lịch sử việt nam
Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook
Biên Khảo: Văn-Hóa Tiền Sử Việt Nam :
Việt Nam Trung-Tâm Nông-Nghiệp Lúa Nước Và Công Nghiệp Đá, Xưa Nhất Thế Giới
KỲ I :
I - NƯỚC BÁCH VIỆT VÀ SỰ BẮT ĐẦU LẬP QUỐC CỦA NHÀ HÁN-MÔNG
II – HAI VỊ ANH HÙNG NÔNG NGHIỆP TIỀN SỬ VN
KỲ II :
III – NGUỒN GỐC CHỮ “CON RỒNG CHÁU TIÊN”
IV – TÓM LƯỢT VỀ MỘT NỀN VĂN MINH SƠ SỬ VN
KỲ III :
V - NGUỒN GỐC NÔNG NGHIỆP CỦA BÁCH VIỆT (VN cổ)
VI - VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA NHÀ TRƯNG
KỲ IV :
VII - NGUỒN GỐC RỒNG PHỤNG VÀ MÁI NHÀ CONG
VIII- MỘT NÉT ĐỘC ĐÁO VỀ GỐM CỔ NHÀ TRẦN VIỆT NAM
KỲ V :
IX - VIỆT NAM, TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC VÀ CÔNG NHIỆP ĐÁ
X - THAY LỜI KẾT
...
Một lần khác Đức Khổng Tử xác nhận :
" Những đạo lý (ngài) viết ra để dạy vua quan gốc Hán tộc và dân chúng đều là những điều đã có sẵn trong dân gian miền Nam từ trước (dân gian miền nam tức là nam man gốc Bách Việt) ".
Chính những đạo lý đó tộc Mông-Cổ hoàn toàn không có, vì với Mông-Cổ chỉ có đạo lý của sức mạnh. Vì thế Đức Khổng Tử mới lấy đạo lý từ dân gian Việt cổ, viết ra để dạy cho vua quan Hán là giòng giỏi Hán Mông Cổ. Đức Khổng Tử còn nói rằng :
"Dân Bách Việt rất thích ca múa, vừa làm việc vừa ca vè, hát đối, nói vận (vè, thơ, ca dao), lấy lá cây mang vào người, trá hình múa hát..." .
Và Đức Khổng tử cho rằng: "xướng ca vô loại, chẵng nên ca múa như dân Nam". Nên trong thời gian đô hộ quan Tàu cấm dân ta múa hát trong những ngày lễ lạc. Nhưng hát-bội hay hát-bộ (vừa hát vừa làm bộ điệu) gốc Bách Việt thì vua quan Tàu rất thích nên họ phát triển hát bộ (sau nầy lại truyền qua cho Việt-Nam phương thức hát bộ mới, được chế biến thêm. Miền Nam Việt Nam lại cãi biến thêm thành Cải Lương, Tàu lại chế biến thành cải lương Hồ-Quãng).
VI - VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA NHÀ TRƯNG :
Sách Hậu Hán Thư quyển 14 viết :
« Dân Giao-chỉ (thủ đô của Bách Việt phương nam) biết nhiều thủ công nghiệp, luyện đúc đồng và sắt vv... »
Sách Cổ Kim Đồ Thư, Thảo Mộc Điếm của Trung-hoa chép:
Làm Đường Phèn : "Mã viện tâu vua Tàu, Giao-chỉ ép mía làm đường phèn: Giao chỉ có thứ mía rất ngọt, đem ép lấy nước, rồi làm thành đường phèn."
Làm Giấy Mật Hương : "Giao chỉ làm giấy mật hương: Giấy mật hương làm bằng lá và vỏ cây mật hương trồng ở Giao-chỉ, giấy mềm, giai và thơm, ngâm nước không bở không nát"(Hình 5).
Hình 5 (Viện Bảo Tàng Lịch sử Hà Nội)
Trong quyển sách ART DE LA CHINE (Nghệ Thuật Trung Quốc) của Jean Buhot "Les Editions du Chène, Paris" xuất bản tháng Tư năm 1951, tác giả viết :
"Le papier étant inventé par la Chine dès la dynastie des Háns probablement, on peut croire qu'ils connaissaient depuis la même époque deux procédés: l'estampage et l'impression... " !!??... "Giấy đã được Tàu phát minh ra từ thời các triều Hán, chắc như vậy, và người ta có thể tin rằng cũng vào thời ấy người Tàu Hán tộc đã biết 2 kỹ thuật : rập khuôn bằng tay và in ấn." !!??
Xem như vậy, thì thấy những sự hiểu biết của người Âu Châu về Trung-Hoa và Việt Nam vô cùng lệch lạc sai lầm.
Xin ghi thêm ở đây là việc sáng tạo ra đường và đường phèn từ cây mía và việc phát minh ra giấy là công lao và là văn hóa của Nữ Vương Trưng Trắc. Vì sao ? Tàu đang cai trị Lĩnh Nam, bị con cháu Hùng Vương là Hai Bà Trưng cùng mẹ là Man Thiện Trần Thị Đoan nổi lên chống cự. Sợ yếu thế, Man Thiện bèn bàn với Trưng Trắc kết sui để liên minh với Đặng Thi Sách thuộc dòng Sơn Tinh làm kế đánh Tàu. Chứ làm sao một góa phụ đi trả thù chồng mà được một lực lượng giúp rập, đánh nhanh, thắng mau đến thế. Lại thêm nữa, Vua Trưng Trắc nhà Đông Hán tự động sử sử cho làm vua 3 năm thôi. Thắng trận 3 năm thì làm được gì chứ. Xin xem đây :
Gần đây đào được trống đồng ở Vân-Nam, khảo cổ gia Tàu cũng tuyên bố ầm ỷ là trống đồng do Mã Viện và Gia Cát Lượng sản xuất ??!!. Sao họ có thể quên đất Vân-Nam Quảng-Đông Quảng-Tây lên tận Động Đình Hồ vốn là đất của nước Việt Cổ, họ cũng quên những điều đã ghi trong Hậu Hán Thư quyển 14 về việc Mã Viện phá trống đồng đúc ngựa và cột đồng theo mật lệnh của vua Hán Quang Võ. Chính vua Quang Võ nhà Đông Hán đã ra mật lệnh cho Mã Viện phải phá hủy trống đồng Bách Việt của Trưng Vương vì đó vật thần linh giúp Việt tộc chống xâm lăng. Vì thế trên đất Hoa Nam hiện tại là đất Việt cổ tìm thấy trống đồng là việc đương nhiên. Hậu Hán Thư quyển 14 chép:
"Mã Viện là người thích cưỡi ngựa giỏi, biết phân biệt ngựa tốt. Lúc ở Giao-chỉ Viện lấy được trống đồng đem đúc ngựa..." (Hình 10)
Hình 10 : Mã Viện phá trống đồng của Trưng Vương để đúc ngựa và đồng trụ
Mã Viện đã phá trống đồng để đúc cột đồng trụ để chiếm cho chắc ăn phần đất từ Động Đình Hồ trở xuống Ải Nam Quan của nước Lĩnh-Nam. Và vì sợ dân Giao Chỉ lấy cột đồng đúc trống và phá hủy biên giới do Mã Viện đề ra, để chiếm lại đất củ của mình, nên Mã Viện ghi trên đồng trụ "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" để dọa dân Việt cổ. Nhưng rồi chắc là dân ta cũng đã lén lấy đồng trụ để đúc trống vì thiếu đồng, nên đồng trụ biến mất. Ngoài ra, vì cần đồng để đúc trống nên dân Việt thường đem vàng bạc ngọc ngà hạt trai, sản phẩm quí đồi lấy tiền đồng của ngươời Hán. Trước đó chính bà Lữ Hậu vợ vua Thái Tổ nhà Hán là Lưu Bang đã ra lệnh cấm bán, đổi chác tiền đồng cho dân Giao Chỉ. Riêng Mã Viện, từ khi thắng Trưng Vương, biết dân Giao Chỉ coi trống đồng như là một linh vật giữ nước. Mã-Viện, có kinh nghiệm về việc Trưng Vương ra trận dùng trống đồng thúc quân, thấy uy lực trống đồng của Bách Việt rất lớn, giúp họ đánh giặc rất hăng. Việc đúc ngựa, đúc đồng trụ chỉ là cái cớ để tiêu hủy linh vật của Bách Việt mà thôi. Vậy ai dám bảo trống đồng do Mã Viện và Gia Cát Lượng đúc thì thật là xuyên tạc lịch sử mỹ thuật Việt Nam một cách trắng trợn.
Xin xem nữa đây :
Dưới thời Nhà Trưng Vương, nước Lĩnh Nam đã có nhiều tài liệu lịch sử, luật pháp, nghệ thuật và văn chương vv.. Bằng chứng là Mã Viện đã tâu với vua Quang Võ nhà Đông Hán:
« Luật của Trưng Vương có 10 điều khác với luật Tàu, cần hủy bỏ để trói buộc họ » (Hình 4).
Hình 4 (VBTLS Hà Nội)
Các sách cổ khác của Trung quốc như Giao-Châu Ký, Tam Đô Phủ, Ngô Lục Địa Lý Chí, Nam Phương Thảo Mộc Trạng đều chép đại lượt lại rằng :
"Dân Lạc Việt trồng lúa mà ăn, dùng lá trà mà uống..."; ... "...họ biết uống nước bằng lổ mủi...";... họ nhuộm răng đen ăn trầu để giữ răng khỏi hư...» "... họ nuôi tằm mà dệt vải nhuộm màu bằng vỏ cây..."; "...họ dùng đất sét đào sâu trong đất, thái mỏng phơi khô làm thức ăn quí, dùng làm quà quí để đi hỏi vợ..."; ... "...dùng đá màu làm men gốm...";... "....dùng mu rùa mà bói việc tương lai ..."; ...."....họ dùng một khúc tre dài chừng 1 thước hơn, một dầu có trụ cao làm tay cầm, có giây buộc vào tru nối lại đằng kia mà làm đàn gọi là độc huyền cầm...".... "...họ đem tính tình các con vật mà so sánh với ngươời, rồi họ truyền tụng rằng ngày thứ nhất trời sinh con chuột, ngày thứ hai trời sinh con trâu, ngày thứ ba trời sinh con cọp ... (chuyện thần thoại của người Dao : gốc tích của 12 con giáp của tử vi ngày nay)".... "Họ biết tìm hiểu các thức ăn nóng mát (tức thuyết âm dương) để trị bệnh, dùng kim đâm vào da thịt lấy máu để trị bệnh (lể nặn máu ra mà trị bệnh, giác bầu, châm cứu), lấy đá hơ nóng áp vào da thịt để trị bệnh (đốt) vv...."; ... ".... Họ rất quí các loài chim, biết tập chim biết nói, ... »... « ... họ có nuôi nhiều chim trỉ sống trên núi rất đẹp (mà sau nầy Tàu gọi là phụng hoàng)".
VII - NGUỒN GỐC RỒNG PHỤNG VÀ MÁI NHÀ CONG :
Sử Tàu kể rằng vào thời nhà Châu, dân Bách Việt quận Việt Thường đem tặng vua nhà Châu cặp chim trĩ, sau đó nhờ Tàu dùng xe chỉ nam của Mông Cổ chỉ đường về. Tàu liền mua nhiều chim trĩ của Việt cổ để phát triển. Những ghi chép thường có tính cách kỳ thị man di. Nhưng những chuyện huyền thoại cổ của man di như chuyện ông Bàn Cổ gốc người Dao (Sách chuyện Ông Bàn Cổ của An Phong Nguyễn Văn Diễn), chuyện bà Nữ Oa biết "đội đá vá trời" tức có kinh nghiệm về thời tiết mưa gió, dạy dân theo thời tiết mà trồng trọt, Thần Nông tức Viêm Đế (vua xứ nóng Bách Việt) dạy dân làm ruộng, và chuyện vật tổ là con Rồng, chứ không phải Cọp trắng (Cọp trắng là vật tổ của dân Mông Cổ Hán tộc từ trước) thì dân Hán tộc Mông Cổ chiếm lấy làm của.
Thật ra lúc đầu người Hán không quan tâm đến những câu chuyện thêu dệt thần thoại của dân Bách-Việt. Nhưng khi họ hiểu ý nghĩa triết lý sâu xa của những câu chuyện coi ra như hoang đường như chuyện ông Bàn Cổ, thì họ, dân Hán tộc Mông-Cổ, vốn đã có chữ để ghi rất sớm (vừa qua tôi được nghe người chị dâu của tôi là Tiến sĩ Hán học tên Băng Thanh ở Hà Nội nói rằng chữ Hán không phải của dân Mông Cổ đem qua Trung Quốc, mà của chung của Bách Việt nữa), chép ngay các câu chuyện và nhận ngay các Vị có gốc Bách Việt trên làm tổ tiên của họ. Họ cũng có lý một phần, vì dân Miêu tộc Trung-hoa có gốc Bách-Việt lai giống với Mông Cổ dần dần để trở thành dân Trung Quốc. Nhưng họ phải hiểu rằng người Việt Nam mới là con cháu chính thống của các Vị. Người Việt chẳng bao giờ dành riêng ai cho mình.
Nguyễn-thị-Thanh @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử