lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asian Seas:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Tổng hợp thông tin về sự sụp-đỗ phải đến của Trung cộng (26-05-14 - .... )

@@@

07-08-15; 09-15

Cập nhật 19-09-2015

Chuyến thăm chính thức lần đầu của chủ tịch Trung cộng Tập-cận-Bình đến Hoa-Kỳ xem ra sẽ vô cùng ảm đạm

Wednesday, September 16, 2015

obama, tập cận bình

Hình ảnh hai bên niềm nở khi TT Barack Obama vừa bắt tay vừa vỗ vai Tập Cận Bình trong chuyến
viếng thăm Trung cộng của TT Obama vào tháng 11-2014.

obama, tập cận bình

Nay thì hai bên hết rồi sự niềm nở. TT Obama chờ đón Chủ tich Tập Cận Bình trong lạnh nhạt  trong ngày 25-9-2015 sắp tới vì các trò trộm cắp tin tặc và đối đầu của Trung cộng 

VietPress USA (16-8-2015): Chủ tịch đảng và nhà nước Trung cộng (Tc) Tập Cận Bình (Xi Jinping) và Đệ I Phu Nhân Tc Peng Liyuan sẽ chính thức được TT Barack Obama và Đệ I Phu Nhân Hoa Kỳ Michelle Obama tiếp đón theo nghi lễ quốc khách tại Tòa Bạch Ốc ngày 25-9-2015 sắp tới khi ông Tập Cận Bình lần đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ trong tư cách là nguyên thủ quốc gia Tc.

Một thông cáo chính thức của Tòa Bạch Ốc được phổ biến chiều qua 15-9-2015 cho hay Chủ tịch Tập Cận Bình, Phu nhân và phái đoàn tùy tùng Tc sẽ được TT Barack Obama mời dự buổi quốc yến trong buổi tối 25-9-2015 sau khi hai vị nguyên thủ họp song phương tại Phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc. 

Đức Giáo Hoàng Francis, obama, tập cận bình

Đức Giáo Hoàng Francis đến Hoa Kỳ ngày 22-9-2015 

Tuy nhiên thực tế là ông Tập Cận Bình sẽ đến Hoa kỳ vào ngày Thứ Ba 22-9-2015 trùng với ngày Hoa Kỳ đón tiếp trọng thể Đức Giáo Hoàng Francis cũng sẽ đến thăm Hoa Kỳ lần đầu vào ngày Thứ Ba 22-9-2015 theo chuyến bay đáp xuống sân bay quân sự Joint Base Andrew ở Thủ đô Washington D.C. (Hoa Thịnh Đốn) vào lúc 4:00PM.

Vào ngày Thứ Tư 23-9-2015 lúc 9:15AM thì Tòa Bạch Ốc sẽ có nghi lễ thượng khách trang trọng để TT Barack Obama và Đệ I Phu nhân Michelle Obama tiếp đón Đức Giáo Hoàng Francis lần đầu đến thăm Hoa Kỳ và hội kiến song phương về các vấn đề quốc tế quan trọng liên quan đến thay đổi khí hậu toàn cầu; vấn đề di dân; vấn đề nhân quyền và vấn đề kiến tạo hòa bình trên thế giới.

Vào ngày Thứ Năm 24-9-2015, Đức Giáo Hoàng Francis sẽ nói chuyện trước Lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ vào lúc 9:20AM và sẽ xuất hiện ban phép lành trước tiền đình phía tây điện Capitol lúc 11:00AM. Đến 4:00PM chiều thì Đức Giáo Hoàng sẽ rời Wasington D.C. để bay về New York đáp xuống phi trường John F. Kennedy lúc 5:00PM kịp chủ tọa thánh lễ tại Nhà thờ Chánh tòa New York Cathedral lúc 6:45PM. (Xem lịch trình Đức Giáo Hoàng đến thăm Hoa Kỳ: http://www.popefrancisvisit.com/official-final-schedule-of-pope-francis-u-s-visit-2015/ ).

Chuyến đi thăm Hoa Kỳ lần đầu của Chủ tịch Tc Tập Cận Bình được công bố lần đầu vào tháng 2-2015 với các bài viết bốc lửa của báo chí Tc nói về sức mạnh kinh tế và sự đang vượt trội về quân sự của một đại đế quốc Trung Hoa sẽ đè bẹp Hoa Kỳ. Thế nhưng kể từ ngày 29-6-2015 khi Tc công bố khởi sự hoạt động Ngân Hàng Đầu tư Cở sở Hạ tầng Á Châu (Asean Infrastructure Investment Bank – AIIB) có 47 nước tham gia với ý định dùng đồng Nhân dân tệ của Tc để đè bẹp đồng Dollar Mỹ (USD) cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới (WB – World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF - International Monetary Fund) và Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB – Asean Development Bank) của Hoa Kỳ.. thì ngày 02-7-2015, chỉ trong một đêm thôi mà Tc mất trắng 2.400 Tỷ USD và cho đến nay Tc đã mất trên 5.000 Tỷ USD mà Tc vẫn không biết lý do vì sao! 

Bên cạnh đó, Thị trường Chứng khoán của Tc bị suy sụp chưa hề có trong lịch sử tài chánh Thế giới nên chuyến đi của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ không còn mang bộ mặt hống hách của vài tháng đầu năm 2015!

hoàng sa, trường sa, obama, tập cận bình

Tc tiếp tục xây căn cứ quân sự và pi trường trên Biển Đông 

Thế giới ngày nay có trên 7.3 tỷ người; trong đó Tc là nước đông dân nhất với khoảng gần 1.4 tỷ. Khi thu xếp cho chuyến thăm Hoa Kỳ lần đầu của Tập Cận Bình, báo chí truyền thông Tc ca ngợi Tập Cận Bình là người uy quyền nhất nắm quyền lực đối với số dân 1.4 người. Nhưng nay thì Đức Giáo Hoàng đến cùng ngày 22-9-2015 với quyền lực tối thượng trên 2.3 Tỷ giáo dân theo Thiên Chúa giáo trên khắp Thế giới. Báo chí truyền thông Hoa Kỳ tập trung vào chuyến thăm viếng của Đức Giáo Hoàng Francis nên chẳng mấy ai để ý đến Tập Cận Bình.

Hình ảnh của Đức Giáo Hoàng là nhân ái, thánh thiện; trong khi hình ảnh của Tập Cậm Bình đại diện cho Tc được cả thế giới xem là gian ác, ăn cắp phát minh, cướp biển đảo của các nước láng giềng.. nên phút chót Tập Cận Bình phải né tránh bóng cây đại thụ của Đức Giáo Hoàng Francis. Ban tổ chức bao gồm Paulson Institute và nhóm Khuyến khích Thương mại Tc (Chinese Trade Promotion group) do cựu Bộ trưởng Tài chánh Mỹ Hank Paulson chủ trương đứng ra tổ chức cho Chủ tịch Tập Cận Bình đến nói chuyện tại một cuộc thảo luận bàn tròn gồm lãnh đạo 15 Công ty Mỹ và 15 Công ty Tc tham dự được tổ chức sáng ngày 23-9-2015 tại Seattle.

Cuộc thảo luận bàn tròn dự kiến 2 giờ và các Công ty Mỹ - Tc sẽ thảo luận các đề tài về kỹ nghệ xe hơi, giải trí, tài chánh, công nghệ kỹ thuật, hóa chất, hàng tiêu dùng, máy bay. Phía Công ty Tc có Công ty bán hàng qua mạng Alibaba Group Holding Ltd.; Công ty tìm kiếm trên mạng Baidu Inc.; một số Ngân hàng, Công ty xây dựng, Công ty Thực phẩm, sắt thép.

Một số ý kiến thăm dò từ các Công ty Mỹ cho thấy hiện nay các biện pháp chấn hưng kinh tế tài chánh của Tc kèm theo các trộm cắp trên mạng tại Tc rất khó khăn cho các Công ty Hoa Kỳ đầu tư hay kinh doanh với Tc. Các ý kiến phía Hoa Kỳ cũng phản ảnh rằng thực phẩm và hàng tiêu dùng của Tc đưa vào Hoa Kỳ nay bị khách hàng chê trả lại hay không mua vì phẩm chất kém, mau hư, và độc hại.

Tối 22-9-2015, Tập Cận Bình và phái đoàn Tc được nhóm của Hank Paulson khoản đã tiệc tối; nhưng tối 23-9-2015 thì Tập Cận Bình, phu nhân và đoàn tùy tùng Tc sẽ được tỷ phú Bill Gates của Microsoft khoản đã tại tư gia.

đảo Vành Khăn, hoàng sa, trường sa, obama, tập cận bình

Tc mở rộng thêm phi đạo trên đảo Vành Khăn 

Nhà nước Tc muốn nghi lễ có 21 phát súng đại bác đón chào Chủ tịch Tập Cận Bình; nhưng xem ra vì ông đến trước ngày 22-9 mà phải nấn ná chờ cho đến lúc Đức Giáo Hoàng rời khỏi Thủ đô Wasington D.C. vào chiều 24-9 thì sáng 25-9-2015 ông Tập Cận Bình mới đến Washington D.C. để vào Tòa Bạch Ốc gặp TT Barack Obama nên không chắc sẽ có bắn trọng pháo đón chào như dự kiến.

Phái đoàn Tập Cận Bình có đề nghị đi thăm Hawaii nhưng tin cho hay đã bị Hoa Kỳ từ chối vì tại Hawaii nay có căn cứ quân đội Hoa Kỳ đảm trách an ninh tác chiến Biển Đông và Châu Á – Thái Bình Dương.

Trong lúc tránh đụng độ chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Francisco tại Washington D.C., ông Tập Cận Bình có thể tham dự một diễn đàn về Kỹ nghệ Internet giữa  Hoa Kỳ và Tc (US – China Internet Forum) là hội nghị về công nghệ kỹ thuật Internet do Microsoft Internet Society of China bảo trợ tổ chức.

Gần đây Tc ngăn chận Intrnet và bắt bớ các Bloggers khiến các nhà dân chủ tranh đấu cho nhân quyền tại Tc phải lên tiếng đề nghị Hoa Kỳ hủy bỏ việc mời Tập Cận Bình đến Mỹ (http://www.theguardian.com/world/2015/jul/14/china-human-rights-crackdown-petition-barack-obama-us-xi-jinping 14-7-15).

Theo tờ Wall Street Journal thì Tập Cận Bình sẽ đi thăm các Công ty Hoa Kỳ như Cisco Systems Inc.; Microsoft, Boeing nhưng đại diện các Công ty nầy chưa đưa ra xác nhận.

Chuyến đi thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Tập Cận Bình ảm đạm hơn khi tình hình nội bộ Tc xâu xé nhau giữa nhóm quyền lực cũ của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hiện đang bị Tập Cận Bình tìm cách triệt hạ, xử tù, tịch thu tài sản.

Susan Rice, obama, tập cận bình

Bà Cố vấn An ninh HK Susan Rice gặp Tập Cận Bình 

Một số Tướng lãnh và nhân vật cao cấp dưới thời Giang Trạch Dân đã bị Tập Cận Bình bắt xử. Người bắt xử vợ chồng Bạc Lai Hy sau đó đã bị ai cho thắt cổ chết trong phòng làm việc.

Chánh văn phòng của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là Lệnh Kế Hoạch đã bị Tập Cận Bình bắt giam. Em trai Lệnh Kế Hoạch là Lệnh Hoàn Thành đã trốn thoát qua Mỹ. Hai anh em nầy đều giữ vai trò quan trọng trong cơ quan tình báo Trung Nam Hải nên Tc đòi Hoa Ky cho dẫn độ Lệnh Hoàn Thành vì lo ngại sẽ tiết lộ các tin tức tài liệu mật. Không được Hoa Kỳ đáp ứng nên Tc cho cài mật vụ tại Mỹ để tìm kiếm và truy bắt những người Tc bỏ trốn qua Mỹ hay tuồn tài sản qua Mỹ để thu hồi trong chiến dịch gọi tên là “Săn Cáo”mà Hoa Kỳ mới đây cảnh báo tình trạng cài gián điệp nầy.

Những vụ thanh toán nội bộ tại Tc đã đưa đến các vụ nổ liên tiếp tại cảng Thiên Tân ngày 12-8-2015 khiến 158 người chết, cả nghìn người bị thương, 95 người mất tích,  11 quan chức bị bắt cùng với 12 nhân viên nhà máy. Thực sự theo các tin tức tình báo thì vụ nổ Thiên Tân không phải là tai nạn mà là vấn đề chính trị, chiến lược hiện Tc đang dấu diếm. Vụ nầy quan trọng đến nỗi Tập Cận Bình cho rằng không cần đối phó với việc suy sụp thị trường Chứng khoán Tc mà tập trung vào việc ngăn chận những kẻ tung tin đồn liên quan vụ nổ ở Thiên Tân và đã bắt giữ ít nhất 200 người. (http://www.baomoi.com/Trung-Quoc-phat-bat-nguoi-tung-tin-that-thiet/c/17395703.epi )

Rồi tiếp đến vụ nổ tại nhà máy hóa chất Runxing thuộc Công ty TNHH Công nghệ Hóa chất Nhuận Hưng tại tỉnh Sơn Đông lúc 9:00PM ngày 22-8-2015. Tiếng nổ gây chấn động cách bán kính 9Km.

Vụ nổ mới đây hôm 31-8-2015 tại Khu công nghiệp Lợi Tân, thành phố Đông Dinh, tỉnh Sơn Đông mà theo Nhân dân nhật báo cho biết vụ nổ lớn đến mức có thể được thấy và nghe từ khoảng cách rất xa hàng chục cây số..

Susan Rice gặp Tướng Fan Changlong, obama, tập cận bình

Bà Susan Rice gặp Tướng Fan Changlong 

Những vụ nổ nầy nhắm vào nền công nghiệp của Tc, trong khi vụ nổ tại Thiên Tân có tin nói rằng một trái bom nhiệt có chứa chất độc hóa học bị phe chống đối phá nổ vì có âm mưu đưa lên tàu cung cấp hàng hóa của Tc chở đến cho nổ tại cảng Los Angeles hoặc cảng New York của Hoa Kỳ. Vụ nổ nầy nhằm tố cáo và làm cho Tập Cận Bình ngọng miệng khi đến thăm Hoa Kỳ.

Để chuẩn bị cho cuộc họp thượng đĩnh song phương giữa TT Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình vào ngày 25-9-2015, hôm 28-8-205 bà Susan Rice, Cố vấn An ninh của TT Obama đã đến Bắc Kinh hội kiến với Chủ tịch Tập Cận Bình để thông báo các vấn đề mà Hoa Kỳ đang quan tâm nhất trong việc tin tặc tấn công các mạng của chính phủ Hoa Kỳ, trong đó có vụ đột nhập và ăn cắp lối 4 triệu hồ sơ nhân viên của chính phủ Hoa Kỳ; ăn cắp các phát minh của Hoa Kỳ; vấn đề cài đặt gián điệp tại Hoa Kỳ; thuê mướn huấn luyện người của quốc gia thứ ba làm gián điệp tại Hoa Kỳ; vấn đề vi phạm độc chiếm Biển Đông; xây dựng các căn cứ quân sự và phi trường trên 7 hòn đảo nhân tạo do Tc bồi đắp trên Biển Đông.. và một số vấn đề hai bên cùng quan tâm (http://www.nytimes.com/2015/08/29/world/asia/susan-rice-xi-jinping-china.html?_r=0  ).

Trong thời gian những năm gần đây, quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Tc được đánh giá xuống thấp và tồi tệ còn hơn là đối với Liên Sô trong thời gian chiến tranh lạnh. Bà Susan Rice nói rằng đã có nhiều trường hợp căng thẳng xảy ra trên Biển và trên không và đòi hỏi Tc cần nghiêm chỉnh sửa sai. Đặc biệt bà Susab Rice cảnh báo Tc độc chiếm Biển Đông, xây các phi trường và căn cứ quân sự tại 7 hòn đảo do Tc tự bồi đắp trên các đảo tranh chấp.

Tập Cận Bình không đề cập gì đến vấn đề Biển Đông (tức biển Hoa Nam của Tc) và biển Hoa Đông tranh chấp đảo Senkaku với Nhật Bản. Ông Tập Cận Bình kêu gọi hai nước hợp tác hơn nữa trong Liên minh Siêu Cường.

Alaska, obama, tập cận bình

Tàu chiến Tc đến sát Alaska 

Bà Susan Rice cũng có cuộc tiếp xúc với Tướng Fan Changlong là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Quân đội Tc và đề nghị quân đội hai nước nghiên cứu phát triển hợp tác. Điều nầy làm cho Nhật Bản lo ngại vì thấy vào tháng 6-2015 khi bà Susan Rice tiếp Tướng Fan Changlong lúc ông đến Hoa Kỳ thì bà đã chỉ trích các hành động hồ đồ của Tc trên Biển Đông.

Từ đầu tháng 9-2015, TT Barack Obama là vị TT Mỹ đầu tiên đến thăm Alaska mà Hoa Kỳ đã mua của Nga với giá USD 7.2 triệu vào ngày 30-3-1867. Đúng lúc TT Obama có mặt tại Alaska thì Tc đã đưa 5 Tàu chiến đến vùng biển sát Alaska sau khi cùng tập trận với Nga. Điều nầy đã khiến Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài cảnh cáo Tc (http://www.theguardian.com/world/2015/sep/02/chinese-naval-ships-bering-sea-alaska-coast ).

Một viễn ảnh đen tối hơn nữa là Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Mỹ FED (Federal Reserve Bank) từ xưa nay chưa tính lãi suất, luôn giữ lãi suất bằng 0 (Zero) nhưng chắc chắn những ngày tới trong thời gian Hoa Kỳ đón tiếp Tập Cận Bình thì FED sẽ công bố tăng lãi suất mọi khoản tín dụng mà FED cấp cho chính phủ và các Ngân hàng Hoa Kỳ và như thế sẽ đồng loạt ảnh hưởng đối với nền kinh tế tài chánh và thị trường khắp toàn thế giới. Kinh tế Tài chánh của Tc đã bị tuột dốc thảm hại thì càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn sau vụ FEB tăng lãi suất nầy.

Những sự kiện và yếu tố trên đây đang làm u ám cho chuyến đi đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Hoa Kỳ với tư cách là nguyên thủ Trung cộng.

china hacker, network, informatik, informatique, réseaux locaux, obama, tập cận bình

Giặc điện toán Trung cộng

Ông Tập Cận Bình sinh ngày 15-6-1953, hiện nắm các chức lớn nhất trong bộ máy chính trị và cầm quyền Tc gồm Tổng bí thư đảng Cộng sản Tc, Chủ tịch Nhà nước Tc và Chủ tịch Quân ủy Trung ương quân đội Tc. Năm 1985 với tư cách là một cán bộ cấp tỉnh, Tập Cận Bình đã được đưa đến Hoa Kỳ học và nghiên cứu về ngành Nông nghiệp. Tháng 2-2012 với tư cách là Phó Chủ tịch Đảng kiêm phó Chủ tịch nước dưới thời ông Hồ Cẩm Đào, ông Tập Cận Bình đã đến thăm Hoa Kỳ và đã gặp TT Barack Obama và Phó TT Joe Biden tại Tòa Bạch Ốc. Nhưng nay là lần thăm viếng quốc khách đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ; chỉ tiếc bị chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Francis làm cho chuyến thăm viếng của Tập Cận Bình bị lu mờ.

Sau khi được tiếp đón tại Tòa Bạch Ốc, ông Tập Cận Bình sẽ bay về New York để dự phiên họp tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 28-9-2015.

TT Barack Obama cũng sẽ bay về New York để đọc diễn văn tại Đại Hội Đồng LHQ. Theo truyền thống lâu đời, các TT Hoa Kỳ khi đến họp tại các phiên họp của Đại Hội Đồng LHQ đều ở tại Khách sạn 5 sao Waldorf Astoria; nhưng năm nay TT Obama quyết định không ở tại khách sạn nầy nữa vì khách sạn nầy đã được bán cho một người cháu của cựu Chủ tịch Tc Đặng Tiểu Bình vào năm ngoái và sau khi được sửa chữa, cơ quan an ninh Hoa Kỳ tin chắc Tc đã cài đặt các dụng cụ gián điệp nghe lén, thu hình nên TT Barack Obama nói không xài cái gì liên quan đến Tc vì nguy hiểm.

Đây quả thật là một điều cay đắng thêm cho chuyến đi đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Mỹ.

HẠNH DƯƠNG. Dịch và tổng hợp.

www.vietpressusa.com

***

Đường xuống “địa ngục” của dân chơi chứng khoán Trung cộng

Thu Hằng Đăng ngày 17-09-2015 Sửa đổi ngày 17-09-2015 15:47

chinese stocks extend dramatic decline, sanghai composition, senzhen option, chứng khoán trung quốc sụp đỗ, sụp đỗ kinh tế

Những nhà đầu tư nhỏ là những bị thiệt hại nhiều nhất trong vụ biến động chứng khoán tại Trung cộng hồi tháng 8/2015. REUTERS/China Daily CHINA OUT

Trong khi thị trường chứng khoán Thượng Hải tiếp tục trồi sụt, các nhà đầu tư nhỏ không biết phải “bấu víu” vào đâu. Báo Le Monde (17/09/2015) thuật lại cuộc gặp gỡ một số người tại một vài phòng giao dịch nhỏ ở Thượng Hải và mô tả đường xuống “địa ngục” của những con người này.

Theo thông tín viên Harold Thibault tại Thượng Hải, điều kiện chơi chứng khoán đơn giản và thuận tiện tới mức bất kỳ ai ở Thượng Hải cũng có thể thử vận may. Đầu tiên, các điểm giao dịch trung gian xuất hiện tại mỗi khu phố mà người dân có thể tự do ra vào. Trên tường, các màn hình hiển thị các chỉ số của thị trường chứng khoán Trung cộng. Người chơi chỉ cần quẹt thẻ từ của mình vào một trong những chiếc máy tính được trang bị trong phòng là có thể truy cập được vào tài khoản cá nhân.

Thế nhưng, sau một năm tăng đột biến, tới 152%/năm, chỉ số chính của sàn Thượng Hải bỗng nhiên chao đảo vào ngày 12/06 và mất tới 40% giá trị kể từ thời điểm đó. Một bà nội trợ 53 tuổi, dáng vẻ bình dân, tiếc là đã không rút lui đúng lúc, có nghĩa là trước ngày 12/06. Trong tiếng thở dài, bà nói giờ đã quá muộn, bà bị “mắc kẹt”, ngay cả khi bà không bị mất nhiều như một người chơi chứng khoán khác. Bà tự an ủi : “Họ điên hết cả, họ dốc hết tiền tiết kiệm vào đó. Còn tôi chỉ muốn kiếm thêm một chút”.

Phần lớn những nhà đầu tư nhỏ là người về hưu, giống như tại các thành phố lớn khác của Trung cộng. Họ nghe ngóng, đứng ngồi không yên, tay gõ gõ trên mặt bàn hay mặt ghế. Còn công nhân viên thì theo dõi trên màn hình điện thoại hay máy tính tại nơi làm việc. Theo một phụ nữ khác, có tới 90% người chơi bị mất tiền trong vòng ba tháng gần đây. Ví dụ, một số cổ phiếu trước đây có giá trị là 10, thì giờ chỉ còn 3. Bà giấu tên vì phẫn nộ đối với chính phủ mà theo bà, đã phản bội người chơi chứng khoán nhỏ lẻ như bà. Bắc Kinh khuyến khích họ chơi, thậm chí còn đăng trên cả tờ Nhân Dân nhật báo.

Một phụ nữ 78 tuổi cũng tự trách mình hám lợi. Vào mùa xuân, bà đã ngờ rằng có điều gì đó bất ổn giữa thị trường chứng khoán và thực tế, vì thị trường chứng khoán bắt đầu chững lại do ảnh hưởng từ nền kinh tế Trung cộng. Thế nhưng, bà muốn kiếm được nhiều hơn nên quyết định mua thêm cổ phiếu. “Đó là một sai lầm, giờ thì rớt giá hết rồi”, bà buồn rầu than thở.

Để trấn an thị trường và lòng tin của nhà đầu tư, chính quyền trung ương đã sử dụng mọi biện pháp : Các ngân hàng lớn hay các công ty đầu tư được khuyến khích hỗ trợ chỉ số ; Bắc Kinh bắt giam một nhà báo dám tung tin có khả năng chính quyền sẽ không can thiệp ; nhiều người môi giới cổ phiếu được cảnh sát hay nhà điều phối mời tới làm việc để buộc họ không được ra giá thấp nữa ; hay Bắc Kinh cho tiến hành nhiều cuộc điều tra nhắm vào các quan chức cao cấp của nhà môi giới chứng khoán lớn nhất Trung cộng, Citic Securities.

Theo con số được ngân hàng Goldman Sachs đưa ra, Bắc Kinh đã phải bơm nhiều khoản tiền khổng lồ, được thẩm định lên tới 208 tỉ euro, nhằm cứu vãn tình hình và để “thời hoàng kim” quay lại với thị trường chứng khoán. Ngoài ra, những biện pháp mới kích thích nền kinh tế thật cũng đã được thông báo. Trong phòng môi giới, những người chơi chứng khoán bàn tán về những giải pháp mà chính phủ đưa ra. Còn một nhân viên an ninh tại đây, không được phép chơi chứng khoán trong giờ làm việc, thường xuyên được nghe những lời phàn nàn của người dân, thì lại có một nhận định khác : “Khi người ta đầu tư vào một doanh nghiệp, họ vui khi chỉ số tăng, nhưng họ không thể nào trách chính phủ ngay khi mà chỉ số rớt xuống”.

Khôi phục “đế chế” Damas để Nga tăng cường ảnh hưởng

Nga muốn tổ chức một liên quân chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, trong đó có cả nhà lãnh đạo Syria. Các nước phương Tây, hiện vẫn chưa có chiến lược cụ thể, phản đối phương án mà họ cho là thủ đoạn. Báo Le Monde, trên trang “Quốc tế”, nhận định: “Putin tham chiến tại Syria để khôi phục lại cơ đồ cho Assad”. Sau 8 năm không đặt chân tới Mỹ, Tổng thống Nga có thể sẽ kêu gọi thành lập một liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo vào ngày 28/09, tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Kế hoạch” của điện Kremlin tập trung chủ yếu vào việc hình thành một lực lượng liên quân quốc tế mới hợp tác với Tổng thống Syria Bachar al-Assad và quân đội nước này. Đây là một vấn đề quan trọng đối với các nước phương Tây và các lực lượng đồng mình, vì họ luôn gắn việc giải quyết cuộc xung đột tại Syria với việc phe của Tổng thống đương nhiệm phải rút lui, cùng với việc chuyển tiếp nền dân chủ với đối lập, song song đó là không kích chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (OTSC) diễn ra vào ngày 15/09, quy tụ sáu nước thành viên cũ của Liên Xô tại thủ đô Dushanbe (Tadjikistan), là dịp để Tổng thống Putin dọn đường. Một mặt, ông ám chỉ các quốc gia vùng Vịnh và các nước phương Tây “sử dụng những nhóm Hồi giáo cực đoan để thoả mãn âm mưu chiến lược của họ, trong đó có cả việc thay đổi chính phủ và chế độ “khó chịu” đối với một số nước”.

Mặt khác, ông nhấn mạnh vai trò và khôi phục vị thế của Damas khi cho rằng “sẽ không làm được việc gì nếu thiếu Damas”, dù đồng minh thân cận của Nga đang ngày càng suy yếu. Tổng thống Nga cũng loại bỏ giả thuyết Tổng thống al-Assad sẽ phải từ chức, như phương Tây mong muốn, với lời tuyên bố : “Tổng thống Assad sẵn sàng để các lực lượng đối lập không nguy hiểm đối với chính phủ tham gia vào việc quản lý nhà nước”. Matxcơva quyết định tăng cường lực lượng quân sự tại Syria, xung quanh khu vực thành trì Lattaquié của chế độ al-Assad. Tại đây, ngoài một căn cứ không quân đang hình thành, còn có bẩy xe tăng T-90 của Nga.

Để bảo vệ quyết định của điện Kremlin, nhà phân tích chính trị Nga Fiodor Loukianov lập luận : “Đối với phương Tây, cần phải thành lập một liên minh chính trị mới tại Syria để hỗ trợ cho Nhà nước và chống các nhóm cực đoan, nhưng trên thực tế, mọi chuyện không diễn ra như vậy. Trong những điều kiện hiện nay, khi Nhà nước gần như không tồn tại nữa và khi chính phủ ngày càng ít kiểm soát được lãnh thổ nước mình, thì việc tạo nên một chính quyền mới, với những còn người thù hận nhau, đồng nghĩa với việc đẩy quốc gia vào chỗ sụp đổ hoàn toàn”.

Về phần mình, Tổng thống Putin đưa ra một lập luận khác : “Nếu Nga đã không giúp Syria, thì tình hình có lẽ còn kinh khủng hơn Libya và làn sóng người tị nạn (vào Châu Âu) còn nhiều hơn thế nữa”. Chính vì vậy, bằng mọi cách Nga phải giữ vững nhà lãnh đạo bị phương Tây coi là độc tài. Tổng thống Nga sẽ tìm cách để đưa lại đề xuất quy định “các vụ đảo chính là phản Hiến pháp” và soạn thảo điều kiện “không can dự vào công việc nội bộ” của một đất nước.
Với chiến lược chuyển hướng sang chiến trường Syria, Nga đang muốn “đánh lạc hướng” dư luận thế giới về cuộc xung đột đẫm máu tại miền Đông Ukraina, giữa một bên là lực lượng chính quy của Kiev và một bên là phe ly khai thân Nga.

Ngoài ra, bỗng nhiên rầm rộ tăng cường ủng hộ chính quyền Damas, Matxcơva còn có tham vọng củng cố vị trí và mức độ ảnh hưởng của Nga tại Syria. Theo nhận định của Bassma Kodmani, giám đốc tổ chức Arab Reform Initiative, “Người Nga hiểu rằng trong vài năm tới, Assad sẽ không còn tại vị… Không phải Assad là người họ muốn củng cố, mà chính là vị trí của Nga. Và tất cả mọi người phải dựa vào người Nga để tìm ra một giải pháp trung gian”.

Tị nạn : Pháp sẵn sàng thiết lập kiểm soát tại biên giới

Hôm qua, Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã công bố những phương tiện phục vụ việc tiếp đón người tị nạn, đồng thời, người đứng đầu chính phủ cũng không hài lòng về thái độ “không thể chấp nhận được” của một số nước trong Liên Hiệp Châu Âu. Thế nhưng, theo Les Echos, “Pháp sẵn sàng thiết lập kiểm soát tại biên giới” để đối phó với quy mô của cuộc khủng hoảng di dân hiện nay.

Trước Hạ viện, Thủ tướng Valls nhắc lại rằng Pháp đã từng lập lại việc kiểm soát tại biên giới với Ý ở miền Nam Pháp vào mùa xuân vừa qua. Công việc trên hoàn toàn hợp lệ với những quy định của khối Schengen mỗi khi tình hình trở nên quá tải ; trường hợp này sẽ có thể xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần tới. Ông Manuel Valls ý thức được thảm kịch người tị nạn, song không thể để nước Pháp quá tải trước làn sóng đang nằm ngoài tầm kiểm soát, như tình hình tại Đức hiện nay.

Còn nhật báo Le Figaro nhận xét : “Người tị nạn : Manuel Valls bị giằng xé giữa ‘lòng tương ái’ và ‘ sự kiên quyết’”. Thủ tướng Valls vừa phải bảo vệ những giá trị nhân đạo mà nước Pháp vẫn trung thành, nhưng đồng thời phải cân nhắc trước những “rủi ro” khi mà kỳ bầu cử cấp vùng sẽ diễn ra trong vòng ba tháng nữa. Vì 80% dân Pháp ủng hộ tái lập tạm thời việc kiểm soát đường biên giới trước làn sóng nhập cư. Đây là kết quả thăm dò ý kiến của viện Elabe thực hiện theo yêu cầu của đài truyền hình BFMTV và được công bố ngày 16/09.

Tranh cãi xung quanh khu vực Schengen

Trước làn sóng nhập cư, Đức và Áo đã lập lại việc kiểm soát tại biên giới của mình. Sắp tới, có thể là Pháp. Vậy, phải chăng tự do lưu thông trong khối Schengen đang bị đe dọa ? Nhật báo công giáo La Croix giải thích nguyên tắc của khối này trong số ra hôm nay.

Theo tác giả bài báo, việc Đức và Áo tiến hành kiểm soát tại đường biên giới không vi phạm quy định của khối Schengen, vì được một điều khoản trong Hiệp ước cho phép “khi trật tự công cộng và an ninh quốc gia yêu cầu”.
Trước số lượng người tị nạn quá đông, nhiều tiếng nói kêu gọi cải tổ khối Schengen, trong đó có cựu Tổng thống Pháp Sarkozy. Họ yêu cầu việc kiểm soát tại biên giới phải được tiến hành một cách có hệ thống hay thường xuyên hơn. Những yêu cầu này khiến người ủng hộ quyền tự do lưu thông lo ngại vì họ cho rằng đây là một trong những thành quả đáng quý nhất của Liên Hiệp Châu Âu.

Còn theo ý kiến của một nhà nghiên cứu, những khó khăn hiện nay của khối Schengen là do thiếu chính sách tị nạn để đối phó với số lượng người tị nạn ngày càng lớn : “Các nước thành viên biết là những người này sẽ tới, song không cùng nhau đưa ra được chính sách tiếp nhận hợp lý. Vì thế, mỗi nước tự hành động theo cách riêng của mình và các khu “Calais nhỏ” được dựng lên khắp nơi”.

Tầng ôzôn vẫn bị thủng

Nghị định thư Montréal về việc chấm dứt thải khí CFC (chlorofluorocarbone) rất nguy hiểm cho tầng ôzôn, được 196 nước ký kết ngày 16/09/1987. Thế nhưng, theo chuyên trang “Khoa học” của nhật báo Le Figaro, 28 năm sau, lỗ hổng trên tầng ôzôn vẫn còn.

Các loại khí CFC được sử dụng trong bình phun, bình cứu hỏa, tủ lạnh và máy điều hòa. Trên tầng cao bầu không khí, thời gian tồn tại của các khí CFC kéo dài ít nhất vài chục năm, thậm chí một vài phân tử có thể tồn tại tới 500 năm. Trong khi đó, bầu khí quyển bảo vệ Trái đất khỏi những tia cực tím của Mặt trời vẫn chưa được tái tạo từ năm 1996, khi các nước phát triển quyết định chấm dứt sản xuất khí CFC và tới năm 2010, các nước đang phát triển cũng đã thay thế khí này bằng những loại khí khác ít nguy hại hơn cho bầu khí quyển.

Một nhà nghiên cứu nhận xét, lỗ hổng trên bầu khí quyển tại Nam Cực vẫn hình thành hàng năm, bắt đầu từ thập niên 1980. Diện tích lỗ hổng này vẫn không giảm đáng kể. Có lẽ phải chờ tới những năm 2040 tới 2060 lỗ hổng tại khu vực này mới biến mất.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150917-db-tq-ck-kt

***

Kinh tế Trung cộng sẽ tiếp tục xuống dốc lâu dài

Thụy My Đăng ngày 16-09-2015 Sửa đổi ngày 16-09-2015 18:48

chứng khóa trung cộng sụp đỗ, sanghai, senzhen, thẩm quyến, chinese stocks option failed

Một căn nhà bị đập bỏ để nhường chỗ cho các dự án địa ốc ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, trong khi nhiều căn nhà mới xây vẫn chưa có người mua. REUTERS/Stringer/Files

Nhà kinh tế Jean-Pierre Petit trên báo Le Monde nhận định « Tại Trung cộng, thách thức của thị trường sẽ còn kéo dài ». Cuộc khủng hoảng vừa qua đã làm tăng thêm sự nghi ngại của các nhà đầu tư ngoại quốc và cả người Trung cộng. Bản thân tâm trạng ngờ vực này bản thân nó cũng là một nhân tố bổ sung cho viễn cảnh bấp bênh của kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán, trong những năm tháng tới. Tác giả đưa ra năm lý do căn bản.

Trước hết, khủng hoảng đã tạo nên cảm giác chính quyền Trung cộng có thể không còn kiểm soát được tình hình kinh tế vĩ mô. Không phải Bắc Kinh thiếu sáng suốt, nhưng đơn giản là các diễn biến mới đây khiến các công cụ của chính quyền trở nên ít hiệu quả. Tác động hạn chế của các biện pháp tiền tệ và ngân sách do vấp phải những khó khăn rất lớn : trọng lượng khối nợ, sản xuất thừa, nợ xấu ngân hàng tăng, tín dụng đen phát triển… Nền kinh tế tuột khỏi tầm tay Bắc Kinh vì đã trở nên phức tạp hơn, toàn cầu hóa hơn trước đây.

Thứ hai, các mục tiêu của chính quyền mâu thuẫn lẫn nhau. Các biện pháp tái thúc đẩy ngắn hạn làm tăng thêm sự mất cân bằng : việc giảm lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc chỉ thổi phồng thêm các bong bóng chứng khoán và địa ốc, với nguy cơ gây ra những vụ sụp đổ mới. Giảm hối suất cũng làm chậm lại các nỗ lực chấn chỉnh của doanh nghiệp và sự chuyển đổi mô hình kinh tế.

Thứ ba, thị trường tỏ ra nghi ngờ sự khả tín của các con số thống kê do Bắc Kinh đưa ra. Cục Thống kê Trung cộng (NBS) rõ ràng là không độc lập với quyền lực trung ương, và ai cũng biết rằng chính quyền các địa phương có xu hướng khai lố các hoạt động. Một số chuyên gia dựa trên các dữ liệu như sản lượng thép và điện, lượng hàng vận chuyển, nguyên vật liệu nhập khẩu, tiêu thụ điện…để khẳng định Trung cộng đang hard landing (hạ cánh cứng), tỉ lệ tăng trưởng thực sự chỉ từ 0 đến 3% tùy theo cách định nghĩa.

Tác giả hoan nghênh các chuyên gia khác ở Paris, Luân Đôn, cho rằng đánh giá tăng trưởng của một đất nước khổng lồ và phức tạp như thế không dễ dàng. Nhưng dù sao đi nữa, sự hoài nghi về số liệu Trung cộng sẽ còn tăng lên trong tương lai, vì nguy cơ hard landing đang rất lớn.

Lý do thứ tư : thông tin mù mờ là một nhân tố gây thêm ngờ vực. Sự thay đổi tỉ giá hối đoán vốn gần như bất biến hôm 11/8 là một ví dụ cụ thể, với việc phá giá đồng nhân dân tệ ba lần trong ba ngày liên tiếp, trong khi Nhà nước tuyên bố đây chỉ là một biện pháp kỹ thuật đột xuất.

Cuối cùng, sau 35 năm tăng trưởng hầu như liên tục, Trung cộng đang lâm vào một tình hình chưa từng thấy. Các nhà đầu tư không quên các thời kỳ hard landing ở Hoa Kỳ hay châu Âu, nhưng khó thể tưởng tượng với Trung cộng.

Trước đây tỉ lệ tăng trưởng chỉ sụt giảm vào năm 1989 (4,2%, sau vụ thảm sát Thiên An Môn) và năm 1999 (7,6%, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á), nhưng thời đó Trung cộng chỉ chiếm 3,2% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu, còn nay là 13,5%. Thế nên các nhà đầu tư khó thể đánh giá nổi tác động dây chuyền của cú sốc Trung cộng lên phần còn lại của thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia mới nổi.

Nhập cư : Sự ích kỷ của một số nước làm mất ý nghĩa Liên hiệp Châu Âu

Nhìn sang châu Âu đang bối rối trước cuộc khủng hoảng di dân, nhật báo Le Monde có bài xã luận mang tựa đề « Châu Âu với những ích kỷ quốc gia ». Tờ báo chỉ trích, trước những thảm kịch diễn ra ngay trước cửa ngõ, Liên hiệp Châu Âu (EU) đã không có được một hành động chung cho toàn khối.

Đức và Pháp đã thất bại trong việc đạt được một thỏa thuận theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu : phân bổ hạn ngạch 120.000 người tị nạn chiến tranh từ Syria, Irak và Afghanistan hiện đang có mặt ở Hy Lạp, Ý và Hungary, lập ra các cơ quan đăng ký người tị nạn và di dân kinh tế ở các nước biên giới châu Âu, thống nhất các quy định về tị nạn chính trị.

Các nước Trung Âu và Đông Âu đã ngăn trở sự ra đời của thỏa thuận có thể coi là câu trả lời chung của châu Âu về vấn đề nhập cư. Họ nhất quyết không chấp nhận nguyên tắc phân bổ, dù có bàn bạc chung, coi đây là vấn đề chủ quyền. Đức hôm qua đe dọa trừng phạt tài chính, và theo Le Monde, thì Berlin có lý.

Sự bất đồng này không chỉ tượng trưng cho một châu Âu đóng cửa trước những bi kịch diễn ra ngay trước mắt, mà còn đặt lại vấn đề về ý nghĩa của Liên hiệp Châu Âu. Được cho là có một chính sách ngoại giao chung, bảo vệ các giá trị toàn cầu, là mẫu mực cho dân chủ, EU nay có vẻ chỉ đơn giản là một khối tự do mậu dịch. Trước thử nghiệm đầu tiên này, EU phản ứng như một tổ hợp các Nhà nước liên kết với nhau chỉ bằng một hiệp ước thị trường chung. Theo tờ báo, đây là một sự thụt lùi so với tham vọng lúc ban đầu thành lập, và là lời thú nhận cho một sự tê liệt tập thể đầy nguy hiểm.

Dán nhãn tị nạn hay nhập cư ?

Cũng về hồ sơ nhập cư, nhật báo công giáo La Croix kể ra một loạt từ ngữ : người tị nạn, di dân, nhập lậu, lưu vong…Người ta muốn dán một cái nhãn lên mỗi một người trong số nửa triệu con người đi vào không gian Schengen từ đầu năm nay. Những ai có quyền đi vào châu Âu hoặc không, ai chạy loạn chiến tranh, ai đi tìm việc… một bên là tị nạn chính trị và bên kia là di cư vì lý do kinh tế.

Theo La Croix, có thể hiểu được tầm quan trọng của việc ưu tiên bảo vệ những người đang gặp nguy hiểm đến tính mạng, và do đó cần tách biệt với những đối tượng khác. Tuy nhiên các nguyên nhân di cư trộn lẫn nhau và phức tạp, việc phân biệt người tị nạn và di dân rất tế nhị, nhiều khi may rủi. Tờ báo cho rằng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng mọi hồ sơ. Dù được cho nhập cư hay không, họ cần được đối xử nhân đạo, và phải cân nhắc từng trường hợp cụ thể.

Syria và tên đao phủ ở Damas

Một trong những nguyên nhân gây nên dòng người nhập cư đông đảo, là tình trạng loạn lạc ở vùng Trung Cận Đông. Pháp đã quyết định can thiệp vào Syria, mở đầu là các chuyến bay trinh sát. Libération cho rằng « Tấn công Syria, xin đừng quên tên đao phủ ở Damas ».

Đi vào không phận Syria, được bảo vệ bởi hệ thống phòng không hiện đại do Nga thiết lập, cần phải có sự mặc nhiên chấp nhận của chế độ Damas và một sự phối hợp, ít nhất là gián tiếp. Người Mỹ đã chơi trò này từ một năm qua, còn Pháp từ chối với lý do không muốn tăng cường sức mạnh cho nhà độc tài Assad. Ngoại trưởng Laurent Fabius mùa hè 2011 đã nhấn mạnh, ưu tiên là phải lật đổ « con người không có chỗ đứng trên Trái đất này ». Nhưng chiến lược của Pháp đã thất bại.

Một bộ phận cánh hữu đòi hỏi cần chọn lựa giải pháp ít tệ hại nhất, như hồi Đệ nhị Thế chiến đã phải liên kết với Stalin để chống lại Hitler. Đối với Mỹ và Anh, trước hết cần chiến đấu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), còn sự ra đi của Bachar Al Assad sau đó có thể đạt được qua tiến trình thương lượng, kể cả với Nga, thậm chí Iran. Tổng thống Hollande đã nhận ra thế cờ mới, nhưng thử thách thực sự là xác định được một chiến lược vừa chống lại được cả IS lẫn chế độ tàn bạo đã làm cho hàng triệu người Syria phải bỏ trốn khỏi đất nước.

Nga can thiệp vào Syria để triệt thánh chiến Kapkaz

Cũng về Syria, chuyên gia Thomas Gomart trên trang diễn đàn của Le Figaro phân tích các nguyên nhân khiến điện Kremli tăng cường sự hiện diện quân sự tại nước này.

Bối cảnh hiện nay hoàn toàn khác với hai năm trước : xuất hiện tổ chức Nhà nước Hồi giáo, hàng triệu người tị nạn sang các nước lân cận và hàng ngàn người chạy sang châu Âu, cuộc xung đột Yemen, hiệp định nguyên tử Iran và trừng phạt Nga do vấn đề Ukraina. Nhưng có một thứ không hề thay đổi, đó là sự ủng hộ của Kremli dành cho chế độ Damas.

Cuộc chiến ở Syria và Irak hiện đang giúp Nga xuất khẩu quân thánh chiến trên lãnh thổ mình, vốn thiện chiến hơn số thánh chiến từ châu Âu. Chuyển từ trợ giúp sang can thiệp quân sự, Nga đã giao phó cho Damas và liên minh chống IS giải quyết giúp lực lượng thánh chiến từ Nga, vùng Kapkaz và Trung Á – điều mà người ta gọi là realpolitik (chính trị thực dụng).

Gian lận bầu cử địa phương Nga

Cũng liên quan đến Nga nhưng trên lãnh vực chính trị, Le Figaro cho biết « Đối lập Nga tố cáo những gian lận trong cuộc bầu cử địa phương », khi đảng Nước Nga Thống nhất của ông Putin tiểp tục thống lĩnh trong cuộc bầu cử hôm 13/9.

