lịch sử việt nam
Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook
Biên Khảo: Văn-Hóa Tiền Sử Việt Nam :
Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá, Xưa Nhất Thế Giới
KỲ I :
I - NƯỚC BÁCH VIỆT VÀ SỰ BẮT ĐẦU LẬP QUỐC CỦA NHÀ HÁN-MÔNG
II – HAI VỊ ANH HÙNG NÔNG NGHIỆP TIỀN SỬ VN
KỲ II :
III – NGUỒN GỐC CHỮ “CON RỒNG CHÁU TIÊN”
IV – TÓM LƯỢT VỀ MỘT NỀN VĂN MINH SƠ SỬ VN
KỲ III :
V - NGUỒN GỐC NÔNG NGHIỆP CỦA BÁCH VIỆT (VN cổ)
VI - VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA NHÀ TRƯNG
KỲ IV :
VII - NGUỒN GỐC RỒNG PHỤNG VÀ MÁI NHÀ CONG
VIII- MỘT NÉT ĐỘC ĐÁO VỀ GỐM CỔ NHÀ TRẦN VIỆT NAM
KỲ V :
IX - VIỆT NAM, TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC VÀ CÔNG NHIỆP ĐÁ
X - THAY LỜI KẾT
...
Trở lại với du mục Mông-Cổ, họ sống bằng săn-bắn và du mục. Do đó họ không thể nào là những người đã phát sinh ra nền văn-hóa nông nghiệp. Và như thế họ cũng chẳng bao giờ có họ hàng cần thiết với các vị Thần-Nông (người tài giỏi về làm ruộng), bà Nữ-Oa "đội đá vá trời" (tức là người tìm hiểu và kinh nghiệm nhiều về thời tiết giúp nhà nông làm ruộng). Dân du mục phải thường xuyên chống chọi với thú rừng, cũng như chống chọi với các đoàn du-mục khác, họ phải đấu tranh không ngừng. Vì thế họ là một chủng tộc mạnh, tài nghệ bắn cung, cưởi ngựa, đô vật, đâm chém của họ rất cao. Chính nhờ vào tài nghệ nầy mà họ đã thành công trong việc chiếm lục địa Xích Thần anh en, và nước Xích Quỉ của Việt Nam, và chiếm Lĩnh Nam của vua Trưng. Giòng máu du mục buộc họ luôn sẵn sàng chiến đấu, từ đó nảy sinh giòng máu xâm lăng. Vả lại khí trời miền bắc lạnh, nên bản chất họ rất khỏe, họ rất sợ khí nóng ở miền nhiệt đới nông nghiệp mà họ coi là nơi âm phong chướng khí.
Cũng vì lý do trên, người Trung-Hoa gốc Mông cổ không thể có các vị vua Thần nông "vua trồng-trọt xứ nóng" tức là vua Viêm Đê, cần thiết của nhà nông. Dân Bách-Việt hiền lành ở miền Nam lo nghề nông, không quen đánh giặc bị họ chiếm hết đất đai và văn hóa. Suốt trên hai nghìn năm chúng ta hầu như chỉ học cho biết rằng Việt Cổ là một đất nước vô văn-hóa, man di, được nhờ Tàu Mông cổ khai hóa. Dầu rằng Tàu gốc Mông cổ không chứng minh được nguồn gốc văn hóa của họ. Như thế đủ thấy ảnh hưởng của việc bị đô hộ Tàu, kể cả Tây sau nầy, là nguy hiểm như thế nào !. Chính vì vậy mà LM Triết-Gia Kim-Định đã gia-công nghiên-cứu một triết-lý An-Việt và nói đến "một nền văn hóa Việt-Nam cổ mồ côi " mồ côi đây có nghĩa là không được thế giới trước đây nhìn nhận, chứ không phải không có mẹ đẻ ra. Thật ra văn-hóa tiền-sử Việt-Nam đã bị che dấu và cướp đoạt vì sức mạnh, chứ nhất thiết chưa hẳn là không được nhìn nhận. Văn-hóa Việt cổ có mẹ đẻ từ các nền văn hóa tiền sử Việt cổ, và đã sinh đứa con khổng lồ là nền văn-hóa siêu-việt Trung-Quốc. Chính văn-hóa Trung-Quốc lúc không nhận là con đẻ của văn hóa Bách Việt, là một văn hóa mồ côi thật tình. Lúc Tưởng-Giới-Thạch ra lệnh nghiên cứu về văn hóa Trung Hoa từ ngày nay trở về trước. Nhưng khi lên đến nhà Hán và thời Khổng-Tử, các nghiên cứu gia Trung Hoa Dân Quốc đành bỏ dở vì vấp phải nguồn gốc văn hóa Bách Việt !.
Với thực dân Pháp, trong vòng gần 100 năm đô hộ Việt Nam, chúng đã lấy biết bao tài sản của đất nước ta đem về cất giữ và xây dựng đất nước họ, làm giàu Viện Bảo Tàng của họ, ví dụ một dàn đàn đá hoàn chỉnh nhất, đẹp nhất, báu vật cổ hiếm quí của Việt Nam; ví dụ bốn quyển truyện Kiều viết tay, trước tác của cụ Nguyễn Du vv. và vv. Pháp cướp về nước làm của báu. Tương lai gần chúng ta nhất định phải đòi lại tài sản bị cướp, đòi bồi thường và đòi Pháp phải xin lỗi dân tộc Việt Nam. Như đã nói trên trong thời gian bị thực dân Pháp đô-hộ, việc khảo-cổ trên đất nước ta chỉ dành độc quyền cho người Pháp. Chuyên gia và khảo cổ gia Việt-Nam có đóng góp công lao ý kiến cũng không được ghi lại. Người Pháp mà tiêu biểu là ông Henry Mansuy với óc thực dân, khinh dân tộc bị trị, đã có những phán đoán sai lạc, tầm bạy, tầm bạ, lập luận lầm lẫn về văn hóa mỹ thuật tiền sử và lịch sử Việt Nam. Trước những khám phá về văn hóa tiền sử và lịch sử Việt Nam, ông ta luôn có thành kiến rằng, bao nhiêu nền văn hóa xa xưa của Việt-Nam cổ từ thời tiền sử vốn chỉ là:
"..Đây là hàng nhập cảng.... hàng vay mượn... hàng thiên di vv. của phương Bắc hay phương Tây đưa lại mà thôi."!!
Cũng vậy, với phong cách thực dân, khi Ông H. Mansuy nhìn thấy những viên gạch lót nền nhà cổ có hoa văn đẹp (xem hình gạch lót nhà có hoa văn, đào lên từ lòng đất của các thế kỷ 10, 12, 15 (Hình 15, 16, 17), ông ta ganh tị, cay đắng, đã viết lên một cách sai lầm rằng:
"Đây là gạch nhập cảng chỉ để làm bàn thờ..... đẹp thế nầy..... không thể dùng để lót nền nhà "!!!.
Gạch cổ VN có khắc hoa văn : Hình 15, 16, 17 (Đinh, Tiền-Lê, Lý, Trần, Lê)
Ngày nay chúng ta đã tìm thấy nhiều lò gạch cổ sản xuất gạch có khắc hoa văn và thời đại vua chúa ở Bắc Hà (Hình 15, 16, 17), và đã đào được nhiều nền nhà lót gạch có hoa văn thời nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, ví dụ nền nhà có lót gạch hoa văn rất đẹp của Hưng Đạo Vương tại Vạn Kiếp. Các nhà học giả về khảo cổ học khắp thế giới và Việt Nam đã chứng minh về tính chất bản địa của những nền văn hóa tiền sử xưa nhất và phát triển nhất trên đất nước. Các nền văn hoá Việt Nam mà đặc biệt là văn hóa Hòa Bình xưa nhất với sự ra đời sớm nhất thế giới của nông nghiệp lúa nước cũng như các nền văn hóa lịch sữ sau nầy đều đã được thế giới công nhận.
Một sự kiện lịch sử vĩ đại mới xẩy ra tại Hà Nội đầu năm 2004 càng chứng minh thêm sự vững vàng về những nền văn hóa tiền sử và lịch sử của đất nước ta. Khi nhân công đào móng để xây nhà Quốc hội thì gặp ngay một di tích lịch sử có tầm quan trọng về khảo cổ học và nhất là về di tích lịch sử nước nhà lớn nhất từ xưa đến nay: Đó là sự xuất hiện một phần cung điện kinh đô Thăng Long do vua Lý Thái Tổ xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 11. Hiện các nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy nhiều tầng lớp văn hoá cùng những cổ vật quan trọng, những hòn gạch lớn có khắc niên hiệu các triều đại Đinh, Tiền-Lê, Lý, Hậu Lê. Họ đang bàn cải về nhiều vấn đề, về số lớn các giếng nước hầu như còn nguyên vẹn, cùng về những di tích cung điện vua chúa, thành trì với những sân gạch và hàng cột gổ quí, có khi cách nhau đến 5 mét hoặc 6 mét mà có người cho rằng đó là công trình cuối thế kỷ 19 bằng bê tông cốt sắt của triều Nguyễn (các chúa và vua nhà Nguyễn đóng đô ở Quảng Trị rồi Thuận Hoá thì làm sao có công trình ở Thăng Long vào cuối thế kỷ 19). Ngày xưa những cây gổ quí cao đến 8, 10 mét để cất cung điện chắc không thiếu. Người ta đã múc uống ly nước giếng trong vắt của tổ tiên 1000 năm để lại mà xúc cảm tận cả tâm can.
Các nhà khảo cổ đang bàn tán dữ dội về việc di tích tìm thấy bị chôn vùi sâu dưới lòng đất đến nhiều mét (từ 2 đến trên 3 mét ?). Di tích hiện tìm thấy thuộc cung điện nào trong thành Thăng Long ? Họ lấy làm lạ tại sao có những hòn gạch ngói cổ niên hiệu triều Đinh và Tiền-Lê. Theo thiển ý, thì lúc vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, cũng phải mang theo những vật liệu xây cất có sẵn ở Hoa Lư từ thời các vua trước. Và việc chôn vùi dưới đất sâu là do lủ lụt bồi đắp nhiều lần suốt gần 10 thế kỷ nay, và con người cũng đã vun thêm đất cho vững chắc để xây đường sá nhà cửa. Tôi e rằng rồi đây người ta phải hy sinh các chùa chiền, miếu vủ, cao ốc, nhà cửa dân chúng có tính cách văn hoá mới sau nầy để làm sống lại toàn thể di tích kinh thành cổ Thăng Long. Sự xuất hiện thành Thăng Long cổ như một phép lạ vĩ đại cho nền văn hoá mỹ thuật lịch sử nước nhà. Và trong tương lai thành Thăng Long cổ khi hiện nguyên hình sẽ trở nên một trung tâm lịch sử vẻ vang, một di tích văn hoá độc đáo khổng lồ, niềm hãnh diện dân tộc của chúng ta.
Nguyễn-thị-Thanh @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử