lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam

Tình-Hình Người Thượng Bị Cộng-Sản Đàn-Áp Tại Việt-Nam

Khánh An, phóng viên RFA, Bangkok

1, 2, 3, 4

...

Trong một cuộc phỏng vấn với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, một người Thượng tả lại mình bị đối xử như thế nào trong T-20, trại giam tỉnh Gia Lai, sau khi bị bắt vì tham gia biểu tình kêu gọi quyền tự do tôn giáo và sở hữu đất đai:

Họ thẩm vấn tôi bất kể giờ giấc, ngay cả giữa đêm khuya. Công an uống rượu say, đánh thức tôi dậy, hỏi cung và đánh tôi. Khi đưa ra ngoài thẩm vấn, họ còng tay tôi. Còng tay như trói, xiết rất chặt. Mỗi lần thẩm vấn họ đều tra điện. Họ dí điện vào đầu gối, nói là mày dùng chân để đi biểu tình.

Bị kết án tù năm năm vì “phá hoại đoàn kết dân tộc,” hiện ông bị mất một phần thính lực vì bị đập vào hai tai liên tiếp nhiều lần:  

Họ đứng đối diên với tôi và hô “Một, hai, ba!” rồi dùng cả hai tay đánh vỗ vào hai tai tôi cùng một lúc. Họ làm như thế ba lần liên tiếp, lần cuối cùng ép rất mạnh vào cả hai tai. Máu tai máu mũi tôi trào ra. Tôi gần như bị phát điên, rất đau đớn và hoảng loạn, căng thẳng vì kiểu đánh tăng dần cường độ như vậy.

Chính quyền gọi những người Thượng tham gia các nhà thờ tại gia không đăng ký, nằm ngoài sự kiểm soát của Hội thánh Tin lành Việt Nam – miền Nam chính thức, là “Tin lành Dega,” vốn bị chính quyền coi là vỏ bọc của một phong trào người Thượng đòi độc lập chứ không phải một nhóm tôn giáo hợp thức. Luật pháp Việt Nam đòi hỏi tất cả các nhóm tôn giáo phải đăng ký với chính quyền và hoạt động dưới các tổ chức tôn giáo được chính quyền chấp thuận.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức chấm dứt việc đàn áp người Thượng một cách có hệ thống, cho phép các hội nhóm tôn giáo độc lập được tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo, và thả hết những người Thượng bị giam giữ vì các hoạt động tôn giáo hoặc chính trị ôn hòa. Vì Việt Nam đã vi phạm tự do tôn giáo, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đưa quốc gia này trở lại danh sách Các Quốc gia Cần Quan tâm đặc biệt (CPC) cho đến khi Việt Nam cải thiện thành tích của mình về tự do tôn giáo.    

Qua nguồn tin trên báo chí chính thức của Việt Nam, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ghi nhận thủ tục ép buộc từ bỏ tín ngưỡng gây tranh cãi. Cán bộ chính quyền ép hàng trăm người Thượng Công giáo và Tin Lành tuyên bố bỏ đạo tại các buổi kiểm điểm trước dân, vi phạm các quyền tôn giáo và lương tri được quốc tế bảo vệ. Những người không nghe theo và đòi quyền tín ngưỡng độc lập phải đối mặt với nguy cơ bị đánh đập, bắt giữ và xử tù. Tòa án các tỉnh thường tổ chức các “phiên tòa lưu động” xét xử những người bị truy tố với các tội danh an ninh quốc gia trước hàng trăm người, nhấn mạnh thông điệp răn đe đừng theo các hội nhóm tôn giáo không được công nhận.

“Tự do tôn giáo không có nghĩa là tự do theo các tôn giáo được nhà nước phê duyệt mà thôi,” ông Robertson nói. “Việt Nam cần ngay lập tức công nhận các hội nhóm tôn giáo độc lập và để cho họ thực hành tín ngưỡng của mình.”

Trong khi người Thượng Tin Lành đã bị đàn áp từ nhiều năm nay, người Thượng theo Thiên Chúa giáo gần đây mới trở thành một mục tiêu, nhất là dòng Công giáo “Hà Mòn”, khởi phát từ Kon Tum vào năm 1999. Trong năm 2010, quan chức chính quyền cáo buộc những người Thượng lưu vong ở Hoa Kỳ đang lợi dụng dòng đạo nhiều tín đồ này để phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Trong vài tháng gần đây, các buổi lễ cưỡng ép tín đồ Hà Mòn bỏ đạo và kiểm điểm trước dân được tổ chức ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk. Tại những buổi lễ này, tín đồ bị buộc thú nhận lỗi lầm và ký cam kết từ bỏ cái gọi là “tà đạo.”

“Những người dân Tây Nguyên có nhu cầu thờ phượng tại các nhà thờ tại gia độc lập đối mặt với nguy cơ bị hạ nhục trước đông người, bị bạo hành, bắt giữ, thậm chí bị xử tù,” ông Robertson nói.
Hơn 250 người Thượng hiện đang thụ án trong tù hay tạm giam chờ xét xử bị truy tố với các tội danh về an ninh quốc gia, như “phá hoại đoàn kết dân tộc.” Rất nhiều cựu tù nhân chính trị người Thượng và những người từng bị tạm giam cho biết họ bị đánh đập hoặc tra tấn tàn nhẫn tại đồn công an hay trại tạm giam trước khi xét xử. Kể từ năm 2001, ít nhất 25 người Thượng đã chết ở trong tù, trại giam hay trụ sở công an sau khi bị đánh hoặc mắc bệnh khi đang giam giữ, hoặc ngay sau khi nhà tù trả về gia đình trước thời hạn hoặc đưa đến bệnh viện.     

Ví dụ về việc ép buộc từ bỏ tín ngưỡng và sách nhiễu các nhà hoạt động ôn hòa tại các buổi kiểm điểm trước dân ở Tây Nguyên trong vài tháng gần đây, do báo chí nhà nước Việt Nam đăng tải gồm có:

1/ Trong tháng Mười một, năm 2010, Gia Lai, báo của Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, đưa tin về những hoạt động đang tiếp diễn để “Đấu tranh loại trừ Tin lành Dega” ở các huyện Ia Grai và Đức Cơ trong tỉnh Gia Lai, nơi bộ đội biên phòng tham gia triệt phá những “nhóm phản động” Tin Lành Dega ở vùng biên giới và đưa họ ra kiểm điểm trước dân. 

1, 2, 3, 4

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site