lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Thời Sự - Lịch Sử Việt Nam

PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY   
CỦNG CỐ GIÁO QUYỀN-THỐNG NHẤT GIÁO HỘI-XIỂN DƯƠNG GIÁO PHÁP   
--------------------------

THÔNG ĐIỆP

------------------------

NGÀY LỄ ĐẢN SANH NĂM THỨ 94 CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ 25-11 KỶ MÙI (1919) – 25-11 TÂN MÃO (2011)

1, 2, 3, 4, 5

...

Vì bối cảnh đương thời không thuận tiện nên thuyết ĐẠO ĐỜI của Lục Tổ không được triển khai và phổ cập đến chỗ rốt ráo.

Đức Lục Tổ Huệ Năng là vị Tổ Sư thứ 33 đồng thời là Tổ Sư thứ 6 ở phương Đông trong hệ thống chánh pháp Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Riêng tại VN nhìn theo chiều dài và chiều sâu của lịch sử Thiền Tông  ta thấy:

a-Phái Thiền Tông thứ nhất được du nhập vào VN từ năm 580 dl là do Ngài Tỳ Ni Da Lưu Chi (người Ấn Độ) đệ tử được “truyền tâm ấn” của Đệ Tam Tổ Tăng Xán (ở Trung Hoa).

b-Phái Thiền Tông thứ 2 được du nhập vào VN năm 820 dl là do Ngài Vô Thông Ngôn (người Trung Hoa).

c-Phái Thiền Tông thứ 3 ra đời tại VN vào năm Kỷ Dậu (1069) nhằm đời vua Lý Thánh Tông nhà Lý do Ngài Thảo Đường Thiền Sư sáng lập.

Sự có mặt của 3 phái Thiền Tông này gặp phải hoàn cảnh  xã hội VN thường bị nhiểu nhương ly loạn , trong lúc đó Nho Giáo lại rất thịnh hành, cho nên Phật Giáo Thiền Tông với những giáo điều cao viễn, không thu hút được quần chúng qui ngưỡng.

Mãi đến gần 700 năm sau, vào năm 1258, dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử ra đời mới tạo được một ánh huyền quang chói rạng, khơi tỏ ánh sáng Phật pháp trên đất nước VN khai mở một thời kỳ vàng son của chánh pháp Thiền Tông mang bản chất đặc thù dân tộc trái tim VN, hơi thở VN.

TRÚC LÂM YÊN TỬ là một dòng Thiền theo nguyên lý Thiền Tông của Đức Phật Mâu Ni, lấy TÂM TÔNG làm căn bản, mang bản chất hoàn toàn VN với một tôn chỉ ĐỜI ĐẠO LƯỠNG TOÀN, súc tích một nguồn tư tưởng phóng khoáng, linh động, trong ĐỜI phải có ĐẠO, và ĐẠO là chủ thể trong cuộc sống của con người. Đó là một pháp môn viên dung cứu nhân độ thế, cải hóa con người thích nghi với bối cảnh nhân tâm bất trắc, đạo lý suy đồi của thời mạt pháp.

Thế gian là cõi vô thường, không một sự vật nào được tồn tại vĩnh viễn, được đứng yên một chỗ. Có sanh phải có diệt là một định luật muôn đời của Tạo hóa, Trúc Lâm Yên Tử cũng không ngoại lệ, chỉ được rạng ngời trong vòng 76 năm (1258-1334) rồi cũng lu mờ dần đến khuất bóng.

***

Thời gian trôi đi, như dòng nước chảy không ngừng cuốn theo hình ảnh Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử vào quá khứ. Mãi đến gần 500 năm sau Đức Phật Thầy Đoàn Minh Huyên ra đời khai sáng Tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương, mới xương minh thuyết ĐỜI ĐẠO LƯỠNG TOÀN tiếp nối Dòng Thiền Trúc Lân Yên Tử, triển khai Pháp môn HỌC PHẬT TU NHÂN làm sáng tỏ ánh huyền quang ĐỜI ĐẠO để tế độ chúng sanh nhưng cũng chỉ được có 7 năm (1849-1856) thì ĐỨC PHẬT THẦY viên tịch và Bửu Sơn Kỳ Hương được kế thừa qua:

-Đức Phật Trùm (1868-1875)
-Đức Bổn Sự (Ngô Lợi) 1879-1890.
-Đức Sư Vải bán khoai (1901-1902).
Rồi đến Đức Huỳnh Phú Sổ.

Nhận xét qua một quá trình dài của lịch sử đã thấy rõ ràng rằng pháp môn HỌC PHẬT TU NHẦN là một pháp môn xướng xuất từ thời Đức Lục Tổ Huệ Năng theo căn bản chánh pháp Thiền Tông chớ không phải là tông phái mới và Đức Huỳnh Giáo Chủ là một đấng huyền linh giáng trần xương minh pháp môn ĐỜI ĐẠO để tế nhân độ thế trong thời kỳ Hạ Ngươn mạt pháp.

Trong Thông Điệp đề ngày 19-6-2011 nói về Đại Lễ 18/5 âl khai sáng PGHH đã có sơ giải về quá trình của hệ thống truyền thừa PGHH.

** *

Giáng trần vào một thời kỳ hỗn loan, nhân tâm ly tán, đạo lý suy đồi, bên ngoài thì thế chiến thứ hai đã bùng nổ, bên trong nước VN nằm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, Đức Huỳnh Giáo Chủ phải dấn thân vào một cõi đời hỗn tạp phát huy TÂM ĐẠI HÙNG , ĐẠI LỰC, ĐẠI TỪ BI triển khai chánh pháp để tế  thế độ nhân.

-Khai sáng PGHH trong thời kỳ Pháp thuộc mà chánh thức chủ trương chống xâm lăng, giành độc lập là Tâm Đại Hùng.

‘Thù giặc Pháp làm người phải trả,
Trừ tham quan bởi quá ngang tàng.
Nước mất đâu dễ ngồi an,
Mượn gươm Lê Lý dẹp tan quân thù.

-Trong thời gian truyền Đạo bị thực dân Pháp khủng bố, trấn áp dưới mọi hình thức:

*Ngày 18-5-1940 (12-4 năm Canh Thìn) bị thực dân bắt đem xuống Sa Đéc giao cho tên cò Bazin (Chánh Sở Mật Thám Miền Tây Nam Bộ) xử lý .

*Ngày 24-5-1940 (18-4 Canh Thìn) thực dân đem quản thúc tại kinh Xáng xà No, làng Nhơn Nghĩa (Cần Thơ).

*Ngày 28-7-1940 (29-6 Canh Thìn) thực dân gán bịnh “điên” đem quản thúc ở nhà thương Chợ Quán (Sàigon) dưới sự kiểm soát chặt chẻ của “bót” mật thám Catinat.

*Ngày 11-5-1941 (Tân Tỵ) thực dân đem về giam giữ ở bót Catinat để thẩm vấn bổ túc.

*Ngày 19-5-1941 (Tân Tỵ) thực dân đem về quản thúc ở Thị Xã Bạc Liêu (nhà ông Võ Văn Giỏi).

Và cấm không cho truyền Đạo, nhưng Đức Huỳnh Giáo Chủ vẫn bền tâm vững chí, mạnh dạn, kiên cường theo đuổi sứ mạng dạy Đạo cứu Đời, đó là TÂM ĐẠI LỰC.

“Khắp sáu châu nức tiếng người đồn,
Ta chịu khổ, khổ cho bá tánh.”

----------

“Bể trần sóng cuộn lao xao,
Xông thuyền Bát Nhã lướt vào một phen.
Quản chi lực kém tài hèn,
Dù đời bạc đãi ngọn đèn cứ nêu.
Soi từ đài cát xá lều,
Cho người hung bạo biết điều nghĩa nhân.
Tài tai hai chữ cân phân,
Trời ban họa phước một lần cho ta.
Mắt đen thấy mắt trắng lòa,
Phật ma, ma Phật mới ra vở tuồng “ . . .
_________

Thương trăm họ ruột tơ thêm vò khúc,
Để trí suy giục thúc cả muôn dân.
Bỗng hay đâu nghi ngút khói vua Tần,
Tăng sĩ phải gắng vùi nơi hắc ám . . .

----------

Dạy con cả nào đâu than cực,
Tiếng làm Thầy phải nặng đôi vai.
Việc khó khăn lắm lúc khôi hài,
Ấy cũng bởi thày lay ông Tạo.
Ông nhồi quả cho người hành đạo,
Lúc nguy nàn thối chí cùng chăng?

-Khai Đạo, dạy đời, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, hung dữ hay hiền lành, trí ngu, căn cơ cao thấp, chậm mau . . . thể hiện một tinh  thần bình đẳng, đó là TÂM ĐẠI TỪ BI.
Chí toan gieo giống bồ đề,
Kiếm người lương thiện dắt về Tây phang.
Dạy khuyên những kẻ ngổ ngang,
Biết câu lục tự gìn đàng tứ ân.

----------

Rèn dân bằng giáo thuyết Bình Hòa,
Giống Bác ái gieo sâu vô tận . . .

Bảy năm có mặt trên đất nước VN, Đức Huỳnh Giáo Chủ không nề một chướng ngại nào, khó khăn nào, vất vả nào, nguy hiểm nào, mãi tận tụy ban rãi hạt giống TỪ BI, BÁC ÁI của Đức Phật đến với mọi người . . . cho đến ngày vắng mặt.

Quá trình của Ngài cũng như giáo lý PGHH là một hình ảnh rực sáng trong lịch sử tôn giáo, đi sâu vào ý thức của nhiều thức giả.
Bên cạnh những người chưa nhận thức được cái chân giá trị của

PGHH và của Đức Huỳnh Giáo Chủ bởi lý do này hay mặc cảm khác vẫn có một số người ngưỡng mộ và đang nghiên cứu giáo lý PGHH và thực chất của Đức Huỳnh Giáo Chủ:

Giáo Sư Phạm Công Thiện nói về Đức Huỳnh Giáo Chủ:

. . . Điều tôi muốn nói, với tư cách khiêm tốn của một Giáo Sư Triết Học Tây Phương của một Đại Học Tây Phương (Đại học Toulouse-Pháp), đồng thời của một Giáo Sư Khoa học của một Đại Học Phật Giáo (Viện Đại Học Phật Giáo tại Los Angeles-Hoa kỳ) là đã từ lâu chúng tôi nhìn thấy Đức Huỳnh Giáo Chủ là một đại thiên tài tôn giáo của nhân loại. Trên quan điểm Phật Học Phật Giáo, chúng tôi nhân thấy Đức Huỳnh Giáo Chủ là một Đại Bồ Tát hóa hiện . . . Với quan điểm người Học phật, tôi nghĩ rằng pháp môn PGHH rất đặc biệt , rất thuần túy VN, rất thuần túy Phật giáo, so với các pháp môn khác như Tịnh Độ, Bát Nhã, Hoa Nghiêm . . . Pháp môn PGHH thuộc Đại thừa Phật giáo . . .

Khi tình cờ đọc một bộ tự điển bách khoa có thẩm quyền nhất thế giới, bộ ENCYCLOPAEDIA BRITANNICA, dở qua cuốn 6 trang 181, tôi thấy tên tuổi và cuộc đời sự nghiệp của Đức Huỳnh Giáo Chủ chiếm trên nữa cột chữ in nhỏ trên trang giấy tự điển. Mấy hàng chữ đầu đã đập mạnh vào mắt tôi: “Huỳnh Phú Sổ is a Việtnamese philosopher” (Huỳnh Phú Sổ là triết gia VN). Hiển nhiên mấy hàng chữ tiếp tục cũng xác định thêm rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là nhà cải cách Phật giáo, và nhà sáng lập PGHH . .

