lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Thời Sự - Lịch Sử Việt Nam

PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY   
CỦNG CỐ GIÁO QUYỀN-THỐNG NHẤT GIÁO HỘI-XIỂN DƯƠNG GIÁO PHÁP   
--------------------------

THÔNG ĐIỆP

------------------------

NGÀY LỄ ĐẢN SANH NĂM THỨ 94 CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ 25-11 KỶ MÙI (1919) – 25-11 TÂN MÃO (2011)

1, 2, 3, 4, 5

...

-Không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, trong dòng máu cùng đỏ.

Theo tôi, chữ DUY NGÃ ở đây là Đức Phật có ý xương minh tinh thần NHÂN BẢN , tức là lấy con người làm cơ sở, vì mọi sự vật trong cõi thế gian này có được, phát triển được là đều do khả năng của con người.

DUY NGÃ có nghĩa là chỉ có TA, tức là chỉ có CON NGƯỜI mới có sức năng động phi thường để tạo ra những bước tiến bộ không ngừng . . . và cũng chỉ có CON NGƯỜI mới có trình độ giác ngộ: TỰ GIÁC, GIÁC THA, GIÁC HẠNH VIÊN MÃN.

Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật cũng phán rằng: “CON NGƯỜI LÀ HƠN CẢ”.

***

Ngày 16 tháng 4 năm Kỷ Mão (1939).

Dòng sông Tiền giang, mặt nước trong veo cuồn cuộn chảy giữa 2 bờ cây sum suê, cửa nhà san sát.

Con lộ chánh Xã Hòa Hảo chảy dài theo bờ sông, mấy hôm nay có vẻ nhộn nhịp khác thường với nhiều tốp người lũ lượt tiến về hướng chợ Mỹ Lương.

Nhà ông Hương Cả Huỳnh Công Bộ cũng chật nức người chen chúc từ trong nhà ra đến ngoài đường.

Trước sân, bàn Thông Thiên uy nghi dưới làn khói hương nghi ngút quyện theo chiều gió. Từng tốp bốn hoặc năm người sắp hàng kẻ trước người sau trang nghiêm lễ bái. .

Số người hiện diện đông nghẹt nhưng quang cảnh lại im phăng phắt qua những nét mặt kính cẩn. Không một tiếng động mạnh, không một lời nói lớn.

Tại chiếc bàn ở giữa nhà, Cậu Tư HUỲNH PHÚ SỔ cũng gọi là Cậu Tư Hòa Hảo , trong bộ đồ vạt hò màu dà, gương mặt sáng sủa với đôi mắt tinh anh, đang ngối tiếp chuyện với 3 ông khách trạc tuổi trung niên ăn mặc chỉnh tế.

-Thưa Cậu, tôi là Phan Thành Ong, Giáo viên ở Xã Mỹ Hội Đông được nghe danh Cậu như sấm rền tai, nên hôm nay tôi đường đột đến đây xin diện kiến mong được Cậu chỉ dạy một vài điều.

-Cám ơn ông đã quá khen tặng. Cậu Tư Hòa Hảo đáp. Thực ra, tôi cũng là một người bình thường như bao nhiêu người thường khác. Nhưng nếu ông có điều chi thắc mắc xin tự nhiên nêu ra tôi sẽ tùy nghi giải đáp theo khả năng của tôi.

-Thật là tam sanh hữu hạnh được Cậu từ bi chiếu cố. Phan Thành Long nói. Vậy xin Cậu vui lòng giải thích cho tôi 2 điều:

Thứ nhất: Nghe rằng Cậu trị bịnh rất tài tình, bịnh gì cũng lành mạnh bằng cách cho uống nước lã với giấy vàng.

Xin Cậu cho biết với bí quyết nào mà Cậu được thành công như vậy?

Thứ hai: Ra Đạo dạy đời tất nhiên phải dựa trên căn bản một học thuyết. Vậy xin Cậu cho biết giáo lý của Cậu thuộc tông phái nào?

Nhìn Phan Thành Long, Cậu Tư Hòa Hảo ôn tồn đáp:

-Phương pháp trị bịnh của tôi dựa trên yếu tố then chốt là ĐỨC TIN, mà hễ nói đến ĐỨC TIN của người tôn giáo là nói đến cái gì siêu hình siêu nhiên, không thể thấy, khó thể bàn nếu không đạt được yếu lý hay không ở vào phạm trù của nó, đại thể như: Chuyên Đức Mẹ Maria đồng trinh, chuyện Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) sinh ra ngang hông mẹ, chuyện Ngài Môhamet nghe Tổng Lãnh Thiên Thần Gabrien truyền lịnh, v.v. . .

Còn nước lã với giấy vàng là cái phương tiện tượng trưng để phù hợp hóa với thực tế, chớ kỳ trung, mấu chốt của vấn đề vẫn là sự huyền diệu siêu hình mà ở cõi thế gian này ít ai lường được.

Nếu cho rằng lập luận này là ngụy biện, huyễn hoặc không thực tế thì ông đã thấy trước mắt đây bao nhiêu người với đủ mọi chứng bịnh đã được lành mạnh với phương pháp điều trị: “nước lã giấy vàng”.

Về phần giáo lý của đạo tôi vẫn là giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng có đôi phần linh hoạt để khế hiệp với tình trạng của đất nước và trình độ , căn cơ của đại chúng hiện nay.

Thời xưa, giáo lý nhà Phật ra đời tập chú vào sự giải quyết cái định luật muôn đời của Tạo hóa là TỨ KHỔ (sinh, lão, bịnh, tử) và ít phát dương về Nhân sinh quan là vì hoàn cảnh xã hội phong kiến thời bấy giờ.

Ngày nay, đất nước ta đang bị thống trị dưới ách ngoại bang, xã hội ta đã mất hẵn kỷ cương, truyền thống dân tộc.

Là một công dân ta không thể đơn thuần tu niệm để giải thoát cho riêng mình, mà cái nghĩa vụ thiết yếu và thiêng liêng nhất là phải làm tròn bổn phận đối với Tổ quốc , làm tròn bổn phận làm người song song với việc trau tâm sửa tánh theo nguyên lý Phật đạo để tiến dần đến chỗ rốt ráo.

Vả lại, ta cũng nên hiểu chữ ĐẠO có ý nghĩa như thế nào để hành sử đúng với bản chất siêu việt của nó.

Với tôi, ĐẠO theo định nghĩa đơn giản và thực tiễn là PHƯƠNG TIỆN, là CON ĐƯỜNG đưa từ giả dối về chân thật . . . từ hung tàn độc ác đến hiền lành nhân từ . . . từ xấu xa, nhơ nhớp đến thanh cao trong sạch, tốt đẹp. . . tức là về CHÂN THIỆN MỸ. 

Đã là PHƯƠNG TIỆN, là CON ĐƯỜNG siêu độ như thế đó mà tách rời xã hội loài người thì sẽ đưa ai ? vì vậy quan niệm của tôi là”

ĐỜI ĐẠO liên quan rạng chói ngời . . .
                           Và
ĐỜI không ĐẠO, ĐỜI vô liêm sĩ,
ĐẠO không ĐỜI, ĐẠO biết độ ai ?

Người khách lạ ngồi cạnh Phan Thành Long xen vào hỏi Cậu Tư Hòa Hảo:

-Nếu quan niệm của Cậu như vậy thì ngày xưa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đi vào rừng suốt 6 năm chẳng phải là hảnh đạo sao ?
Vể mặt thản nhiên, Cậu Tư Hòa Hảo đáp:

-Hai cái bối cảnh hoàn toàn không giống nhau. Cái bối cảnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là cái bối cảnh của con người đi tầm đạo, cần được sự yên tỉnh để suy tư, đối chiếu mọi khía cạnh tự nhiên và siêu nhiên, nghiên cứu, nghiền ngẫm để tìm ra chân lý ... và sau khi thành đạo Đức Phật cũng trụ thế 49 năm , đi khắp lưu vực sông Hằng để nói ĐẠO dạy ĐỜI. Còn cái bối cảnh của chúng ta ngày nay là cái bối cảnh của người học Đạo và truyền đạo với cái vốn muôn đời của Đức Phật để lại, thiết tưởng ta nên hòa đồng trong cuộc sống của đại chúng hầu phát dương cái nguồn chân lý đó trong bất luận không gian và thời gian nào.

Người khách lạ lại hỏi:

-Lúc nãy Cậu có nói: Phải làm tròn bổn phận đối với Tổ quốc, thế là có ý nghĩa chống Pháp vì chúng đang đô hộ xứ sở ta, có đúng không ?

-Đúng như vậy. Muốn làm tròn bổn phận đối với Tổ quốc tôi chủ trương chống xâm lăng bất luận từ đâu đến, bất cứ dưới hình thức nào. Cậu Tư Hòa Hảo rắn rỏi đáp.

-Như vậy Cậu đem chính trị vào tôn giáo. Chủ trương đó có đúng theo nguyên lý tu hành không? Người khách lạ lại hỏi.

-Theo quan niệm của tôi, một hành giả vẫn có thể làm chính trị. Cậu Tư Đáp. Tu hành cốt là ở chỗ trau tâm sửa tánh, bỏ dữ làm lành, bỏ giã dối làm chân thật, bỏ xấu xa làm tốt, xa lìa mọi ham muốn, giữ tâm yên tỉnh để tiến đến CHÂN THIỆN MỸ. Còn làm chính trị trong cái bối cảnh của đất nước hiện nay là cứu vớt non sông thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang, giành độc lập về cho Tổ quốc và xây dựng một xã hội mới công bằng và nhân đạo. Đó là một hướng đi song song trên 2 mặt ĐẠO và ĐỜI. Cứu vớt non sông là phương diện ĐỜI, xây dựng một xã hội mới công bằng và nhân đạo là phát huy tinh thần từ bi, bác ái, giúp đời cứu người của nhà Phật.

Nếu phải dấn thân vào con đường đấu tranh phục vụ chánh nghĩa của đất nước, tạo phúc lợi cho dân tộc với một tinh thần thanh cao không cầu danh chẳng vụ lợi cho bản thân  mình và giữ được lòng lành thì đâu có gì sai trái với tôn chỉ của nhà Phật.

Lịch sử VN đã lưu lại tấm gương sáng ngời của Đại Sư KHUÔNG VIỆT, dù khoác áo cà sa rời miền tục lụy, thế mà khi quốc gia hữu sự cũng ra tay gánh vác non sông . . .

***

Ngày 12 tháng tư năm Canh Thìn nhằm ngày 18-5-1940 dl.

Ánh nắng ban mai đã trùm lên vạn vật.

Nhà ông Hương Cả Huỳnh Công Bộ vẫn chật nức người. Nơi chiếc bàn dài ở giữa nhà, Thầy Tư Hòa Hảo trong bộ quần áo nâu sòng, ngồi ở đầu bàn, hai bên là Ông Hương Cả Dĩ, Ông Năm Lửa, Ông Hương Chủ Cưu, Ông Hương Trưởng Khuynh . . .
Đôi mắt đăm chiêu, Thầy Tư nhìn ra đường với vẻ mặt ưu tư trầm mặc. Chặp sau, day lại phía các cao đồ, Thầy Tư bảo:

-Hôm nay nếu có việc gì bất thường xảy ra, các ông nói với anh em bổn đạo phải hết sức bình tĩnh, không được náo động. Mọi việc đều do thiên định . . .

Lộ vẻ lo âu, Hương Chủ Cưu thưa:

-Kính thưa Thầy cho biết việc gì sẽ xảy ra ?

-Lát nữa anh em sẽ biết. Tôi nghĩ, bọn thực dân cầm quyền không khi nào để cho mình được tự do tụ tập như thế này mãi. Nhất định chúng sẽ có biện pháp, nhất là chúng sẽ không cho tôi ở đây . . .

Câu nói của Thầy Tư bị đứt quảng vì từ ngoài cổng có 3 người xồng xộc đi vào. Người đi đầu mặc đồ tây trắng, đeo kính đen, dáng dấp đẫy đà. Người thứ hai mặc đồ kaki vàng, cũng đeo kính đen, thân hình phì nộn. Người thứ ba mặc đồ màu xanh đậm.

Những cao đồ đang ngồi đồng bàn với Thầy Tư đều đứng dậy bước sang một bên để nhường chỗ cho khách.

Ba người khách lạ đi đến bàn Thầy Tư ngồi, người mặc đồ tây trắng dõng dạc hỏi:

-Ở đây, ai là “Đạo sĩ Hòa Hảo” ?

-Ở đây không có ai là Đạo sĩ mà chỉ có những “Thầy Tu” (“Thầy tu” nói lái là “thù Tây” . . . cũng như Thầy tăng nói lái là “thằng Tây” là những ngôn ngữ hay dùng trong Sấm Trạng Trình và trở thành thổ ngữ trong giới tín đồ PGHH). Thầy Tư Hòa Hảo ung dung đáp.

Người kia lộ vẻ bực bội, nhìn Thầy Tư chầm chập rồi nói:

-Tôi muốn hỏi ai là người chủ trì việc truyền đạo ở đây? Ông phải trả lời thẳng vào vấn đề đừng quanh co mất công.

Thầy Tư Hòa Hảo thong thả đáp:

-Xin mời Quý vị an tọa rồi sẽ đàm luận ắt không muộn. Tôi nghĩ người lịch sự thì từ tư cách đến lời nói đều ôn hòa, dầu lửa cháy trong dạ. Giữa tôi và quý vị chưa hề quen biết, tất nhiên, đâu có gì phiền hà nhau mà cuộc gặp gỡ lại bắt đầu với vẻ gay gắt như thế này e có điều không được tốt đẹp chăng ?

Trước thái độ an nhiên và ôn tồn của Thầy Tư Hòa Hảo, người mặc bộ đồ tây trắng phải cố giữ tư cách xã giao nên cũng ngồi xuống và ra hiệu cho 2 người kia cùng ngồi.

Thong thả rót nước vào bốn tách trà trước mặt. Thầy Tư Hòa Hảo ung dung nói;

-xin mời ba vị dùng trà và cho biết quý danh để tiện việc xưng hô trong lúc đàm đạo.

Người mặc đồ tây trắng đáp:

-Tôi là Đốc Phủ Sứ Lê Tấn Nẩm, chủ quận Chợ Mới, còn người mặc kaki vàng là xếp Hiến, Chánh Sở Mật Thám Quận Chợ Mới và người mặc đồ xanh đậm là Thư ký Quận.

Đôi mắt như điện quang, Thầy Tư Hòa Hảo nhìn Phủ Nẩm và Sếp Hiến rồi nói:

-Hôm nay, rất hân hạnh được Quan Phủ và ông Sếp đến viếng, nếu có điều chi cần thiết xin cho biết.

Câu nói xả giao từ tốn của Thầy Tư Hòa Hảo làm cho Phủ Nẩm không thể tỏ vẻ lố bịch thêm nữa đành phải dịu giọng:

-Được biết ông ra đời lập đạo ngót năm nay, thu nhận ngót triệu tín đồ, mỗi ngày tụ tập cả ngàn người ở đây. Như vậy, ông xét thấy hành động đó có bất hợp pháp không?

-Thưa Quan Phủ, Thầy Tư Hòa Hảo thản nhiên đáp:

Dân chúng nghèo nàn bị bịnh hoạn không có ai giúp đỡ, không có nhà thương công đủ thuốc men điều trị, họ cũng không có tiền đến bác sĩ, thầy thuốc tư. Trong hoàn cảnh “đau chân hà miệng” họ tự động đến đây xin tôi chữa bịnh cầu may.

Là người tu hành lấy từ bi làm gốc, lương tâm không cho phép tôi từ chối. Tôi trị bịnh cho họ là vì tình thương không hề nhận tiền bạc lễ vật của ai cả, cũng như không có hậu ý mục đích bất chánh nào.

Ngày nay, trong cái bối cảnh âm u của thế giới, chiến tranh lan tràn khắp nơi làm cho trật tự xã hội rối loạn, nhân tâm hoang mang, bất trắc . . . Tôi nói đạo để khuyên người đời làm lành lánh dữ, phát huy tình thương lẫn nhau để làm giảm bớt sự tranh chấp giữa người với người, vì tôi nghĩ, nếu người với người không có tranh chấp, nước này với nước kia không vì quyền lợi, ảnh hưởng chính trị, tư tưởng thì chiến tranh không có môi trường để trỗi dậy.

Cả hai việc vừa kể, lấy tinh thần vô tư mà nhận xét, nếu nó không có lợi ích thì cũng không làm hại gì cả. Vả lại, những sự việc này chúng tôi cũng đã trình báo với các cấp hữu trách địa phương, nên ngót năm qua không có giới chức nào đến vấn tội. Như vậy, thiết tưởng đâu có gì là bất hợp pháp.

Có vẻ khó chịu, Phủ Nẩm nói:

- Còn việc ông trị bịnh bằng nước lã và giấy vàng mà lành mạnh được nhiều chứng bịnh rõ ông dùng tà thuật để lường gạt người lương thiện,. nước lã là nước lã và giấy vàng là một loại giấy nhơ bẩn hơn giấy trắng, nó có tính dược gì mà trị bịnh ?

