lịch sử việt nam
Tình-Hình Người Thượng Bị Cộng-Sản Đàn-Áp Tại Việt-Nam
Khánh An, phóng viên RFA, Bangkok
...
2/ Tháng Mười năm 2010, báo Gia Lai đưa tin 567 hộ dân ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai có dính líu tới Tin Lành Dega đã “từ bỏ” đạo, với việc ông trưởng bản hàng ngày tới vận động để 15 hộ dân trong làng cuối cùng cam kết bỏ đạo.
3/ Trong tháng Chín năm 2010, báo Công An Nhân Dân đưa tin công an phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức nhiều lễ kiểm điểm trước dân ở huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Trong một buổi lễ vào ngày 29 tháng Chín, 50 người từ bốn buôn làng trong huyện Đức Cơ, Gia Lai bị gọi lên đứng trước tập thể dân trong xã để công khai tự kiểm điểm vì đã “gây rối an ninh trật tự” trong một vụ náo loạn tại nông trường cao su vào ngày 25 tháng Tám năm 2010. Sau khi thú nhận lỗi lầm, bài báo cho biết, họ cam kết từ bỏ Tin Lành Dega và các nhóm “phản động” khác.
4/ Ngày 12 tháng Bảy năm 2010, báo Gia Lai đưa tin 97 hộ dân, gồm 297 người, trong hai làng Tok và làng Roh ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, “tự nguyện” từ bỏ đạo Tin Lành Dega.
5/ Ngày 6 tháng Sáu năm 2010, trong chương trình của buổi lễ chính thức phát động “phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc” ở huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, hai người đàn ông bị đưa ra trước cử tọa để thú nhận đã ủng hộ Tin Lành Dega và các nhóm “phản động” khác, theo Đắk Nông, báo của Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đắk Nông.
Kể từ năm 2001, hàng ngàn người Thượng ở Việt Nam đã chạy sang Campuchia để tránh sự đàn áp khốc liệt của chính quyền. Tại đó, hầu hết đã được công nhận là người tị nạn và đi định cư ở Hoa Kỳ, Thụy Điển, Phần Lan và Canada.
Vào tháng Mười Hai năm 2010, chính quyền Campuchia yêu cầu Cao ủy Tị nạn Liên hiệp Quốc (UNHCR) đóng cửa trung tâm tị nạn dành cho người Thượng ở Phnom Penh. Sau khi trung tâm này bị đóng cửa vào ngày 15 tháng Hai năm 2011, những người Thượng muốn trốn tránh đàn áp ở Việt Nam càng có ít lựa chọn hơn.
“Những người Thượng sẽ còn tiếp tục trốn chạy khỏi Việt Nam chừng nào chính quyền còn vi phạm các quyền cơ bản của họ một cách có hệ thống,” ông Robertson phát biểu. “Chính quyền Việt Nam cần chấm dứt việc đàn áp này ngay lập tức.”
Xem báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, “Người Thượng Cơ đốc giáo ở Việt Nam - Hồ sơ Nghiên cứu một Trường hợp Đàn áp Tôn giáo,” tại:
Để biết thêm báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về người Thượng, xem:
- Thông cáo báo chí tháng Hai 2011, Cam-pu-chia, Cần bảo đảm Quyền tị nạn của người Thượng
- Báo cáo tháng Sáu 2006, “Không nơi ẩn lánh: Những đe dọa tiếp diễn với người Thượng bản địa ở Tây Nguyên, Việt Nam”: 1, 2
- Báo cáo tháng Tư 2002, “Người Thượng bị đàn áp: Mâu thuẫn về đất đai và tôn giáo ở Tây Nguyên”
Để biết thêm báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về Việt Nam, xem:
http://www.hrw.org/en/asia/vietnam; và http://www.hrw.org/en/languages?filter0=vi
Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên lạc với:
Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động)
Ở Washington D.C., Sophie Richardson (tiếng Anh, tiếng Hoa phổ thông): +1-202-612-4341; hoặc +1-917-721-7473 (di động)
Ở London, Brad Adams (tiếng Anh): +44-20-7713-2767; hoặc +44-7908-728-333 (di động)
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử