lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

Đừng để mất Hoàng Sa – Trường Sa – Biển Đông

1, 2, 3, 4, 5

Nguyễn Quang Duy

Ngày 18/1/2010, nhà cầm quyền Bắc Kinh và Hà Nội kỷ niệm 60 năm chính thức trao đổi ngoại giao. Trong 60 năm có lúc hai đảng xem nhau như đồng chí, như anh em. Cũng có lúc đảng Cộng sản Việt Nam xem Trung Quốc như “kẻ thù truyền kiếp của dân tộc”. Mối liên hệ hiện thời được diễn tả ngắn gọn như sau: Trung Quốc phẩy tay, “Đảng chỉ tay, Chính phủ phủi tay, Mặt trận vỗ tay, Quốc hội giơ tay, dân trắng tay” (trích Chỉ thị số 34-CT/TW)

Mối liên hệ nêu trên thật ra chỉ được một thiểu số cầm quyền ra công củng cố. Đại đa số dân Việt ngược lại đang vận động để Việt Nam thoát khỏi kiếp chư hầu Trung Quốc. Giới luật gia trí thức vận động quốc tế hóa Biển Đông. Giới báo chí mang thông tin, tạo quan tâm đến quần chúng đồng bào. Giới quân đội đòi chuyên môn hóa, hiện đại hoá quân đội, để giữ nước, để bảo vệ dân chài không bị quân đội Trung Quốc áp bức. Giới sinh viên thanh niên xuống đường đòi trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam .

Ngày 17/3/2009, Chương trình nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao, đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Tranh chấp chủ quyển tại Biển Đông: Lịch sử, Địa lý, chính trị và Luật pháp quốc tế” Điện báo Tuần Việt Nam cho biết hội thảo đã đề ra một số khuyến nghị sau:

1. Chính sách của Việt Nam về Biển Đông phải đặt trong tổng thể chính sách đối ngoại toàn diện, bao gồm cả an ninh, phát triển và nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam. Phải đặt vấn đề Biển Đông trong quan hệ quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo dõi các động thái của Trung Quốc, quan hệ Trung – Mỹ, Trung Quốc- các nước ASEAN, quan hệ Trung-Đài.

2. Phải xây dựng được hồ sơ pháp lý đầy đủ về vấn đề này dùng để đấu tranh chính trị, tuyên truyền, đàm phán và lúc cần cho việc phân xử tại Tòa án quốc tế.

3. Quốc hội cần thông qua luật về chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa. Chính phủ cần có chiến lược biển toàn diện và đồng bộ, liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong đó chú ý đến việc hiện đại hóa quân đội nhằm tăng cường sức mạnh răn đe.

4. Nên 4 hóa vấn đề tranh chấp ở Biển Đông: Xã hội hóa, Công khai hóa, Quốc tế hóa và Phi nhạy cảm hóa.

5. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông dựa trên hai sức mạnh là dân tộc và thời đại. Dân tộc: là khối đại đoàn kết dân tộc (trong và ngoài nước); và Thời đại là luật pháp quốc tế, tính chính nghĩa của Việt Nam .

6. Tăng cường công tác nghiên cứu, nâng cao năng lực của đội ngũ khoa học về Biển Đông. Cấp học bổng đi học tại nước ngoài. Tuyên truyền và giáo dục cho thế hệ trẻ về Biển Đông, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc của các thế hệ mai sau, coi đó là một chiến lược quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông của ta.

Ngày 04/12/2009, Tại Hà Nội một cuộc hội thảo khác về Biển Đông do Trung tâm Luật Biển và Hàng hải quốc tế, Khoa Luật, Đại Học Quốc gia, Hà Nội, tổ chức nhằm: “Xây dựng hồ sơ pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” đã được tiến hành. Khai mạc hội thảo, Phó giáo sư Tiến Sỹ Nguyễn Bá Diến nêu rõ trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp đòi hỏi phải xây dựng một hồ sơ pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo nói chung, đối với Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng, để đấu tranh bảo vệ chủ quyền và tiến tới việc trình lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế có chức năng xét xử như: Tòa án công lý quốc tế, Tòa án quốc tế về luật biển, Trọng tài quốc tế.

Cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy, Việt Nam đang cố gắng hành xử vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 để lôi kéo quốc gia ASEAN ngăn chặn chiến lược lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Xưa nay các diễn biến về chủ quyền lãnh thổ chỉ diễn ra dưới hình thức tranh biện qua các lời tuyên bố, thông cáo, văn thư hay bạch thư giữa hai bên. Với Trung Quốc việc quốc tế hoá Biển Đông là một điều không thể chấp nhận được.

Nhân Ngày Hoàng Sa 19/1/2010, người viết xin được đề cập lại chiến lược Biển Đông của Trung Quốc, điểm qua một số sự việc đang xảy ra, dựa trên những lập luận từ phía Trung Quốc để xem lại gỉai pháp về Biển Đông và góp vài nhận định cá nhân đến bạn đọc xa gần đang quan tâm đến chủ quyền dân tộc.

Biển Đông trong chiến lược toàn cầu

Tháng 10/1979, Bộ Ngoại Giao Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chính thức công bố văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua (1949-79)”. Văn kiện này vạch rõ chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền của Trung Quốc:

Chiến lược của những người lãnh đạo Trung Quốc có những thay đổi rất lớn. Nhưng có một điều không thay đổi: đó là mục tiêu chiến lược muốn nhanh chóng đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc bậc nhất thế giới và thực hiện mưu đồ bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của họ đối với các nước khác.

Tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1956, Chủ tich Mao Trạch Đông đã nói: ‘Chúng ta phải trở thành quốc gia hàng đầu về phát triển văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghiệp…Không thể chấp nhận rằng sau một vài chục năm, chúng ta vẫn chưa trở thành cường quốc số một trên thế giới’

Sau đó, tháng 9 năm 1959, tại Hội nghị của Quân uỷ trung ương, Chủ tịch Mao Trạch Đông lại nói: ‘Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta’”

1, 2, 3, 4, 5

 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site