lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Đừng để mất Hoàng Sa – Trường Sa – Biển Đông
Nguyễn Quang Duy
...
Mặc dù khi quân đội Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, Hải quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã một lòng hy sinh cố giữ lãnh thổ ông cha, nhà cầm quyền Hà Nội đã lặng im đồng lõa cho sự kiện. Sau này khi bị Trung Quốc tấn công, đảng Cộng sản mới tuyên bố khác đi. Như điều 4 của Tuyên bố do Bộ Ngoại giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa (7/8/1979) nhấn mạnh:
“…Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp quân sự, lúc đó vẫn dưới sự quản lý của chính quyền Sài Gòn. Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã tuyên bố rõ ràng cương vị của họ như sau:
- Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những câu hỏi thiêng liêng cho tất cả mọi quốc gia;
- Những khó khăn về biên giới lãnh thổ, thường tồn tại trong các cuộc tranh chấp giữa các nước láng giềng do lịch sử để lại, có thể vô cùng rắc rối và nên được nghiên cứu kỹ càng; và
- Các quốc gia quan tâm nên cứu xét vấn đề này trong tinh thần công bằng, tôn trọng lẫn nhau, hòa nhã, láng giềng tốt và giải quyết vấn đề bằng sự thương lượng.”
Tiến sỹ Đặng Minh Thu đi xa hơn lập luận: “Nếu đặt giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một thì dựa trên luật quốc tế, những lời tuyên bố đó cũng không có hiệu lực... vì Trung Quốc đã không bị thiệt hại gì, và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không hưởng lợi gì qua những lời tuyên bố đó. Lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ là một lời hứa bị tác động bởi hoàn cảnh chiến tranh. Cuối cùng, nếu xem ba lời tuyên bố này như là của Việt Nam nói chung, thì nó thiếu tính liên tục và trường kỳ để có thể làm mất đi chủ quyền của Việt Nam, với tư cách là một chủ thể duy nhất, đã hành xử và khẳng định quyết liệt từ hơn ba thế kỷ nay… muốn bảo đảm cho sự chiếm hữu của Trung Quốc không thể tạo ra chủ quyền được, thì Việt Nam phải thường xuyên lên tiếng phản đối và khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa (và cả Trường Sa nữa). Việt Nam cũng nên công khai đề nghị Trung Quốc đưa vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa ra trước Toà án Quốc tế. Nếu Trung Quốc thật tình tin tưởng rằng mình có căn bản pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này, thì Trung Quốc không có lý do gì để từ chối một giải pháp pháp lý.”Nói tóm lại các tuyên bố của nhà cầm quyền Hà nội khi ấy chỉ có giá trị chính trị và hòan tòan không có giá trị về pháp lý.
Tiến sỹ Đặng Minh Thu không tin việc Trung Quốc sẽ chấp nhận giải pháp nhờ Quốc tế phân xử nên đề nghị :”Giải pháp hiện thời, thực tiễn nhất là Việt Nam đem ra khối ASEAN hoặc Liên hợp quốc để giải quyết. Liên hợp quốc là giải pháp có thể hữu hiệu hơn, vì đem ra cơ quan này có tính cách khoáng đại, cho phép Mỹ, Nga, Nhật Bản và các quốc gia khác tham dự vào. Hơn nữa, trường hợp Liên hợp quốc không giải quyết được, hoặc nếu có vấn đề trong việc giải quyết, Liên hợp quốc vẫn có quyền đem vấn đề ra Toà án quốc tế và yêu cầu Toà cho ý kiến (avis consultatif) mà không cần sự đồng ý của bất cứ quốc gia nào. “Thủ tục cho ý kiến” của Toà án Quốc tế không có hiệu lực quyết định như một bản án thực sự, nhưng nó vẫn có một tác động mạnh mẽ trong dư luận thế giới.”
Cũng cần nhắc đến nhiều cá nhân (như Luật Sư Nguyễn Hữu Thống) hay tổ chức Cộng Đồng Hải Ngọai (như Cộng Đồng Việt Nam Bắc Cali) hậu duệ của Việt Nam Cộng Hòa vẫn không ngừng lên tiếng trước Quốc Tế để tạo dư luận Hòang Sa – Trường Sa thuộc Việt Nam. Người Việt tự do cũng luôn luôn nhắc nhở nhau hướng về quê cha đất tổ, nơi một phần quê hương đang bị ngọai bang xâm chiếm. Các công trình nghiên cứu cá nhân nêu trên đã được thực hiện và phổ biến rộng rãi trên mạng lưới toàn cầu nhiều năm nay, cũng do tấm lòng hướng về quê hương của đàn con nơi đất khách quê người.
Về phía nhà cầm quyền Việt Nam , họ đã để mất nhiều cơ hội Quốc tế hoá Biển Đông. Và tình trạng Việt Nam mất Biển Đông càng trở nên trầm trọng hơn. Đến đây chúng ta có thể thấy việc công khai hoá và quốc tế hoá tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc là điều tối cần thiết phải làm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên để dành lại chủ quyền dân tộc chính trị vẫn là vấn đề chủ yếu.
Vấn đề chủ yếu: Chính Trị
Việt Nam là một quốc gia cộng sản và vẫn là một mối đe doạ cho nền hoà bình thế giới. Thế nên khi Việt Nam vưà sắm vũ khí tân trang quân đội, các quốc gia trong vùng đã lo sợ và lên tiếng. Các tài liệu công khai và chính thức cộng sản Việt Nam luôn một cách vu vơ coi các quốc gia cổ vũ tự do là các thế lực thù địch. Lãnh đạo công sản thì tự ví mình như tên lính giữ đồn cho Trung Quốc, như Nguyễn Minh Triết từng tuyên bố “Việt Nam và Cu Ba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cu Ba thức thì Việt Nam ngủ. Việt Nam gác thì Cu Ba nghỉ”. Tên lính tiên phong thực hiện chiến lược tòan cầu cho Trung Quốc, trong đó “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược” của Trung Quốc đã được đề cập trong văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc…”.
Về đối nội, Luật sư Lê Công Định một trong rất ít người Việt có khả năng tranh tụng Quốc Tế. Ông Định có thể đại diện Việt Nam đưa Trung Quốc ra toà vì bất hợp pháp xâm phạm lãnh thổ Việt Nam . Trái ngược lại, vì những hành động ôn hòa nhưng tích cực dành lại tự do và dân chủ cho dân tộc, giành lại chủ quyền cho đất nước, ông đang bị tù và sắp ra toà cộng sản Việt Nam .
Ngày nay dưới mắt dân chúng, người cầm quyền Việt Nam do chính Trung Quốc sắp đặt. Trước Đại Hội lần thứ X, tháng 11-2005, Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam . Sau đó những nguồn tin không chính thức đưa ra chính Hồ Cẩm Đào đã yêu cầu gặp toàn thể Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam . Tại cuộc gặp này, chủ tịch đảng Cộng sản Trung Quốc đã nói một cách đại ý như sau: Trung Quốc không can dự vào việc sắp xếp nhân sự sắp tới của Đại hội X, nhưng chỉ yêu cầu “một điều”, là “không thay đổi tổng bí thư”. Tháng 4-2006, Nông Đức Mạnh lại được chọn làm Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Thế cho nên Nông đức Mạnh chỉ phục vụ lợi quyền Trung Quốc, Bauxite Tây Nguyên là một thí dụ điển hình.
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks