lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi 

các dân tộc ở việt nam cách đặt họ tên

Bài Một Dân Tộc ÊĐê

Bài Hai Dân Tộc Chăm

Bài Ba Dân Tộc Thái

Bài Bốn Dân Tộc Mường

Bài Năm Dân Tộc Mông

Bài Sáu Dân Tộc Khơ Me

Cách Dùng Họ Và Tên Của Các Dân Tộc Việt-Nam

BÀI THỨ NĂM DÂN TỘC MÔNG

Dân tộc Mông có trên 784 nghìn người. cư­ trú tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An...

Còn có tên là Mông roi (Mèo Trắng), Mông Lềnh (Mèo hoa), Mông roi (Mèo đỏ), Mông đú (Mèo đen), Mông súa (Mông mán). Mông có nghĩa Người.

Dân tộc Mông có bản sắc văn hoá rất độc đáo. Gốc gác ở vùng Quý Châu Trung Quốc, gọi là Miêu Tộc (miêu gồm bộ thảo và chữ điền nghĩa là mạ, là mầm, là dáng diệu xinh đẹp, một tộc người biết trồng lúa từ xa xa). Do bị phong kiến Hán tộc tàn sát nên di cư xuống Việt nam, tên đồng bào tự gọi nhau là H'Mông, có nghiã là Người.

Từ trước đến nay, các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc vẫn kiên trì coi ngôn ngữ nhóm H'Mông - Dao thuộc ngôn ngữ Hán Tạng.

Ngư­ời H'Mông, có người nghiên cứu tìm ra có nhiều cái nhất:

Ngôn ngữ có nhiều thanh nhất 8 thanh chia thành nhiều âm vực ; Vốn từ láy dồi dào.

Hệ thống âm đầu rất phong phú có từ 51-57 phụ âm đầu; Âm nhạc H'Mông có tiếng Sáo, Khèn Mèo, đàn môi nổi bật gai điệu ở dạng gãy khúc "nhâp nhô" như­ đỉnh non cao mà họ cư­ trú.

Ngoài ra còn có Gạo Mèo, Rư­ợu Mèo, Táo Mèo là ngon nhất; Lợn Mèo, bò Mèo là to nhất ; Cày Mèo, cối xay Mèo bằng đá độc đáo bền nhất, ruộng bậc thang với hệ thống tới tiêu ở lưng chừng núi tuyệt vời nhất; Váy Mèo, áo Mèo sặc sỡ đẹp nhất ; Múa Mèo, hát Mèo vào loại hay nhất; Súng Mèo tự tạo, dao Mèo tốt sắc nhát; Đi bộ leo dốc giỏi nhất; Dũng cảm, vượt gian khó, hiên ngang nhất.

Tại Việt nam cùng thời với Hoàng Hoa Thám đánh Pháp ngư­ời H'Mông cũng có Giàng Chỉn Hùng (Bắc Hà) Thảo Nủ Đa (Mù Cang Chải) Giàng Tả Chay (Tây Bắc). Sau nay có Vừ A Dính (Tuần Giáo) ­ Kim Đồng (Cao Bằng). Nhân vật lịch sử Vua Mèo Vàng Chí Sình (Bắc Hà) sau cũng theo Việt Minh đánh Pháp. Thời nay có nhiều người H'Mông học tới Cử nhân, Tiến sỹ, ví dụ Tiến sỹ Thào Xuân Sùng, bí thư­ tỉnh uỷ Sơn la.

Về văn học có "Tiếng hát làm dâu" "Tiếng hát mồ côi" nói lên thân phận con người thật là thống thiết, dù ai "cứng lòng" mà đọc cũng phải rưng rưng nước mắt!. "Dân ca Mèo'', truyện cổ tích Mèo cũng rất phong phú. Quan hệ dòng tộc rất đặc sắc, mỗi dòng họ cư­ trú quây quần thành từng cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung "đi đâu ở đâu" có họ hàng, sống chết không rời nhau. Có tục "Háy Pú", cướp vợ rất đặc sắc. Đồng bào có chữ viết riêng.

Lễ cúng khi sinh đẻ: Đồng bào quan niệm rằng: Con người ta có hai phân (thể xác và linh hồn), họ không quan tâm nhiều đến phần thể xác.

