lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Lê-Lợi Và Lê-Lai 

lich su viet nam, vua le loi, vua lê lợi

Tượng đài Vua Lê Thái Tổ ở Hà Nội

1, 2, 3, 4

Nguyễn Dư

...

E rằng có hiện tượng thấy người sang bắt quàng làm họ như người xưa thường nói!

Hoàng Xuân Hãn phân vân tự hỏi :

"Lê Lai (bị Lê Lợi giết) này là ai ? chắc cũng là một đại công thần.Trùng tên chăng? hay là kẻ khắc chữ lầm tên ?". (HXH, tập 2, tr. 608).

Hải Dương và Hồ Khang (Lê Lợi và Thanh Hóa trong khởi nghĩa Lam Sơn, Thanh Hóa, 1988, tr.77) khẳng định: 

"Nghĩa quân Lam Sơn có 2 người tên Lê Lai. Lê Lai ( bị Lê Lợi giết) ở đây không phải là Lê Lai đã hy sinh anh dũng để cứu Lê Lợi ".

Hai tác giả không cho biết dựa vào tài liệu nào.

Nguyễn Diên Niên thì thắc mắc : 

(…) " Còn sự hy sinh của Lê Lai thì khác hẳn. Đó là sự hy sinh cao cả nhất, có thể nói là to lớn nhất trong quá trình khởi nghĩa. Không có cái chết của Lê Lai thì không còn cơ đồ nhà Lê. Ấy thế mà Toàn thư, bộ quốc sử của triều Lê không có một dòng nào chép về cái chết ấy.

Thái độ đó phải được giải thích như thế nào ? Phải chăng sự im lặng này có quan hệ đến cái vị trí số 2 của Lê Lai sau Lê Lợi (trong Hội thề Lũng Nhai) và sự hy sinh của nhân vật số hai ấy để bảo tồn cuộc khởi nghĩa và người lãnh tụ tối cao ? Nhưng vấn đề này đã vượt ra ngoài công trình khảo cứu này". ( LSTLTH, tr. 100).

Dường như Nguyễn Diên Niên không để ý đến chuyện Lê Lai bị trói bắt về tâu lên vua nhà Minh nằm trong bản Lê Sát do ông công bố.

Tiền Biên và Cương Mục không chép chuyện tư mã Lê Lai bị Lê Lợi giết. Như vậy đỡ gây thắc mắc cho người đọc? Trong bản Thông Sử (chữ hán) được Lê Mạnh Liêu dịch, tên tư mã Lê Lai bị đục mất chữ Lai. Xoá tên như vậy thì người đọc sẽ không biết người bị giết là ai?

Xung quanh chuyện ông Lê Lai cứu chúa còn mấy chi tiết khác cần được xem lại.

Bản Lê Sát có 3 bài văn thề nằm ngoài LSTL, một bài bằng chữ hán, hai bài bằng chữ nôm (LSTLTH, tr. 201-203). Bài Thệ Từ , còn gọi là bài Thề nhớ ơn Lê Lai (HXH, tập 2, tr. 600) do Lê Lợi sai Nguyễn Trãi chép năm 1429 bằng chữ nôm, được đời sau sao chép, có đoạn chính như sau :

"(…) Chúng bay cũng thời nhớ công Lê Lai hay hết lòng mà đổi áo cho trẫm chẳng có tiếc mệnh, mà chịu chết thay trẫm, công ấy cực cả thay. Trẫm đã táng Lê Lai trong đền Lam để mai sau thời cho con cháu Lê Lai ở hết lòng cùng con cháu trẫm (…)". 

Có lẽ Lê Quý Đôn đã dựa vào đoạn văn này để viết rằng : 

"Vua (Lê Lợi) cảm động vì lòng trung nghĩa của ông (Lê Lai), trước hết sai người ngầm tìm di hài ông, đem về mai táng ở Lam Sơn (…). Tháng 12 năm sau (1429), nhà vua sai Nguyễn Trãi viết hai bản thề ước trước và lời thề nhớ công của Lê Lai, để vào trong hòm vàng, lại gia phong cho ông hàm thái úy." (TS, tr. 157).

Sai người ngầm tìm di hài có nghĩa là ngầm tìm, lén tìm trong lúc còn quân Minh. Đọc sử ai cũng thấy rằng từ ngày khởi nghĩa đến ngày toàn thắng, Lê Lợi luôn luôn phải lo nghĩ đối phó một mất một còn với quân Minh. Không biết đã có lúc nào Lê Lợi được rảnh rang để nghĩ đến chuyện sai người ngầm tìm di hài Lê Lai đem về táng ở Lam Sơn hay ở đền Lam chưa? 

Hoàng Xuân Hãn kết luận về bài Thề nhớ ơn Lê Lai như sau :

"(…) Được nhận là xác thật, bài thề A (tức là bài Thệ Từ) khẳng định thêm một vài sự kiện lịch sử. Câu Lê Lai hay hết lòng vì trẫm mà đổi áo cho trẫm, xác nhận chuyện đổi áo. Câu trẫm đã táng Lê Lai ở trong đền Lam chứng thực sự Lê Lợi sai lén tìm di hài Lai về táng ở Lam Sơn mà ta thấy chép trong Thông sử.

(…) Kết luận đoạn này là có nhiều phần chắc rằng bài A (bài Thệ từ) nhắc đúng lời Lê Lợi đã thề trước mặt các công thần về việc báo ơn Lê Lai và đã bắt mọi người thề theo". (HXH, tập 2, tr.613).

Thế nhưng: 

Toàn Thư (tập 3, tr. 76-78) và Cương Mục (tập 1, tr.864-866) lại cho biết :

"(Năm 1433, tháng 8) Vua về Lam Kinh. Tháng 8 nhuận, sao chổi mọc ở phương tây. Ngày 22, vua băng ở chính tẩm.

(…) Mùa đông tháng 11 ngày 22, rước về chôn ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn.

(…) Tháng 12, các quan theo hầu về Tây kinh, dựng điện Lam Sơn". 

Điện Lam Sơn đọc nôm là Đền Lam Sơn hay Đền Lam. Điện Lam Sơn được dựng sau khi Lê Lợi chết, để thờ Lê Lợi. Chuyện Lê Lợi táng Lê Lai ở đền Lam không thể xảy ra được. Có nhiều khả năng, nếu không muốn nói là chắc chắn, là đời sau đã không nhắc đúng lời Lê Lợi, đã chép thêm chuyện táng Lê Lai ở đền Lam vào bài văn thề. Trừ phi ở Lam Sơn lại có hai hoặc nhiều đền Lam!

*

Tóm lại, chuyện Lê Lai cứu chúa có vài điều mờ ám, đáng nghi ngờ.

*

Cho rằng có hai hay bốn năm ông đại thần Lê Lai, trùng tên trùng họ, cùng theo phò Lê Lợi, là điều hơi khiên cưỡng, chỉ làm rắc rối thêm chứ không giải thích được những điều thêu dệt, thậm chí mâu thuẫn của các sử thần. Vả lại trong dân gian đã có con cháu một đại công thần cho biết rằng ông tổ của họ là Lê Lai "đã lấy thân thay Thái Tổ trong cơn nguy hiểm, gần chết mà sống lại ". Có một ông Lê Lai cứu chúa không bị quân Minh giết !

Hay là ông Lê Lai cứu chúa này chỉ bị trói bắt về tâu lên vua nhà Minh. Ông "đã lấy thân thay Thái Tổ trong cơn nguy hiểm, gần chết mà sống lại "? Quân Minh không chiêu dụ được ông. Ông được hưởng chính sách ân xá (hay được nghĩa quân Lam Sơn giải phóng?). Nhờ có công cứu chúa ông được phong tư mã, một chức lớn thời Lê Lợi. Năm 1427 ông phạm tội ăn nói ngạo mạn, bị Lê Lợi giết.

Đối với quân Minh thì Lê Lợi "chưa từng giết bậy một người nào, bắt được viện binh của nhà Minh hơn 10 vạn người đều tha hết cả ", nhưng đối với các công thần, các nguỵ quan về đầu hàng, thì Lê Lợi lại "đa nghi hay giết, đó là chỗ kém" như Ngô Sĩ Liên đã đánh giá.

Kháng chiến thành công, Lê Lợi đã bắt giam Nguyễn Trãi một thời gian. Trần Nguyên Hãn nhận xét rằng Lê Lợi là người "có tướng như Việt Vương, không thể cùng sung sướng được". (TS, tr.109).

Lê Lợi sai người bắt Trần Nguyên Hãn khiến ông phải than trước khi tự tử :"tôi với vua cùng mưu cứu dân. Nay việc nghĩa lớn đã hoàn thành vua lại muốn giết tôi, hoàng thiên có biết xin soi xét cho" (TS, tr. 190). Phạm Văn Xảo cũng bị Lê Lợi giết. Giết hai ông rồi, "sau này vua Thái Tổ (Lê Lợi) hối hận, thương hai người bị oan " (TS, tr. 193).

Rất có thể giết Tư mã Lê Lai rồi Lê Lợi cũng hối hận, cũng cảm động vì lòng trung nghĩa của Lê Lai nên đã cho tổ chức lễ thề nhớ ơn Lê Lai. Từ đây trở đi, Lê Lai được tẩy oan, được phong thưởng, truy tặng, được thờ. Con cháu Lê Lai được các vua đời sau khen tặng v.v. như chính sử ghi chép. 

Dân gian đặt câu " Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi " cũng không ngoài mục đích phục hồi danh dự cho Lê Lai bị giết oan, góp phần làm đẹp thêm trang sử.

Giả thuyết trên đây cần được các nhà sử học lưu ý, nghiên cứu thêm ngõ hầu làm sáng tỏ chuyện ông Lê Lai cứu Lê Lợi và ông Lê Lai bị Lê Lợi giết.

1, 2, 3, 4

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site