lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asian Seas:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Tổng hợp thông tin về sự sụp-đỗ phải đến của Trung cộng (26-05-14 - .... )

@@@

07-08-15; 09-15

Cập nhật 30-08-2015

Nước Tầu Đại Loạn

Từ khi Đảng Cộng Sản Tầu lên nắm  quyền tại Hoa lục năm 1949, chưa bao giờ nước Tầu hay đúng ra là Trung Cộng lại rơi vào tình trạng hỗn loan như thời gian vừa qua về mọi phương diện:

Chính Trị:

1.- Giang Trạch Dân âm mưu thanh tóan Tập Cận Bình thất bại, cả gia đình vợ con đều bị quản thúc. Bao nhiêu tướng lãnh trong Quân Ủy TC đều là người theo phe của Giang Trạch Dân. Các Tướng này đã bị bắt, bị cách chức, giam giữ hoặc một số đã tự sát. Lần đầu tiên Tập Cận Bình bôi xấu Giang Trạch Dân (lý lịch là cháu ba đời của Uông Tinh Vệ là tên Đại Hán Gian thời Nhật).

2.-Bí Thư Thường Trực của Tập Cận Bình đào tỵ tại Mỹ:

- Chỉ biết đã đến San Francisco nhưng tung tích hòan toàn bí mật. TCB đã yêu cầu Mỹ dẫn độ tay Bí Thư này về Hoa Lục. Hoa Kỳ bác bỏ đề nghị vì trước kia tên Edward Snowden đào thóat qua Hồng Kong Mỹ đã yêu cầu TC dẫn độ nhưng TC nói TC-Mỹ không có hiệp ước dẫn độ nên từ chối. Bây giờ gậy ông đập lưng ông, Hoa Kỳ cũng từ chối dẫn độ.

- TC đã phái các toán đặc công xâm nhập vào Mỹ để tìm diệt tay Bí Thư này vì anh ta biết quá nhiều bí mật của Hoa Lục.Phía Hoa Kỳ đã bí mật tăng cường an ninh tại các sân bay tìm cách ngăn chặn các tay đặc công này vào Mỹ.

- TT Obama yêu cầu TC thả vợ con của tay Bí Thư này ra nếu không Hoa Kỳ sẽ cấm tòan bộ hàng TC không được vào Mỹ. Bước thứ hai sẽ nói châu Âu cũng cấm hàng TC nhập vào.

Kinh Tế:

- Thị Trường Chứng Khóan Hoa Lục sụp đổ tại Thượng Hải và Shenzen, khoảng 200 triệu người Hoa Lục chơi stock bị phá sản, nhiều ngân hàng đóng cửa. Người ta cho rằng chính Mỹ đã gây ra nạn sụp đổ này để cảnh cáo TC đã có âm mưu và lời tuyên bố muốn thay đồng Mỹ Kim bằng đồng Yuan của TC/và tìm mọi cách đánh đổ đồng Đô La. Hậu quả của sự sụp đổ này chưa có thể tiên đóan được nhưng rõ ràng là Hoa Lục đã kịêt quệ về tài chánh/và sẽ ảnh hưởng đến Quân Sự và mộng bá quyền tại Biển Đông.

- Kinh Tế Nga-Tầu chao đảo:

Mỹ đang đánh thẳng vào nên kinh tế hai nước này bằng chiêu Dầu Hỏa như sau:

- Hôm qua đột nhiên Anh Quốc mở lại đại sứ quán tại Teheran (Iran) và Iran đã mở lại các kho dầu (bị ứ đọng không bán được thời gian qua) và xuất cảng dầu qua Châu Âu với giá hạ hơn thị trường (để thâu ngọai tệ về nhanh). Đây là đòn nặng vào dầu khí của Nga. Giá dầu đã hạ xuống chỉ còn $34USD/thùng (không còn có lời nữa qua chi phí sản xuất. Phải trên $40USD mới có lợi nhuận). Dầu khí của Nga đang bị đe dọa vì Châu Âu không cần nữa.

- Bất thình lình và lần đầu tiên trong lịch sử, TT Obama đã ra lệnh cho khai thác mỏ dầu hỏa dự trữ lớn nhất của Hoa Kỳ tại Alaska và giao cho công ty Shell (của Anh Quốc) được tòan quyền khai thác, làm cho giá dầu thô càng sút giảm mạnh.

Quân Sự:

- Trước tình hình TC bành trướng ở Biển Đông: Xây đường băng dài 1,200 mét trên đảo Chữ Thập (Trường Sa). Nối dài đường băng cho phi cơ hạng nặng có thể chở vũ khí đầu đạn hạt nhân bắn đi xa 6,500km (kéo dài một đường băng từ 2km thành trên 3km) trên Hoàng Sa,

- Mỹ đã đổ bộ quân và vũ khí máy bay hạng nặng vào 8 điểm trên đất Phi (trên đảo Luzon có Manila và căn cứ Clark/và Palawan).

- Mỹ đã bí mật ký kết hiệp ước quân sự với Cộng Sản VN (chi tiết chưa được ông bố) nhưng CSVN đã để cho Mỹ sử dụng Vịnh Cam Ranh làm căn cứ HQ. Mỹ đang đưa các SQ HQ gốc Việt về Cam Ranh để họat động và chỉ huy. Mỹ vừa hạ thủy Hàng Không Mẫu Hạm Gerald Ford đặc biệt có dàn phóng phi cơ tối tân nhất (không dùng máy đẩy phi cơ như trước/nên HKMH nhẹ hơn). Trong khi đó thế giới đang chê cười TC khoe chế tạo được HKMH (thực chất chỉ là cái bè  nổi khổng lồ bằng các thùng phuy, kim lọai) mục đích làm các trạm tiếp tế nhiên liệu cho phi cơ mà thôi/không có khả năng tấn công.

Chưa bao giờ Trung Cộng bị những đòn nặng trên nhiều phương diện như vậy. Cũng chưa bao giờ Nga bị chao đảo vì dầu hỏa đi xuống và trước viễn ảnh dư thừa dầu trong thế giới tư bản như vậy.

Tình hình sẽ còn biến chuyển mạnh trong thời gian tới, cần theo dõi.

(Theo các nguồn tin ngoại quốc mới nhất):

PGĐ

***

Đăng ngày 26-08-2015 Sửa đổi ngày 26-08-2015 12:04

Chứng khoán Thượng Hải lại giảm, nhà đầu tư nhỏ hoảng loạn

Thu Hằng

chinese stocks externed dramatic decline, bourse, börse, kinh tế, tài chánh, chứng khoán, trung cộng sụp đỗ

Người cao tuổi về hưu đầu tư chứng khoán để tìm một chút lợi lộc để bù đắp cho lương hưu ít ỏi - REUTERS /Jason Lee

Vào giờ đóng cửa hôm nay, 26/08/2015, chỉ số thị trường chứng khoán Thượng Hải lại sụt tiếp 1,27%, sau khi đã mất đến 7,63% hôm qua và 8,49% hôm thứ Hai. Quyết định của Ngân hàng trung ương Trung cộng hạ lãi suất chỉ đạo xuống còn 4,6%, cũng không đủ để giảm bớt nỗi lo lắng trên thị trường.

Các nhà đầu tư hoảng loạn và yêu cầu Nhà nước phải can thiệp mạnh mẽ hơn vào thị trường đặc biệt này, nơi có tới 90% các nhà đầu tư chứng khoán là cá nhân. Phần đông trong số họ là người nghỉ hưu và muốn tìm chút lợi lộc nhờ đầu tư vào cổ phiếu với những khoản tiền lương hưu ít ỏi. Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt cho biết thêm :

« Các cụ ông, tay cầm phích trà, chân đi dép lê. Không, họ không ở trong một nhà dưỡng lão, mà trong một phòng môi giới tại Bắc Kinh. Không khí còn hơn cả ảm đạm. Từ hai tháng nay, người đàn ông nghỉ hưu này thấy tiền tiết kiệm của mình tan thành mây khói.

Ông nói : "Đúng là thảm họa. Tôi hy vọng chính phủ sẽ giúp chúng tôi thoát khỏi khủng hoảng. Chính phủ là người tạo ra quả bong bóng này. Mọi người đầu tư vào chứng khoán theo lời khuyên của tờ Nhân dân Nhật báo (cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc). Ban đầu, thị trường khởi sắc, rồi đột ngột rơi. Chính phủ không thể bỏ rơi chúng tôi bây giờ !"

Được chính phủ khuyến khích, hàng triệu nhà đầu tư nhỏ đã thử vận may trong chứng khoán. Đó là lựa chọn mà một cụ bà 80 tuổi cay đắng hối hận : "Chúng tôi hy vọng là chính phủ sẽ cứu thị trường. Nhưng nhà nước sẽ làm gì ? Ngày nào tôi cũng tới, vì tiền của tôi bị kẹt hết ở đây ! Ngay cả khi tôi không còn tin vào thị trường chứng khoán nữa, tôi có thể làm gì được khác đâu ? Chúng tôi không biết tại sao chứng khoán lại rơi tự do như vậy. Chỉ số chứng khoán đã lên tới 5.100 điểm, nhưng sau đó nó rơi nhanh đến nỗi chúng tôi chẳng thể cứu được nữa".

Chỉ số chứng khoán vừa rơi xuống định mức 3.000 điểm. Thêm một ngày đen tối nữa khi màn hình chứng khoán vừa tắt, các nhà đầu tư nhỏ rời căn phòng với vẻ đầy hoài nghi ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150826-chung-khoan-thuong-hai-lai-giam-nha-dau-tu-nho-hoang-loan

****

Bùng nổ khủng hoảng kinh tế Trung cộng bắt nguồn từ kinh tế thực chứ không phải tài chánh

chinese stocks externed dramatic decline, bourse, börse, kinh tế, tài chánh, chứng khoán, trung cộng sụp đỗ

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 19.08.2015

Web : http://VietTUDAN.net

Facebook : Phuc Lien Nguyen

Trước hết chúng tôi muốn cắt nghĩa sự phân biệt giữa lãnh vực KINH TẾ THỰC và lãnh vực TÀI CHÁNH. Kinh tế thực bao gồm những hoạt động SẢN XUẤT (Production) những sản phẩm kinh tế (Biens Economiques) nhằm cung cấp và thỏa mãn cho những NHU CẦU TIÊU THỤ (Consommation). Lãnh vực TÀI CHÁNH cung cấp cho lãnh vực KINH TẾ THỰC khả năng phát triển SẢN XUẤT của mình. Không có lãnh vực Tài chánh, thì Lãnh vực Kinh tế thực vẫn tồn tại. Nhưng không có Lãnh vực Kinh tế thực thì Lãnh vực Tài chánh không có mục đích phục vụ. Vì vậy, nếu cuộc Khủng hoảng xẩy ra ở Lãnh vực Kinh tế thực, thì đó mới là điều tối hệ trọng của một nền Kinh tế. 

Cuộc BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG mới đây nhất ở Trung cộng là ở hai Thị trường Chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến. Hai Thị trường thuộc về Lãnh vực TÀI CHÁNH. Nếu chỉ nhìn cuộc BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG này ở những lý do Tài chánh như sàn bạc lên xuống hay đầu cơ phá hoại của những nhà Tài phiệt Quốc tế… thì đó là thiếu sót.

Theo chúng tôi, những nguyên nhân xa và gần tạo ra cuộc BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG này đến từ Lãnh vực KINH TẾ THỰC của Mô Hình Kinh tế Trung Cộng. Mô Hình đã lấy Độc tài Độc đảng Chính trị nắm Chủ đạo những sinh hoạt Kinh tế từ THỰC đến TÀI CHÁNH và TIỀN TỆ, hay nói cách khác, theo nhận định của nhà Tỷ phú George SORROS, Kinh tế Trung cộng đang đi đến sự sụp đổ trầm trọng.

Xin quý Độc giả đọc Bản Tin ngắn dưới đây của Ký giả TÚ ANH (Đài RFI) viết theo tài liệu REUTERS và CHINA DAILY

Thị trường chứng khoán Trung cộng rơi 6%

Tú Anh (RFI), 18/08/2015.

Theo REUTERS/China Daily

Kết thúc ngày hoạt động hôm nay, 18/08/2015, sàn giao dịch Thượng Hải bị mất 6% điểm. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ ba tuần qua phản ảnh tình trạng bất cập của nền kinh tế Trung cộng, cũng như không rõ Bắc Kinh sẽ can thiệp hay không. "Lo ngại “ là từ ngữ mà các nhà phân tích sử dụng để trả lời AFP trong bản tin về thị trường Thượng Hải mất giá.

Theo dự báo của một chuyên gia Trung cộng, trong những ngày tới, biên độ lên xuống của thị trường chứng khoán Trung cộng chỉ dao động ở bên "yếu" vì "mất đà để hồi phục", cũng như không có tin tức gì mới "tích cực và đáng kể".

Ngày hôm nay, chỉ số thị trường Thượng Hải chỉ lên trên mức trần biểu tượng 4.000 điểm được một thoáng rồi lại trượt dốc.

Mặc dù chính phủ Trung cộng hứa hẹn sẽ điều chỉnh thị trường từ hôm thứ Sáu, nhưng tâm trạng lo ngại vẫn ám ảnh giới đầu tư  sau khi Trung cộng phá giá đồng tiền ba lần liên tiếp và xuất hiện dấu hiệu kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Hôm nay, các nhà đầu tư chứng khoán đã vội vã rút tiền lời bỏ chạy, khi không thấy nhà nước động tĩnh gì.

Sự kiện nhà nước phải sử dụng biện pháp phá giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu chứng tỏ tình trạng sức khỏe của nền kinh tế số hai thế giới có vấn đề.

Cũng để đối phó với tình trạng gần như thiếu tiền mặt lưu hành, chỉ trong ngày thứ Ba 18/08 này, ngân hàng trung ương cho biết đã "bơm" vào thị trường một số tiền khổng lồ 120 tỷ nhân dân tệ (60 tỷ đôla).

Bản Tin tuy ngắn gọn, nhưng có tầm quan trọng đặc biệt là đã nói lên cái Lý do chính yếu của sự BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG Thị trường Chứng khoán Trung cộng, chính là do Lãnh vực KINH TẾ THỰC. Thực vậy, 3 lần Bản Tin đã nhấn mạnh cái Lý do chính yếu này :

1)      Đây là mức giảm lớn nhất (6%) kể từ ba tuần qua phản ảnh TÌNH TRẠNG BẤT CẬP CỦA NỀN KINH TẾ Trung cộng.

2)      tâm trạng lo ngại vẫn ám ảnh giới đầu tư  sau khi Trung cộng phá giá đồng tiền ba lần liên tiếp và xuất hiện dấu hiệu KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG CHẬM LẠI.

3)      Sự kiện nhà nước phải sử dụng biện pháp phá giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu chứng tỏ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA NỀN KINH TẾ SỐ HAI THẾ GIỚI CÓ VẤN ĐỀ. (Chú thích của Nguyễn Phúc Liên : VẤN ĐỀ của Trung cộng ở đây là sự tụt giốc của nền Kinh tế thực, từ tăng trưởng 2 con số xuống 1 con số và đang xuống dưới 7%).

Đã từ lâu rồi, trên phương diện nhận định và so sánh Lý thuyết về hai Mô Hình Kinh tế: (i) Kinh tế Tự do và Thị trường ; (ii) Kinh tế Tập quyền Chỉ Huy, chúng tôi đã chứng minh sự yếu kém của nền Kinh tế Tập quyền Chỉ Huy. Trong lâu dài, nền Kinh tế này sẽ dẫn đến phá sản như một định mệnh tự Mô hình. Trên mặt Thực tế, chúng ta đã chứng kiến sự phá sản Kinh tế Liên Xô và Đông Au để đi tới tan rã Chính trị. Tiếp tục quan điểm Kinh tế Tập quyển và Chỉ huy, Trung Cộng và Việt Nam không tránh khỏi Định Mệnh phá sản Kinh tế và tan rã Chính trị của Liên Xô và Đông Au.

Từ năm 2007/08, chúng tôi đã viết và cho xuất bản (năm 2009, Nhà Xuất Bản DAY&NIGHT, Ventura, California) cuốn sách với đầu đề TÀI CHÁNH/ KINH TẾ THẾ GIỚI : KHỦNG HOẢNG 2007/2008 VÀ HẬU QUẢ CHO Tc,VN. Từ cuộc Khủng Hoảng này của Kinh tế Thế giới, Kinh tế Trung cộng bắt đầu tụt giốc và đi vào con đường sụp đổ.

Bài viết hôm nay chỉ là NHẬP ĐỀ cho một loạt Bài đã viết và được cập nhật để phổ biến đến quý Độc giả. Những Bài này cho thấy sự sụp đổ của Mô Hình KINH TẾ THỰC của Trung cộng mà Cựu Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới, Ông ZOELLICK, và Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Bà Christine LAGARDE, đã báo trước cho Trung cộng biết trong một cuộc Họp Báo tại Bắc Kinh cách đây 3 năm.

Loạt Bài sẽ viết để chứng minh sự thất bại của Mô Hình Kinh tế Cộng sản,  tuần tự  đề cập những chủ đề sau đây :

1) Chủ đề 1 :

Khác biệt căn bản giữa Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy và Kinh tế Tự do Thị trường.

Cái khác biệt căn bản là quyền TƯ HỮU  và Tự do sử dụng quyền đó ở nền Kinh tế Tự do Thị trường, trong khi ấy Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy chủ trương truất hữu để Nhà nước nắm mọi phương tiện sản xuất và tiêu thụ gọi là CÔNG HỮU do đảng Cộng sản đại diện quản trị. Không những phân biệt, chúng tôi còn phân tích sự yếu kém của nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy sánh với nền Kinh tế Tự do Thị trường.

2)  Chủ đề 2 :

Sự sụp đổ của Liên Xô và những nước Đông Âu là chứng minh Lịch sử cho việc phá sản của nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy.

Nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy của Thế giới Cộng sản được điều hành và bị phá sản  bởi Nhà nước trong một Môi trường Chính trị--Luật pháp Độc tài (Environnement Politico—Juridique Dictatorial). Song song, nền Kinh tế Tự do Thị trường đều đặn được phát triển do tư nhân trong một Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ (Environnement Politico—Juridique Démocratique).

3)  Chủ đề 3 :

Sử dụng sức mạnh Công an và Quân đội để bảo vệ Cơ chế Cộng sản, Trung cộng và Việt Nam vẫn giữ Chủ trương căn bản của nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy.

Chủ trương của hai nước này là vẫn giữ Độc tài độc đảng Chính trị và nắm Chủ đạo những sinh hoạt Kinh tế, Tài chánh và Tiền tệ. Sau thời gian đóng cửa với những thất bại Kinh tế đến chỗ dân sống trong nghèo khổ cùng cực, Trung cộng và và Việt Nam buộc phải mở của tiếp cận với nền Kinh tế Tự do Thị trưởng. Việc tiếp cận này đã cho hai nước Cộng sản có những phát triển và thu nhập. Tuy nhiên Chủ trương Độc tài độc đảng nắm Chủ đạo Kinh tế, Tài chánh, Tiền tệ, đã đưa đến một tình trạng Kinh tế Mafia Tư bản đỏ cướp giựt Kinh tế quốc dân khiến quần chúng nghèo đến cùng cực trong khi đó đảng Cộng sản và những đảng viên trở nên giầu nứt khố.

4)  Chủ đề 4 :

Tham nhũng, Lãng phí không phải là do Cá nhân mà có căn nguyên từ chính Cơ chế lấy Độc tài độc đảng Chính trị nắm Chủ đạo Kinh tế.

Cái nạn Tham nhũng, Lãng phí phát sinh từ Cơ chế và tràn lan trong Xã hội được che chở bởi Cơ chế chính là nguyên nhân phá sản Kinh tế và tạo sụp đổ từ Kinh tế đến Chính trị cho hai nước Trung cộng và Việt Nam.

5) Chủ đề 5 :

Cuộc bùng nổ Chứng khoán và và Phá giá đồng Nhân Dân Tệ tại Trung cộng và đồng tiền Hồ tại Việt Nam.

Đây chỉ là phát hiện việc sụp đổ TẤT YẾU của KINH TẾ THỰC được xây theo Mô hình Kinh tế dựa trên Chủ trương Độc tài độc đảng Chính trị nắm Chủ đạo Kinh tế, Tài chánh, Tiền tệ. Chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ TẤT YẾU Lịch sử thứ nhất của Liên xô và những nước Đông Au vào những năm 1990, và chúng ta có lẽ đang chứng kiến sự sụp đổ TẤT YẾU Lịch sử thứ hai của Trung cộng và Việt Nam vào năm 2015 hoặc gần kề nhất.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 19.08.2015

Web : http://VietTUDAN.net

Facebook : Phuc Lien Nguyen

Chú thích của GsTs Nguyễn Phúc Liên: Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau :  http://www.viettudan.net/36984/index.html

***

Trung cộng đang bị tận thế về tài chánh và thị trường chứng khoán

Tuesday, August 25, 2015

sanghai composite, senzhen index, Kinh tế, Tài chánh, Hối đoái, Chứng Khoán, economics, finance, bourse, börse, boursier

Thị trường Chứng khoán của trung cộng rớt xuống tận đáy địa ngục trong ngày Thứ Ba 25-8-2015

sanghai composite, senzhen index, Kinh tế, Tài chánh, Hối đoái, Chứng Khoán, economics, finance, bourse, börse, boursier

Gom hết tiền nhà, tiền chợ, tiền lương hưu để dành giờ chỉ còn nợ nần và bóng tối mà thôi!

VietPress USA (25-8-2015): Thị trường Chứng Khoán Thượng Hải của trung cộng (Tc) hôm nay Thứ Ba 25-8 mở màn đã bị rớt tuột tới 7.63%. Tính từ ngày 21-8 đến hôm nay 25-8-2015, Thị trường Chứng khoán tại Thượng Hải là trung tâm lớn nhất của Tc đã rớt mất  -699.42 điểm, tức  mất giá tới -19.08%. Đây là thời đen tối nhất của Con Sư Tử Tc sau khi công bố thành lập Ngân hàng Đầu Tư Cơ sở Hạ tầng Á Châu AIIB (Asean Infrastructure Investment Bank) vào ngày 29-6-2015 để dùng đồng Nhân Dân Tệ làm bản vị đối đầu với đồng Dollar Mỹ (USD) trên toàn Thế giới chống lại Ngân Hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF và Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB – Asean Development Bank) của Hoa Kỳ.

Chỉ 3 ngày sau khi ra mắt Ngân hàng AIIB, hôm 03-7-2015, Tc đã bị mất trắng USD 2.400 Tỷ và một đợt khác mất thêm USD 1.200 Tỷ mà Tc không biết rõ lý do tại sao! Kể từ đầu tháng 7-2015 đến nay, Thị trưởng Chứng khoán của Tc gần như suy sụp không gượng lên được nên buộc lòng Tc phải liên tục phá giá đồng Nhân dân Tệ để cứu các ngành kinh doanh sản xuất. Nhưng càng cứu càng chết cho đến ngày hôm nay Thứ Ba 25-8-2015 thì sàn giao dịch Chứng khoán lớn nhất của Tc tại Thượng Hải đã sụt xuống thêm -7.63%.

sanghai composite, senzhen index, Kinh tế, Tài chánh, Hối đoái, Chứng Khoán, economics, finance, bourse, börse, boursier

Trong ngày hôm qua, trung cộng đặt ra một quy chế mà dân chúng Tc gọi là “Black Monday – Thứ Hai đen” khi Tập Cận Bình ra lệnh kiểm duyệt mọi từ khóa tìm kiếm trên Internet liên quan đến “Kinh tế, Tài chánh, Hối đoái, Chứng Khoán” hay bất cứ danh từ nào liên quan đến sự suy sụp về kinh tế tài chánh của Tc.. Điều nầy đã làm cho Thị trường Chứng khoán Thế giới bị chao đảo theo vì các sàn giao dịch không nắm rõ tình hình nên đã khựng lại.

sanghai composite, senzhen index, Kinh tế, Tài chánh, Hối đoái, Chứng Khoán, economics, finance, bourse, börse, boursier

Vào sáng hôm nay Thứ Ba 25-8-2015, các nhà kinh tế tài chánh trên khắp Thế giới đã lên tiếng chỉ trích chính sách bưng bít của Tc kiểm duyệt và không đưa ra sự trung thực thông tin về các hỗn loạn tài chánh trong toàn lục địa Tc. Các giá cổ phiếu trên Thế giới vì thế được thả lỏng rơi tự do và tình trạng nầy lại càng làm cho kinh tế tài chánh của Tc càng lâm vào thế suy sụp nặng hơn.

Baidu là công cụ tìm kiếm mạng lớn nhất của Tc đã bị nhà cầm quyền Bắc Kinh đặt dưới chế độ kiểm duyệt khắt khe. Theo George Chen, biên tập viên quản lý của các ấn bản quốc tế của tờ South China Morning Post cho hay, khi tìm kiếm các ký tự trung cộng liên quan đến “Tài chánh, Chứng khoán, thảm họa kinh tế tài chánh, suy sụp hối đoái…” thì dân chúng sẽ thấy hiện ra bản thông báo rằng "Do quy định và chính sách liên quan, một số kết quả tìm kiếm sẽ không được hiển thị"!

sanghai composite, senzhen index, Kinh tế, Tài chánh, Hối đoái, Chứng Khoán, economics, finance, bourse, börse, boursier

Các trang Web tin tức của trung cộng hoàn toàn không được nói gì đến sự suy sụp Chứng khoán và thảo họa tài chánh của Tc mặc dù điều đó ai ai cũng biết rõ và sự lo ngại sẽ bùng ra các cuộc xuống đường của dân chúng sẽ không còn bao xca.

Xinhuanet, một trang Web tin tức được điều hành bởi Tân Hoa Xã của nhà nước Tc đã gần như không nhắc nhở gì đến vụ suy sụp tài chánh và Chứng khoán của Tc hiện nay.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo của Đảng csTc thì có vài tin liên quan đến kinh tế tài chánh như các tin nhỏ lẫn vào những tin “xe cán chó, chó cán xe” vớ vẩn mà thôi.

Tuy nhiên cho đến hôm nay thì cả Thế giới đã rõ tình trạng khốn đốn của Tc nên cả hai trang Web tin tức của Xinhuanet và của Nhân Dân Nhật báo đều có đăng tin “Cổ phiếu Tc giảm mạnh nhất kể từ năm 2007”

sanghai composite, senzhen index, Kinh tế, Tài chánh, Hối đoái, Chứng Khoán, economics, finance, bourse, börse, boursier

Nhà phân tích tài chánh nỗi tiếng Jasper Lawder của CMC Markets hôm nay phê phán rằng “Các biện pháp can thiệp nhà nước trung cộng đã được đề cập trên Báo chí Truyền thông trong nước Tc nay đang bị các nhà chuyên môn kinh tế tài chánh và các ngân hang Thế giới chỉ trích mạnh mẽ.” Ông Jasper Lawder nói rằng "Sự can thiệp của chính phủ trung cộng vào Thị trường Chứng khoán đã chứng minh hoàn toàn phản tác dụng!"

Cuộc tử nạn của nền Tài chánh và Chứng khoán của Tc nay đang đưa đồng tiền của csVN cũng phá giá liên tục theo hơi thở lúc lâm chung của mẫu quốc Đại hán ở Bắc Kinh. 

Hạnh Dương, dịch và tổng hợp.

www.vietpressusa.com

Source: https://www.google.ca/finance?q=SHA%3A000001&hl=en&gl=ca&ei=McjbVY2FNcqBmAHh8pW4DQ

Đọc thêm:

CHINA'S 'BLACK MONDAY' WIPES HUNDREDS OF BILLIONS OFF WORLD MARKETS IN A SINGLE DAY

BLACK MONDAY SEES SHARES SLUMP 8% AS PANIC SPREADS TO EUROPE AND US

sanghai composite, senzhen index, Kinh tế, Tài chánh, Hối đoái, Chứng Khoán, economics, finance, bourse, börse, boursier

sanghai composite, senzhen index, Kinh tế, Tài chánh, Hối đoái, Chứng Khoán, economics, finance, bourse, börse, boursier

sanghai composite, senzhen index, Kinh tế, Tài chánh, Hối đoái, Chứng Khoán, economics, finance, bourse, börse, boursier

sanghai composite, senzhen index, Kinh tế, Tài chánh, Hối đoái, Chứng Khoán, economics, finance, bourse, börse, boursier

Tập Cận Bình : Không sao mà, trung cộng đứng hàng đầu Thế giới về kinh tế tài chánh mà!

sanghai composite, senzhen index, Kinh tế, Tài chánh, Hối đoái, Chứng Khoán, economics, finance, bourse, börse, boursier

Cứ tưởng Nhân dân tệ sẽ đè chết đô-la mỹ chớ !

sanghai composite, senzhen index, Kinh tế, Tài chánh, Hối đoái, Chứng Khoán, economics, finance, bourse, börse, boursier

XIN Hãy tụng kinh cầu nguyện cho Nền tài chánh chứng khoán của trung cộng được về nơi vĩnh hằng sung sướng muôn đời!

***

Đăng ngày 25-08-2015 Sửa đổi ngày 25-08-2015 17:46

Chứng khoán Trung cộng : Dấu hiệu một cuộc khủng hoảng toàn cầu mới ?

Thu Hằng

sanghai composite, senzhen index, Kinh tế, Tài chánh, Hối đoái, Chứng Khoán, economics, finance, bourse, börse, boursier

Một nhà đầu tư chứng khoán lo âu theo dõi biến động tại thị trường Thượng Hải ngày 10/07/2015. REUTERS/Aly Song

Hai chủ đề chính được báo chí Pháp hôm nay quan tâm là làn sóng người nhập cư ồ ạt vượt vào Liên Hiệp Châu Âu và khủng hoảng chứng khoán Trung cộng.

Một điểm chung mà các tờ báo nói về cuộc khủng hoảng chứng khoán Trung cộng là hình ảnh những khuôn mặt hoảng loạn hay tuyệt vọng không rời màn hình. Với Le Figaro, « khủng hoảng chứng khoán Trung cộng khiến các sàn chứng khoán thế giới hốt hoảng », còn Libération nhận định trên trang nhất « Sụp đổ thị trường chứng khoán Trung cộng là mối đe dọa lớn », hay nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng : « Thị trường chứng khoán sụp đổ » « Trung cộng thổi làn gió lo sợ tới các thị trường tài chính ». Vậy, khủng hoảng chứng khoán Trung cộng liệu có phải là dấu hiệu báo trước một cuộc khủng hoảng toàn cầu mới ?

Tại sao khủng hoảng Trung cộng khiến mọi người lo ngại ?

Câu hỏi này được Libération đặt ra trong bài phân tích « Hiệu ứng bông tuyết ». Theo tờ báo, hiện tượng sụt giảm mạnh hiện nay đã được dự báo trước từ nhiều năm nay và phản ánh rõ nét sự tăng trưởng bất cân bằng. Một nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng và Thông tin quốc tế (CEPII) nhận định rằng từ giai đoạn phát triển dễ dàng nhờ các quỹ đầu tư lớn và công nghiệp hóa được thúc đẩy mạnh, Trung cộng hiện đang rơi vào giai đoạn phức tạp hơn. Và nền kinh tế thứ hai của thế giới khó lòng mà duy trì được tốc độ tăng trưởng trước đây.

Từ những năm 2000, đầu tư là động cơ phát triển của nền kinh tế Trung cộng. Thế nhưng, nguồn đầu tư này đang giảm dần, buộc Bắc Kinh phải tập trung vào phát triển tiêu thụ nội địa, song cũng từ đó, quốc gia này lại tích tụ thêm nhiều « bong bóng » mới. Trước hết là « bong bóng » bất động sản, chiếm tới 15% GDP. Nếu bong bóng này vỡ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều so với vỡ bóng bóng bất động sản tại Tây Ban Nha, chiếm 13% GDP của nước này.

Tiếp theo là bong bóng chứng khoán. Tại sàn chứng khoán Thượng Hải lớn nhất Trung cộng, tích lũy vốn tại đây tăng từ 500 tỉ đô la (432 tỉ euro) lên 6.500 tỉ đô la vốn từ tháng 06/2014 đến 06/2015. Để tránh việc vốn đầu tư tăng thêm, tháng Sáu vừa qua, Bắc Kinh đã siết chặt điều kiện giao dịch, trước khi nới lỏng trở lại vào ba tuần sau đó, sau khi 3.000 tỉ đô la vốn bốc hơi. Từ đó, chính phủ đã ba lần liên tiếp phá giá đồng nhân dân tệ. Điều này chứng tỏ sự thất bại của chính sách tăng trưởng dựa trên nhu cầu và phân phối tín dụng tràn lan. Chính sách này không chỉ gây lo ngại trong nội bộ Trung cộng, mà còn kéo theo cả thị trường thế giới.

Về mặt xã hội, một giáo sư kinh tế tại đại học Lille nhận xét rằng cuộc khủng hoảng này cũng là phép thử về khả năng của một tầng lớp lãnh đạo siêu năng, đồng thời đặt lại câu hỏi về khế ước xã hội tại đất nước này. 200 triệu người dân Trung cộng ở tầng lớp trung lưu chấp nhận rằng nếu « Các ngài tham ô, độc tài nhưng có khả năng mang lại thịnh vượng cho người dân và đất nước» thì vẫn còn hơn là « Các ngài tham ô, độc đoán nhưng lại bất tài ». Nếu không được như vậy, tầng lớp trung lưu sẽ phản ứng ra sao khi đã đầu tư mọi khoản tiền tiết kiệm mà không được hưởng chút lợi nào ?

Mức độ lây lan tới đâu ?

Sẽ có hai lĩnh vực bị lan nhiễm trong quá trình toàn cầu hóa là thương mại và tài chính. Về mặt thương mại, dễ dàng nhận thấy rằng nếu nền kinh tế Trung cộng chững lại thì sẽ gây ảnh hưởng mạnh tới giá nguyên vật liệu và tới các nước xuất khẩu chúng, trong đó có các nước Canada, Úc, Brazil, Nga, nhưng cũng phải tính tới những nước xuất khẩu năng lượng như các quốc gia vùng Vịnh hay Nigeria và Algeria. Chỉ riêng Ấn Độ có thể thoát được vì có nền kinh tế dịch vụ và cũng là một nước nhập khẩu năng lượng. Xuất khẩu của Trung cộng đã giảm 8% từ đầu năm nay. Về mặt tài chính, các thị trường cổ phiếu sụp đổ và sẽ còn làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ và đầu tư, khiến các nhà đầu tư không dám chuốc lấy rủi ro.

Các nhà kinh tế học lo ngại chính tâm lý lo sợ của chính quyền Trung cộng, sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp để ngăn việc tăng trưởng chững lại. Nhưng theo họ, Bắc Kinh có thể gây ra một cuộc khủng hoảng, song lại chỉ ảnh hưởng gián tiếp tới nước này, mà các nền kinh tế đang phát triển khác tại châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaisia, mới là những nước bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề.

Liệu có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng năm 2008 ?

Theo nhận định của một chuyên gia, giữa một Châu Âu không tăng trưởng và một Trung cộngđang có dấu hiệu xuống dốc, mọi điều kiện báo động một sự suy sụp mới đều đã hội tụ. Dù khó có thể dự đoán được quy mô về cuộc khủng hoảng sắp tới, nhưng nó cũng sẽ nghiêm trọng như cuộc khủng hoảng xảy ra vào năm 2008, vì các nước đã dốc hết sức lực để vực dậy từ sau sự kiện này.

Mọi người đều nghĩ là bong bóng sẽ nổ ra ở nơi khác mà không gây hậu quả liên đới. Cho tới hiện nay, cuộc khủng hoảng mới chỉ bắt đầu trên thị trường chứng khoán, nhưng hoàn toàn có thể nhanh chóng trở thành cuộc khủng hoảng tín dụng như hồi năm 2008, vì mất lòng tin nên không ai hay tổ chức nào muốn cho vay tiền. Như vậy, nó sẽ lập lại vết của cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008 và những nước đang phát triển sẽ là những nạn nhân đầu tiên. Cách đây 7 năm, cuộc khủng hoảng xảy ra tại trung tâm của chủ nghĩa tư bản là Hoa Kỳ, giờ nó tác động tới một trong những lá phổi là Trung cộng.

Vụ khủng bố hụt tầu Thalys : Tình báo châu Âu thiếu hiệu quả ?

Sự kiện một âm mưu khủng bố được dân thường phá vỡ lại gây xôn xao với câu hỏi lực lượng tình báo các nước châu Âu còn có hiệu quả hay không ? Sau khi nghi phạm khủng bố Ayoub El-Khazzani bị bắt, tình báo Bỉ, Pháp và Tây Ban Nha luôn đưa ra những thông tin trái ngược về nhân vật này, qua đó cho thấy sự hợp tác thiếu đồng bộ giữa các nước.

Tờ Le Monde phác họa chân dung của Ayoub El-Khazzani, từ một tên lưu manh buôn bán ma túy trở thành một phần tử Hồi giáo cực đoan từ năm 23 tuổi. Từ cuối năm 2012, tên của nghi phạm khủng bố chính thức nằm trong danh sách các phần tử «tiềm ẩn nguy hiểm » lưu trong dữ liệu chung cho cảnh sát các nước thuộc khối Schengen.

Khi được Ayoub El-Khazzani công ty Lycamobile của Anh cử sang Pháp để bán sim điện thoại tại tỉnh Seine Saint Denis ở phía bắc Paris, nơi có đông đảo cộng đồng người Phi và Ả Rập sinh sống, cảnh sát Tây Ban Nha thông báo cho đồng nghiệp Pháp rằng anh ta sẽ tới lãnh thổ Pháp. Thế nhưng, cảnh sát Pháp khẳng định không nhận được thông tin nào về việc Khazzani sẽ lưu lại Pháp. Tối Chủ nhật vừa qua, một bản thông cáo của Bộ Nội vụ Tây Ban Nha khẳng định đã không chuyển cho phía Pháp thông tin trên, vì vào thời điểm đó, chính họ cũng không biết gì. Anh ta đã chính thức thoát khỏi vòng kiểm soát từ ngày 10/05, khi đang ở Berlin (Đức) để bay sang Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Hiện giờ, cảnh sát ba nước Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha đang phối hợp để cùng phác họa hành trình của nghi phạm khủng bố trên tầu Thalys, cũng như việc liệu anh ta có đồng phạm hay không. Phía Pháp điều tra xem trong quá trình lưu lại Thổ Nhĩ Kỳ, Khazzani có đi sang Syria và liệu hắn có liên hệ với các thành phần Hồi giáo cực đoan tại Syria hay không ?

Còn các nhà điều tra Bỉ sẽ tìm hiểu quá trình và hoạt động của Khazzani trên lãnh thổ nước này trong những tháng gần đây. Theo thông tin của đài RTBF, kẻ xả súng trên tầu Thalys không liên quan tới một mạng lưới bị phá vỡ hồi tháng Giêng tại Verviers (gần thành phố Liège, Bỉ). Mạng lưới này gồm những kẻ thánh chiến người Bỉ đã chiến đấu tại Syria trong hàng ngũ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo và đang chuẩn bị một cuộc tấn công khủng bố.

Nhiều cơ quan truyền thông của Bỉ không tin rằng Khazzani hành động đơn lẻ và quan tâm tới những kẻ đồng mưu. Vì trước đó, ngày 20/08, một nhà ngiên cứu chuyên về thánh chiến người Bỉ-Palestine, Montasser Al-de’emeh, đã nhận được những lời đe dọa về một cuộc khủng bố trên lãnh thổ vương quốc Bỉ từ một kẻ thánh chiến gốc Anvers, từng tham chiến với tổ chức Nhà nước Hồi giáo vào năm 2013. Các nhà điều tra cho rằng có thể có mối liên hệ giữa đoạn video đe dọa với hành động khủng bố của Khazzani. Các nhà điều tra Bỉ cho rằng hắn đã lấy vũ khí tại Bỉ nhờ những kẻ đồng lõa.

Hơn nữa, Bỉ nổi tiếng là điểm trung chuyển buôn lậu vũ khí, vì chỉ cách Nam Tư cũ một đêm đi xe hơi. Sau các vụ khủng bố do anh em nhà Kouachi và Coulibaly thực hiện hồi tháng Giêng năm 2015, tại Pháp, truyền thông Bỉ khẳng định một phần vũ khí của những kẻ khủng bố sử dụng được mua ở Bỉ. Coulibaly đã nhiều lần tới nhà một người buôn bán vũ khí tại Charleroi (giáp biên giới Pháp) và người này cũng đã kết án tù vì tội buôn bán vũ khí.

Châu Âu bất lực trước làn sóng nhập cư

Tình trạng người nhập cư tìm mọi cách tràn vào lãnh thổ châu Âu cũng là một chủ đề trọng tâm của các báo Pháp. Từ cuối tuần qua, người nhập cư ồ ạt tiến vào bằng hai ngả : từ Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua Hy Lạp, rồi Macedonia để chờ sang Bulgari hay Serbia và ngả khác là dùng tầu phao vượt Địa Trung Hải để chờ tầu cứu hộ của tuần duyên Ý hay Hy Lạp.

Tờ Le Monde đưa tin : « Macedonia ‘tràn bờ’ nên mở đường biên giới ». Từ đầu tháng Sáu này, 42.000 người đã vượt biên giới Hy Lạp-Macedonia. Số lượng người nhập cư ồ ạt khiến nhiều người Macedonia tìm thấy cơ hội kinh doanh. Một người dân cho biết chưa bao giờ điểm biên giới này phải chịu làn sóng ồ ạt như vậy, ai cũng căng thẳng, kể cả người nhập cư lẫn dân địa phương, và sau khi họ bỏ đi, quang cảnh hoàn toàn bị thay đổi. Gần hàng rào thép gai là hàng đống giầy dép, túi và xe đẩy trẻ em bị bỏ lại. Các khách sạn và nhà hàng xung quanh giờ được ghi cả bằng tiếng Ả Rập và tiếng Ba Tư, vì phần đông khách của họ là người Syria.

Từ hơn một tháng nay, ngày nào cũng diễn ra cảnh hàng nghìn người ùn kéo đến chờ kiểm soát. Và rất nhiều người địa phương lợi dụng tình hình để thu lợi. Họ bán đồ ăn, hoa quả cho những người mới đến, nhưng luôn đứng xa biên giới, vì ở đó các tổ chức phi chính phủ đang phát không thức ăn cho người nhập cư.

Con đường từ Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua Hy Lạp, rồi Macedonia để chờ sang Bulgari hay Serbia dường như được nhiều người Syria tìm đến, vì nhiều người trong số họ tự tổ chức vượt biên mà không cần qua tay những kẻ buôn người. Thế nhưng với họ, không phải những rủi ro và nguy hiểm trên đường làm họ nhụt chí mà chính là cách họ bị đối xử. Một người nhập cư, trước là một kĩ sư có thu nhập cao, cho biết chưa bao giờ ông cảm thấy nhân phẩm bị xúc phạm nặng nề như vậy. Khi mới đặt chân tới các trại tập trung, việc đầu tiên chính quyền yêu cầu là dọn sạch rác của những nhóm trước để lại. Họ bị đuổi khỏi các cửa hàng và chính phủ vô cớ trút tức giận lên đầu họ.

Thế nhưng, dường như với họ, con đường này còn an toàn hơn đường biển. Họ đã nghe nói tới những kẻ dẫn đường bỏ mặc người tị nạn ngoài khơi, phải trả tiền nhiều hơn để được ngồi trên boong tầu và mặc số phận họ cho tuần duyên Ý hoặc Hy Lạp. Chưa bao giờ hải quân Ý phải đối mặt với số lượng thuyền nhân nhiều đến như vậy chỉ trong vòng một ngày : chỉ trong ngày thứ Bẩy tuần trước, họ cứu vớt tổng cộng 4.400 người, hơn 200 người so với ngày 30/05. Như vậy, có hơn 108.000 người đã tới Ý bằng đường biển từ đầu năm tới nay.

Những hướng để đối phó với khủng hoảng di dân

Báo công giáo La Croix giành bốn trang để đưa ra các giải pháp đón tiếp người nhập cư luôn bị người châu Âu nhìn với con mắt thiếu thiện cảm. Bên cạnh Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp François Hollande phát biểu tại Berlin hôm qua rằng : « Chúng ta phải tiến hành một hệ thống đồng bộ về quyền tị nạn », trước số đơn xin tị nạn tăng hơn 44% so với năm 2014.

Lãnh đạo của 28 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đang buộc phải cũng xem xét cải thiện hệ thống tiếp đón, trong đó có những hướng như sau : Buộc các nước trong Liên Hiệp Châu Âu cùng nhau tiếp nhận người xin tị nạn ; Lập danh sách các trường hợp ưu tiên trong số những người xin tị nạn ; Cải thiện một cách hiệu quả việc tiếp nhận tại các nước tuyến đầu (như Ý hay Hy Lạp) ; và thay đổi cách nhìn về người nhập cư, thường bị coi là « gánh nặng » cho nền kinh tế Châu Âu.

Di tích Palmyra tan hoang dưới tay quân thánh chiến 

Cả Le Monde và La Croix quan tâm tới sự việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã phá hủy một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất của khu di tích cổ đại Palmyra vào tháng trước. Được xây vào năm 17, ngôi đền thờ Baalshamin được mở rộng trùng tu vào năm 130.

Báo Le Monde nhận định các cuộc tấn công phá hủy khu thành cổ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo nhằm mục đích chính trị. Chúng muốn cho thấy rõ rằng liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu đã bất lực trong việc đẩy lùi quân thánh chiến khỏi khu vực này bằng những trận không kích từ hơn năm nay.

Trước thách thức của tổ chức nhà nước Hồi giáo và những trận oanh kích nhắm vào dân thường của quân chính phủ Damas, ngày 17/08 vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã nhất trí tìm ra một giải pháp chính trị tại Syria. La Croix cho biết dự án sẽ được thực hiện vào tháng 9 tới với việc thành lập 4 nhóm làm việc về an ninh và bảo vệ, về chống khủng bố, về các vấn đề chính trị và luật pháp và cuối cùng là về việc tái thiết.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi chấm dứt chiến tranh, thế nhưng từ trước tới nay, mọi kế hoạch hòa bình của tổ chức này đều gặp thất bại tại Syria. Dù vậy, thỏa thuận mới đạt được giữa tháng 8/2015 vừa qua, lần đầu tiên có sự chấp thuận của Nga và Trung cộng, có thể sẽ là một hy vọng mới cho hòa bình tại đây.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150825-chung-khoan-trung-quoc-dau-hieu-mot-cuoc-khung-hoang-toan-cau-moi

***

Cháy nhà máy hóa chất ở Sơn Đông

cháy nhà máy hóa chất ở sơn đông, trung cộng

Nhà máy Nhuận Hưng nằm cách khu dân cư không xa

Một vụ nổ vừa xảy ra tại một nhà máy hóa chất ở tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc.

Sau khi nổ, người ta thấy những đám lửa lớn bốc lên từ hiện trường ở thành phố Truy Bác. Có tin chín người bị thương.

Nhân dân Nhật báo nói một nhà kho tại nhà máy hóa chất Nhuận Hưng. Có môt khu dân cư nằm cách nhà máy chừng 1km.

Hồi đầu tháng, vụ nổ nhà máy hóa chất ở Thiên Tân phía bắc Trung Quốc làm ít nhất 121 người chết..

Hàng trăm người bị thương và 54 người còn mất tích ở Thiên Tân.

Khoảng cách giữa các nhà máy hóa chất và công nghiệp với khu dân cư trở thành đề tài gây tranh cãi quyết liệt ở Trung Quốc.

Vụ nổ hôm thứ Bảy xảy ra gần thành phố Truy Bác, báo Bưu điện Hoa Nam dẫn lời một dân địa phương nói ông nhìn thấy một ngọn lửa lớn và sau đọ nghe hai tiếng nổ.

Báo này cho hay ngọn lửa sau đó đã được dập tắt vào chiều tối.

Hiện chưa rõ có ngôi nhà nào trong khu vực bị ảnh hưởng hay không.

Khí độc

Vụ nổ gây cháy và xe cứu hỏa đã được điều tới hiện trường, theo Tân Hoa Xã.

Theo ban tiếng Trung của BBC, các vụ nổ ở Sơn Đông và Thiên Tân mang ý nghĩa chính trị lớn và có thể gây ảnh hưởng tới đựt kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II.

Thời báo Bắc Kinh cho hay nhà máy Nhuận Hưng có chứa adiponitrile - một loại chất lỏng không màu có đặc tính phát khí ga độc khi tương tác với lửa.

Tại hiện trường vụ nổ, các cửa sổ bị vỡ nát và chấn động có thể cảm thấy cách đó 2km.

Các nhà quản lý ở Thiên Tân vẫn đang bị điều tra về việc cho phép tàng trữ hóa chất nguy hiểm ngay cạnh khu dân cư.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/08/150823_china_explosion

***

Khi Trung cộng bị 'chết máy', các nước đang phát triển bị tuột dốc

Đăng ngày 21-08-2015 Sửa đổi ngày 21-08-2015 17:07

Tú Anh

trung cộng sụp đỗ

Cảnh một công trường xây dụng ở Giang Tô, Trung cộng ,. Ảnh 5/08/ 2015. REUTERS/Aly Song

Châu Âu đối diện với làn sóng nhập cư tìm đất sống, kinh tế Trung cộng phơi bài thực chất, tổng thống Pháp chơi sang giảm thuế cho 9 triệu gia đình nghèo dù cha Noel đã cạn tiền, du lịch Pháp phấn chấn tinh thần, tội ác chồng chất của thánh chiến Hồi giáo ở Trung Đông là những thông tin chiếm các trang lớn của báo chí Pháp hôm nay.

Trung cộng bị « pan »

Le Monde với các đường biểu diễn minh họa khẳng định : Trung cộng bị ăn « pan », các nước đang trổi dậy lao dốc. Xuất khẩu và sản xuất công nghiệp Trung cộng bị thụt lùi làm cho các nước bán nguyên liệu cho Bắc Kinh , trong đó có Nga, bị thiệt hại nặng, trừ Ấn Độ. Cụ thể là Việt Nam đã phải phá giá đồng bạc lần thứ ba kể từ đầu năm. Kazakhstan cũng thi hành biện pháp tương tự phá giá đến 4,4% trong bối cảnh từ đầu năm nay, đồng tiền các nước đang phát triển đều mất giá kỷ lục từ Brazil (-23,4%)cho đến Nga (-11,7%), Malaysia (-14,8%) hay Indonesia(-10,6%). Hầu hết các nhà phân tích được Le Monde đặt câu hỏi đều dự báo Bắc Kinh sẽ tiếp tục phá giá đồng yuan để hộ trợ kinh tế mặc dù Trung cộng không có lợi gì khi leo thang chiến tranh tiền tệ với các nước Á châu.

Từ 12 tháng qua, tính đến tháng 6, Trung cộng phải tiêu phí 345 tỷ đôla trong trữ lượng ngoại tệ để hỗ trợ kinh tế. Chỉ riêng tháng 7 vừa rồi đã chi ra 42,5 tỷ đôla. Một chuyên gia tây phương nhận định : Trung cộng đang ở trong một môi trường kinh tế tài chính cực kỳ xấu và bất lợi nhất từ 20 năm nay. Cuốn phim khủng hoảng tại Trung cộng như một gáo nước lạnh làm các nhà đầu tư làm họ ý thức thế yếu của các nền kinh tế đang lên nhưng tùy thuộc vào sức khỏe kinh tế Trung cộng. Nói cách khác đầu máy kinh tế toàn cầu không phải là Trung cộng mà là Hoa Kỳ. 

Trung cộng không phải là cường quốc đúng nghĩa 

Cũng với nhận xét của Le Monde, trên báo kinh tế Les Echos chuyên gia Pháp François Godement, một người có tiếng ít khi chỉ trích Trung cộng cũng khẳng định : Trung cộng không phải là một cường quốc kinh tế. Ông cho rằng cần phải bỏ đi tâm lý « lạc quan thái quá và bi quan thái quá » đối với kinh tế Trung cộng.

Chỉ mới mấy tháng trước đây, tỷ lệ tăng trưởng của Trung cộng làm nhiều người hồ hỡi thái quá, bây giờ sau loạt phá giá đồng tiền, thị trường chứng khoán « sụp đổ », tăng trưởng mất đà và vụ nổ ở Thiên Tân, hình ảnh Trung Hoa lục địa từ sáng chói rơi vào màn đêm tăm tối.

Theo vị giám đốc Chương trình Á châu-Trung cộng của Hội đồng châu Âu về Quan hệ quốc tế ECFR thì đúng là Trung cộng có vấn đề. Chính quyền Trung cộng biết là phải « giải phóng » kinh tế, tự do hóa thật sự nền ngoại thương nhưng Bắc Kinh lo sợ bất trắc và tăng cường kiểm soát, can thiệp vào sinh hoạt thị trường. Vấn đề là nếu chính phủ cứ tiếp tục gặp đâu đỡ đó thì uy tín của thị trường Trung cộng đã bị tổn thương, chính sách kinh tế trở thành mù mờ. Tuy vậy, bi quan về tương lai Trung cộng là không hợp lý, bỡi vì, chưa bao giờ Trung cộng là đầu tàu kinh tế thế giới. Trung cộng thực chất bán nhiều hơn mua, cũng không vay tiền nước ngoài. Sự kiện kinh tế Trung Quóc tăng trưởng chậm lại chẳng qua là để điều chỉnh và chuyển sang một mô hình khác. Mặc kệ Trung cộng và châu Á phá giá đồng tiền, Liên Hiệp Châu Âu cần phải bạo dạn hơn, gia tăng đầu tư và kích cầu cầu nội địa của mình , chuyên gia Godement khuyến cáo như vậy.

Vũ khí khủng bố mới của thánh chiến Hồi giáo

Tổ chức Nhà nước Hồi Giáo thử nghiệm chiến tranh hóa học tại Irak. Tựa của Le Monde trong một bài phóng sự dài sau vụ thánh chiến nã đạn súng cối chứa hơi ngạt vào một đơn vị Kurdistan. Đây là vũ khí do phe thánh chiến tự chế tạo. Theo một sĩ quan Kurdistan thì tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã bị cầm chân trên chiến trường nên nghĩ rằng có thể đẩy lùi được đối phương bằng vũ khí hóa học. Chia sẻ phân tích trên, Le Monde nhận định : vũ khí hóa học của thánh chiến sẽ không gây được một bước ngoặt trong cuộc chiến mà chỉ là một phương tiện khủng bố tăng cường cho khả năng quân sự một năm sau đợt tổng tấn công vào mùa hè 2014.

Tội ác của thánh chiến Hồi giáo cũng chiếm các cột báo của La Croix sau vụ phe cực đoan này chặt đầu Khaled Al Assad, một chuyên gia hiếm họi về cổ vật 82 tuổi, cựu giám độc khu bảo tàng Palmyra ở Syria. Trước khi bị giết , ông và người con trai bị tra vấn về nơi cất dấu số vàng của kho tàng, thật ra đã được chuyển hết về Damas. 

Tại Tunisie, làm sao đối phó với khủng bố sau những vụ sát hại khách nước ngoài trong mùa xuân năm nay ? bên cạnh bức ảnh xe bọc thép chỉa súng đại liên về hướng sa mạc, La Croix cho biết phòng tuyến chống khủng bố xâm nhập đã được hoàn tất đối diện với biên giới Lybia.

Liệu có cách nào khác để chống trả lại khủng bố Hồi giáo hay không ? Le Monde gián tiếp nói đến « dĩ độc trị độc » : Lãnh đạo mới của Taliban là giáo sĩ Mansour đã củng cố được uy lực . Tin này, theo Le Monde là điều kiện cần thiết để tạo ổn định trong khu vực và để thương thuyết một thỏa thuận hòa bình tại Afghanistan. Theo Le Monde, Taliban và Al Qaida từ nay sẽ ngăn chận tham vọng thống trị của tổ chức Nhà nước Hồi giáo trong vùng Pakistan và Afghanistan. Nato dự báo là tổ chức Nhà nước Hồi giáo sẽ tấn công taliban tại Afghanistan. Taliban đã lên án các hành động « giết người ghê rợn » của tổ chức Nhà nước Hồi giáo và cảnh cáo âm mưu gài đặt cơ sở tại Afghanistan. 

Làn sóng người nhập cư tràn ngập châu Âu : bỏ hay thương ?

Xung đột, chết chóc, nghèo khó che lấp tương lai là nguyên nhân chính thúc đẩy mối ngày hàng chục ngàn người vượt biển vượt biên sang châu Âu tìm tự do và cuộc sống ấm no.

Nhật báo Le Figaro đề tựa : Paris và Luân Đôn hợp tác « khóa chốt » Calais, địa danh đầu cầu của tuyến xe lửa xuyên qua biển Manche nơi có hàng ngàn di dân châu Phi, Trung Đông, và có cả người Việt, sau khi thành công đến Pháp chực chờ leo lên xe vận tải xâm nhập vào Anh Quốc.

Với bức ảnh chụp một chiếc thuyền con chở đầy ấp di dân trên biển Địa Trung hải vừa được cứu nạn, trên trang bìa, Liberation mở đầu 16 trang bài viết, phóng sự, nhân chứng về thảm trạng thuyền nhân. 

Trong bài xã luận : Hãy cho chúng tôi sự nghèo khó và tình trạng kiệt lực của bạn…. nhật báo cánh tả khai phóng mượn lời bản quốc ca Hoa Kỳ để kêu gọi người dân châu Âu đừng ích kỷ mà hãy giang tay chào đón thuyền nhân, những nạn nhân của các chế độ bạo ngược và tình trạng chiến tranh.

Libération khẳng định : mặc dù không ít công luận và lãnh đao chính trị đòi xây tường thành, bảo vệ châu Âu và trục xuất người nhập cư nhưng « bỏ tiền tỷ đôla để xây dựng hàng rào là mị dân. Không một bức tường nào có thể ngăn chận được những con người sẵn sàng chết để vượt qua như họ đã dám leo lên những quan tài nổi trên mặt biển. Bỏ tiền tỷ rồi sau đó mỗi ngày đếm xác thuyền nhân trên biển ư ?». Theo Libération, chủ trương như vậy là phủ nhận các giá trị về nhân bản, về tình người của Liên Hiệp Châu Âu. Giải pháp hợp tình hợp lý nhất cho các di dân này, những con người chỉ muốn tìm một chổ đứng thật nhỏ dưới ánh sáng mặt trời là hãy đón tiếp họ rồi một khi hòa bình tái lập, họ sẽ hồi hương như trường hợp những người dân Nam Tư khi đất nước tan rả trong thập niên 1990.

 Cha Noel Hollande giảm thuế cho 9 triệu hộ dân Pháp 

Thông tin giảm thuế lợi tức được tổng thống Pháp thông báo hôm qua gây bất ngờ. Nhật báo Les Echos nhận định là đã đến lúc tổng thống Hollande thực hiện lời hứa. Le Figaro thì cho rằng ông Hollande đã bắt đầu chiến dịch tái tranh cử cho dù ngân sách cạn kiệt mà trong bài bình luận, nhật báo đối lập với chính phủ khẳng định ông già Noel đã hết tiền. Không hẹn mà nên, đây cũng là ý kiến của La Croix. Nhật báo Công giáo tuy thông hiểu lý do chính đáng muốn giảm thuế cho dân như tổng thống đã cam kết nhưng La Croix cho rằng còn quá sớm. Nhu cầu khẩn cấp nhất phải là giảm nợ nhà nước, một lời hứa quan trọng khác của ửng cử viên Hollande năm 2012 nhưng vẫn chưa thực hiện. 

Điền kinh thế giới tại Bắc Kinh

 Trong không khí lễ hội mùa hè, Bắc Kinh đón tiếp đại hội điền kinh thế giới kể từ ngày thứ bảy sau khi một loạt thành phố khác ở châu Âu rút lui.

Theo một nhà nghiên cứu xã hội Trung cộng trên báo La Croix, tổ chức các đại hội thể thao, theo quan điểm tuyên truyền chính trị của chính quyền Trung cộng, là phương cách hay nhất để đánh bóng chế độ. Bắc Kinh biết rõ rằng sức mạnh của Trung cộng được thừa nhận nhưng không được công luận quốc tế đón nhận như bạn hữu. 

Ngay hình ảnh của Mao cũng bị người dân chế nhạo , theo như Le Monde tường thuật hai sự kiện mới xảy ra. Một nhà báo truyền hình có tiếng tăm đã nhắc tên Mao Trạch Đông kèm theo tiếng chữi thề. Rồi một cuốn phim lịch sử ca tụng Mao quá trớn và bóp méo sự thật, cho ông ta tham dự hội nghị với các nhà lãnh đạo đồng minh hồi thế chiến thứ hai, tranh luận với thủ tướng Anh Churchil… đã gây những trận cười nhạo tại Trung cộng.Báo chí chính thống, theo Le Monde, lo ngại hệ quả ngược của chính sách tung hô lãnh tụ. Hoàn Cầu Thời báo cảnh báo coi chừng cung cấp « đạn dược » cho những người chống chế độ đánh lại chế độ.

Tuy chế nhạo chế độ Bắc Kinh nhưng báo chí Pháp, như Les Echos đưa lên trang nhất thông tin : 2 triệu du khách Trung cộng đến thăm nước Pháp từ đầu năm nay, một kỷ lục. Theo dự báo của bộ Ngoại giao, Pháp sẽ đốn tiếp khoảng 85 triệu du khách nước ngoài trong năm 2015, một kỷ lục mới. Thật ra, Les Echos cũng thận trọng : tuy du khách đông đảo nhưng khách sạn sang trọng vẫn vắng khách. Lý do là trào lưu du lịch hiện nay là tìm qua hàng khối dịch vụ website trên mạng du khách tìm chổ ăn chỗ ở với giá tiết kiệm.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150821-khi-trung-quoc-bi-chet-may-cac-nuoc-dang-phat-trien-bi-tuot-doc

***

Thấy gì trong vụ nổ ở Thiên Tân Trung cộng. = bức xạ quang ???

Hố đen lớn được tạo thành trong vụ nổ ở Thiên Tân đêm 12/8 cho thấy sức tàn phá của thảm kịch khiến ít nhất 104 người thiệt mạng.

thiên tân, tianjin blast august 12, 2015

Hố đen tại hiện trường vụ nổ nhà kho thuộc khu công nghiệp Tân Hải, thành phố Thiên Tân, Trung cộng. Sự kiện đêm 12/8 khiến ít nhất 104 người thiệt mạng, hơn 700 người bị thương. Ngày 15/8, nhiều vụ nổ khác tiếp tục xảy ra. Ảnh: AP

thiên tân, tianjin blast august 12, 2015

Hai vụ nổ liên tiếp có sức tàn phá tương đương 24 tấn thuốc nổ TNT san phẳng một góc của Thiên Tân. Chính quyền thành phố đã dời hơn 6.300 người dân xung quanh hiện trường. Ảnh: EPA

thiên tân, tianjin blast august 12, 2015

http://www.theatlantic.com/photo/2015/08/photos-of-the-aftermath-of-the--in-tianjin-china/401228/

Thấy đây là vụ nổ không bình thường, khi xe hơi trên bãi bị phá hủy hết, nhưng vị trí thì nó vẫn đứng yên không bị văng đi !

Nổ thông thường là hiện tượng vật lý, chất nổ cháy sinh ra lượng không khí lớn nhanh đột ngột làm tăng áp suất điểm nổ. Áp suất này lan truyền khắp phía thổi bay tất cả những vật can trên đường đi.

Và nếu vụ nổ như thế thì các xe hơi nằm gần tâm nổ sẽ bị đẩy nhào khắp nơi chứ không còn ngay hàng thẳng lối như hình.

Dựa vào hình cho ta thấy vụ nổ tạo một sóng xung kích như mũi tên màu đỏ, sóng này xuyên qua và phá hủy vật thể chứ không hất tung đẩy nó như nổ thông thường. Sự tàn phá của sóng xung kích trong hình cho thấy một diện tích rộng bị sóng này tàn phá, chứng tỏ vụ nổ sinh ra sóng xung kích là chính áp suất là phụ.

Sóng xung kích sinh ra trong những vụ nổ đặc biệt như hạt nhân hoặc tương tự, khi nhiệt độ tại tâm vụ nổ lên rất cao, năng lượng phát ra rất lớn.

Và như thế nổ cái gì là một đề tài lôi cuốn, nó còn hấp dẫn hơn khi lồng với các tin đồn bởi một cơ chế bưng bít thông tin của Cộng sản.

thiên tân, tianjin blast august 12, 2015

***

Bí ẩn vụ nổ Thiên Tân

PHÓ THỦ TƯỚNG cs HOA LỤC TRƯƠNG CAO LỆ là mục tiêu thứ Hai của vụ nổ Thiên tân?

NHẬN ĐỊNH :

Để truy quét & TRẢ THÙ bọn tham nhũng qua biến cố vụ nổ Thiên tân,sau khi bị chết hụt , Vương Kỳ Sơn hiện đang ráo riết MỞ CUỘC ĐIỀU TRA BÍ MẬT để tìm manh mối trong vụ này.

Tưởng cũng nên nhắc lại là họ Tập đã điều động 10.000 bác sĩ đến cứu nạn vụ nổ Thiên tân. Đến hôm nay 17-08-2015, cs Hoa lục vẫn bảo chỉ có 122 người chết kể cả nhóm lính cứu hỏa đầu tiên đến hiện trường. ( trong khi báo lề dân Hoa lục trên mạng cho hay có đến hơn 1400 người chết !)

Mánh khóe che dấu sự thật đã "lộ hàng " qua mâu thuẫn giữa con số 10.000 bác sĩ và 122 người chết & 700 bị thương !

Có một điều là tội cho những dân đen vô can đã chết & bị thương tật oan ức trong vụ nổ ! Phải chi kế hoạch KHÔNG bị vỡ, chiếc xe lửa chở họ Tập & ho Vương bị xe thuốc nổ tiêu diệt ( Mục tiêu số 1--diệt họ Tập & họ Vương-- thành công ) thì sẽ không có vụ làm nổ kho hóa chất độc hại làm cho dân vô tội bị chết oan.

# 1/3--TBT csVN Nguyễn Phú Trọng & PTT cs Hoa Lục Trương Cao Lệ, chiều ngày 17-07-2015 tại Ba đình, Hà nội Việt nam

# 2/3-- PTT Trương Cao Lệ là người nhà của Ban Quản trị Kho hàng Thụy Hải tại Thiên tân vừa bị nổ ngày 12-08-2015. Họ Trương là một giới chức trong nhóm cán bộ đảng chóp bu của họ Tập .

# 3/3-- Theo mạng "bowen.com" thì chiếc xe chở thuốc nổ dự trù sẽ sát hại các giới chức đương nhiệm của họ Tập ,( gồm của Tập Cận Bình CT & TBT & Vương Kỳ Sơn, TB Chống Tham nhũng toàn TC ) sau khi dự hội nghị Bắc Đới Hà sẽ ghé lại Thiên tân dự trù cho nổ vào ngày 16-08-2015, Giang Trạch Dân cáo bệnh không đến dự hội nghị Bắc Đới Hà ; Mục tiêu số Một của xe thuốc nổ là toan tính đánh chận chuyến xe lửa từ Bắc Đới Hà đến Thiên tân, nhưng kế hoạch bị vỡ; tuy nhiên, kế hoạch bị vỡ vì các thành viên chóp bu đảng cs Hoa lục KHÔNG ghé Thiên tân. Vì thế xe thuốc nổ đã được dùng để phá nổ kho hàng Thụy Hải của người nhà Trương Cao Lệ ( Họ Trương cấp giấy phép để Lý Thụy Hải đặt kho hàng cho hàng nghìn tấn hóa chất độc hại nằm ngay trong khu dân cư trái với qui định của pháp luật về môi trường của TC.)

Đây có phải là cú đấm thôi sơn của tàn dư tham nhũng TC do Giang Trạch Dân cầm đầu muốn tiêu diệt phe đang cầm quyền tại Hoa lục của họ Tập?

//////////////////////////////////////////

HÌNH ẢNH NẠN NHÂN TỬ VONG TRONG VỤ NỔ Ở THIÊN TÂN

Nguồn:
天津大爆炸传1400人死亡,烧焦尸体一层搭一层,看了心碎,胆小莫进!(视频)
更新时间: 2015-08-16 10:53 AM [纽约时间]
http://www.ntdtv.com/xtr/gb/2015/08/16/a1217709.html

# 1/3-- Một trong các tòa nhà cao tầng trong khu vực nổ
# 2/3-- Xác một nạn nhân cháy thành than tựa vào tường gạch;
# 3/3-- Các nhân viên y tế ( áo blouse trắng trên đầu ảnh ) gom các xác chết cháy chất thành đống trong gian phòng

thiên tân, tianjin blast august 12, 2015

thiên tân, tianjin blast august 12, 2015

thiên tân, tianjin blast august 12, 2015

***

Đàng sau vụ nổ Thiên Tân - Những âm mưu động trời trong cuộc đấu tranh quyền lực của Cộng sản...

thiên tân, tianjin blast august 12, 2015

Hiện trường Thiên Tân hôm sau vụ nổ

Cho dù nhân dân đại lục đã từng chịu qua đủ loại khủng bố, nhưng vụ nổ xảy ra ở nhà kho chứa chất nguy hiểm của công ty Thụy Hải, tại khu Tân Hải của thành phố Thiên Tân vào lúc giữa đêm 12 tháng 8 vừa qua khiến mọi người đều phải kinh hoàng, các nhân chứng cho biết nó giống như một kịch bản ngày tận thế của Hollywood. Hậu quả thương vong trong vụ này, đối với Đảng cộng sản Trung cộng, dường như chỉ là trò chơi với các con số, nhưng các bức ảnh và vidéo tại hiện trường đều cho biết đã có thương vong nghiêm trọng, thậm chí các nhân viên cứu hỏa xông vào sau đợt đầu vụ nổ [1] đều bốc hơi hoàn toàn, theo đúng nghĩa đen. Đối mặt với thảm kịch trời long đất lở này, hành động của Đảng cộng sản Trung cộng là che đậy chân tướng của sự việc, mặc cho các nạn nhân trở thành oan hồn uổng tử.

Trước mắt, các câu hỏi về nguyên nhân, trách nhiệm, và con số thương vong cụ thể của vụ nổ, v.v… đều được trả lời bằng một câu ngắn gọn: “Không biết!”

Tổ chức Môi trường Thế giới tỏ ý lo lắng về hậu quả sau vụ nổ: bụi phóng xạ, đặc biệt là các chất độc hại làm ô nhiễm nguồn nước và trong không khí.

Đối với vụ nổ ở Thiên Tân, thời báo Times của Mỹ cho biết, theo báo cáo của chuyên gia về sức khỏe và môi trường của Úc, Ravi Naidu, cho rằng: Không chỉ các loài động vật, mà cả các vi sinh vật cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi độc tố hóa chất sau vụ nổ; Naidu cũng chỉ ra rằng một vụ nổ như vậy sẽ không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn tác động đến tâm thần, tâm lý của nhiều người dân, đây là một vấn đề cần được quan tâm.

Theo tin tức của mạng “Bác văn xã” (http://bowenpress.com/), sau khi thất bại trong âm mưu ám sát các nhà lãnh đạo, những người chủ mưu đã cho nổ kho hóa chất. Nguồn tin nội tình cho biết: “Tác nhân gây ra vụ nổ là một xe tải được ngụy trang thành xe cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Chiếc xe tải này được điều vào kho lúc nửa đêm, lúc kíp trực đang uể oải, và đỗ lại rất chính xác, ngay vị trí gần kho thuốc nổ nhất. Những người trên xe tải nhanh chóng rời khỏi hiện trường, 10 phút sau thì nó phát nổ, khiến cả nhà kho chứa chất nổ hưởng ứng dây chuyền, dẫn đến toàn bộ đều nổ tung”.

Nguồn tin nội tình tiết lộ mục đích cụ thể: “Mục tiêu là nhằm kích hoạt toàn bộ các chất nổ trong kho dự trữ của nhà máy. Vốn dĩ theo đúng chương trình thì sau khi bế mạc Hội nghị Bắc Đới Hà của Trung cộng (được tổ chức vào đầu tháng 8/2015, kéo dài hơn 10 ngày, với sự tham gia của hơn 40 vị lãnh đạo lớp trước, như Hồ Cẩm Đào, Chu Dung Cơ, Tống Bình v.v…) thì các viên chức cao cấp dự hội nghị [2] sẽ về ngang Thiên Tân theo đường tàu hỏa. Nhưng sau đó, lộ trình này đột nhiên thay đổi. Do bí mật đã bị lộ, nên phải cho nổ toàn bộ để tiêu hủy chứng cớ”.

Được biết, hàng năm, sau khi Hội nghị Bắc Đới Hà kết thúc, các vị lãnh đạo đều đến Thiên Tân tham quan và gặp gỡ quần chúng, để tuyên truyền cổ động cho tinh thần của Hội nghị này.

Chuyên gia phân tích chính trị Trần Phá Không (Chen Po Kong) trong chuyên mục “Voice of America” cho biết: “Thiên Tân nổ lớn, mặt đất rung chuyển, thương vong khủng khiếp, nó được cho là hóa chất có nguy cơ cao bị cháy nổ. Toàn bộ nguyên nhân vụ nổ như thế nào? Chúng ta sẽ không bao giờ có được kết luận cuối cùng. Nhưng cũng giống như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán thời gian gần đây, không loại trừ lý do chính trị đằng sau. Ví dụ, về Hội nghị Bắc Đới Hà họp hay không họp, trước đó đã có đủ loại thông tin lộn xộn theo dạng tin đồn. Sự tranh giành giữa hai phe Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân đang đến độ cao trào. Đã có ai đó gây hỗn loạn bằng cách đốt phá, đánh bom để chuyển hướng sự chú ý của dư luận hay chăng? Điều này là đáng nghi ngờ”.

Trước đó, trên các phương tiện truyền thông còn tiết lộ, rất có thể Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay sẽ được cử hành tại Thiên Tân.

Chuyên gia Trần Phá Không nói rằng vụ nổ lớn ở Thiên Tân này là thảm họa toàn diện, gây ra thương vong nặng nề, và làm ô nhiễm không khí nghiêm trọng; và đàng sau thảm họa là những bí mật trùng trùng. Bất cứ khi nào có thảm họa xảy ra ở Trung cộng, nhà chức trách đều ra sức bưng bít để che giấu sự thật, và cố gắng báo cáo giảm thiểu thương vong để lừa dối dư luận, nhờ vậy mà thiên tai nhân họa đều tan biến, cứ như chúng chưa từng xảy ra.

Học giả Cao Văn Khiêm, tác giả quyển “Những năm cuối đời của Chu Ân Lai” (Vãn niên Chu Ân Lai) cho biết năm nay Trung cộng gặp nhiều rắc rối: gần đây là tàu “Ngôi sao Phương Đông” (Oriental Star) bị chìm, nay lại đến Thiên Tân nổ lớn, đặc biệt vào giai đoạn cuộc chiến trong hàng ngũ cao cấp của Trung cộng đang vào kỳ khốc liệt như hiện nay, sắp tới sẽ là bức màn u ám cho cuộc tổng duyệt binh diễn ra vào ngày 3/9.

Trình Hiểu Nông, tiến sĩ xã hội học, trên chuyên mục “Voice of America” cho rằng vụ nổ này làm nảy sinh ba câu hỏi lớn:

1- Vụ nổ phát xuất từ một nhà kho qui mô lớn vừa mới được xây dựng năm ngoái. Nhà kho này chỉ cách các kiến trúc công cộng, đường cao tốc, đường sắt chỉ vài trăm mét. Đây rõ ràng là phạm pháp, ai đã phê duyệt cho việc xây cất nó?

2- Đội phòng chống cháy nổ của kho chứa chất nổ nguy hiểm này không được huấn luyện kỹ năng chuyên môn, khiến việc cứu hỏa trở thành tiếp tay phóng hỏa thêm. Trên tờ “Phương Nam cuối tuần” (Nam phương chu mạt – http://www.infzm.com/) có đề cập vấn đề này ngay sau vụ nổ, nhưng đã được lệnh gỡ bỏ. Rõ ràng giới hữu trách ở Trung cộng đang tận lực bưng bít sự thật.

3- Chỉ Phong, người phụ trách cao nhất của công ty Thuỵ Hải hiện đang được cảnh sát địa phương bảo vệ trong bệnh viện. Khi nhận được điện thoại của phóng viên, ông này trả lời, và viện cớ mình đang bệnh để thoái thác; nhưng về phía bệnh viện lại nói dối rằng thân chủ của họ bị chấn thương và đang trong tình trạng hôn mê, không thể trò chuyện được. Chỉ Phong được xác định là con trai của Chỉ Thăng Hoa, nguyên phó thị trưởng thành phố Thiên Tân. Hiện Chỉ Phong đã được chính quyền Thiên Tân cho phép miễn trả lời phỏng vấn của báo chí. Việc này khiến sự nghi ngờ càng dâng cao. Vụ nổ này khiến người ta liên tưởng đến vụ nổ cũng của một nhà kho chứa chất dễ cháy nổ, xảy ra năm 1993 ở Thâm Quyến: Do sai lầm trong quản lý và cố tình vi phạm qui tắc an toàn, kho hàng nguy hiểm này đã bị cháy nổ, nhưng sau đó các quan chức hữu trách đã liên thủ ém nhẹm vụ việc.

Khi vụ nổ xảy ra, nhà kho của công ty Thụy Hải đang lưu trữ ít nhất 700 tấn Natri xyanua, các hóa chất độc hại này được chứa trong hộp gỗ hoặc thùng sắt, cứ 50 kg một thùng. Theo thanh tra tại chỗ, trong hệ thống cống rãnh tại hiện trường đã phát hiện được chất Cyanide, cho thấy đã có hiện tượng hóa chất bị rò rỉ. Xyanua natri là hóa chất có độc tính cao, chỉ cần hàm lượng 0,1 gram thôi, đã có thể gây chết người.

Tài liệu phổ biến công khai cho biết, Cyanide tác động thông qua xúc giác, đường hô hấp và hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến cơ thể, bao gồm các triệu chứng: khó chịu, suy nhược, đau đầu, nôn, viêm loét, ăn mòn, bỏng, tê; nếu hít phải, chỉ 200-300ppm là có thể gây ra cái chết tức khắc. Cách giải độc là tiêm Sodium nitrite, Sodium thiosulfate, hít Amyl nitrite; nhưng hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.

Học giả Cao Văn Khiêm nói thêm, Thiên Tân trước nay vốn dĩ là “một thành phố không có tin tức”. Sau vụ nổ kinh hoàng, cả thế giới đều nhìn về Thiên Tân, nhưng ở Thiên Tân, ngay sau ngày phát sinh thảm họa, thì người ta lại đang được xem một bộ phim truyền hình nhiều tập của Hàn quốc. Đó là kịch bản truyền thống ở Trung cộng khi thảm họa xảy ra: chính quyền lập tức kiểm duyệt để phong tỏa tin tức, các minh tinh sẽ cầu nguyện thương cảm, quần chúng thì được cảm kích công ơn của đảng, càng nhiều tai nạn thì đất nước càng thịnh vượng, phát triển, việc quản trị nhà nước như chiếc lá nho trên tranh khỏa thân.

Một phóng viên của tờ Tin tức Bắc Kinh đã phải lén lút thâm nhập hiện trường để điều tra chân tướng vụ việc. Bài viết của người này được đăng trên mạng Weixin (http://weixin.qq.com/), nhưng hiện giờ nó đã được gỡ bỏ. Sau đây là vài hình ảnh mà phóng viên nói trên đã cho đăng lên, mà cư dân mạng Trung cộng còn lưu giữ được.
_______

[1] Trong đêm 12/8, ở hiện trường có hai vụ nổ lớn liên tiếp nhau. Vụ nổ đầu tiên bằng cơn địa chấn 2,3 độ Richter (tương đương uy lực của 3 tấn TNT – Cần biết: chỉ một kg chất nổ TNT, có thể khiến một vật thể có trọng lượng 100kg dịch chuyển 4,2km).
Đội cảnh sát cứu hỏa Thiên Tân lập tức cử 9 trung đội đến cứu chữa. Cảnh sát cứu hỏa tiến vào lúc 22:50, thì đúng 23:06, vụ nổ tiếp theo bùng phát, lần này tương đương 20 tấn TNT, trong vòng bán kính 500m, không một sinh mạng nào còn sống sót, chỉ tính riêng cảnh sát cứu hỏa, 9 trung đội khoảng 300 người hoàn toàn bốc hơi không còn mảnh vụn.
[2] Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay, Giang Trạch Dân cáo bệnh không tham dự.

thiên tân, tianjin blast august 12, 2015

Không ảnh Thiên Tân trước vụ nổ. Điểm A là nhà kho chứa chất nguy hiểm. Vòng tròn màu lục ngoài cùng có bán kính 3km.

thiên tân, tianjin blast august 12, 2015

Không ảnh hiện trưòng sau vụ nổ

thiên tân, tianjin blast august 12, 2015

Cảnh tượng tưởng như chỉ có ở địa ngục

thiên tân, tianjin blast august 12, 2015

Quang cảnh vượt xa cả kịch bản ngày tận thế của Hollywood

***

Bóng mây ngờ vực bao phủ Thiên Tân

Đăng ngày 18-08-2015 Sửa đổi ngày 18-08-2015 17:57

Thụy My

china army

Công an vũ trang trước một khu dân cư gần hiện trường vụ nổ ở Thiên Tân, 16/08/2015. REUTERS/China Daily

Libération hôm nay đề cập đến « Bóng mây nghi ngờ bao phủ Thiên Tân ». Phóng viên của tờ báo tại Bắc Kinh cho biết, gần một tuần sau các vụ nổ, người dân đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân và cung cách quản lý thảm họa của chính quyền.

Tác giả cho rằng ít nhất về mặt hình thức, sự kiện Thiên Tân đã đạt đến một tầm cỡ mới với chuyến viếng thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường, bốn ngày sau khi xảy ra thảm họa. Nhân vật số hai của chính quyền Trung cộng đến hiện trường trong chiếc áo sơ mi trắng và quần xanh đậm, không mang khẩu trang. Trước đơn vị lính cứu hỏa, Lý Khắc Cường vinh danh « những người hùng, xứng đáng được toàn xã hội tôn trọng ».

Tuy vậy, rất nhiều thông tin trên mạng cho rằng đội cứu hỏa đến nơi đầu tiên đã làm trầm trọng thêm tình hình khi phun những chất có thể gây nổ khi tiếp xúc với các hóa chất trữ tại kho. Theo con số chính thức, đã có 114 người chết và 57 người mất tích, 31 thi thể chưa được nhận diện, 700 người bị thương đang nằm viện. Thủ tướng Trung cộng hứa hẹn « điều tra kỹ lưỡng », « tìm ra nguyên nhân tai nạn và tất cả những ai có hành vi sai luật sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc ».

« Đảng và Nhà nước hãy mua lại căn hộ của chúng tôi »

Nhưng chuyến vi hành của ông Lý Khắc Cường chỉ là tượng trưng, không thể xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng. Hai trăm người biểu tình hôm qua, và trước đó cũng đã có một cuộc biểu tình khác. Tờ South China Morning Post thuật lại, người dân hô to : « Chúng tôi muốn biết sự thật ! », « Đảng và Nhà nước hãy mua lại căn hộ của chúng tôi ».

Cũng theo tờ báo Hồng Kông, chính quyền hứa hẹn sẽ trợ cấp 2.000 nhân dân tệ (280 euro) mỗi tháng trong vòng ba tháng để khuyến khích chủ nhân các căn hộ đã bị sụp đổ thành những mảnh vụn trở về nhà mình, tự xây dựng lại. Một trong những người biểu tình nói : « Chính quyền bảo chúng tôi hãy sửa nhà, nhưng làm cách nào ? Chúng tôi không thể sống ở đây nữa. Chỉ có trời mới biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó, từ ô nhiễm không khí tới an toàn. Và chẳng có ai còn muốn thuê nhà ở khu này ».

Về phía các cư dân mạng, họ luôn sống theo nhịp độ các tin đồn đang tiếp tục lan truyền, bất chấp kiểm duyệt đã được nâng lên một bậc trên Vi Bác và WeChat, hai mạng xã hội lớn tại Trung cộng. Ai là chủ nhân của Ruihai International Logictics (Thụy Hải), công ty kho bãi chuyên trữ hóa chất thành lập năm 2011, nơi xuất phát tai nạn ? Thụy Hải có liên quan gì đến chính quyền Thiên Tân ? Ngay cả báo chí nhà nước cũng tố cáo sự bất lực của chính quyền địa phương, không thể trả lời những câu hỏi này.

Thông tin về vụ nổ tiếp tục bị kiểm duyệt

Tờ Global Times của đảng Cộng sản Trung cộng viết : « Trong hơn chục tiếng đồng hồ sau vụ nổ, chính quyền Thiên Tân chỉ đưa ra rất ít thông tin. Sắp tới, việc trả lời câu hỏi của các nhà báo phải trở thành phản xạ của các địa phương đối mặt với các thảm họa tương tự. Vì phản ứng quá chậm sẽ tạo đất sống cho những tin đồn điên rồ nhất, làm giảm đi sự tin tưởng vào chính quyền ».

Tuy nhiên tờ Les Echos nhắc nhở, chính ông Lý Khắc Cường cũng đã mất đến bốn ngày để vượt quãng đường chỉ có 140 km từ trung tâm quyền lực Trung cộng đến nơi xảy ra thảm họa.

Và trên thực tế, ngay hôm sau vụ « big-bang », chính quyền đã ngăn cản báo chí viết một cách độc lập. Một phóng viên CNN bị những người không rõ danh tính ngăn trở không cho tường thuật trực tiếp, các phương tiện truyền thông Trung cộng cũng gặp khó khăn tương tự. Riêng đài truyền hình địa phương Tianjin TV đã trở thành mục tiêu bị chê cười khi cho phát phim bộ Hàn Quốc hầu hết chương trình hôm thứ Năm 13/8 thay vì thông tin về tai nạn.

Bỏ qua bảo trì để rút ngắn thời gian công nghiệp hóa

Sẽ còn nhiều ngày nữa mới có được câu trả lời ban đầu. Ngoài 700 tấn cyanure de sodium tại các kho của Thụy Hải, cao gấp 30 lần số lượng cho phép, còn phải lưu ý đến quan hệ giữa công ty này và cơ quan kiểm tra. Tại Trung cộng, các tai nạn công nghiệp thường liên quan đến nạn tham nhũng.

Hơn nữa, bảo trì trong công nghiệp là một nghề rất mới mẻ ở Trung cộng. Bruno Lhopiteau, người sáng lập Siveco Chine, một công ty trong lãnh vực này giải thích : « Trên giấy tờ luôn cho biết tất cả đều đã được kiểm tra, nhưng thực tế thì chẳng có gì. Người Trung cộng trong chiến lược rút ngắn thời gian, trước hết lo xây dựng, còn bảo trì tính sau ».

Ngày nay, chi phí bảo trì tăng lên và những người quản lý thường có xu hướng làm ngơ. Chỉ mới đây thôi, vào tháng 8/2014, 146 công nhân gia công cho hãng General Motors đã tử nạn tại Côn Sơn (Giang Tô) : bụi nhôm từ việc đánh bóng chồng chất từ sàn lên đến trần nhà đã phát nổ. Nhưng tai nạn Thiên Tân thì khác hẳn : thảm họa xảy ra ngay sát Bắc Kinh, trong một thành phố hiện đại không ngừng xây dựng các tòa nhà chọc trời cho giống với một « Manhattan mới ».

Cyanure, mối đe dọa chết người ở Thiên Tân

Cụ thể hơn về mặt khoa học, trong bài « Cyanure d’hydrogène, mối đe dọa chết người ở Thiên Tân », chuyên gia về hóa chất độc hại André Picot giải thích cho báo La Croix vì sao tai nạn này trở thành thảm họa, và tác động của chất cyanure lên cơ thể con người.

Ban đầu, rất có thể là phản ứng giữa carbure de calcium và nước đã tạo ra acétylène, loại khí rất dễ nổ, gây ra hai quả cầu lửa. Tiếp đến, vụ nổ đã tác động đến lượng cyanure de sodium và potassium đang được trữ. Chất cyanure de sodium khi tiếp xúc với một acide với sự hiện diện của nước, trở thành vô cùng nguy hiểm, tạo thành cyanure de hydrogène cực độc, gây chết người do nghẹt thở. Hóa chất này cũng là loại khí độc mà Đức quốc xã đã cho sản xuất công nghiệp để sát hại người Do Thái trong các trại tập trung thời Đệ nhị Thế chiến.

Cyanure de hydrogène khi hít, nuốt vào hay tiếp xúc với da sẽ tấn công hệ thần kinh trung ương, có thể dẫn đến co giật, hôn mê và tử vong. Còn nếu nhiễm độc nhẹ, người ta bị nhức đầu, chóng mặt, tri thức lơ mơ, phỏng mắt và da.

Chạy đua với thời gian trước khi mưa xuống

Nhật báo Les Echos quan tâm đến « Cuộc chạy đua để chuyển chất cyanure de sodium ở Thiên Tân đi nơi khác », khi dự báo về những trận mưa sắp tới càng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nhiễm độc.

Các rào chắn bằng những bao cát và đất được dựng lên trên một khu vực rộng 100.000 mét vuông xung quanh hiện trường vụ nổ để tránh rò rỉ chất độc. Nỗ lực của đội ngũ cứu hộ nay tập trung vào việc dùng xe tải chuyển đi nơi khác các thùng cyanure de sodium tại chỗ. Một nhiệm vụ khó khăn vì số lượng nhiều hơn mức cho phép ở Thụy Hải – mà theo báo chí Trung cộng thì một trong những cổ đông chính là con trai của cựu giám đốc công an Thiên Tân.

Để trấn an, chính quyền Trung cộng khẳng định hầu hết các thùng hóa chất đều không suy suyển. Những thùng nào bị rò rỉ, bước đầu đã được tưới peroxyde d’hydrogène để trung hòa, sau đó được chất vào những cốp bê-tông không thấm nước được sản xuất đặc biệt cho vụ này. Nhưng ngoài cyanure de sodium, còn có nhiều hóa chất độc hại khác trong đó có những chất nhạy cảm với nước, cần phải chuyển đi hết để tránh các phản ứng dây chuyền. Tất cả diễn ra trong một môi trường mà chính quân đội cũng nhìn nhận là hết sức nguy hiểm.

Điện thoại thông minh Trung cộng đổ bộ vào Pháp

Trên lãnh vực kinh tế, Le Figaro báo động « Điện thoại thông minh : Các nhãn hiệu Trung cộng đổ bộ lên nước Pháp ». Có thể kể : Oppo, OnePlus, Xiaomi, Huawei, Wiko…với các sản phẩm giá rẻ, các công ty này đưa ra nhiều chiêu thức để cạnh tranh với Apple và Samsung.

Danh sách các nhà sản xuất điện thoại di động Trung cộng sẵn sàng tràn ngập châu Âu mỗi ngày một nối dài. Và khoảng 15 nhãn hiệu không giấu diếm ý định lao vào chinh phục thị trường. Tuy chỉ mới có vài năm kinh nghiệm trong lãnh vực này, nhưng tất cả đều mang tham vọng cao ngất. Tất cả đều nhắm đến vị trí thứ ba thế giới, sau Apple và Samsung, mà điều kiện cần thiết là phải bán được trên 100 triệu chiếc điện thoại mỗi năm. Một số như hãng Lenovo thậm chí còn muốn trở thành số một thế giới, nhờ mua lại nhãn hiệu quen thuộc Motorola.

Mùa hè này OnePlus thắng lớn nhờ tiếp thị một cách thông minh, thông qua các đường dẫn trên các mạng xã hội. Xiaomi, nhãn hiệu điện thoại di động hàng đầu Trung cộng hiện chưa vào Tây Âu, nhưng có lẽ chỉ vài tháng tới là có mặt. Xiaomi vừa loan báo hợp tác với Foxconn, và tập đoàn gia công của Đài Loan có thể dành một số chuyền sản xuất trước đây do Nokia sử dụng.

Âm thầm hơn trên thị trường Pháp, các tập đoàn Huawei (Hoa Vi) và ZTE đang phục kích. Lợi thế của hai tập đoàn này là mối quan hệ với công ty điện thoại Pháp, nhờ đó có thể hiện diện trong các cửa hàng liên quan. Một số khác lấy tên « Tây » để dễ chinh phục khách hàng : TCL bán ra sản phẩm ở châu Âu dưới cái tên AlcatelOneTouch, Wiko tự giới thiệu là một công ty ở Marseille. Các nhãn hiệu Trung cộng nhắm vào phân khúc thị trường điện thoại thông minh có giá dưới 200 euro.

Cú sốc dầu lửa và bất ổn địa chính trị

Về tình hình giá dầu liên tục giảm sút, nhật báo kinh tế Les Echos cho đây là « một cú sốc dầu lửa khác », có thể gây ra các hậu quả bất ổn về mặt địa chính trị.

Từ mùa hè năm ngoái đến nay, giá dầu đã giảm đến 61%, ngang với mức của thời kỳ khủng hoảng tài chính thế giới vào đầu năm 2009, và không còn xa so với mức sàn của năm 2004. Tình hình này làm ngân sách các nước xuất khẩu dầu lửa lâm vào báo động đỏ, trừ Koweit và Qatar.

Các vương quốc dầu lửa nhất là Ả Rập Xê Út, nước khởi đầu cuộc chiến giá dầu để bảo vệ thị phần của mình, tuy vậy vẫn có trữ lượng tài chính đáng kể và khả năng vay mượn khi cần, nên có thể thoải mái được vài năm. Nhưng nước Nga đang trong tình trạng khó khăn, vì đã quen với những năm an nhàn, và cần một mức giá dầu thô trên 100 đô la một thùng để đảm bảo chi tiêu phúc lợi xã hội cũng như quân sự.

Tuy vậy nợ công của Nga rất ít, còn Venezuela thì đang lao thẳng đến vực thẳm vỡ nợ. Iran cũng bị ảnh hưởng, nhưng sẽ hưởng lợi khi cấm vận quốc tế được dỡ bỏ. Các nước phương Tây được lợi nhờ giá dầu rẻ, nhưng chỉ có mức độ, khoảng 1 đến 2% tổng sản phẩm nội địa.

Nhập cư vẫn là mối quan tâm hàng đầu của báo Pháp

Vấn đề người nhập cư lại trở nên nóng hổi trên các báo Pháp hôm nay. Le Figaro chạy tựa « Nhập cư : Châu Âu bối rối trước một cuộc khủng hoảng lịch sử ». Libération quan tâm đến « Calais, việc làm ăn của những cò dẫn mối vượt biên ». Phóng sự ở trang 2 của Le Monde mô tả « Tại Hy Lạp, đảo Kos bị quá tải di dân », còn La Croix báo động « Tình trạng khẩn cấp về nhân đạo ở Hy Lạp đối với người nhập cư ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150818-bong-may-ngo-vuc-bao-phu-thien-tan

***

Thị trường chứng khoán Trung cộng rơi 6%

Đăng ngày 18-08-2015 Sửa đổi ngày 18-08-2015 15:35

Tú Anh

china stocks market plummet 6% in ausgust 18, 2015

Một nhà đầu tư theo dõi thông tin chứng khoán tại sàn chứng khoán Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 18/08/2015. REUTERS/China Daily

Kết thúc ngày hoạt động hôm nay, 18/08/2015, sàn giao dịch Thượng Hải bị mất 6% điểm. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ ba tuần qua phản ảnh tình trạng bất cập của nền kinh tế Trung Quốc, cũng như không rõ Bắc Kinh sẽ can thiệp hay không. "Lo ngại “ là từ ngữ mà các nhà phân tích sử dụng để trả lời AFP trong bản tin về thị trường Thượng Hải mất giá.

Theo dự báo của một chuyên gia Trung Quốc, trong những ngày tới, biên độ lên xuống của thị trường chứng khoán Trung Quốc chỉ dao động ở bên "yếu""mất đà để hồi phục", cũng như không có tin tức gì mới "tích cực và đáng kể".

Ngày hôm nay, chỉ số thị trường Thượng Hải chỉ lên trên mức trần biểu tượng 4.000 điểm được một thoáng rồi lại trượt dốc.

Mặc dù chính phủ Trung Quốc hứa hẹn sẽ điều chỉnh thị trường từ hôm thứ Sáu, nhưng tâm trạng lo ngại vẫn ám ảnh giới đầu tư  sau khi Trung Quốc phá giá đồng tiền ba lần liên tiếp và xuất hiện dấu hiệu kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Hôm nay, các nhà đầu tư chứng khoán đã vội vã rút tiền lời bỏ chạy, khi không thấy nhà nước động tĩnh gì.

Sự kiện nhà nước phải sử dụng biện pháp phá giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu chứng tỏ tình trạng sức khỏe của nền kinh tế số hai thế giới có vấn đề.

Cũng để đối phó với tình trạng gần như thiếu tiền mặt lưu hành, chỉ trong ngày thứ Ba 18/08 này, ngân hàng trung ương cho biết đã "bơm" vào thị trường một số tiền khổng lồ 120 tỷ nhân dân tệ (60 tỷ đôla).

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150818-thi-truong-chung-khoan-trung-quoc-roi-6

***

Trung cộng, công xưởng thế giới trở thành quả bom nổ chậm khổng lồ

Đăng ngày 17-08-2015 Sửa đổi ngày 18-08-2015 17:57

Thụy My

china stocks market plummet 6% in ausgust 18, 2015

Nhà máy Thiên Tân sau vụ nổ. REUTERS/Stringer

Các vụ nổ xảy ra ở Thiên Tân khuya thứ Tư 13/08/2015 với những quả cầu lửa khổng lồ, những tiếng nổ kinh thiên động địa và khung cảnh hoang tàn của ngày tận thế sau đó, nỗi đau của thân nhân những người lính cứu hỏa trẻ tuổi bị chết và mất tích… đã để lại ấn tượng khó quên cho những người chứng kiến.

« Công xưởng thế giới » đã trở thành một quả bom nổ chậm khổng lồ, mà không ai có thể biết rõ mãnh lực cũng như mối nguy hiểm thực sự của nó - như những ngọn núi lửa luôn chực chờ gây kinh hãi cho nhân loại.

Đành rằng các tai nạn cũng đã từng xảy ra tại những nơi khác, chẳng hạn vụ nổ nhà máy AZF tại Pháp tháng 9/2001. Nhưng Trung cộnglà một trường hợp khác hẳn, ở cực điểm. Riêng trong sáu tháng đầu năm nay, theo thống kê chính thức đã có gần 139.000 tai nạn công nghiệp tại Trung Quốc, làm cho 27.000 người chết. Những con số kinh khiếp, và chắc chắn là đã bị giảm thiểu so với sự thật !

Trước đó trong năm 2014, có 931 công nhân bị thiệt mạng vì tai nạn hầm mỏ. Năm 2013, có thể kể hai tai nạn quan trọng : vụ nổ một đường ống dẫn dầu của Sinopec ở Thanh Đảo làm 62 người chết và 136 bị thương, vụ hỏa hoạn một nhà máy chế biến gia cầm ở Cát Lâm làm 120 người chết.

Trong mỗi tai nạn, đều phát hiện những vi phạm các quy định cơ bản như cửa thoát hiểm bị khóa hoặc thậm chí không có cửa thoát hiểm, công nhân không biết gì về an toàn lao động… Các doanh nghiệp bỏ qua vấn đề an toàn để giảm chi phí, và nạn tham nhũng giúp họ thoát khỏi những vụ thanh tra hiếm hoi.

An toàn lao động không được chú ý, các tiêu chí bị bỏ qua, tham nhũng lan tràn ở mọi cấp độ, thiếu vắng sự minh bạch, thói quen giấu diếm mỗi lần xảy ra thảm họa…Tất cả những khuyết điểm, hay đúng hơn là sự băng hoại của « mô hình Trung cộng» nay đã phơi bày trước toàn thế giới qua tai nạn ở Thiên Tân.

Tầm cỡ của thảm họa và sự hiện diện của khối lượng lớn các chất độc hại, khiến người ta liên tưởng đến một thảm họa khác, đó là tai nạn Tchernobyl ở Ukraina năm 1986. Điểm tương đồng đáng sợ : nhà máy điện nguyên tử này vốn là một trong những niềm hãnh diện của siêu cường Liên Xô thời ấy, và tai nạn là một trong những điềm báo trước cho sự sụp đổ của chế độ cộng sản xô-viết.

Các nhà phân tích cho rằng lịch sử chỉ lặp lại. Cũng như trong vụ Tchernobyl, chính quyền khẳng định là mối nguy chỉ khu trú ở một khu vực nhất định, rằng không có gì phải lo ngại vì hơi độc thực ra không đến nỗi nguy hiểm lắm. Rồi đến vài năm sau người dân mới biết được thiệt hại to lớn về nhân mạng và ảnh hưởng đến môi trường - thực sự là bi kịch.

Vấn đề không phải ở chỗ thiếu vắng luật lệ về rủi ro công nghiệp, mà là sự chểnh mảng và nạn tham nhũng đã ngăn trở mọi áp dụng nghiêm túc các quy định.

Trong những ngày gần đây, chính quyền Bắc Kinh chủ yếu lo khóa chặt các mạng xã hội, thay vì thông tin cho nhân dân mình. Với thói quen giảm nhẹ hậu quả các tai nạn, chính quyền ngày càng khó kìm hãm sự phẫn nộ của người dân tại chỗ, gia đình các nạn nhân, các công dân và cư dân mạng.

Hôm nay 200 người dân Thiên Tân trở thành vô gia cư sau vụ nổ đã biểu tình đòi bồi thường thiệt hại. Và mai đây, một khi những người mất tích bị khẳng định là không còn có thể trở về, sự giận dữ của thân nhân họ trước những người có trách nhiệm - mà chẳng hề thể hiện tinh thần trách nhiệm - chắc hẳn sẽ còn lên cao.

Vào lúc mà thế giới đặt câu hỏi về các nguy cơ của tình trạng nền kinh tế Trung cộngchựng lại, thảm họa Thiên Tân nhắc nhở những hạn chế của « mô hình Trung cộng» : muốn phát triển hài hòa trong một nền kinh tế thị trường theo kiểu tư bản, nhưng lại trong một hệ thống toàn trị cộng sản.

Người ta không thể mãi tự xưng là động lực của nền kinh tế thế giới, trong khi không mang lại bảo đảm tối thiểu về an ninh và an toàn cho mạng lưới công nghiệp của mình. Vấn đề là ở chỗ, mục tiêu này liệu có thể đạt được mà không có sự hiện diện của các lực lượng đối trọng, cơ quan điều phối và các phương tiện truyền thông độc lập hay không. Nói cho cùng, đó là sự thiết lập một chế độ đa phương, dân chủ.

Và như thế, những lời hứa của Đại hội Đảng Cộng sản Trung cộng– được đánh dấu bằng chiến dịch chống tham nhũng mang tính khoa trương – sự chuyển đổi sang một « nền kinh tế tri thức », chú trọng tính sáng tạo và tôn trọng các điều kiện lao động cũng như môi trường, chỉ là những khẩu hiệu suông đối với hàng bao nhiêu triệu người dân Trung cộngđang mong đợi cuộc sống có chất lượng tốt hơn.

Còn đối với thế giới, thảm họa vừa xảy ra tại thành phố cảng Thiên Tân, như trên đã nói, là dấu hiệu báo trước những nguy cơ từ quả bom nổ chậm vĩ đại, mà ba thập kỷ qua vẫn được coi là công xưởng của toàn cầu.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150817-trung-quoc-cong-xuong-the-gioi-tro-thanh-qua-bom-no-cham-khong-lo

***

Cập nhật thông tin vụ nổ kinh hoàng ở hải cảng Thiên-Tân Trung cộng ngày 15-08-2015: Ngày 15-08-2015 bản tin lúc 21 giờ 45 (giờ Âu Châu) của đài CNN cho biết số nạn nhân bị chết trong vụ nổ đã lên đến 104 người; số người mất tích hiện chưa rõ là bao nhiêu.

Phóng viên CNN tường thuật tại hiện trường bị cán bộ Trung cộng cấm không cho quay phim. Gia đình các nạn nhân rất phẫn-nộ yêu cầu nhà cầm quyền phải cho biết nguyên nhân thực sự của vụ nổ. Trên đường phố cảng Thiên-Tân hàng đoàn xe quân Trung cộng được điều động để giữ an ninh những khu vực trọng yếu.

Trúc Lâm Yên Tử (16-08-2015) 

***

Không phải CSVN "cho hạ giá đồng tiền theo Trung cộng" -ngưng trích-, thực chất là làm theo mệnh lệnh của Bắc Kinh. Dư luận cần phải hiểu rõ như vậy !

Trúc Lâm Yên Tử (15-08-15) 

***

Trung cộng 3 ngày liên tiếp phá giá nhân dân tệ, tại sao CSVN cho hạ giá tiền đồng theo Trung cộng?

Friday, August 13, 2015

nhân dân tệ trung cộng

VietPress USA (13-8-2015):Ngày 29-6-2015, Trung cộng (Tc) công bố khai trương Ngân Hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Á Châu (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB) với 47 quốc gia tham dự. Mỹ, Nhật, Canada không tham gia.

Mặc dầu Tc nói rằng ý định lập AIIB dùng đồng Nhân dân tệ của Tc làm bản vị để thúc đẩy đầu tư tại Á châu; nhưng thực tâm Tc muốn lập một khối tiền tệ riêng để chống lại đồng USD của Hoa Kỳ; đối đầu với Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Á châu của Mỹ (Asian Development Bank - ADB).

Ngay lập tức, vào ngày 02-7-2015, chỉ trong một ngày, thị trường tài chánh của Tc bị mất trắng 2.400 Tỷ USD mà Tc không biết lý do tại sao! Tiếp theo sau chưa đầy 1 tuần, Tc tiếp tục mất thêm 1.200 Tỷ USD nữa tức tổng cộng 3.600 Tỳ USD.

Trong ngày 27-7-2015, chỉ trong vòng 1 ngày mà thôi, Thị trường Chứng khoán của Tc lần đầu tiên kể từ ngày 27-02-2007 đã sụt điểm tới 8.5%. 

Tc đặt mọi hy vọng liên minh với Nga để đánh sụp đồng USD của Mỹ trên khắp Thế giới; nhưng Nga đã bị Mỹ và Liên Âu trừng phạt làm cho Nga hoàn toàn suy sụp kinh tế tài chánh xuống hạng "Rác - Junk) sau vụ Nga chiếm bán đảo Cremia của Ukraine vào tháng 3-2014 và tài trợ cho phiến quân ly khai thân Nga chiến Donesk và Duhansk tại Miền Đông Ukraine để lập hai khu tự trị thân Nga. Nga bị Mỹ đánh bại trên mặt trận xăng dầu khi Mỹ trở thành nước sản xuất xăng dầu lớn nhất thế giới kể từ năm 2014 và bán ra với giá bằng phân nửa giá thành sản xuất của Nga nên Nga không thể bán được xăng dầu, mặc dù đã ký cung cấp cho Tc tới 400 Tỷ USD tiền xăng dầu và khí đốt! TT Nga Vladimir Putin đành công bố không liên minh liên kết gì với Tc nữa để tránh các đòn trừng phạt nặng hơn của Mỹ và Liên Âu.

Niềm hy vọng của Tc nhìn vào sức mạnh kinh tế của Nga nay không còn; Tc chẳng còn bám víu vào đâu được nữa nên toan tính dùng đồng Nhân Dân Tệ để lập một khối tài chánh riêng biệt cạnh tranh với USD của Mỹ. Xưa nay chưa có quốc gia nào nghĩ rằng tiêu diệt vị thế cường quốc của Mỹ và tiêu diệt đồng USD của Mỹ mà không bị Mỹ tận diệt!

Trong một bài bình luận của Ký giả Hạnh Dương đã nói rằng, đối với chiến tranh qui ước nếu huy động mọi sức mạnh bom đạn để tiêu diệt thì mức chi phí cũng chỉ lối 1 Tỷ USD trong một ngày đêm mà thôi. Nhưng trong chiến tranh tài chánh, chỉ trong một ngày đêm vào hôm 02-7-2015, Tc đã bị mất trắng 2.400 Tỷ USD! Rồi những vụ tiền tệ bốc hơi tiếp theo đã làm cho Tc khó gượng đầu đứng dậy được nên buộc Tc phải phá giá đồng Nhân Dân Tệ trong 3 ngày liên tiếp từ hôm 11-8 đến 13-8-2015!

Thử đặt ra một giả thuyết nếu Tc bị suy sụp kinh tế tài chánh thì csVN sẽ ra sao? Và nay Tc phá giá tiền tệ thì csVN phải làm gì để chống đỡ? csVN vừa công bố cũng phá giá đồng tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để cảm thông với quan thầy Tc.. Điều nầy lợi hay hại.. Xin mời quý vị đọc bài phỏng vấn của Nam Nguyên, đài RFA, phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh tại Hà Nội như sau đây: 

 VietPress USA

www.vietpressusa.com

oOo

Hạ giá tiền Việt theo Trung cộng có tác dụng hai mặt

Nam Nguyên, RFA

2015-08-12

Ngay sau khi Trung cộng phá giá Nhân Dân Tệ tổng cộng gần 4% trong hai ngày liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 12/8/2015 cũng quyết định hạ giá tiền Đồng bằng cách tăng gấp đôi biên độ tỷ giá USD/VNĐ từ 1% lên 2%. Điều này đồng nghĩa với việc giá mua bán USD của các ngân hàng có thể đưa lên mức cao nhất là 22.106 đồng/ một USD. Trong nửa đầu năm 2015, Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá hai lần vào tháng 1 và tháng 5 tổng cộng 2%.

Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội về cuộc chiến tranh tiền tệ mà Việt Nam đang đối mặt. Từ Hà Nội, trước hết TS Lê Đăng Doanh đưa ra nhận định:

lê đăng doanh

TS Lê Đăng Doanh: Ngân hàng Nhà nước đã nới biên độ của tỷ giá thêm 1% nữa và đó là biện pháp kịp thời năng động của Ngân hàng Nhà nước trước việc Trung cộng đã phá giá đồng nhân dân tệ 1,9% và sáng nay (12/8) họ lại phá giá tiếp 1,6% nữa.

Biện pháp đó của Việt Nam là biện pháp cần thiết vì Việt Nam xuất và nhập khẩu đối với thị trường Trung cộng rất là lớn đặc biệt là nhập khẩu từ Trung cộng.

Chắc chắn việc phá giá đồng bạc Trung cộng sẽ tác động khá mạnh đến cán cân thương mại của Việt Nam. Việc xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung cộng sẽ trở nên khó khăn hơn.

TS Lê Đăng Doanh, Hà Nội

Cho nên chắc chắn việc phá giá đồng bạc Trung cộng sẽ tác động khá mạnh đến cán cân thương mại của Việt Nam. Việc xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung cộng sẽ trở nên khó khăn hơn, bởi vì hàng hóa của Việt Nam sẽ đắt lên 4% và điều này sẽ có tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam phải giảm giá thành mới có thể xuất khẩu được, bởi vì phía nhập khẩu Trung cộng sẽ không sẵn sàng để nâng giá bán lên theo mức độ như vậy. Còn về hàng nhập khẩu thì Việt Nam phải tăng cường chống buôn lậu mới có thể đối phó với làn sóng hàng hóa rẻ của Trung cộng tràn vào Việt Nam.

Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, mỗi khi Việt Nam điều chỉnh tỷ giá điều chỉnh biên độ thì ở nước ngoài gọi là phá giá, hạ giá. Như vậy từ đầu năm đến nay Việt Nam coi như đã phá giá tiền đồng 4%. Thưa hiểu như vậy có đúng không?

TS Lê Đăng Doanh: Không, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ có điều chỉnh tỷ giá 2%, còn bây giờ thì nới cái biên độ ra và tùy theo các ngân hàng thương mại họ muốn nới lên hay muốn giữ thì tùy họ. Chứ không phải là chính thức phá giá, một biện pháp để mở rộng biên độ trao đổi tiền tệ và cho phép các ngân hàng thương mại có thể phản ứng một cách linh hoạt hơn.

 Về nhập khẩu, Việt Nam phải tăng cường chống buôn lậu mới có thể đối phó với làn sóng hàng hóa rẻ của Trung cộng tràn vào Việt Nam.

TS Lê Đăng Doanh, Hà Nội:

Về mặt thực tế thì nó cũng tương đương như việc phá giá đồng bạc thêm 1% nữa, nhưng mà đấy là biện pháp có tính chất linh hoạt và kịp thời của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.

Tôi cũng xin lưu ý rằng biện pháp này chắc chắn sẽ làm cho tăng thêm chi phí để trả nợ công vì nợ công của Việt Nam được trả bằng đồng Đô La và nếu như điều chỉnh tỷ giá và nới biên độ như thế này thì nợ công sẽ tăng thêm nữa.

Nam Nguyên: Như Tiến sĩ vừa nói thì Việt Nam có biện pháp điều chỉnh tỷ giá, nới biên độ để đối phó với việc Trung cộng phá giá tiền. Kinh tế Việt lệ thuộc lớn vào kinh tế Trung cộng, Trung cộng là bạn hàng rất lớn của Việt Nam. Vậy thì ngoài việc điều chỉnh tỷ giá nới biên độ, chống buôn lậu thì Việt Nam còn có thể làm gì khác hơn nữa?

TS Lê Đăng Doanh: Sẽ phải thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 19 của Chính phủ ngày 12/3/2015 để nâng cao năng lực cạnh tranh; các cơ quan nhà nước phải giảm các thủ tục phiền hà, giảm chi phí về thời gian và tiền bạc, để cho các doanh nghiệp có thể giảm chi phí nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tôi nghĩ đây là một cuộc chiến sống còn và đòi hỏi nỗ lực rất lớn của cơ quan nhà nước, của mỗi một viên chức cũng như là của tất cả các doanh nghiệp.

Nam Nguyên: Thông tin cũng nói là chuyện Trung cộng phá giá tiền sẽ gây ra một vòng luẩn quẩn, nhiều nước trong đó có Việt Nam cũng đều hạ giá đồng tiền của mình để đối phó. Thưa Tiến sĩ nhận định gì về chuyện này?

TS Lê Đăng Doanh: Rõ ràng là Trung cộng đã bắt đầu khởi động một cuộc chiến tranh tiền tệ và tôi nghĩ rằng đây là bắt đầu của vòng xoáy, còn vòng xoáy ấy sẽ đi đến đâu và Trung cộng sẽ được gì, sẽ mất gì thì điều đó còn phải có thời gian để tính toán xem xét.

Rõ ràng là Trung cộng đã bắt đầu khởi động một cuộc chiến tarnh tiền tệ và chắc chắn thị trường tài chính thế giới sẽ có biến động và phản ứng không lường trước được.

TS Lê Đăng Doanh, Hà Nội

Tôi thấy rằng, chắc chắn thị trường tài chính thế giới sẽ có biến động và sẽ có phản ứng trước tình hình mà mọi người không lường trước được là trong hai ngày liên tiếp Trung cộng đã phá giá đồng bạc hai lần.

Nam Nguyên: Thưa. Về ý kiến cho rằng Trung cộng đang xuất khẩu lạm phát  vào Hoa Kỳ và các nước khác. Tiến sĩ nhận định gì?

TS Lê Đăng Doanh: Về việc Trung cộng xuất khẩu lạm phát thì đấy là một cách nói. Bởi vì Trung cộng phá giá đồng bạc thì các đồng tiền khác cũng phải có điều chỉnh theo, chứ nếu không thì họ bị thiệt quá.

Còn về thực chất thì Trung cộng 6 tháng vừa qua đã có giảm lượng xuất khẩu tới 8,3%, cho nên Trung cộng phải có biện pháp để duy trì xuất khẩu nếu không thì họ sẽ mất công ăn việc làm và nếu không có thì sản xuất trong nước của họ sẽ bị ngưng trệ và đấy là điều mà Trung cộng đang muốn tránh.

Nam Nguyên: Xin phép được hỏi câu chót, thưa bản thân Tiến sĩ có ngạc nhiên với những quyết định mau lẹ dồn dập của Trung cộng hay không?

TS Lê Đăng Doanh: Tôi thực tình lấy làm bất ngờ, phản ứng ngày đầu tiên thì tôi không bất ngờ lắm và tôi nghĩ họ sẽ làm sau khi xuất khẩu của họ bị giảm như vậy. Nhưng mà họ làm đến ngày thứ hai liên tiếp thì tôi thấy hơi ngạc nhiên.

Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh đã trả lời Đài RFA.

Source: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weakens-currency-to-cope-with-china-nn-08122015104028.html

****

Đăng ngày 11-08-2015 Sửa đổi ngày 11-08-2015 17:46

Kinh tế Trung cộng hụt hơi, doanh nghiệp nước ngoài cảnh giác

Trọng Thành

Nền kinh tế Trung cộng có dấu hiệu hụt hơi làm nhiều doanh nghiệp lo âu. REUTERS/China Daily

Trái ngược với con số tăng trưởng kinh tế ổn định của chính quyền Bắc Kinh (7,5% trong quý hai 2015), nhiều doanh nghiệp lớn nước ngoài làm ăn tại Trung cộng đang đứng trước thực trạng hoạt động kinh doanh ít triển vọng. Chỉ số mua hàng công nghiệp PMI tháng 7 ở mức thấp nhất kể từ hai năm nay - số liệu do văn phòng tư vấn tài chính Markit vừa công bố - càng khẳng định thêm xu hướng hụt hơi của nền kinh tế thứ hai thế giới. Tình hình này buộc nhiều doanh nghiệp phải cảnh giác, xem xét lại chiến lược đầu tư.

Xe hơi là một trong những ngành công nghiệp mà hậu quả để lại là rõ ràng nhất. Theo dự đoán của Hiệp hội sản xuất xe hơi Trung cộng (CAAM), được Le Figaro ngày 10/08/2015 trích dẫn, doanh thu của thị trường này trong năm nay sẽ « chỉ » tăng 3%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng 6,9% năm 2014 và 14% của 2013. Năm 2014, các công ty đã bán được 23,5 triệu xe hơi, so với gần 6 triệu chiếc vào năm 2005. Hơn một trăm mác ô tô nước ngoài và Trung cộng cạnh tranh tại thị trường được coi là rất tiềm năng này. Một nghiên cứu của văn phòng tư vấn McKinsey cho thấy các hãng xe hơi thu được tới 40% tổng lợi nhuận tại Trung cộng, trong khi họ chỉ bán tại đây 22% tổng số hàng.

Tuy nhiên, tình hình từ những tháng gần đây cho thấy Hoa Lục không còn là một miền đất hứa. Doanh số tại thị trường Trung cộng của công ty xe hơi đứng đầu thế giới Volkswagen (Đức) vào tháng 6 sụt 3,9% so với tháng 1/2015, mức giảm lớn nhất kể từ một thập niên. Tình hình hàng bán ra chậm khiến nhiều đại gia như BMW (Đức) hay Nissan (Nhật) buộc phải hạ dự báo tăng trưởng. Tác động đến xu hướng tăng trưởng chậm lại của thị trường xe hơi Trung cộng cũng phải kể đến chính sách xiết chặt lượng biển số xe mới tại các thành phố ô nhiễm nhất và những tiêu chuẩn ngặt nghèo về môi trường, thậm chí được cho là « hơn cả Châu Âu » (Le Figaro ngày 10/08).

Ngành luyện kim và các sản phẩm sắt thép cũng là khu vực chịu nhiều hệ quả. Tập đoàn đứng thứ hai Nhật Bản JFE Holdings phải hạ thấp dự kiến tăng trưởng hồi cuối tháng 7, do tốc độ tăng trưởng chững lại, và tình trạng thép dư thừa tại quốc gia tiêu thụ thép số một thế giới. Công ty Hoa Kỳ sản xuất thang máy Otis và các hệ thống điều hòa nhiệt độ đang sẵn sàng chờ đợi tình hình tồi tệ hơn so với dự đoán.

Lo ngại nhất vẫn là các quốc gia xuất khẩu nguyên liệu trước viễn cảnh hụt hơi của nền kinh tế, vốn tiêu thụ đến 51% lượng than toàn cầu, 50% quặng đồng hay 11% dầu mỏ (Le Monde 03/08/2015). Thiệt hại nặng nhất có thể là Brazil, với 20% hàng xuất khẩu sang Trung cộng. Tiếp đó là Nga, Chili, Argentina, hay Úc và các quốc gia vùng Vịnh.

Nhu cầu từ Trung cộng sụt giảm cũng sẽ kéo giá nguyên nhiên liệu xuống mạnh, như vậy gián tiếp có lợi cho các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, đối với các quốc gia như Hàn Quốc, Singapore hay New Zearland, mức sụt giá này không bù lại được thiệt hại do xuất khẩu giảm, bởi tỷ trọng hàng xuất khẩu sang Trung cộng của các nước này vốn rất lớn (10,1% GDP Hàn Quốc, 16,7% GDP Singapore hay 4,2% GDP New Zearland).

Xét trong tương quan này, ảnh hưởng của tình trạng hụt hơi của kinh tế Trung cộng đối với khu vực đồng euro và Hoa Kỳ được đánh giá là không đáng kể, bởi xuất khẩu sang Hoa Lục chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (tương đương 1,5% và 0,7% GDP). Theo tính toán của cơ quan thống kê quốc gia Pháp INSEE, nếu nhu cầu nội địa của Trung cộng sụt giảm đến 3%/ năm, GDP Pháp cũng chỉ bị kéo xuống 0,1%.

Nhiều nhà quan sát ghi nhận, xu thế kinh tế Trung cộng tăng trưởng chậm lại chủ yếu gắn với sự thay đổi của mô hình kinh tế chuyên gia công xuất khẩu của nước này. Bà Agatha Kratz, chuyên gia về Trung cộng thuộc cơ quan tư vấn Hội đồng Châu Âu (European Council on Foreign Relations) nhận xét : đã bắt đầu quá trình dịch chuyển quy mô lớn nhiều xí nghiệp từ Hoa Lục sang các quốc gia trong vùng có nhân công rẻ hơn, như Việt Nam.

Xu hướng này được dự đoán là sẽ còn tiếp tục, và tình hình này cũng có thể có lợi cả cho khu vực Đông và Trung Âu. Bên cạnh đó, chính quyền Trung cộng đang có nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước, giành giật những thị trường đang trỗi dậy, nơi các công ty ngoại quốc vốn đứng đầu lâu nay. Apple và Samsung - hai tập đoàn đứng đầu thế giới về iPhone – vừa bị đánh bật xuống hàng thứ ba và thứ tư trong quý hai vừa qua, cho dù doanh số của Apple vẫn tăng tới hơn 85%.

Theo kinh tế gia Mark Williams, văn phòng tư vấn kinh tế vĩ mô Capital Economics, nhìn chung trong thời gian mấy thập niên vừa qua có đến « một phần ba tổng lượng tăng trưởng kinh tế toàn cầu là đến từ Trung cộng, (…) tuy nhiên mối quan hệ giữa quốc gia này với phần còn lại của thế giới đã thay đổi rất lớn », với sự sụt giảm mạnh của xây dựng và công nghiệp nặng, các khu vực vốn là trụ cột truyền thống của tăng trưởng kinh tế Trung cộng.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150811-kt-Tc-pt

***

2016: Kinh tế Trung cộng tan vỡ!

Nền kinh tế của Trung cộng trong vài thập niên qua đã phát triển vượt mức và đưa xứ này lên hàng cường quốc kinh tế thứ nhì, qua mặt Nhật Bản và chỉ sau Hoa Kỳ, nhưng sự phồn thịnh này của Trung cộng phần lớn dựa trên giả tạo và lừa bịp của chính quyền cộng sản Trung cộng. Và sau cùng những gian dối cũng không thể kéo dài lâu hơn và sự thật sẽ đến. Là nền kinh tế của Trung cộng nhiều phần sẽ tan vỡ trong năm 2016 sắp tới!

Dấu hiệu gần đây nhất là thị trường chứng khoán tại Shanghai và Shenzen bị sụp đổ. Dù chính quyền cộng sản Trung cộng đưa ra hết biện pháp này đến biện pháp khác, tung tiền vào mua stock, cấm bán kiểu short sale, bắt các người có cổ phần nhiều trong công ty phải nhảy vào mua stock của công ty mình, cho người dân thường dùng nhà cửa cầm cố làm collateral để mua stock kiểu margin….. Nghĩa là đủ trò, đủ kiểu, không tiền khoáng hậu. Nhưng thị trường chỉ hồi lại chút đỉnh và tuần lễ vừa qua, tiếp tục đi xuống trở lại. Riêng ngày thứ hai 27 tháng 7, mất đi 8.5% và trong tuần còn xuống thêm. Hiện chỉ số của thị trường Thượng Hải đứng ở mức 3663, mất đi 1/3 kể từ tháng 6, 2015. Đây là chưa kể rất nhiều stock loại nhỏ bị chính quyền cho đông lạnh, người đầu tư nào lỡ mua rồi, muốn bán cũng không bán được. Nhưng điều đó có nghĩa khi nào cho phép mua bán lại, các stock nhỏ này sẽ bị bán ra ngay, còn xuống bạo hơn trước! Và việc sụp đổ crash của hai thị trường chứng khoán Shanghai và Shenzen sẽ còn kéo dài còn lâu, như một cuốn phim quay chậm và làm thiệt hại thêm cho uy tín của thị trường cũng như của chính quyền, đã đưa ra những biện pháp ngu xuẩn và vô hiệu quả! Dĩ nhiên lòng tin của người dân đầu tư sẽ mất đi nhiều hơn nữa, khi thấy stock của mình mỗi ngày xuống hơn 10% mà muốn bán để lấy lại chút vốn cũng bị cấm, chỉ còn ngồi nhìn đau xót!

Đặc điểm của thị trường chứng khoán tại Trung cộng là đến 80-90% do cá nhân đầu tư, trái ngược với tại Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật, đa số là do các công ty hay các quỹ đầu tư mua bán stock, tư nhân ít hơn. Vì thế sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung cộng ảnh hưởng trực tiếp và lớn lao trên cả trăm triệu người chơi stock, sẽ làm những người này nghèo đi, không còn tiền mua sắm, làm kinh tế nội địa do tiêu thụ xuống dốc.

Từ trước đến nay, mô hình phát triển về kinh tế của Trung cộng dựa trên xuất cảng hàng hóa, cũng như do việc xây cất hạ tầng cơ sở. Kinh tế nội địa do tiêu thụ được coi như không đáng kể, trái ngược với Hoa Kỳ, sự tiêu thụ của dân chúng chiếm đến 2/3 tổng sản lượng quốc gia GDP. Từ khi Tập Cận Bình lên nắm chính quyền, tay này đã muốn thay đổi nền kinh tế làm gia tăng mức tiêu thụ của người dân để thay vào sự đi xuống của việc xuất cảng và xây cất. Chính quyền của họ Tập đã khuyến khích dân Tàu nhảy vào chơi stock và cố gắng để làm thị trường chứng khoán chỉ có lên mà không xuống, nhằm kích thích kinh tế nhiều hơn. Và trong mấy năm trước, thị trường chứng khoán Trung cộng lên vùn vụt do chính quyền khuyến khích và tạo nhiều điều kiện dễ dãi. Nhưng cũng vì thế đã gây ra quả bóng về stock căng phồng. Và sau cùng đã vỡ tan trong tháng 7 vừa qua!

Như vậy ảnh hưởng của việc stock crash, chứng khoán vỡ tan này sẽ làm ảnh hưởng rất nặng đến mức tiêu thụ mua sắm của dân Tàu và sẽ làm kinh tế đi xuống nhiều, như lịch sử trước giờ đã cho biết!

Cột trụ khác của kinh tế Trung cộng là xuất cảng hàng hóa hiện cũng đang trên đường đi xuống. Điều giản dị là các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Tây Âu đã nhận thức hiểm họa là Trung cộng đã tiêu diệt hầu hết các kỹ nghệ sản xuất bản xứ khi cho xuất cảng hàng hóa đủ loại với giá thành quá rẻ, không nước nào cạnh tranh được. Việc hạn chế nhập cảng hàng hóa từ Trung cộng là điều đương nhiên sẽ xảy ra, dù dưới danh nghĩa tự do mậu dịch, Hoa Kỳ và Tây Âu không thể ra mặt trực tiếp cấm đoán. Nhưng những biện pháp ngăn cản hàng hóa từ Trung cộng đã bắt đầu được áp dụng, như những than phiền về phẩm chất của hàng hóa từ Trung cộng đã tạo khó khăn cho các công ty sản xuất Tàu, không theo đúng được các tiêu chuẩn khắt khe. Ngoài ra những luật ngăn chặn như anti-dumping, bắt phạt hay hạn chế khi Hoa Kỳ cho rằng Trung cộng sản xuất dưới giá vốn, bán tống bán tháo hàng hóa sang Hoa Kỳ để nhằm chiếm giữ thị trường và tiêu diệt các nhà sản xuất nội địa

Ngoài ra hiện nay phong trào bài hàng hóa của Tàu cũng đã lên cao tại Hoa Kỳ và Tây Âu. Những hô hào mua đồ nội địa như Buy America hay Made in America hiện đang lan rộng khi chính người dân Hoa Kỳ bắt đầu ý thức về tai họa Trung cộng đang đe dọa thế thượng phong của chính Hoa Kỳ. Các công ty Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu tìm cách để đưa công việc sản xuất trở lại Hoa Kỳ, một phần vì vấn đề quyền lợi. Hiện nay giá nhân công tại Trung cộng đã lên cao nhiều, không còn rẻ như hai, ba chục năm về trước, nên giá thành cho hàng hóa làm tại Trung cộng lên cao không còn lợi thế nhiều như trước. Hơn nữa, các công ty Hoa Kỳ này đã bị chính quyền Trung cộng ép buộc để chuyển nhượng kỹ thuật cho các công ty Tàu hợp tác. Nếu không chịu sẽ bị làm khó dễ không làm ăn được. Ngoài ra còn bị ăn cắp các bí mật về kỹ thuật hay về quản trị nên nhiều công ty Hoa Kỳ đã trắng mắt, không thấy lợi đâu, chỉ bị thiệt hại nhiều khi thiết lập các hãng xưởng sản xuất tại Trung cộng. Hiện nay chỉ mới bắt đầu nhỏ giọt, nhưng trong tương lai sắp đến rất nhiều công ty Hoa Kỳ sẽ rút chân ra khỏi Trung cộng, hoặc đem công việc sản xuất về nội địa Hoa Kỳ hay đưa sang các quốc gia khác như Việt Nam với giá nhân công rẻ hơn hoặc điều kiện dễ dàng hơn, không sợ bị đè ép hay bị ăn cắp các bí mật kỹ thuật sản xuất của công ty.

Với đà rút ra khỏi Trung cộng của các công ty Hoa Kỳ và đầu tư sang các quốc gia khác, Trung cộng sẽ bị thiệt hại nặng về kinh tế vì xuất cảng là yếu tố chính cho phát triển của Trung cộng. Mất đi cột trụ xuất cảng, Trung cộng sẽ lụn bại dễ dàng. Đây là chưa kể một khi thỏa ước mậu dịch Thái Bình Dương, Trans Pacific Partnership được thỏa thuận xong xuôi và thi hành, Trung cộng bị gạt ra ngoài sẽ còn ảnh hưởng nặng hơn nữa về sản xuất hàng hóa và mậu dịch. Đáng nhẽ cuộc họp tại đảo Maui của Hawaii cuối tháng 7 vừa qua giữa 12 quốc gia sẽ đưa đến ký kết thoả ước này. Nhưng vẫn còn một số điểm dị biệt chưa được đồng thuận nên thỏa ước TPP này chưa ngã ngũ hẳn. Tuy nhiên một khi xong xuôi và chính thức thi hành, tầm ảnh hưởng của TPP sẽ không nhỏ và làm thiệt hại cho kinh tế Trung cộng rất nhiều.

Cột trụ khác cho phát triển kinh tế của Trung cộng là xây cất hạ tầng cơ sở. Trong hai thập niên 80’s và 90’s, các công trình xây cất đường xá, cầu cống, buildings chung cư cho dân chúng từ vùng quê đổ về thành thị đã làm Trung cộng phát triển nhanh vì đây là những việc cần thiết để tân tiến hóa và kỹ nghệ hóa. Việc xây cất này đã làm gia tăng tổng sản lượng GDP lên nhiều và làm Trung cộng phát triển ở mức 15-20% mỗi năm. Nhưng sau đó đã chậm lại và mức tăng trưởng GDP xuống cỡ 10% thập niên qua. Hiện nay, chỉ còn 7% cho mức tăng GDP. Nhưng mấy năm sau này con số tăng trưởng 7% không tin được. Lý do là Trung cộng muốn giữ mức phát triển cao để lòe và gạt gẫm đầu tư ngoại quốc, nên đã cho xây cất lung tung những công trình không cần thiết! Những đường xá, cầu cống ở nơi hoang vu gọi là bridge to nowhere, những buildings lớn lao cho dân chúng nhưng không có ai ở. Những shopping malls vĩ đại không một bóng người. Ngay cả dự án xây hẳn một thành phố cho một triệu dân ở cùng phía Bắc hiện nay hoàn tất xong nhưng bỏ hoang, không dân nào về ở! Ngoài ra còn những khu kỹ nghệ dọc suốt con đường từ Thượng Hải đến Tô Châu, hoàn toàn vắng người. Ngay cả phi trường xây cất lớn lao nhưng không có phi cơ nào đáp xuống vì không cần thiết! Những nhà máy làm xi măng, làm thép xây lên nhan nhản để nhằm xuất cảng nay phải bỏ hoang. Tất cả những việc xây cất này đã trở thành một thứ bịp bợm, trước hết để lường gạt đầu tư ngoại quốc và giữ tiếng là Trung cộng vẫn còn phát triển. Sau nữa để tạo công ăn việc làm cho dân từ thôn quê đổ xô về thành thị kiếm việc.

Những xây cất và đầu tư vô dụng, vô hiệu quả này theo một bản tường trình của Ủy Ban Phát Triển Quốc Gia năm 2014 và của Academy of Macroeconomic Research đã lên đến 41.8 trillion quan hay 6.8 trillion Mỹ Kim cho 4 năm từ 2009 đến 2013. Số tiền vĩ đại này như thế được coi như mất hết! Vì không dùng được vào việc gì! Điều tai hại hơn cả là những xây cất hạ tầng cơ sở vô dụng này đều do chính quyền địa phương của vùng hay tỉnh, quận, vay nợ để thực hiện. Hiện nay số nợ chung cho các cơ quan của chính quyền địa phương này tính đến cuối năm 2014 lên đến 5 trillion hay 5000 tỷ Mỹ Kim!

Điều này có nghĩa kinh tế Trung cộng hiện đang nằm trên lò thuốc súng vì món nợ khổng lồ do xây cất phi lý và vô dụng. Lò thuốc súng này có thể nổ bất cứ lúc nào và khi đó chính quyền Tập Cận Bình sẽ hết đường để xoay sở một khi cả ba cột trụ kinh tế thi nhau ngã rụng một lúc. Ba cột trụ này, xây cất hạ tầng cơ sở, chế tạo và xuất cảng hàng hóa, tiêu thụ nội địa tan tành do stock crash, hiện nay được coi như đã bị mối ăn thủng hết chân móng, chỉ chờ ngày mục rữa và tan hoang bất cứ lúc nào.

Hiện nay những cố gắng của chính quyền Tập Cận Bình làm ổn định thị trường chứng khoán mang đầy vẻ tuyệt vọng như không biết làm gì khác hơn! Thí dụ cụ thể là cho phép người dân dùng giá trị nhà đang ở để làm collateral đặt cọc cho mua stock kiểu margin, là một hình thức đánh bạc. Điều này chưa bao giờ xảy ra tại thị trường chứng khoán của một quốc gia tiền tiến nào. Có nghĩa chính quyền họ Tập đã bị điên hoảng panic, tìm cách giữ thị trường chứng khoán không bị sụp với bất cứ giá nào và phương pháp nào, dù vô nghĩa và khôi hài đến đâu chăng nữa!

Nhưng khi căn bản là kinh tế sắp bị sụp đổ toàn diện đến nơi, thị trường chứng khoán có vỡ tan chỉ là dấu hiệu báo trước, chính quyền Tập Cận Bình dù có thi hành biện pháp nào đến đâu cũng chỉ là vô ích! Như vậy nhiều lắm là đến năm 2016 này, chúng ta sẽ thấy một sự tan vỡ hoàn toàn của nền kinh tế giả tạo và bịp bợm của quốc gia hiện đang là tai ương cho toàn cầu. Đó chính là Trung cộng, kẻ thù muôn đời truyền kiếp của chúng ta vậy!

2 tháng 8, 2015

Khuất Phong Nguyễn Đình Phùng

***

Theo bản tin đài CNN vào chiều 13-08-15 lúc 16 giờ 15 giờ Âu châu, đã có 50 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương. 

Sau khi nhân dân tệ mất giá nặng nề, Trung cộng bị 2 vụ nổ khủng khiếp làm nhiều người chết, trên 500 bị thương

Wednesday, August 12, 2015

Thiên Tân (Tianjin) 12-08-2015

Thiên Tân (Tianjin) 12-08-2015

VietPress USA (12-8-2015): Vào khoảng 11:30pm đêm Thứ Tư 12-8, hai vụ nổ lớn chưa từng thấy cách nhau chỉ 30 giây đồng hồ đã làm cho thành phố Thiên Tân (Tianjin) của Trung cộng (Tc) như bắt đầu bước vào Đại chiến Thứ 3.

Thiên Tân (Tianjin) 12-08-2015

Cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ đo được một loạt các chấn động như địa chấn của những trận động đất tại nhà ga xe lửa ở Bắc Kinh nằm các thành phố Thiên Tân nơi có vụ nổ 160km. Chuyên gia đo địa chấn của Mỹ là ông John Bellini nói rằng các dụng cụ đo địa chấn cũng thường đo được các vụ nổ mìn; nhưng rất hiếm khi có sự kiện chấn động bề mặt của vụ nổ lại làm rung động địa chấn quá mạnh như vụ nổ tại thành phố Thiên Tân. Ông Bellini nói thêm rằng “Những vụ nổ không liên quan đến mìn thì rất khó để ghi nhận vì sự chấn động thường không chuyền xuống đất để có thể đo được!” Thế nhưng vụ nổ lớn nhất tại cảng của Thiên Tân đang là mối nghi ngờ không hiểu sự thật bên sau là gì.

Một phụ nữ ở cách vụ nổ nói 4km đã kể rằng bà thấy một quả cầu lửa bùng lên rất cao và tiếp theo là tiếng nổ lớn. Chỉ lối 30 giây sau đó, tiếng nổ thứ hai khủng khiếp hơn và lửa cháy rực khắp nơi. Những ngôi nhà lầu rung rinh và kiếng các cửa sổ bể tung rơi như những lưởi gươm phóng đi trong đêm, rớt loảng xoảng. Bà nói chỉ một lát sau đó, rất nhiều xe hơi chở những người bị thương đầy máu chạy qua trước mặt bà; trong khi cư dân trên các cao ốc đổ xô xuống đường trong vẽ ngơ ngác và sợ hãi.

Thiên Tân (Tianjin) 12-08-2015

Vào lúc tiếng nổ xảy ra là gần nửa khuya giờ địa phương (tương đương 1600 GMT), lửa cháy rực cao ngất và toàn thành phố Thiên Tân lo âu, chộn rộn như trong trận thế chiến mà nhà cầm quyền bất lực không kiểm soát được! Thiên Tân là thành phố lớn thứ 4 của Trung cộng với 7 triệu dân có khai báo, nhưng trên thực tế ước lượng có 12 triệu dân tức gồm 5 triệu dân từ xa đến lao động, kinh doanh hay du khách.. Đây là thành phố cảng phía bắc của Tc. Thiên Tân nằm sau Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và do chính quyền Trung ương Tc chỉ đạo trực tiếp. Cảng Thiên Tân chạy ra Biển Đông thông qua Vịnh Bohai Gulf để ra Hoàng Hải (Yellow Sea). Từ năm 2010, Thiên Tân được Tc công nhận là cảng quan trọng cho toàn Tc và là nơi tập trung nhiều bí mật quốc phòng và chiến lược của Trung cộng để chuyển ra Hoàng Hải.

Các nhà quân sự ước lượng vụ nổ đầu tiên tương đương 3 Tấn chất nổ TNT; nhưng vụ nổ tiếp theo tương đương 21 Tấn TNT. Tất cả khả năng cứu hỏa của Tc đã được huy động; nhưng các đám cháy cao ngất và lửa bao phủ khắp nơi. Có 2 lính cứu hỏa Tc mất tích trong biển lửa.

Số người chết đếm được tại địa điểm là 17 người; nhưng hiện vẫn chưa rõ tổng số người chết vì có nhiều người đi trên đường đã bị kiếng cửa sổ từ các cao ốc rơi xuống như những nhát gươm cắt đứt cổ họ và nằm chết trên đường.

Số người bị thương nhiều đến nỗi các bệnh viện trong thành phố Thiên Tân đã không đếm được là bao nhiêu. Báo chí Tc nói rằng có trên 500 người bị thương; trong đó có nhiều người bị thương nặng.

Thiên Tân (Tianjin) 12-08-2015

Tại một bệnh viên khác trong thành phố, một vị Bác sĩ đang đi hội nghị tại Bắc Kinh đã được gọi về để cấp cứu các nạn nhân. Vị Bác sĩ nầy nói  riêng tại bệnh viên của ông đã có trên 300 nạn nhân bị phòng hay bị thương dưới nhiều hình thức.

Đài Truyền hình Tc kêu gọi dân chúng bình tĩnh và vận động mọi người đi hiến máu để cứu nhiều nạn nhân bị thương. Nhiều người bị thương bồng bế nhau chạy bộ; trong khi những người khác đến bệnh viện bằng mọi loại phương tiện.

Nhiều tin nói rằng tiếng nổ lớn đến độ tất cả các cao ốc tại thành phố Thiên Tâm lắc lư như bị động đất và một nửa nhà cửa dân chúng ở trong thành phố và vùng ngoại ô của Thiên Tân bị hư hại từ 30% đến 65%. Trong một Video Clip cho thấy một người đàn ông đang dứng mở cửa kiếng ở một tầng trệt tòa nhà, đúng lúc tiếng nổ đã làm sập toàn bộ các cửa kiếng đè lên người đàn ông và bể nát!

Các Video Clips do cư dân quay bằng điện thoại bỏ lên các mạng xã hội cho thấy nhiều người mình mẫy đầy máu; một số chạy ra đường chỉ mặc quần lót và thân hình nhuộm máu.

Thiên Tân (Tianjin) 12-08-2015

Chen Bingzhi sống trên tầng 5 của một cao ốc cách vụ nổ 4 Km đã kể rằng “Khi vụ nổ lớn đầu tiên xảy ra, tưởng như là động đất. Cả ngôi cao ốc rung rinh và các cửa sổ, cửa kiếng đều bể toang”. Bà Chen Bingzhin kề tiếp rằng “Lúc tiếng nổ thứ nhì kế tiếp thì thật khủng khiếp khiến tôi chạy bay ra ngoài mà không kịp thời gian để khóa cửa nhà”.

Báo Bắc Kinh tường thuật rằng riêng tại bệnh viện của cảng Thiên Tân, đã có lối ít nhất từ 300 đến 400 người bị thương được chở đến đó chờ cấp cứu. Xe cộ chạy trên đường đều chở người bị thương ngồi hay nằm bên trong xe mà mặt mày và thân mình bê bết máu. Truyền hình Trung ương Tc (China Central Television – CCTV) chiếu hình ảnh những người bị thương do kính từ các cao ốc vở rơi xuống chém trúng. CCTV cũng chiếu cảnh người đàn ông đang mở cửa kính và toàn bộ dàn cửa kính sập đè làm người đó bị thương nặng.

Hai vụ nổ lớn chưa từng thấy nầy xảy ra tại kho hàng của một công ty tư nhân tên là Ruihai Logistics được thành lập từ năm 2011 để xử lý các loại hàng, vật liệu nguy hiểm và độc hại. Website của Công ty nầy cho biết đã xử lý tới 1 triệu tấn hàng nguy hiểm mỗi năm.

Lần nầy không biết là loại hàng gì đã khiến xảy ra hai vụ nổ khủng khiếp đến như vậy. Chính phủ Tc chưa có công bố chính thức gì về vụ nổ nầy tại Thiên Tân.

Báo chí Tây phương nói rằng Tc là một nước khoe khoang tự cho mình là tiên tiến; nhưng thật sự quá kém cõi trong mọi vấn đề về an ninh, an toàn chống cháy nổ và an toàn thực phẩm, dược phẩm. Vào tháng 7-2014, một vụ nổ tại kho pháo hoa (pháo bông) tại Thượng Hải đã giết chết 15 người. Các vụ sập hầm mỏ giết hằng trăm công nhân mỏ mỗi năm tại khắp Tc. Dân Tc ăn cơm bằng đũa và Tc sản xuất hằng trăm triệu đôi đũa tre hay đũa gỗ cho dân chúng dùng và xuất khẩu bán cho VN hay các nước Á Châu; nhưng vì họ gian dối ngâm tẩm bằng các chất độc nên dân Tc cũng sợ bệnh mà không dám dùng đũa của Tc sản xuất. Tc hiện nay phải nhập đũa gỗ lối 600 triệu đôi mỗi tháng từ Hoa Kỳ.

Thiên Tân (Tianjin) 12-08-2015

Thiên Tân là cảng chứa nhiều loại súng đạn của Tc và là trung tâm hóa lọc dầu, sản xuất hóa chất và là kho trung chuyển các loại vũ khí đặc biệt theo đường tàu hỏa cao tốc lối 100 Km về Bắc Kinh hay chuyển qua Hoàng Hải; hoặc chuyển nhiều vũ khí và trang thiết bị xây dựng các căn cứ quân sự trên Biển Đông mà Hoa Kỳ cảnh cáo gần đây.

Vào sáng Thứ Năm 13-8-2015, Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch đảng csTc là ông Tập Cận Bình đã chỉ thị tăng cường các biện pháp khắc phục hậu quả; giúp đỡ dân chúng bị nạn và các gia đình bị hư hại. Tuy nhiên không thấy ông Tập Cận Bình nói gì về lý do vụ nổ, và chất liệu gì gây nổ quá lớn như thế. Sự im lặng của ông Tập Cận Bình và nhà đương cuộc Tc cho thấy có lý do gì đó bên sau.. Nhiều người cho rằng có thể do những tranh chấp nội bộ giữa ông Tập Cận Bình và phe các tướng lãnh thân với ông Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào hiện đang bị ông Tập Cận Bình bắt và xử từ từ.

Vụ nổ đã xảy ra chỉ 2 ngày sau khi Tc phải phá giá đồng Nhân Dân Tệ sau khi trong tuần lễ đầu tháng 7-2015 đã bị mất trắng khoảng 3.600 tỷ Mỹ-kim và tuần lễ đầu tháng 8-2015 chỉ trong một ngày mà Thị trường Chứng Khoán của Tc mất tới 8.6%.

Cho đến giờ phút nầy khi VietPress USA dịch và tổng hợp tin thì thành phố Thiên Tân vẫn chưa ổn định. Dân ôm chiếu chăn ra nằm ngoài đường vẫn chưa về nhà hết.. Những người hiến máu vẫn sắp hàng và những kẻ bị thương vẫn một lúc một nhiều hơn. Các cột khói do vụ nổ lớn trong đểm vẫn cuồn cuộn vương lên bầu trời xám xịt.

Hạnh Dương dịch và tổng hợp.

www.vietpressusa.com

***

Trung Cộng sắp theo gương Nga: Ráng chạy đua với Mỹ để rồi gục!

tập cận bình

Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao) - Năm 1945, Nga chứng kiến Mỹ thả 2 trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, mới biết quân đội Mỹ thực sự mạnh và vũ khí, khoa học của Mỹ tiến bộ vượt bực như thế nào. Stalin lúc đó mới hiểu muốn nhuộm đỏ toàn cầu thì Liên Xô bắt buộc phải có vũ khí hạt nhân mạnh hơn Mỹ, còn không chỉ cần xớ rớ Mỹ cho vài quả hạt nhân thì đảng cộng sản có vinh quang cỡ nào đi nữa cũng thành tro bụi. Thế là Nga ngừng các cuộc chiến xâm lược các quốc gia khác, và thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ khí với Mỹ bắt đầu.

Stalin đổ mọi tiền của nỗ lực vào việc chế tạo bom nguyên tử, nhưng chính cái cơ chế "hồng hơn chuyên", "trí thức là cục phân", "khỏi học mới làm chức lớn" và "độc tài kềm kẹp mọi loại tư tưởng tự do" khiến cho dân Liên Xô ngày càng ngu đi, ngày càng chỉ biết lo ăn chơi đàn đúm, quan chức thì chỉ biết ăn hối lộ, tham nhũng vơ vét làm giàu, người tài giỏi thật sự thì 1 là bị gán danh phản động bắt bỏ tù, hoặc đã trốn đi vượt biên tỵ nạn, hoặc bị trù dập lẹt đẹt bên dưới, nên mấy chục năm chạy đua vũ trang với Mỹ, Nga vẫn không sao bằng Mỹ và cuối cùng thì kinh tế kiệt quệ mà gục ngã! 

Ngày nay, Tàu Cộng lại đang đi vào vết xe đổ của Nga, phải chăng vì đó là bản chất của chế độ cộng sản, không cách nào tránh khỏi? 

Tàu Cộng học bài học của Nga, không bành trướng bằng quân sự nữa để khỏi phải chạy đua vũ trang với Mỹ. Ngược lại Tàu Cộng tránh mọi va chạm quân sự với Mỹ. Tàu Cộng bành trướng và chạy đua với Mỹ về kinh tế. Tàu Cộng vơ vét tiền bạc của người dân, bắt dân làm lao động khổ sai với đồng lương chết đói, rồi dùng tiền đó mua đất, mua nhà, mua doanh nghiệp, mua các nhân viên chính quyền các nước nào chịu bán nước (như Việt Nam) và bành trướng qua ngã này. 

Kinh tế của Tàu Cộng hiện nay lớn thứ 2 sau Mỹ, (Nhật đứng thứ 3, VN ta thì đứng gần bét!). Tàu Cộng có những lợi điểm sau:

1- Dân đông và đa số là dân nghèo, làm thì bằng 2-3 người khác nhưng lương thì chỉ bằng 1/100 các nước khác, nên sản xuất ra nhiều, giá thành rẻ, dễ xuất khẩu.

2- Nhân lực đông và rẻ cũng khiến các nước khác đầu tư, đem doanh nghiệp qua Trung cộng mướn nhân công và nhà máy của Tc.

3- Đất rộng, xây dựng được nhiều, đáp ứng được các nhu cầu về nhà máy, cơ xưởng, đầu tư của nước ngoài.

4- Dân ngu bị nhồi sọ không dám chống đối nên tha hồ bóc lột, tha hồ lợi dụng, tha hồ xài như nô lệ, chết bỏ, nhà nước không tốn nhiều tiền cho an sinh hay bảo đảm xã hội.

5- Nhà nước làm luật rừng, thích thế nào bẻ thế ấy không ai phản kháng. Tha hồ cho vay tiền vô tội vạ, cho in tiền vô tội vạ, dân chúng bị cấm đi nước ngoài nên không cần ngoại tệ. Cho vay dễ dàng nên người dân nào cũng có thể vay hàng đống để mở doanh nghiệp, để sản xuất.

Nhưng đàng sau những lợi điểm đó, là hậu quả kinh khủng nhất mà nước cộng sản nào cũng gặp phải, đó là nợ công quá lớn và nợ xấu quá nhiều.

Khi 1 vài các doanh nghiệp lớn phá sản vì nợ không trả được, thì cổ phiếu xuống ào ào, qua 1 đêm có thể bốc hơi hoàn toàn trở thành vô giá trị, nên giới đầu tư vào thị trường chứng khoán Tc hoàn toàn không có niềm tin, khi thị trường vừa tuột dốc và nghe vài tin xấu là người ta ào ạt bán tống bán tháo, chứ không ai dám ngồi yên mà giữ hoặc đổ thêm tiền vào để giữ giá. 

Vào quý đầu năm 2015, kinh tế Tc đã vượt qua Mỹ để trở thành số 1 thế giới, nhờ giá thị trường cổ phiếu và bất động sản lên. Tin này không ai nói đến. Mỹ không muốn nói vì không muốn dân Mỹ nổi giận, họ đã quen với vị trí số 1 rồi. Tc cũng không công bố vì chế độ cộng sản là phải giấu diếm mọi tin tức sự thật, để dễ bề tuyên truyền nhồi sọ dân. Giới chuyên gia cũng không nhắc đến, chỉ ngồi yên theo dõi diễn biến.

Thì quả nhiên chưa đầy 6 tháng sau, thị trường cổ phiếu Tc tuột dốc thảm hại, chỉ trong 3 tháng mất trắng gần 30% giá trị! Nhà nước CSTc vất vả bơm vào thêm gần 900 tỷ nhân dân tệ mà vẫn không cứu vãn nổi!! 

Các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới đã biết trước chuyện này sẽ xảy ra, chỉ bình phẩm ngắn gọn rằng "Phát triển kinh tế mà không đi đôi với thay đổi chính trị phù hợp, thì chỉ là chiếc bong bóng thổi phồng lên bằng khí, trống rỗng, thổi căng quá mức thì sẽ vỡ tan thôi!" 

Chỉ tội nghiệp cho người dân Trung cộng, bị đảng CSTc nhồi sọ và lừa bịp, cứ tin là kinh tế nước nhà đang phát triển rực rỡ lắm, nên dồn tiền để dành vào đầu tư, với hy vọng làm giàu, nay lại 1 lần nữa trắng tay, sẽ phải đối diện với quãng đời còn lại sống trong đói nghèo và tăm tối!! 

Tin tức tổng hợp từ nhiều nguồn, tham khảo thêm ở đây:

http://theconversation.com/shadow-play-how-chinas-unregulated-banks-feed-its-boom-and-bust-economy-45253

http://www.bloomberg.com/news/articles/2015-04-15/a-chinese-paradox-slow-growth-is-good-stock-bubbles-welcome

9/8/2015

Ngoc Nhi Nguyen

danlambaovn.blogspot.com

***

"Đế quốc đỏ" Trung Cộng bước vào giai đoạn sụp đổ

 

***

Bài viết đặc biệt: Đảng Cộng sản Trung cộng vùng vẫy trước nguy cơ sụp đổ đang đến gần

trung cộng sụp đỗ, giang trạch dân, tập cận bình

Đất nước Trung cộng đang đứng trước thời khắc lịch sử trọng đại. (Ảnh tổng hợp của NTDTV)

Từ khi làn sóng thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung cộng bắt đầu dấy lên cũng là lúc sự diệt vong tất yếu của Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTQ) được ấn định. Trong giai đoạn biến đổi trọng đại này của lịch sử, tầng lớp lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ cũng đã xuất hiện một vài động thái lớn. Gần đây, giới chức cấp cao đã bỏ phiếu thông qua việc thực thi tuyên thệ trước Hiến pháp mà không đoái hoài gì đến “Đảng”, các cơ quan chính phủ còn đề xuất “dũng cảm thừa nhận, tiếp thu sự thật về sự biến chất thoái hóa của đảng”, điều này cho thấy các  cơ quan này đang phát đi một số tín hiệu nào đó. Hiện tại khí số của ĐCSTQ hầu như đã tận, cuốn sách “Cửu bình” được phổ biến rộng rãi đã giúp cho dân chúng hiểu rõ được bản chất tà ác của đảng, đây chính là thời khắc quan trọng trong sự kiện thoái xuất khỏi ĐCSTQ, sắp có sự biến hóa lớn về mặt bản chất. “Trung cộng Cộng sản Đảng vong” đã trở thành thiên ý, là quy luật của lịch sử, là trào lưu chung đại diện cho các giá trị dân chủ phổ quát của thế giới, dân tộc Tàu sẽ vượt khỏi kiếp nạn và bước đến một kỷ nguyên mới của sự phục hưng vĩ đại, không ai có thể ngăn cản nổi.

1. Giải thể ĐCSTQ là tất yếu của lịch sử

Gần đây, các cơ quan chính phủ Bắc Kinh đã có một động thái quan trọng, không ngừng phát đi những tín hiệu muốn vứt bỏ ĐCSTQ. Ngoài việc tầng lớp lãnh đạo cấp cao thông qua biểu quyết không tuyên thệ trước đảng, cũng có người cho rằng, ĐCSTQ nên đổi một cái tên khác. Truyền thông nhà nước cũng đưa tin rằng chính phủ đang có sự sắp xếp, sắp phải cải cách chế độ.

Ông Tập Cận Bình gần đây đã có một lời phát biểu khá hiếm hoi trong kỳ đại hội vừa rồi: “Cần dũng cảm đối mặt với thực tế khắc nghiệt; thừa nhận, tiếp thu sự thật tha hóa biến chất có nguy cơ dẫn đến vong đảng vong quốc”. Trong báo cáo của ông Tập không hề có chút “kỵ húy” mà liệt kê ra những sáu nguy cơ lớn có thể dẫn đến “vong đảng”, đồng thời chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn trong nội bộ, xã hội đã bạo phát một cách phức tạp và có chuyển biến xấu. Sáu nguy cơ bao gồm cả chính trị, kinh tế, xã hội, tín ngưỡng và nhiều lĩnh vực khác. Điều này cho thấy sự hủ bại trong thể chế ĐCSTQ đã hết thuốc chữa, cũng như không còn đủ sức để vu hồi. Các ý kiến bên ngoài cho rằng, một sự đổi thay to lớn sắp xảy ra, ĐCSTQ sắp đứng trước nguy cơ – điều này khiến đảng không thể không thực hiện những động tác vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản.

Vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều có một quá trình thịnh suy nhất định, một trái táo hư thì phải vứt đi, một chính quyền cũng có quá trình sinh – hưng –thịnh – suy – nguy – vong. Thời xưa, những vương triều nào xuất hiện phong bế chuyên quyền, tàn bạo, hủ bại thì vương triều ấy không thể tồn tại lâu dài – đó chính là quy luật phát triển của lịch sử, trên thế gian không có triều đại nào là vạn cổ trường lưu. Trong lịch sử Trung cộng, triều đại tồn tại lâu nhất là nhà Chu với hơn 800 năm trị vì, nhưng cuối cùng cũng không tránh khỏi cái vận diệt vong. Hiện nay, một chính quyền hủ bại bất kham như ĐCSTQ cũng đã bước vào chặng cuối của con đường phế diệt.

Tần Thủy Hoàng sau khi lập vị, đã dùng mọi phương cách để cầu trường sinh bất lão, cuối cùng cũng chỉ là vọng tưởng. Sau đó ông ta lượm lặt được một cuốn “Tiên thư”, trong sách viết “vong Tần giả, Hồ dã” (diệt nước Tần là Hồ vậy). Tần Thủy Hoàng đọc xong, cứ ngỡ “Hồ” ở đây là chỉ Hung Nô, bèn sai đại tướng Mông Điềm xuất lĩnh ba mươi vạn quân tiến về phương Bắc chinh phạt Hung Nô để diệt hậu họa vong quốc. Sau đó còn cho đắp thêm Vạn Lý Trường Thành để ngăn bước người Hồ tiến về phía Nam. Tần Thủy Hoàng băng hà, bọn Lý Tư tự sửa di chiếu, lập con thứ Hồ Hợi lên ngôi đế, tức Tần nhị thế. Tần nhị thế bạo ngược vô đạo, dẫn đến quốc phá gia vong, ứng nghiệm theo lời sấm “Vong Tần giả, Hồ dã”. Chẳng qua, “Hồ” ở đây không phải là tộc Hồ (Hung Nô) như Tần Thủy Hoàng vẫn nghĩ mà chính là “Hồ” Hợi.

Thế cho nên một triều đại tự diệt cũng là vì đó là quy luật không thể tránh khỏi, hoặc là do thiên ý, đến lúc kiếp số đã tận, không cần biết phòng bị tốt thế nào, sử dụng bao nhiêu thủ đoạn, bạo lực mạnh tay đến đâu cũng không thể kéo dài được. ĐCSTQ tự tạo kẻ địch cho mình ở khắp nơi, đó cũng là dấu hiệu bị tận diệt.

Trong lúc xã hội Trung cộng đang xuất hiện làn sóng thoái đảng, rất tự nhiên ĐCSTQ cũng đứng trước nguy cơ diệt vong. Hệ thống chấp pháp của cơ quan Chính Pháp Ủy thậm chí còn có thể cưỡi lên đầu pháp luật, bạt mạng “duy trì ổn định”, đả kích và áp chế nhân sĩ trong mọi giới, thậm chí quay mũi giáo về đoàn thể tu luyện; dùng những phương thức vô cùng bạo lực, tà ác và lưu manh để kéo dài hơi tàn của đảng cộng sản.

Thời Minh có một bộ phận thị vệ mang tên “Đông tập sự xưởng”, gọi tắt là “Đông Xưởng”, trụ sở đặt ở một con hẻm ở Bắc Kinh, là cơ quan đặc vụ tình báo đầu tiên trên thế giới, cơ quan này đã tạo ra vô số những án oan.

Khi triều đình hội thẩm những án lớn, Cẩm y vệ ở Bắc Trấn phụ trách tra khảo trọng phạm, Đông Xưởng đều phái người đến nghe hội thẩm. Tất cả các vệ môn trong triều đình đều có người của Đông Xưởng ngồi trực, giám sát từng cử động một của quan viên. Đến cuối thời Minh, cũng là thời kỳ hoạn quan chuyên quyền lên đến đỉnh điểm trong lịch sử Trung cộng. Tên hoạn quan Ngụy Trung Hiền được triều đình hủ bại vô năng trọng dụng, lúc hắn ta ra ngoài, xe cộ cờ phướn giống hệt (có khi còn hơn) hoàng đế. Sĩ phu đại thần các bậc đều phải quỳ hai bên đường tung hô thiên tuế. Lúc Ngụy Trung Hiền chuyên quyền, đặc vụ của các xưởng vệ càng thêm phóng túng ngạo mạn, khiến cho mâu thuẫn xã hội cuối thời Minh càng thêm kịch liệt, chính trị bại hoại, kinh tế phá sản, trật tự xã hội đảo lộn, tình thế càng lúc càng khó cứu vãn, đẩy nhanh nguy cơ sụp đổ của nhà Minh.

Hoàng đế Càn Long nhà Thanh có lời bình về triều Minh như sau: “Cái nguyên nhân diệt vong của nhà Minh không phải là vì giặc cướp, mà vì Thần tông quá hoang đường, mở đường cho hoạn quan chuyên quyền, các đại thần thì chí để ở tiền bạc, bá quan ở các chức vụ cũng a dua đục khoét. Ngôi vua vẫn còn, hoạn quan có thể trị, nhưng xét về cái thế của thiên hạ đã như chỗ đất sông lở thì không thể sửa móng, cá ươn thì không cất giữ được”.

Tuy rằng Tập Cận Bình đã hạ bệ “Chính Pháp sa vương” Chu Vĩnh Khang, người được mệnh danh là hạt nhân trung tâm quyền lực thứ hai của ĐCSTQ, thậm chí nếu cuối cùng rồi sẽ hạ bệ Giang Trạch Dân, nhưng sự chuyên quyền, ham lộc vị, tiền tài, đục khoét, a dua… đã ăn sâu vào trong mọi mắt xích, toàn bộ cơ thể ĐCSTQ đã thối rữa, chỉ dựa vào “đả hổ” không thôi cũng chẳng thể trừ được cái gốc hủ bại. Các cơ quan của hai họ Tập – Lý dù tận lực đến mấy cũng chẳng thể xoay chuyển nổi thể chế của ĐCSTQ, bởi vì thời đại cần sự tiến bộ, những giá trị phổ quát của thế giới đã dần đi sâu vào lòng người, nếu không thay đổi triệt để tất sẽ dẫn đến diệt vong.

Thật ra, Trung cộng cũng đã từng tiến hành qua những thay đổi to lớn, Đặng Tiểu Bình đã đem cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông chuyển hóa thành “con đường đặc sắc của Trung cộng”, nhưng trên thực chất không hề tiến hành thay đổi nào, cũng chỉ là cải cách trong nội bộ thể chế, vẫn cứ tiếp tục duy trì đảng. Do đó, đến khi “con đường đặc sắc của Trung cộng” đi đến chặng cuối, ĐCSTQ lại đứng trước nguy cơ sụp đổ. Cuối thời Thanh, triều đình cũng từng trải qua một vài cải cách thay đổi luật pháp và duy tân, nhưng không hề tiến hành thay đổi gì về mặt bản chất, do đó, vương triều ấy cũng không tránh khỏi số mệnh diệt vong.

Những năm cuối triều Thanh, súng ống phương Tây đã bắn vỡ cánh cổng triều đình, văn hóa phương Tây và các dạng trào lưu ý thức cuồn cuộn du nhập vào. Một bộ phận quan viên và phần tử trí thức Trung cộng đã nhận thức được: không cải cách thì Trung cộng không có cách nào đối mặt với thách thức mới. Những người thuộc phái duy tân như Khang Hữu Vi, Lương Học Siêu chủ trương cải cách nội bộ thể chế, thay đổi chế độ xã hội chính trị dưới quyền lực của hoàng đế. Chủ trương này đã được sự ủng hộ của vua Quang Tự, phái duy tân đã triển khai cuộc cải cách Mậu Tuất. Năm 1898, khi cuộc cải cách Mậu Tuất thất bại, Từ Hy thái hậu lại tiếp tục chuyên quyền tiếm vị, hoàng đế Quang Tự bị quản thúc tại Doanh Đài ở Trung Nam Hải.

Thanh triều sụp đổ, hoàn toàn không có bóng dáng ngoại địch, không có nguy cơ kinh tế, cũng không có khởi nghĩa nông dân trên quy mô lớn. Cách mạng Tân Hợi chẳng qua chỉ là một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Vũ Xương, rồi sau đó dân chúng các nơi nườm nượp hô ứng, kết quả đế quốc Đại Thanh tan tành như ngói vỡ. Có thể nói số vận Đại Thanh đã tận, và tất nhiên, trước đó Tôn Trung Sơn cũng đã nhiều lần phát động khởi nghĩa vũ trang làm bước đệm.

Nguyên nhân chủ yếu là chế độ chính trị của nhà Thanh đã không còn phù hợp với kết cấu xã hội, không thể gánh vác sản lực của nền sản xuất tiên tiến. Đó cũng là lúc Trung cộng dấy lên trào lưu ý thức của giai cấp tư sản đòi hỏi phải thích ứng với thế giới, ý thức này xung đột sâu sắc với sự hủ bại và bảo thủ của quý tộc Đại Thanh. Nhà Thanh đã không thích ứng được với hình thế mới, trào lưu mới. Đối diện với biết bao nguy cơ từ trong ra ngoài và cuộc cải cách không thể tránh khỏi, cuối cùng triều Thanh đã đi đến diệt vong.

Giống như Trụ vương thời Ân, toàn bộ quá trình và nguyên nhân diệt vong đã cảnh cáo người đời là thiên ý không thể trái được, thần linh không hề biến mất. Lịch sử Trung cộng nói với chúng ta một điều, thịnh suy của từng triều đại là đều có quy luật. Tất cả mọi điều trên thế giới đều có thiên ý. Đảng Cộng sản tồn tại trên thế giới đã hơn 100 năm, bản chất tà ác của nó đã được con người nhận thức rõ, do đó việc giải thể Đảng Cộng sản đã trở thành dòng chảy tất yếu của lịch sử, một sự thay đổi lớn đang xuất hiện trên sân khấu Trung cộng.

2. Giải thể Đảng Cộng sản là dòng chảy chung của thế giới

Trong lịch sử tư tưởng của thế giới, một trăm năm trước, một âm hồn mang tên Cộng sản đã xuất hiện và vật vờ ở bầu trời châu Âu. Từ bản “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” Marx đã sáng lập ra học thuyết chủ nghĩa Cộng sản, nọc độc của học thuyết này đã được truyền đi trong suốt lịch sử cận đại, hiện đại, ảnh hưởng đến toàn cục của thế giới hiện nay. Sau khi thế giới nhận thức được bản chất bạo lực tà ác của Đảng Cộng sản, độc tố của nó vẫn còn di căn tại một số quốc gia.

Kể từ sau thế chiến thứ hai, cuộc vận động của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới đã đi đến đỉnh điểm, Liên Xô trong 10 năm ngắn ngủi đã trở thành quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu, lớn thứ hai thế giới. Nhưng đây chỉ là một biểu hiện tạm thời, theo sự thay đổi của thời gian, rất nhiều tệ đoan đã xuất hiện. Thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa của Đảng Cộng sản là một thể chế tập quyền tập trung cao độ. Loại thể chế này hoàn toàn đi ngược với quy luật phát triển của nền kinh tế hiện đại, đè bẹp tính tích cực của địa phương, xí nghiệp và người lao động, lại thêm sự hủy diệt các phần tử tri thức bất đồng chính kiến và đàn áp các đảng phái đối lập chính trị, dẫn đến sự khống chế chặt chẽ về hình thái ý thức. Khiến cho xã hội sau khi có sự đột phá ở bề mặt ban đầu liền lập tức sa vào trạng thái chết cứng, phong bế và lộn xộn.

Trong cục diện của thế giới hiện đại, chủ nghĩa cộng sản đã có một trận tuyến khá rộng lớn, từ Liên Xô, Đông Âu, Trung cộng len lỏi đến các quốc gia bần cùng ở thế giới thứ ba, thậm chí là thế giới Ả Rập, cho đến cả đầu giường của Saddam Hussain cũng chất đầy những tuyển tập của Stalin và Mao Trạch Đông. Hễ quốc gia nào theo bước của Liên Xô và Trung Cộng, thì đó sẽ là một quốc gia bạo lực về chính trị, bần cùng về kinh tế.

Do đó, với con đường chung của thế giới là dần hướng theo hòa bình và phát triển, dạng thể chế này khiến cho kinh tế phát triển chậm chạp, gây mất cân bằng trong nền kinh tế quốc dân và ngày càng thêm nghiêm trọng. Những tệ đoan mang tính chất chế độ lần lượt nổi cộm như: hủ bại chính trị, tàn sát bằng bạo lực, bịt miệng dư luận, khống chế tín ngưỡng…, điều này đã không còn phù hợp với nhịp độ của thế giới hiện đại và các giá trị phổ quát được cộng đồng quốc tế công nhận. Chủ nghĩa cộng sản buộc phải tìm kiếm con đường thoát thân.

Một làn sóng lật đổ chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới do đó đã dần dần xuất hiện, bắt đầu từ năm 1989, bao gồm cả những quốc gia thuộc thế giới Cộng sản cùng với Trung cộng, đã phát sinh làn sóng dân chủ lật đổ nền thống trị chuyên chế của Chủ nghĩa Cộng sản, những quốc gia Chủ nghĩa Cộng sản ở Đông và Trung Âu đã phát sinh những biến đổi kịch liệt và to lớn.

Ngày 6 tháng 10 năm 1989, Đảng Công nhân Xã hội Hungari đã tổ chức sớm kỳ đại hội đại biểu lần thứ 14 (một biểu hiện bất thường). Hội nghị đã thống nhất đổi tên Đảng Công nhân Xã hội thành đảng Xã hội, đề xuất ý kiến thiết lập thể chế được gọi là “Dân chủ xã hội chủ nghĩa”.

Năm 1989 cục diện chính trị ở Đông Đức xảy ra biến động. Ngày 9 tháng 11 năm 1989, bức tường Berlin sụp đổ.

Tháng 12 năm 1989 Ủy ban Mặt trận Cứu quốc Romania đã thay thế Đảng Cộng sản Romania lên nắm quyền.

Ngày 10 tháng 11 năm 1989, Chủ tịch Zhivkov nước Bulgaria bị buộc phải từ chức. Tháng 2 năm 1990, Đảng Cộng sản Bulgaria đã bỏ cơ chế độc đảng cai trị.

Năm 1989, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc đã chứng kiến cuộc Cách mạng Nhung. Đảng Cộng sản trong cơn vô vọng vẫn tiếp tục thao túng quân đội, cảnh sát và các cơ cấu quốc gia khác, cuối cùng Đảng Cộng sản vẫn phải trao lại chính quyền.

Sau năm 1990, các quốc gia thuộc Liên bang Cộng hòa Nam Tư đều tiến hành tuyển cử đa đảng, đảng Cộng sản đã không thắng cử và đánh mất vai trò chấp chính.

Cuối năm 1990, Albania cũng bắt đầu tuyên bố thực hiện thể chế đa đảng, đất nước này cũng dần bước vào nền chính trị đa nguyên hóa cùng con đường dân chủ nghị viện.

Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Tổng thống Liên Xô Gorbachev tuyên bố từ chức, Hội đồng Tối cao Liên Xô trong ngày kế tiếp đã thông qua quyết định tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của khối Liên Xô, lịch sử 69 năm của Liên Xô đến đây đã kết thúc.

Tại Trung cộng, làn sóng tư tưởng dân chủ của dân chúng đã bắt kịp cùng với nhịp đập chung, điều này đã góp phần quan trọng trong việc hình thành làn sóng bài Cộng tại đất nước này. Trong các nước cộng sản đương thời, Ba Lan là đất nước đầu tiên nổ ra cách mạng, ngày 4 tháng 6 năm 1989 họ đã tổ chức tổng tuyển cử bầu ra thủ tưởng đầu tiên không thuộc thành phần trong đảng. Cũng trong ngày hôm đó, Trung cộng cũng xảy ra cuộc vận động mang tên “Lục Tứ”, cuộc vận động này mau chóng đã biến thành một bể máu ngay tại quảng trường Thiên An Môn. Sau khi những sự kiện này xảy ra, kế tiếp đó là những cuộc cách mạng và phản kháng lan rộng khắp các quốc gia Cộng sản, khiến cho các nước Đông Âu thuộc khối Liên Xô nườm nượp giải thể. Cục diện chính trị trên toàn thế giới phát sinh một sự thay đổi cực lớn, kết thúc một thời đại, cũng là dấu hiệu kết thúc chiến tranh lạnh.

Trong những quốc gia đã giải thể thành công chủ nghĩa Cộng sản, trừ cuộc tắm máu ở Romania, các quốc gia khác đều thông qua con đường tuyển cử tự do, Đảng Cộng sản tại quốc gia đó đều trao lại chính quyền một cách hòa bình. Trong số các quốc gia ở Đông Âu, Albania là quốc gia cuối cùng kết thúc chế độ Cộng sản.

Khi làn sóng giải thể chủ nghĩa cộng sản đang cuồn cuộn trên toàn thế giới, cũng là lúc mà dân ý ở Trung cộng đòi hỏi giải thể ĐCSTQ lên đến cao độ. Là quốc gia có dân số đông nhất thế giới, nhưng Đảng Cộng sản tại Trung cộng vẫn chưa bị giải thể. ĐCSTQ đã không thuận theo dòng chảy của lịch sử, mà đã “trông nhà” bằng những thủ đoạn bạo lực đẫm máu, thực hiện những cuộc tàn sát thảm khốc vô nhân đạo để đổi lấy sự thống trị. ĐCSTQ đã đề xuất khẩu hiệu vô nhân tính “giết 200 ngàn giữ Đảng 20 năm”. Học thuyết của Marx là một học thuyết tà giáo đầy tội ác, máu tanh và bạo lực đã chiếm lĩnh được đất Tàu, thống trị và nô dịch dân tộc Tàu. ĐCSTQ phải có được bản chất vô nhân tà ác ấy mới có thể phóng đao đại sát con dân xứ Tàu một cách không gớm tay.

Từ khi giành được chính quyền năm 1949 cho đến nay, ĐCSTQ trong quá trình vận động chính trị và vì các nguyên nhân chính trị khác đã khiến cho một lượng lớn người tử vong một cách bất bình thường; đàn áp và tàn sát các dân tộc thiểu số. Tiến hành trấn áp, bức hại và tàn sát đối với các tổ chức dân vận, học viên Pháp Luân Công, tín đồ tôn giáo, nhân sĩ bất đồng chính kiến. Trong vòng hơn 60 năm, số người chết dưới tay ĐCSTQ được thống kê có đến 80 triệu sinh mạng. Con số này đã vượt quá xa so với tổng số người thiệt mạng trong Thế chiến thứ II.

Từ đó có thể thấy, chủ nghĩa Marx vốn là một tà thuyết dị đoan, phóng đao đại sát đối với sinh mệnh loài người, điều này còn tàn khốc hơn cả trận đại chiến của toàn thế giới! Bản chất của học thuyết bạo lực cách mạng đó là dùng lời dối trá và chuyên chế để thay cho dân chủ và tự do, dùng thể chế độc tài cộng sản thay cho chế độ dân chủ pháp quyền. ĐCSTQ đã thông qua con đường cưỡng chế và bạo lực để bảo vệ chính mình. ĐCSTQ đã bỏ lỡ cơ hội giải thể vào năm 1989, nhưng bản thân nó vẫn đang sống trong sự sợ hãi cực độ từ phong trào Lục Tứ.

Từ khi sự kiện Lục Tứ diễn ra cho đến nay, những cuộc cải cách mở cửa của ĐCSTQ mặc dầu trên bề mặt thể hiện sự phồn vinh phát triển nhưng nó cũng bắt đầu lộ ra những tệ đoan, đồng thời sản sinh ra một nhóm xã hội mới: giai cấp tư sản quyền quý. Nhóm này khiến cho các phương diện chính trị, kinh tế và văn hóa của Trung cộng lâm vào những nguy cơ nghiêm trọng. Tiền đồ và vận mệnh của ĐCSTQ kể từ sau cuộc Cách Mạng Văn Hóa liên tục bị dồn vào những ngõ cụt, lần này ĐCSTQ lại bước đến ngõ cụt thêm lần nữa.

3. Giai cấp tư sản quyền quý Trung cộng

Sau cuộc tàn sát Lục Tứ, ĐCSTQ hò hét khẩu hiệu “giết 200 ngàn giữ 20 năm!”, trên mạng vẫn còn lưu truyền một tin tức được tiết lộ từ một nhân vật biết rõ sự tình ở Trung Nam Hải nói rằng, Đặng Tiểu Bình vì con đường phía trước của đảng nên đã bắt tay an bài từ trước. Tháng 7 năm 1992, Đặng Tiểu Bình đã triệu tập một hội nghị bí mật bao gồm con cháu trong dòng dõi nhà ông ta để nói về sự an bài tương lai 20 năm sau khi ông ta chết. Cuộc hội nghị ấy đã tuyên bố: “Chúng ta đã không còn lựa chọn nào khác, hiện giờ chỉ còn một con đường duy nhất là giải thể ĐCSTQ. Như thế mới không bị thanh toán, con cháu của chúng ta sau này mới được an toàn”. Đặng Tiểu Bình còn yêu cầu không nên ngần ngại tích cóp tiền của vì công cuộc giải thể đảng trong tương lai.

Người viết cho rằng, việc Đặng Tiểu Bình mở cuộc mật đàm để bàn về giải thể đảng có độ xác tín không cao, việc ông ta muốn giải thể ĐCSTQ cùng với việc sát hại và lấp liếm sự kiện Lục Tứ là khác nhau, công tội rõ ràng, lịch sử vẫn sẽ lưu lại món nợ Lục Tứ, tất cả những người có trách nhiệm đều phải nhận lấy phán xét. Nhưng nói bọn họ không ngại tích cóp tiền của lại là sự thật, Đặng Tiểu Bình cũng công khai đề xuất khẩu hiệu “để cho một bộ phận người giàu lên trước”. Từ sau sự kiện Lục Tứ, các gia tộc tập quyền của ĐCSTQ đã bắt đầu những hành động tích cóp điên cuồng, mà “bộ phận người giàu lên” ấy đều là những con cháu của những  người nắm quyền cao chức trọng, thái tử Đảng, ai ai cũng nứt khố đổ vách. Cũng vì chính sách “để một bộ phận người giàu lên trước”, nên sau sự kiện Lục Tứ, Trung cộng lại sản sinh ra một nhóm mới: giai cấp tư sản quyền quý.

Đây là điều độc nhất vô nhị tại Trung cộng, một quốc gia Cộng sản lớn nhất vẫn còn tồn tại sau Chiến tranh lạnh, tuy rằng đã vượt lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng đó cũng là quốc gia có sự cách biệt giàu nghèo nghiêm trọng nhất. ĐCSTQ vẫn còn giơ bảng hiệu của chủ nghĩa cộng sản, nhưng lại thực hiện một mô hình chuyên chế tư bản quyền quí. Cải cách mở cửa chỉ tạo ra sự phồn vinh trên bề mặt, tiếp theo đó là càng nhiều những bong bóng kinh tế xuất hiện, số người thất nghiệp tăng nhanh, khoảng cách giàu nghèo thêm sâu sắc. Đối với thể chế tư bản quyền quý độc đảng mà nói, trên phương diện chính trị chỉ trọng dụng con ông cháu cha, quan trường câu kết, đồng thời cắm rễ sâu vào thế giới thương mại, ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế và xã hội.

Một bản báo cáo điều tra từ cơ quan nghiên cứu của ĐCSTQ tiết lộ. Suốt 60 năm đảng cầm quyền ở Trung cộng đại lục, trong số hàng trăm triệu phú hào có tài sản vượt qua 100 triệu tệ, 90% đều có xuất thân là con cháu của “hồng nhị đại”, “quan nhị đại” (tiếng lóng chỉ con cái các cán bộ đảng, quan chức), những của cải ấy đều từ đồng thuế xương máu của nhân dân, từ tài sản của quốc gia.

Giai cấp tư sản quyền quý trước mắt đã nắm giữ những huyết mạch kinh tế trọng yếu của Trung cộng, thậm chí thị trường cổ phiếu cũng có thể chịu sự khống chế của họ, cũng có nghĩa là chỉ cần họ giậm chân một cái cũng có thể đảo loạn cả một nền kinh tế, cả thị trường cổ phiếu của Trung cộng, khiến cho bá tánh ở đất nước này lãnh đủ, thậm chí có thể giật đổ cả đảng.

ĐCSTQ dưới chiêu bài “đặc sắc riêng kiểu Trung cộng” đã tạo ra một nhóm gia tộc – chủ nghĩa tư bản quyền quý trước giờ chưa hề có trong lịch sử, nhóm này dựa vào quyền lực có trong tay tước đoạt của cải từ mồ hôi nước mắt của dân chúng, vơ vét tài phú cho riêng mình. Công cuộc đả hổ của Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đã cho người ta thấy được một sự hủ bại đã lên đến đỉnh điểm, mục rữa vô hạn độ của một đảng chấp chính.

Tình trạng này rất giống với khối Liên Xô trước ngày giải thể, trong quá trình thống trị của mình, Liên Xô cũng đã sản sinh ra một nhóm phú hào tư bản quyền quý. Nhóm này được đặt trên cả quyền lực, nảy nở ra hàng mớ hủ bại. Mối mâu thuẫn giữa dân chúng và tầng lớp tư bản quyền quý này ngày một dâng cao, chính trị, kinh tế cũng xuất hiện nhiều nguy cơ. Mâu thuẫn tích lũy đến một mức độ đỉnh điểm, khối Liên Xô liền bị giải thể trong nháy mắt.

Nhóm tư bản quyền quý Trung cộng so với Liên Xô chỉ có chỗ hơn chứ không kém, đầu tiên là sự hủ bại của những gia tộc – tư bản quyền quý đã dẫn đến sự hủ bại của cả hệ thống đảng; những vấn đề môi trường và cung ứng năng lượng đã để lại cho xã hội những hậu họa khôn lường; số người thất nghiệp tăng cao, khoảng cách giàu nghèo thêm sâu sắc, mâu thuẫn giữa các giai tầng xã hội thêm kịch liệt. Hệ thống pháp chế của ĐCSTQ chỉ phục vụ cho nhóm tư bản quyền quý này dẫn đến mâu thuẫn quan – dân, ĐCSTQ bịt miệng ngôn luận, tùy ý trấn áp tín ngưỡng và các nhà bất đồng chính kiến. Dân chúng phản đối không ngớt, các chi phí “duy trì ổn định” vượt quá chi phí quốc phòng. Trung cộng xuất hiện những bong bóng kinh tế và muôn vàn nguy cơ, luôn luôn ngấp nghé bờ vực đổ vỡ. Con đường chính trị lâm vào ngõ cụt, đấu đá nội bộ gay cấn chưa từng thấy.

ĐCSTQ đã đi đến con đường cuối cùng của ngày hôm nay, thậm chí còn tệ hơn cả cục diện của Liên Xô trước ngày giải thể, do vậy, ĐCSTQ cũng đã sớm ý thức được nguy cơ của chính mình. Truyền thông Hồng Kông trong năm 2008 đã tiết lộ một tin tức có liên quan về việc ĐCSTQ tính “chỉnh đốn Đảng” như thế nào, nhằm vớt vát sinh mệnh của đảng trước nguy cơ giải thể. Bài viết đặc biệt nhấn mạnh, nguyên Thường ủy Bộ Chính trị, cựu chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Lý Thụy Hoàn trong buổi sinh hoạt đoàn thể phát biểu, ông ta đã suy nghĩ trong thời gian dài, không biết là nên đổi tên Đảng Cộng sản thành Đảng Nhân dân hay Đảng Xã hội.

Lần chỉnh đốn này diễn ra là vì ĐCSTQ đã nhận thức được nguy cơ chính trị, hi vọng thông qua con đường chỉnh đốn có thể cứu vãn được vận mệnh của Đảng, ngoài ra còn là để cho cuộc “tiếp quản” của ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường vào kỳ đại hội lần thứ 18 diễn ra trong năm 2012 tương đối được trơn tru. Ông Hồ Cẩm Đào trong lúc tham gia buổi tọa đàm của Trung ương Đảng với các đoàn thể dân chủ từng trả lời cho những nghi vấn về vấn đề xã hội đang dần dần hình thành “giai cấp tư sản quan liêu, giai tầng đặc quyền quan liêu”, ông Hồ nói: “Xã hội có những đánh giá như vậy, ở một mức độ nào đó cũng đã khiến cho xã hội lên tiếng, đối với Đảng Cộng sản đó là một tín hiệu báo trước nguy cơ, nếu như một ngày nào đó, Đảng Cộng sản cũng trộn lẫn với giai tầng đặc quyền quan liêu, tư sản quan liêu đó thì điều này chứng minh Đảng Cộng sản đã thoái hóa biến chất, nhất định sẽ tiêu vong”.

Gần đây, ông Tập Cận Bình lại có một bình luận hiếm thấy: “Cần dũng cảm đối diện với sự thật khắc nghiệt, thừa nhận, tiếp thu thực tế thoái hóa, biến chất, đi đến nguy cơ vong quốc vong đảng”.

Tầng lớp lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ hiểu rõ hiện trạng và nguy cơ của chính mình, bất cứ ai cũng không thể cứu vãn nổi, ai ai cũng đều biết không có đường lui. Sau sự kiện Lục Tứ, đành rằng ĐCSTQ đã bỏ đi bộ phận thực chất của chủ nghĩa Marx, dựng nên một chủ nghĩa tư bản hữu danh vô thực, nhưng sau quang cảnh của 20 năm, hiện tại đã đến lúc cả hai đều sụp đổ, toàn bộ thể chế ĐCSTQ đang ngấp nghé bờ vực diệt vong.

Ngoài ra, ĐCSTQ còn phát động cuộc trấn áp lên các học viên Pháp Luân Công, làm sản sinh rất nhiều hậu quả to lớn trên khắp các phương diện như chính trị, kinh tế, văn hóa và nhiều nguy cơ không thể lường trước được. Không chỉ phong trào thoái đảng được đẩy mạnh, thế đối lập với các giá trị Chân – Thiện – Nhẫn còn mang lại cho dân tộc Tàu những kiếp nạn liên quan đến đạo đức. ĐCSTQ không thể dẫn dắt dân chúng trong nước, cũng không thể đối diện với xã hội quốc tế, bị cả thế giới tẩy chay, không ai thông cảm nổi, ĐCSTQ bạo ngược bị toàn thế giới khoác cho chiếc áo “ác ma” phản nhân loại ngàn năm một thuở. Như thế ĐCSTQ có lý do để tồn tại trên cõi đời này chăng?

Do sự sợ hãi của các quan chức ĐCSTQ trước bờ diệt vong, rất có khả năng sẽ xuất hiện những hành động không lý trí. Trước kỳ đại hội thứ 18, ông Tập Cận Bình vẫn còn phấn chấn tự tin để tiếp quản chức chủ tịch nước do đảng giao phó, nhưng từ lúc chưa chính thức hiện diện trên vũ đài chính trị, ông Tập đã phát hiện ra rằng: tập đoàn chính biến Giang Trạch Dân đang muốn đánh sập mình xuống. Ông Tập buộc phải “lì lợm” thượng đài, điều này đã khẳng định trong nội bộ cấp cao của đảng sẽ bốn bề dậy sóng. Đây chính là khúc dạo đầu cho cuộc giải thể của ĐCSTQ.

Trong thời khắc biến đổi trọng đại của lịch sử, đứng trước xu thế tất yếu phải giải thể, những người đưa ra quyết sách của ĐCSTQ, đó là những người như ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, và những cơ quan chính phủ Bắc Kinh phải ứng đối như thế nào đã trở thành chủ đề nóng hổi thu hút sự quan tâm của mọi giới.

4. ĐCSTQ vùng vẫy trước thời khắc diệt vong

Trước kỳ đại hội thứ 18, ông Tập Cận Bình đã có những chuẩn bị để tiếp quản chiếc ghế chủ tịch, nhưng trong lúc vẫn chưa chính thức nhậm chức, ông Tập đã phát hiện những sự kiện khiến bản thân phải thất kinh biến sắc: Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang đang âm mưu liên thủ với nhau để thực hiện đảo chính, đánh bật ông ta khỏi vũ đài chính trị.

Phụ thân ông Tập Cận Bình, ông Tập Trọng Huân là một trong những nguyên lão của ĐCSTQ, trước giờ người ta vẫn cho rằng ông ta thuộc phái cải cách trong nội bộ đảng. Nhưng không ai nói đến bối cảnh của ông Tập Cận Bình, cũng không biết ông Tập có bổn ý là muốn giải thể ĐCSTQ hay không, nhưng rõ ràng là những động thái của ông Tập khi đối phó với tập đoàn chính biến này đã dấy lên những trận phong ba trong nội bộ cấp cao của Đảng, mà trận phong ba này lại là khúc dạo đầu cho cuộc giải thể ĐCSTQ.

“Quân yếu thần tử, thần bất tử bất trung” (vua bảo quan chết, quan không chết là không trung), xưa có câu như vậy. Chứ nào có cái lý “thần” bắt “quân” chết, “quân” ngồi đó đợi chết? Ông Tập Cận Bình vừa lên đài, đã lấy đoản binh mà chế trường trận, dùng con bài chống tham nhũng để xét xử những “đại thần” có mưu đồ cấu kết, “phản nghịch” như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, còn đánh gục hết mấy trăm “đại lão hổ”, nhưng ông Tập vẫn chưa có cách nào để nhổ tận gốc cả tập đoàn của Giang Trạch Dân, cũng không thể nào xóa bỏ được mưu đồ lăm lăm tiếm quyền của tập đoàn này.

Từ cổ chí kim, phương cách xử lý các tập đoàn chính biến đều là “tru sát” kẻ chủ mưu hoặc kẻ cầm đầu, nhưng canh bạc của ông Tập và tập đoàn chính biến ấy đã triển hiện ra một bức tranh muôn màu muôn vẻ. Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai những người phát động chính biến đều đã bị xét xử, đã bị tống vào nhà tù, nhưng trên thực tế bản án âm mưu lật đổ này vẫn chưa khép lại được. Bởi vì hai họ Bạc – Chu đằng sau vẫn còn cả một tập đoàn của ông Giang, khiến cho ông Tập và ông Vương phải chọn phương thức “đả hổ” để dọn đường. Mở đường máu tiến thẳng đến hổ vương Giang Trạch Dân và nhìn thấy một sự thật, Giang Trạch Dân không phải là người mà là “Đảng”. Ông Giang Trạch Dân trốn ngay sau lưng đảng nên không thể hạ thủ. Nhưng nếu không hạ thủ thì sẽ bị hổ vương vồ lại, người anh hùng đả hổ sẽ bị lâm vào tử địa, đây chính là vấn đề cốt lõi mà ông Tập Cận Bình phải đối mặt.

Cái mà ông Giang Trạch Dân gọi là lý luận “ba đại biểu” đã được ĐCSTQ liệt vào “tư tưởng trọng yếu”, vào kỳ đại hội thứ 16, tháng 11 năm 2002 đã được thông qua và viết vào cương lĩnh của Đảng. Do đó, ông Giang cũng là một bộ phận quan trọng của Đảng. Nói cách khác, nếu như phán ông Giang là tội phạm, thì cương lĩnh của ĐCSTQ cũng sẽ bị xé bỏ toàn bộ, thế thì đảng sẽ thống trị bằng cái gì? Nói theo ngôn ngữ của đảng thì chính là “vong đảng”.

Các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình không thể không có những động thái nhất định, trước ngày ĐCSTQ xử kín Chu Vĩnh Khang, ngày 21 tháng 5, phương tiện truyền thông của đảng đăng bài viết “Cuộc chống tham của Đảng đang mở rộng cục diện”. Bài viết có đề cập trong vòng hai năm “đập ruồi đả hổ”, công cuộc chống tham nhũng của trung ương đang bước vào giai đoạn mới: “cần phải triệt để diệt trừ hủ bại của chế độ” như thế thì cuộc chống tham nhũng này mới có thể được lưu danh trong sử sách. Hiện tại một ván cờ lớn đang bày ra trước mặt trung ương, nó còn đáng để cho người khác quan tâm hơn là câu hỏi “lão hổ tiếp theo là ai”.

Muốn được “lưu danh sử sách” đòi hỏi phải có những hành động khá kinh thiên động địa. Nếu có dọn dẹp được Tăng Khánh Hồng, Giang Trạch Dân, chẳng qua cũng chỉ là đánh gục được một vài “lão hổ”, lịch sử cùng lắm sẽ ghi lại rằng nội bộ đảng đã có một cuộc ác đấu như thế như thế, muốn “lưu danh sử sách” trừ khi lật đổ cả ĐCSTQ.

Điều đáng chú ý ở đây là, trong ngày tuyên xử Chu Vĩnh Khang, ông Tập Cận Bình đã hội kiến với chính trị gia người Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, là một biểu tượng mới của “dân chủ”. Lần hội ngộ này của ông Tập Cận Bình với một nhân vật đứng đầu Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ này là một động thái khá rõ ràng, đó không phải là sự câu thông giữa hai quốc gia để phát triển kinh tế, cũng không phải là giải quyết vấn đề chiến sự ở Bắc Miến, mà là một sự trông đợi hay mục đích gì đó về mặt chính trị. Ông ta dường như đang tìm kiếm một con đường và hướng đi, đồng thời cũng dò xét xem nội bộ ĐCSTQ sẽ phản ứng như thế nào trước vấn đề nhạy cảm này.

Tiếp theo đó ông Tập Cận Bình cũng chẳng nói chẳng rằng, chỉ lẳng lặng hoàn thành một loạt các hành động. Buổi trưa ngày 1 tháng 7 cũng là ngày thành lập đảng, Ủy ban Thường trực Đại hội Nhân dân Bắc Kinh đã thông qua việc thực thi tuyên thệ trước hiến pháp cho tất cả các Ủy ban trong toàn quốc. Trong đó hoàn toàn không có lời thề “trung với đảng”, cũng có thể nói các viên chức không còn tuyên thệ trước đảng nữa. Thậm chí có người còn cho rằng, ĐCSTQ nên đổi tên gọi.

Đành rằng ông Tập đã dọn dẹp khá nhiều “lão hổ” ở các cơ quan cấp quốc gia, cùng vô số “ruồi nhặng”. Nhưng tình thế của cuộc chống tham nhũng vẫn luôn luôn có sự bế tắc giữa “quân tham nhũng” và “quân chống tham nhũng” trong từng giờ từng khắc, hình thức vô cùng khốc liệt. Có thể nói rằng, hai họ Tập – Vương đang từng bước từng bước dùng kế “rút củi đáy nồi” để dập tắt tập đoàn khổng lồ Giang Trạch Dân, xem ra khá là khó khăn, so ra thì việc giải quyết tập đoàn Giang Trạch Dân từ phương diện chế độ có phần dễ hơn.

Ngày 26 tháng 6, ông Tập Cận Bình thông qua một quy định liên quan đến vấn đề quan chức “có lên chức có xuống chức”, “trọng điểm là giải quyết vấn đề xuống chức”. Có kênh truyền thông còn nói rằng, danh sách nhân sự bí mật do ông Tập Cận Bình an bài sắp được tầng lớp lãnh đạo cấp cao trong Đảng “thảo luận” trong hội nghị Bắc Đới Hà, bản danh sách bí mật còn bao gồm cả những Ủy viên hiện tại trong Bộ Chính trị. Còn nói, Ủy viên Bộ Chính trị Trương Cao Lệ cũng ở trong danh sách này, còn có những tâm phúc của Giang Trạch Dân hiện ở bên ông Tập là Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang…

Nếu như ông Tập có thể sử dụng phương thức “có lên có xuống” này, thì đây quả là một nước cờ hay để rút mất quyền lực của tập đoàn ông Giang, để cho ông Giang, một nhân vật chưa xuống ngựa, có thể ngoan ngoãn với cái cớ “không đủ năng lực” mà tự động xuống yên, còn không sẽ bị Ủy ban Điều tra Kỷ luật Trung ương gõ cửa. Từ đó, hai họ Tập – Vương có thể đánh vỡ tập đoàn của ông Giang. Các cơ quan này đầu tiên sẽ gỡ bỏ cái nền mà “bầy hổ” đã vun đắp bấy lâu, đồng thời không ngớt bắn đi những lời thị uy như “án hình sự không động tới thường ủy”, “Thiết Mạo Vương tử”, “Khánh Thân Vương”, “không nể cấp bậc”… để ám chỉ Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, như thế mới khởi được một tác dụng trấn áp rộng lớn. Xem ra, “đả hổ” không phải là mục đích, mà đó là sách lược.

Đối với những người có quyền lực chống lưng như ông Giang Trạch Dân, ông Tăng Khánh Hồng mà nói, “quân sĩ” của ông ta bị mất đi quyền lực là điều rất đáng sợ. Sau những động thái lớn của ông Tập Cận Bình, hiển nhiên, tập đoàn của ông Giang Trạch Dân rất bất lợi trên trường chính trị. Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng nhất định sẽ trả đòn trong cơn quẫy chết, do đó, họ bắt đầu rút ra con bài kinh tế, làm đảo lộn nền kinh tế Trung cộng trước thềm hội nghị Bắc Đới Hà, đó có lẽ là con át chủ bài lớn nhất mà hai họ Giang – Tăng đánh trả lại ông Tập.

Trên trường chính trị, Giang Trạch Dân không chỉ bảo vệ mình trong cái “boong-ke đỏ”; về phương diện quân sự, ông ta sử dụng phương thức “bức cung” cùng với hình thức “trưởng lão chấp chính” để tiếp tục lưu nhiệm, tiếp tục nắm giữ quyền hành. Trên phương diện kinh tế, ông ta cũng giăng ra muôn kiểu bủa vây, hi sinh những lợi ích to lớn của quốc gia, kiến lập tại trong và ngoài nước những tập đoàn cổ phiếu. Trước mắt, những thế lực chính trị và quân sự đã bị những cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình tróc rễ, hai bên đang chuẩn bị có những cuộc chiến nảy lửa trên mặt trận cổ phiếu.

Kỳ thực, hai họ Giang – Tăng sớm đã rút quân át kinh tế ra để uy hiếp. Khi bản án của Chu Vĩnh Khanh đột nhiên bị đem ra xét xử, Giang – Tăng bắt đầu đã có những động thái thật sự. Truyền thông mạng còn đồn đoán rằng, chính gia tộc của ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng đã tung ra mấy trăm tỉ cổ phiếu rỗng để đảo lộn nền kinh tế và dấy lên những bất ổn trong xã hội, như thế mới có cơ hội thực hiện sách lược chính biến đã nung nấu bấy lâu nay. Do vậy, những cơ quan của ông Tập không thể không xuất thủ, lập tức phái Thứ trưởng Bộ Công An mang lực lượng thu thập chứng cớ, điều tra làm rõ đường dây bán cổ phiếu và cổ phần rỗng. Nguồn tin cho hay, chính quan chức cấp cao trong ngành công an trực tiếp dẫn lực lượng thâm nhập vào thị trường cổ phiếu, đây là lần đầu tiên trong lịch sử cổ phiếu của Trung cộng. Mọi thứ đang hướng về sào huyệt cũ của ông Giang Trạch Dân ở Thượng Hải.

Ông Tập Cận Bình đã đánh gục khá nhiều “hổ” lẫn “ruồi” của bang phái nhà họ Giang, nhưng vẫn chưa giành được cục diện áp đảo, huống chi tập đoàn chính biến của ông Giang vẫn đang lăm lăm lật đổ ông Tập. Hai họ Tập – Vương muốn dọn dẹp được “hổ vương” trước phải dồn đối thủ vào thế chết, sau đó xem thử đối thủ xuất chiêu gì, sau này ông Giang Trạch Dân vẫn còn âm mưu quỷ kế gì thì vẫn phải chờ hồi sau phân giải. Nhưng, bất kể đôi bên giằng co như thế nào, kết quả vẫn là ĐCSTQ tự lật đổ chính mình. ĐCSTQ đang đứng trước xu thế diệt vong, không ai có thể thay đổi được.

Đặng Tiểu Bình làm theo chủ nghĩa tư bản, nói đó là xã hội chủ nghĩa đặc sắc kiểu Trung cộng mà cũng không dám vứt đi cái áo khoác ĐCSTQ; sau khi Lý Thụy Hoàn đề xuất sửa đổi tên đảng thì cũng biệt tăm biệt tích trong muôn vàn chướng ngại. Ngoài ra, những người như Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Kiều Thạch đều là những người mang hơi hướng cải cách dân chủ kiểu phương Tây nhưng tất cả đều không thành công.

Những bước đi của ông Tập Cận Bình đến ngày hôm nay, không có máu đổ, cũng không có những động thái khuynh đảo hay kinh thiên động địa gì. Chỉ là toàn số phiếu thông qua quyết định viên chức nhà nước sẽ tuyên thệ trước hiến pháp, không tuyên thệ trước đảng nữa, đem đảng tống vào lãnh cung, trước đây điều này đã khó tưởng tượng, chứ đừng nói là có ai muốn nhắc tới. Ngoài ra, truyền thông Hồng Kông cũng đưa ra tin tức, vào tháng 6, ông Tập Cận Bình phát biểu tại đại hội của Bộ Chính trị nói rằng, ĐCSTQ đang đối mặt với vô vàn nguy cơ từ các phương diện chính trị, kinh tế, cần “dũng cảm thừa nhận, tiếp thu thực tế thoái hóa biến chất của đảng”. Câu nói này đã làm chấn kinh tứ bề hội nghị, hầu như là một dấu hiệu của việc vất bỏ đảng cộng sản.

Cũng có thể, chính phủ Bắc Kinh không có ý muốn giải thể đảng cộng sản, tiếp theo ĐCSTQ có thể đem cuộc giải thể Liên Xô nâng lên thành tiến bộ của thời đại, thành bước phát triển tất yếu của lịch sử, xem đó là một “bài học lịch sử”, không dám đề cập đến. Nhưng dòng chảy lịch sử chẳng phải là ý muốn của con người, những sự kiện phát sinh liên tiếp ở Trung cộng trong những năm gần đây, một cuộc đọ sức giữa những âm mưu chính biến và những đòn phản kích đã phát triển qua những động thái của ông Tập Cận Bình, cuối cùng dù muốn hay không cũng sẽ dính đến những vấn đề nhạy cảm cốt lõi của ĐCSTQ. Trong trận đấu một mất một còn này, ĐCSTQ sẽ lật đổ chính mình.

Đây chính là đích đến tất yếu của lịch sử và dòng chảy chung của thế giới, số mệnh của ĐCSTQ hầu như đã tận; một mặt khác cũng là nhờ cuốn “Cửu bình” đã giúp dân chúng hiểu được bản chất tà ác của ĐCSTQ. Các cơ quan chính phủ trong thời khắc biến động của lịch sử nên thuận ứng theo dòng chảy thời đại, vứt bỏ chế độ chuyên chế của ĐCSTQ, kết thúc nền chuyên chính độc đảng, để bước vào một chế độ dân chủ với các giá trị phổ quát. Đó mới là thuận ứng theo lòng dân, mới có thể triệt để nhổ sạch hủ bại, mới có thể “lưu danh sử sách”.

Trước mắt, số người thoái xuất khỏi đảng đã vượt qua con số 200 triệu, cuộc cách mạng lịch sử phế bỏ ĐCSTQ đã bắt đầu từ sớm. Giải thể ĐCSTQ là một tất yếu của lịch sử, là dòng chảy chung của thế giới, là điều mà nhân tâm hướng đến, là con đường để dân tộc Tàu thoát khỏi kiếp nạn, tiến đến một kỷ nguyên phục hưng vĩ đại, không ai có thể ngăn cản! Giải thể ĐCSTQ chính là thiên ý: “Trung cộng Cộng sản đảng vong!”

Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

http://vietdaikynguyen.com/v3/70374-bai-viet-dac-biet-dang-cong-san-trung-quoc-vung-vay-truoc-nguy-co-dang-den-gan/#

***

Obama: Vận may tiếp tục

Barack Obama có nhiều điểm khác thường! Ngoài chuyện trở thành tổng thống Hoa Kỳ da đen đầu tiên của lịch sử, Obama đi ngược chiều hướng thông thường của một tổng thống ở giai đoạn cuối của nhiệm kỳ thứ hai. Obama đã làm được rất nhiều việc và thành công ngoài sự tưởng tượng của mọi người cho một tổng thống được coi là vịt què, lame duck!

barack obama

Tuần lễ vừa qua, Hoa Kỳ, Tây Âu, cùng với Nga và Trung cộng đã đi đến thỏa thuận để ký kết với Iran thỏa ước về vấn đề hạn chế bom nguyên tử của Iran để đổi lấy thả lỏng chế tài kinh tế trên xứ này. Sau bao nhiêu khó khăn trong cuộc thương thuyết kéo dài, nhiều lần tưởng đã thất bại, sau cùng ngoại trưởng John Kerry và phái đoàn của Iran đi đến được thoả thuận chung là Iran sẽ ngưng việc tinh chế uranium, hạn chế các kỹ thuật có thể dùng để chế bom nguyên tử, ít ra là 10 năm nữa. Đổi lại, Hoa Kỳ và các quốc gia cùng thương thảo kể trên sẽ cho phép Iran bán dầu hỏa trên thị trường cũng như cho tham dự vào hệ thống ngân hàng toàn cầu, những biện pháp chế tài đã làm Iran kiệt quệ về kinh tế và thúc đẩy để Iran phải ngồi vào bàn hội nghị!

Đây là điều tổng thống Obama đã hứa hẹn lúc mới lên nhậm chức nhiệm kỳ đầu. Là sẽ dùng ngoại giao để ép buộc Iran phải ngưng chương trình chế tạo bom nguyên tử, không muốn dùng giải pháp quân sự dội bom xứ này như Do Thái và các nhóm bảo thủ quá khích tại Hoa Kỳ ủng hộ Do Thái muốn thực hiện từ bao lâu nay. Điều may mắn là Tổng Thống George W Bush tuy bị nhóm bảo thủ quá khích bao vây lúc đó nhưng đã không quyết định để dùng biện pháp quân sự với Iran. Khi Obama lên thay Bush, dĩ nhiên Obama càng không muốn dội bom Iran như Do Thái và phe bảo thủ thúc đẩy nữa. Ngược lại, Obama đã gặp điều may là Hoa Kỳ bắt đầu tiến đến việc độc lập về dầu hỏa nhờ kỹ thuật fracking, nên đã dùng vũ khí chiến lược mới về dầu hỏa để đối phó với Iran.

Lý do là với Hoa Kỳ thừa thãi về dầu hỏa nhờ sản xuất gia tăng gấp bội tại các tiểu bang như North Dakota, Texas, Oklahoma nên không sợ Iran đe dọa ngăn phong tỏa eo biển Hormuz và cắt đường tiếp tế dầu hỏa cho toàn cầu. Một khi Iran mất đi thế đòn bẩy này, Hoa Kỳ có thể thẳng tay chế tài về kinh tế để đánh quỵ nền kinh tế của Iran bằng cách cấm không cho mua dầu từ Iran, cũng như cấm không cho hệ thống ngân hàng toàn cầu giao dịch tiền tệ với xứ này. Với đòn chí tử này, Iran không có cách nào khác là phải ngồi vào bàn hội nghị để thương thảo về việc đổi chương trình chế bom nguyên tử để xin tha về chế tài kinh tế! Kết quả là thỏa thuận như đã được loan báo trong tuần lễ vừa qua!

Dĩ nhiên Quốc Hội Hoa Kỳ và phe Cộng Hòa phản đối thoả thuận này. Nhưng không đủ phiếu để chống lại quyền phủ quyết veto của Obama nên sau cùng thoả thuận này nhiều phần sẽ được thi hành và đem lại một thành công lớn cho Obama. Là đã dùng ngoại giao, không cần đến quân sự, nguy hiểm và gây rối loạn thêm tại vùng Trung Đông, để giải quyết vấn đề chế bom nguyên tử của Iran.

Thực sự nếu Iran được nới lỏng về các biện pháp chế tài và nhờ đó kinh tế khá hơn, phe ôn hoà tại xứ này sẽ mạnh thế và sẽ cởi mở để hợp tác với Hoa Kỳ nhiều hơn cho vùng Trung Đông. Ngày thứ sáu 17 tháng 7 vừa qua, Iran tuyên bố ngoại trưởng Mohammad Zarif của Iran sẽ viếng thăm một số quốc gia trong vùng Vịnh để theo đuổi những chương trình hợp tác trong vùng và quốc tế. Điều này đáng khích lệ vì Iran đứng đằng sau giật dây cho nhiều tổ chức khủng bố như Hezbollah của Lebanon, nhóm Houthis của Yemen và ủng hộ chính quyền của nhà độc tài Assad tại Syria.

Ngay sau khi chấm dứt cuộc thương thảo về bom nguyên tử với Iran, ngoại trưởng John Kerry cũng đã nói chuyện ngay với các đại diện của Nga, Iran cũng như của Saudi Arabia để tìm một giải pháp cho cuộc nội chiến tại Syria. Ba xứ này đóng vai trò quan trọng cho cuộc nội chiến Syria vì Iran và Nga ủng hộ Assad trong khi Saudi Arabia tài trợ cho quân kháng chiến Sunnis chống lại Assad. Với đà đang lên do cuộc thương thảo thành công với Iran tuần qua, ngoại trưởng Kerry đã thừa thắng xông lên, hy vọng sẽ giải quyết luôn vấn đề Syria nhanh chóng hơn trong mấy tháng tới!

Thực sự ngay hiện tại Hoa Kỳ và Iran tuy không chính thức nhưng cũng đã hợp tác trên trận chiến chống lại nhóm Islamic State hay ISIS tại Iraq! Hoa Kỳ tiếp tục cho phi cơ oanh tạc các căn cứ của nhóm ISIS để ủng hộ chính quyền Iraq muốn chiếm lại các thành phố bị lọt vào tay nhóm Sunni quá khích này. Iran gửi quân sang để bảo vệ nhóm Shiites bị Sunnis của ISIS giết hại và cho quân tham dự cuộc chiến cùng với quân chính phủ Iraq để tấn công ISIS. Như vậy dù muốn dù không Hoa Kỳ và Iran cũng đã hợp tác trong chiến dịch này. Với thỏa thuận về nguyên tử vừa qua, sự hợp tác này sẽ trở thành mạnh hơn trước và có nhiều hiệu quả hơn để chống lại nhóm ISIS hay tên mới là Islamic State!

Những điều may mắn đã đến dồn dập cho Obama trong vài tháng gần đây. Chỉ vài tuần trước, Obama đã thắng trong việc được Quốc Hội thông qua luật để thương thảo về Thỏa ước mậu dịch Thái Bình Dương Trans Pacific Partnership, nhờ vào đa số Thượng Nghị Sĩ và dân biểu của Cộng Hòa, trong khi phần lớn Dân Chủ đều chống! Đến cuối tháng 7 này, nhiều phần 12 quốc gia tham dự sẽ hoàn tất thỏa ước này và thỏa ước TPP sẽ làm thay đổi hẳn bộ mặt của vùng Thái Bình Dương về kinh tế, chính trị cũng như cả về quân sự với thế kiềm tỏa Trung cộng bắt đầu.

Về phương diện ngoại giao, Obama cũng thành công trong việc cho mở cửa tái lập lại quan hệ ngoại giao với Cuba. Thành quả này có được nhờ Obama dùng chỉ thị hành pháp, không cần đưa ra Quốc Hội, một phương cách Obama sẽ tiếp tục dùng trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ để thực hiện những mục tiêu của mình.

Gần đây phe cấp tiến và chính quyền Obama cũng đã gặp may mắn khi Tối Cao Pháp Viện trong hai phán quyết liền nhau xử cho thắng về luật Obamacare và hôn nhân đồng phái. Obamacare được coi như luật làm thay đổi hẳn bộ mặt về y tế cho xã hội Hoa Kỳ nên đây là sẽ là di sản của Obama và phe cấp tiến với tầm vóc lớn lao như thời của Tổng thống Johnson và luật về Medicare ban hành lúc đó.

Vận may cũng chưa ngừng cho Obama! Tình trạng khủng hoảng tại Hy Lạp tương đối cũng êm hơn với Hy Lạp ở lại trong khối dùng tiền Euro, không bị đuổi ra ngoài và Âu Châu tránh được một tai họa về kinh tế nếu đồng euro tan vỡ. Dĩ nhiên ảnh hưởng kinh tế cho Hoa Kỳ và toàn cầu cũng không phải nhỏ nếu khủng hoảng này không giải quyết được êm thắm.

Hiện nay kinh tế Hoa Kỳ được coi như vững mạnh nhất trên toàn cầu và đó cũng là điều may mắn khác cho Obama và đảng Dân Chủ. Theo ước tính của một hội nghị bàn tròn gần đây về kinh tế với các kinh tế gia nổi tiếng nhất, từ đây tới tháng 11, 2016 là kỳ bầu cử tổng thống sắp đến, kinh tế Hoa Kỳ sẽ phát triển mạnh với tỷ lệ thất nghiệp giảm thiểu chỉ còn 4.8% cho ngày bầu cử! Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp đứng ở mức 5.3% cho tháng 6, 2015 vừa qua. Mức lãi xuất, mức lạm phát và giá xăng nhớt có thể tăng chút đỉnh nhưng không đáng kể. Xác suất về suy thoái chỉ là 15% cho khoảng thời gian khi người dân bỏ phiếu tháng 11 năm đến. Như vậy theo dự đoán kinh tế này, dân chúng Hoa Kỳ sẽ cảm thấy tin tưởng là mình sung túc hơn, điều tối quan trọng cho ứng cử viên và đảng đang cầm quyền.

Hillary gần như chắc chắn sẽ là người được đảng Dân Chủ đưa ra. Các ứng cử viên khác của Dân Chủ chỉ có Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders đáng kể một chút nhưng ngả theo tả phái quá nhiều nên khó hy vọng qua mặt được Hillary. Về phía Cộng Hòa, quá nhiều ứng cử viên sẽ làm loạn thị trường. Hiện đảng Cộng Hòa còn đang bị tai họa là tay ứng cử viên tỷ phú Donald Trump tuyên bố bậy bạ làm Cộng Hòa mất phiếu đối với dân Hispanic khi Trump gọi dân Mễ nhập cảnh lậu toàn là dân phạm pháp cướp bóc, hãm hiếp..

Nhiều phần Jeb Bush sẽ được Cộng Hòa đưa ra vì hiện Jeb Bush được các tỷ phú đổ tiền vào ủng hộ nhiều nhất!

Tuy nhiên điều kiện kinh tế lúc dân chúng đi bỏ phiếu vào tháng 11, 2016 sẽ là yếu tố quyết định cho ai thắng ai thua. Và với ước đoán về kinh tế vững mạnh hơn cho Hoa Kỳ, nhiều phần Hillary Clinton sẽ là tổng thống phụ nữ đầu tiên cho lịch sử của Hoa Kỳ!

Nếu quả thật điều này xảy ra, đây sẽ là điều may mắn khác cho Hoa Kỳ! Vì một khi tình hình Trung Đông yên ổn hơn với Iran, Iraq, Syria được giải quyết ổn thỏa do vận may của Obama cuối trào đem lại và Hoa Kỳ rút quân lực từ Afghanistan về, chương trình kiềm tỏa Trung cộng của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ mới có thể thực hành hữu hiệu. Một tổng thống Hillary Clinton vốn có ác cảm với Trung cộng từ thời còn làm ngoại trưởng, sẽ cứng rắn hơn nhiều với quyết tâm triệt hạ xứ này trên mọi mặt.

Hiện nay chính quyền Obama đã bắt đầu chương trình triệt hạ kinh tế Trung cộng, lợi dụng lúc Trung cộng đang sụp đổ về kinh tế với quả bóng địa ốc và chứng khoán vỡ tan. Thỏa ước TPP sẽ làm hạn chế xuất cảng của Trung cộng và tiêu diệt tiềm năng về kỹ nghệ sản xuất của xứ này. Hoa Kỳ cũng có thể dùng luật về chế tài mậu dịch nếu bộ Thương Mại xử là Trung cộng lũng đoạn về hối đoái tiền tệ, giữ tiền quan quá thấp so với đồng Mỹ Kim. Tất cả các biện pháp này cộng với việc ngưng đầu tư tại Trung cộng, chuyển sang các nước thành viên của thỏa ước TPP, mang các kỹ nghệ sản xuất và chế tạo về lại Hoa Kỳ, sẽ đánh gục nền kinh tế của Trung cộng và diệt được tiềm năng kinh tế của Trung cộng.

Cũng thế, nếu Hillary trở thành tân tổng thống Hoa Kỳ, chiến lược tại vùng biển Đông Hải sẽ thay đổi hẳn với Hoa Kỳ lập vòng đai kiềm tỏa Trung cộng về quân sự với căn cứ chính cho quân lực Hoa Kỳ đặt tại Cam Ranh của Việt Nam. Trung cộng chỉ biết lý lẽ của kẻ mạnh nên Hillary để chứng tỏ điều này sẽ còn làm mạnh hơn với Trung cộng hơn ai hết!

Những tính toán sai lầm, coi thường địch thủ của Tập Cận Bình, cũng như lòng hiếu chiến và ý muốn đánh lạc hướng dân chúng Tàu khi kinh tế khó khăn và xã hội dễ nổi loạn, sẽ làm nguy cơ chiến tranh tăng gấp bội. Vì thế việc triệt hạ kinh tế Trung cộng là điều tối quan trọng đối với Hoa Kỳ. Chỉ khi nào kinh tế sụp đổ hoàn toàn và nghèo khó, lúc đó xứ này mới không còn lòng dạ nào để hiếu chiến và đe dọa các quốc gia lân bang cũng như làm nguy hại đến an ninh và hòa bình của toàn cầu được nữa!

19 tháng 7, 2015

Khuất Phong Nguyễn Đình Phùng
www.mguyendinhphung.com

Doanhdoanh

http://qhvn.org

***

Trung cộng muốn "Thoát-Mỹ" Mà không dễ

Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA

2014-07-24

Tình trạng "Mỹ thuộc" của nền kinh tế Trung cộng là một nghịch lý mà chúng ta nên nhìn ra. Diễn đàn Kinh tế giải thích điều ấy hầu quý độc giả qua phần trao đổi sau đây của Vũ Hoàng cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa...

Vấn đề sinh tử của Bắc Kinh

Vũ Hoàng:  Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, thống kê từ bộ Ngân khố Hoa Kỳ ngày Thứ Tư 16 tuần qua cho thấy Trung cộng mua Công khố phiếu Mỹ tới mức dồn dập chưa từng thấy kể từ năm 1977 là khi Hoa Kỳ bắt đầu bút ghi loại nghiệp vụ này. Theo dõi thị trường tín dụng Mỹ, ông giải thích thế nào về hiện tượng ấy khi người ta cứ cho rằng Bắc Kinh nắm dao đằng chuôi và có thể gây khó cho Hoa Kỳ khi giảm dần số lượng Công khố phiếu họ vẫn mua của Mỹ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa:  Tôi thiển nghĩ đây là cơ hội cho chúng ta nhìn ra quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung cộng để thấy là ngược với nhận thức của nhiều người, kể cả các chính trị gia Mỹ, kinh tế Trung cộng quá lệ thuộc vào nước Mỹ! Và đây là vấn đề sinh tử của Bắc Kinh.

Trước hết, xin nói về bối cảnh thì từ vụ khủng hoảng rồi Tổng suy trầm năm 2008, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có biện pháp kích thích kinh tế bất thường là hạ lãi suất tới sàn rồi mua vào trái phiếu và trả bằng tiền được tá ghi trong sổ sách kế toán của ngân hàng để các ngân hàng có thêm thanh khoản nên cho vay ra dễ dàng. Từ Tháng Năm của năm ngoái, khi kinh tế Mỹ có chiều hướng khả quan hơn thì Ngân hàng Trung ương Mỹ làm thế giới chấn động qua dự tính "vuốt nhọn" chính sách tiền tệ, tức là giảm dần mức độ bơm tiền và còn có thể nâng lãi suất.

Khi thu vào Mỹ kim thì họ làm gì để tiền đó đó khỏi mất giá? Họ mua tài sản tại Mỹ, mà loại tài sản có mức an toàn nhất vì coi như được Chính quyền Mỹ đảm bảo chính là Công khố phiếu. 

Khi đó, các thị trường dự đoán là phân lời trái phiếu cùng lãi suất tại Mỹ sẽ tăng. Điều ấy chưa xảy ra, phân lời trái phiếu Mỹ lại giảm và giá công khố phiếu lại tăng. Tức là có chủ nợ sẵn sàng cho Mỹ vay tiền bằng cách mua vào Công khố phiếu vì thế giá mới tăng và phân lời mới hạ. Lúc đó, người ta mới thấy vai trò của Trung cộng là năm nay họ mua thêm Công khố phiếu Mỹ với mức chưa từng thấy và tính đến cuối Tháng Năm vừa qua thì làm chủ một khoản nợ gồm Công khố phiếu và cả trái phiếu ngắn hạn lên tới một ngàn 271 tỷ Mỹ kim, bằng 10,6% tổng số Công khố phiếu Mỹ.

Vũ Hoàng:  Ông vừa cho biết Trung cộng làm chủ hơn 10% tổng số nợ dưới dạng Công khố phiếu của Mỹ mà lại nói rằng kinh tế Trung cộng lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì nhiều thính giả của chúng ta tất nhiên là không hiểu. Vì vậy, để khởi đầu, xin ông giải thích cho nghịch lý đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa:  Trong chuyện này, ta tìm hiểu hai lĩnh vực là tài chính và thương mại, hay ngoại hối và ngoại thương, thì may ra sẽ thấy được nghịch lý ấy.

Trước hết, ta bay qua bên kia đại dương để xem giới hữu trách kinh tế tại Bắc Kinh suy tính gì. Từ Đại hội 18, họ cứ nói đến tái cân bằng cơ chế kinh tế, cụ thể là nâng sức tiêu thụ nội địa và giảm dần sự lệ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu. Họ chưa làm được chuyện ấy mà vẫn cố bán hàng nhiều hơn với giá rẻ hơn. Một cách kích thích xuất khẩu là can thiệp vào thị trường ngoại hối, là mua vào Mỹ kim và bán ra đồng nội tệ, tức là đồng Nguyên mà họ cứ gọi là "Nhân dân tệ" trong tinh thần mị dân. Khi thu vào Mỹ kim thì họ làm gì để tiền đó đó khỏi mất giá? Họ mua tài sản tại Mỹ, mà loại tài sản có mức an toàn nhất vì coi như được Chính quyền Mỹ đảm bảo chính là Công khố phiếu. Nôm na là Bắc Kinh bóp cổ người dân để bán hàng rẻ, và thu về một dự trữ ngoại tệ cứ được ca tụng là kỷ lục của thế giới, vì lên tới gần bốn ngàn tỷ đô la, rồi suy đi tính lại thì vẫn lại cho Mỹ vay tới hơn một phân tư chỉ vì đấy là nơi chọn mặt gửi vàng an toàn nhất!

“Bụt chùa nhà không thiêng”

Vũ Hoàng:  Ông trình bày từ giác độ của Trung cộng, nhưng nhiều người ở tại Hoa Kỳ lại cứ lo Trung cộng có thể tẩy chay thị trường trái phiếu Mỹ tức là không cho Hoa Kỳ vay tiền nữa. Ông giải thích thế nào về chuyện đó?

nông dân trung cộng

Một nông dân Trung cộng tận dụng những mảnh đất để trồng rau, phía sau là dự án
nhà cao từng ở An Huy, Trung cộng. AFP

Nguyễn-Xuân Nghĩa:  Tôi nghĩ rằng nhiều khi báo chí và các chính trị gia không hiểu hoặc muốn tác động vào dư luận theo chủ ý riêng của họ nên cứ hăm dọa chuyện khôi hài đó.

Trên diễn đàn này, cách đây mấy năm chúng ta có nhắc đến lời than của một viên chức cao cấp tại Bắc Kinh, rằng "ghét Mỹ lắm mà vẫn phải mua Công khố phiếu của Mỹ"! Thật ra, trị trường trái phiếu Mỹ có hai ưu điểm là sâu rộng và an toàn hơn hẳn mọi thị trường khác trên thế giới. Sâu vì lớn hơn tổng số thị trường của năm nước lớn nhất sau Mỹ và an toàn vì có thanh khoản cao, tức là khi cần rút ra để lấy về tiền mặt thì rất nhanh và dễ. Nhìn cách khác, nếu có tài sản mà muốn lưu giữ dưới dạng ngoại tệ, ta có thể chọn đồng Euro, đồng Yen Nhật, đồng Anh kim hay Phật lăng Thụy Sĩ, v.v.... Trong số này, nhiều đồng bạc có khi vững giá hơn Mỹ kim, nhưng thị trường lại quá nông và hẹp, thí dụ như nếu rút ra 100 tỷ là gây chấn động và có khi bị lỗ nặng.

Sau cùng cũng cần nói thêm chuyện "bụt chùa nhà không thiêng". Người ta cứ ca tụng kinh tế Trung cộng, nhưng nếu đầu tư vào thị trường ấy mà an toàn và có lời thì tại sao Bắc Kinh phải gửi tiền qua biển cho Mỹ vay?

Vũ Hoàng:  Từ lĩnh vực tài chính ta bước qua lĩnh vực ngoại thương. Thưa ông, nếu kinh tế của Trung cộng lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì tại sao nước Mỹ cứ bị nhập siêu, tức là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, khi mua bán với Trung cộng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa:  Quả thật là nước Mỹ có gặp vấn đề ấy, nhưng nó được khuếch đại và gây ấn tượng sai lạc, có khi là với chủ đích chính trị mà truyền thông không hiểu rõ. Một lối nhìn khác là ta nên thấy ra mối lo của Bắc Kinh khi kinh tế mắc bệnh nghiện xuất khẩu!

Hoa Kỳ có một nhược điểm kinh tế mà lại là ưu điểm xã hội là có mức tiêu thụ quá cao, tới 70% Tổng sản lượng GDP. Tôi nói là ưu điểm xã hội vì cho thấy tư thế và khả năng chọn lựa của người dân, là điều Trung cộng không có vì tiêu thụ bị đè nén và giảm dần từ nhiều năm qua.

Thế dân Mỹ tiêu thụ những gì? Họ chủ yếu mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, xin tính tròn cho dễ nhớ là tới 88% tổng số tiêu thụ là của nội địa, chỉ có 12% là nhập từ ngoài, trong số này nhiều sản phẩm lại do doanh nghiệp Mỹ góp phần làm ra và xuất ngược về Mỹ. Nghĩa là chỉ có 12% thị trường tiêu thụ của Mỹ mà lại là nguồn sống cho rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Vũ Hoàng:  Ông vừa nói trong số hàng nhập vào Mỹ lại có nhiều sản phẩm do doanh nghiệp Mỹ chế tạo từ bên ngoài, thí dụ như tại Trung cộng, nên có thể kiếm lời ngay từ gốc. Phải chăng, con số gọi là nhập siêu của Mỹ với Trung cộng thật ra lại không nặng như vậy.

Người ta cứ ca tụng kinh tế Trung cộng, nhưng nếu đầu tư vào thị trường ấy mà an toàn và có lời thì tại sao Bắc Kinh phải gửi tiền qua biển cho Mỹ vay? 

Nguyễn-Xuân Nghĩa:  Cho dễ nhớ thì tôi xin nêu vài thí dụ:

Thứ nhất là trong số hàng tiêu thụ nhập vào Mỹ, chỉ có gần 3% là đến từ Trung cộng, bên trong thì hơn phân nửa là do công ty Mỹ nắm lấy từ khi hàng cập bến bên Tầu, chở qua đây bán cho nhà tiêu thụ cuối cùng ở Mỹ. Nói nôm na thì khi mua một đô là hàng "Made in China", dân Mỹ chi 55 xu cho người Mỹ tại Mỹ đã. Mà 45 xu kia cũng chẳng lọt hết vào tay Trung cộng. Thí dụ kia từ một kinh tế gia của Ngân hàng Dự trữ Mỹ tại Dallas sẽ làm rõ ra điều ấy.

Giả dụ như tôi bỏ ra 500 đô la để mua tại Cali một cái iPhone ráp chế bên Tầu. Về nhà tìm hiểu thêm mới biết là để có món hàng loại sang gọi là "Made in China" thì Trung cộng phải mua bộ nhớ và âm thanh của Mỹ mất 11 đồng, mua linh kiện xử lý và thu hình từ các xứ khác mất 162 đô la, tổng cộng là mất 173 đô la. Rồi tốn thêm bảy đồng ráp chế trước khi bán qua Mỹ được 180 đồng. Các doanh nghiệp Mỹ tốn 180 đồng để mua một sản phẩm ráp chế bên Tầu rồi tính thêm chi phí này nọ trước khi bán cho tôi lấy 500 đồng.

Từ nghiệp vụ ấy, bà nhân viên Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thì bấm máy ghi rằng Mỹ bán hàng vặt cho Tầu được có 11 đồng mà mua của Tầu 180 đồng nên bị nhập siêu mất 169 đồng! Đó là 162 đồng do Trung cộng bỏ ra để mua linh kiện từ xứ khác, cộng thêm bảy đồng ráp chế. Trong khi ấy, cô bí thư tại Bắc Kinh lè lưỡi ghi bằng bút chì phần đóng góp của Trung cộng cho dự án iPhone đó là vỏn vẹn có bảy đồng!

Vũ Hoàng:  Qua mấy con số rất vui đó thì có lẽ ta thấy sức nặng ngoại thương của Trung cộng với Mỹ thật ra không nặng như người ta thường nghĩ! Thưa ông, có phải vậy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa:  Tôi tin là lãnh đạo Bắc Kinh ý thức được nhược điểm bên trong mà chưa thể cải sửa hay cải tiến được. Họ tự khoe là công xưởng toàn cầu, thực ra thì bán hai chục triệu cái áo hay chục triệu đôi giầy mới đủ tiền mua một máy bay Boeing. Mà loại sản phẩm ráp chế như giày dép áo quần, hay cả máy điện thoại loại khôn thì doanh nghiệp Mỹ có thể làm hoặc mua của xứ khác, chứ Trung cộng không có nhiều chọn lựa khi phải mua máy bay.

Ta thấy ra sự khác biệt của nền kinh tế khi Hoa Kỳ, hay Âu Châu, Nhật Bản và cả Nam Hàn đã tiến tới hình tháí hậu công nghiệp với trị giá gia tăng rất cao của dịch vụ và trí tuệ mà Trung cộng mới chỉ đi vào lĩnh vực chế biến ở ngọn chứ không có gốc. Cũng vì vậy nên Bắc Kinh cố đi tắt bằng thủ đoạn ăn cắp sản phẩm trí tuệ và bí mật kỹ thuật của xứ khác, mà vẫn không xong.

Vũ Hoàng:  Bây giờ thì có lẽ thính giả của chúng ta hiểu ra nghịch lý mà ông nói là kinh tế Trung cộng ở vào tình trạng "Mỹ thuộc". Kết luận của ông là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa:  Kinh tế Hoa Kỳ và cả Âu Châu nữa có nội lực riêng nên ít lệ thuộc vào xuất nhập cảng, tức là ít lệ thuộc vào xứ khác. Kinh tế Trung cộng thì lệ thuộc vào xuất cảng đến gần phân nửa, tức là gấp đôi Hoa Kỳ và thực tế thì nằm trong vòng kiềm tỏa của Mỹ. Chuyện phũ phàng ấy, lãnh đạo Bắc Kinh có biết và cũng muốn thoát mà không xong. Với khối dự trữ ngoại tệ khổng lồ, họ được cái danh hão để hù dân là trở thành chủ nợ của nước Mỹ với một ngàn hai trăm tỷ Công khố phiếu Hoa Kỳ ở trong tay. Thật ra, họ cứ nơm nớp lo là khoản tài sản đó mất giá. Bây giờ còn lo thêm là vì nội tình bất ổn, và nhân công có tay nghề thì ít nên cứ đòi tăng lương làm cho giới đầu tư sẽ tìm xứ khác làm ăn. Tôi nghĩ lãnh đạo Bắc Kinh muốn "Thoát Mỹ" mà không nổi!

Vũ Hoàng:  Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi hữu ích này.

***

Cập nhật 28-07-2015

Thị trường chứng khóa Trung cộng bị suy kiệt tới 8.6% chỉ trong ngày thứ hai 27-7-2015.

Monday, July 27, 2015

china stocks shanghai composition, Shenzhen composition

Bảng niêm yết giá cổ phiếu tại Thượng Hải.

VietPress USA (27-7-2015):Hôm nay Thứ Hai 27-7, chỉ trong vòng một ngày thôi mà Thị trường Chứng Khoán của Trung cộng lao xuống đáy vực hơn 8% gây cho nhà cầm quyền Trung cộng vừa đau xót vừa mất mặt nhất kể từ tháng 2-2007 đến nay!

Thông tấn Reuter hôm nay nói rằng cuộc tuột dốc Chứng Khoán nặng nề nhất của Trung cộng hơn 8% là thê thảm nhất trong 8 năm qua và đây là do chính sách tiền tệ sai lầm của chính quyền Bắc Kinh ban hành đã bị phản ngược lại; mặc dù Bắc Kinh muốn giải thích đó là khuyến khích tăng mức lợi nhuận nhưng lại làm cho kinh tế kiệt quệ và sợ rằng chính sách tự do tiền tệ của Trung cộng sẽ bị sụp đổ hoàn toàn.

Chỉ số CSI300 của các công ty niêm yết lớn nhất tại Thượng Hải và Thâm Quyến đã giảm 8.6% tức mất tới 3,818.73 điểm; trong khi Chỉ số Shanghai Composite Index mất 8.5% tức lỗ tới 3,725.56 điểm.

Đây là vụ mất giá lớn nhất kể từ ngày 27-02-2007 đến nay. Cho đến giờ nầy Trung cộng cũng không biết rõ lý do tại sao sụt giá như thế vào phiên giao dịch cuối ngày. Vào buổi trưa thì cả hai Chỉ số đã giảm khoảng 2.5% nhưng không ngờ đến cuối ngày hôm nay Thứ Hai 27-7-2015 thì Chứng khoán Trung cộng mất trắng trên 8.6%.

“Lực phản hồi của chính sách sai lầm về tài chánh của Trung cộng quá nhanh và quá mạnh nên cần phải có một sự sửa sai về kỹ thuật”, ông Yang Hai là nhà chiến lược của Kaiiyuan Securities đã nói như thế.

Từ lúc sáng sớm trong ngày, ông Yang Delong là Quản lý quỹ Southern Asset Management đã viết cho khách hàng “Một thư nói về lực phản hồi tài chánh khắp lục địa khiến những cổ phiếu loại “A” không còn; và thị trường sẽ không còn ổn định khiến các nhà đầu tư hoang mang.”

Ông cho biết sự kích thích nhắm vào việc làm cho thị trường giá Đôla Mỹ yếu đi trong khi tỷ giá của Ngân Hàng Liên Bang Hoa Kỳ muốn tăng lên vào quý 4 năm nay.  Điều nầy cộng chung với giá cả nhu yếu phẩm như thịt heo hay giá nhiên liệu tăng cao ở Trung cộng làm nảy sinh những lo ngại rằng Trung cộng sẽ phải kiềm chế không cho nới lỏng chính sách tiền tệ thêm nữa.

Tâm lý các nhà đầu tư đã trở nên căng thẳng bởi số liệu chính thức phát hành vào thứ Hai cho thấy lợi nhuận tại công ty công nghiệp của Trung cộng giảm 0,3% trong tháng 5-2015 so với một năm trước đây, mức tăng trưởng là 0,6% vào tháng 5-2014,.

Điều này làm tăng thêm áp lực về một nền kinh tế đang gặp khó khăn cần lấy lại đà, sau khi số liệu hôm thứ Sáu cho thấy khu vực các nhà máy của Trung cộng ký hợp đồng nhiều nhất trong 15 tháng vào tháng Bảy như thu hẹp lại lệnh “đầu ra  gồm giải pháp giám sát các công ty chứng khoán. Có ít nhất là 2.347 công ty bị suy sụp, chỉ có 77 Công ty chưa bị tác động”.

Các công ty lớn như China Unicom, Bank of Communications và Petro China đã bị giảm liên tục  hằng ngày và sa sút tới trên 10%.

Huy Anh. Dịch và tổng hợp.

www.vietpressusa.com

***

Thị trường chứng khoán Trung cộng ngày 27-07-2015 lại xuống ít nhất 8%. Hiện tượng mất điểm quan trọng này diễn ra chỉ trong một ngày kể từ khi thị trường này được thành lập vào tháng 02-2007... 

***

China stocks plunge, suffer biggest one-day loss since February 2007

27 July 2015 15:59

Reuters

2 min read

China stocks plunged more than 8 percent, their biggest one-day drop in more than eight years, as a government-triggered rebound petered out amid profit-taking, concerns over economic health and fears of an end to Beijing’s inclination toward looser monetary policies.

The CSI300 index of the largest listed companies in Shanghai and Shenzhen fell 8.6 percent, to 3,818.73, while the Shanghai Composite Index lost 8.5 percent, to 3,725.56 points.

The drops were the biggest since Feb. 27, 2007.

It wasn’t immediately clear what caused such a sharp tumble in the afternoon session. At midday, the two indexes were down about 2.5 percent.

china stocks shanghai composition, Shenzhen composition

Photo: Reuters

“The recent rebound had been swift and strong, so there’s need for a technical correction,” said Yang Hai, strategist at Kaiiyuan Securities.

He said the trigger was “a sluggish U.S. market amid stronger expectations of a Fed rate rise in the fourth quarter. That, coupled with China’s rising pork prices, fuels concerns that China would refrain from loosening monetary policies further.”

Early in the day, Yang Delong, fund manager at China Southern Asset Management wrote clients: “A rapid, post-rout rebound in mainland ‘A’ shares has ended, and the market has entered a stage of fluctuations, with investor sentiment increasingly unsteady.”

Investor sentiment was soured by official data released on Monday showing that profit at China’s industrial firms dropped 0.3 percent in June from a year earlier, reversing a 0.6 percent rise in May.

This adds to pressure on an economy that is struggling to regain momentum, after data on Friday showed that China’s factory sector contracted the most in 15 months in July as shrinking orders depressed output.

Stocks fell across the board, with 2,247 companies falling, leaving only 77 gainers.

Index heavyweights, including China Unicom, Bank of Communications and PetroChina slumped to their daily downward limit of 10 percent.

Reporting by Samuel Shen and Pete Sweeney; Editing by Richard Borsuk.

https://www.hongkongfp.com/2015/07/27/china-stocks-plunge-suffer-biggest-one-day-loss-since-february-2007/

***

Liên phòng bắc Thái Bình Dương, "Nato Á-Châu": Tổ chức hữu lý cho an ninh lâu dài trong vùng

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 12.06.2014. Cập nhật 05.07.2014. Cập nhật 21.07.2015

Web : http://VietTUDAN.net

liên phòng bắc thái bình dương

Cập nhật 21.07.2015:

Bài này viết ngày 27.03.2014 và được cập nhật ngày 05.06.2014.  Chúng tôi dựa trên Thông Tin về cuộc gặp gỡ Uc và Nhật để thảo luận về khả năng tiến tới một Phòng Thủ chung cho vùng Biển Đông trước bành trướng của Trung cộng.

Hôm nay 21.07.2015, chúng tôi lại cập nhật một lần nữa nhân nhận được một Bài tựa đề là "NATO CHÂU Á"SẮP THÀNH HIỆN THỰC (phổ biến kèm dưới đây)

Ý tưởng tiến tới một LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG là hoàn toàn hữu lý và mang tính cách trường kỳ bảo vệ An Ninh trong khu vực trước tham vọng bành trướng của Trung cộng. Hoa kỳ cũng không nhận trách nhiệm chỉ riêng mình đứng bao thầu toàn diện An Ninh cho cả vùng Thái Bình Dương, nhất là vùng Biển Đông và các nước thuộc ASEAN.

Tham vọng bành trướng của của Trung cộng, nhất là vùng Biển Đông, đụng chạm trức tiếp đến các nước gần kề trong vùng, từ Nam Hàn, Nhật... đến ASEAN và ngay cả Uc châu. Vì vậy vấn đề An Ninh trong vùng này phải do một Tổ chức chính yếu gồm những nước trong vùng, không thể để Hoa kỳ một mình đứng bao thầu.

Một Tổ chức LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG giống kiểu NATO Au châu là điều hữu lý và có tính cách lâu dài vậy.

Nguyễn Phúc Liên

Chúng tôi lấy từ OTAN/ NATO (Organisation du Traité de l’Atlantique Nord/ Nord Atlantic Traity Organization) để dễ cắt nghĩa sự thành hình tương tự của một Liên Minh Phòng Thủ “Bắc Thái Bình Dương“. Sự hình thành OTAN/NATO tại Au châu do một hoàn cảnh Lịch sử mà những nước Tây Au phải chống đỡ sự bành trường của Khối Liên Xô. Cũng vậy, Á châu Thái Bình Dương đang phải đối chọi với tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng. Đây là những đòi hỏi của Lịch sử.

Chúng tôi xin trình bầy những điểm sau đây:

=>     Trước tham vọng bành trướng của Khối Liên Xô,

         OTAN/ NATO được thành hình

=>     Trước tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng, buộc phải tiến tới

LIÊN MINH PHÒNG THỦ BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG

=>     Việt Nam lựa chọn đứng về phía Khối Hán Cộng hay

         về phía Liên Minh Phòng Thủ Bác Thái Bình Dương ?

Trước tham vọng bành trướng của Khối Liên Xô, OTAN/ NATO được thành hình

Sau Thế Chiến thứ II, Tây phương chia ra hai phía rõ rệt: (i) Nga và các nước chư hầu Đông Aâu theo Thể chế Cộng sản độc tài; (ii) Mỹ và các nước Tây Au theo Thể chế Tự do Dân chủ. Hai khối đã kéo dài trong những năm trường một cuộc Chiến Tranh lạnh về cả mặt Kinh tế/Thương mại và Quân sự:

*        Phía Nga và các nước chư hầu Đông Au có hai Tổ chức sau đây:

=>     Tổ chức Kinh tế/Thương mại gọi là COMECOM

=>     Tổ chức Quân sự gọi là PACTE DE VARSOVIE

*        Phía Mỹ và các nước Tây Au cũng có hai Tổ chức song song với hai Tổ chức trên của khối Cộng sản:

=>     Tổ chức Kinh tế/Thương mại Thị Trương Chung (Marché Commun) gồm 6 nước lúc đầu . Đây là tiền thân của Liên Hiệp Au châu ngày nay.

=>     Tổ chức Quân sự Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương OTAN/ NATO

Trước tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng, phải tiến tới

LIÊN MINH PHÒNG THỦ BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG

Việc Khối Hán Cộng đang leo thang tham vọng xâm lăng ra phía Biển, Đảo tạo ra một bầu không khí Chiến Tranh lạnh.

Leo thang xâm lăng của Khối Hán Cộng

Tác giả Rich SMITH (Dịch giả TRẦN NGỌC CƯ) đã viết một bài như sau về tình trạng leo thang bành trướng này:

Những hành động bành trướng hiếu chiến của Bắc Kinh trên các vùng biển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đòi hỏi các nước láng giềng của Trung cộng phải khẩn trương chỉnh đốn lại kho vũ khí của mình.

Trung cộng có một tàu sân bay – và đang làm các nước láng giềng lo ngại.

Khắp Đông Nam Á hiện nay, từ Đài Loan đến Nam Hàn, và từ Australia đến Philippines, đến Nhật Bản, các nước đang lên kế hoạch đẩy mạnh ngân sách quốc phòng để đối trọng lại một hải quân Trung cộng ngày càng hiếu chiến. Vào thời điểm này, có vẻ như một trong những quốc gia nói trên, là Nhật Bản, sẵn sàng đứng ra lãnh đạo một liên minh quân sự.

Bối cảnh

Trong mấy tuần qua, một hạm đội hỗn hợp gồm các chiến hạm và tàu đánh cá thương mại Trung cộng đã và đang xô xát với tàu địa phương Việt Nam trong vùng biển Hoa Nam [Biển Đông], cố giành lấy vị trí chung quanh một giàn khoan dầu mà Công ty Dầu khí Hải Dương Trung cộng đã hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuần trước, cuộc giằng co đã leo thang khi một tàu Trung cộng húc và làm chìm một tàu cá Việt Nam. (Thủy thủ trên tàu này được các tàu cá Việt Nam khác gần đó cứu sống, nhưng dù sao đi nữa vụ việc này đã đẩy các xung đột thêm một bước leo thang).

Cách đó không xa, bên ngoài duyên hải Philippines, các chiến hạm Trung cộng đang hàng ngày đe dọa tàu cá ngư dân và đang phong tỏa một tiền đồn Philippines tại một bãi đá ngầm địa phương, không cho tàu Philippines vào tiếp tế lương thực cho binh lính của họ. Và về phía Bắc, sự phẫn nộ của các nước láng giềng tiếp tục bùng lên khi Trung cộng tuyên bố một “khu nhận diện phòng không” trùm lên gần hết biển Hoa Đông – gồm lãnh thổ mà Nam Hàn và Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.

Đường chín đoạn” khét tiếng của Trung cộng, một tuyên bố chủ quyền coi gần hết biển Đông như một lãnh hải độc quyền của Trung cộng. Những vùng đóng khung biểu thị những vùng Trung cộng đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và Philippines.

Khi các tin tức thuộc loại này ngày một lan tràn, các nhà phân tích thị trường hải quân tại công ty tư vấn AMI International tiên đoán rằng các nước láng giềng của Trung cộng sẽ đầu tư khoảng 200 tỷ USD vào việc mua thêm trên 1000 tàu ngầm, các chiến hạm loại nhỏ, và cả các tàu sân bay để củng cố sức mạnh quân sự của mình trong vòng 20 năm tới – biến khu vực này thành một thị trường chiến hạm đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Thậm chí đã có dư luận cho rằng những nước này sẽ liên minh với nhau để “bao vây ngăn chặn” ảnh hưởng của Trung cộng.

Những Tổ chức Kinh tế/ Thương mại đang hình thánh

Viễn Đông và vùng Thái Bình Dương đang đi đến phân chia ra hai phía: (i) Khối Hán Cộng theo thể chế Độc tài; (ii) Phía Mỹ và những nước theo thể chế Dân chủ thuộc Viễn Đông và vùng Đông Nam Á. Cũng như giai đoạn phân chia của Au châu sau Thế chiến thứ II, vùng Thái Bình Dương đang tiến hành những Tổ chức Kinh tế/Thương mại và Quân sự:

*        Phía Khối Hán Cộng tăng cường leo thang về cả Kinh tế/Thương mại và Quân sự như sau:

=>     Tổ chức Tự do Mậu dịch nhằm chọc thẳng xuống những nước thuộc ASEAN. Đó là Tổ chức CAFTA (CAFTA (China-Asean Free Trade Agreement/ Thỏa thuận Trung cộng-Đông Nam Á về Tự do Mậu dịch).

=>     Về mặt Quân sự, Khối Hán Cộng tăng ngân sách Quốc phòng tới 150 tỷ Mỹ Kim, trong đó phần dành cho Hải quâng tăng gấp ba)       

*        Phía Khối Mỹ và các nuớc Dân chủ Thái Bình Dương cũng tiến hành:

=>     Tổ chức Tự do Mậu dịch TPP : Quan Hệ Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ 11 quốc gia, Australia, Brunei, Canada, Chile, Singapore, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ và Việt Nam tham dự cuộc họp báo chung tại Singapore vào ngày 13 tháng 3 năm 2013.

