lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Thư Ngỏ Gửi Giáo Sư Vũ Quốc Thúc
Chu Tất Tiến
...
Thầy cô giáo gần như điên khùng với lương chết đói nên đã làm nhiều việc không thể tưởng tượng được ở thế giới văn minh. Sau khi trừ xong mọi thứ tiền bảo hiểm, tiền phương tiện di chuyển, thì tiền mà thầy cô giáo mang về chỉ có 1 đô la một ngày! Cho nên, nếu không “bắt địa” được học trò, thì thầy cô trở thành điên. Có cô giáo bắt học trò liếm ghế dài vì không thuộc bài, lấy chỉ khâu miệng học trò vì nói nhiều, cô giáo bóp bộ phận sinh dục nam sinh để trừng phạt, hoặc bắt học sinh không thuộc bài đứng cho cả lớp tát tai…Thầy giáo sách nhiễu tình dục nữ sinh, hiệu trưởng (và cả đầu não tỉnh) mua dâm học trò chưa thành niên…
Trong khi ấy, tiền học tăng kinh khủng khiến nhiều nữ sinh phải bỏ học đi làm đĩ, nam sinh phải đi làm hầu bàn, thợ nề…Chỉ còn lại con cái tư bản đỏ, vì tiền học cao gấp nhiều lần lương công nhân một năm. Một người thợ chỉ làm được 2 triệu đồng một tháng mà tiền “chạy” trường cho con đã tốn 3 triệu rồi! Nhiều trường giỏi đòi tới 5,7 triệu cho những đầu năm học, chưa kể quà cáp không chính thức! (Số tiền 5 triệu này chỉ đủ cho các quan tổ chức một lần “sinh nhật chó” cho con chó yêu quý của mình! Bù lại, các người đến dự “sinh nhật chó” của quan lớn phải mang theo quà trị giá vài triệu!)
Đời sống căng thẳng như thế, nên con người trở thành dã man. Đụng xe đạp cũng đâm nhau chết! Chạm xe gắn máy cũng đâm chết người. Đi xe gắn máy trên vũng nước làm bắn nước vào người đi đường cũng có án mạng. Nhìn “đểu” cũng bị dao đâm chết. Đi tìm bạn gái ở làng bên bị dao chém chết. Bị nghi là ăn trộm chó cũng bị đâm đến tử thương. Con chém cha, con giết mẹ, cháu giết bà nội, vị thành niên đi ăn trộm vàng, giết cả nhà người chủ, từ đứa trẻ mới có hơn 1 tuổi. Ở nhờ người ta rồi giết ân nhân.
Cũng ở nhờ mà hiếp dâm chủ nhà xong bóp cổ phi tang… Nói tóm lại, con người đã trở thành máu lạnh, thú hoang chỉ vì sự bất mãn một chế độ tìm mọi cách vơ vét tiền bạc bất chính, dồn tài sản vào giới quan chức và tư bản đỏ. Có những bữa ăn tối tốn 10,000 đô la (trên dưới 200 triệu đồng, tương đương gần 4 năm lương của công nhân). Có những căn biệt thự trị giá từ 10 triệu đến vài chục triệu đô la. Có ngôi Chùa xây tốn gần 100 triệu đô la. Trong khi đó, một em bé bán xổ số, bán măng tươi, bán củi…quần quật suốt ngày chỉ kiếm được 50 xu Mỹ!
Như vậy danh có chính, ngôn có thuận không?
2-Không hiểu là Cộng Sản Việt Nam đã từng là nô lệ của Cộng Sản Tầu từ nhiều thập niên.
Trong bức thư ngỏ của Giáo Sư có nhắc đến sự xâm nhập của Trung Cộng và mong Đảng Cộng Sản thay đổi chính sách để đối phó với Trung Cộng. Đây là một ý tưởng phải nói là quá ngây thơ, không rõ quan hệ của hai bên. Cá nhân tôi đã viết về việc này trong cuốn “Việt Nam Ngày Nay” xuất bản chung với Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, nay xin được nhắc lại.
“Đọc cuốn hồi ký “Ghi chép về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp” do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Bắc Kinh ấn hành năm 2002 và được dịch bởi Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy, toàn bộ diễn tiến nô lệ Trung Cộng đã được phơi bầy một cách rõ ràng. Qua cuốn hồi ký viết bởi những nhân vật cao cấp của Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc này, người đọc mới hiểu tại sao Hồ Chí Minh và thuộc cấp đã không thể nào không cúi đầu trước sự chỉ đạo của Trung Cộng, và không thể nào không dâng đất cho Trung Cộng để trả ơn cứu trợ từ những năm xưa. Điểm đáng nói là cuốn sách được xuất bản đúng thời điểm mà Trung Cộng từng bước thôn tính Việt Nam, từ biển Đông, tới Tây Nguyên, và miền cực Bắc Việt Nam. Có lẽ đây là một lời cảnh cáo các kẻ cầm quyền Việt Nam: “Đừng quên là Cộng Sản Việt Nam đã từng nợ đàn anh Trung Quốc từ khi còn Pháp thuộc. Nếu không có đàn anh Trung Quốc viện trợ, thì đảng Cộng Sản Việt Nam đã không tồn tại mà tham tham nhũng nhũng, sống huy hoàng phè phỡn như hôm nay.” Và cũng có lẽ đây là một lời trần tinh về âm mưu thôn tính Việt Nam của Cộng Sản Trung Quốc, nhằm giải thích cho dư luận biết tại sao mà Trung Cộng muốn coi Việt Nam như cái sân sau của Trung Cộng.
Qua cuốn hồi ký này, người đọc mới thấy rõ mối giây liên lạc chặt chẽ giữa hai đảng Cộng Sản: Việt Nam và Trung Quốc, đúng như lời mà các Đảng Viên Cộng Sản Việt Nam vẫn luôn đọc như đọc thần chú: “ Việt Nam – Trung Quốc, núi liền núi, sông liền sông” và “Trung Quốc và Việt Nam như môi với răng, môi hở thì răng lạnh”, thêm 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghi, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Cũng qua những tác giả của cuốn tư liệu này, như La Quý Ba, Trương Quảng Hoa, Độc Kim Ba, Vu Hóa Thầm, Trần Canh, Như Phụng Nhất, những nhân vật lừng lẫy trong trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, người ta biết nhiều dấu mốc quan trọng:
-Năm 1924, Hồ Chí Minh từ Moscow đến Quảng Châu, học tập lý luận Mác Lê.
-Năm 1930, Hồ chí Minh thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương tại Hồng Kong.
-Năm 1938, Hồ chí Minh đến Diên An, tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Sau đó, mối quan hệ song phương càng ngày được phát triển. Tháng 10 năm 1940 Hồ Chỉ Minh đến Quế Lâm, thành lập văn phòng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội. Trên danh nghĩa thì Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội này, sau được gọi tắt là Việt Minh, được hoàn toàn “độc lập” theo như tinh thần của bản tuyên ngôn, nhưng thực tế vẫn Độc Lập dưới sự chỉ đạo của Trung Cộng!
Tháng 1 năm 1950, Hồ Chí Minh đóng giả vai người già bị thương, đầu quấn khăn mặt, tay chống gậy, sang cầu viện Tầu Cộng. Trần đăng Ninh, một cán bộ lão thành trong đảng Cộng Sản hộ tống và đôi khi cõng Hồ Chí Minh sang qua cửa Thủy Khẩu thuộc Long Châu, Quảng Tây. Sau đó, Hồ Chí Minh mới được đưa sang diện kiến Trung Ương Đảng Công Sản. Lưu Thiếu Kỳ tiếp Hồ Chí Minh tại Trung Nam Hải. Phía Trung Cộng có Chu Đức, Đồng Tất Vũ, Lưu Bá Thừa, Nhiếp Vinh Trần, Lý Duy Hán. Phía Việt Minh có Trần Đăng Ninh, Hoàng văn Hoan. Sau mấy buổi họp đầu tiên không mấy thành công, Hồ Chí Minh muốn đi Liên Xô cầu viện. Vì cũng chưa sẵn sang yểm trợ cho Hồ Chí Minh, nên Lưu Thiếu Kỳ báo cáo với Mao Trạch Đông về việc này, và dàn xếp cho Hồ Chí Minh đi theo Mao Trạch Đông đến Liên Xô. Chuyến đi thất bại. Stalin không chịu viện trợ cho Hồ Chí Minh chống Pháp, mặc dù Mao Trạch Đông giới thiệu và năn nỉ, vì trong suốt chuyến đi, Hồ Chí Minh đã biểu diễn thành công màn kịch là một tay đàn em khả tín, biết quỵ lụy và vâng phục. Vì thế, khi về đến Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ quyết định giúp Hồ Chí Minh bằng một phái đoàn Cố Vấn tối cao do Vi Quốc Thanh, nguyên Phó Tư Lệnh Lực Lượng Công An Trung Cộng làm trưởng đoàn. Nhóm Cố Vấn này được Hồ Chí Minh ra lệnh cho toàn thể đảng viên goi là “Các đồng chí Cố Vấn Vĩ Đại Trung Quốc.”
Đồng thời với việc gửi đoàn Cố Vấn Vĩ Đại sang Việt Nam mở đầu chiến dịch giúp Hồ Chí Minh, Trung Cộng viện trợ 150,000 khẩu súng, hơn 3,000 khẩu pháo, và đạn dược, xe cộ, quần áo, lương thực, đồ dùng hàng ngày như bát ăn cơm tráng men, khăn bông. (Trích bài viết của Trương Quảng Hoa, một Cố Vấn Vĩ Đại của Hồ Chí Minh).
Đến măm 1945, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập vào 2 tháng 9 năm 1945 nhưng không được nước nào công nhận, trừ Trung Cộng. Staline mới đầu từ chối không công nhận cho đến khi Trung Cộng công nhận rồi, mới chịu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Minh.
Thực hiện tích cực việc yểm trợ cho Cộng Sản Việt Nam, Trung Cộng đã chỉ đạo, giúp đỡ vũ khí, lương thực, Cố Vấn, chiến lược cho Việt Minh đánh Pháp. Mở đầu là Chiến dịch Biên giới đánh Đông Khê (Thất Khê, Cao Bằng) năm 1950. Các trận đánh này đều do các Cố Vấn Trần Canh, Nhiệm Cùng, Vân Dật, Thiên Hựu, Quí ba, Kiếm Anh, Phương Phương, Quốc Thanh định đoạt. (Trích thư của Hồ Chí Minh gửi đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày 14/10/50).
Từ đó, các thắng lợi khác với quân Pháp cũng đều do Cố Vấn Trung Quốc chỉ đạo. Những cố vấn này lại nhận chỉ thị trực tiếp của Lưu thiếu Kỳ vì Mao Trạch Đông giao cho Lưu Thiếu Kỳ trách nhiệm điều khiển Việt Minh.
Chiến dịch viện trợ vĩ đại nhất mà Trung Cộng giúp Việt Cộng là Trận Điện Biên Phủ. Thắng lợi hoàn toàn là do Cố Vấn Vi Quốc Thanh chỉ huy. Trước trận chiến quyết định này, có một số trận đánh khác nhằm để tiêu hao lực lượng quân Pháp. Từ ngày 20 tháng 1 năm 1954, các chiến lược tấn công từ Tây Bắc xuống đến phía Nam như Kontum, Pleiku, Tây Nguyên, Phú Yên… đều do Vi Quốc Thanh hoạch định. Võ nguyên Giáp chỉ biết thi hành theo chiến thuật. Sau khi thắng lợi được vài trận, Vi Quốc Thanh quyết định nhận lời đánh Điện Biên Phủ theo lời năn nỉ của Võ Nguyên Giáp. Mới đầu, vì quân Pháp không nắm vững được tin tức về sự chỉ huy của Vi Quốc Thanh, nên còn gửi thư thách thức Việt Minh. De Castries, tư lệnh quân Pháp ở Điện Biên Phủ, viết thư cho Võ Nguyên Giáp:
“Tôi biết bộ đội của ông đã bao vây Điện Biên Phủ, nhưng vì sao không tấn công? Tôi đã kiên nhẫn chờ đợi. Nếu ông có gan dám mở tấn công, thì xin bắt đầu đi. Tôi đang chờ đón những thách thức của ông, quyết một phen thắng bại với ông”.
Thư được trình lên Vi Quốc Thanh, hắn cười nói:
“Lão De Catries này ngông cuồng lắm! Hãy đợi đấy! Đến lúc chiến dịch mở màn, là lúc hắn khóc.”
Người phiên dịch báo cáo :
“De Castries là một danh tướng của Lục Quân Pháp là cấp dưới cũ của Navarre , đã qua trường Quân sự, là học viên ưu tú. Hắn vốn quân hàm Đại Tá, gần đây vừa được phong Thiếu Tướng.
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks