lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Nhân đọc bài: Phim “Đường kiến” đoạt giải Cánh Diều Bạc là một món hàng ăn cắp.
Của Nguyễn Tôn Hiệt trên Báo Tổ Quốc. Theo phát giác của tác giả (NTH) cuốn phim “Đường kiến” của đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa đoạt giải Cánh Diều Bạc năm 2011 mà báo chí trong nước “ầm ĩ” loan tin. Chuyện phim được lấy từ truyện “Đường kiến” của nhà văn Kinh Dương Vương đăng trên Tập san Văn số 125 ngày ra báo 1 tháng 3 năm 1969, trên trang 25 đến 37.
*
Trong một số báo Khởi Hành năm 2002 – 2003 phát giác về vụ một người trong nước lấy một tác phẩm trước 1975 ở Miền Nam rồi thay tên của mình là tác giả. Rồi nhiều vụ đạo thơ, đạo nhạc, đạo tranh ảnh…chính trong nước phanh phui ra .
Còn bao nhiêu tác phẩm của Miền Nam trước 1975 đã và đang bị thay tên đổi họ tác giả nhưng chưa bị khám phá?
Nghề “Luộc sách!”
Thuổng thơ văn vốn là nghề của Bác
Truyền hậu sinh nay đã đạt đỉnh cao
Nghề chôm văn đang nở rộ dồi dào
Luộc nguyên cuốn đâu thèm đôi câu lẻ
Như xưa Bác bê lời Hán Cao Tổ
Đạo những câu thơ tuốt tận Trung Hoa
Hoặc nguyên con như “Nhật Ký Trong Tù”
Đảng Xóa vết khó tìm ra chủ cũ
Nay hậu duệ cứ thẳng thừng cóc sợ
Lấy của người đục bỏ thế tên ta
Đảng bảo kê, ai dám kiện ra tòa
(Bọn “phản động” xa nửa vòng trái đất)
Còn tác phẩm của những người ngoại quốc
Luộc tự do ai kiện cáo được ai!
Hiệp ước song phương dù ký, chẳng xài
Vì đã có đảng già mồm bênh vực
Làm được gì? Chế độ ta ưu việt:
“Cóp của nhau là học tập lẫn nhau”!
Hãy an tâm! Đã có Bác đỡ đầu
Luôn phù hộ, khuyến khích nghề cóp thuổng
Thuổng tất cả, kể luôn sách Từ điển
Những sách kinh tôn giáo cũng không kiêng
Rõ ràng chưa! Hồn ma Bác khôn thiêng:
Nghề luộc sách càng ngày càng phát đạt.
Mấy tuần lễ trong tháng tư 2004 dư luận và báo chí trong nước xôn xao bàn tán vụ nữ nhạc sĩ Nhật Bản Keiko Matsui lên tiếng về việc nhạc sĩ Bảo Chấn lấy nguyên bản nhạc của bà ta làm thành bản nhạc “Tình thôi xót xa” của mình, bản nhạc đang được thịnh hành ở VN . Có nhiều ý kiến khác nhau, có người cho rằng làm như thế là ảnh hưởng xấu đến danh dự VN (VN xhcn thì có danh dự gì đâu mà ảnh hưởng!). Nhiều người nhân dịp này phanh phui nhiều trường hợp tương tự, là đã có nhiều bản nhạc ở Hồng Kông, Hoa Kỳ biến thành nhạc Việt trong nước, tác giả Việt!
Nhạc sĩ Phương Uyên phát biểu rằng: “Copy không phải là đạo nhạc mà là học tập lẫn nhau”! (Thật quá đúng với định hướng XHCN có ảnh hưởng danh dự gì đâu!)
Đào Anh Tuấn, Trưởng phòng bản quyền tác giả cho biết rằng: “Giữa VN và Nhật Bản chưa có hiệp định song phương nào về bản quyền. Thông thường các tác phẩm nghệ thuật nước ngoài có thể được bảo hộ theo công ước Berne Convention, tuy nhiên VN chưa phải là thành viên, vì vậy tác giả người Nhật không thể cấm sao chép hoặc xử dụng nhạc của mình tại VN”(Đúng là luật lệ, miệng lưỡi XHCN!)
Hơn nữa dù đã ký hiệp định này với Hoa Kỳ thì việc sao chép cũng vẫn thoải mái như thường! Kể chi đến ba cái công ước nhân quyền, báo chí... đã ký với Quốc tế! Mà phải tôn trọng, mà phải thi hành!
Chuyện sao chép, ăn cắp sản phẩm trí tuệ ở VN, không phải mới một sớm một chiều, không phải chỉ trên lãnh vực âm nhạc mà còn nhiều lãnh vực khác như thơ văn, dịch thuật; nghề ăn cắp sản phẩm trí tuệ có lẽ chỉ xuất hiện từ khi có đảng CSVN, mà vị sư tổ trộm cắp văn hóa không ai khác hơn là Hồ Chí Minh.
Dưới xã hội miền Bắc khép kín trước đây và cả nước trong những thập niên 70-80, ít ai để ý vấn đề này. Chỉ mới đây, nhất là sau khi VC đã ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ thì mới được chú ý vì nghề sao chép sản phẩm trí tuệ thịnh hành phát triển mạnh mẽ.
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks