc-Vương Trần-Ích-Tắc, Phạm-Cư-Địa, Lê-Diễm và Trịnh-Long đều đem gia-quyến hàng giặc.

Cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm Ất-Dậu ( 1285 ), Thượng tướng Trần-Quang-Khải, Trần-Quốc-Toản, Trần-Thông, Nguyễn-Khả-Lạp và Nguyễn-Truyền đem dân quân đánh lại giặc ở Thăng-Long và Chương-Dương ( Hà-Đông ).

Ngày 20 tháng 5 năm 1285, hai cha con Vua nhà Trần tiến đóng bến Đại-Mang, đánh bại giặc ở Tây-Kết, chém đầu nguyên-súy giặc là Toa-Đô. Ô-Mã-Nhi trốn thoát về Tầu.

Thoát-Hoan mới quyết chí bỏ Thăng-Long rút về Vạn-Kiếp, liền bị quân mai-phục của Hưng-Đạo-Vương nổi dậy, phá vỡ, giặc chết đuối rất nhiều, tướng Lý-Hằng hộ-vệ Thoát-Hoan bị tên thuốc độc chết trong trận, bên ta mất một tướng Trần-Thiện. Lý-Quán lại hộ-vệ Thoát-Hoan chạy, bị quân của Hưng-Vũ-Vương-Hiến đuổi theo bắn chết Lý-Quán, giặc tan vỡ, liều chết mới phò được Thoát-Hoan chạy về Tầu.

Mồng 6 tháng 6 năm 1285 hai cha con Vua Trần mới trở về kinh-đô Thăng-Long, Thượng tướng Trần-Quang-Khải đọc ca khải-hoàn :

" Cướp giáo Bến Chương-Dương
Bắt giặc Cửa Hàm-Tử
Thái-bình ta hết sức
Muôn thủa với nước non " .

Lần thứ ba ( 1287 - 1288 ) quân Mông-Cổ nhất-định lại trả thù với một lực-lượng hùng-hậu hơn nữa. Áo-Lỗ-Xích đem quân Mông, quân Hán và Vân-Nam binh ba tỉnh Giang-Nam, Giang-Tây, Hồ-Quảng với các quân tuyển ở các dân Mán, các Đông Châu : Nhai, Quỳnh, Nam, Vạn thuộc Quảng-Đông tất cả 30 vạn quân, Trương-Văn-Hổ vận lương, Thoát-Hoan Tiết-chế. Quân Mông chia ra nhiêu đạo đánh vào. Ngày 3 tháng 5 năm Đinh-Hợi ( 1287 ), bộ binh giặc đến Lộc-Châu. Hữu-thừa Trình-Bằng-Phi và Tham-chính Xác-La-Đạp-Nhi do ải Chi-Lăng đánh xuống.

Thoát-Hoan do ải Khả-Hợi tràn vào, Hữu-thừa A-Bát-Xích tiên-phong.

Hữu-thừa Ái-Lỗ từ Văn-Nam tiến xuống, đánh nhau với Trần-Nhật-Duật hai tướng ta bị bắt là Hà-Ưởng và Lê-Thạch .

Trận Cửa Đại-Bàng bắt 300 thuyền giặc. Ngày 30 tháng 12 quân giặc cả thủy lẫn bộ cùng tiến do Thoát-Hoan, Trịnh-Bằng-Phi, A-Lý đánh vào Vạn-Kiếp. Quân ta chống không lại. Ngày 4 tháng 1 năm Mậu-Tý ( 1288 ) Thoát-Hoan quay về Bắc-Giang và Bắc-Ninh. Ô-Mã-Nhi đánh phá Long-Hưng ( Hưng-Yên ) khai quật mộ Vua Trần-Thái-Tông, rồi do đường biển đi đón thuyền lương của Trương-Văn-Hổ.

Mồng 8 tháng 1 năm ấy quân ta đánh Cửa Đại-Bàng bắt được thuyền giặc, giặc chết đuối nhiều.

Trần-Khánh-Dư đánh nhau với Ô-Mã-Nhi không thắng lợi, quay ra đón thuyền lương của Văn-Hổ đánh được toàn thắng, bắt được lương-thực, khí-giới rất nhiều, Văn-Hổ trốn chạy về Quỳnh-Châu tỉnh Quảng-Đông. Khánh-Dư báo tin thắng trận, Thượng-hoàng tha cho tội thua trận trước và nói :

" Giặc chỉ trông vào lương-thực, khí-giới, nay đã bị ta bắt được cả rồi, nếu chúng chưa biết tin ấy, hoặc giả còn lăng xăng nhảy nhót chăng ? " Bèn sai thả những tù-binh bắt được cho về dinh trại của giặc .

Tổng phản công, Thoát-Hoan thấy quân mình bị thiếu ăn, luôn luôn bị đột-kích ban đêm, nói với quân-sĩ : " Đất nóng nực, nước thì ẩm-thấp, lương thì thiếu, quân thì mệt ! " Bèn ra lệnh rút quân. Mồng 3 tháng 3 năm 1288 quân ta vây Trịnh-Bằng-Phi hộ-vệ Thoát-Hoan ở ải Nội-Bàng ( Lạng-Sơn ) : xác chết ngổn-ngang chồng gối lên nhau từ ải Nữ-Nhi đến núi Khưu-Cấp. Thoát-Hoan chạy về đến Lộc-Châu rồi về Tư-Minh. Áo-Lỗ-Xích thu-thập tàn quân kéo về Trung-Quốc.

Trận Bạch-Đằng bắt sống Ô-Mã-Nhi.

Mồng 8 tháng 3 năm Mậu-Tý ( 1288 ) Ô-Mã-Nhi đến sông Bạch-Đằng, bị quân Hưng-Đạo-Vương phục-kích, tướng quân Nguyễn-Khoái của ta thúc quân nghĩa dũng cả phá được giặc. Hai Vua Trần đem đại binh đánh rất kịch-liệt, Ô-Mã-Nhi bỏ chạy trốn, bị tướng ta là Đỗ-Hành bắt sống với Tích-Lệ-Cơ-Ngọc.

Ngày 17 tháng 3 năm ấy, quân ta đem tướng bắt được là Ô-Mã-Nhi, Tích-Lệ-Ngọc, Phàn-Tiệp, Sầm-Đoạn, Điền-Nguyên-Súy và Vạn-Hộ, Thiên-Hộ đến dâng trước Mộ Chiêu Lăng Vua Thái-Tông để làm lễ hiến-tiệp. Tướng Ô-Mã-Nhi sẽ bị dìm chết, còn Phàn-Tiếp bị bệnh chết. Chính Ô-Mã-Nhi đã nói trước với Vua Nhân-Tông : " Ngươi lên trời thì ta cũng lên trời, ngươi xuống đất ta cũng xuống đất, ngươi trốn xuống nước ta cũng lội xuống nước, ngươi trốn lên núi ta cũng trèo lên núi ! " Vì thế mà Trần-Nhân-Tông đã cho dìm chết tù-binh Ô-Mã-Nhi, theo kế Trần-Hưng-Đạo.

Đến đây mới kết-thúc hai trận giặc vĩ-đại, cho nên Vua Nhân-Tông mới thốt ra hai câu thơ lịch-sử :

" Xã tắc lưỡng hội lao thạch mã,
Sơn hà kim cổ điện kim âu ! "

( Hồn nước hai phen sờn ngựa đá,
Núi sông ngàn kiếp vững ngôi vàng ! )

" Kỳ thực suốt hơn ba mươi năm từ 1257 đến 1289 vạn mã thiên binh, liền năm giặc loạn, lòng lang bồng bột, những muốn san bằng cả nước ta. Tướng Mông như Thoát-Hoan, Toa-Đô, Ô-Mã-Nhi v.v… đều là danh-tướng một thời, cuối cùng không thỏa được ý muốn, càng đánh càng thua, đến nỗi phải chết. Từ sau trận thua ở sông Bạch-Đằng quân Mông không dám bén mảng đến nước Việt-Nam ta nữa, có thể nói được là vũ công triều Trần oanh-liệt ".

_ ( Sở cuồng " Trần Triều Bình Nguyên Vũ công " -- Nam-Phong số 96 phần Hán-văn )

Vũ-công ấy là công lớn của Đức Trần-Hưng-Đạo-Vương, có thiên-tài văn võ kiêm toàn, có tinh-thần chí-công vô-tư mà quốc-dân Việt đã phụng thờ như vị Thân-linh của Quốc-giáo là dòng Nội-Đạo, tức là Thần-Đạo Việt-Nam vậy.

TRẦN-HƯNG-ĐẠO VỚI TƯ-TƯỞNG NỘI - ĐẠO

Trở lên chúng ta đã thấy cái công đệ-nhất cứu quốc của Hưng-Đạo, được phong làm Hưng-Đạo Đại-Vương, Vua Thánh-Tông coi là Thượng-phụ, làm bài văn Bia ở Sinh-Từ, khi lâm bệnh Vua đến hỏi thăm tận nhà riêng tại Vạn-Kiếp, khi sắp mất có dặn con phải hỏa-táng. Nhưng chúng ta còn thấy cái nhân-cách đặc-biệt Cái-thế Anh-hùng, có tinh-thần Kinh-bang Tế-thế, văn võ toàn tài, có uy-linh làm cho sứ-giả ngạo-mạn như Sài-Xuân phải kính sợ, không dám nằm khểnh như đối với Thượng tướng Trần-Quang-Khải .

Sử-gia Ngô-Thời-Sĩ đã viết : " Thông luận bàn rằng : Hưng-Đạo cũng như Phần Đường ( Quách-Tử-Nghi ) mà cảnh-ngộ lại khó hơn. Là người họ nhà Vua, giữ binh quyền, bị tiếng nghi-ngờ, có tài văn võ mà không dám cậy tài. Anh-hùng lừng danh hai nước, mà không dám khoe công. Thế-lực có thể lật núi lấp sông mà lúc nào cũng kính-cẩn như có Vua ở trước mặt. Xem đến việc làm của ông thì theo đại-nghĩa chứ không theo lời cha, chỉ biết có nước chứ không biết đến nhà, bỏ cái sắt nhọn đầu gậy để đi hộ-giá, rút gươm mà kể tôi con, sự trung-thành ấy tỏ như mặt-trời, ví với Phần-Đường lại còn cao hơn một bậc " . _ ( Việt-Sử Tiêu-Án )

Đây là nhìn Hưng-Đạo theo quan-điểm trí-thức Nho-giáo. Nhưng ở quan-điểm nhân-dân Việt-Nam thì Hưng-Đạo là một Thần-linh, một Thánh-linh, tức là một quyền-năng siêu-việt để cho đại-chúng tín-đồ sùng-bái, kêu cầu. Bởi thế mà sau khi Hưng-Đạo mất rồi, ở Việt-Bắc đã nẩy sinh một tôn-giáo mới là dòng Nội-Đạo, lấy Kiếp-Bạc làm đất Thánh, hàng năm cứ đến tháng 8 từ 12 đến 18 thiện-nam tín-nữ chen vai nhau ở trước cửa Đền, đầy cả ngoài sân ra đến đường cái.

" Chính đền cũng không to lớn gì ; nhờ có cảnh-trí chung-quanh mà mắt tôi nhìn ra như có cái vẻ hùng-tráng. Cũng nhờ thế mà nơi ấy thành một nơi trẩy lễ có tiếng nhất Bắc-Kỳ.

" Thật thế, dẫy núi đến đây thành một cái khủy có ba ngọn vùng-quanh mà Đền thì ở giữa như hình một cái ngai. Đền tựa lưng vào cái núi giữa, trông mặt ra ngoài sông, giữa sông có một cái bãi gọi là " bi kiếm ". Trên núi, bên hữu là Đền Nam-Tào ( chủ sự sinh ), bên tả là Đền Bắc-Đẩu ( chủ sự chết ). Ở đàng xa về bên hữu có một cái lăng nhỏ hình bát-giác, tức là chỗ chôn Ngài Trần-Quốc-Tuấn, mà Đền này chính là để thờ Ngài. Đất Vạn-Kiếp này tựa hồ như đặt riêng ra để làm chỗ chôn Ông danh-tướng nhà Trần. Cây cỏ trên sường núi xem ra cũng tốt tươi hơn mọi nơi, hình như phủ một tấm thảm xanh trên sườn núi " . _ (Đặng-Đình-Phúc " Các Nơi Danh Thắng Tỉnh Hải-Dương -- Đền Kiếp-Bạc ", Nam-Phong số 73 ) .

Rồi tác-giả trên đây kết-luận :

" Đối với người nhà-quê và đàn-bà thời Ngài là Ông Thần-thiêng, trừ được yêu tà ; đối với người thuộc Quốc-sử thời Ngài là người anh-hùng đã cứu được nước nhà khỏi quân xâm-chiếm " . _ ( dẫn trên )

Bởi cái tâm-lý tín-ngưỡng ấy của nhân-dân Việt-Nam, nên Hưng-Đạo đã trở nên đối-tượng của một dòng tôn-giáo nông-dân đất Bắc-việt là dòng Nội-Đạo với cá-tính riêng-biệt Việt-Nam sùng-bái Anh-hùng Dân-tộc kết-hợp với quyền-năng Thần-thông siêu-nhiên vũ-trụ. Nhà bác-học Trường Viễn-Đông Bác-Cổ ( E.F.E.O. ) ông Maurice Durand trong bài giảng cho sĩ-quan Việt-Nam năm 1952 về " Vũ-trụ-quan Việt-Nam " (L'Univers Moral des Vietnamiens) có đoạn :

" Trước hết là Nội-Đạo. " Nội " có nghĩa là " bên trong ", " bản xứ ", " dân-tộc " đối-chiếu với " ngoại " là " bên ngoài ", " ngoại lai ". Cái tôn-giáo này hình như đã nẩy-sinh trong khoảng thế-kỷ XIII sau những cuộc chiến-tranh độc-lập chống quân Mông-Cổ mà Trần-Hưng-Đạo đã hiển-hách. Sự thành-lập dòng này giúp ta dễ hiểu những động-cơ tâm-lý của các tôn-giáo mới xuất-hiện gần đây như Cao-Đài chẳng hạn. Thần-linh của Nội-Đạo là một Anh-hùng hiển-linh-hóa Trần-Hưng-Đạo. Trở nên Thần-linh, Ngài có chức-vụ trừ ma-quái, đúng như khi Ngài sống đã diệt-trừ ma quái Mông-Cổ. Thầy cúng của tôn-giáo này là Đồng-cốt mà Miếu chư vị Thần-linh gồm có Trần-Hưng-Đạo với toàn gia-đình hiển Thánh. Tôn-giáo Nội-Đạo cũng như tất cả các tôn-giáo thế-giới lập-cước trên một nền luân-lý như đức-nhân, tinh-khiết, trung-thực. Những hình-thức lễ-nghi có liên-hệ với tục-lệ của Đạo-giáo Nội-Đạo thịnh-hành ở Bắc-Việt và có một số tín-đồ. Nó phát-triển nhất ở Kiếp-Bạc trong tỉnh Hải-Dương, nơi Thánh-địa của Anh-hùng " . _ ( Việt-Sử Tiêu-Án. -- " L'Univers Moral des Vietnamiens ", Maurice Durand. Bul. De la Société des Etudes Indochinoises. N° 4 -- 1952 )

Nội-Đạo như thế là thuộc về truyền-thống Thần-đạo cố-hữu của dân-tộc, lấy " Tứ bất tử " làm đối-tượng cho sự sùng-bái của tín-đồ : Chử-Đồng-Tử hay là Chử-Đạo-Tổ, Đổng-Thiên-Vương, Thánh-Tản-Viên và Liễu-Hạnh. Thần-đạo thuộc về tôn-giáo Tự-nhiên, ma-thuật ( magique ) nhân-cách-hóa quyền-năng thiên-nhiên biểu-hiện ra thiên-hình vạn-tượng, chung-qui chỉ có một nguồn linh-khí biến-hóa :

1, 2, 3

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site