lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Blog Phạm-Hoàng-Tùng

Người Việt Hải-Ngoại Khởi-Xướng Đấu Tranh_Đại Cuộc Bất Thành Vì Sự Bất Chính_Bài Học Lịch-Sử Kháng-Chiến Phúc Quốc

1, 2, 3, 4

...

Hai tập, gần 1000 trang sách, nhưng có lẽ vẫn chưa thể nào nói hết khí tiết tinh anh, dũng khí kiêu hùng,… của những chàng trai kháng chiến quân một thuở.

Người giới thiệu các tác phẩm này chính là anh Đỗ Thông Minh, một học giả hiện nay, một người trong số người khai sáng phong trào kháng chiến phục quốc ngày nào.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng, cộng tác viên trang mục chính trị – cộng đồng của nhật báo Cali Today – phỏng vấn anh Đỗ Thông Minh khi anh đến San Jose ra mắt tác phẩm này.

Ông Đỗ Thông Minh nói: “San Jose từng là chiếc nôi, nơi xuất phát của phong trào kháng chiến, và do vậy, hồi ký này được ra mắt tại San Jose trước nhất.”

Ngày ấy, Đỗ Thông Minh mái tóc còn đen, và bây giờ tóc đã bạc màu sương gió. Nhìn anh, anh Nguyễn Hồng Dũng thốt lên một câu thơ cổ:

“Việc nước chưa xong, đầu đã bạc…”

Tuy tóc đã bạc màu, nhưng khi bàn đến chuyện quốc sự, các anh vẫn còn sôi nổi như thưở nào.

Nguyễn Dương.

Bài này cá nhân Phạm Hoàng Tùng chúng tôi trích từ diễn đàn liên mạng để bạn đọc blog có cái nhìn rõ thêm về Việt Tân.

Saigon Nhỏ ngày 2.9.2006
Tú Gàn
Tìm đường trở về?

Chúng ta còn nhớ, sau nhiều năm im lặng, ngày 20.7.2001, “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam”, thường được gọi là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, đã chính thức thông báo cùng thân hữu và đồng bào rằng các lãnh đạo sau đây của Mặt Trận là Hoàng Cơ Minh, Lê Hồng, Trần Thiện Khải, Võ Hoàng đã “anh dũng hy sinh trên bước đường tranh đấu giải phóng Tổ Quốc”.

Thông báo cũng cho biết Lễ Truy Điệu các Chiến Hữu Lãnh Đạo cùng toàn thể các Kháng Chiến Quân và Đoàn Viên Mặt Trận đã hy sinh vì Tổ Quốc sẽ được cử hành trọng thể vào ngày 26.8.2001 tại một số thành phố trên thế giới, địa điểm sẽ được các Ủy Ban Tổ Chức thông báo trong những ngày tới.

Kể từ đó, hàng năm Mặt Trận (nay là Đảng Việt Tân) đều có tổ chức lể tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh nói trên, lúc nơi này, lúc nơi khác.

Nhưng năm nay, Đảng Việt Tân “êm re”. Được hỏi ngày 28 tháng 8, ngày kỷ niệm Tướng Hoàng Cơ Minh hy sinh sắp đến rồi mà tại sao không thấy Đảng Việt Tân động tĩnh gì cả, nhưng người thuộc nhóm “kiên định” vừa ly khai cho rằng ban lãnh đạo Đảng Việt Tân đã thay đổi đường lối sau đại hội tháng 9 năm 2004, muốn về tham gia chính trị ở trong nước, nên không tổ chức truy điệu nữa, vì sợ việc truy điệu sẽ ảnh hưởng không tốt đến chủ trương “hòa giải hòa hợp”.

Đây chỉ là ý kiến của phía “kiên định.” Cuối cùng, Đảng Việt Tân đã “xuất hiện” và tổ chức lễ tưởng niệm!

Thật ra, việc tưởng niệm Tướng Hoàng Cơ Minh và các chiến sĩ đã hy sinh trong ba chiến dịch Đông Tiến do Mặt Trận tổ chức là rất chính đáng, vì họ là những người đã sẵn sàng hy sinh cho một nước Việt Nam tự do hơn, dân chủ hơn và phú cường hơn, mặc dầu những nỗ lực của họ bị thất bại. Sự hy sinh của họ đáng được mọi người ghi nhớ và noi gương.

SỰ RA ĐI CỦA TƯỚNG HOÀNG CƠ MINH

Mặc dầu Mặt Trận không chính thức cho biết Tướng Hoàng Cơ Minh đã hy sinh lúc nào và trong trường hợp nào, nhưng những tin tức do các chiến hữu của Tướng Minh cho biết rất chính xác.

Ngày 28.8.1987, hãng thông tấn UPI viện dẫn tin từ đài phát thanh Lào cho biết Tướng Hoàng Cơ Minh đã tử trận. Nguyễn Tấn Phát, một chiến hữu của Tướng Hoàng Cơ Minh cho biết những điều anh đã chứng kiến như sau:

Trong ngày 27.8.1987 các Quyết đoàn của Mặt Trận đi qua đất Lào đã bị Cộng quân truy đuổi rất gắt, nhiều chiến sĩ đã bị ngả gục. Cánh tay của Tướng Minh bị thương tuần trước sưng vù lên, rất đau đớn. Sáng ngày 28.8.1987, vào khoảng 8 giờ, khi đoàn quân băng qua một con suối thì bị địch phục kích. Tướng Minh liền ra lệnh cho Dân Đoàn Cận Vệ gồm các anh Đỗ Bạch Thố và Trần Đế, tháo chạy ngược hướng với ông.

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 28.8.1987, khi thấy không còn chịu đựng nổi trọng pháo của địch, Tướng Minh đã rút súng Browning 3,2mm ra và dùng cánh tay trái bóp cò vào mang tai tự sát để khỏi bị lọt vào tay địch. Bốn chiến hữu khác gồm Khánh và 3 người nữa đến từ Hoa Kỳ là Huy, Hưng và Đẩu cũng rút súng tự sát theo.

Lời tường thuật nói trên của Nguyễn Tấn Phát đã được một số chiến hữu khác cùng tham gia chiến dịch Đông Tiến II như Đinh Văn Bé, Trần Đế, Đỗ Bạch Thố, Nam Trật Duột, Võ Kỳ Phát... xác nhận. Những sự hy sinh như vậy phải được trân trọng tưởng niệm và vinh danh. Chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng một sự tưởng niệm đó có thể gây trở ngại cho việc đấu tranh chính trị của Đảng Việt Tân ở trong nước.

THAY ĐỔI LÀ CHUYỆN ĐƯƠNG NHIÊN

Sau khi Việt Cộng chiếm miền Nam, nhiều người và tổ chức ở trong nước và hải ngoại đã hình thành các lực lượng để đấu tranh bằng quân sự với Việt Cộng.

Nhưng sau khi các chế độ cộng sản Đông Âu và Liên Sô sụp đổ, Hoa kỳ và các quốc gia Tây phương từ bỏ chiến tranh lạnh và đấu tranh bằng quân sự, đổi qua đấu tranh bằng chính trị và kinh tế, dùng chiến thuật “diễn biến hòa bình” để làm biến mất dần các chế độ cộng sản còn lại, Đài Loan và Nam Hàn là những nước chống cộng hàng đầu ở Đông Nam Á, đã đi theo Hoa Kỳ ngay.

Chỉ một số người Việt chống cộng ở hải ngoại là nhất quyết đi theo chiến lược và chiến thuật cũ. Khi lội ngược dòng như vậy, người Việt chống cộng chẳng những không tiến lên được chút nào mà cứ bị đẩy lui dần: Mỹ tái lập bang giao với kẻ cựu thù là CSVN, ký hiệp ước thương mại với CSVN, mở đường cho Việt Nam vào tổ chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO) và còn muốn tiến tới ký hiệp ước quân sự với CSVN.

Trước tình hình như vậy, Mặt Trận hay Đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị có thực lực nhất của người Việt hải ngoại hiện nay, cũng nghĩ rằng không còn con đường nào khác là thay đổi chiến lược và chiến thuật để có thể nương theo chiến lược và chiến thuật của Hoa Kỳ và các nước Tây Phương để tiến lên, như Đài Loan và Nam Hàn đã làm.

Thay đổi phải được coi là chuyện đương nhiên. Vấn đề được đặt ra là liệu Mặt Trận hay Đảng Việt Tân có khả năng làm được chuyện đó hay không, hay lại bị rơi vào mạng lưới của địch như cuộc đấu tranh quân sự?

Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng tôi xin duyệt lại kế hoạch đấu tranh quân sự của Mặt Trận và nguyên nhân thất bại của kế hoạch này để rút bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh chính trị hiện nay.

THẤT BẠI CỦA ĐẤU TRANH QUÂN SỰ

dương văn tư, hoàng cơ minh

Tướng Dương Văn Tư (Trái), Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh (giữa), và Tư Lịnh Lực Lượng Võ Trang Chiến Việt Nam, Tướng Đặng Quốc Hiền tức Lê Hồng (phải),
trong khu chiến Mặt Trận.

Ảnh nguồn: Hồi Ký Kháng Chiến
Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
Cá nhân Phạm Hoàng Tùng chúng tôi đưa hình vào bài viết nàyđể minh họa sự kiện.

Chúng tôi đã tường thuật nhiều lần về sự hình thành và tổ chức của Mặt Trận. Ở đây chúng tôi chỉ ghi lại chiến thuật đấu tranh bằng quân sự của Mặt Trận và tìm hiểu tại sao nó đã thất bại.

Trong cuốn “Hồi Ký Kháng Chiến” nói về “Bí Mật Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh” sẽ được xuất bản trong thời gian gần đây, anh Phạm Hoàng Tùng, một kháng chiến quân của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, đã kể lại những điều mắt thấy tai nghe về “KHU CHIẾN HOÀNG CƠ MINH” và ba chiến dịch Đông Tiến đã được thực hiện để xâm nhập vào Việt Nam, trong đó đã mô tả lại khá rõ về “Khu Chiến Hoàng Cơ Minh”.

Đọc phần này, chúng ta sẽ thấy được cách tổ chức đấu tranh quân sự của Mặt Trận. Câu chuyện chuẩn bị cho chiến dịch Đông Tiến I tại Khu Chiến đã được anh Phạm Hoàng Tùng kể lại đại khái như sau:

1.- Câu chuyện trong Khu Chiến: Địa bàn khu chiến Hoàng Cơ Minh thuộc tỉnh U Bon Rat Cha Tha Ni, Thái Lan. Đây là một tỉnh miền Đông Thái nằm sát với biên giới Lào. Tỉnh lỵ của U Bon Ra Cha Tha Ni nằm ở Bắc vĩ tuyến 15. Từ U Bon, ngó qua biên giới phía Đông là vùng đất bao gồm 4 tỉnh miền Nam Lào: Xa La Van, Sê Koông, Cham Pa Xắc và An Ta Pư...

Lúc đó tại khu chiến có 4 Quyết Đoàn võ trang kháng chiến. Một Quyết Đoàn đủ quân số có khoảng 40 kháng chiến quân, được chia thành 3 Dân Đoàn, mỗi Dân Đoàn có 12 kháng chiến quân. Bộ Chỉ Huy Quyết Đoàn có 5 chiến hữu. Chiến Dịch Đông Tiến I được tiến hành vào gần cuối mùa mưa năm 1985, và Quyết Đoàn 7685 được chọn để thi hành nhiệm vụ lịch sử này.

Những kháng chiến quân được chọn tham gia chiến dịch đang công tác tại các đơn vị khác nhau trong khu chiến, nên đã được bố trí về Quyết Đoàn 7685 để luyện tập di hành trên nhiều địa hình nhằm thử thách thêm sự chịu đựng. Ngoài ra còn tham dự học hành chính trị, sinh hoạt với các chiến hữu đồng đội trong Toàn hay Dân Đoàn, qua khung cảnh tinh thần sôi nổi chuẩn bị lên đường nhập Việt. Cạnh đó, các chiến hữu chỉ huy các đơn vị cơ bản của Quyết Đoàn được tái tổ chức, cho phù hợp với nhiệm vụ sắp tới.

Một công tác chính trị quan trọng khác được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị này là mở đợt kết nạp đảng viên Đảng Việt Tân. Hầu như tất cả các kháng chiến quân tham dự chiến dịch Đông Tiến I đều được kết nạp. Đây cũng là bước khởi đầu của cuộc vận động kết nạp các kháng chiến quân trong khu chiến vào Đảng Việt Tân...

Vào gần cuối mùa mưa 1985, chiến hữu Dương Văn Tư, Tư Lịnh Phó Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến, được coi như là vị chỉ huy quân sự cao cấp nhất tại khu chiến, vì chiến hữu Lê Hồng đã qua đời trong khu chiến vào giữa năm 1985. Chiến hữu Dương Văn Tư đã được lãnh đạo MT bổ nhiệm làm Tư Lịnh tối cao của chiến dịch Đông Tiến I.

Sở dĩ chiến hữu Dương Văn Tư được chọn làm Tư Lịnh, thống lĩnh toàn bộ chiến dịch xâm nhập Việt Nam và xây dựng khu chiến quốc nội cho MT, là vì các lãnh đạo MT đã khảo sát và biết ông là nhân vật có khá nhiều kinh nghiệm quân sự trong chiến tranh Việt Nam trước đây, đồng thời có uy tín lãnh đạo cao qua việc điều hành các đơn vị võ trang tân lập trong môi trường cách mạng. Và chừng mực nào đó, ông Tư có uy tín ít nhiều trong giới quân nhân VNCH.

Chiến hữu Huỳnh Trọng Hà, cựu sĩ quan Biệt Động Quân, đã định cư tại Nhật nhưng tình nguyện về khu chiến tham gia kháng chiến và được cử làm Chỉ Huy Trưởng Quyết Đoàn 7685. Anh Hà khi về khu chiến cũng trải qua những ngày tháng huấn luyện đầu tiên như những kháng chiến quân khác.