=>     Về phương diện Quân sự, đã có cuộc tham khảo tuần vừa qua giữa Nhật và Uc Châu trong ý hướng tiến tới một LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG. Một Tổ chức như OTAN/ NATO Á châu phải được mau chóng thành hình  để đối trọng với sự tăng ngân sách Quốc phòng, nhất là Hải quân của Khối Hán Cộng. Đây là là việc phải đến của tình hình Lịch sử.

Việt Nam lựa chọn đứng về phía Khối Hán Cộng hay về phía Liên Minh Phòng Thủ Bác Thái Bình Dương ?

Về Tổ chức CAFTA, Trương Tấn Sang đã đi Bắc Kinh tháng 6/2013 và đã ký kết 10 thỏa ước với Khối Hán Cộng. Nhưng rồi Giàn Khoan HD-981 của Khối Hán Cộng đã tự tiện vào xâm lăng Lãnh hải, đặc khu Kinh tế của Việt Nam, vào tháng 5/2014. CSVN đã quá tin tưởng vào 16 chữ vàng và 4 tốt để ngày nay những Lãnh đạo chóp bu của đảng phải câm họng như hến. Nguyễn Tấn Dũng chạy lang thang kêu cứu của ASEAN và Mỹ. Các Quốc gia để Việt Nam cô đơn vì chính CSVN đã tự nhận làm tay sai của Khối Hán Cộng.

Vậy thì khi Tổ chức LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG hình thành, Việt Nam phải chọn lựa dứt khoát đứng về phía nào ?

Có hai trường hợp:

*        Nếu đảng CSVN vẫn ham quyền và vẫn cố thủ đứng về phía Khối Hán Cộng để làm khuyển chó phục vụ mong Khối Hán Cộng bảo đảm cho quyền hành, thì tất yếu Dân Tộc Việt Nam sẽ NỔI DẬY CÁCH MẠNG.

*        Theo bài học của dân Ukraine, Dân Tộc Việt Nam NỔI DẬY CÁCH MẠNG chôn vùi đảng CSVN như Dân Ukraine đã đứng lên xua đuổi Tổng thống của họ vì ông này chọn Nga. Dân Ukraine đã lựa chọn Liên Au về Kinh tế/Thương mại và chọn OTAN/ NATO về Quân sự. Dân Tộc Việt Nam, sau khi đã chôn vùi CSVN đi rồi, sẽ lấy quyết định chọn Khối Mỹ và những nước Tự do Dân chủ để có Thị trường phát triển Kinh tế. Tất nhiên Dân tộc Việt Nam cũng sẽ chọn phía LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG để có những bảo đảm về an ninh Quân sự trước đe dọa xâm lăng truyền kiếp của Khối Hán Tộc.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 27.03.2014. Cập nhật 05.06.2014. Cập nhật 21.07.2015

Web : http://VietTUDAN.net

Chú thích : Một số những tay chân của đám bưng bô CSVN viết bịa đặt sai lệch về Lý Lịch của tôi, nên xin phép cho cái Link về Lý Lịch Nguyễn Phúc Liên như sau : http://www.viettudan.net/36984/index.html

"NATO CHÂU Á" SẮP THÀNH HIỆN THỰC

11/07/2015

Theo Tin của Reuters & AP

Nhật Bản sắp có quyền lực khiến Trung cộng phải e sợ

Hãng Reuters hôm 10/7 đưa tin, Nhật Bản đang có ý định gia nhập liên minh phát triển tên lửa SeaSparrow của NATO.

Điều này sẽ cho phép Tokyo lần đầu được thể nghiệm nhiều kế hoạch quốc phòng.

Động thái của Nhật cũng nhận được sự ủng hộ của Hải quân Mỹ, bởi đây chính là "bước đệm" để nước này lãnh đạo các mối quan hệ đối tác quân sự tương tự ở châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Reuters, đại diện Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) cho biết, các viên chức Hải quân nước này đã tham gia hội nghị của NATO tại The Hague, Hà Lan hồi tháng 5 nhằm tìm hiểu rõ hơn về liên minh tên lửa nói trên.

Liên minh phát triển tên lửa của NATO được thiết lập vào năm 1968 bao gồm 4 quốc gia trong đó có Mỹ và việc có thêm Nhật Bản tham gia sẽ giúp giảm mức đóng góp của các nước cho dự án này.

Bên cạnh vấn đề chi phí, điều quan trọng mà Washington nhận thấy là trong bối cảnh Trung cộng ngày càng hiện đại hóa quân sự, cũng như ngoan cố với chủ trương bành trướng khiến nhiều nước trong khu vực lo ngại, Tokyo có thể phát huy vai trò dẫn dắt các đối tác quân sự của Mỹ-Nhật.

"NATO châu Á" sắp thành hiện thực?

Trên thực tế, từ năm 2001, chuyên gia các vấn đề châu Á Sol Sanders đã đề cập tới khái niệm "NATO châu Á".

Ông nhận định sai lầm lớn của Mỹ sau Thế chiến II là việc nước này chưa thể thiết lập một cơ chế bảo đảm an ninh đa phương giống như NATO tại châu Á.

Một trong những nguyên nhân chính là Washington chưa giải quyết được sự đối đầu giữa 2 đồng minh thân cận nhất trong khu vực là Hàn Quốc và Nhật Bản, cho phép Mỹ thiết lập một liên minh đa phương đúng nghĩa.

Ý tưởng về liên minh này, không cần nghi ngờ, là sự phản ứng trực tiếp đối với sự trỗi dậy của Trung cộng.

Shigeru Ishiba - một chính khách bảo thủ thuộc đảng Tự do dân chủ cầm quyền của Nhật Bản - đã nói hồi tháng 3/2014 rằng nếu quyền tự vệ tập thể được giải phóng, ông này sẽ tìm cách cản trở "NATO châu Á" đối đầu và kiềm chế Trung cộng

Dù vậy, dưới sự cầm quyền của Nội các Thủ tướng Shinzo Abe, triển vọng Nhật Bản giải phóng quyền tự vệ tập thể đang rõ rệt hơn bao giờ hết. Và ý tưởng "NATO châu Á" cũng bắt đầu trở nên khả thi.

Học giả Sanders cũng dự đoán: "Dù xét trên cơ sở quan hệ song phương hay khả năng Tokyo phát huy tác dụng lớn hơn trong một cơ cấu đa phương, Nhật vẫn là quốc gia đóng vai trò trung tâm trong hệ thống an ninh của Mỹ tại châu Á."

Quan điểm của Sanders vào năm 2001 không hề tạo được bất kỳ phản ứng nổi bật nào trong dư luận. Nhưng 14 năm sau, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thực thi chiến lược "xoay trục châu Á", khái niệm này một lần nữa được nhắc tới, và Nhật Bản vẫn là cái tên mấu chốt.

Năm 2012, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Lee Armitage và giáo sư ĐH Harvard Joseph Nye đã cùng nhau đưa ra bản báo cáo có sức nặng mang tên "Liên minh Mỹ-Nhật - Chỗ dựa để ổn định châu Á".

Báo cáo liệt kê hàng loạt thay đổi về chính sách an ninh mà Washington kỳ vọng ở Tokyo, trong đó nội dung cốt lõi là Mỹ yêu cầu Nhật giải trừ những rào cản quân sự trong Hiến pháp nước này và đóng vai trò tích cực hơn trong cục diện an ninh châu Á-Thái Bình Dương.

Giới quan sát cho rằng, những cải cách chính sách an ninh của Shinzo Abe như dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, giải phóng quyền tự vệ tập thể, tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ, tham gia giải quyết vấn đề Biển Đông... đa phần dựa trên báo cáo của Armitage/Nye.

Ông Shinzo Abe đang biến ý tưởng "NATO châu Á" mà Washington thúc đẩy thành hiện thực.

Nhật sẽ có quyền chủ động "khai chiến"

Tờ Nhật báo Phương Nam (Southern) của Trung cộng cho hay, Hiệp hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung cộng (CSCPA) hôm 30/6 đã công bố "Báo cáo đánh giá quân lực Nhật Bản 2014".

Theo đó, chính sách an ninh và phòng thủ của Nhật Bản đang có những điều chỉnh quan trọng nhằm tìm kiếm bước đột phá kể từ Thế chiến II tới nay.

Southcn cho hay, trong rất nhiều nội dung cải cách quân đội Nhật Bản, quyền quyết sách được trao cho Hội đồng tham mưu (JSC) là một chi tiết đặc biệt đáng chú ý.

JSC trực thuộc Bộ quốc phòng Nhật Bản, là cơ quan tham mưu và chỉ huy tối cao mà Bộ quốc phòng nước này sử dụng để chỉ huy, quản lý JSDF.

Nhiệm vụ chủ yếu của JSC là thống nhất và điều chỉnh việc chỉ huy, vận hành, điều động các Lực lượng phòng vệ trên bộ, trên biển, trên không của Nhật.

Theo CSCPA, phương án sửa đổi "Luật bố trí Bộ quốc phòng" do Nội các của Thủ tướng Abe đề xuất năm 2014 đã được Quốc hội Nhật Bản thông qua.

Theo phương án này, quyền quyết định tác chiến sẽ được trao cho một lãnh đạo của JSC có vai trò tương đương phó Tổng tham mưu trưởng.

Điều này có nghĩa là, nếu các dự luật an ninh của Nội các Thủ tướng Abe được thông qua, quân đội Nhật Bản hoàn toàn có thể điều động lực lượng ra nước ngoài mà không cần thông qua Quốc hội.

Nói cách khác, Thủ tướng Nhật Bản sẽ là người trực tiếp ra lệnh, sau đó JSC chấp hành nhiệm vụ thực hiện quy trình tác chiến.

Giới phân tích hầu hết đều ghi nhận, những động thái quân sự rõ rệt nói trên của Tokyo đang mở đường để Nhật "thay mặt Mỹ" trở thành đối trọng với Trung cộng tại châu Á-Thái Bình Dương.

"NATO châu Á" - nếu trở thành hiện thực - sẽ chính là "cái tát" mà Mỹ và đồng minh đánh thẳng vào những ảo tưởng bá quyền khu vực của Bắc Kinh.

***

Thị trường chứng khoán Trung cộng lỗ trên 3.000 tỷ USD... Hôm nay gượng lên giả tạo nhưng chắc sẽ kiệt quệ

Saturday, July 11, 2015

china market shanghai

Cổ phiếu Trung quốc mất trắng trên 3.000 Tỷ kể từ giữa tháng 6-2015 đến 10-7-2015

VietPress USA (11-7-2015): Với mọi nổ lực bơm thêm tiền và ngăn cấm các Công ty lớn đầu tư của nước ngoài không được bán cổ phiếu ra để nhằm ổn định Thị trường Chứng khoán (TTCK) của Trung cộng (TC) đang lao xuống vực từ đầu tháng 6-2015 cho đến nay; thế nhưng hôm nay là ngày thứ nhì liên tiếp cổ phiếu của TC mới có tín hiệu nhích lên một chút nhưng đó chỉ như chút muối thả xuống biển mà thôi.

Chính quyền TC đã tìm mọi cách can thiệp cứu nguy cho TTCK kể từ Thứ Năm 09-7 và qua ngày Thứ Sáu hôm qua khi đóng cửa phiên giao dịch cuối ngày thì sự suy sụp mới đứng lại giả tạo trên con số ở biểu đồ; nhưng thực lỗ nằm trong nền kinh tế tài chánh của TC và người dân phải gánh chịu chắc sẽ vô phương cứu chữa!

Ngày Thứ Bảy 11-7 cuối tuần, khi đóng phiên giao dịch thì chỉ số Shanghai Composite tăng 4,5%, đạt 3.877,80 điểm sau khi đứng ở mức tăng gần 6% trong phiên giao dịch trước đó.

Chỉ số Hang Seng của Hong Kong đóng cửa với mức tăng 2,08%, đạt 24.901,28 điểm.

china market shanghai

Chỉ tính từ giữa tháng 6-2015 đến ngày 10-7-2015 tức chưa đầy 1 tháng mà TTCK của TC đã lỗ sạch sành sanh tới 3.000 Tỷ USD. 

Trong những ngày gần đây, toàn nước Hy-Lạp phải khốn đốn vì không đủ tiền phải vay của Liên Âu. Số nợ đáo hạn chưa trả nỗi mà số thiếu hụt cần phải được bù vào để quốc gia tồn tại. Các nước giàu có của Liên Âu như Anh, Pháp, Đức, Thụy sĩ và với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cứu nguy Hy Lạp với biện pháp phải đưa ra trưng cầu dân ý. Thế mà, số lỗ chỉ trong chưa đầy 1 tháng vừa qua của TC lớn gấp 10 lần số GDP tổng thu nhập quốc dân của toàn nước Hy Lạp. Con số thua lỗ nầy của TC không thể nào cứu chữa nỗi vì đó là kết quả mà TC muốn lấy đồng Nhân Dân Tệ ra để đối đầu với đồng Dollars của Mỹ. 

Giấc mộng lãnh đạo thế giới về kinh tế tài chánh của TC sẽ đưa TC đến hồi tàn mạt sau khi Siêu Quyền Lực Hoa Kỳ và Thế giới Illuminati Bilderberg đã họp đại hội hằng nằm vào ngày 11-6 đến 14-6-2015 vừa qua tại nước Áo như tin VietPress USA đã loan (http://www.vietpressusa.com/2015/06/hoi-nghi-sieu-quyen-luc-bilderberg-hop.html)

Trong danh sách 140 nhân vật đại diện các chi phái Siêu Quyền Lực về dự họp, có các Ngân Hàng và tổ chức tài chánh hàng đầu của thế giới và chương trình nghị sự ghi rõ là giải quyết các vấn đề về châu Âu, NATO để đối phó với Nga; giải quyết vấn đề Hy-Lạp, giải quyết nạn khủng bố; vấn đề nguyên tử với Iran, giải quyết vấn đề kinh tế tài chánh và toàn cầu hóa (http://www.infowars.com/bilderberg-2015-full-attendee-list-agenda/). Khi TC thành lập Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng Á Châu (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB) và công bố bắt đầu hoạt động kể từ ngày 29-6-2015 với 47 quốc gia tham dự và muốn đối đầu với Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (Asian Development Bank - ADB) của Hoa Kỳ và Siêu Quyền Lực thế giới Illuminati thì chắc chắn TC sẽ bị đánh sụp hoàn toàn. Chỉ sau 3 ngày công TC công bố Ngân Hàng AIIB thì ngay tức khắc, ngày 02-7-2015, TTCK của TC bị bốc hơi trên 2.400 Tỷ USD mà TC chới với không biết vì sao. Tiếp đến đợt thứ nhì chỉ cách 3 ngày sau đó, hôm 06-7-2015 TTCK của TC bị mất trắng thêm trên 1.000 Tỷ USD!

china market shanghai

Ngày hôm nay Thứ Bảy 11-7-2015 chỉ là chút ổn định giả tạo cho TTCK của TC mà thôi. TC chắc chắn sẽ bị suy sụp hoàn toàn như tình trạng kinh tế tài chánh của Nga sau khi bị Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu trừng phạt vì vụ cưỡng chiếm bán đảo Cremia của Ukraine vào tháng 3-2014 và gây khủng hoảng, đưa quân cùng vũ khí vào Miền Đông Ukraine.

Tháng 9-2015 sắp tới, chủ tịch đảng csTC kiêm chủ tịch nhà nước TC là ông Tập Cận Bình sẽ đến thăm Hoa Kỳ và hội kiến với TT Barack Obama tại Phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc. Từ đây đến ngày đó TC sẽ còn thấy nhiều vấn đề chứ không chỉ là suy sụp TTCK mà thôi.

Hạnh Dương.

www.vietpressusa.com

Thông Báo: Sau khi VietPress USA đưa tin Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng csVN Phùng Quang Thanh đi qua Pháp hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Pháp vào ngày 19-6-2015 thì đã bị ám sát tại Paris ngày 26-6-2015. Đảng và nhà nước csVN muốn bưng bít che dấu sự thực nầy nên đã dùng Tường Lửa (Firewall) ngăn chận không cho bà con đọc giả trong nước Việt Nam được vào đọc tin của VietPress USA.

Nay nhờ GOOGLE CHROME nên VietPress USA đã dùng chương trình ZENMATE rất an toàn, không Virus, không kèm quảng cáo để giúp quý đọc giả thoát tường lửa dễ dàng để vào đọc được bất cứ Websites nào mà lâu nay bị csVN ngăn cấm. Xin xem cách hướng dẫn tại Link trên mạng xã họi Facebook và chuyển cho mọi người thân quen. Cám ơn quý vị và các bạn.

https://www.facebook.com/media/set/?set=a.10206998172582499....=a66c0b0dee

VietPress USA.

***

Chiến lược triệt hạ Trung cộng của Hoa Kỳ

Nguyễn Đình Phùng

Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung cộng có thể đã và đang xảy ra, nhanh chóng hơn tất cả những tiên đoán từ trước đến nay! Những diễn tiến dồn dập xảy đến trong khoảng thời gian gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã sửa soạn cho một bối cảnh xung đột với Trung cộng và có thể đã cho bắt đầu một chiến dịch để triệt hạ quốc gia đối thủ là Trung cộng, càng ngày càng ra mặt để khiêu khích Hoa Kỳ, bất chấp hậu quả!

Cuộc chiến tranh này không bắt đầu bằng những đụng độ quân sự qui ước như những chiến tranh trước đây trong lịch sử, nhưng khởi sự bằng kinh tế và đặc biệt bằng cyberwarfare, chiến tranh điện toán! Và những biến chuyển của tuần lễ vừa qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán của Trung cộng, đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung cộng về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán này của Trung cộng?

Ngày thứ sáu 3 tháng 7 vừa qua, chỉ số về stock của Trung cộng là Shangai Composite Index mất đi 5.8% đứng ở mức 3687. So với ngày 12 tháng 6, chỉ số này đứng ở mức 5166, có nghĩa chỉ trong vòng 3 tuần lễ, stock của Trung cộng đã mất đi 29% giá trị. Sự sụp đổ nhanh chóng này đã làm mất đi 2.7 trillion tức 2700 tỷ Mỹ Kim giá trị của chứng khoán Trung cộng. Và sự mất mát này đã đổ trên đầu của hàng trăm triệu gia đình dân Tàu, mấy năm nay đã đổ xô như điên cuồng vào việc chơi stock để làm giàu nhanh chóng, nay mất hết cơ nghiệp và tài sản vì sự sụp đổ này! 

Thị trường chứng khoán Shangai có 112 triệu trương mục, thị trường chứng khoán tại Shenzhen có 142 triệu trương mục. Chỉ trong mùa xuân năm 2015 mỗi thị trường đã có thêm 20 triệu accounts do dân Tàu nhảy vào chơi stock! Khác với Hoa Kỳ, hiện nay cá nhân ít chơi stock, tại Trung cộng 4/5 các trương mục trên thị trường chứng khoán hai nơi là của tư nhân, do dân Tàu giới trung lưu có ít tiền vốn để dành nhảy vào chơi stock kiểu đánh bạc, ăn thua đủ! Nay với stock sụp, cả trăm triệu người mất tiền hay sạt nghiệp. Trường hợp này còn lớn lao hơn thời sụp đổ của Wall Street thập niên 30’s dẫn dắt đến tai họa Great Depression cho Hoa Kỳ và toàn cầu.

Lý do thiệt hại nặng là dân Tàu chơi stock kiểu margin rất nhiều, có nghĩa đi vay để chơi stock, chỉ cần bỏ ra 10 – 20% vốn, phần còn lại đi vay của ngân hàng hay công ty đầu tư. Khi stock lên, chơi kiểu margin này lời lớn. Nhưng khi stock xuống, sẽ bị trường hợp gọi là margin call, khi giá trị stock xuống nhiều và nhanh, công ty đầu tư sẽ bắt châm thêm tiền vào, nếu không có, sẽ đương nhiên bị bán số stock đang có và tiền vốn bỏ ra lúc đầu sẽ mất sạch! Như thế, chơi stock kiểu đi vay margin rất nguy hiểm và như tuần lễ vừa qua tại Thượng Hải, khi stock đã mất đi gần 1/3 giá trị, hàng trăm triệu dân Tàu chơi stock kiểu margin này mất hết, tán gia bại sản!

Trong ba tuần lễ qua, Ngân Hàng Trung Ương tại Bắc Kinh đã tìm cách cứu thị trường chứng khoán Tàu bằng cách hạ lãi xuất, giảm bớt luật lệ hạn chế.v.v., nhưng không đi đến đâu. Các công ty lớn của Trung cộng cũng tung tiền vào để mua stock nhằm giữ giá trị và Hiệp Hội Chứng Khoán của Trung cộng, do chính quyền kiểm soát, cũng dự định sẽ tung tiền vào đến mức 120 tỷ nhân dân tệ hay renminbi, tương đương với 19.4 tỷ Mỹ Kim. Nhưng con số này được coi là quá ít ỏi, khó lòng làm thị trường chứng khoán tại Thượng Hải và tại Shenzhen đứng vững được. Có thể sẽ lên được vài ngày nhưng nhiều phần sẽ tiếp tục đi xuống.

Một trong những lý do stock của Tàu xuống nhiều và nhanh như vậy vì các công ty đầu tư đổ xô vào để bán short – selling, tức vay tiền để bán stock đi. Khi giá xuống nhiều sẽ mua lại để trả cho chủ nhân và kiếm lời bằng tiền sai biệt. Với kiểu bán stock short này, các công đầu tư kiếm lợi nhiều và làm giá xuống còn nhanh hơn!

Chính quyền Tàu hiện đang la hoảng vì short selling này của các công ty đầu tư ngoại quốc, đặc biệt là của Hoa Kỳ. Công ty đầu tư của Wall Street bị vạch mặt chỉ tên là Morgan Stanley, đã dùng phương cách short selling để kiếm lời tối đa. Nhưng câu hỏi sau hậu trường là các công ty đầu tư của Hoa Kỳ đã có sự khuyến khích hay giúp đỡ nào không của chính quyền Obama để lũng đoạn thị trường chứng khoán Trung cộng, cũng như làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, gây ra sụp đổ toàn diện cho stock market của Trung cộng?

Dĩ nhiên tình trạng thị trường chứng khoán của Trung cộng sụp đổ là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Lý do là kinh tế Trung cộng đã chậm đi nhiều, mức tăng trưởng trước kia từ 15 – 20%, nay chỉ còn 7% và năm nay 2015 sẽ còn xuống nhiều hơn. Với quả bóng địa ốc vỡ tan, khi các thành phố xây cất thành thành phố ma, các mall vĩ đại không một bóng người, các building xây cất bỏ không vì không có ai thuê, kinh tế Trung cộng đang sụp đổ. Nhưng chỉ vì chính quyền cộng sản tìm đủ cách để ếm nhẹm và bịp bợm các nhà đầu tư ngoại quốc, hậu quả của quả bóng địa ốc vỡ nổ chưa lan rộng lắm. Nhưng kế tiếp cho sự tan vỡ kinh tế của Trung cộng chính là thị trường chứng khoán như việc sụp đổ trong ba tuần lễ vừa qua, chính quyền Trung cộng không che dấu nổi!

Có thể nói thời điểm cho thị trường chứng khoán của Trung cộng tan vỡ đã chín mùi, bắt buộc phải xảy ra kế tiếp cho quả bóng địa ốc vỡ tan. Và các công ty đầu tư Wall Street đã đánh hơi và tính toán đúng để nhảy vào lũng đoạn và giúp cho thị trường chứng khoán Tàu sụp nhanh hơn bằng kiểu short selling! Nhưng bàn tay của chính quyền Hoa Kỳ có thể đứng đằng sau giật dây là chuyện nhiều phần đã xảy ra! Lý do là gần đây chính quyền Obama đã hứa hẹn là sẽ trả đũa Trung cộng về tội dùng hacking để lấy tài liệu cá nhân của hơn 4 triệu nhân viên làm việc trong chính quyền. Và tuy không nói ra, chính quyền Obama có thể đã dùng việc hacking vào chính các cơ sở của Trung cộng và tại thị trường chứng khoán Thượng Hải để giúp cho thị trường stock này của Tàu sụp nhanh hơn?!!

Một khi quả bóng địa ốc vỡ tan và thị trường chứng khoán bị sụp, kinh tế sẽ đi vào suy thoái nặng nề. Trường hợp Nhật Bản thập niên 80’s đã có kinh nghiệm này và mất đến hơn 20 năm vẫn chưa ra khỏi được suy thoái. Dĩ nhiên các chiến lược gia của Hoa Kỳ cũng hy vọng lịch sử sẽ tái diễn với Trung cộng đi vào suy thoái nặng và mất đi tiềm năng kinh tế với việc sụp đổ vừa qua.

Trong chiến lược kinh tế tầm xa hơn, chính quyền Obama đã thành công khi cả 2 viện tại Quốc Hội đã thông qua luật để Obama thương thảo nhanh chóng cho thỏa ước mậu dịch Thái Bình Dương TPP, Trans Pacific Partnership. Đây là đòn để triệt hạ kinh tế Trung cộng về lâu về dài, với Hoa Kỳ và các nước Thái Bình Dương khác, trong đó có Việt Nam, trao đổi mua bán với nhau và gạt hẳn Trung cộng ra ngoài!

Điểm quan trọng của thỏa ước mậu dịch TPP này là Hoa Kỳ đã nhắm vào Việt Nam. Lý do là trong 12 quốc gia hợp thành tổ chức mậu dịch này, quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất về mậu dịch và đầu tư là Việt Nam. Và Hoa Kỳ đã dùng việc thông qua thoả ước mậu dịch TPP, hy vọng sẽ hoàn tất vào năm đến để tách rời Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung cộng và thành đồng minh của Hoa Kỳ.

Lý do để Hoa Kỳ mong muốn và tìm đủ cách để kéo Việt Nam từ bỏ chuyện đi hàng đôi và trở thành đồng minh với Hoa Kỳ nằm trong hai chữ: Cam Ranh! Trong chiến lược kiềm tỏa Trung cộng về mặt quân sự, vị thế đặc biệt của Cam Ranh nắm giữ tầm quan trọng bậc nhất với Ngũ Giác Đài. Phi Luật Tân đã mong muốn Hoa Kỳ trở lại Subic Bay tái lập căn cứ quân sự tại đây, nhưng Subic Bay không thể sánh với Cam Ranh về vị thế chiến lược hàng đầu được.

Một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Cam Ranh sẽ trấn áp được hạm đội tiềm thủy đĩnh nguyên tử của Trung cộng hiện đang đặt tại đảo Hải Nam. Hải quân Hoa Kỳ ở Cam Ranh sẽ giữ cho biển Đông Hải tự do giao thông, không e dè gì về việc Trung cộng đang cho xây cất các hòn đảo nhân tạo làm phi đạo và thiết lập các căn cứ quân sự trên quần đảo Hoàng Sa, kiểm soát toàn thể vùng biển Đông. Hơn nữa căn cứ Cam Ranh sẽ giúp cho Hoa Kỳ tạo thành vòng đai nguyên tử bao vây Trung cộng với các phi đạn gắn đầu đạn nguyên tử tầm gần loại Pershing như đã đặt tại Âu Châu thời chiến tranh lạnh, không cần đến hoả tiễn liên lục địa bắn đến Trung cộng lâu hơn!

Tập Cận Bình đã đi sai một nước cờ khi cho kéo giàn khoan vào hải phận của Việt Nam và tạo nên làn sóng chống Tàu năm ngoái. Việc Hoa Kỳ cho chiếu các video với đài CNN thu hình chuyện Trung cộng cho lập đảo nhân tạo và xây phi đạo cho phản lực cơ quân sự gần Hoàng Sa là sự cố ý của chính quyền Obama, trước hết để đánh thức dư luận dân chúng Hoa Kỳ về hiểm họa Trung cộng, nhưng cũng là để lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo Tàu và đi hẳn với Hoa Kỳ.

Những diễn biến gần đây tại Việt Nam cho thấy chiến lược này của Hoa Kỳ đang thành hình. Trước hết một loạt các yếu nhân của Hoa Kỳ đã sang Việt Nam trong vài tháng nay như bộ trưởng quốc phòng Aston Carter, chủ tịch ủy ban quân lực tại Thượng Viện John McCain và gần đây nhất vào lễ quốc khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7 là cựu tổng thống Bill Clinton. Clinton có thể là người đại diện cho Obama để thương thảo và đi đến thỏa thuận sau cùng về việc Việt Nam thành đồng minh của Hoa Kỳ và cho thiết lập căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh. 

Đồng thời trong tuần này, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng sẽ đi với phái đoàn chính phủ hàng 150 người sang Hoa Kỳ và sẽ gặp Obama. Nguyễn Phú Trọng không phải là chủ tịch nước nhưng được tòa Bạch Cung phá lệ để tiếp đón như thủ lĩnh quốc gia. Điều này cho thấy tay này đã đi theo phe thân Hoa Kỳ và gạt bỏ được Chủ tịch Trương Tấn Sang được coi như phe thân Tàu.

Một nhân vật theo phe thân Tàu là đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng không có tên trong phái đoàn sang Hoa Kỳ vào giờ chót. Tin chính thức của chính phủ cộng sản là Phùng Quang Thanh chữa bệnh tại Pháp, tuy có tin đồn không kiểm chứng được là tay này bị ám sát khi sang đến Pháp?

Tất cả những diễn biến này cho thấy Hoa Kỳ đã thành công trong việc lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung cộng và nhiều phần sẽ được thoả thuận để lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, có thể sau chuyến Obama sang thăm Việt Nam vào tháng 11 năm nay.

Tuy nhiên điều quan trọng đối với Việt Nam là việc phải thương thảo để Hoa Kỳ ký kết một hiệp ước hỗ tương phòng thủ như Hoa Kỳ đã ký kết các hiệp ước này với Nhật Bản và Phi Luật Tân trước đây. Thực sự gọi là hỗ tương phòng thủ, nhưng điều đó có nghĩa Hoa Kỳ sẽ nhẩy vào bảo vệ Việt Nam một khi bị Trung cộng tấn công. Vì phản ứng của Trung cộng trước thế kiềm tỏa và chiến lược triệt hạ Trung cộng của Hoa Kỳ sẽ làm cho Việt Nam ở vào thế nguy hiểm dễ dàng bị Trung cộng tấn công và xâm lăng. Chỉ một khi có được hiệp ước hỗ tương phòng thủ với Hoa Kỳ và căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh thiết lập xong xuôi, lúc đó Việt Nam mới ở vào thế an toàn trước đe dọa của Trung cộng được.

Tóm lại, chiến lược triệt hạ Trung cộng của Hoa Kỳ đã thành hình và đã bắt đầu được thi hành, về phương diện kinh tế cũng như quân sự. Điều tốt nhất cho toàn cầu vẫn là Trung cộng suy yếu và tan rã một khi dân chúng Tàu bị khó khăn kinh tế và thất nghiệp nổi loạn và thay đổi được chính quyền cộng sản Trung cộng hiện tại. 

Cũng như Việt Nam một khi đi với Hoa Kỳ, sẽ phải chịu điều kiện để đi đến dân chủ hóa, nếu muốn hưởng lợi do thỏa ước mậu dịch TPP và được chiếc dù quân sự của Hoa Kỳ bảo vệ với căn cứ Hoa Kỳ tại Cam Ranh. Các chuyện này tuy còn xa vời nhưng điều gì cũng có thể xảy ra được. Và thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời rõ ràng nhất!

5 tháng 7 , 2015

Nguyễn Đình Phùng

www.nguyendinhphung.com

***

Trung cộng Đảo Nợ

đảo nợ trung cộng

Tổ hợp tư vấn McKinsey ước lượng cỡ 282% của Tổng sản lượng, mà sản lượng của Trung Quốc được tính là khoảng 10 ngàn tỷ đô la thì quy ra tổng số nợ phải ở mức 28 ngàn 200 tỷ Mỹ kim

Tiếp theo chương trình kỳ trước về khoản nợ quá lớn hiện nay của Trung Quốc, kỳ này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những biện pháp giải quyết của lãnh đạo Bắc Kinh qua một số sáng kiến vừa được ban hành hôm Thứ Năm 14 vừa rồi, Xin quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn của Nguyên Lam về vấn đề này với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong tuần qua, các thị trường tài chính trên thế giới đều theo dõi một số biện pháp của nhà cầm quyền Bắc Kinh nhằm giải quyết vấn đề cực kỳ phức tạp là khối nợ quá lớn hiện nay của nền kinh tế. Khi theo dõi thì người ta thấy trước hết, hôm Thứ Năm 14 vừa qua, Chính quyền Bắc Kinh cho biết rằng đến Tháng Chín này thì họ sẽ hoàn tất bước đầu của một kế hoạch gọi là đảo nợ cho các chính quyền địa phương. Qua hôm sau Thứ Sáu 15, thì Bộ Tài Chính và Ngân hàng Trung ương lại ra chỉ thị là các cơ quan tài chính phải tiếp tục tài trợ các dự án bị lỗ lã ở địa phương trong khi tiến hành biện pháp đảo nợ. Thưa ông, trước loại tin dồn dập như vậy, dư luận bên ngoài chú ý đến ba chuyện là số tiền nợ, là chính quyền địa phương và thứ ba là việc đảo nợ. Ý nghĩa của các động thái này là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin trước hết nói về bối cảnh của cả vấn đề rộng lớn và phức tạp mà chương trình của chúng ta đã đề cập vào tuần trước, là chuyện nợ nần.

- Một là Trung Quốc hiện mắc nợ rất cao mà tới cỡ nào thì khó ai biết, kể cả các cơ quan hữu trách, từ Bộ Tài chính tới Ngân hàng Nhà nước hay các Ủy ban kiểm soát của đảng. Khi nói về tiền nợ, ta dùng đơn vị là tỷ bạc, là nghìn triệu, nhưng khi con số lên tới ngàn tỷ, là triệu triệu, thì mình có thể mất luôn khái niệm. Thí dụ như tổng số nợ hiện nay của Trung Quốc được tổ hợp tư vấn McKinsey ước lượng cỡ 282% của Tổng sản lượng, mà sản lượng của xứ này được tính là khoảng 10 ngàn tỷ đô la thì mình quy ra tổng số nợ phải ở mức 28 ngàn 200 tỷ Mỹ kim, một con số ít ai mường tượng là lớn cỡ nào.

- Thứ hai là khi phân giải tổng số nợ thì ta có thêm vài chi tiết rắc rối khác. Theo lối thông dụng, người ta xếp loại nợ của từng chủ thể đi vay, như chính quyền trung ương nợ quãng hai ngàn 100 tỷ, các doanh nghiệp nợ gần 17 ngàn tỷ, các tổ chức tài chính nợ gần hai ngàn tỷ, xấp xỉ với nợ của nhà nước trung ương, các hộ gia đình thì nợ 280 tỷ và chính quyền địa phương nợ 190 tỷ. Đấy là con số do tờ Financial Times của Anh tính ra.

Tổng số nợ hiện nay của Trung Quốc được tổ hợp tư vấn McKinsey ước lượng cỡ 282% của Tổng sản lượng, mà sản lượng của xứ này được tính là khoảng 10 ngàn tỷ đô la thì mình quy ra tổng số nợ phải ở mức 28 ngàn 200 tỷ Mỹ kim, một con số ít ai mường tượng là lớn cỡ nào

Nguyễn-Xuân Nghĩa

- Nhưng ngoài ra còn có loại nợ đặc biệt là của cả vạn “cơ sở tài trợ chính quyền địa phương”, quốc tế gọi là Local Government Financing Vehicles, viết tắt là LGFV. Số nợ của các cơ sở này lên tới ba ngàn 500 tỷ đô la. Khi nghe nói về khoản nợ của chính quyền địa phương thì ta nên nhớ rằng đấy không là 190 tỷ đô la mà là ba ngàn 500 tỷ của các cơ sở tài trợ LGFV này. Biện pháp đảo nợ được nói tới chính là liên hệ đến các cơ sở ấy và ba ngàn 500 tỷ là nhiều lắm!

Nguyên Lâm: Có lẽ ông đang đi từng bước để thính giả của chúng ta có cái nhìn toàn cảnh đã, thế thì các cơ sở tài trợ chính quyền địa phương này là gì mà mắc nợ nhiều như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đây là một đặc điểm của kinh tế xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa.

- Vì luật ngân sách từ năm 1994 của Trung Quốc không cho chính quyền địa phương đi vay dưới hình thức phát hành trái phiếu, là bán giấy nợ lấy tiền về xài, mà các địa phương đều phải thi đua thực hiện những dự án quy mô trong mục tiêu tạo ra công ăn việc làm để địa phương khỏi bị loạn, họ bèn phát huy sáng kiến là lập ra công ty đầu tư. Đấy là các cơ sở tài trợ chính quyền địa phương mình đang nói. Các công ty này vay của ai? Của các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại địa phương.

- Nghĩa là chúng ta có các công ty đầu tư thực ra là quốc doanh, của nhà nước ở địa phương, đi vay các ngân hàng và tổ chức tín dụng chủ yếu cũng của nhà nước ở địa phương, để thực hiện các công trình xây dựng hạ tầng hay dự án địa ốc nhà cửa, trên đất đai cũng do nhà nước địa phương quản lý và phân bố. Nói vắn tắt thì tay mặt của nhà nước vay tay trái của nhà nước và thế chấp bằng đất đai cũng của nhà nước ở cấp địa phương. Và đảng viên cán bộ của nhà nước ở địa phương thì có thể làm giàu trong quy trình làm ăn đó.

Nguyên Lâm: Thưa ông, thế Chính quyền trung ương có biết việc ấy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Dĩ nhiên là biết mà thấy rằng đấy là sáng kiến hay, vì giải quyết yêu cầu tài trợ ngân sách địa phương và tạo ra các công trình như cầu đường, thiết lộ, phi trường, cao ốc, v.v… được tính vào sản lượng nên đưa tới những con số tăng trưởng ngoạn mục. Khi thế giới bị tổng suy trầm vào năm 2008-2009, lãnh đạo Bắc Kinh đã quyết định tăng chi và bơm tín dụng để kích thích kinh tế thì địa phương càng ra sức hoạt động với các công ty đầu tư ráo riết đi vay thêm.

-Họ lấy rủi ro lớn vì quản lý dở nhưng vẫn yên tâm là mọi thứ đều lên giá, bản thân thì có lời và địa phương sẽ dư tiền hoàn trái, trả nợ. Thật ra họ bị thiếu thanh khoản và khó trả được nợ trong khi các dự án hoành tráng kia chỉ là những cơ sở ế ẩm. Bây giờ thì làm sao trung ương giải quyết số nợ của các công ty đầu tư địa phương này khi nó đã tăng vọt mà kinh tế địa phương lại trì trệ và cần sản xuất để tạo ra việc làm cho cư dân?

Nói vắn tắt thì tay mặt của nhà nước vay tay trái của nhà nước và thế chấp bằng đất đai cũng của nhà nước ở cấp địa phương. Và đảng viên cán bộ của nhà nước ở địa phương thì có thể làm giàu trong quy trình làm ăn đó

Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nguyên Lâm: Tuần qua, khi Bắc Kinh thông báo là cho các chính quyền địa phương được đảo nợ thì đấy có phải là biện pháp giải quyết không? Và thưa ông, cụ thể thì họ tiến hành ra sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta nhớ rằng khoản nợ của các địa phương đã tăng vọt, lên tới ba ngàn 500 tỷ và có khi còn cao hơn nữa, mà địa phương lại hết tiền hoàn tất các dự án dở dang.

Các nhà đầu tư Trung Quốc nhìn lo lắng khi họ nhìn vào giá của cổ phiếu (màu đỏ cho giá cả tăng cao và màu xanh lá cây cho giá xuống) tại trung tâm môi giới chứng khoán tỉnh An Huy miền đông Trung Quốc, ngày 15 tháng 5 2015.

- Thế rồi Bắc Kinh loan báo là từ nay đến Tháng Chín, các địa phương được phát hành trái phiếu có hạn kỳ dài hơn với phân lời thấp hơn để hoàn trả các ngân hàng ở địa phương. Nghĩa là nợ tín dụng ngân hàng được thay thế bằng trái phiếu với điều kiện dễ thở hơn cho các công ty đầu tư của địa phương. Nhưng đây là biện pháp có giới hạn vì thu gọn vào một ngân khoản tương đương với 160 tỷ đô la so với núi nợ là ba ngàn 500 tỷ, tức là chưa bằng 5%.

Nguyên Lâm: Hồi nãy ông vừa nói rằng trước kia Chính quyền Trung Quốc tại trung ương không cho các địa phương được quyền phát hành trái phiếu. Bây giờ thì phải chăng là họ đã đổi ý nên mới có biện pháp phát hành trái phiếu để đổi nợ ngân hàng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Câu hỏi này mới dẫn chúng ta qua một chuyện kinh hoàng khác.

- Trước hết, ta không quên rằng Trung Quốc là xứ rất rộng mà không áp dụng thể chế liên bang để phân định quyền hạn giữa trung ương với các địa phương một cách ổn định. Vì vậy, họ vẫn gặp bài toán ngàn đời là mâu thuẫn và tranh đoạt ảnh hưởng giữa trung ương với các địa phương, và giữa các địa phương với nhau. Thật ra, chế độ cộng sản ngày nay cũng không khác.

- Lãnh đạo tại trung ương không muốn các địa phương có quá nhiều quyền hạn nên cấm địa phương phát hành trái phiếu và gom nhu cầu tài trợ vào một số ngân hàng của nhà nước cùng các chi nhánh ở dưới để gián tiếp kiểm soát địa phương. Khi thế giới bị tổng suy trầm thì giải pháp tài trợ các công ty đầu tư của địa phương cũng phù hợp với ý hướng kiểm soát ấy. Và quả thật là khi ngân sách địa phương chiếm tới hơn 80% của ngân sách toàn quốc thì các công ty đầu tư này có giải quyết được một phần của yêu cầu tài trợ. Nhưng khi các công ty đầu tư của địa phương bành trướng hoạt động và mắc nợ quá nhiều thì trung ương can thiệp và khóa bớt vòi tài trợ của các ngân hàng nhà nước ở địa phương. Hậu quả bất ngờ là đà gia tăng của “ngân hàng chui”, “shadow banking”.

Nguyên La: Chúng ta lại bước qua một vấn đề khác trong cái mối làm ăn trồng chéo này. Thưa ông, hiện tượng ông gọi là “ngân hàng chui” đó là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong mọi xã hội, khi người ta không có điều kiện đi vay ngân hàng thì phải tìm nguồn tài trợ khác, với tiền lời cắt cổ và rủi ro rất cao. Sự sáng tạo tại Trung Quốc là lập ra các cơ sở đầu tư có danh nghĩa là “quản lý tài sản” để đi vay các ngân hàng vẫn của nhà nước, nhưng là vay ngoài biên chế, ngoại ngạch, và không có sổ sách. Hình thái ngân hàng chui này có nhiều rủi ro nhưng giải quyết yêu cầu tài trợ của các địa phương và lại đẻ ra một núi nợ khác.

- Người ta dự toán rằng từ 30 đến 40% khoản dư nợ của các ngân hàng là loại rủi ro đó, tức là có thể lên tới từ 600 tới 800 tỷ đô la trong số ba ngàn 500 tỷ của các công ty đầu tư. Do đó từ năm 2013 trung ương lại phải can thiệp để hạn chế hình thái tài trợ bất thường này. Cũng vì vậy một phần mà trái bóng đầu cơ địa ốc mới xì và kinh tế bắt đầu suy trầm từ năm 2014.

- Bây giờ trung ương mới phải giải quyết bài toán nợ nần có quá nhiều mặt này. Biện pháp cho phép các chính quyền địa phương phát hành trái phiếu nhắm vào mục tiêu đó. Nghĩa là các địa phương được thêm quyền đi vay để giảm bớt sức ép và rủi ro mất nợ cho hệ thống ngân hàng của nhà nước. Biện pháp ấy cũng bắt các địa phương phải tính toán cẩn thận hơn khi đi vay tiền.

Trung Quốc là xứ rất rộng mà không áp dụng thể chế liên bang để phân định quyền hạn giữa trung ương với các địa phương một cách ổn định. Vì vậy, họ vẫn gặp bài toán ngàn đời là mâu thuẫn và tranh đoạt ảnh hưởng giữa trung ương với các địa phương, và giữa các địa phương với nhau

Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nguyên Lâm: Nhưng thưa ông, phải chăng là quyết định này cũng cho các địa phương có khả năng linh động về ngân sách, về việc chi thu mà vẫn không giải quyết được bài toán nợ nần của cả nước? Họ mới chỉ đổi nợ mắc bằng nợ rẻ và thử nghiệm một dự án đảo nợ chỉ có 160 tỷ thôi?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đúng như vậy, việc trả nợ vẫn chưa bắt đầu và ngay hôm sau là Thứ Sáu 15 thì các địa phương còn được chỉ thị là tiếp tục tài trợ các dự án lỗ lã mà chưa hoàn tất ở địa phương. Qua chuyện này người ta mới thấy ra những lúng túng của lãnh đạo Trung Quốc với bài toán đa diện và quá nan giải này.

- Nói tiếp về biện pháp cho địa phương đảo nợ thì khi nhận về trái phiếu có phân lời thấp và kỳ hạn dài, các ngân hàng thương mại có thể thế chấp trái phiếu với ngân hàng trung ương để được tái tài trợ với lãi suất rẻ hơn. Đấy là một hình thức gián tiếp xóa nợ của nhà nước để các ngân hàng thương mại khỏi bị thiệt, nhưng hậu quả vẫn là sự xuất hiện của một loại giấy nợ mới nếu các địa phương được tiếp tục phát hành trái phiếu để giảm nợ. Với kinh nghiệm làm ăn và hiệu năng quản lý kém của các chính quyền địa phương thì ta có thể kết luận là Trung Quốc vẫn còn mắc nợ với nhiều rủi ro mới. Có lẽ sang năm thì mình có thể kiểm điểm lại dự đoán này.

- Chuyện thứ hai là trong khi đó trung ương vẫn phải củng cố quyền lực đối với các địa phương và sẽ còn bị cưỡng chống nữa, trong khi các chính quyền địa phương vẫn lại phát huy sáng kiến để mở rộng khả năng giải quyết các vấn đề trong quản hạt của họ. Cuộc đấu tranh đó vẫn tiếp tục.

- Trong khi ấy - và đây mới là chuyện đáng nói nhất - khối nợ khổng lồ của các doanh nghiệp, trị giá gần 17 ngàn tỷ đô la, tương đương với hơn 60% của tổng số tín dụng tồn đọng, vẫn còn nguyên và chưa được giải quyết! Chúng ta sẽ có dịp trở lại bài toán vĩ đại này trong các chương trình tới sau khi nhớ rằng dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh chỉ ở khoảng gần bốn ngàn tỷ đô la mà thôi.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.

Nên xem:

+ Dung, Dong Chi Noi!

http://www.youtube.com/watch?v=rFHOZE8M-3c&feature=youtu.be

+ Bà Dương Thu Hương Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

http://www.youtube.com/watch?v=ml9T5EhFqDg

http://www.youtube.com/watch?v=_6YHMQQHtB4

+ Lịch Sử Chính Xác Chủ Tịch Hồ Chí Minh

http://www.youtube.com/watch?v=DWFkArRMfSw

+ CSVN danh My cho Trung Cong: http://www.youtube.com/watch?v=3LbtYAYvRKA

+ Ho Chi Minh va phu nu

http://www.youtube.com/watch?v=rK7-vLxcONE

+ Dai Su VC Nguyen Xuan Viet nhu trum du dang

http://www.youtube.com/watch?v=fu6DXnkAHBY&feature=related

+ Nhan chung Mau Than 1968

http://www.youtube.com/watch_popup?v=Nc7-1J_slDk&vq=medium

***

Bản Lên Tiếng Thứ 56_ Lời Kêu Gọi Trì Tụng Thần Chú Đại Bi Để Giải Trừ Hai Chế Độ Trung Cộng Và Việt Cộng

thần chú đại bi, quán thế âm bồ tát

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát 
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát 

Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo,

Nam Mô Đại từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát,

Kính bạch chư Quý Tôn Đức, cùng quý đạo hữu, thiện nam tín nữ ở trong và ngoài nước.

Thưa chư quý liệt vị,

Nước Việt Nam thân yêu của chúng ta đang đứng trước viễn ảnh cuộc chiến tranh với Trung cộng vào một thời điểm không xa.  

Kể từ sau trận chiến biên giới Việt Trung lần thứ nhất 1979, lần thứ hai 1984 cho đến nay năm 2014, chưa có lúc nào người dân xứ Việt được hưởng cảnh thái bình thật sự.

Vì sao?

Bởi từ sau ngày 30-04-1975, đảng Cộng sản Việt Nam nắm toàn quyền cai trị đất nước bằng chính sách độc tài toàn trị. Chính sách này hoàn toàn đi ngược lại ý nguyện của tất cả người Việt Nam ở trong và ngoài nước; chính vì đi ngược lại ý nguyện của toàn dân nên họ luôn lo sợ sẽ sụp đỗ bất cứ lúc nào. Để tiếp tục nắm giữ quyền hành chính trị một cách mù quáng, CSVN đã âm thầm thoả hiệp, ký kết những văn kiện bán đứt lãnh thổ Việt Nam cho đảng Cộng sản tàu qua hội nghị Thành Đô năm 1990.

Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam Quan, Vịnh Bắc Bộ, Núi Đất, Bãi Tục-Lãm, Thác Bản-Giốc v.v... đã lần lượt rơi vào tay Trung cộng.

Một thực tế lịch sử khác cho thấy là Hồ chí Minh và đảng Việt cộng đã bán sạch biển Đông cho Trung cộng từ hơn 50 năm qua để đổi lấy quân viện xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa và sự tồn tại của chế độ bạo quyền bất nhân. Quân viện từ Trung cộng cho Việt cộng mượn để giết người Việt và xâm lăng nước Việt là trên 800 tỷ Mỹ kim.

Lợi dụng tình hình chính trị phức tạp ở Âu Châu qua việc Liên Bang Nga cưỡng chiếm bán đảo Crimé của nước Ukraine, Trung cộng Tập Cận Bình đã tăng tốc độ trong việc đặt ách thống trị của Hán tộc lên trên đất nước VN của chúng ta.

Sự kiện giàn khoan hd 981 thiết lập sâu trong vùng lãnh hải Việt Nam đã là những chỉ dấu biển Đông sẽ nổi sóng dữ; chưa hết, trên bộ, tin mới nhận được cho biết 300 ngàn quân Trung cộng đã áp sát biên giới phía Bắc của Việt Nam.

Thật ra, sự kiện giàn khoan hd 981 thiết lập trong lãnh hải Việt-Nam chỉ là màn hỏa mù, thủ thuật thu hút sự chú ý của dư luận VN và quốc tế để che dấu âm mưu biến đảo Gạc Ma của quần đảo Trường Sa làm căn cứ quân sự khống chế thủy lộ ở biển Đông.

Tất cả sự kiện trên xảy ra cũng chỉ vì sự nhu nhược, hèn hạ của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tham lam miếng đỉnh chung mà cúi đầu trước quân xâm lược Trung cộng.

Thời khắc lịch sử đã và đang đến đối với dân tộc VN chúng ta. Một kỷ nguyên mới trong vòng nô lệ giặc Tàu hay một kỷ nguyên tự chủ độc lập hùng cường là do nơi mỗi người Việt trong chúng ta quyết định, Đặc biệt là những người Phật tử.

Như vậy, người Phật tử phải làm gì?

Tự thiêu để phản đối? Như trường hợp của Phật tử Đồng Xuân Lê-thị tuyết-Mai đã thực hiện để phản đối Trung cộng; trường hợp của anh-hùng Hoàng-Thu?

Tự thiêu là một trong những phương thức đấu tranh, nhưng không phải là tốt nhất trong hiện tại và tương lai. Hãy xem hàng trăm Tăng Ni Phật tử Tây Tạng đã tự thiêu, thế nhưng tình hình của xứ Tây Tạng không hề có sự tiến triển nào cả.

Tự thiêu là hình thức đấu lực, nhưng trong tuyệt vọng. Đấu lực, dân tộc Việt Nam chưa có đủ khả năng đối đầu với quân Trung cộng, hãy giữ mạng để đấu trí với quân xâm lăng.

Ngày xưa, khi vị tổ thứ tư của phái thiền Trúc-Lâm Yên-Tử còn tại thế, ngài Nguyễn Trải đã từng chủ trương công tâm trước, công thành sau. Kết quả quân dân Đại Việt đã thành công đuổi được quân nhà Minh ra khỏi bờ cõi sau 10 năm chiến đấu gian khổ.

Noi gương người xưa, chúng tôi kêu gọi quý tôn đức cùng chư Phật tử hãy thực hiện một phương pháp công tâm khác, đó là thành tâm trì tụng thần chú đại bi để giải trừ hai chế độ cộng sản đang ngự trị ở Việt Nam và đất Tàu hầu ngăn ngừa tội ác cũng như chận đứng mầm móng chiến tranh trong tương lai.

Một mặt, cần phải vận dụng thần lực của ngôi Tam Bảo để tiếp trợ hầu ngăn chận, triệt tiêu mầm mống chiến tranh không cho phát khởi.

Mặt khác, người Phật tử chúng ta cần hòa đồng, tham gia những cuộc vận động đấu tranh chống gìặc Tàu cùng với những thành phần dân tộc khác.

Là người Phật tử, ắt hẳn ai cũng trì tụng thuần thục thần chú đại bi cũng như nghi thức tụng niệm. Tuy nhiên, chúng tôi xin mạn phép nhắc sơ lại một vài khái niệm căn bản.

Nguyên tắc thông thường là thắp hương, khấn nguyện, lễ Phật, trì tụng, phục nguyện và hồi hướng.

Tuy nhiên, trong trường hợp không hội đủ những phương tiện, điều kiện nêu trên, người Phật tử có thể phương tiện trì tụng thần chú đại bi trong khung cảnh bản thân có được.

Những điều then chốt cần phải duy trì, đó là sự thường trực và thành tâm.

Hai đảng Trung cộng và Việt cộng dứt khoát phải bị sụp đỗ. Như vậy, không có nghĩa là người Phật tử nói riêng và các tầng lớp dân tộc Việt-Nam khác ngồi yên để đợi họ ra đi. Chúng ta phải đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau, thật quyết liệt nhưng trong tinh thần đại từ bi để chống quân thù xâm lược và Việt gian bán nước.

Bản thân chúng tôi đã phát nguyện trì tụng thần chú đại bi này từ 6 năm nay và nguyện thần lực của bài chú để giải trừ chế độ cộng sản Việt-Nam và tàu. Nếu không phải tình thế cấp bách của nước nhà, chúng tôi vẫn âm thầm trì tụng không phổ biến công khai như thế này.

Xin chư vị hãy lập những đàn tràng trì tụng thần chú Đại Bi nếu là chùa, tự viện, thiền viện, tịnh thất; riêng các cư sĩ hãy tùy duyên và hết lòng trì tụng. Mỗi lần trì ít nhất là 7 biến; 14 biến; 21 biến v.v…

Mười phương chư Phật, chư đại bồ tát, chư hiền thánh Tăng sẽ che chở và gia hộ cho dân tộc bách Việt; đồng thời đánh đuổi tà ma Việt cộng và trung cộng. 

Phật pháp rất là mầu nhiệm ! Hãy tận tâm tận lực, hữu cầu tất ứng…

Nguyên văn bài chú:

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni

1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
2. Nam mô a rị da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
4. Bồ Đề tát đỏa bà da
5. Ma ha tát đỏa bà da
6. Ma ha ca lô ni ca da
7. Án
8. Tát bàn ra phạt duệ
9. Số đát na đát tỏa
10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
12.Nam mô na ra cẩn trì
13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
14.Tát bà a tha đậu du bằng
15.A thệ dựng
16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
17.Na ma bà dà
18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
19.Án. A bà lô hê
20.Lô ca đế
21.Ca ra đế
22.Di hê rị
23.Ma ha bồ đề tát đỏa
24.Tát bà tát bà
25.Ma ra ma ra
26.Ma hê ma hê rị đà dựng
27.Cu lô cu lô yết mông
28.Độ lô độ lô phạt xà da đế
29.Ma ha phạt xà da đế
30.Đà ra đà ra
31.Địa rị ni
32.Thất Phật ra da
33.Giá ra giá ra
34.Mạ mạ phạt ma ra
35.Mục đế lệ
36.Y hê di hê
37.Thất na thất na
38 A Ra sâm Phật ra xá lợi
39.Phạt sa phạt sâm
40.Phật ra xá da
41.Hô lô hô lô ma ra
42.Hô lô hô lô hê rị
43.Ta ra ta ra
44.Tất rị tất rị
45.Tô rô tô rô
46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
47.Bồ đà dạ bồ đà dạ
48.Di đế rị dạ
49.Na ra cẩn trì
50.Địa rị sắc ni na
51.Ba dạ ma na
52.Ta bà ha
53.Tất đà dạ
54.Ta bà ha
55.Ma ha tất đà dạ
56.Ta bà ha
57.Tất đà du nghệ
58.Thất bàn ra dạ
59.Ta bà ha
60.Na ra cẩn trì
61.Ta bà ha
62.Ma ra na ra
63.Ta bà ha
64.Tất ra tăng a mục khê da
65.Ta bà ha
66.Ta bà ma ha a tất đà dạ
67.Ta bà ha
68.Giả kiết ra a tất đà dạ
69.Ta bà ha
70.Ba đà ma kiết tất đà dạ
71.Ta bà ha
72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
73.Ta bà ha
74.Ma bà rị thắng yết ra dạ
75.Ta bà ha
76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
77.Nam mô a rị da
78.Bà lô kiết đế
79.Thước bàn ra dạ
80.Ta bà ha
81.Án. Tất điện đô
82.Mạn đà ra
83.Bạt đà gia
84.Ta bà ha.

***Nam Mô Quan Thê Âm Bô Tát***

Tên của bài kinh này là Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Gọi tắt là Chú Đai Bi. Chú Đại Bi có thảy là 84 câu, 415 chữ.

Nguồn: http://www.chudaibi.com/

Liên Âu tháng 06, ngày 17-28 năm 2014, Phật lịch 2558, Việt lịch 4893.

Trúc-Lâm Nguyễn-việt phúc-Lộc, tổng thư ký Hội Sử-Học Việt-Nam

***

Siêu Quyền Lực Thế Giới Chia 5 Trung Cộng?

tàng tự thạch quý châu, trung quốc cộng sản đảng vong

Gần đây, một vài trang mạng loan tải những bản tin về nhóm siêu quyền lực Mỹ và Thế giới mệnh danh nhóm Bilderberg.

Một trong các bản tin có đoạn kết “ hoành tráng như vầy:

“ Phiên họp ngày 5 và 6-6-2014 tổ chức tại Watford ở Anh quốc cho phép Nhật Bản thay đổi điều 9 Hiến Pháp để liên minh quân sự với các quốc gia khác trong mục đích cùng tự vệ. Phiên họp nầy cũng quyết định thay đổi trật tự tại Á Châu – Thái Bình Dương, mà trong đó có thể chia nhỏ Trung Quốc thành lối 5 quốc gia để tránh hậu họa cho thế giới!

(http://www.zapaday.com/event/512459/1/Annual+meeting+of+Bilderberg+Group.html).

Đó là lý do tại sao có các cuộc nổi dậy của những khu tự trị Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng và gần đây nhất là cuộc biểu tình của trên 500,000 người dân Hong Kong nhân kỷ niệm ngày Anh quốc trao trả Hong Kong cho TQ! Ai tổ chức biểu tình lớn như vậy? Đó là Siêu Quyền Lực!

Khi Thượng Viện Hoa Kỳ ra Nghị Quyết đòi TQ rút Giàn Khoan thì có nghĩa là lệnh thông báo chiến tranh. TQ đã hung hăng cản lệnh bằng cách tuyên bố cảnh cáo Hoa Kỳ không được can thiệp vào Biển Đông và Biển Hoa Đông nơi TQ tranh chấp với Nhật Bản.

Nhưng đã muộn rồi; Tập Cận Bình không còn dám liên minh với đồng minh duy nhất là Bắc Triều Tiên, nên đã vừa đi qua Nam Hàn mong có thể nối kết với Nam Hàn để tồn tại trong khu vực!

Trong khi đó, Nhật được Siêu Quyền Lực cho tăng cường sức mạnh quân sự để liên minh phòng thủ cùng đối đầu với TQ; Nhật ký Hiệp Ước tuần qua về Tàu ngầm với Úc, viện trợ cho Philippines, Việt Nam..

Mỹ cảnh cáo rằng, nếu TQ còn hung hăng thì sẽ không tránh khỏi cuộc chiến tranh với các quốc gia trong khu vực. TT Barack Obama đã nói thẳng ván bài sẽ đánh sập TQ, và đó là lý do TQ phải gấp rút kéo Giàn Khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam ở gần Hoàng Sa vào ngày 15-7-2014 để đưa về neo đậu tại vùng biển gần đảo Hải Nam của TQ! (VietPressUSA).”

Trong chánh trị học, học thuyết âm mưu ( Theory of conspiracy ) được xem như tài liệu tham cứu ngoại khóa, bởi vì nó lẫn lộn giữa sự kiện có thật và giả thuyết có khi hoang đường. Thường khi các nhà chủ trương thuyết âm mưu lấy một sự kiện có thật rồi gán cho nó ý nghĩa theo cách giải đoán của họ. Tuy vậy có nhiều trường hợp họ giải đoán đúng. Thành ra nhiều người tò mò vẫn thích thú và tin vào cách giải đoán theo học thuyết âm mưu hấp dẫn là trên thế giới có một tổ chức “ Siêu Quyền Lực “ thống trị!

Bây giờ thử xem câu chuyện về Trung cộng bị chia cắt ra lối 5 mảnh là từ đâu? Hoặc do thực trạng chánh trị xã hội tự thân, hoặc do “ siêu quyền lực “ quyết định.

Tháng 5, 2011, trong một cuộc phỏng vấn với Jeffrey Goldberg tại văn phòng Bộ Ngoại giao, ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố chắc nịch: Chế độ tàu tiệt nhiên sụp đổ. Bọn lãnh đạo chạy quanh như điên! ( Chinse system is doomed. Its leaders on a fool's errand! )

Vô lẽ ngoại trưởng của đại cường Hoa Kỳ như bà Hillary Clinton mà lại đi nói một câu khinh xuất như vậy? Nó phải là quan điểm chánh thức của chánh phủ Mỹ.

Đó là sự kiện thực tế. Bây giờ là phân tích, dự đoán:

Gordon Chang, tác giả “ The coming collapse of China “ nỗi tiếng, khẳng định trong một bài viết :” Đảng Cọng sản Trung Quốc chắc chắn sụp đổ trong năm 2012”. Dự đoán nầy đã sai, nhưng vẫn trích dẫn ra đây để cho thấy có học giả nhìn vấn đề trung cộng sụp đổ theo thời gian tính từng năm chớ không phải trong tương lai dài hạn.

Một vị khác là ông Minxin Pei, Giáo sư Claremont Mc Kenna College, viết trên báo Wall Street Journal rằng: “ Nếu như lịch sử cung cấp chỉ dấu nào đó thì đảng cọng sản Trung quốc sắp đi vào thập kỷ khủng hoảng và có lẽ thời gian còn lại nhiều lắm là 10-15 năm nừa.” ( The Chinese Communist Party has governed for 62 years. If history offers any guidance, it is about to enter its crisis decade, and probably has at most 10-15 years left on its clock.)

Tóm lại, theo sự phân tích của các nhà nghiên cứu Mỹ gốc Hoa nhận định về nước gốc tàu của họ thì đều đi đến kết luận là: Sớm muộn gì tàu cộng cũng sụp đổ!

Bây giờ là các sự kiện hiện tại. Báo chí Hong Kong phân tích về việc trung cộng đưa giàn khoan xâm phạm thềm lục địa Việt Nam và đi tới kết luận về việc trung cộng sẽ sụp đổ trong năm 2016 như vầy:

“ ... báo điện tử The Epoch Times cuối năm rồi có đăng tải bài đúc kết khá xúc tích bài báo của tạp chí Frontline, với tựa đề, “China and Party Will Collapse by 2016, Says Hong Kong Media,”

Tại sao Trung Cộng có thái độ khiêu chiến như vậy với mục đích gì? Nhiều chuyên viên về các vấn đề Trung Quốc đã từng nhận định mỗi khi Trung Quốc đối đầu với những bất mãn và chống đối trong nước có nguy cơ bùng nổ lớn, thay vì giải quyết, Bắc Kinh thường hóa giải bằng những chính sách, hành động đối ngoại, kể cả khơi dậy những biến cố lịch sử xa xưa, như những tội ác trong chiến tranh của Nhật Bản, chẳng hạn, để khích động lòng yêu nước của dân chúng, đặc biệt của giới trẻ để vùi lấp những vấn đề trong nước hay rạn nứt trong nội bộ của Đảng Cộng sản. Mà vấn đề của Trung Cộng thì vô số, và nghiêm trọng tới độ có thể đe dọa tới sự sống còn của chế độ và đảng CSTQ.”

Theo Frontline, kinh tế TQ sẽ là bộ phận sụp đổ đầu tiên, vào năm 2014; năm 2015 “hệ thống chính trị” của Đảng CS sẽ bị phá nát; và vào năm 2016, toàn thể xã hội sẽ tan rã, bài báo viết, dựa vào những tiền lệ của lịch sử. Chỉ cần một tác nhân vừa đủ lớn, sự suy sụp có thể diễn ra sớm hơn thế nữa, bài báo tiếp.“

Trên đây là sự nghiên cứu, phân tích, giải đoán.

Để kết thúc xin ghi thêm vài sự kiện tâm linh, huyền bí:

Dự ngôn về thời gian kết thúc của ĐCSTQ

Có một cao nhân trong dân gian tiết lộ rằng, từ văn hóa thần truyền có thể biết được thời gian kết thúc của ĐCSTQ, nhưng nhất định phải dùng kiểu chữ phồn thể của chữ “cộng sản đảng” mà đoán:

Cộng (共): gồm 2 chữ 廿 (20) và 八 (8), tức là 28 năm, là thời đại cộng sản của Mao, là thời đại “vạn lí hương” của người nghèo (chỉ việc trung cộng ca ngợi người nghèo, đề cao giai cấp bần nông).

Sản (): mười tám năm (6(六)+7(七)+5(五)), là thời chụp giật của Đặng, xem trọng tiền bạc, thời đại mà “tiền có thể sai khiến cả ma quỷ”.

Đảng (): hai mươi năm, là thời đen tối của Giang, dùng quyền lực và tiền bạc trấn áp, lừa dối nhân dân nghèo khổ.

Phải chăng cao nhân dân gian đã tiết lộ, ĐCSTQ sẽ kết thúc sau 66 năm: kết thúc trong thời gian từ 01/10/2014 đến 01/10/2015. Từ 07/1999, thóa mạ rợp trời Pháp Luân Công 42 tháng, sau đó trong bóng tối lại đàn áp tàn khốc 12 năm (tính đến thời điểm này), có thể nói thời hủy diệt ĐCSTQ đã tới.”

Tàng thạch tự” ở Quý Châu cảnh báo “Trời diệt Trung cộng

Vào tháng 6 năm 2002, một “tàng tự thạch” (tảng đá mang chữ) đã được phát hiện tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc; trên tảng cự thạch có 6 chữ Trung Quốc, khắc nổi trên mặt đá, “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” (nghĩa là “Đảng Cộng sản Trung Quốc diệt vong”).

SƯ PHỤ TRUNG CỘNG DIỆT VONG

CHÚ NHỎ VIỆT CỘNG ĐI VỀ NƠI ĐÂU?

Trong bài viết “ Việt Nam Đi Về Đâu? “, có đọc giả ghi lời bình:

“ Đừng mơ toàn vẹn non sông

Chừng nào đảng vẹm còn đè đầu

Việt Nam chỉ có về tàu mà thôi!”

Bây giờ Tàu công diệt vong rồi

Chú nhỏ việt cộng trôi về nơi nao?

Dân tộc Việt Nam, với niềm kiêu hãnh của nòi giống Lạc Việt hùng cường Lạc Long, trong trường kỳ lịch sử chưa bao giờ ngồi chờ sung rụng.

Trong dòng lịch sử trên bốn ngàn năm, dân Việt, con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung bao giờ cũng tự mình chiến đấu đánh đuổi tàu xâm lăng, giữ nước và dựng nước.

Lần nầy thì cũng vậy, tất cả hãy vùng lên đánh đuổi việt gian Lê Chiêu Thống Việt cộng chạy về tàu, giành lại quyền Tự Quyết Dân tộc, Chủ quyền Quốc gia, liên minh với Mỹ, Nhật và các nước Đông Nam Á, chờ khi tàu cộng sụp đổ, thâu hồi lại giải đất biên cương, Ải Nam Quan và thác Bản Giốc – Vịnh Bắc Bộ và... Thâu hồi hai mảnh Việt Nam trôi giạt trên Biển Đông Hoàng Sa – Trường Sa trở về Đất Mẹ Việt Nam.

Từ đây giang san thu về một mối, toàn dân đoàn kết xây dựng, tô điểm lại giang san gấm vóc của tổ tiên:

Hoàng Liên Sơn xinh như gấm dệt

Trường Sơn hùng vĩ ngạo nghễ

Phù sa Cửu Long, ruộng ngọt phương Nam

Giải đất hình rồng rạng rở bên bờ Biển Đông

Nguyễn Nhơn

***

Đạo Nhân Giải “Ngũ Tinh Hồng Kỳ” Ẩn Giấu Mật Mã Trung Cộng Diệt Vong

Bởi: Trương Đốn, Dajiyuan 18 Tháng Năm, 2014

Tàng Tự Thạch tại Quý Châu: : “Trung Quốc Cộng Sản Đảng vong “

Tàng Tự Thạch tại Quý Châu: : “Trung Quốc Cộng Sản Đảng vong “

Thời Cách Mạng Văn Hóa, có một vị hơn 70 tuổi, tinh thông y thuật, Âm Dương, xem tướng số tử vi nổi tiếng một vùng. ông cho rằng Trung Cộng là ngu xuẩn, không biết thuật Âm Dương; Ngũ Tinh hồng kỳ của Trung Cộng kỳ thực tượng trưng cho sự hắc ám, ám chỉ Quốc Gia chia bốn xẻ năm, không phải điềm lành.

Cao nhân 70 tuổi làm chấn động một vùng

Tác giả Tử Liên công bố bài văn trên Chánh Kiến, ông vào thời Đại Cách Mạng văn hóa đã về quê, sau đó quen biết vị lão niên này, vị lão niên này đã trải qua thời Mãn Thanh, Dân Quốc, Mãn Châu quốc. Ông từng học tại trường tư thục, đọc làu làu《 Danh Hiền Tập ( tên những người tài đức), xem phong thủy, xem Âm Dương, xem tướng số tử vi, châm cứu giác hơi việc gì cũng biết, các nơi xa gần, việc lớn việc nhỏ, việc hiếu việc hỉ đều không thể thiếu ông ấy, nhưng ông chỉ uống rượu chứ không lấy tiền. Vào thời Đại Cách Mạng Văn Hóa, cũng có người nói ông là kẻ phản bội, đào ngũ, yêu ma quỷ quái nhưng có nhân duyên tốt nên người trong quê không ai động đến ông.

Có lúc coi bệnh xong, người nhà giữ lại ăn cơm nhưng ông đều từ chối. Gửi tiền cũng không nhận. Ông đã trị được các loại bệnh khó chữa, xem âm dương, phong thủy, nhiều không kể xiết.

Có một lần, ở trong thôn có một thanh niên bị bệnh, đầu váng mắt hoa, nôn mửa, rất lo lắng và sợ hãi. Đến bệnh viện xã khám không ra bệnh nên phải đưa lên bệnh viện trên huyện. Lúc đó tưởng chừng như không qua khỏi, tuyết thì rơi khắp núi, lại còn phải đi đường núi  những 180 dặm, canh ba nửa đêm, không biết phải đi thế nào?  Lúc đó mọi người liền nhớ đến ông, không may ông lại đi xa chưa về. Nhưng cuối cùng đã tìm được học trò của ông, người học trò này đã dùng phương pháp mà ông đã dạy cho anh ta để trị bệnh, chỉ sau mười mấy phút, bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn.

Vào một lần khác, một trang trại cừu sau khi bị lũ phá hủy đã xây một cái mới. Bầy cừu vào sống trong chuồng mới liền bắt đầu chết.Bác sỹ thú y xã đã đến nhưng cũng không tìm ra được bệnh gì. Cuối cùng mời ông đến xem, trang trại cừu cửa mở hướng tây, đối diện với “miệng hổ” nằm ở phần dưới của cối xay, đổi cửa sang hướng nam là được. Việc này đã gây chấn động tại địa phương.

Quốc kỳ Trung Cộng và quảng trường Thiên An Môn ẩn dấu điều bí mật

quốc kỳ cộng hòa nhân dân trung hoa, flag of china

ăm 1978, Vị lão niên này sau khi uống rượu đã nói ra chân ngôn. Ông nói, Đảng Cộng Sản là ngu xuẩn, không biết thuật Âm Dương, thay đổi Quốc Kỳ Dân Quốc tượng trưng cho sự Quang Minh thành “Ngũ Tinh hồng kỳ”. Sao là gì? Sao tượng trưng cho đêm tối, tượng trưng cho hắc ám, năm ngôi Sao tượng trưng cho quốc gia chia bốn xẻ năm, không phải điềm lành.

Trung Quốc không có thiên lý, bá tánh lầm than, Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và Đài Loan đều muốn ly khai độc lập, tai họa đều là do cái cờ kia mang đến.

Ông còn nói, Bắc Kinh vốn là Phong Thủy bảo địa, Đế Vương cùng các Tướng lần lượt xuất hiện. Trung Cộng lại dựng ngay cái bia người chết trước Thiên An Môn, đã phá ngay cái long mạch Đế Vương ấy, rồng bay phượng chạy, điềm lành đi hết, đến toàn là những thứ ma quỷ làm loạn nhân gian. Mao sau khi chết thi thể ở lại quảng trường, quảng trường liền biến thành nghĩa địa,  gió âm từng trận, ác ma tụ tập. Hãy nhìn coi, dân đen bách tính gặp họa rồi!

Tàng Tự Thạch Hai Trăm Bảy mươi triệu năm báo trước Trung Cộng diệt vong

Không chỉ có Vị lão nhân này đã dự đoán sự thống trị hắc ám của Trung Cộng, 《Thôi Bối Đồ 》của Triều đại nhà Đường, 《Mã Tiền Khóa 》của Gia Cát Lượng và rất nhiều dự ngôn đều nói trước sự diệt vong của Trung Cộng.

Ly kỳ hơn đó là vào tháng 6 năm 2002, tại khu thắng cảnh sông núi Chưởng Bố, thôn Đào Pha, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu. Vương Quốc Phú nguyên Bí thư chi bộ thôn trong lúc dọn dẹp khu thắng cảnh, vô tình phát hiện ra 6 chữ viết rất ngay ngắn “Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong ” trên phiến đá, mỗi chữ khoảng 1 thước vuông được viết ngang, nét chữ nổi lên so với mặt đá giống như được chạm khắc.

Tàng Tự Thạch tại Quý Châu: “Trung Quốc Cộng Sản Đảng vong”

Tàng Tự Thạch tại Quý Châu: “Trung Quốc Cộng Sản Đảng vong”

Trung Cộng từng phái nhiều Chuyên gia địa chất đến khảo sát, phát hiện “Tàng Tự Thạch” là do thiên nhiên tạo thành, đã có từ 270 triệu năm về trước.

Tháng 11 năm 2004, 《 Chín bình luận về Đảng Cộng Sản 》 ( Cửu Bình) một quyển sách kiệt xuất, từ khi trang mạng Đại Kỷ Nguyên tiến hành cuộc vận động tam thoái: thoái Đảng, thoái Đoàn, thoái Đội, cho đến nay đã có 165 triệu người Trung Quốc thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của Trung Cộng, ngày giải thể của Trung Cộng đang đến rất gần.

-----
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

***

Trong Âu Lo Ngoài Hoạn Nạn – Nền Chính Trị Trung Quốc Gần Như Gắng Gượng Để Trụ Vững

Bởi: Trương Đốn, Dajiyuan 23 Tháng Năm, 2014

Ngày 16 tháng 5, hơn 100 người Philippines và công dân Việt Nam biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Philippines để phản đối cuộc xâm lấn Philippines và vùng biển Việt Nam. Ảnh internet

[ Phóng viên Trương Đốn / tổng hợp báo cáo] Mấy ngày trước, mối quan hệ của Trung Quốc và các nước láng giềng liên tục căng thẳng. Thêm vào đó, ĐCSTQ còn phải giải quyết những cuộc biểu tình và bạo loạn trong nước, cùng với sự phân chia ở Trung Nam Hải. Tất cả những biến động trên khiến cho ĐCSTQ rơi vào tình thế vây khốn cả về mặt đối nội và đối ngoại…Các phương tiện truyền thông nước ngoài đều cho rằng chính trị Trung Quốc đang gắng gượng để chống chọi với nguy cơ bị sụp đổ..

Đối đầu với các nước láng giềng

Kể từ ngày 1 tháng 5 Trung Quốc đã lắp đặt giàn khoan dầu trong khu vực tranh chấp tại Biển Đông , tàu thuyền của hai bên Trung – Việt đã phát sinh va chạm nhiều lần. Nhà Trắng vào ngày 16 một lần nữa lại công khai chỉ trích việc ĐCSTQ đặt giàn khoan dầu tại vùng biển tranh chấp là hành vi gây hấn khiêu khích.

Cuộc tranh chấp tại vùng biển này đã khơi dậy làn sóng chống Trung Quốc tại Việt Nam, lan sang cả Philippines và Thái Lan . Vào ngày 16, hàng trăm người Philippines và Việt Nam đã tụ tập bên ngoài lãnh sự quán của Trung Quốc tại Manila và Philippines để phản đối sự xâm lấn của Trung Quốc vào Philippines và vùng biển Việt Nam. Những người này hô vang: ĐCSTQ hãy ” cút khỏi Biển Đông “, kêu gọi Philippines và Việt Nam liên minh để chiến đấu chống lại Trung Quốc. Nhiều sinh viên Việt Nam và người Việt mang quốc tịch Thái Lan đã đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok để biểu tình và bày tỏ ý kiến, đồng thời đệ trình một bức thư phản đối yêu cầu Trung Quốc rút các công trình ra khỏi các đảo tranh chấp.

Ngoài ra, một chiếc thuyền đánh cá của Triết Giang hôm 15 bị nghi ngờ đánh bắt trái phép san hô trong vùng biển gần Goto, Nagasaki , Nhật Bản. 12 ngư dân Trung Quốc trên tàu đã bị Nhật Bản bắt giữ.

Gần đây, ĐCSTQ bị rơi vào vòng cô lập của quốc tế, trong đó bao gồm đụng độ giữa các tàu chiến của Mỹ và Trung tại biển Đông ; Giữa Trung Quốc với Nhật Bản, và với Philippines ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Hoa Kỳ đã xác định rõ “tung ra lực lượng” của mình đối với Nhật Bản và Philippines, đề cập đến ngày sử dụng Đảo Điếu Ngư, Hiệp ước bảo vệ an ninh của Hoa Kỳ, cam kết sử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ Philippines. Đồng thời, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga và các nước khác cũng có tranh chấp lãnh thổ. Nga cũng đã bán một lượng lớn vũ khí hiện đại cho Ấn Độ, Philippines.

Nhóm các sự kiện phát sinh liên tiếp

ĐCSTQ không chỉ bị hãm trong một cuộc đối đầu với các nước láng giềng, ở tại Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng ở trong tình trạng bị khủng bố tập kích toàn diện, trong khi người dân chống đối với các  chính sách tàn bạo của Đảng này.

Cận ngày 16,  một loạt các sự kiện bạo phát bùng nổ tại Trung Quốc. Cán Châu, Giang Tây và Quảng Tây Khâm Châu đã bùng phát cuộc xung đột với kháng nghị của những người nông dân để phản đối chính phủ cưỡng chế thi hành trưng thu đất đai. Tại một thôn của tỉnh An Huy, người dân đã truyền nộp đơn xin được đảm bảo nhưng bị từ chối, họ gắn đầy chất nổ trên người, định cùng chết với chủ nhiệm của thôn.

Nhà văn tự do Quách Vĩnh Phong tại Thâm Quyến cho biết, thời gian gần đây với phong trào dân chủ dân quyền, nhiều cuộc nổi dậy leo thang, thậm chí ngay tức thì có hàng trăm ngàn người đã xuống đường để phản đối biểu tình. Điều này cho thấy xã hội Trung Quốc đã khiến nhân dân phải kêu than sục sôi, sắp đến bờ vực của sự sụp đổ. Một khi dân chúng ở khắp nơi mà đoàn kết lại để nổi dậy, bộ máy chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ ngay lập tức tan rã.

Mặt khác, Côn Minh, Urumqi và Ga đường sắt Quảng Châu lần lượt nối tiếp nhau phát sinh các vụ khủng bố bạo lực. Báo chí đưa tin, cuộc tấn công khủng bố tại Côn Minh chính là do cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân cùng tập đoàn của mình bày đặt quỷ kế,  trong mưu đồ hòng nỗ lực để dùng phương thức giết hại dân chúng, khiến tổng bí thư Tập Cận Bình hạ đài .

Tại Học viện an toàn và kiểm soát quân của Học viện Quan hệ Quốc tế Hiện Đại Trung Quốc, Viện trưởng Lý Vĩ đã nói rằng, kể từ sau các cuộc tấn công khủng bố Kim Thủy Kiều tại Quảng trường Thiên An Môn năm ngoái,  Trung Quốc đang phải đối mặt với hình thái của các cuộc tấn công lây lan từ các địa phương hướng ra toàn quốc .

Tạp chí <<Thời  đại >> : Chính trị của Trung Quốc đang phải cố gắng để khỏi bị trầm xuống

Chủ tịch tập đoàn Âu Á Ian Bremmer trong tạp chí “Thời đại” đã viết rằng nền kinh tế Trung Quốc trong một vài năm gần đây có lẽ sẽ không phải gắng gượng để khỏi bị chìm, nhưng về  mặt chính trị thì họ đang ở trong tình thế vô cùng cấp bách vì phải nỗ lực để trụ cho vững..

Bài báo cũng cho biết thêm, nếu những cải cách có hiệu quả, vậy thì trong suốt 30 năm qua toàn bộ tầng lãnh đạo của Đảng Cộng sản vốn chỉ làm giàu bản thân,sẽ đột nhiên  trở thành kẻ thua cuộc. Nếu như các tinh anh cường quyền trong Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chiến thắng , vậy thì quá trình cải cách của Tập Cận Bình sẽ bị dừng lại. Đất nước sẽ rất vất vả khi gắng gượng để bám trụ, đồng thời vấn đề trọng yếu về môi trường và kinh tế của Trung Quốc sẽ không cách nào khôi phục được nữa.

http://vietdaikynguyen.com/v3/8087-trong-au-lo-ngoai-hoan-nan-nen-chinh-tri-trung-quoc-gan-nhu-gang-guong-de-tru-vung/

***

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site