Họ cho rằng con người sinh ra trên cõi đời chỉ cần nhìn thấy ba lần ánh mặt trời cũng là một kiếp người.

Một con người có ba linh hồn :

Hồn thứ nhất ở đỉnh đầu, do đó kiêng xoa đầu trẻ em vì hồn nó yếu, xoa đầu hồn sẽ bỏ đi, vì thế ai xoa thì phải làm lễ gọi hồn về.

Hồn thứ hai ở vùng ngực, hồn này ít bỏ đi lang thang, nhưng khi đã bỏ đi thì bệnh sẽ nặng

Hồn thứ ba ở rốn, hồn này cai quản thân xác và nội tạng, hồn này bỏ đi là đau nội tạng, đau bụng (hồn này ở phụ nữ yếu hơn nam giới, nên phụ nữ hay đau bụng hơn, hồn bỏ đi không về sẽ chết).

Khi chết hồn thứ nhất bay lên tầng cao nhất cùng tổ tiên trên trời (cõi tiên).

Hồn thứ hai bay lên chỗ Ngọc Hoàng chờ đầu thai vào kiếp khác (ai xấu sẽ đầu thai làm con vật); Hồn thứ ba gác phần mộ, lởn vởn nơi tầng thấp của Ngư­u ma vư­ơng, thường bay về quấy nhiễu. Vì thế người H'Mông rất quan tâm đến việc thờ cúng gắn với chu kỳ đời người.

Khi bà mẹ sắp sinh em bé thì nhà có lễ cúng "đề ca súa", cầu cho mẹ tròn con vuông.

Đồng bào cho rằng : Khi trẻ sinh ra chưa có linh hồn ngay, phải sau 3 ngày mới tổ chức lễ gọi hồn (húp hi) - đây là lễ lớn, thông báo cho sự ra đời của một thành viên trong gia đình. Đây cũng là lúc đặt tên cho trẻ. Tên trẻ không được trùng với tên ông bà, tổ tiên, họ hàng. Cuối lễ, thầy cúng xem chân gà "bói" tương lai cho trẻ.

Về họ và tên, những người có chung một họ như­ Giàng, Vừ, Thào, Lầu , Lý... đều coi nhau như­ anh em, dẫu không chung một tổ.

Ngư­ời H'Mông ở Lào Cai, Thanh Hoá và Nghệ An có nhiều nét văn hoá đặc sắc. Người H'Mông ở Lào Cai có hơn 30 họ, các họ lấy tên con vật như­ Sùng (gấu), Hầu (khỉ), Lồ (lừa), Mã (ngựa) Giàng (dê) và Lùng (rồng). Có họ lấy màu sắc đặt họ ví dụ Hoàng (màu vàng), Lù (màu xanh) Hùng (màu đỏ). Có họ lấy tên cây, ví dụ như­ Lý (mận) Thào (đào). Họ còn lấy tên đồ vật, ví dụ như­ Cư­ (trống), Thèn (thùng).

Đồng bào đặt tên nhiều lần:

Khi bé đầy tuổi, có lễ mừng tuổi, Lễ đội tên đệm của bố cùng lúc với lễ mừng con đầu lòng 1 tuổi. Khi ấy con trai tặng nỏ, súng, dao, cháu gái tặng cuốn chỉ thêu, tấm vải. Ước nguyện trai tài gái đảm.

Lễ đặt tên lần thứ hai "Tì bê lầu", thịt một con lợn tặng bố mẹ vợ nửa, cầu khấn những điều tốt lành, buộc chỉ cổ tay, đặt tên đệm mới cho con rể. Bố mẹ vợ tặng vật kỷ niệm cho con rể thường là đồng bạc trắng, cái địu con.

Có trường hợp người đàn ông có đến 3-4 tên , khi đau ốm hoặc rủi ro, tai nạn thì lại làm lễ đặt tên lại.

Đồng bào quan niệm "thùng sếnh, thùng đang" tức là cùng họ cùng ma vì làm ăn làm uống ta có thể học người khác, nhưng làm ma thì không thể theo người ta được.

Lễ ma có 4 lễ :
. Lễ ma tươi
. Cúng ma bò
. Cúng ma lợn
. Cúng ma cửa

Đúng là, cách đặt 3-4 tên của người H'Mông mang bản sắc văn hoá thật độc đáo ./.

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site