lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Thời Sự - Lịch Sử Việt Nam

PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY   
CỦNG CỐ GIÁO QUYỀN-THỐNG NHẤT GIÁO HỘI-XIỂN DƯƠNG GIÁO PHÁP   
--------------------------

THÔNG ĐIỆP

------------------------

NGÀY LỄ ĐẢN SANH NĂM THỨ 94 CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ 25-11 KỶ MÙI (1919) – 25-11 TÂN MÃO (2011)

1, 2, 3, 4, 5

...

Theo Tôn Dật Tiên, nhà lãnh đạo cuộc cách mạng dân quyền ở Trung Hoa thì chính trị là quản lý việc chung của cả nước.

Theo quan niệm của Aristote, nhà hiền triết Hy Lạp thì CON NGƯỜI LÀ MỘT ĐỘNG VẬT CHÍNH TRỊ (L’home est un animal politique).

Tuy ông ARISTOTE không định nghĩa ngay danh từ chính trị nhưng ông đã đưa con người điển hình cho chính trị.

Con người và loài vật đều là sinh vật. Song con người biết tổ chức xã hội có nền nếp, có trật tự, đạo lý, đường lối sinh hoạt, có khả năng khắc phục thiên nhiên để tiến hóa, có cuộc sống tình cảm, dung hòa quyền lợi ... tức là chính trị. Còn loài vật thì sống hoàn toàn bị động theo những hoàn cảnh thiên nhiên chi phối, không có năng lực biến cải, không có chủ trương cuộc sống ... nên không có chính trị.

Bởi thế, nếu rứt chính trị ra khỏi đời sống của con người thì con người không còn là con người nữa.

Tóm lại, chính trị là một danh từ bao quát chỉ những hoạt động đi đến sự thực hiện chương trình tổ chức một quốc gia đem phúc lợi cho nhân dân và hùng cường cho xứ sở.

Luận về chính trị, người xưa quan niệm rằng: “Chính vi sở hưng tại thuận nhân tâm, chính vi sở phế tại nghịch nhân tâm” tức là chính trị hưng thịnh là vì được lòng người, và chính trị suy  tàn, sụp đổ là vì làm ngược lại lòng người.

Sơ giải về định nghĩa chính trị như thế đó, giờ ta hãy xem lại cái bối cảnh và động cơ nào đã đưa Phật giáo ra đời. ?

Theo lịch sử, hoàn cảnh đất nước Ấn Độ hồi thời Thái Tử SĨ ĐẠT TA lớn lên là một xã hội đầy dẫy bất công tàn nhẫn từ giai cấp bà La Môn, Sát Đệ Ly, Phệ Xá cho đến giai cấp Thủ Đà La . . .

Vừa trưởng thành, Thái Tử chạm phải 2 thảm trạng thực tế trước mắt:

1-Sự bất công tồi tệ giữa các giai cấp trong xã hội Ấn Độ.

2-Cái định luật khắc khe muôn đời của Tạo hóa là Tứ Khổ (Sinh, Lão, bịnh, Tử).

Ý thức được những thống khổ vô biên đó, một ánh sáng GIÁC NGỘ chói rạng trong đầu óc Thái Tử: PHẢI CỨU ĐỘ CHÚNG SANH. Ngài đi tầm đạo.

Quan niệm: Không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, trong dòng máu cùng đỏ . . . của ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI đã phát dương mạnh mẽ tư tưởng cách mạng trên căn bản bình đẳng giữa con người với con người. Hễ là cách mạng tất nhiên có chính trị trong đó. Nhưng lý tưởng cao quí này không phát huy được một cách thiết thực trong đời Ngài tại thế là vì xã hội Ấn Độ thời đó là một xã hội phong kiến . vua chúa nắm tất cả quyền uy trong mọi sinh hoạt xã hội.

Tuy nhiên, Ngài vẫn đề cao tinh thần bình đẳng trong học thuyết của Ngài”

“NHẤT THIẾT CHÚNG SANH GIAI HỮU PHẬT TÁNH . . . PHẬT CŨNG ĐỒNG NHẤT THỂ BÌNH ĐẲNG VỚI CHÚNG SANH”.

Nhận xét như vậy ta đã thấy rõ ràng giáo lý của Phật không mang bản chất tiêu cực, yếm thế, chỉ biết lo giải thoát cho riêng mình, mà chính tôn chỉ Phật đạo là có ĐẠO (giải thoát từ khổ) lẫn ĐỜI (đánh đổ sự bất công giai câp).

Kế thừa lý tưởng siêu việt đó, ở đất nước ta lịch sử còn lưu lại những tấm gương sáng ngời của ĐẠI SƯ KHUÔNG VIỆT, SƯ VẠN HẠNH ... cũng đủ để giải đáp:

PHẬT ĐẠO CÓ LÀM CHÍNH TRỊ KHÔNG?

Ở điểm này, tưởng cũng nên minh định: QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI TU HÀNH LÀM CHÍNH TRỊ LÀ ĐỂ LÀM TRÒN BỔN PHẬN CÔNG DÂN TRONG THỜI QUỐC BIẾN, CHỚ KHÔNG PHẢI ĐỂ TRỤC LỢI, ĐỒ DANH, ĐẮM SAY CHUNG ĐỈNH . . .

Thầy Tư Hòa Hảo vừa nói xong, Thi sĩ Việt Châu đứng lên chắp tay xá Thầy Tư và thưa:

-Kính thưa Thầy, tôi xin thành thực tỏ lòng khâm phục kiến thức tuyệt vời của Thầy. Nguyện vọng của tôi hôm nay đến đây là mong được Thầy từ bi thu nhận tôi làm đệ tử.

***

Cái điểm về hình thức nổi bật nhất trong cuộc đời hành đạo của Đức Huỳnh Giáo Chủ là “thiên tài nghị luận”. Đã có hằng trăm cuộc đối thoại như đã ghi một vài đoạn  trên đây, từng diễn ra với các nhân vật thức giã danh tiếng được ghi thuật lại một số trong quyển PGHH Yếu Lược của tác giả Huyền Phong Cư Sĩ. Có thể có một câu hỏi được đặt ra là tại sao Huyền phong lại có thể ghi thuật lại đầy đủ những gì của Đức Huỳnh Giáo Chủ hành sự.

Xin thưa rằng : Huyền phong cư sĩ có thể nói là một cán bộ sát cánh với Đức Huỳnh Giáo Chủ suốt thời kỳ Ngài có mặt , lúc đó biệt hiệu của Huyền Phong Cư Sĩ là Việt Sĩ.

Ngoài những bản năng gọi là quán thế như đã lược kể đoạn trên, Đức Huỳnh Giáo Chủ còn có biệt tài sáng tác Sấm giảng, thi thơ một cách trác tuyệt.

Về thi thơ, cái khó là ở chỗ họa đáp. Với Đức Huỳnh Giáo Chủ, về điểm này, Ngài tỏ ra vô cùng xuất sắc. Ai đưa bài thi nào dù đó là văn Hán hay Nôm thì Ngài nhìn xong là cầm bút họa lại liền, điển hình là:

a-Vào cuối năm 1946, trước tình hình nghiêm trọng vì cuộc tái xâm lăng của quân đội Pháp, Chủ Tịch Hồ Chí Minh phải chánh thức lên tiếng kêu gọi Đức Huỳnh Giáo Chủ tham chánh và ông Phạm Thiều là Đặc Phái Viên tiếp xúc trực tiếp với Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Một ngày đầu tháng 10 năm 1946, Đức Huỳnh Giáo Chủ đang ở tại Tổng Hành Dinh của quân đội Bình Xuyên do Tướng Huỳnh Văn Trí chỉ huy thì có sứ giả mang một phong bì của ông Phạm Thiều gởi cho Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Trước nhiều nhân vật cao cấp của Bình Xuyên, Đức Huỳnh Giáo Chủ mở phong bì ra thì trong đó có 5 bài thi tứ tuyệt của ông Phạm Thiều (biệt hiệu Trường Phong) kêu gọi Đức Huỳnh Giáo Chủ tham chánh. Xem xong, Đức Huỳnh Giáo Chủ lấy bút họa đáp lại liền, không giây phút suy nghĩ.

Mưa gió thâu canh mãi dập dồn,
Âm u tràn ngập cả càn khôn.
Hỡi ai thức ngủ trong đêm ấy,
Có thấu tai chăng tiếng quốc hồn.?

( Trường Phong )

----------

Những nỗi đau thương mãi dập dồn,
Càng nhiều luân lạc lại càng khôn.
Lặng nhìn thế sự nào ai ngủ!
Chờ dịp vung tay dậy quốc hồn.

(Hoàng Anh- Biệt hiệu của Đức Huỳnh Giáo Chủ)

----------

Sao còn lãnh đạm với đồng bang,
Toan trút cho ai gánh trị an.
Thảm kịch tương tàn chưa hết diễn,
Long Xuyên-Châu Đốc lụy muôn hàng.  (Trường Phong)
Nhìn xem Trung quốc khách lân bang,
Cứ cố xỏ ngầm sao trị an.
Nếu thiệt hai bên đồng hiệp trí,
Kẻ gây thảm kịch phải quy hàng.

(Hoàng Anh)

Tất cả là 5 bài thi. Nhơn dịp này Đức Huỳnh Giáo Chủ lại tiên tri về cái họa Tàu cộng và Ngài kêu gọi Quốc Gia và Cộng Sản đoàn kết thì mới trừ được cái họa Tàu phù. Viết xong, Tướng Huỳnh Văn Trí và mọi người hiện diện xin xem và đều khâm phục tài phun châu nhã ngọc của Đức Huỳnh Giáo Chủ.
b-Về viết Sấm giảng, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết một mạch một hai trăm câu, không cần giấy nháp, suy nghĩ, và gần như hầu hết Sấm giảng đều viết trước mặt mọi người, vì nhà Đức Huỳnh Giáo Chủ thời ấy ở xã Hòa Hảo, lúc nào , ngày cũng như đêm luôn luôn có từ năm, ba trăm người hiện diện hoặc để lễ bái qui y vào đạo hoặc xin chữa bịnh.

***

Trên con đường hành đạo đầy gian nan trắc trở của Đức Huỳnh Giáo Chủ có thể ghi nhận 3 mốc thời gian đậm nét tang thương và nghiêm trọng nhất đó là;

1-Biến cố đường Miche (đã ghi thuật ở đoạn trước)
2-Vấn đề tham chánh.
3-Biến cố Đốc Vàng. 

***

Những tháng cuối năm 1946, tình hình Nam Bộ trở nên vô cùng nghiêm trọng, quân xâm lược Pháp đã chiếm đóng gần hết các địa phương xung yếu ở Nam Bộ, Chủ Tịch Hồ Chí Minh  phải kêu gọi toàn dân đoàn kết để chống xâm lăng và phái nhiều đại diện đến trực tiếp yêu cầu Đức Huỳnh Giáo Chủ tham chánh ...

---------------

. . . “Dù trong bối cảnh nào, tình huống nào, quyền lợi Tổ quốc vẫn là tối thượng. Minh phải làm tất cả những gì có thể làm được, kể cả sự hy sinh để đền ÂN ĐẤT NƯỚC trong bổn phận công dân thời quốc biến.  . . Tôi đang nghiên cứu và có thể trong những ngày sắp tới tôi sẽ tham chánh theo lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh . . .”

Đó là lời tuyên bố của Đức Huỳnh Giáo Chủ nói với ông Việt Sĩ (Huyền Phong Cư Sĩ) và một vài cán bộ thân tín tại rừng Chà Là (Bà Rịa) là nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ mai danh ẩn tích lánh họa Trần Văn Giàu (biến cố đường Miche).

                                               --------------

VÌ SAO TÔI THAM CHÁNH ?

LỜI TÒA SOẠN: Ông Huỳnh Phú Sổ tức là GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HÒA HẢO, người có một lịch sử chính trị cận đại ở Nam Bộ, người ta đã nói về ông rất nhiều. Kế sau này các báo đều đăng tin rằng ông có dự vào ỦY BAN KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÁNH NAM BỘ.

Nhớ lại đoạn đường đã qua, nhiều người phân vân.

Để trả lời chung, hôm nay Ông Huỳnh Phú Sổ nhờ chúng tôi đăng bài tuyên bố để trả lời: “Vì sao tôi tham chánh”. Chúng tôi sẵn sàng đưa ra trước công luận.

Dưới đây là nguyên văn bài” VÌ SAO THÔI THAM CHÁNH” của Đức Thầy:

Tháng 8 năm 1945, Phát Xít Nhật đầu hàng không điều kiện. Tin ấy bay ra làm cho tất cả dân chúng Việt Nam từ nhà cách mạng  lão thành đến đại chúng cần lao, mọi người đều nhận thấy một ánh sáng của quê hương chói dậy. Giờ thiêng liêng của lịch sử đã đến: sự hoạt động bí mật nhường chỗ cho sự hoạt động công khai.

Tôi, một đệ tử trung thành của đạo Phật, một chiến sĩ trì chí của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam sẵn sàng cùng đoàn thể mình cương quyết đứng dậy đáp lại tiếng gọi của non sông, cương quyết tranh đấu để bảo vệ quyền lợi chung cho nòi giống.

Tiếc vì một hoàn cảnh đặc biệt đau thương buộc tôi phải dung mình trong non cao rừng thẳm. Sự độc đoán, sự ngờ vực đã đưa đến chỗ chia ly, mà kẻ thức thời nhìn qua sự thật không khỏi ngậm ngùi than trách.

Một năm trời biến cố, dấu tang thương gieo khắp trời Nam, song cảnh cam go ấy tôi muốn tìm phương cứu chữa, nhưng khốn thay, bị đứt mối liên lạc với Trung Ương và các đồng chí, nên đành nuốt hận và nhìn bọn xâm lăng tung hoành trong đất nước.

Lúc ấy, tất cả quần chúng của tôi, ban Chỉ Huy cao cấp không còn, Ban Chỉ Huy địa phương tan rã, họ bơ vơ như đàn chim lạc đàn không nơi nương tựa, mà còn phải trải qua những giờ phút hãi hùng, rồi nén lòng chờ đợi cứu tinh, rồi tuyệt vọng. Khi giặc đến , không ai chỉ đạo cho họ đấu tranh, nỗi lòng hoang mang xui cho những phần tử quá trung thành mà nông nỗi không dằn được khí phẫn uất nên họ đi tới chỗ xung đột vô ý thức.

Tháng 2 năm 1946, tôi vừa bắt được liên lạc và hiểu tình trạng đau đớn trên thì liền dùng đủ mọi biện pháp làm cho cuộc xô xát âm thầm chấm dứt. Hơn nữa, trên các mặt trận, cũng cố gắng tìm cách ủng hộ chiến sĩ về 2 phương diện vật chất lẫn tinh thần, đồng thời xếp đặt các chiến sĩ mình vào một tổ chức quân sự, chen vai thích cánh với đồng bào trong cuộc kháng chiến.

Hôm nay, nhận thấy rõ cuộc tranh đấu cho Tổ quốc còn dài và cần nhiều nỗ lực, hưởng ứng với tiếng gọi đại đoàn kết của Chánh phủ Trung Ương, tôi quyết định tham gia hành chánh với những mục đích này:

1-Để tỏ cho quốc dân và chánh phủ thấy rằng chúng tôi chủ trương thống nhất lãnh thổ và độc lập quốc gia.

2-Để biểu dương tinh thần đoàn kết của dân tộc hầu mau đem thắng lợi cuối cùng.

3-Để tỏ cho các đảng phái thấy rằng chúng tôi không khi nào có những tham vọng cao sang vương bá hay vì hiềm riêng mà hờ hững với phận sự cứu nước.

Biểu lộ tấm lòng thành thật ấy, tôi chỉ nhận một nhiệm vụ cần thiết, hạp với hoàn cảnh và năng lực mình, cố gắng dàn xếp về hành chánh và quân sự để củng cố và tăng cường lực  lượng của quốc gia.

Đối với toàn thể tín đồ Phật Giáo, tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của Đức Phật Thích Ca, tôi tin chắc rằng giáo lý giải thoát chúng sanh chẳng những được truyền bá ở chốn Thiền Lâm mà còn phải thực hiện trên trường chính trị.

Đối với các đồng chí hiện đang cùng tôi theo đuổi một chương trình Dân Chủ Xã Hội , tôi tuyên bố luôn luôn sát cánh với họ để chung lo gây dựng một nước VN tương xứng với các nước Dân chủ tiền tiến trên toàn cầu.

(báo QUẦN CHÚNG ngày 14-11-1946)

***

. . . Muốn tỏ ra xứng đáng một người nước tự do thì chúng ta hãy nên đoàn kếtb chặt chẽ cùng nhau, hãy quên hết những mối thù hiềm ganh ghét, đừng bày ra cái họa nồi da xáo thịt khiến cho nhơn loại khinh bỉ, một dân tộc như dân tộc Việt Nam đã có nhiều tấm lòng nhân hậu và những trang lịch sử vẻ vang ...

(Huấn thị của Đức Huỳnh Giáo Chủ gởi về cho tín đồ thàng 2/1945)

***

Qua một vài tư liệu nêu trên, ai cũng có thể thấy rõ Đức Huỳnh Giáo Chủ là một Đại Bồ Tát với một tấm lòng Tự Bi vô lượng. . . là một nhà chí sĩ siêu đẳng trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, luôn đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên hết , luôn đề cao tinh thần Đại Đoàn Kết Dân Tộc . . . là một thiên tài về văn học . . . là một minh triết , một vĩ nhân như bao nhiêu minh triết vĩ nhân tự ngàn xưa .

***

2.540 năm trước Tây lịch , đối diện với thực tại của xã hội Ấn Độ, ĐỨC THÍCH CA MÂU NI rời bỏ cung vàng điện ngọc, ngôi vị vua chúa đi vào rừng núi thâm u để nghiên cứu, nghiền ngẫm tìm một hệ thống tư tưởng để cứu đời. Ngài phải dấn thân vào thực tế kham khổ để suy tư, tìm hiểu và cuối cùng Ngài thành đạo.

Suốt 49 năm trụ thế, ngày nào cũng như ngày nào, tháng nào cũng như tháng nào, năm nào cũng như năm nào ... dấu chân của Đức Phật in khắp lưu vực sông Hằng để thuyết pháp độ sinh.

Hạt giống từ bi, bác ái, tư tưởng bình đẳng đại đồng của Đức Phật như một đám mưa to rải xuống tam thiên, đại thiên thế giới. Khắp các rừng bụi, cây cối lớn nhỏ, cho đến các loài cỏ bé bỏng cũng đều hưởng thụ cùng một thứ nước, nhưng kết quả lại khác nhau, vì cây lớn cành lá sum sê thì hứng được nhiều nước mưa, còn cây nhỏ cỏ thấp cũng tùy theo khả năng mà tiếp thu hạt mưa. Thậm chí những cỏ cây bị che khuất không trực tiếp hứng được giọt mưa, nhưng cũng hưởng thụ được nước mưa ấy khi thấm vào đất . . .

***

Cũng vào khoảng 2.546 năm trước Tây lịch, đối diện với thực tại điêu linh , thống khổ, nhơn tâm ly tán, đạo lý suy đồi của xã hội nước Tàu trong thời Xuân Thu (722-480) trước Tây lịch, KHỔNG TỬ xướng xuất một học thuyết có thống hệ với phương pháp dạy đời gọi là NHO GIÁO.

Cái hệ thống của NHO GIÁO lấy chủ nghĩa “THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHỨT THỂ” và cái phương pháp thường dùng là “CHỨNG LUẬN” lấy thiên lý lưu hành làm cơ bản để trật tự hóa xã hội trong một kỷ cương nề nếp.

Là người nước Lỗ, KHỔNG TỬ làm Trung Đô Tể nước Lỗ, sau khải chức làm Đại Tư Khấu (như Hình Bộ Thượng Thư) rồi làm Nhiếp Tướng Sự tức là quyền nhiếp chánh trị quốc gia. Chỉ trong 3 tháng thì việc chính trị cũng như trật tự xã hội trong nước Lỗ đều được ổn định, chấn chỉnh phân minh.

Nhưng vì vua nước Lỗ dắm say tửu sắc, KHỔNG TỬ bèn từ chức đi chu du thiên hạ để truyền bá cái học thuyết của mình.

“Khả dĩ sĩ tắc sĩ, khả dĩ chỉ tắc chỉ, khả dĩ cửu tắc cửu, khả dĩ tốc tắc tốc, Khổng Tử dã” (nên làm quan thì làm quan, nên thôi thì thôi, nên ở lâu thì ở lâu, nên đi chóng thì đi chóng, ấy là cái đạo của KHỔNG TỬ vậy).

KHỔNG TỬ đi hết nước này sang nước nọ là với chủ đích đem cái Đạo của mình để giúp đời, dạy đời, hay nói cách khác là hành đạo.

Quan niệm của KHỔNG TỬ là sanh ra ở đời, ai cũng có nghĩa vụ đối với đời. Người nào không nghĩ đến việc đời là trái với đạo làm người. Cho nên chí hướng của Ngài là thể hiện sự giáo hóa dân chúng, cải thiện xã hội. Cuộc đời càng rối loạn điên đảo bao nhiêu thì Ngài càng muốn dấn thân để cứu độ bấy nhiêu.

Xướng xuất một học thuyết thâm huyền quảng hượt chính Đức KHỔNG TỬ cũng phải dấn thân vào cuộc đời ly loạn để giáo dục con người, từ vua chúa đến quan khanh, sĩ phu và dân chúng.

KHỔNG TỬ không được thành công theo hoài bảo trong cuộc đời mình nhưng Ngài đã thành danh trong lịch sử vĩ nhân của nhân loại.

***

Tôi, một đệ tử trung thành của Đạo Phật, một chiến sĩ trì chí của phong trào giải phóng dân tộc . . .

. . . Đầu ngưỡng vọng đất trời minh chứng,
      Tấm lòng thành quyết dựng ĐẠO ĐỜI . . .

Đấy là lời minh thị của Đức Thầy HUỲNH PHÚ SỔ biểu lộ cái bản hoài của Ngài súc tích trên hai phương diện ĐẠO VÀ ĐỜI , tức đem ĐẠO vào ĐỜI và ĐỜI phải có ĐẠO.

Trên cơ sở đó đã thấy rõ Đức Thầy HUỲNH PHÚ SỔ thể hiện cụ thể tinh thần từ bi, bác ái giúp người cứu đời, hành động để vì người khác chớ không phải vì minh. Ngài không lập thuyết, không xướng xuất một hệ thống ý thức hệ để làm rạng danh cho chính mình.

Ngài chỉ nhìn thẳng vào thực tại xã hội Việt Nam , một đất nước đang bị ngoại bang thống trị nghiệt ngã, một dân tộc đang quằn quại rên xiết dưới ách nô lệ, luân thường đạo lý bị phá vỡ, kỷ cương đảo lộn, ly tán nhân tâm, Ngài xương minh lại giáo pháp nhà Phật, gạn lọc triết lý Khổng Mạnh, một đôi phần về Lão Trang . . . bằng lối thi thơ bình dị, hướng dẫn dân chúng trên hai mặt: ĐẠO và ĐỜI.

... Đức Huỳnh Giáo Chủ đã chuyển biến Phật giáo du nhập từ bên ngoài thành Phật Giáo Việt, Hán Nho thành Việt Nho, đóng góp vào vận hội thăng hoa văn hóa của Dân tộc...

Đức Huỳnh Giáo Chủ đã thực hiện được một công trình vĩ đại mà tự bao nhiêu ngàn năm chưa một vĩ nhân nào làm được. Đó là quy nguyên Tam Giáo (Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo) làm thành một nguồn đại tư tưởng dưới danh nghĩa PHẬT GIÁO HÒA HẢO để tế độ chúng sanh, giúp con người vừa Học Phật, vừa Tu Nhân tiến về Chân Thiện Mỹ và giải thoát.

Thế mà đảng Cộng Sản Việt Nam lại xem Đức Huỳnh Giáo Chủ như là một đối tượng nguy hiểm và PGHH như là một chướng ngại vật đáng ngại phải tiêu diệt và luôn luôn rắp tâm tiêu diệt.

Xuyên suốt 66 năm (1945-2011) nhìn theo chiều dài và chiều sâu của lịch sử VN, ai cũng thấy cái ác tâm, ai cũng thấy những hành động vô cùng tàn bạo của Đảng CSVN đối với PGHH, ai cũng thấy lưỡi đao đồ tể , búa liềm của đảng CSVN luôn đẫm máu PGHH, nhất là qua biến cố đường Miche và biến cố “Đốc Vàng” nhưng . . .

“Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”

Dù CSVN quyết tâm tiêu diệt PGHH trong mọi mội trường, trong mọi cơ hội, trong mọi tình huống có thể được, nhưng thực tiễn thời gian và không gian đã cho mọi người thấy 66 năm đương đầu với CSVN thì PGHH từ 1 triệu rưỡi người vào năm 1945 đến nay PGHH đã có gần 7 triệu người ở VN và rải rác khắp 5 châu bốn bể . . . PGHH có bị tiêu diệt đâu, trong lúc  CS Đông Âu và Liên Bang Sô Viết lại lặng lẽ ra đi !

***  

Kỷ niệm năm thứ 94 ngày Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ năm nay, tôi phổ biến Thông Điệp này với những tư liệu trung thực xuất phát từ quả tim của một Phật tử thấm nhuần chân lý Từ bi của Đức Phật. “LẤY TÌNH THƯƠNG XÓA BỎ HẬN THÙ” xuất phát từ tấm lòng NHẪN HÒA của một đệ tử Đức Huỳnh Giáo Chủ: “SỰ OÁN THÙ ĐÁP LẠI CHỮ HIỀN” . . .

Thông Diệp này tôi chưa đề cập đến “BIẾN CỐ ĐỐC VÀNG”, vì biến cố Đốc Vàng là một dấu ấn lịch sử tràn đầy máu và nước mắt của gần 7 triệu tín đồ PGHH đã thắm ướt thời gian xuyên suốt 64 năm dài (1947-2011)... sẽ được phổ biến trong một thời điểm  cần thiết.

Tôi là một chiến sĩ PGHH có mặt trong 66 năm dài suốt khoảng thời gian đương đầu với Việt Minh (VM) ngày xưa và CS ngày nay, và tôi là một tử tội của VM trong biến cố đường Miche mà không chết. Có thể nói tôi là một nhân chứng trong lịch sử “đối đầu” giữa VMCS và PGHH và tôi là người chiến sĩ PGHH duy nhất còn sống đến ngày nay.

Lập trường nhất quán của PGHH mà tôi kế thừa là vẫn theo đuổi con đường Phát huy đạo pháp và Dân Tộc, tôi còn một hơi thở nào là hơi thở đó phụng sự đạo pháp và Dân Tộc, quyết tâm chống xâm lăng tàu cộng và chân thành đoàn kết với toàn dân để xây dựng một nước VIỆT NAM ĐỘC LẬP, TỰ  DO, DÂN CHỦ, HÒA BÌNH VÀ THỊNH VƯỢNG.

***

Ra đời vào thời kỳ Hạ ngươn mạt pháp, bản hoài của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ là xiển dương chánh pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ... gạn lọc xương minh và thời đại hóa một số thánh huấn của Nho giáo, Lão trang ... thống hợp thành một nền tư tưởng vĩ đại ở Đông Phương “TAM GIÁO QUY NGUYÊN”, lấy Việt Nam làm tụ điểm, chào đón một đời Thương ngươn thánh đức, an lạc thái hòa, thể hiện cái bản hoài ĐẠI TỪ, ĐẠI BI của Đức tự Phụ Thích Ca Mâu Ni: “KHAI THỊ CHÚNG SANH NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN”.

“Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật,
Bụi hồng trần rứt sạch cửa Không.
Chuông linh ngân tiếng ĐẠI ĐỒNG,
Ta Bà thế giới sắc không một màu.

(Nguyện lực của Đức Huỳnh Giáo Chủ)

NAM MÔ TA BÀ GIÁO CHỦ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

NAM MÔ LONG HOA GIÁO CHỦ ĐƯƠNG LAI HẠ SANH DI LẶC TÔN PHẬT

Huyền Phong Các, ngày 25 tháng 11 năm Tân Mão
TM.Giáo Hội Trung Ương PGHH
Hội Trưởng
LÊ QUANG LIÊM
(Huyền Phong Cư Sĩ)

1, 2, 3, 4, 5

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site