lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Lê-Lợi Và Lê-Lai 

lich su viet nam, vua le loi, vua lê lợi

Tượng đài Vua Lê Thái Tổ ở Hà Nội

1, 2, 3, 4

Nguyễn Dư

...

Sách LSTL trùng san của Hồ Sĩ Dương (gọi tắt là bản Hồ Sĩ Dương) (Nguyễn Trãi toàn tập (NT), Khoa Học Xã Hội, 1976) có nhiều điểm không còn giống LSTL của Lê Lợi. Hồ Sĩ Dương thay đổi bố cục của LSTL. Chuyện Lê Lai và tất cả các chuyện khác, trước kia được chép trong phần chú, bây giờ được đưa vào nằm trong LSTL. Quan trọng hơn nữa là Hồ Sĩ Dương đổi đại danh từ "trẫm" (vua tự xưng) thành "vua"(lời bề tôi). Vô tình hay cố ý, Hồ Sĩ Dương đã phủ nhận Lê Lợi là tác giả LSTL.

Chuyện Lê Lai của bản Hồ Sĩ Dương như sau: 

"Bấy giờ quân ta mới thắng nhỏ, mà thế giặc lại đang lớn mạnh, vua liền vời các tướng lại nói rằng :

- Ai có thể mặc áo hoàng bào thay ta đem năm trăm quân và hai thớt voi đi đánh thành Tây Đô, thấy giặc ra đánh thì tự xưng "ta là chúa Lam Sơn", để cho giặc bắt được, cho ta có thể ẩn náu nghỉ binh, thu nhặt binh sĩ mưu cử sự về sau ?
Các tướng đều không dám nhận lời. Chỉ có Lê Lai nói :

- Thần nguyện đổi lấy áo bào. Ngày sau Bệ hạ thành nghiệp đế, có được thiên hạ, nhớ đến công thần mà cho con cháu muôn đời của thần được chịu ơn nước. Đó là điều thần mong ước.

Vua vái trời mà khấn rằng :

- Lê Lai có công đổi áo, sau này trẫm cùng con cháu trẫm và các tướng tá công thần cùng con cháu họ, nếu không nhớ đến công ấy, thì xin điện cỏ này hóa thành rừng núi, ấn báu hóa ra cục đồng, gươm thần hóa ra dao thường.

Vua khấn xong, Lê Lai liền đem quân đến cổng trại giặc khiêu chiến. Giặc cậy binh mạnh xông ra đánh. Lê lai cưỡi ngựa phi vào trận giặc, nói rằng:
 
Ta là chúa Lam Sơn đây !

Giặc liền vây và bắt trói đem vào trong thành xử bằng cực hình khác hẳn các hình phạt thường dùng". (NT, tr. 50, 51). 
Hồ Sĩ Dương cho biết: 

- Lê Lợi đưa ra ý đổi áo. 

- Lê Lai bị quân Minh bắt trói đem vào trong thành (Tây Đô) xử bằng cực hình khác hẳn các hình phạt thường dùng. 
Lê Lợi chủ động nghĩ ra kế hay. Cái chết và nơi chết của Lê Lai được xác định giống Phạm Phi Kiến. 

Như vậy là bản Hồ Sĩ Dương đã khác bản Lê Sát về cả nội dung lẫn hình thức.

*

5) Đại Việt thông sử (1759, đời Lê Hiến Tông) của Lê Quý Đôn (gọi tắt là Thông Sử (TS), KHXH, 1978) chép trong phần Đế kỷ :

" Lúc ấy, binh tướng của ta đương thời kỳ ban đầu, còn rất ít ỏi, thế mà quân Minh có tới hơn 4 vạn rưởi tên (…)

Vua bèn hỏi các tướng:

" Có ai dám bắt chước việc Kỷ Tín thời xưa không ?".

Người ở thôn Dậng Tú là Lê Lai khảng khái vâng mệnh, tự nguyện thay đổi mặc áo bào nhà vua, xưng là vua Lê ở Lam Sơn, dẫn quân ra đánh nhau với quân Minh. Tướng Minh mừng rỡ, liền dồn cả quân vây chặt Lê Lai, Lê Lai chống cự đến kiệt sức thì bị bắt, quân Minh dẫn Lê Lai về thành Đông Quan giết chết, chúng bèn lui binh, ta được thoát nạn". (TS, tr. 35).

Lê Quý Đôn là người đọc nhiều sách, biết nhiều điển tích, đã thêm chuyện Kỷ Tín vào LSTL và cho biết rõ là quân Minh dẫn Lê Lai về thành Đông Quan giết chết.

Cái chết của Lê Lai lại một lần nữa được xác định, nhưng khác bản của Phạm Phi Kiến và Hồ Sĩ Dương. Tuy vậy, ở mục Liệt truyện của Thông Sử, Lê Quý Đôn lại viết: 

" Khi (Lê Lai) đã kiệt sức, ông bị địch bắt, xử cực hình. Sau đó giặc lui quân về thành Tây Đô, việc phòng bị của chúng mới hơi sơ hở, vua (Lê Lợi) có thời cơ, nghỉ binh, nuôi chứa nhuệ khí, để có thể trăm trận trăm thắng, và lấy được thiên hạ ". (TS, tr.157).

Xử cực hình Lê Lai rồi sau đó quân Minh rút vào trong thành Tây Đô. Vậy Lê Lai bị xử cực hình ở đâu ? Nếu ở Đông Quan (như Lê Quý Đôn viết ở đoạn trên) thì chúng ta phải hiểu là quân Minh phải ở ngoài thành Tây Đô để chờ tin giết Lê Lai. Cứ cho là Tây Đô–Đông Quan–Tây Đô đi về mất độ 4, 5 ngày. Quân Minh phải đóng ở ngoài thành 4, 5 ngày, không đánh nhau, trước khi rút vào trong thành. Chuyện vô lí, chả lẽ quân Minh lại ngu xuẩn đến mức như vậy. Chỉ còn lại giả thuyết là Lê Lai bị xử cực hình tại trận hoặc trong thành Tây Đô.

Đối chiếu hai đoạn viết của Lê Quý Đôn chúng ta không khỏi phân vân, bối rối. Lê Lai bị giết ở Tây Đô hay Đông Quan? Phải chọn một trong hai nơi chứ không thể chấp nhận cả hai được ! Phải chăng Lê Quý Đôn đã tham khảo cả bản Phạm Phi Kiến hoặc bản Hồ Sĩ Dương để viết rằng Lê Lai bị xử cực hình (tại Tây Đô) mặc dù chính Lê Quý Đôn đã phê bình bản Hồ Sĩ Dương là do "các nho thần đã vâng mệnh vua đính chính, chỉ căn cứ vào hiểu biết của mình, lấy ý riêng mà sửa chữa, thêm, bớt, sai mất cả sự thực, không phải là nguyên bản sách cũ" (TS, tr. 110), nên mới viết mâu thuẫn như vậy ? 

1, 2, 3, 4

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site