Đức Huỳnh Giáo Chủ đúng là một triết gia VN vỉ đại  mà chỉ có kẻ nào nắm trọn tất cả triết lý Tây Phương và Đạo lý Đông Phương thì mới có khả năng nhìn thấy được tất cả ý nghĩa ẩn hiện của 4 chữ TRIẾT LÝ VIỆT NAM.

CẢM TƯỞNG CỦA TIẾN SĨ LÝ KHÔI VIỆT:

. . . Chành thanh niên 20 tuổi của chúng ta đã không đến Quảng Châu, Tokyo hay Ba Lê, Hoa Thịnh Đốn. Chàng đã lội ngược dòng với thời thượng, đi về núi Cấm, núi Thất Sơn . . . thủ đô của đất nước hiển linh . . . cũng không bắt chước những ý thức hệ của thế giới, dù là Âu hay Á. Những ngôn ngữ của thời đại: Dân quyền, Duy Dân, những chủ thuyết của thế kỷ: Cộng sản, Tư Bản, Tam Dân, Quốc Xã. . . đối với chàng là những gì xa lạ và không cần thiết vì chàng đã đi, đã đến, đã sống trọn vẹn trong truyền thống VN mà tinh hoa, cốt tủy là truyền thống Phật Trúc Lâm Yên Tử nhập thế đời Trần , và truyền thống Đạo Phật Bửu Sơn Kỳ Hương bàng bạc khắp nhân gian Miền Nam.

Hơn thế nữa, chàng thanh niên 20 tuổi của chúng ta khác hẵn những nhà trí thức và cách mạng đương thời chỉ hướng về tầng lớp thị dân và tầng lớp Tây phương hóa, chàng đã đi vào nông thôn và đi đến quảng đại quần chúng nông dân, một tuyệt đại đa số của quốc dân VN. Hy hữu, tuyệt vời hơn nữa là chàng đã ra giảng cho nhân gian con đường tu thân và cứu nước không phải bằng học thuyết , chủ nghĩa, bằng lý luận, sách vở, bằng truyền đơn hay súng đạn mà bằng thơ lục bát, thể thơ mang đầy hồn dân tộc và dễ dàng đi vào lòng nhân gian.

Khác hẵn với những nhà cách mạng đương thời, sau lưng có cường quốc, có ý thức hệ, có tổ chức, có phương tiện, có vũ khí. Sau lưng chàng chỉ có một truyền thống ngàn năm, những người nông dân tay lấm chân bùn và sức mạnh duy nhất là những vần thơ lục bát. . . và kết quả, sự nghiệp của chàng thanh niên 20 tuổi của chúng ta đã phục sinh huy hoàng truyền thống ngàn năm của dân tộc, xây dựng một tôn giáo 2 triệu tín đồ, phát động một cuộc cách mạng tôn giáo, văn hóa, giáo dục, chính trị và xã hội rộng lớn và có kết quả hữu hiệu, lâu dài.

Chàng thanh niên 20 tuổi hy hữu, vĩ đại như thế ấy là ai vậy? Chính chàng là Huỳnh Phú Sổ, Giáo Chủ PGHH, lãnh tụ của đảng Dân Chủ Xã HộiVN, một nhà văn hóa và một người cách mạng lạ lùng, hy hữu, ngàn năm mới có một vài vĩ nhân như thế.

So với những nhà cách mạng đương thời, Huỳnh Phú Sổ là người thành công lớn nhất và để lại sự nghiệp cao nhất. Chổ đứng của Huỳnh Phú Sổ trong văn học, chính trị và lịch sử VN là một chỗ đứng độc đáo, và chói sáng . . .

Huỳnh Phú Sổ chính là tất cả chúng ta, tất cả những người VN yêu nước, mang tinh thần Tự Do, khai phóng nhân bản đi vào hành động giải cứu và phát triển VN.

(Trích Tập San Thanh Niên Hành Động số 9 tháng 7, 8 (1986) )

                                                                 *
                                                            *        * 
NHẬN THỨC PGHH CỦA TRẦN NGUYÊN BÌNH, MỘT NHÂN VẬT TRÍ THỨ MIỀN BẮC:

. . . Lý tưởng Phật Giáo thật là thích hợp với tư tưởng cốt cán của dân tộc ta, mà PHẬT GIÁO HÒA HẢO lại là một luồng tư tưởng tổng hợp PHẬT, KHỔNG, LÃO ,một thứ tổng hợp gạn lọc qua tinh thần Tiên Rồng đã làm cho nước nhà thoát ra khỏi âm mưu diệt chủng của người  phương Bắc . . .

Miền Tây Nam này của nước Việt mến yêu tránh được một phần lớn những đau thương tang tóc của chiến tranh, do sự tranh chấp quốc tế gây nên, là nhờ dân chúng đã được Hòa Hảo hóa, lý tưởng tà ngụy không còn tìm được đất nở sinh.

Chúng tôi tin tưởng rằng nơi đây là thành trì của dân tộc, chống với mọi tư tưởng ngoại lai, ác hại, để dân tộc tự do tập trung nhân lực , tài lực, vật lực , chờ cơ hội vùng lên cao cả và đại hùng hoàn thành sứ mạng, thiết lập một “NIẾT BÀN HẠ GIỚI” . . .

***

CẢM TƯỞNG CỦA TIẾN SĨ LÊ HIẾU LIÊM( VIỆN TƯ TƯỞNG PHẬT HỌC, BAYPOINT-HOA KỲ).

Phật giáo là một thế giới tuyệt vời. Cũng như Đổ Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Huỳnh Phú Sổ là một phần tuyệt vời của thế giới Phật giáo VN.

Huỳnh Phú Sổ bất tử, vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Phật giáo, vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp VN. Ông đã đưa lịch sử vượt qua tương lai, đã nối liền Dân Tộc và Đạo Pháp và ông đã đến hiện đại từ truyền thống.

Ông là người đã gieo truyền những hạt mầm tươi tốt, dũng mãnh của nền Phật giáo thời đại và của VN trong kỷ nguyên mới.

Ông là bóng cây bồ đề vĩ đại của hàng triệu cây bồ đề VN tinh khôi, hùng tráng. Bóng mát vĩ đại của ông vẫn còn che chở chúng ta, dẫn đường cho chúng ta , cho lịch sử, cho sinh mệnh VN và sinh mệnh Phật giáo thế giới.

. . . 1.000 năm nữa, 2.000 năm nữa, 3.000 năm nữa, trên quê hương sông núi VN vẫn còn ngâm vang những bài thơ sấm giảng của Huỳnh Phú Sổ, những bài thơ bát ngát đạo lý, mênh mông tình thương người của Khuông Việt, Vạn Hạnh, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trải, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu . . .

HUỲNH PHÚ SỔ, HUỲNH PHÚ SỔ BẤT TỬ TRONG MỌI CHÚNG TA.

***

CẢM TƯỞNG CỦA DONALD MALLEN (công dân Hoa Kỳ quy y làm tín đồ PGHH.

. . . Có người hỏi rằng vì sao mà tôi, một con người xã hội Tây Phương, trưởng thành trong văn hóa Tây Phương với ảnh hưởng bao trùm của tôn giáo và luân lý Cơ Đốc, mà ngày nay lại gia nhập đạo PGHH, một nền Đạo Đông Phương ? (It can be asked why a main raised in a western cuture with predominantly judeo-christianic moral and thelogical influences would seek acceptance into the HoaHao relegion, a relegion whose cultural influences are eastern?).

. . . Chính sự cao khiết giản dị trong giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cảm hóa tôi, đó là sự chú trọng tới bản chất của những liên hệ tinh thần và vật thể, thay vì dựa vào những hình thức phô trương hay những kiến trúc đồ sộ. Đó là một giải pháp “Tu tại Tâm” hơn là đến chùa. Đức Thầy cho ta một giáo lý dẫn đạo. Ngài chỉ con đường cho ta đi, chớ không chỉ nêu một giáo thuyết cứng rắn. Ngài nhấn mạnh về những hồng ân về tự do tự tại mà ta thụ hưởng, về trách nhiệm mà ta đảm nhận.

1, 2, 3, 4, 5

 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site