Những ngày chuẩn bị cho Đông Tiến I, tôi thấy anh Hà thỉnh thoảng đến căn cứ 27 nhận chỉ thị từ chiến hữu Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh. Lần cuối tôi gặp anh Hà tại căn cứ 27, với bộ đồ kaki cũ, có màu xanh của loại quần áo jean, áo dài tay, chân mang bata, đầu đội nón lưỡi trai cũng màu xanh.

Đứng từ xa thấy anh Hà, tôi mường tượng đến dáng dấp chiến hữu Lê Hồng, Tư Lịnh Lực Lượng Võ Trang trước đây. Hai người có tướng dáng tựa nhau, nhưng anh Huỳnh Trọng Hà hơi cao hơn anh Lê Hồng một chút. 

Bên cạnh việc chuẩn bị về điều phối nhân sự, tại căn cứ 84, các hoạt động liên hệ cho công tác này cũng rộ lên. Một số kháng chiến quân được phân công chế biến các loại thực phẩm khô, dùng lâu ngày trong rừng núi, như nước mắm nấu cho cô, đặc lại thành từng cục và bỏ vào các chai, lọ nhỏ, để ăn với cơm.

Thịt gà làm xong, xương và ít bộ phận khác được ăn trước, sau đó phần lớn thịt còn lại được xào mặn, sấy khô, ép kín trong các bọc nylon hay chai nhỏ bằng nhựa thật nhẹ, dùng làm thực phẩm ăn lâu ngày. Muối, ớt rang khô được cất giữ trong bọc nylon. Các túi gia vị có trong những gói mì ăn liền của Thái, được trút ra, gom trữ lại trong các bọc nilon, nhỏ gọn nhẹ.

Qua kinh nghiệm di hành trong địa hình rừng núi ở khu chiến, các loại lương thực, thực phẩm, gia vị... đều phải làm khô, mặn, gọn nhẹ, trữ lâu ngày được, để tiện lợi cho kháng chiến quân khi di chuyển dài ngày, trong điều kiện rất khó có tiếp tế, đồng thời phải có bổ dưỡng, ít bị hư hỏng.

Vài kháng chiến quân có khiếu may mặc, nhận nhiệm vụ gấp rút hoàn thành nhiều ba lô màu nâu đất, không lớn không nhỏ quá, mặt trong ba lô có may dính lá cờ vàng ba sọc đỏ. Võng nằm được đặt mua ngoài Thái, được may sửa lại cho chắc chắn, không rộng, không hẹp, thêm một tấm mùng ny-lông nhỏ tránh muỗi, phủ bên ngoài võng, nhằm bảo đảm sức khỏe cho kháng chiến quân.

Các thỏi vàng được nấu, chế lại thành từng khoen hay cục nhỏ dễ giấu cất. Đây là tài nguyên quan trọng của đoàn quân đã rời căn cứ thân thương nơi rừng núi xứ người để trở về đất mẹ. Vàng dùng để mua lương thực trên đường di chuyển hay làm phát triển kế hoạch kháng chiến tại khu chiến ở Việt Nam cũng như mua súng đạn, lương thực, các trang bị cần thiết cho cuộc đấu tranh sẽ phát sinh từ nhu cầu mới, chuẩn bị các lớp huấn luyện các tân kháng chiến quân tại nội địa...

Trong thời gian sửa soạn cho chiến dịch, chiến hữu Trương Văn Lên, một thanh niên trẻ quê ở Cambodia, trước đây sống bằng nghề thợ bạc, được phân công về căn cứ 84 làm nhiệm vụ nấu vàng, chế biến lại theo nhu cầu MT. Việc đưa anh Trương Văn Lên về căn cứ 84 công tác, mặc dù bảo mật, nhưng không qua các cặp mắt tò mò của một số kháng chiến quân trong khu chiến. Phải chăng đây là nguyên nhân dẫn đến các hậu quả tai hại sau này, khi đoàn quân rời khu chiến?

Những ngày trước khi khai diễn chiến dịch Đông Tiến I, tôi tham dự công tác đi tải từ căn cứ 84 tới 27, thỉnh thoảng có thấy Dân Đoàn chiến hữu Lâm Thao thực tập thêm về di hành có mang nặng. Tôi thấy anh Lâm Thao bước đi không bình thường, chậm hơn các anh em khác, gương mặt đổ đầy mồ hôi, mệt nhọc, nhưng anh vẫn kiên nhẫn luyện tập. Chân anh Lâm Thao bị thương từ những ngày còn cuộc chiến Việt Nam. Tuy chậm nhưng anh vẫn có khả năng di hành trong địa hình rừng núi.

Từ những ngày được chọn đi học trong khóa kháng quản, tôi có nghe chiến hữu Chủ Tịch MT đưa ra một so sánh lý thú đầy ấn tượng, về hình ảnh đi cứu nước của anh em kháng chiến quân, với hành động anh hùng của tráng sĩ Kinh Kha giã từ Thái Tử Đan ở nước Yên, qua sông Dịch Thủy diệt bạo chúa Tần Thủy Hoàng.

Chiến hữu Chủ Tịch cho rằng lòng yêu nước cùng hành động dấn thân can đảm lên đường của anh em kháng chiến quân đi diệt chế độ bạo quyền Hà Nội, còn quả cảm, xứng mặt trượng phu, đáng ngợi khen hơn tráng sĩ Kinh Kha cuối thời Đông Chu Liệt Quốc bên Tàu, cách đây hơn 2.000 năm...

2.- Một vài nhận xét: Qua một số câu chuyện anh Phạm Hoàng Tùng kể lại trong cuốn hồi ký sắp xuất bản và một số sự kiện khác, chúng ta có thể nhận ra rằng sở dĩ Mặt Trận đã thất bại nặng trong cuộc đấu tranh quân sự vì các lý do sau đây:

Lý do thứ nhất: Mặt Trận chưa thành lập được các cơ sở hạ tầng ở trong nước để nắm vững tình hình và chuẩn bị cho việc đón nhận lực lượng từ ngoại quốc xâm nhập, nhưng vì sự thúc bách của hải ngoại, nên đã vội đem quân về. Hành động như thế cũng chẳng khác gì chùm hai chân nhảy vào bóng tối. Chính quyền Kennedy cũng đã hành động như vậy khi đưa kháng chiến quân Cuba đổ bộ vào Bay of Pigs ngày 17.4.1961 và đã thất bại thê thảm. Mặt Trận không học được bài học lịch sử đó.

Lý do thứ hai: Không giữ được bí mật quân sự. Tuy những người lãnh đạo kháng chiến là những người có rất nhiều kinh nghiệm về quân sự trong cuộc chiến Việt Nam, nhưng khi tổ chức xâm nhập vào Việt Nam, họ đã thông báo cho đối phương trước họ sẽ mở trận đánh, chiến thuật sẽ áp dụng, quân số, nơi phát xuất cuộc hành quân, ngày giờ sẽ lên đường... nên thua là chuyện đương nhiên.

Cộng quân chỉ cần đưa hai trung đoàn thiện chiến qua đóng ở biên giới Việt – Lào để đợi kháng chiến quân của Mặt Trận. Sau đó cho điệp viên tham gia kháng chiến quân của Mặt Trận để lấy tin tức. Các diễn biến trong Khu Chiến mà anh Phạm Hoàng Tùng vừa kể lại nói trên, địch đều biết. Ngày giờ kháng chiến quân lên đường, các lộ trình mà kháng chiến quân sẽ đi qua... địch đều nắm vững, thua là chuyện không thể tránh được.

Lý do thứ ba: Mặt Trận thiếu một hậu cần vững mạnh ở đàng sau nên dù có xâm nhập được, rồi cũng sẽ thất bại vì thiếu yểm trợ. Việt Cộng chống nổi Pháp và Mỹ là nhờ có Trung Cộng, một hậu cần to lớn và vô tận, đứng sát đàng sau lưng. Không có sự chiến thắng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Trung Hoa năm 1949 sẽ không bao giờ có Điện Biên Phủ 1954 hay “Đại thắng mùa xuân” năm 1975.

Loạn quân Tamil ở Sri Lanka chiến đấu trường kỳ được với chính quyền của người Sinhalese từ 1983 đến nay là nhờ sự giúp đỡ của khối người Tamil Ấn Độ ở sát bên.

Phi Luật Tân không dẹp được Mặt trận Moro Islamic Liberation Front là vì mặt trận này có hậu cần là khối Hồi Giáo ở Malaysia và Indonesia, v.v. Còn Mặt Trận khi vào được trong nước, sẽ dựa vào hậu cần nào để có thể kéo dài cuộc chiến cho đến thắng lợi? Người Việt hải ngoại không thể làm hậu cần được vì tài lực quá yếu và ở quá xa.

Lý do thứ tư: Sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ. Khi còn đối đầu với CSVN, anh Hai ngầm yểm trợ người Việt hải ngoại quậy phá CSVN cả về quân sự lẫn chính trị. Nhưng khi quyết định bắt tay với CSVN, anh Hai bảo: “Chống lại quốc gia có quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ là tội hình sự đó. Chuyển qua đấu tranh chính trị đi mấy cha nội!”

CHUYỂN QUA ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ

Hết đấu tranh quân sự với CSVN, Mặt Trận nghe lời anh Hai, chuyển qua đấu tranh chính trị. Nhưng đấu tranh bằng cách nào?

Cách thứ nhất: Được Mỹ đưa về lãnh đạo quốc gia. Sự thật lịch sử nếu được nói ra sẽ làm nhiều người đau buồn, nhưng nếu không nói ra, nhiều người và tổ chức lại cứ tiếp tục đi theo đường cũ làm đất nước rối tung, nên tốt hơn cả là nói ra: Nghiên cứu hoạt động của các đảng phái quốc gia trong cuộc chiến Việt Nam từ 1947 đến 30.4.1975, chúng ta sẽ thấy đa số lãnh tụ các đảng phái này chỉ lo đi vận động để được Pháp rồi Mỹ đưa lên cầm quyền, chứ không hề có một kế hoạch xây dựng đất nước nào.

Chính quyền nào cho ghế thì ủng hộ để bảo vệ ghế, chính quyền nào không cho ghế thì chống phá, làm cho sụp đổ để được lên thay thế. Họ không có chính sách hay đường lối gì. Đường lối của họ khi cầm quyền là đường lối mà Pháp hay Mỹ đã vạch ra. Do đó, khi Pháp hay Mỹ thay đổi chính sách hay đường lối, họ không biết xoay trở cách nào, cứ múa rối lung tung đưa đến mất nước.

Quan sát hoạt động của Mặt Trận hay Đảng Việt Tân trong khoảng 15 năm trở lại đây, chúng tôi thấy Đảng này cũng đang đi vào con đường nói trên. Đảng này không đưa ra được một kế hoạch hay đường lối nào để xây dựng lực lượng quốc gia, mà chỉ cố gắng tạo ra “những ảo ảnh” về thế lực của mình với ước mong được chính phủ Hoa Kỳ quan tâm và đưa về lãnh đạo đất nước.

Không thấy được mục tiêu mà Đảng Việt Tân đang nhắm, nhiều người đã thắc mắc: Tại sao Đảng này cứ tìm cách đánh chiếm các tổ chức cộng đồng ở hải ngoại và “chôm credit” của các tổ chức khác, gây ra những xáo trộn liên tục? Câu trả lời rất đơn giản: Đảng này chỉ muốn tạo “ảo ảnh” về thế lực của mình ở hải ngoại để được Hoa Kỳ lựa chọn!

Nhưng Mỹ có những cơ quan nghiên cứu rất khoa học, họ biết ở hải ngoại có bao nhiêu phần trăm ủng hộ Việt Tân và khả năng của các cán bộ Việt Tân như thế nào. Người Mỹ không bao giờ nhìn vào những ảo ảnh. Vã lại, chuyện Mỹ đưa về cầm quyền như ngày xưa không còn xẩy ra nữa, xin đừng ảo tưởng.

Cách thứ hai: Chấp nhận “hòa giải hòa hợp” với Việt Cộng để được Việt Cộng chia ghế. Nhiều người tin rằng sau khi đợi mãi mà không thấy Hoa Kỳ đả động gì hết, các lãnh tụ Đảng Việt Tân quyết định quay về “hòa giải hòa hợp” với Việt Cộng để mong được chia ghế. Nhưng chúng tôi đã nói nhiều lần: Việt Cộng không bao giờ chịu “hòa giải hòa hợp” với Việt Tân hay bất cứ tổ chức đấu tranh nào của người Việt hải ngoại.

Trong hội nghị Genève 1954, Việt Minh chỉ nói chuyện với Pháp chứ không nói chuyện với chính phủ quốc gia và coi chính phủ này như một bộ phận của Pháp. Do đó, dù chính phủ Ngô Đình Diệm không chịu ký hiệp định Genève, hiệp định đó vẫn được đem ra áp dụng, chính phủ Ngô Đình Diệm không thể cưỡng lại được.

Trong hội nghi Paris, Hà Nội cũng không chịu nói chuyện với Sài Gòn mà chỉ nói chuyện với Washington. Hà Nội coi Sài Gòn ngang với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Mỹ cũng đồng ý như vậy và VNCH vì bị lệ thuộc quá nhiều, cũng phải đi theo Mỹ, không còn cách nào khác.

Lúc đó miền Nam có 17 triệu dân, có chính quyền với trên 1.200.000 quân có đầy đủ vũ khí tối tân... mà Hà Nội còn xấc láo như vậy. Việt Tân lấy tư cách gì để được Việt Cộng chấp nhận “hòa giải hòa hợp” và chia ghế trong chính quyền?

Chúng tôi đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần, Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính Trị Đảng CSVN là một văn kiện chiêu hồi chứ không phải là chính sách “hòa giải hòa hợp”.

Vậy Việt Tân định quy phục chế độ trong nước sao? Giả thiết Việt Tân có quy phục đi nữa, Việt Cộng cũng chẳng bao giờ chia ghế trong chính quyền cho. May lắm, Việt Cộng cho một vài ghế “đại biểu” trong quốc hội để làm bù nhìn đánh bóng cho chế độ mà thôi.

Cách thứ ba: Thực hiện một cuộc đảo chánh lật đổ chế độ cộng sản ở trong nước và thiết lập một chế độ dân chủ. Chắc chắn Đảng Việt Tân không đủ khả năng để làm điều này. Vã lại, các cường quốc Tây phương cũng không muốn như thế. Khi Fidel Castro lâm bệnh, rất nhiều người coi đây là cơ thực hiện một cuộc cách mạng để lật đổ chế độ cộng sản Cuba.

Nhưng bản tin ngày 7.8.2006 của đài VOA cho biết Ngoại Trưởng Condoleezza Rice đã tuyên bố: “Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ cho Cuba trong cuộc chuyển đổi sang dân chủ, nhưng không toan tính gây bất ổn trên đảo quốc này vào lúc Chủ Tịch Fidel Castro đang đau yếu.”

Cách thứ tư: Một mặt xây dựng cơ sở hạ tầng để chờ cơ hội đứng ra góp phần xây dựng đất nước, cả về chính trị, kinh tế lẫn giáo dục và văn hóa. Mặt khác, tiếp tục dùng diễn biến hòa bình” để đưa tới những thay đổi dần trên đất nước, chuyển hóa từ cộng sản sang dân chủ. Công việc này đòi hỏi một thời gian dài, có khi cả một hay hai thế hệ.

Các chính khách miền Nam nói chung, và các lãnh tụ Việt Tân nói riêng, đa số đã trên 60. Một số đã an phận, nhưng một số vẫn còn muốn một “chiếc ghế” nào đó trong chính quyền, nên rất nôn nóng và múa may lung tung, mặc dầu đó chỉ là ảo tưởng. Có “lãnh tụ” đã nói thẳng với chúng tôi: “Mình đã đi vào cuối đời, không thể chờ được nữa!”

Chúng ta khó mà tìm ra được một chính khách hay lãnh tụ của người Việt ở hải ngoại có tâm đạo, muốn xây dựng cho thế hệ đang tới để thế hệ này giải phóng và đưa đất nước đi lên. Đa số chỉ nghĩ đến mình và cái hư danh mà họ mong ước. Đó là điều bất hạnh cho đất nước.

Tú Gàn

Bài này cá nhân Phạm Hoàng Tùng chúng tôi trích từ diễn đàn liên mạng để bạn đọc blog có cái nhìn rõ thêm về Việt Tân.

ĐẢNG VIỆT TÂN:
HƯ THỰC CỦA VẤN ĐỀ

Hoàng-Duy-Hùng 

Ngày 19 tháng 9 năm 2004, tại Berlin nước Đức, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, (viết tắt là Việt Tân) chính thức ra mắt với đồng hương.

Những nhân sự đầu não của Việt Tân không phải là những người xa lạ vì tất cả những nhân sự này đều là thành phần lãnh đạo của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (gọi tắt là Mặt Trận) của cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh hay của Liên Minh Việt Nam Tự Do như: Ông Lý Thái Hùng (Tổng Bí Thư) và phu nhân của ông ấy là bà Trần Diệu Chân (San Jose), Bs. Trần Đức Tường (Pháp), ông Nguyễn Ngọc Đức (Pháp), Bs. Nguyễn Trọng Việt (Nam Cali), v.v.

Nhìn vào thành phần nhân sự, người ta thấy rõ đây là sự thoái thai từ Mặt Trận sang đến Việt Tân.

Sự ra đời của Việt Tân cũng chính là điểm mốc để Mặt Trận được khai tử, để Mặt Trận "chạy làng" những "món nợ" tinh thần và vật chất mà Mặt Trận đã vay mượn với đồng hương.

Những món nợ đó như sau:

1/ Tuyên bố có 10 ngàn quân vũ trang ở biên thùy. Bây giờ 10 ngàn quân đó ở đâu, đang làm gì thì khó mà trả lời! Trước đây dùng vũ trang, bây giờ thay đổi thời thế, vay mượn tư tưởng và sách lược của Nhóm Thông Luận, muốn "hòa hợp hòa giải" với Cộng Sản nên, theo bà Trần Diệu Chân, là đấu tranh "tổng nổi dậy Hòa Bình".

Nếu còn thây ma "Mặt Trận" chình ình ra đó, khó có thể làm ăn khấm khá, nên đành phải ỡm ờ đánh lận con đen, thay đổi bình mới nhưng rượu cũ, để những ai chưa biết hoặc không có kinh nghiệm, bị sa cơ mắc bẩy.

2/ Mặt Trận đã phạm quá nhiều tội ác, buôn bán thuốc phiện, tình nghi giết người bịt miệng (cái chết của các ký giả Tú Rua, Đạm Phong v.v.), trốn thuế, v.v., đã từng bị chính phủ Hoa Kỳ truy tố 39 tội danh, vết nhơ còn đó, nên cái thây ma Mặt Trận càng lúc càng sình thối, không ngửi nổi, đến độ những cán bộ của Mặt Trận ra ngoài sinh hoạt không dám nhân danh là "Mặt Trận" nữa.

Thí Dụ, ông Xứ Bộ Trưởng Na Uy của Mặt Trận là ông Nguyễn Đức Thọ đã từng nói: "Không dám mang danh xưng Mặt Trận ra mà tổ chức tại vì quần chúng dị ứng." Có người hỏi lại: "Biết quần chúng dị ứng thế mà vẫn theo để làm gì? Biết bị mất chính nghĩa mà vẫn bám chặt là làm sao?" Ông Xứ Bộ Trưởng này im thin thít, quay đầu bỏ đi.

3/ Mặt Trận từng quyên rất nhiều tiền, nhiều triệu Mỹ Kim của đồng hương. Số tiền này không được kế toán rõ ràng. Một phần của số tiền này Mặt Trận làm kinh tài, mở các tiệm phở phở Hòa, Phở Công Lý), mua tàu đánh cá, bề ngoài thì chống Cộng nhưng bề trong thì đi đêm với Cộng Sản làm trung tâm chuyển tiền cho Việt Cộng, v.v., nên bay giờ khai tử Mặt Trận thì phủi tay khỏi phải trả lời với đồng hương những vấn đề này.

Tiền lời bằng kinh tài và tiền chia huê hồng bí mật làm tay sai cho Cộng Sản, Mặt Trận trả lương cho các cán bộ nên dầu biết là Mặt Trận mất chính nghĩa, các cán bộ còn lại vẫn bám chặt để còn "ăn". Nhưng, miếng ăn là miếng nhục và miếng ăn này là miếng ăn bán nước đáng bị lịch sử lên án nặng nề.

4/ Dối gạt đồng hương về số phận của cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Năm 1987, trong chiến dịch Đông Tiến I của Mặt Trận, Đề Đốc Hoàng Cơ Minh đã tử trận trên đường xâm nhập về nước *. Báo chí ngoại quốc loan tin này, Mặt Trận lập tức phủ nhận và còn nói đây là tin vịt của Việt Cộng ngõ hầu làm hoang mang niềm tin vào lãnh đạo của quần chúng.

Mãi tới năm 1999, những cán bộ cao cấp như ông Phan Nam, Hoàng Thế Dân, Đỗ Hoàng Điềm, v.v., còn mạnh miệng tuyên bố trên các đài phát thanh đó là Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh đang ở trong quốc nội lãnh đạo cuộc kháng chiến, nay mai sẽ ra chúc Tết đồng hương.

Tờ Kháng Chiến liên tục đăng những bài chúc Tết của "Chủ Tịch" Hoàng Cơ Minh ở trong nước, đăng những trận đụng độ quân sự với quân của Việt Cộng, nay đánh đồn La Ngà, mốt giật sấp cầu sông Dinh, kia phá đập Trị An, nọ vây đồn Gia Kiệm hoặc phục kích đoàn công voa của quân đội CSVN trên tuyến đường đi Bảo Lộc giết chết hàng trăm bộ đội Cộng quân!!!

Trước sự láo lếu khinh thường đồng hương này của Mặt Trận, nhiều người, trong đó có cá nhân tôi, đã lên tiếng vạch trần tội ác này của họ, Diễn Đàn Công Luận đã thành hình, Mặt Trận trốn chui trốn nhủi không đến tham dự, và rồi mấy năm sau, vì áp lực của quần chúng, Mặt Trận muối mặt làm lễ truy điệu cho cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh!!

kháng chiến quân việt nam

Kháng Chiến Quân Việt Nam tập họp trong rừng núi khu chiến  khi tham dự buổi Lễ Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị của Mặt Trận ngày 8/3/1982.

Ảnh nguồn: Hồi Ký Kháng Chiến
Hành Trình Người Đi Cứu Nước.
Cá nhân Phạm Hoàng Tùng chúng tôi
đưa hình vào bài viết này để minh họa sự kiện.

Phạm-Hoàng-Tùng @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

1, 2, 3, 4

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site