lịch sử việt nam
Cách Dùng Họ Và Tên Của Các Dân Tộc Việt-Nam
BÀI THỨ SÁU DÂN TỘC KHƠ ME
Dân tộc Khơ Me có trên 1 triệu người, sống tập trung ở các tỉnh Sóc Trang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang.
Còn có các tên khác Khơ Me Krom, Cur, Cul, Thổ, Việt gốc Miên.
Tên Khơ Me bắt nguồn từ tiếng Phạn (Ấn Độ) Khêmara có nghĩa là "An Vui Hanh Phúc."
Đây là một cư dân sống lâu đời ở Đồng bằng Sông Cửu Long, sống xen kẽ với người Kinh và người Hoa.
Đồng bào biết thâm canh lúa nước từ lâu đời, biết làm thuỷ lợi và lợi dụng thuỷ triều để thay chua rửa mặn, xổ phèn cải tạo đất. Có địa phương trồng nhiều dưa hấu. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm các nghề thủ công (dệt , gốm...) và làm đường Thốt nốt.
Dân tộc Khơ Me sống quần tụ thành các phum, sóc (như thôn ấp của người Kinh , gồm từ 17-70 nóc nhà. Trên các phum sóc không có đình mà có chùa, gọi là chùa Khơ Me. Các chùa này có cấu trúc khá giống nhau tuy quy mô khác nhau. Chùa là nơi thờ Phật và là nơi hành lễ của dân làng.Về trang phục: đàn ông đóng khố sampôt. Đàn bà mặc váy xà rồng, dài chấm mắt cá chân, màu gụ, có nhiều hoa văn đẹp. Ngày xưa phụ nữ không mặc áo mà dùng một tấm vải vắt chéo qua vai để che ngực, có thói quen quấn khăn Khrâm lên đầu. Nhà sư cạo trọc đầu, râu và lông mày. Khoác áo cà sa, mang khố vàng màu nghệ và ô trắng hay vàng.
Đồng bào Khơ Me có ba hình thức tôn giáo, theo tín ngưỡng dân gian , đạo Balamon, Phật giáo tiểu thừa. Trong mỗi chùa có nhiều sư sãi (gọi là các ông Lục) và do sư cả đứng đầu. Con trai Khơ Me trớc khi trưởng thành thờng đến ở chùa để tu học, trau dồi đức hạnh và kiến thức. Nhà chùa thờng dạy kinh nghiệm sản xuất, dạy chữ. Hiện nay có trên 400 chùa Khơ Me.
Người Khơ Me ghi chép lại một nền văn học rất phong phú của mình trên lá buông gọi là Xatra. Văn học dân gian truyền miệng cũng vô cùng phong phú . Nghệ thuật sân khấu gồm nhiều loại Dù kê, Rô băm . Các điệu múa nổi tiếng : Lăm vông, Múa kiếm ( Răm khách ), Lăm Lêu...
Các ngày lễ lớn là Choi Chnăm Thơ Mây( Mừng năm Mới), Lễ Phật đản, lễ Đôn ta (xá tội vong nhân), Oóc Bom boóc (cúng trăng).
Các họ của người Khơ Me:
Bàn, Binh, Chau, Chiêm, Danh, Dơng, Đào, Điêu, Đoàn , Đỗ, Hiùnh, Hứa, Kỷ, Liêu, Lộc, Lục, Lu , Mai , Neang, Nuth, Ngô, Nguyễn, Panth, Pem, Pham, Sơn, Tăng, Tô, Từ , Tng, Thạch, Thị , Thuấn, Trà , Trần, U, Uônth, Xanh, Xath, Xum...
Các họ tên tiêu biểu của người Khơ Me Danh, Sơn, Kim, Thạch , Châu, Lâm, ví dụ:
Danh út, Ngọc Anh (Nam)
Lâm Phú Thạch Thị (nữ).
Phụ nữ thường phân biệt bằng chữ Thị hoặc Nêang. Người Khơ Me có họ từ thời Nguyễn, vua Minh Mạng, để kiểm kê hộ khẩu dân số. Trước đó người Khơ Me không có họ.
Nét văn hoá đặc sắc trong văn hoá dùng họ và đặt tên của ngời Khơ Me chính là: Để phân biệt những người cùng tên và có quan hệ huyết thống thì người Khơ Me thường gọi kèm tên người cha (phụ tử liên danh), tên người cha thành họ của người con./.
NGUYỄN-KHÔI
(ĐÌNH-BẢNG)
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử