lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Trộm cắp “văn hóa”

1, 2, 3, 4, 5

...

Ngay cả những câu nói, những lời phát biểu được coi là châm ngôn, mẫu mực của Hồ nếu đem so sánh đối chiếu thì toàn lời nói, bài viết của những danh nhân kim cổ đông tây.

Sau 1975, VC chăng đầy những khẩu hiệu “Đất nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” dưới ghi là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nghe sao mà giống câu nói của Lưu Bang khi lên ngôi hoàng đế: “Sử Hoàng Hà như đái, Thái Sơn như lệ, quốc dĩ vĩnh tồn, viên cập miêu duệ”. Trong một bài viết của cán bộ văn hóa: “Bác Hồ thường nói: Bác luôn lo trước cái lo của nhân dân, Bác luôn hưởng an vui sau cái an vui của nhân dân”. Có lẽ nhà thơ Phạm Trọng Yêm bên Trung Hoa cách đây mấy thế kỷ đã chôm câu nói này của Bác để cho vào bài phú rất hay của mình: “Tiên thiên hạ chi ưu, vi ưu. Hậu thiên hạ chi lạc, vi lạc”.

Bản tuyên ngôn độc lập mà Hồ long trọng đọc ở Hà Nội, cả phần đầu sao chép nguyên con Bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ không một chữ chú thích!

Một lãnh tụ như thế, một chế độ cầm quyền như thế, thì phải sản sinh được những thiên tài như nhạc sĩ Bảo Chấn, là chuyện đương nhiên. Bà nhạc sĩ Nhật Keiko Matsu  khi nêu lên thắc mắc về việc tác phẩm của mình bị sao chép có lẽ vì bà ta không hiểu tí gì về nền văn hóa “Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nếu bà ta đòi kiện cáo thì khuyên bà thà đi kiện củ khoai, vì theo như  Đào Anh Tuấn trưởng phòng bản quyền tác giả thì “tác giả người Nhật không thể cấm việc sao chép hoặc xử dụng nhạc phẩm của mình tại VN”, vì chưa có hiệp định song phương giữa hai nước, đó là chuyện “nội bộ”. Nhưng nếu giả thử hai nước có ký hiệp định, mà đảng ta cứ ngồi xổm lên thì cũng huề cả làng!

22/4/2004
nguyễn duy ân

Ở trong nước không phải là không có người lương thiện, sòng phẳng. Nhưng cũng chỉ vạch những vụ “đạo” của nhau, còn trộm cắp, đánh tráo những sản phẩm thuộc về Miền Nam trước 1975 thì họ lờ đi, xem như không có một mảng “văn học , văn hóa” như thế ở Miền Nam Tự Do! Hơn nữa họ cũng không biết, hoặc không dám biết rằng  Hồ Chí Minh chính là  đại tổ sư trộm cắp văn hóa, như bài viết  trên Tuần Việt Nam:

Nhức nhối đạo văn – xử lý thế nào?

Tác giả: Phương Khánh

Việc nghiên cứu khoa học cũng sòng phẳng, sự minh bạch trong học thuật sẽ tạo ra sự minh bạch trong khoa học và bớt đi những kẻ muốn tiến thân theo cái lối “dậu đổ bìm leo”.

LTS: Gần đây, những vụ đạo văn, đạo nhạc bị phanh phui trước công luận đang làm rầu lòng xã hội. Thực tế này đòi hỏi các nhà quản lý phải có một "bàn tay sắt" để đem lại sự sòng phẳng và minh bạch trong học thuật. Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết thể hiện góc nhìn riêng của tác giả Phương Khánh, mời độc giả cùng thảo luận thêm.

Có lẽ chưa bao giờ, hiện tượng đạo văn, đạo nhạc, đạo tranh, đạo bản dịch, đạo công trình nghiên cứu lại phổ biến như những năm gần đây. Dư luận xã hội và báo chí sau một thời gian dài dành sự quan tâm sâu sắc đến hiện tượng này, nhưng rồi cũng lại xem đó là "chuyện thường ngày" nên cũng ít khi bị sốc trước các vụ việc mới bị dư luận phanh phui.

Nếu sách đạo văn vẫn để trên giá, lưu trong các thư viện, bán ngoài quầy,
dạy trong các trường đại học và các cơ sở đào tạo sau đại học trên khắp cả nước...
mà các cơ quan có trách nhiệm không hề có động thái gì.
Người bị hại không được bảo vệ, còn kẻ hại người thì vẫn ung dung n
hư chẳng có chuyện gì sẽ là một mối nguy hại lớn cho nền học thuật nước nhà.

Bởi khi dư luận báo chí chìm xuống, kẻ đạo văn chỉ xấu mặt trong một thời gian ngắn, thì lại đâu vào đấy. Các công trình vẫn đặt trên những giá sách thư viện, chức danh địa vị của những người làm việc xấu đó vẫn oai phong lừng lẫy. Và theo đó kẻ sau vẫn tiếp tục đạo của kẻ trước, thầy đạo của trò, đồng nghiệp đạo của đồng nghiệp...

Đạo văn để làm gì?

Đi tìm căn nguyên của đạo văn người ta cho rằng những người phải "đạo" tác phẩm công trình của người khác thường là những kẻ bất tài, trình độ yếu kém nhưng lại muốn nổi tiếng, muốn thăng chức, thăng học hàm học vị, hoặc đơn giản chỉ vì muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng.

Mấy năm gần đây, không ít các vụ đạo văn lừng lẫy đã được đưa ra ánh sáng dư luận. Riêng cuốn sách Bàn phím và Cây búa của Nguyễn Hòa (NXB. Văn học, 2007) đã chỉ ra được 6 trường hợp đạo văn, đạo công trình nghiên cứu để làm giáo trình, chuyên khảo.

Những thợ đạo được chỉ mặt, nêu tên văn ở đây toàn các đấng bậc danh giá trong làng chữ nghĩa. Nào là PGS.TS. TNT (đạo của GS Trần Quốc Vượng), TS. HXL (đạo của TS Trần Hữu Sơn), TS. TND (đạo của PGS.TS Vũ Tuấn Anh), PGS.TS NCB (đạo của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh), nhà văn VNT (đạo của PGS.TS Trần Ngọc Vương), TS. CTTT và Thạc sĩ TTA (đạo của PGS.TS Trần Ngọc Thêm). Rồi GS. TS PL đạo của GS Trương Lập Văn (Trung Quốc)...

 

1, 2, 3, 4, 5

 


 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site