lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

Đừng để mất Hoàng Sa – Trường Sa – Biển Đông

1, 2, 3, 4, 5

Nguyễn Quang Duy

...

Văn kiện này cho biết theo tài liệu “Cách mạng Trung Quốc và Đảng cộng sản Trung Quốc” của Mao Trạch Đông viết năm 1939 do hiệu sách Tân Hoa thư điếm (Dực Nam) tái bản tháng 6 năm 1949, trong đó có đoạn viết:

“Sau khi dùng chiến tranh đánh bại Trung Quốc, các nước đế quốc đã cướp đi nhiều nước phụ thuộc và một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận. Anh chiếm Miến Điện, Butan, Nêpan và Hương Cảng. Pháp chiếm An Nam …”

Đường vẽ chấm là “biên giới” của Trung Quốc theo quan điểm bành trướng, những vùng đánh số là những lãnh thổ mà nhà cầm quyền Bắc Kinh cho là đã bị nước ngoài “chiếm mất” bao gồm: một phần lớn đất vùng Viễn Đông và Trung Á của Liên Xô (số 1, 17, 18), Át Xam (số 6), Xích Kim (số 4), Butan (số 5), Miến Điện (số 7), Nêpan (số 3), Thái Lan (số 10), Việt Nam (số 11), Lào, Campuchia…

Văn kiện trên cho biết:”Trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng chủ yếu cần phải chiến thắng, thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ.”

Để thực hiện chiến lược này, Trung Quốc đã nhiều lần tấn công và chiếm đóng biển đảo của Việt Nam . Năm 1956, khi quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc cho quân chiếm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, lợi dụng Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam , Trung Quốc oanh tạc quần đảo Hoàng Sa và chiếm các đảo phía Tây, do quân Việt Nam Cộng hoà đang đóng giữ. Hoàng Sa lọt vào tay Trung Quốc. Năm 1988, khi Liên Sô muốn rời khỏi Đông Dương, Trung Quốc lại tấn công quần đảo Trường Sa. Sáu đảo đã bị quân Trung Quốc chiếm đóng. Từ đó đến nay họ tiếp tục lấn chiếm các đảo nhỏ của Việt Nam khi có điều kiện.

Năm 1982 cùng với 118 quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Theo Công Ước, Vùng Đặc Quyền Kinh Tế của các quốc gia là 200 hải lý để đánh cá hay khai thác dầu khí.

Ngay sau đó Trung Quốc đưa ra thuyết Biển Lịch Sử hay Lưỡi Bò Trung Quốc. Lưỡi Bò Trung Quốc liếm sát bờ biển các quốc gia Đông Nam Á, cách Quảng Ngãi, Việt Nam 40 hải lý, cách Natuna, Nam Dương 30 hải lý, cách Sarawak, Mã Lai và Palawan, Phi Luật Tân, 25 hải lý. Chiếm trọn 3 túi dầu khí đang khai thác là Bãi Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, Bãi Natuna của Nam Dương và Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân. Bao trùm hơn 80% Biển Đông.

Luật sư Nguyễn Hữu Thống cho biết: “… vì thuyết Biển Lịch Sử chỉ là một chính sách giả tưởng hay một khẩu thuyết vô bằng, không căn cứ vào các điều khoản của các hiệp ước và công ước quốc tế, kể cả Luật Biển và Luật Tục Lệ Quốc Tế. Vì biết rõ điều đó nên, từ thập niên 1990 khi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển được ban hành, Trung Quốc không bao giờ dám chấp nhận để Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế thụ lý những vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

Hoàng Sa thì đã bị Trung Quốc chiếm đóng. Còn Trường Sa thì hiện nay đang bị 6 quốc gia chiếm giữ là: Phi Luật Tân, Việt Nam , Đài Loan, Trung Quốc, Mã Lai Á và Brunây. Nhiều mỏ dầu và khí lớn đã được phát hiện trên thềm lục điạ các quốc gia trong vùng. Biển đông lại nằm trên trục giao thông hàng hải quốc tế và trên một vị trí chiến lược quân sự. Bởi thế các tranh chấp về đảo và lãnh hải sẽ càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Năm hữu nghị Việt-Trung

Ngay đầu năm nay, ngày 2/1/2010, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Nguyễn Phương Nga đã lên tiếng phản đối khi Quốc vụ viện Trung Quốc công bố một kế hoạch phát triển kỹ nghệ du lịch trong vùng Hải Nam thành một nơi du lịch quốc tế lớn, bao gồm dự án phát triển du lịch Hoàng Sa là. Bà Nga tuyên bố việc làm của phía Trung Quốc là “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam .” Ngay sau đó, ngày 4/1/2010, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc bà Jiang Yu đã bác bỏ những lời tuyên bố phiá Việt Nam, và cho rằng Trung Quốc “có chủ quyền không thể tranh cãi được” trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước đó ngày 26/12/09, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua "Luật bảo vệ hải đảo” đặt hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam là thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Bà Nguyễn Phương Nga trả lời báo chí rằng luật Bảo vệ hải đảo mà Trung Quốc vừa thông qua liên quan tới vùng Biển Đông là "hoàn toàn không có giá trị pháp lý".

Ngày 6/1/2010, trong cuộc họp báo tại Hà Nội, Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường cho biết, lãnh đạo hai nước đã “nhất trí” lấy năm 2010 làm “Năm hữu nghị Việt-Trung”. Ông Tường cho rằng giải pháp thiết thực hiện nay là tạm gác lại tranh chấp Biển Đông, chờ điều kiện chín muồi giải quyết, trong khi ưu tiên cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở hai nước. Ông Tường đã vượt quá vai trò của nhà ngoại giao lên giọng bắt nạt "hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại"! Câu bắt nạt trên tóm gọn chiến lược của Trung Quốc dành cho Việt Nam .

Ngày 12/1/2010, bài “Thuyết phục để Trung Quốc không thành kẻ bắt nạt thế giới” trên điện báo vietnamnet.vn, sau ít tiếng đồng hồ đã bị gỡ xuống không cho biết lý do. Bài báo viết về cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Giáo sư Joseph Nye, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, về câu chuyện phát triển của Việt Nam trong bối cảnh hậu khủng hoảng và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Giáo sư Nye dẫn lại lời của Tổng thống Mỹ Barack Obama: Mỹ vừa muốn hợp tác với Trung Quốc, vừa tăng cường liên minh với Nhật Bản, hợp tác với Ấn Độ "giữ không để Trung Quốc thành kẻ bắt nạt thế giới", vì lợi ích của thế giới và của chính Trung Quốc. Ông Dũng đáp lời cho rằng: "Mọi hành vi bắt nạt nước khác đã lỗi thời. Bất kỳ quốc gia nào muốn đứng trên bắt nạt dân tộc khác thì thời đại này cũng khó thực hiện được và không có lợi cho bất kỳ ai".

1, 2, 3, 4, 5

 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site