Nhìn Phủ Nẩm, Thầy Tư chậm rãi đáp:

-Thưa Quan Phủ, tôi vừa trình bày là tôi trị bịnh cho dân chúng không hề nhận của ai một xu cắc nào cả, nếu không tin Quan Phủ cứ tự tiện tiếp xúc và thẩm vấn tất cả các bịnh nhân còn có mặt ở đây. Như vậy sao gọi là lường gạt? Còn nước lã và giấy vàng thật không có tính dược gì cả, nhưng nó vẫn điều trị lành mạnh được nhiều chứng bịnh, kể cả những bịnh hiểm nghèo như Quan Phủ nhận thấy trước mặt đây, hoặc Quan Phủ có thể điều tra những người đã được chữa trị.

Riêng việc Quan Phủ nói rằng tôi dùng “tà thuật” là một từ ngữ mà chính tôi chưa hiểu biết được định nghĩa cũng như tác dụng của nó như thế nào? Vậy xin Quan Phủ vui lòng chỉ dẫn cho.

Phủ Nẳm cảm thấy hơi bí lối, nhưng không lẽ chịu thua nên cũng cố tìm lời giải thích một cách bâng quơ:

-Tà thuật là . . . là làm cái gì không thực tế . . . không minh bạch có tính mờ ám . . . ông hiểu chưa ?

-Thưa Quan Phủ, Thầy Tư đáp. Tôi chữa bịnh một cách quang minh chánh đại giữa thanh thiên bạch nhật và bịnh nhân sờ sờ ra đó ... sao gọi là không thực tế, không minh bạch ?

Mặt Phủ Nẳm đỏ lên vì vừa thẹn vừa đổ quạu, hầm hầm nhìn Thầy Tư và nói:

-Ông nên biết tôi là nhà đương cuộc, là Đại diện của nhà nước, ông phải giữ mồm miệng đối với tôi.

Vẻ thản nhiên, Thầy Tư ung dung đáp:

-Thưa Quan Phủ, Ngài không tự giới thiệu tôi cũng biết Ngài là đại diện của Nhà nước Pháp để chăn dân VN. Nhưng tự nãy giờ tôi xét thấy không có lời nào thất lễ với Quan Phủ. Tôi chỉ trả lời những gì Quan Phủ hỏi. Nếu Ngài cảm thấy không được hài lòng về cuộc đàm thoại này thì tôi xin phép được chấm dứt câu chuyện tại đây.

Có vẻ lúng túng, Phủ Nẳm không muốn cuộc đối thoại bị bế tắc sớm hơn dự định, nên dịu giọng:

Tôi không có ý lấy quyền uy trấn áp ông đâu mà chính tôi muốn làm sáng tỏ vấn đề để tìm ra một giải pháp hợp lý giữa tôi là đại diện Nhà nước và ông là người cầm đầu một tôn giáo, ông thông cảm chứ ?

-Tôi là người tu hành, luôn thể theo đức ĐẠI TỪ, ĐẠI BI, ĐẠI HỈ, ĐẠI XÃ của chư Phật mà đối xử với mọi người xin Quan Phủ an tâm. Thầy Tư đáp.

Phủ Nẳm cảm thấy bực bội không ít, nhưng trước thái độ thản nhiên của Thầy Tư Hòa Hảo, hắn tự thấy không thể dùng quyền lực trấn áp tinh thần đối phương, nên cũng hòa hoãn nói:

-Theo tôi nghĩ, ông là người tu hành theo Phật đạo thì nên giảng giải cho tín đồ về giáo lý nhà Phật, tại sao ông lại nói ĐẠO LÀM NGƯỜI, về ÂN ĐẤT NƯỚC, như vậy  có dụng ý gì?

-Thưa Quan Phủ, nếu tôi hiểu không lầm thì Ngài là người rất uyên thâm về đạo lý ắt không quên câu: “Dục tu tiên đạo, tiên tu nhơn đạo, nhơn đạo bất tu, tiên đạo viễn hỷ”.

Con người sanh ra trên đời, có được hình hài vai vóc là nhờ ÂN TỔ TIÊN, CHA MẸ. Có được nơi ăn chốn ở trong cuộc sống còn là nhờ ÂM ĐẤT NƯỚC. Có hiểu biết được điều lành việc dữ, nẽo, chánh đường tà và con đường giải thoát là nhờ ÂN TAM BẢO. Có được cơm ăn áo mặc, nhà cửa để ở, cũng như mọi sự giúp đỡ, trao đổi lẫn nhau trong cuộc sống là nhờ ÂN ĐỒNG BÀO . Có hưởng được những phát minh, những nhu cầu tiến bộ là nhờ ÂN NHƠN LOẠI. Vì thế ta phải làm những gì để đền đáp lại, đó là NHƠN ĐẠO hoặc gọi là ĐẠO LÀM NGƯỜI, nếu NHƠN ĐẠO không làm mà nghĩ đến TIÊN ĐẠO thì thật là mơ tưởng xa vời ... Vì vậy, tôn chỉ hành đạo của tôi là ĐỜI ĐẠO TƯƠNG LIÊN.

-Còn đối với ÂN ĐẤT NƯỚC thì phải làm như thế nào? Phủ Nẳm hỏi Thầy Tư Hòa Hảo.

-Hưởng những tấc đất, ăn những ngọn rau, muốn cho cuộc sống được dễ dàng, giống nòi được truyền thụ, ta cảm thấy có bổn phận bảo vệ quê hương ... hãy tùy tài tùy sức nỗ lực hy sinh cho xứ sở . . . Đó là đến ÂN ĐẤT NƯỚC vậy. Thầy Tư Hòa Hảo đáp.

-Như thế có chống xâm lăng không? Phủ Nẳm hỏi tiếp.

-Tất nhiên rồi. Muốn bảo vệ Tổ quốc là phải chống xâm lăng bất luận từ đâu đến và bất cứ dưới hình thức nào. Thầy Tư Hòa Hảo trả lời một cách rắn rỏi.

-Theo ông, Pháp có phải là quân xâm lăng không?

Nở nụ cười hồn nhiên, Thầy Tư đáp:

-Thưa Quan Phủ. Ngài là người học rộng hiểu nhiều, thông tri kim cổ, hà tất phải hỏi ai về việc này ? Còn tôi là một kẻ tu hành sớm kệ chiều kinh, lo trau tâm sửa tánh còn chưa rồi dám đâu nghĩ đến chuyện chính trị. Xin Quan Phủ thông cảm cho.

-Nhưng ít nhất ông cũng phải có khái niệm về việc này?

-Thưa Quan Phủ, tục ngữ có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Tôi là người không có ý thức về vấn đề này nên xin nghe lời Quan Phủ chỉ dẫn.

Tư thấy không thể dụ Thầy Tư Hòa Hảo vào “thế trận” của mình, Phủ Nẳm lộ vẻ hậm hực, vừa gục gặc đầu vừa nói với Thầy Tư:

-Quả thật ông là người lẽo lự, tráo trở không ai bằng, nhưng làm sao che giấu được tội lỗi. Hắn dằn giọng rồi nói tiếp:

-Ông sẽ phải trả một giá đắt về cái hậu quả thiếu thành thật của ông.

Nói xong, day qua Sếp Hến, Phủ Nẳm ra lịnh:

-Câu chuyện đến đây đã đủ rồi, ông làm nhiệm vụ đi.

Tiếng “vâng” vừa thoát khỏi mồm, Sếp Hiến giở chiếc cặpda lấy ra một phong bì trong phong bì đó có một tờ giấy lớn trao cho Thầy Tư Hòa Hảo rồi nói:

-Ông xem đi.

Sắc mặt lạnh lùng, Thầy Tư Hòa Hảo không nhận phong bì và nói:

-Không cần thiết. Các ông có quyền uy muốn bắt tôi thì cứ tự tiện.

Với nụ cười nham nhở, Sếp Hến nói:

-Có gì đâu mà bắt với bớ. Đây là lịnh của Soái Phủ Nam Kỳ ủy nhiệm Ngài Đốc Phủ Sứ Lê Tấn Nẳm mời ông về công đường để thảo luận một vài vấn đề cần thiết.

-Chừng nào mấy ông bắt tôi đi? Thầy Tư Hòa Hảo hỏi Sếp Hến.

-Ngay bây giờ. Ông cần chuẩn bị xin làm nhanh một chút.

Mỉm cười, Thầy Tư đáp:

-Là kẻ tu hành, tôi chỉ có một sắc thân và một tâm hồn không vướng bụi trần thì có gì mà chuẩn bị.

Trong lúc cuộc đối thoại diễn tiến gay gắt, có ngót ngàn tín đồ hiện diện, nhưng quang cảnh vẫn im phăng phắc. Chốc chốc có người đến rỉ tai đám đông, có lẽ là chuyển lịnh của Thầy bảo anh em tín đồ không được náo động, nếu có biến cố xảy ra.

Vầng thái dương đã lên cao ném những tia nắng oi bức đè lên vạn vật.

Chiếc ca nô từ từ rẽ sóng chở Thầy Tư Hòa Hảo, Phủ Nẳm, Sếp Hến tiến về nha quận Tân Châu (Châu Đốc).

Mặt nước Tiền Giang vẫn cuộn theo ngọn gió đông nam đưa những ngọn sóng ồ ạt vỗ vào bờ như tiếng gào thét của những tâm hồn đang uất hận . . .

***

Thượng tuần tháng 12 năm Giáp Thân (1944)

Hôm nay thời tiết trở nên giá buốt qua ngọn gió bấc lao rao thổi.
Trên căn lầu, tại bộ sa long, Thầy Tư Hòa Hảo ngồi ở chính giữa, ngồi ở các ghế chung quanh là Bác sĩ Tâm, Bác sĩ Trần Lũy, Phán Thuận, Ngô Văn Hai (tức Nguyễn Xuân Tăng), Việt Sĩ.

Qua vài câu chuyện thời sự, Nguyễn Xuân Tăng đứng lên chắp tay nói với Thầy Tư Hòa Hảo:

-Kính thưa Thầy, hôm nay, theo như lời xin, em tôi là Nguyễn Xuân Thiếp sẽ đến yết kiến Thầy, hiện giờ nó đang ở dưới lầu, kính xin Thầy cho phép.

Gật đầu, Thầy Tư Hòa Hảo vui vẻ bảo Nguyễn Xuân Tăng:

-Nhờ anh xuống lầu mời anh thi sĩ lên đây đàm đạo.

Nguyễn Xuân Tăng cúi đầu chào Thầy Tư Hòa Hảo rồi đi xuống thang lầu.

Chặp sau, Nguyễn Xuân Tăng trở lên cùng với một thanh niên khôi ngô trạc 24 tuổi.

Đến trước mặt Thầy Tư, chàng trai chắp tay xá và nói:

-Kính thưa Thầy, tôi là Nguyễn Xuân Thiếp, thật vô cùng hân hạnh hôm nay được diện kiến Thầy.

Thầy Tư Hòa Hảo liền đứng dậy niềm nở bắt tay Nguyễn Xuân Thiếp và đáp:

-Bấy lâu nghe danh anh Thi sĩ tôi cũng có lòng ái mộ, nay được gặp anh cũng là một cơ duyên tốt. Xin mời anh ngồi dùng trà rồi mình sẽ đàm đạo.

Những người hiện diện tại đây cũng đứng lên chào. Thi sĩ Việt Châu Nguyễn Xuân Thiếp bắt tay từng người xong rồi ngồi xuống chiếc ghế cạnh Thầy Tư.

Chỉ mấy tách trà rót xong, Thầy Tư Hòa Hảo vui vẻ bảo:

-Xin mời Quý vị dùng trà. Đoạn quay qua Thi sĩ Việt Châu và nói:

-Anh Thi sĩ có gặp tôi lần nào chưa ?

-Dạ, đây là lần thứ nhất. Việt Châu đáp. Tuy nhiên tôi có theo dõi quá trình của Thầy làm tôi rất kính phục, nên đã nhờ anh Nguyễn Xuân Tăng giới thiệu để được gặp Thầy cho thỏa lòng ngưỡng mộ.

-Cám ơn anh nhiều. Thầy Tư Hòa Hảo đáp. Trên đời mọi sự việc đều do nhân duyên mà có. Quen biết được nhau là một điều tốt. Quen biết được nhau mà lại đồng chí hướng là một điều quí và hiếm có trên cõi đời dẫy đầy phức tạp này.

-Kính thưa Thầy, Việt Châu nói. Tôi xin thú thật, trải qua nhiều tháng nghiên cứu toàn bộ Sấm Giảng Thi Văn của Thầy, tôi rất thích về phần TU NHÂN , nhất là ÂN ĐẤT NƯỚC vì đó là cái lẽ thiết thực trong cuộc sống của con người, phù hợp với tâm trạng tuổi trẻ.

Tôi rất khâm phục Thầy, là một người lãnh đạo tôn giáo mà không chủ trương đường lối tu hành tiêu cực , yếm thế, huyễn hoặc . . . xa rời thực tế.

Nhìn Thi sĩ Việt Châu với ánh mắt trìu mến, Thầy Tư Hòa Hảo nói:

-Lành thay, TU NHÂN là ngưỡng cửa đi vào nhà ĐẠO, làm tròn bổn phận làm người rồi tiến vào con đường đạo để tu hành giải thoát là bước đi vững chắc của những con người muốn trở về CHÂN THIỆN MỸ

ĐẠO là linh dược để cứu chữa mọi căn bịnh của chúng sanh, nhưng phải tùy theo chứng bịnh mà áp dụng cách trị liệu với những phương tiện khế hiệp , đó là chỗ tinh hoa trong giáo pháp của ĐỨC NHƯ LAI .

-Về môn HỌC PHẬT của Thầy viết trong Sấm giảng, Việt Châu nói, tôi và một số anh em Phật tử cũng có nghiên cứu, tuy viết bằng lời thường nhưng không kém phần súc tích diệu lý từ các kinh điển của Phật đạo, nhất là thầy xương minh sự giác ngộ của TÂM là nguyên lý siêu việt của chánh pháp, là phương tiện thù thắng tiến nhanh đến chỗ rốt ráo.

Thực ra, giáo pháp vô thượng thậm thâm vi diệu của ĐỨC NHƯ LAI bao trùm cả vũ trụ, làm sao mình có khả năng chế định được gì thêm. Biết tùy cơ khai triển được phần nào căn bản chân lý của ĐỨC PHẬT là tốt rồi. Thầy Tư đáp.

-Ngày xưa khi vừa thành đạo, còn ngồi dưới cội bồ đề , ĐỨC THẾ TÔN nhìn ra đầm sen trước mặt, thấy có cây nhô lên khỏi mặt nước, có cây là đà ngang mặt nước, có cây còn ở dưới mặt nước, Ngài đã quán xét căn cơ của chúng sanh cũng như những cây sen trong đầm kia, nên giáo pháp của Ngài cũng phải mang tính linh động, tức là không cố định vào một chỗ nào hết, để có thể hóa độ được mọi loài.

Cũng như một hôm, ĐỨC THẾ TÔN cùng với một đoàn đệ tử đi ngang qua một cánh rừng, Ngài vói tay tuốt lấy một nắm lá rồi đưa ra hỏi chư đệ tử:

-Lá trong tay ta nhiều hay lá trong rừng kia nhiều?

-Bạch THẾ TÔN, lá trong rừng kia nhiều hơn lá trong bàn tay của THẾ TÔN. Chư đệ tử đáp.

-Đúng. Giáo pháp của ta như lá trong rừng kia, còn những gì ta đem dạy cho các người thì như lá trong bàn tay. THẾ TÔN phán.

Như vậy, luận về Phật pháp thật là bất khả tư nghị, không biết đến đâu là hết, đến đâu là cùng ... Chỉ có Phật mới biết được hết những gì của Phật.

Thầy Tư Hòa Hảo vừa dứt lời, Thi sĩ Việt Châu cung kính nói:

-Kính thưa Thầy, tiện hôm nay xin nhờ sự chỉ giáo cao minh của Thầy cho biết: ĐẠO PHẬT CÓ LÀM CHÍNH TRỊ KHÔNG?

Mỉm cười, Thầy Tư Hòa Hảo đáp:

-Đã có nhiều người hỏi tôi về điểm này và tôi cũng tùy theo trình độ của từng đối tượng mà giải đáp.

Là người tu hành theo Phật Đạo ta phải tìm tòi suy gẫm để hiểu biết, dầu rằng không trọn vẹn, những gì cao siêu của Phật pháp, như vậy mới mong đi đến được cứu cánh.

Lý giải về điểm; PHẬT ĐẠO CÓ LÀM CHÍNH TRỊ KHÔNG? Ta phải phân tích qua 2 khía cạnh chính yếu sau đây:

1-Chính trị là gì ?

2-Bối cảnh và động cơ nào đưa Phật giáo ra đời?

Trước hết, nói đến chính trị tức là nói đến một vấn đề có nhiều khía cạnh tranh luận và cũng có nhiều mặc cảm không tốt về những hành động , thủ đoạn của một số chính khách thiếu chơn chính.

Thực ra, với định nghĩa chính xác của danh từ chính trị từ xưa đến nay vẫn không được đồng nhất.

Theo quan niệm của Nho giáo thì: CHÁNH GIẢ, CHÁNH GIẢ, có nghĩa chính trị là làm đúng đắn, làm ngay thẳng, làm chánh đáng.

1, 2, 3, 4, 5

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site