Trong số gần 92.000 ghế gồm thống đốc, đại biểu vùng, hội đồng địa phương…tại 84 tỉnh của Liên bang Nga, không có chiếc ghế nào lọt được vào tay Liên minh Dân chủ tập hợp nhiều khuôn mặt và đảng phái đối lập. Không hề có ảo tưởng về cơ hội thắng cử, đối lập trước đó đã kêu gọi xuống đường tại Matxcơva ngày 20/9.

Hiệp hội Golos chuyên giám sát bầu cử tố cáo vô số dấu hiệu của một « cuộc bầu cử gian trá » : từ hệ thống tài chính « mờ ám », « gian lận trực tiếp » từ thùng phiếu, viết lại biên bản cho đến « gián tiếp » qua việc mua phiếu, gây áp lực lên cấp trên của ứng cử viên, quảng cáo bất hợp pháp.

Ông Ilia Iachine, thân cận với nhà đối lập Boris Nemtsov bị ám sát hồi tháng Hai tại Matxcơva, cho biết đảng RPR-Parnasse của ông ngày nào cũng bị bôi xấu trên ti-vi. Hàng tuần, thành phố tràn ngập những tờ báo vô danh, còn cuộc tiếp xúc cử tri của ông bị những kẻ khiêu khích xông vào vu cáo các nhà đối lập nhận tiền của Mỹ, muốn làm một « cuộc cách mạng Maidan mới » trên đất Nga.

Tỉ phú Trump khiến phe Cộng hòa Mỹ bối rối

Còn tại Hoa Kỳ, La Croix nhận định « Hiện tượng Trump gây bối rối cho phe Cộng hòa ». Tối nay nhà tỉ phú ồn ào này sẽ có mặt bên cạnh mười ứng cử viên tổng thống Mỹ khác, trong cuộc tranh luận trên truyền hình lần thứ nhì. Hôm thứ Hai, trước nhiều ngàn người ủng hộ ờ Dallas, Texas, ông Donald Trump thích thú tuyên bố : « Có vẻ như tất cả sẽ cố gắng tấn công tôi. Tôi chẳng quan tâm ».

Trên 24 triệu người Mỹ đã theo dõi cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên, một con số kỷ lục so với bốn năm trước, ứng cử viên Mitt Romney chỉ thu hút được có 3 triệu khán giả. Nhưng ngoài sức hút hiện nay, ông Trump chỉ gây lúng túng cho phe Cộng hòa mà thôi, trước hết là trong trường hợp ông thất bại ở cuộc bầu cử sơ bộ.

Con người siêu ích kỷ này sẽ tiếp tục tranh cử với tư cách cá nhân ? Cần nhớ rằng năm 1992, một doanh nhân khác là Ross Perot đã tặng món quà hết sức giá trị cho một khuôn mặt Dân chủ ít tên tuổi là Bill Clinton, khi tranh cử bằng tư cách ứng viên độc lập.

Nhưng nếu thành công, cựu chủ nhân cuộc tranh tài Hoa hậu Mỹ quốc cũng vẫn gây quan ngại : liệu ông Trump có thắng nổi phe Dân chủ trong năm tới, khi đến lúc phải đối thoại với toàn bộ cử tri Mỹ chứ không chỉ những người Cộng hòa đang giận dữ ? Một chuyên gia cho rằng hiện tượng Trump là tin tức tốt lành cho…bà Hillary Clinton. Nhà tỉ phú đang gây lo sợ cho ba giới cử tri : phụ nữ, những người nói tiếng Tây Ban Nha và cánh trung.

Tựa chính báo Pháp : Nhập cư và an sinh xã hội

Vấn đề nhập cư tiếp tục là mối quan tâm chính của báo Pháp. Le Figaro chạy tựa « Bà Angela Merkel đang chơi trò gì ? ». Chính sách của Thủ tướng Đức về cuộc khủng hoảng di dân, được đánh dấu với những cam kết mạnh mẽ rồi lại thay đổi khiến các nước châu Âu bối rối hoặc tức giận. Le Monde đề cập đến việc « Berlin đe dọa trừng phạt những nước không muốn đón tiếp di dân » : hôm qua Bộ trưởng Nội vụ Đức đòi giảm ngân khoản của quỹ châu Âu cho các nước phản đối quota nhập cư. La Croix đưa tít trang nhất « Người tị nạn hay nhập cư, tình thế lưỡng nan trong việc tiếp nhận». Trước số lượng di dân tăng vọt, châu Âu muốn dành ưu tiên cho những người nào đang gặp nguy hiểm nhất, nhưng sự chọn lựa này đặt ra nhiều câu hỏi.

Về thời sự nước Pháp, Libération cho rằng « Ông Hollande thách thức giới công nhân » khi gắn bó với chủ trương tuần làm việc 35 giờ, do dự trước các tiêu chuẩn về phúc lợi xã hội…Theo cuộc điều tra của tờ báo, thì chính sách của chính phủ đang làm chia rẽ cánh tả Pháp. Còn nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến « Quỹ an sinh xã hội thâm thủng trầm trọng », khi Viện Thẩm kế dự báo quỹ sẽ không cân bằng được trước năm 2021.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150916-kinh-te-trung-quoc-se-tiep-tuc-xuong-doc-lau-dai

***

Tin chính thức: Trong tháng 8, Trung cộng đã bán 94 tỷ USD dự trữ ngoại hối

Tác giả: Valentin Schmid, Epoch Times | Dịch giả: Kim Xuân

13 Tháng Chín, 2015

trung cộng sụp đỗ thị trường chứng khoán, chinese stocks extend dramatic decline, A clerk counts stacks of Chinese yuan and U.S. Dollars at a bank in Shangai, China in this photo

A clerk counts stacks of Chinese yuan and U.S. Dollars at a bank in Shangai, China in this photo. (China Photos/Getty Images)

Một nhân viên đếm những cọc tiền Nhân dân tệ của Trung cộng và Đô la Mỹ ở một nhà băng tại Thượng Hải (China Photos/Getty Images)

Kể từ khi phá giá đồng nhân dân tệ hồi giữa tháng 8, thị trường đã phải đối mặt với thực tế là Bắc Kinh đã phải bán một phần dự trữ ngoại hối khổng lồ của mình để ngăn chặn đồng nội tệ giảm hơn nữa. Câu hỏi đặt ra là họ đã bán bao nhiêu?

Sáng ngày 7 tháng 9, Ngân hàng Nhân dân Trung cộng (PBOC) đã thông báo rằng họ đã giảm dự trữ ngoại tệ 94 tỷ USD, hiện còn 3,35 nghìn tỷ USD.

Điều này khẳng định cho những ước tính về việc giảm 100 tỷ USD, nhưng Goldman Sachs cho biết con số thực tế có thể cao hơn. “Việc bán từ dự trữ ngoại tệ đã được định thấp xuống khoảng 20 tỷ USD, có tính đến tác động của việc tăng giá ngoại tệ”, Goldman Sachs cho biết trong một thông báo.

Con số này cao đáng kinh ngạc với chỉ trong một tháng

Do biến động tỷ giá hối đoái tại thời điểm đó, có thể là Bắc Kinh đã bán 114 tỷ USD. Đồng thời có thể là Trung cộng đã thu hồi lại được một phần do nhiều ngoại tệ đã tăng giá.

Tuy nhiên, con số này cao đáng kinh ngạc với chỉ trong một tháng. Nếu tình hình tiếp tục diễn biến theo tốc độ này, có lẽ 400 tỷ USD nữa sẽ có thể được bán từ giờ đến cuối năm, với những tác dụng phụ có thể có cho thị trường phương Tây.

Tác động lớn

Nếu Trung cộng tiếp tục bán ngoại tệ theo tốc độ này, giá trái phiếu kho bạc sẽ giảm, còn hiệu suất sẽ tăng. Citigroup ước tính rằng cứ mỗi 500 tỷ USD trái phiếu 10 năm được bán ra thì hiệu suất sẽ tăng khoảng 1%.

Tác động tiêu cực đối với thị trường chứng khoán khi so sánh với cái gọi là tỷ suất (không có rủi ro) của trái phiếu kho bạc. Tỷ suất của trái phiếu kho bạc này càng cao, thì ưu tiên để mua cổ phiếu càng thấp hơn.

Trong bất kỳ tình huống nào, tác động vào cổ phiếu là tiêu cực, một số nhà phân tích cho rằng toàn bộ tình hình và sự bất ổn ở Trung cộng có thể buộc các nhà đầu tư hướng vào các tài sản an toàn hơn, như vậy sẽ ức chế tất cả các dạm bán đến từ Trung cộng.

Trong kịch bản này còn có khả năng Cục dự trữ liên bang (FED) sẽ không cắt giảm lãi suất và thay vào đó là khởi động một vòng mới của nới lỏng định lượng.

Cuộc chiến thất bại

Hầu hết các nhà kinh tế nhất trí rằng đồng nhân dân tệ được định giá quá cao từ 15 đến 20%, do đó, PBOC sẽ phải từ bỏ chiến thuật này sớm hay muộn nếu không muốn rơi vào tình cảnh không còn dự trữ ngoại tệ.

“[Kế hoạch này] có thể không được duy trì lâu dài. Đồng nhân dân tệ được định giá quá cao khoảng 15% “, Sue Trinh từ Ngân hàng Hoàng gia Canada cho biết.

“Can thiệp thường xuyên rất tốn kém, sẽ dẫn đến dự trữ ngoại tệ hao hụt nhanh hơn và làm tăng thanh khoản của thị trường onshore“, Zhou Hao tại Commerzbank đã viết. Ông chỉ ra việc bán tài sản trong bảng cân đối của PBOC thực sự sẽ làm giảm bảng cân đối và sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh khoản trong nước.

Gần đây, Nga và trước đó là Vương quốc Anh đã có kinh nghiệm đau đớn khi họ đã hỗ trợ đồng nội tệ bằng cách bán một phần dự trữ ngoại hối của mình.

Đồng rúp của Nga bắt đầu giảm trong năm 2014 do lệnh trừng phạt kinh tế do Phương Tây áp đặt và giá dầu đang giảm. Ngân hàng Trung ương Nga đã chi hàng tỷ USD để khắc phục tình hình cho đến khi chịu thua, với 100 tỷ USD đã đội nón ra đi. Kết quả cuối cùng? Đồng rúp vẫn giao dịch dưới mức thấp nhất từng được ghi nhận, 71 rúp đổi 1 USD.

Trong năm 1992, Ngân hàng Anh đã cố gắng hỗ trợ đồng bảng Anh chống lại sự mất giá, bằng cách bán dự trữ ngoại tệ trị giá 15 tỷ bảng Anh chỉ trong một ngày, và dù như vậy vẫn bị đuổi ra khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu, một tiền thân của đồng euro. Trong quá trình này, đồng bảng Anh đã vẫn giảm giá.

Thời gian đã chứng minh rằng thị trường luôn cao lớn hơn ngân hàng trung ương, trường hợp của Trung cộng cũng vậy.

Jeffrey Snider từ Alhambra Investment Partners cho biết: “Đồng vốn bị chảy đi là rất lớn. Không có gì đảm bảo rằng tình hình sẽ ổn định và nếu điều kiện tồi tệ hơn, dần dần có thể dẫn đến sự rút tiền hàng loạt ở ngân hàng”.

Nguồn: vietdaikynguyen.com

Link: http://vietdaikynguyen.com/v3/76160-tin-chinh-thuc-trong-thang-8-trung-quoc-da-ban-94-ty-usd-du-tru-ngoai-hoi/#

***

Khủng Hoảng Tài Chánh Tàu, Cơ Hội Cho Việt Nam Thoát Trung?

Phan Văn Song

Hôm nay, thứ năm 27 tháng Tám, vào 15 giờ - giờ Paris, năm 2015. Sau khi chỉ số các cổ phiếu của thị trường chứng khoán Shanghai tuột dốc, - 8%, vào ngày thứ hai và cả qua ngày thứ ba - lôi theo các thị trường chứng khoán thế giới. Mãi qua đến sáng thứ năm nay, thị trường Shanghai mới có vẻ phục hồi, (+ 1,55%, theo bảng tin giữa ngày, khi chúng tôi bắt đầu ngồi viết bài nầy). Cũng lúc ấy, chỉ số các cổ phiếu các thị trường HongKong, Sydney, Séoul và Tokyo cũng đang trên đà đi lên, đang ổn định dần. (Chiếu bản tin Ngân hàng BNP thị trường chứng khoán tài chánh từng giờ).

Tuy các thị trường chứng khoán Á Châu đang trên đường phục hồi, theo gương của Wall Street Huê kỳ, tuy tất cả có vẻ đang trên đường trở về một trạng thái ôn hòa sau một cơn sốt khủng hoảng cấp tính, tình hình thị trường tài chánh thế giới vẫn còn nhiều bấp bênh do kinh tế Tàu đang trên đà xuống dốc.

New York - Mỹ cứu bồ : Một lần nữa, anh cao-bồi Huê kỳ với chiếc nón Stetson, và tánh tình quả quyết đã nhảy vào cứu bồ thế giới. Theo nhận xét của các chuyên viên ngân hàng và các dân môi giới áp phe - cuộc chê – courtier buôn bán cổ phiếu, các thị trường chứng khoán Á Châu sở dĩ ngóc đầu lên là nhờ cái tài tháo vát và cái tánh lạc quan muôn thuở của anh Huê kỳ, là nhờ thị trường chứng khoán Con Đường Bức Tường (Bích Đạo) - Wall Street, Nữu Ước - New York, Huê kỳ.

Chỉ số Dow Jones Industrial Average, sau ngày thứ tư cũng đã vọt lên 4% sau 6 ngày thụt lùi, sau lắm đắn đo, tiên đoán, và dám «cá độ», rằng Fed - Ngân Hàng Trung Ương Liên Bang Mỹ - sẽ không nâng lãi suất trong lúc nầy - cuối năm chăng? - do những khó khăn và khủng hoảng kinh tế Tàu.

«New York lên cao hỗ trợ mạnh các thị trường Á Châu và Tàu, thế nhưng …». Zhang Yanbing, chuyên viên kinh tế của hãng môi giới-courtier Zheshang Securities, cắt nghĩa cho Hãng thống tấn AFP – Pháp. « … Tinh thần các nhà đầu tư tuy có phần lạc quan hơn, nhưng họ cũng phải nghĩ rằng, nếu có một cuộc vực dậy e rằng còn phải chờ một thời gian nữa … ». Và kết luận : « Các nhà đầu tư sẽ còn nhiều khổ sở ! ». 

Thật vậy, các thị trường thế giới vẫn phải, dù sao, vẫn còn bị bóng ma của những khó khăn của nền kinh tế Tàu ám ảnh, chưa kể cái nạn khó tránh của một sự truyền nhiễm. Vì, ta chớ quên rằng tổng sản của nền kinh tế Tàu đang chiếm 13% của Tổng Sản Lượng toàn cầu (với số dân đông bằng 20% thế giới!)

*Ngày 4 tháng 9, ngày gởi bài viết nầy, các thị trường Á châu, đứng đầu là Tokyo, sau là Shanghai vẫn tiếp tục rơi, tuy nhẹ thôi ! Trong lúc toàn bộ các thị trường Âu châu đã ổn định. Riêng Mỹ, nhờ bản báo cáo con số thất nghiệp của Mỹ rất khởi sắc (thấp nhứt từ chục năm nay) và con số tăng trưởng đang lên, cọng với tin chờ đón đầy hy vọng rằng Ngân hàng Trung Ương Liên bang Mỹ Fed sắp tăng lãi suất, tạo một niềm tin tưởng vào nền kinh tế Mỹ sẽ lấy lại vai trò «đầu tàu» cho thế giới kinh doanh Âu Mỹ.

1/ Khủng Hoảng Tài Chánh Tàu:

Đang tuần Thế vận Hội Điền Kinh Thế Giới tại thủ đô Trung Hoa Cộng Sản, Bắc kinh –Beijing, xuất chiêu phát ra thêm một sáng kiến, tạo thêm một bộ môn điền kinh mới. Bộ môn «thị trường chứng khoán đâm đầu xuống nước-plongeon boursier», thị trường chứng khoán Shanghai đang nhảy plongeon - đâm đầu xuống nước. Thị trường chánh của Tàu, lớn nhứt của Trung Cộng đang rơi, mất 7,63% ngày thứ ba, sau khi tụt 8,49% ngày hôm trước. Đây là chỉ số thường nhựt tuột dốc, rơi đài lớn nhứt từ 8 năm nay. Và song song, cùng đồng hành, với một hậu trường kinh tế trên đường bi quan – bi quan, cũng từ cả trên hai năm nay rối!

Thời Oanh Liệt Nay Còn Đâu?:

Còn đâu thời của những con số tăng trưởng hằng năm viết bằng hai con số? Ngay từ năm 2010, nhịp độ tăng trưởng của Tàu Cộng đã đang trên đà chậm lại rồi, để cuối cùng đến năm ngoái, 2014, chỉ còn 7,4%. Một chỉ số chưa bao giờ thấy từ năm 1999. Với chơn trời mới của năm 2015, cũng chả thấy gì khả quan cho lắm! Beijing nhắm mục tiêu tăng trưởng 7%, nhưng đã có người xem đó là đã quá không tưởng, là đã quá lạc quan quá rồi!

Trung Cộng, «công xưởng của toàn thế giới» ngày nay, chỉ còn là hư danh, khó khăn lắm mới giữ có tý hàng xuất cảng. Bộ máy công kỹ nghệ hoạt động yếu hẳn, và dĩ nhiên, để đối lại, con số hàng nhập cảng cũng xuống theo, vì thiếu mãi lực tiêu thụ. Tóm lại bộ máy kinh tế Tàu, đầu tàu kinh tế thương mại thế giới đang yếu dần.

Và Vai Trò Của Giới Lãnh Đạo Tàu ? :

Giới lãnh đạo, Nhà Nước Tàu đã nhìn thấy sự tuột dốc của Trung Cộng từ khuya rồi. Và từ hai năm nay, Beijing đã không ngớt tuyên bố rằng sẽ ‘tái phối trí nền kinh tế» để tạo lại sự phát triển, một phát triển loại mới, có thể kém ngoạn mục, nhưng chắc chắn (đó là lời hứa) là sẽ bền vững. Beijing muốn tạo một nền kinh tế mới, bằng tạo mãi lực cho người dân Trung Hoa để tạo «một thị trường quốc nội», và bớt nhắm vào thị trường xuất cảng, quá phụ thuộc vào thị trường ngoại quốc, và cán cân hối suất. Beijing cũng muốn cải tổ cơ chế guồng máy sản xuất, chuyển dần qua công nghiệp tư nhơn. Thế nhưng, mọi thay đổi, mọi cải cách, mọi chuyển hóa đòi hỏi cả một công trình, to lớn, đau đầu, nhứt là với một hệ thống cổ-lỗ-sỉ gồm các doanh nghiệp nhà nước, quốc doanh, khổng lồ, với kiểu cách làm ăn không cần lỗ lã, với một lối quản trị bừa bãi, thiếu kiểm soát, đầy gian lận, tham nhũng, chôm chỉa, rút ruột …Và vì vậy, vai trò Nhà Nước Tàu (cũng như Nhà Nước Việt Cộng) cuối cùng chỉ còn là hai vai trò: Chửa Lửa, và Công An. Chửa lửa khi vỡ nợ, và Công An để bắt Tham Nhũng và Chôm Chỉa

Những năm tháng gần đây, để cứu chỉ số tăng trưởng, Nhà Nước Tàu đã liên tục chửa lửa, với những biện pháp cho cổ máy nặng nề chạy lại: hạ lãi suất, hạ giá đồng Nguyên-Nhân Dân Tệ… Tất cả những biện pháp ấy như «nước đỗ lá môn», không làm tình hình kinh tế Tàu sáng sủa gì thêm. Trái lại việc phá giá đồng Nguyện lại bị thế giới đánh giá là Tàu đang tạo một cuộc «chiến tranh tiền tệ» với các đồng tiền trên thế giới, nhứt là với các quốc gia vùng láng giềng Đông Nam Á. Và cũng vì làm như vậy, vô tình, đã vạch áo cho thiên hạ thấy rõ cái bề trái của nền kinh tế tài chánh cũa Tàu, thật sự, là đang bệnh nặng (thật sự bệnh nặng lâu rồi, bệnh nặng ngay sau những cái «Nổ» biểu diễn cường điệu Thế Vận Hội và Hội Chợ Quốc Tế năm 2008!)

Khủng Hoảng Kinh Tế Tàu, Khủng Hoảng Chứng Khoán Tàu?

Thị trường chứng khoán là một thị trường đầy bất ngờ, đầy mâu thuẩn. Từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015, tại thị trường Shanghai, chỉ số các cổ phiếu tăng vọt khủng khiếp, 150%. Dân chúng Tàu đổ xô ùn ùn đi mua (và chơi) cổ phiếu, nhảy vào sòng bài chứng khoán, như nhảy vào sòng bạc casino vậy! Dưới sự, xúi dục, thậm chí thúc dục, hô hào, quảng cáo của Nhà Nước Tàu. Với chỉ số chứng khoán tàu hoàn toàn phấn khởi ấy, thị trường chứng khoán Tàu chẳng chốc, biến thành một thị trường ảo, với những chỉ số ảo tưởng, nếu không nói đến không tưởng, hoàn toàn xa vời, không phản ánh với thực tế của thị trường và nền kinh tế Tàu. Và, … chuyện phải đến, cuối cùng, cũng phải đến thôi:

Tháng 8 năm 2015, thị trường chứng khoán Tàu lớn nhứt, thị trường chứng khoán Shanghai tuột dốc,… rơi 30% trong vòng 3 tuần, và dĩ nhiên sẽ tiếp tục, rơi, tiếp tục tuột …….

(Nhớ lúc xưa ở Sài gòn với Phong trào Trứng Cút, Phong trào Nuôi Cút. Lúc ấy dư luận và báo chí người Việt ta đỗ thừa là do nghề của các Thầy Chú Cắt Chú tung hoành, đầu cơ, làm giá, báo hại một lô người Việt Nam, thường là dân Sài gòn, chết dở chết đứng một dạo! Một tâm trạng ghét «Ba Tàu» cũng do thời ấy mà ra !

Bây giờ ngày nay, dân Tàu chơi «Chứng khoán Shanghai» cũng «bị gạt» như hồi đó, dân Sài gòn chơi «Trứng Cút» bị gạt vậy ! Dân Tàu, ngày nay cũng đi vay, cũng đi mượn nợ ngân hàng,…để «chơi chứng khoán»! Chắc cũng có người tự tử vì tán gia bại sản, như năm xưa, ở Sài gòn mình dạo nào chăng?

Nhà nhận định thời sự kinh tế của Ngân hàng Pháp Natixis-AM, Philippe Waechter có lời bàn với nhựt báo Le Monde trên mạng:«Hiện nay, ở Trung cộng đang xảy ra một cuộc nổ bong bóng của thị trường chứng khoán Shanghai, cũng vì Shanghai là nơi có một cuộc thổi phồng rất lớn của thị trường chứng khoán. Vì vậy, sự tuột dốc ngày hôm nay, chỉ là sự điều chỉnh của thị trường ảo (do chứng khoán) để đi sát với thực tế của thị trường thật thôi

Khủng Hoảng Tàu, Khủng Hoảng Kinh TếToàn Cầu?

Khủng hoảng chứng khoán Tàu kéo theo khủng hoảng thế giới là một sự tự nhiên.

«Những nhà đầu tư ngày nay đang ở trong trạng thái hốt hoảng, Franklin Pichard, Giám đốc của Barclays Bourses nhận định. Người đầu tư nào vào thị trường Trung cộng, cũng một cách tự nhiên, phải tự đặt những câu hỏi về sự tăng trưởng của Trung cộng. Họ tất nhiên, phải nghĩ rằng, khi gặp một nền kinh tế (Tàu) hạ cánh quá vội vàng và quá đột ngột như thế nầy; họ, dĩ nhiên, phải kết luận rằng, nhứt định sẽ lôi theo những khó khăn cho nền kinh tế quốc tế

Ngay ngày thứ sáu, ngay khi chỉ số chứng khoán CAC 40 của Paris đã tuột giá 4 ngày liền liên tiếp. Ngay khi chỉ số Dow Jones cũng rơi xuống mực thấp nhứt của trong năm. Người ta, dĩ nhiên, chờ một phản ứng … (của một ai đó?).

Thế nhưng, suốt hai ngày cuối tuần, mặc dù với một tình hình nguy biến như vậy, Ngân hàng Trung Ương Trung cộng vẫn im lìm, im hơi lặng tiếng, không một tuyên bố, gieo thất vọng cho làng chơi chứng khoán và dân đầu tư thế giới. Và, …

Và, như một cơn lốc, như dưới một cơn nóng sốt, đầy hoảng hốt, ngày thứ hai mở màn, … với những phản ứng mạnh, chỉ số các cổ phiếu của các thị trường chứng khoán thế gìới đều lả đả, rơi rụng: thị trường Milan rơi -5,96%, đến thị trường Paris cũng rụng theo -5,35%, rồi thị trường London cũng thế, - 4,67 %, và tiếp tục với - 4,61 của thị trường Tokyo, và -3,58 ở New York!

Các thị trường chứng khoán mất giá, tuột dốc. Tình hình thật sự của nền kinh tế thế giới ra sao?

Không chỉ riêng những nhà đầu tư, không chỉ riêng những cổ đông viên các xí nghiệp, các chủ nhơn các cổ phiếu, các dân chơi chứng khoán… là những nạn nhơn đâu. Tương lai kinh tế của các quốc gia đang lên cũng tối mù tối mịt, nhứt là những quốc gia sản xuất nguyên liệu và nhiên liệu, phần đông bán cho Tàu. Dầu hỏa là một thí dụ, Trung Cộng là một con «hạm» ăn dầu. Tàu là quốc gia thứ hai trên thế giới về tiêu thụ dầu hỏa. Với khủng hoảng kinh tế, Tàu sẽ giảm lượng mua dầu hỏa. Thị trường cầu kém, giá dầu sẽ hạ. Dầu hỏa, từ tám tuần nay đang liên tục hạ giá. Một chuyện hi hữu từ năm 1986.

Kết quả, và Ba Tây đang run, và Nga, và Nam Phi, và Nigéria hay Algérie, tất cả đều lên cơn sốt rét. Tất cả những quốc gia ấy hiện, đang có một nền kinh tế phụ thuộc quá nặng nề vào các nguyên nhiên liệu mà Tàu là khách sộp mua hàng. Và tình hình kinh tế các quốc gia ấy còn sẽ tệ hơn nữa, khi các quốc gia ấy lại nhận lại đầu tư của Tàu quá nhiều, và sẽ có cơ nguy Tàu thuyên giảm.

Đấy chỉ nói đến các quốc gia đang lên, kiểu Ngũ Quốc BRICS (Brésil-Russie-India-Chine-South Africa) với sản phẩm nguyên nhiên liệu. Vậy, riêng các quốc tiên tiến Âu Mỹ, thế nào?

Đối với các quốc gia tiên tiến, trừ Nhựt có buôn bán trao đổi nhiều với Tàu, với Liên Âu và Mỹ, chưa hẳn hoàn toàn tiêu cực lắm, chưa hẳn hoàn toàn phải là khủng hoảng! Âu Mỹ nhập cảng nhiều, xài nhiều hàng hóa Tàu, xuất cảng ít hàng cho Tàu, cán cân thương mãi luôn luôn số âm. Đồng Nguyên Tàu xuống, hàng Tàu phải rẽ, mãi lực người dân xứ tiên tiến phải lên thôi. Giá các nguyên liệu và nhiên liệu xuống cũng tốt cho cuộc sống gia đình Âu Mỹ. Còn hàng cao cấp bán cho Tàu, nếu là hàng có giá trị cao, như hàng chiến lược, hàng có kỹ thuật cao, ảnh hưởng không bao nhiêu, vì những loại hàng ấy cần thiết cho cơ xưởng sản xuất Tàu… những máy móc mẹ, những loại phụ tùng kỹ thuật cao…

2/ Và Việt Nam:

Một Cơ Hội để thoát ảnh hưởng Trung Cộng?:

Đây có thể là một cơ hội cho Việt Nam thoát ảnh hưởng của Trung Cộng. Như chúng tôi đã trình bày, Việt Nam đang đứng trước một ngả ba đường. Với một Huê kỳ đang muốn thật sự lấy lại vai trò «sen đầm quốc tế», muốn thật sự làm người «đạo diễn chương trình» trên «Ao Nhà Thái Bình Dương của mình» một «hiệp sĩ chủ động luận kiếm Hoa sơn ở Đông Nam Á»; một «trọng tài điều hòa mọi giao tiếp giữa các quốc gia cầu thủ trên sân cầu Đông Nam và Bắc Á» và muốn, vì những lẽ ấy, có mặt ở Đông Nam và Bắc Á. Huê kỳ trở lại ở Việt Nam, để có mặt ở Biển Đông, để có mặt trong vai trò kiểm soát con đường vận chuyển tiếp liệu thông thương hàng hóa thương mải quốc tế và đậc biệt của vùng Đông Nam và Bắc Á. Rất dãn dị, và dễ hiểu thôi ! Và «Thoát Trung» là sự Sống Còn của Dân Tộc Đại Việt !

Vậy sao Hà nội vẫn mãi chần chờ ? Sao mãi… «Em chả?»

«Tình trong như đã, mặt ngoài còn e» (Nguyễn Du, Kim Văn Kiều) 

Sở dĩ, chần chờ không phải vì tình hình đất nước và nhơn dân Việt Nam đang gặp khó khăn hay phức tạp, mà thực sự, chính là do tình hình nội bộ của chính Đảng Cộng Sản cầm quyền rất đầy khó khăn và phức tạp.

Dĩ nhiên thay đổi là một khó khăn, dĩ nhiên thay đổi, cải cách là có lắm hy sanh. Nào là quyền lợi cá nhơn, quyền lợi Đảng, không khéo có thể mất trắng, có khi, vì đây là một truyền thống Á đông có thể mất mạn,g - truyền thống phe ta thích «nhổ cỏ tận rễ, bức cỏ tận gốc – có khi tru di tam tộc» -. Có lẽ cũng vì thế, mà bao nhiêu năm nay, mặc dù thấy rõ rằng rằng từ nay thuyết Cộng Sản «hết linh», các huyền thoại, do Cộng Sản xây dựng lên, hoàn toàn đều bị phá sản, bạch hóa, giải ảo, giải mả,… Mặc dù ngày nay tất cả mặt nạ đều bị lột xuống, từ Yêu nước, qua Cách Mạng, đến Chống Mỹ Cứu Nước, đến cả Chủ Nghĩa Cộng Sản, đến cả huyền thoại, tiểu sử của nhơn vật chánh, nhơn vật Hồ Chí Minh, - con người muôn mặt, lắm tên, lắm trò, đến đổi ngày nay, không biết lão ấy là người Việt hay người Hoa, người thật hay người giả. Dù nay chỉ còn là một xác chết, nửa thịt rửa, nửa sáp, nhưng vẫn bị bọn đàn em đệ tử hậu duệ tiếp tục dùng làm một cột trụ trung ương để tất cả những sự giả dối, những sự đểu giả, điêu ngoa xây quanh dàn dựng, - đều sụp đổ!

Phải, tất cả đều giả dối, đều «đồ dỏm», …dỏm từ lý thuyết, dỏm từ chế độ, dỏm cả văn hoá, dỏm cả đến những giá trị hằng ngày, xâm nhập vào cuộc sống xã hội, qua bằng cấp học vấn, qua cả hàng hóa, qua từng món ăn, từng vật dụng …và cả giá trị con người, tất cả là dỏm, là dối trá, là lường gạt, du côn, côn đồ. Nào là Phở chưởi, nào là Quán Chưởi, nay có cả Bác sĩ Chưởi, …- như trong một bản tin vừa đọc được hôm nay. Nào là những chuyện mất mặt, mất thể diện, mất sĩ diện quốc gia như những chuyện … các quan chức, các sanh viên du học, các du khách người Việt Nam ra nước ngoài, ăn cắp vặt, làm điếm, và tệ hơn nữa…ăn cắp chó để ăn thịt, trồng cần sa, đi buôn lậu …(Họ xé bỏ con người văn hóa Cộng Sản đã đành, họ xé bỏ cả luôn con người Việt và Văn Hóa Dân Tộc Việt - mất mặt công dân xứ Cộng Sản, mất mặt cả toàn thể dân tộc Việt chúng ta nữa! Thật là Nạn Cộng Sản, Nạn Dân Tộc!) …Chán cho một nền văn hóa, một não trạng mới!

Vì những khó khăn, vì phức tạp trên trong Đảng Cộng Sản Việt Nam, cho nên:

- mặc dù Đảng Cộng Sản cầm quyền với bao khó khăn. Ngoài thì, khi Tàu hiếp đáp, lúc Mỹ rủ rê. Trong thì, ban ngày ban mặt, khi bạn, khi bồ, nhưng lúc đêm về, cách mặt, cách lòng, bạn bồ đổi dạ, chỉ còn địch thù đánh đấm, giành chỗ, chiếm sân.

- mặc dù với bao cựu đồng chí tỉnh ngủ chỉ trích góp ý, mặc dù với bao công dân yêu nước, sốt ruột, vừa chống đối, vừa khuyên can, kiến nghị, mặc dù được bao tổ chức Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn Hải ngoại ve vãn, làm hòa (hay kiếm cháo?)…

- Và, mặc dù đã được cả ông Tổng thống Mỹ, người bạn mới, người đồng minh mới, rủ rê, biệt phái cả một anh Đại sứ thủ vai chánh trong tuồng cải lương «Gương vỡ lại lành - Mỹ-Việt Cộng, xưa thù nay bạn, ai hồi chánh ai?».

Anh Đại sứ người Mỹ, tuy là người «da trắng thực sự», thủ vai một nhơn vật rất «đầy chất Việt Cộng tánh». Khi mang huy hiệu hữu nghị Việt Cộng-Mỹ đi thăm Cộng đồng người Việt Tỵ nạn Chống Cộng tại Mỹ để «dạy người Việt Chống Cộng, hãy sáng mắt để theo thời»! Lúc đi Chùa dự lễ Vu Lan cùng với Mẹ và Chị như một người con Việt thuần túy! Chứng minh bổn thân Ngài Đại Sứ, văn hóa Mỹ-Việt đề huề, hoàn toàn khắn khít.

Chương trình Đại Nhạc Hội do Ngài Đại Sứ tổ chức, rất Tùng Lâm : Đi thăm các Cộng đồng Người Việt Hải ngoại để bày tỏ «Nỗi Lòng Người Mỹ, Xưa là Tình Chị - (Việt Quốc Gia, Cờ Vàng), Nay là Duyên Em (Việt Cộng, Cờ Đỏ)». Và cũng một cách gián tiếp, thi hành Nghị Quyết 36 của Cộng Sản đối với Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn, để xóa bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải gì gì đó thôi! Và đây, nhơn tiện, một cú đá giò lái, một cái « một dấu hiệu», cho mỗi người Việt Hải ngoại chúng ta hiểu, là một trang sử đã được lật qua! Từ nay, đối với Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại rằng, từ nay, Mỹ Việt sẽ «mối tình cầm sắt đổi ra cầm cờ» như giữa Thúy Kiều và Kim Trọng vậy thôi!

Thế sao: Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn ngoan cố, bằng mọi giá bám trụ, vuốt mặt, cuối lưng, trói mình (theo gương Mạc Đăng Dung, mà Hà Nội đang ca tụng bằng cách lấy tên hiệu Vua là Mạc Thái Tổ để đặt tên đường, gián tiếp lên tiếng cho Tàu biết rằng mình vẫn theo Tàu) theo Tàu? Có phải «theo Tàu» là cứu cánh? Vì theo Tàu thì Đảng còn, Đảng còn, Quyền Lực, Quyền Thế còn, mạng sống còn?

Hay có gì khác? Và Chuyện dài Anh Ba X

Vì theo những tin đồn gần đây sẽ có chuyển biến nội bộ do một nhơn vật với nickname là Ba X sẽ gồm thâu tóm toàn quyền lực để giải phóng Việt Nam, theo Mỹ, Dân Chủ hóa Việt Nam vân vân …và Việt Nam sẽ … huy hoàng, đuổi Tàu, rước Mỹ và american way of life sẽ giải phóng đời sống dân tộc ta! Hurrah!

Nhưng có bạn hỏi chúng tôi rằng: «khi nhơn vật Ba X đã làm xong cuộc cải tổ, tức là: - quyét sạch xong các chướng ngại vật, dẹp các nhơn tố chống đối trong Đảng không cùng phe mình (nhóm bị xem rằng thân Trung Cộng?). - cũng cố xong địa vị Xếp lớn Đảng, Tổng Thư Ký Đảng Cộng Sản cầm quyền, - cũng cố xong địa vị Xếp Nước, Chủ Tịch hay Tổng Thống Nước; và với cách tổ chức mới, kiêm luôn chức - - Tổng Tư Lệnh Quân đội Nhân dân, nghĩa là theo nghĩa Cộng Sản là Xếp lớn Quân đội, cầm luôn Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương,

Xếp Ba X vốn gốc Công An, tự nhiên, nay là Xếp lớn Công An rồi, Như vậy từ nay Ba X gồm thâu thiên hạ…

«Vậy thì, bạn - tức là chúng tôi, người viết cùng các bạn đã từng có lập luận rằng Ba X đi chơi với Mỹ nên có hy vọng Ba X mở cửa Dân chủ hóa, Tự do hóa, Tư bản hóa, Mỹ hóa,… hằm bà lằng hóa, dân chúng người Việt nội hóa chúng tahãy cho độc giả một lý do gì, mà buộc anh Ba X, bỏ tất cả thế lực, chức tước, tham vọng chỉ để làm một Gorbatchev! Từ bỏ tất cả những quyền lực chỉ để làm những cải tổ, để đem Việt Nam xoay hẳn một vòng 180 độ, đi từ cái tăm tối ra ánh sáng, đi từ cái Độc tài ra Dân chủ, đuổi tất cả những quân đội Tàu về, mở cửa cho các kỹ thuật tiên tiến, trả quyền tự quyết cho người dân , tạo một chế độ Dân Chủ cho đất nước…trả một quyền Tự do cho công dân đúng với một Hiến Pháp đầy Công bằng, Nhơn Ái… Anh Ba X đấy có điên không? Vì anh ấy sẽ nhận nhiều rủi ro!

Trừ phi Ông ấy là một NHÀ THẬT SỰ Yêu Nước, Yêu Dân Tộc, Yêu Giống Nòi – vì vậy chúng tôi gọi bằng Ông, gọi bằng Nhà –

Vì muốn làm một sự cải tổ toàn diện, xây 180 độ để Thoát Trung chơi với Mỹ khi còn vướng 16 chữ vàng 4 chữ Tốt, trước hết phải có một Quyền Lực mạnh, và người lãnh đạo ấy phải có tất cả mọi Quyền Thế để …

Giải Thể Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Phải, đó là một quy luật, muốn Thoát Trung, muốn làm cuộc cải tổ toàn diện cho Việt Nam, phải Giải Thể Đảng Cộng Sản Việt Nam !

Muốn Giải Thể Đảng Cộng Sản. Cần phải có một Vị Lãnh Đạo Có Tất Cả Mọi Quyền Lực.

Với toàn quyền lực, với một nhóm cộng sự viên quả quyết, người Lãnh tụ đó mới có thể làm một cuộc Cách Mạng đầu tiên là Thoát Cộng.

sau khi Thoát Cộng Việt Nam mới Thoát Trung hẳn, để đứng cạnh các quốc gia hoàn toàn độc lập, trong khối tư bản, với một thể chế Dân Chủ, biết tôn trọng các quyền Công dân và quyền Con Người.

Đây là sine qua non. Phải giải thể Đảng Cộng Sản!

Một Đảng xơ cứng, lỗi thời, phải xóa bỏ những lý thuyết hoang tưởng, phi khoa học như chủ nghĩa Mác Lê Mao Hồ. Đó là những giải quyết tự nhiên. Vì, đấy là những hàng rào cản trở cho cuộc cải tổ. Hãy vứt bỏ cả, tháo gở cả. Hãy làm một cuộc cách mạng hoàn toàn! Một cuộc cách mạng văn hóa để gội rửa 70 năm sống trong u mê tăm tối, 70 năm bị một chủ nghĩa tà ma hớp hồn dân tộc. Một cuộc cách mạng kinh tế để đòi lại những tài sản dân tộc, tài nguyên quốc gia bị lạm dụng, ăn cắp, phung phí. Một cuộc cách mạng xã hội và giáo dục để trả lại những giá trị gia đình, những tương quan xã hội với những giá trị dân tộc.

Bằng chứng điễn hình của Văn hóa Cộng Sản cụ thể to lớn nhứt, là ngày hôm nay, ở thế kỷ thứ 21, năm 2015 mà vẫn còn Văn Hóa Dựng Tượng. Dựng những vật vô tri, tốn cả tỷ đồng, vô tích sự, trong khi đất nước thiếu trường học, thiếu đường xá, cầu cống, thiếu cả nhà vệ sanh cho các con em trong các trường học...! Văn hóa Cộng Sản ngày nay không xây cầu, không xây trường lại đi xây Tượng Đài!

Phải, đây là một cơ hội để Thoát Trung. Tàu đang bị khủng hoảng kinh tế, Tàu muốn cải tổ kinh tế bền vững như Tàu đã từng tuyên bố, Tàu đã bị phân tâm, nay sẽ bận tâm vì khủng hoảng kinh tế, không còn đầu óc để lo bành trướng Đại Hán.

Tàu đang lo xây dựng một «thị trường nội địa» vững mạnh và bền vững. Nhưng chánh sách phát triển nội địa của Tàu đang gặp khủng hoảng. Nghĩ rằng cần phải canh tân, Tàu chạy qua «làm địa ốc». Nghĩ rằng Tàu nông dân từ nhà đất sẽ chuyển sang nhà gạch, kiểu biệt thự Huê kỳ. Kết cuộc ngày hôm nay hàng địa ốc Tàu dư thừa, chỉ có 1 trên 5 căn mới có người ở. Cả triệu nhà trống, cả triệu nhà hoang. Rồi đây, với hậu hoạn của khủng hoảng thị trường chứng khoán cộng với thị trường kinh tế đang hồi bế tắc, một loạt biến động xảy ra: nào di dân - một làn sóng dân gốc nhà quê hiện đang ở thành thị (các mingong – dân công - gốc nhà quê lên thành sống ở các thành phố lớn Tàu với giấy hộ khẩu tạm trú) hoặc tự động hoặc bị trục xuất trở về quê quán, vì thất nghiệp,… giải tỏa căng thẳng cho thành thị, nhưng gieo họa cho nông thôn. Thất nghiệp, sanh trộm cướp, khủng hoảng sanh nội loạn! Những hãng xưởng ngoại quốc, vì làm ăn khó khăn sẽ ra đi! Đầu tư ngoại quốc rút đi, đầu tư Tàu ở ngoại quốc chưa chắc sẽ rút về. Thị trường nhơn công Tàu không còn hấp đẫn vì giá nhơn công cao hơn các quốc gia khác như Việt Nam, Bangla Desh,… cộng thêm mãi lực kém vì kinh tế yếu kém, thị trường Tàu sẽ mất khách nhiều. Mặc dù có một gia tài dư dã, do Công Khố phiếu Huê Kỳ. Nhưng phải làm gì đây? Bơm tiền vào để giữ hối suất đồng Nguyên? Hay dám thả lỏng đồng Nguyên như Quỷ Tiền Tề Quốc tế đã khuyên không? Tàu còn muốn đưa đồng Nguyên góp mặt với Thị trường Hối đoái Quốc tế nữa không ? Vì đồng Nguyên Yuan-Nhân Dân Tệ Renminbi vẫn chưa được xem là đồng tiền quốc tế. Và với cái tiếng đệ nhị kinh tế thế giới, Tàu vẫn không được mời vào nhóm G7, chủ trì nền kinh tế thế giới! Với một ngày mai u ám nhưng vậy, Tàu có dám tiếp tục hung hăng ở Biển Đông nữa chăng?

Vì vậy nhà cầm quyền Việt Cộng còn chần chờ gì nữa để đổi hướng ngoại giao? Hợp tác với Mỹ, liên kết giao thương với Liên Âu, liên lập ngoại giao với láng giềng Asean là con đường sống còn, con đường phát triển cho tương lai Việt Nam.

Đúng, nhưng, trước hết, phải dẹp cái gai, xóa con kỳ đà cản mủi, cho tương lai và vận mệnh đất nước: Phải Giải Thể Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Thoát Cộng để Thoát Trung.

Đó Là Một Bắt Buộc. Đó Là điều kiệu Cần và Đủ Để Tái Thiết Việt Nam.

Ai đây? Bắt cứ, người ấy, nhóm ấy, sẽ được toàn dân ủng hộ.

*Thế nhưng, cũng cùng ngày gởi bài nầy, đọc được tin do Báo Quân đội Nhân dân đưa tin rằng Anh Ba X, người được thiên hạ đồn là sẽ làm Gorbatchev «đại phá quân Nguyên» đang cùng ông Tướng «cựu chết, cựu mất tích, tên mà thiên ha cho rằng là Vua Lê Chiêu Thống tái sanh» họ Phùng đến thăm Vua Chột Lê Đức Anh. Thế là hết phim! Tuồng hát đến đây là giản! Xếp ghế đi về! Hết chiện phong thần!

Hồi Nhơn Sơn, tháng Chín 2015,

Mùa «Tàu Rơi».

Phan Văn Song

***

Sụp đổ kinh tế của môi trường chính trị-luật pháp độc tài*

(Environnement Politico—Juridique Dictatorial)

chinese stocks externed dramatic decline, bourse, börse, kinh tế, tài chánh, chứng khoán, trung cộng sụp đỗ

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 19.08.2015

Web : http://VietTUDAN.net

Facebook : Phuc Lien Nguyen

Một Mô hình Kinh tế phải được thực hiện trong một Khung cảnh Chính trị và Luật pháp phù hợp cho Mô hình của mình. Các Kinh tế gia gọi Khung cảnh này là Môi trường Chính trị--Luật pháp phù hợp (Environnement Politico—Juridique Adéquat). Tỉ dụ Mô hình Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG có  Môi trường Chính trị--Luật pháp Dân chủ (Environnement Politico—Juridique Démocratique) và Mô hình Kinh tế TẬP QUYỀN CHỈ HUY đòi hỏi Môi trường Chính trị--Luật pháp Độc tài (Environnement Politico—Juridique Dictatorial). Không thể đặt tréo cẳng ngỗng giữa Mô hình Kinh tế và Môi trường Chính trị--Luật pháp. Khi mà Nhà nước Độc tài Độc đảng nắm chủ đạo Kinh tế, thì không thể nào gọi là Mô hình Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG được. Khi tuyên bố Mô hình Kinh tế Tự do Thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa dưới một Thể chế Chính trị--Luật pháp Độc tài Độc đảng, thì đó là điều nói láo.

Trong thời gian mới đây, Nợ công của Trung quốc và Việt Nam không thể che dấu được nữa. tình trạng xuống dốc của đà tăng trưởng Kinh tế đến hồi không thể vực dậy được. Các Thị trường Chứng khoán của Trung quốc và Việt Nam bốc khói tiêu tan từng ngàn tỷ Đo-la Mỹ. Kinh tế Trung quốc và Việt Nam đang đi đến phá sản trầm trọng. Lý do chính yếu là việc áp đặt Thể chế Chính trị--Luật pháp Độc tài Độc đảng toàn trị lên những sinh hoạt Kinh tế cần phải có Tự do cá nhân điều hành và Thị trường cạnh tranh thực sự để phát triển. Như vậy việc SỤP ĐỔ KINH TẾ hiện nay của hai nước này có nguồn gốc chính từ sinh hoạt KINH TẾ THỰC trong một Môi trường Chính trị--Luật pháp hoàn toàn không phù hợp.

Với bài NHẬP ĐỀ này nhằm giới thiệu những Chủ Đề sẽ được khai triển về sự SỤP ĐỔ KINH TẾ CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ--LUẬT PHÁP ĐỘC TÀI ĐỘC ĐẢNG TOÀN TRỊ, chúng tôi xin trình bầy tóm tắt hai điểm sau đây:

ð        BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TC BẮT NGUỒN TỪ KINH TẾ THỰC CHỨ KHÔNG PHẢI TÀI CHÁNH

ð       NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁ SẢN KINH TẾ CỘNG SẢN DẪN ĐẾN SỤP ĐỔ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ ĐỘC TÀI

BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TC BẮT NGUỒN TỪ KINH TẾ THỰC CHỨ KHÔNG PHẢI TÀI CHÁNH

(Viết và Phổ biến:Geneva, 19.08.2015)

Trước hết chúng tôi muốn cắt nghĩa sự phân biệt giữa lãnh vực KINH TẾ THỰC và lãnh vực TÀI CHÁNH. Kinh tế thực bao gồm những hoạt động SẢN XUẤT (Production) những sản phẩm kinh tế (Biens Economiques) nhằm cung cấp và thỏa mãn cho những NHU CẦU TIÊU THỤ (Consommation). Lãnh vực TÀI CHÁNH cung cấp cho lãnh vực KINH TẾ THỰC khả năng phát triển SẢN XUẤT của mình. Không có lãnh vực Tài chánh, thì Lãnh vực Kinh tế thực vẫn tồn tại. Nhưng không có Lãnh vực Kinh tế thực thì Lãnh vực Tài chánh không có mục đích phục vụ. Vì vậy, nếu cuộc Khủng hoảng xẩy ra ở Lãnh vực Kinh tế thực, thì đó mới là điều tối hệ trọng của một nền Kinh tế.

Cuộc BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG mới đây nhất ở Trung Quốc là ở hai Thị trường Chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến. Hai Thị trường thuộc về Lãnh vực TÀI CHÁNH. Nếu chỉ nhìn cuộc BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG này ở những lý do Tài chánh như sàn bạc lên xuống hay đầu cơ phá hoại của những nhà Tài phiệt Quốc tế… thì đó là thiếu sót.

Theo chúng tôi, những nguyên nhân xa và gần tạo ra cuộc BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG này đến từ Lãnh vực KINH TẾ THỰC của Mô Hình Kinh tế Trung Cộng. Mô Hình đã lấy Độc tài Độc đảng Chính trị nắm Chủ đạo những sinh hoạt Kinh tế từ THỰC đến TÀI CHÁNH và TIỀN TỆ, hay nói cách khác, theo nhận định của nhà Tỷ phú George SORROS, Kinh tế Trung quốc đang đi đến sự dụp đổ trầm trọng. 

Xin quý Độc giả đọc Bản Tin ngắn dưới đây của Ký giả TÚ ANH (Đài RFI) viết theo tài liệu REUTERS và CHINA DAILY

Thị trường chứng khoán Trung Quốc rơi 6%

Tú Anh (RFI), 18/08/2015.

Theo REUTERS/China Daily

Kết thúc ngày hoạt động hôm nay, 18/08/2015, sàn giao dịch Thượng Hải bị mất 6% điểm. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ ba tuần qua phản ảnh tình trạng bất cập của nền kinh tế Trung Quốc, cũng như không rõ Bắc Kinh sẽ can thiệp hay không. "Lo ngại “ là từ ngữ mà các nhà phân tích sử dụng để trả lời AFP trong bản tin về thị trường Thượng Hải mất giá.

Theo dự báo của một chuyên gia Trung Quốc, trong những ngày tới, biên độ lên xuống của thị trường chứng khoán Trung Quốc chỉ dao động ở bên "yếu" vì "mất đà để hồi phục", cũng như không có tin tức gì mới "tích cực và đáng kể".

Ngày hôm nay, chỉ số thị trường Thượng Hải chỉ lên trên mức trần biểu tượng 4.000 điểm được một thoáng rồi lại trượt dốc.

Mặc dù chính phủ Trung Quốc hứa hẹn sẽ điều chỉnh thị trường từ hôm thứ Sáu, nhưng tâm trạng lo ngại vẫn ám ảnh giới đầu tư  sau khi Trung Quốc phá giá đồng tiền ba lần liên tiếp và xuất hiện dấu hiệu kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Hôm nay, các nhà đầu tư chứng khoán đã vội vã rút tiền lời bỏ chạy, khi không thấy nhà nước động tĩnh gì.

Sự kiện nhà nước phải sử dụng biện pháp phá giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu chứng tỏ tình trạng sức khỏe của nền kinh tế số hai thế giới có vấn đề.

Cũng để đối phó với tình trạng gần như thiếu tiền mặt lưu hành, chỉ trong ngày thứ Ba 18/08 này, ngân hàng trung ương cho biết đã "bơm" vào thị trường một số tiền khổng lồ 120 tỷ nhân dân tệ (60 tỷ đôla).

Bản Tin tuy ngắn gọn, nhưng có tầm quan trọng đặc biệt là đã nói lên cái Lý do chính yếu của sự BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG Thị trường Chứng khoán Trung quốc, chính là do Lãnh vực KINH TẾ THỰC. Thực vậy, 3 lần Bản Tin đã nhấn mạnh cái Lý do chính yếu này :

1)    Đây là mức giảm lớn nhất (6%) kể từ ba tuần qua phản ảnh TÌNH TRẠNG BẤT CẬP CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC.

2)   tâm trạng lo ngại vẫn ám ảnh giới đầu tư  sau khi Trung Quốc phá giá đồng tiền ba lần liên tiếp và xuất hiện dấu hiệu KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG CHẬM LẠI.

3)   Sự kiện nhà nước phải sử dụng biện pháp phá giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu chứng tỏ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA NỀN KINH TẾ SỐ HAI THẾ GIỚI CÓ VẤN ĐỀ. (Chú thích của Nguyễn Phúc Liên : VẤN ĐỀ của Trung Quốc ở đây là sự tụt giốc của nền Kinh tế thực, từ tăng trưởng 2 con số xuống 1 con số và đang xuống dưới 7%).

Đã từ lâu rồi, trên phương diện nhận định và so sánh Lý thuyết về hai Mô Hình Kinh tế: (i) Kinh tế Tự do và Thị trường ; (ii) Kinh tế Tập quyền Chỉ Huy, chúng tôi đã chứng minh sự yếu kém của nền Kinh tế Tập quyền Chỉ Huy. Trong lâu dài, nền Kinh tế này sẽ dẫn đến phá sản như một định mệnh tự Mô hình. Trên mặt Thực tế, chúng ta đã chứng kiến sự phá sản Kinh tế Liên Xô và Đông Au để đi tới tan rã Chính trị. Tiếp tục quan điểm Kinh tế Tập quyển và Chỉ huy, Trung Cộng và Việt Nam không tránh khỏi Định Mệnh phá sản Kinh tế và tan rã Chính trị của Liên Xô và Đông Au.

Từ năm 2007/08, chúng tôi đã viết và cho xuất bản (năm 2009, Nhà Xuất Bản DAY&NIGHT, Ventura, California) cuốn sách với đầu đề TÀI CHÁNH/ KINH TẾ THẾ GIỚI : KHỦNG HOẢNG 2007/2008 VÀ HẬU QUẢ CHO TQ,VN. Từ cuộc Khủng Hoảng này của Kinh tế Thế giới, Kinh tế Trung quốc bắt đầu tụt giốc và đi vào con đường sụp đổ.

NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁ SẢN KINH TẾ CỘNG SẢN DẪN ĐẾN SỤP ĐỔ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ ĐỘC TÀI

(Viết và Phổ biến: Geneva, 22.08.2015)

Ngày 19.08.2015, chúng tôi viết và phổ biến Phần trên đây với đầu đề BÙNG NỔ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TQ BẮT NGUỒN TỪ KINH TẾ THỰC CHỨ KHÔNG PHẢI TÀI CHÁNH nhân việc phát hiện sụp đổ nhanh chóng 4'000 tỷ US Dollars của những Thị trường Chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến, tiếp theo là việc phá giá đồng Nhân Dân Tệ ba lần chỉ trong vòng 2 ngày. Chúng tôi thấy nguyên nhân căn bản của phát hiện này là từ chính Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy của nền KINH TẾ THỰC, chứ không phải chỉ ở lãnh vực TÀI CHÁNH..

Phần viết phổ biến ngày 19.08.2015 được coi như Bài NHẬP ĐỀ cho một loạt Bài sẽ viết về sự phá sản Kinh tế liên tục của Thế giới Cộng sản. Hậu quả đưa đến sụp đổ Lịch sử Thể chế Cộng sản tại Liên Xô và những nước Đông Âu.

Trung quốc và Việt Nam vẫn tiếp tục Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy và ngày nay chúng ta thấy sự phát hiện việc phá sản Kinh tế/ Tài chánh tại hai nước Cộng sản này.

Phần thứ hai viết và phổ biến ngày 22.08.2015 vẫn thuộc Bài NHẬP ĐỀ, giới thiệu một loạt Bài đã viết trước đây lâu và được cập nhật để phổ biến đến quý Độc giả. Những Bài này cho thấy sự sụp đổ của Mô Hình KINH TẾ THỰC của Trung quốc mà Cựu Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới, Ông ZOELLICK, và Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Bà Christine LAGARDE, đã báo trước cho Trung quốc biết trong một cuộc Họp Báo tại Bắc Kinh cách đây 3 năm.

Loạt Bài sẽ viết để chứng minh sự thất bại của Mô Hình Kinh tế Cộng sản,  tuần tự  đề cập những chủ đề sau đây :

1)         Chủ đề 1 :

THẤT BẠI CỦA KINH TẾ TẬP QUYỀN CHỈ HUY

Khác biệt căn bản giữa Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy và Kinh tế Tự do Thị trường. Việc phát triển Kinh tế của những Quốc gia khác nhau trên Thế giới chứng minh sự yếu kém xuống dốc của Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy và sự phát triển đi lên của Mô hình Kinh tế Tự do Thị trường.

Cái khác biệt căn bản là quyền TƯ HỮU  và Tự do sử dụng quyền đó ở nền Kinh tế Tự do Thị trường, trong khi ấy Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy chủ trương truất hữu để Nhà nước nắm mọi phương tiện sản xuất và tiêu thụ gọi là CÔNG HỮU do đảng Cộng sản đại diện quản trị. Không những phân biệt, chúng tôi còn phân tích sự yếu kém của nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy sánh với nền Kinh tế Tự do Thị trường.

2)         Chủ đề 2 :

SỤP ĐỔ LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU VÌ KINH TẾ

Sự sụp đổ của Liên Xô và những nước Đông Âu là chứng minh Lịch sử cho việc phá sản của nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy.

Nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy của Thế giới Cộng sản được điều hành và bị phá sản  bởi Nhà nước trong một Môi trường Chính trị--Luật pháp Độc tài (Environnement Politico—Juridique Dictatorial). Song song, nền Kinh tế Tự do Thị trường đều đặn được phát triển do tư nhân trong một Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ (Environnement Politico—Juridique Démocratique).

3)                 Chủ đề 3 :

TRUNG QUỐC & VIỆT NAM TIẾP TỤC KINH TẾ TẬP QUYỀN CHỈ HUY

Sử dụng sức mạnh Công an và Quân đội để bảo vệ Cơ chế Cộng sản, Trung quốc và Việt Nam vẫn giữ Chủ trương căn bản của nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy.

Chủ trương của hai nước này là vẫn giữ Độc tài độc đảng Chính trị và nắm Chủ đạo những sinh hoạt Kinh tế, Tài chánh và Tiền tệ. Sau thời gian đóng cửa với những thất bại Kinh tế đến chỗ dân sống trong nghèo khổ cùng cực, Trung quốc và và Việt Nam buộc phải mở của tiếp cận với nền Kinh tế Tự do Thị trưởng. Việc tiếp cận này đã cho hai nước Cộng sản có những phát triển và thu nhập. Tuy nhiên Chủ trương Độc tài độc đảng nắm Chủ đạo Kinh tế, Tài chánh, Tiền tệ, đã đưa đến một tình trạng Kinh tế Mafia Tư bản đỏ cướp giựt Kinh tế quốc dân khiến quần chúng nghèo đến cùng cực trong khi đó đảng Cộng sản và những đảng viên trở nên giầu nứt khố.

4)                 Chủ đề 4 :

TIẾP CẬN KINH TẾ TỰ DO THỊ TRƯỜNG, THAM NHŨNG LÃNG PHÍ PHÁ SẢN KINH TẾ TRUNG QUỐC & VIỆT NAM

Tham nhũng, Lãng phí không phải là do Cá nhân mà có căn nguyên từ chính Cơ chế lấy Độc tài độc đảng Chính trị nắm Chủ đạo Kinh tế.

Cái nạn Tham nhũng, Lãng phí phát sinh từ Cơ chế và tràn lan trong Xã hội được che chở bởi Cơ chế chính là nguyên nhân phá sản Kinh tế và tạo sụp đổ từ Kinh tế đến Chính trị cho hai nước Trung quốc và Việt Nam.

 

5)                 Chủ đề 5 :

BÙNG NỔ NGÀY NAY CỦA PHÁ SẢN KINH TẾ TẠI TRUNG QUỐC & VIỆT NAM

Cuộc bùng nổ Chứng khoán và và Phá giá đồng Nhân Dân Tệ tại Trung quốc và đồng tiền Hồ tại Việt Nam.

Đây chỉ là phát hiện việc sụp đổ TẤT YẾU của KINH TẾ THỰC được xây theo Mô hình Kinh tế dựa trên Chủ trương Độc tài độc đảng Chính trị nắm Chủ đạo Kinh tế, Tài chánh, Tiền tệ. Chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ TẤT YẾU Lịch sử thứ nhất của Liên xô và những nước Đông Au vào những năm 1990, và chúng ta có lẽ đang chứng kiến sự sụp đổ TẤT YẾU Lịch sử thứ hai của Trung quốc và Việt Nam vào năm 2015 hoặc gần kề nhất. 

Chúng tôi lần lượt khai triển các CHỦ ĐỀ trên với những Bài liên hệ đã viết trước đây lâu hay mới viết gần đây về việc bùng nổ phá sản Kinh tế lúc này tại Trung quốc và Việt Nam. Các CHỦ ĐỀ tiếp nối nhau như chuỗi Lý luận thuyết minh với những Bằng chứng thực tiễn để cho thấy rằng việc SỤP ĐỔ KINH TẾ như một ĐỊNH MỆNH mà nguồn gốc là từ nội tại của chính Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị. Mỗi CHỦ ĐỀ sẽ gồm nhiều Bài viết liên hệ đến CHỦ ĐỀ được nêu ra.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 08.09.2015

Web : http://VietTUDAN.net

Facebook : Phuc Lien Nguyen

Chú thích : Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau :  http://www.viettudan.net/36984/index.html

***

Chứng khoán : Kênh lây nhiễm từ Trung cộng

Thanh Hà

Phát Thứ ba, ngày 08 tháng chín năm 2015

thị trường chứng khóan trung cộng, sanghai composite, senzhen index, chứng khoán sụp đỗ, chinese stocks extend dramatic decline

Các biến động chứng khoán tại Trung cộng khiến nhiều quốc gia lo ngại. REUTERS/Issei Kato

Những biến động trên sàn chứng khoán Thượng Hải không gây nên một trận sóng thần làm chao đảo tài chính thế giới. Nhưng lo ngại dồn dập từ bản thân mô hình kinh tế của Trung cộng mới là nguyên nhân khiến nhiều quốc gia lo âu. Các nước xuất khẩu dầu hỏa và nguyên liệu chờ đợi đơn đặt hàng của Trung cộngsẽ thưa thớt dần. Các nền kinh tế lấy xuất khẩu làm kim chỉ nam lấn cấn trước quyết định phá giá đồng nhân dân tệ hồi trung tuần tháng 8/2015.

Bắc Kinh không còn che giấu : mục tiêu đạt 7 % tăng trưởng cho năm 2015 sẽ khó đạt được. Ngân hàng New Zealand ANZ dự báo tăng trưởng cho hai quý 3 và 4/2015 của Trung cộngchỉ đạt 6,4 và 6,8 %. GDP của nền kinh tế thứ nhì toàn cầu trong hai quý đầu năm chỉ ở mức khiêm tốn với tỷ lệ là 7 %. Tại cuộc họp G20 cấp bộ trưởng Tài chính, Ankara trong hai ngày 4 và 05/09/2015 phái đoàn Trung cộngkhẳng định khủng hoảng tài chính trên quê hương ông Đặng Tiều Bình sắp bước vào hồi kết. Bắc Kinh một lần nữa nhắc lại là không phá giá đồng tiền để tìm lợi thế xuất khẩu.

Những tuyên bố lạc quan và đầy thiện chí đó của Bộ trưởng Tài chính Trung cộngLâu Kế Vỹ cũng như của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Chu Tiểu Xuyên không đủ để trấn an các nhà đầu tư Trung cộng. Chỉ số chứng khoán ở Thượng Hải và Thẩm Quyến tiếp tục giảm trong phiên giao dịch ngày 07/09/2015. Luận điểm của Bắc Kinh cũng không mấy thuyết phục. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso không hề tin tưởng vào sự thành thật của đồng nhiệm Trung cộng. Tokyo và Washington lo ngại nổ ra một cuộc « chiến tranh tiền tệ » tai hại cho các quốc gia xuất khẩu.

Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, khi phá giá đồng nhân dân tệ gọi là dập tắt cơn bão tài chính, Bắc Kinh đã mở ra một mặt trận mới và có nguy cơ đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng hối đoái.

Từ cổ phiếu đến tỷ giá

RFI: Chứng khoán thế giới - đứng đầu là Mỹ - bị dao động nặng vì bão táp khủng hoảng tài chính Trung cộng qua các “kênh lây nhiễm” từ thị trường Thượng Hải và Thẩm Quyến hay không?

Nguyễn Xuân Nghĩa : Tôi không nghĩ vậy vì sự thể còn phức tạp hơn mà dần dần người ta mới thấy ra. Nói về bối cảnh thì từ vụ khủng hoảng tài chính tại Mỹ và nạn tổng suy trầm năm 2008-2009, Hoa Kỳ đã cắt lãi suất tới sàn và ào ạt bơm tiền kích thích kinh tế từ cuối năm 2008. Hậu quả là tiền nhiều và rẻ trút vào thị trường chứng khoán khiến cổ phiếu Mỹ lên giá liền từ sáu năm nay. Sau một giai đoạn như vậy, thị trường Mỹ phải qua một giai đoạn gọi là “điều chỉnh”, có thể giảm chừng 10%, là điều tự nhiên. Huống hồ, trong khối tiên tiến Âu-Mỹ-Nhật, tình hình kinh tế Mỹ có vẻ tương đối khả quan nhất nên Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất để trở về trạng thái bình thường.

Vì vậy, bất cứ một tin tức tốt đẹp gì đều khiến thị trường chứng khoán Mỹ kết luận là lãi suất sẽ tăng, sớm nhất là vào tháng 9/2015. Khi dự đoán lãi suất tăng là giá cổ phiếu sụt. Đúng vào lúc bấp bênh đó của thị trường Mỹ thì xảy ra các biến động về cổ phiếu rồi hối đoái tại Trung cộng làm thị trường Hoa Kỳ càng hốt hoảng.

RFI: Mỹ đã dao động vì lý do nội tại của chính mình rồi mới vì hiệu ứng từ Trung cộng. Liệu mình có thể ước lượng được bao nhiêu là hậu quả từ Trung cộngkhông ?

Nguyễn Xuân Nghĩa : « Vì đây là tác động của tâm lý thị trường, chúng ta khó đếm được bao nhiêu phần trăm là vì Mỹ và bao nhiêu phần trăm là do Trung cộng gây ra. Bản thân tôi thì nhận định như thế này :

- Thị trường cổ phiếu Trung cộngcòn khép kín và chỉ có 2% là có tiền của giới đầu tư quốc tế. Thị trường ngân hàng xứ này cũng vậy mà đa số các khoản nợ vĩ đại của Trung cộng là nợ nhau ở bên trong chứ không tỏa rộng và đan kết như các ngân hàng Âu-Mỹ với nhau. Vì vậy, hậu quả trực tiếp của sự suy sụp trên thị trường tài chánh Trung cộng thật ra không đáng kể. Hậu quả gián tiếp thì có.

- Biến động tài chánh tại Trung cộng cho thấy kinh tế đang trôi vào giai đoạn suy trầm kéo dài với nhiều biện pháp can thiệp lúng túng tuyệt vọng của Bắc Kinh. Khi kinh tế Trung cộng suy sụp thì các nền kinh tế Nhật, Đông Á và cả nhóm quốc gia “đang phát triển” sẽ bị hại nhất vì buôn bán với Hoa lục, sau đó mới đến kinh tế Mỹ vốn dĩ ít lệ thuộc vào xuất cảng như các nền kinh tế kia. Vì khó khăn tài chánh, các doanh nghiệp nhà nước của Bắc Kinh còn có thể rút vốn đầu tư ở ngoài để cấp cứu hội sở ở nhà.

Hậu quả chung cuộc là kinh tế toàn cầu có thể bị suy trầm vào năm tới và điều ấy càng làm thị trường Mỹ lo ngại. Trong hoàn cảnh tâm lý đó, tin xấu tại Trung cộng làm Á Châu bị động rồi lan qua Âu Châu, dội sang Mỹ rồi làm Á Châu tuột giá vào hôm sau trong một vòng xoáy đi xuống. Yếu tố chính vẫn chỉ là sự hốt hoảng.

Tôi đơn cử một ví dụ : vì tuần qua Bắc Kinh tổ chức lễ Chiến thắng Nhật Bản, các thị trường của họ đều được nống giá rồi đóng cửa bốn ngày cho tới hôm mồng 07/09/2015. Vậy mà hôm Thứ Sáu mùng 04/09/2015 thị trường Mỹ vẫn sụt giá mạnh chẳng vì có tin gì xấu từ Trung cộngmà vì có tin tốt về tình hình lao động và kinh tế tại Hoa Kỳ. Lý do sụt giá là vì giới đầu tư cổ phiếu Hoa Kỳ lại sợ Ngân hàng Trung ương có thể tăng lãi suất vào ngày 17/09/2015. Mỹ hốt hoảng bậy rồi đổ lỗi cho Trung cộng làm thiên hạ đánh giá sai ảnh hưởng kinh tế của một gã khổng lồ đang ngã ».

RFI: Nếu tập trung vào trường hợp của Trung cộng thì đâu là sự vận hành kinh tế thực tế bên dưới và đâu là bức màn tài chính mà Bắc Kinh phủ ở trên qua cái mà họ gọi là “kinh tế thị trường với màu sắc Trung cộng”?

Nguyễn Xuân Nghĩa : « Sau 30 năm tăng trưởng cao thì kinh tế Trung cộng phải qua giai đoạn tăng trưởng chậm hơn, với hình ảnh một phi cơ cất cánh rất cao ban đầu thì đi tới lúc “bằng phi” chứ không thể bay khỏi quỹ đạo trái đất. Vì tăng trưởng thiếu phẩm chất và lệ thuộc vào đầu tư và xuất cảng, Trung cộngphải đổi chiến lược, cải cách cơ chế và tìm lực đẩy từ tiêu thụ nội địa.

Lãnh đạo xứ này thấy ra yêu cầu cải cách và chuyển hướng ấy từ lâu nhưng vì nạn tổng suy trầm 2008-2009 thì làm ngược. Họ ào ạt bơm tín dụng để kích thích kinh tế với hậu quả là kinh tế mắc nợ nhiều và mạnh hơn, nay tổng số nợ đã lên tới 280% của Tổng sản lượng. Từ sau Đại hội 18 vào cuối năm 2012 họ mới đề ra việc cải cách. Nếu họ thành công thì kinh tế thế giới sẽ đổi khác và mọi xứ cùng có lợi vì Trung cộngsẽ tiêu thụ và nhập cảng nhiều hơn xuất cảng và mở ra cơ hội cho xứ khác.

Theo hướng đó, Bắc Kinh giải tỏa dần chế độ được giới kinh tế gọi là “bóc lột tài chính” là trả lãi suất ký thác quá thấp cho một lượng tiết kiệm rất lớn của người dân. Họ khuyến khích dân dồn tiền vào thị trường địa ốc để kiếm lời nhưng thật ra lại giúp các địa phương đầu cơ về đất đai và thổi lên bong bóng tới khi bóng bể nhà ế thì khuyên dân dồn tiền vào thị trường chứng khoán với các biện pháp khích lệ đầy rủi ro như cho dân vay tiền đi đánh bạc, để đầu kia là các doanh nghiệp, đa số của nhà nước, có thêm tiền trả nợ. Thế rồi trái bóng chứng khoán ấy cũng vừa bể.

RFI: Về danh nghĩa, việc điều phối tài nguyên đó có vẻ góp phần chuyển hướng từ đầu tư qua tiêu thụ vì nhằm gia tăng lợi tức của người dân. Về thực tế thì dường như Bắc Kinh lại lập ra một mô hình quái lạ của thị trường tài chính.

Nguyễn Xuân Nghĩa : « Khi thị trường địa ốc sa sút, lãnh đạo Trung cộng muốn mở vòi tiền của các công ty môi giới và của các ngân hàng cho giới đầu tư đưa qua thị trường chứng khoán. Trên thị trường này, các doanh nghiệp cần huy động vốn và phát hành cổ phiếu cho giới đầu tư mua về để kiếm lời. Khi nhà đầu tư dễ vay tiền đưa vào thị trường thì các doanh nghiệp dễ có thêm vốn để thanh toán các khoản nợ quá lớn của họ. Chúng ta không quên rằng doanh nghiệp Trung cộng đang có mức nợ rất cao, có thể lên tới 17 ngàn tỷ đô la, nên có nhu cầu trả nợ rất lớn.

Khi giải tỏa điều kiện tài trợ cho giới đầu tư như vậy, Bắc Kinh thổi lên một trái bóng cổ phiếu nhờ phản ứng ham lời của người dân, là nhà đầu tư, và trái bóng đó mới giải thích việc cổ phiếu tăng vọt 150% trong 12 tháng. Nếu mọi sự tốt đẹp, nhà đầu tư mà có lời thì có thêm tiền nâng mức tiêu thụ và kích thích kinh tế, đấy là điều mà giới kinh tế gọi là “hiệu ứng thịnh vượng” – wealth effect. Nó phù hợp với chủ trương chuyển hướng kinh tế qua tiêu thụ và tạo ra một thành phần trung lưu khá giả sẽ ủng hộ chế độ. Còn các doanh nghiệp mắc nợ thì có thêm tiền trả nợ lại cho ngân hàng và các ngân hàng đỡ mất nợ và mọi việc đều tốt đẹp !

Đấy là màu sắc Trung cộngcủa hiện tượng nhà nước vẫn thao túng thị trường, nào ngờ là lại bị thị trường quật ngược. Cũng phải nói thêm rằng vì màu đỏ là màu cách mạng thiêng liêng cho nên riêng tại thị trường Trung cộng, khi cổ phiếu sụt giá thì họ lại niêm yết trên bảng bằng màu xanh ».

RFI: Nhưng khi trái bóng ấy lại vỡ nên Bắc Kinh phải can thiệp khá thô bạo để giữ giá cổ phiếu khiến thế giới nhìn ra sự lúng túng. Trung cộng cố gắng giải thích là họ đang làm chủ tình hình và không phá giá đồng tiền để cạnh tranh xuất khẩu. Anh nghĩ sao về lời giải thích này?

Nguyễn Xuân Nghĩa : « Dù Bắc Kinh muốn hướng kinh tế qua tiêu thụ, họ vẫn sợ một đà tăng trưởng thấp sẽ dẫn tới động loạn. Vì nhiều chỉ dấu cho thấy kinh tế sa sút nên họ lại phải bơm tiền kích thích qua việc cắt lãi suất lần thứ năm kể từ tháng 11/2014 và hạ mức dự trữ pháp định của ngân hàng. Việc phá giá đồng bạc cũng nằm trong hướng ấy nên mới khiến các nước lo sợ một trận chiến ngoại tệ nữa và đấy là lý do mà tuần qua giới chức Bắc Kinh phải trấn an các nước trong nhóm G-20.

Nhưng như với thị trường cổ phiếu, trong vụ hạ giá đồng Nguyên, Bắc Kinh nhắm vào hai mục tiêu mâu thuẫn. Họ vẫn kiểm soát và can thiệp vào thị trường ngoại hối để tìm lợi thế xuất cảng mà cũng mong là đồng Nguyên sẽ được Quỹ Tiền tệ Quốc tế công nhận vào năm tới là ngoại tệ phổ biến ngang hàng Mỹ kim, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng Yen Nhật. Vì vậy sau hai ngày hạ giá cỡ 4% họ lại tìm cách nhích giá để chối là không phá giá. Chính là sự can thiệp trắng trợn và những phát biểu nhằm phủ nhận động thái đó mới khiến các nước càng hoài nghi. Đó cũng là lời cảnh báo khá mạnh của Tổng trưởng Ngân khố Mỹ là ông Jack Lew ».

RFI: Có phải Bắc Kinh muốn quá nhiều thứ mà lực bất tòng tâm nên mới phơi bày ra tình trạng lúng túng này không ?

Nguyễn Xuân Nghĩa : « Tôi nghĩ đó là cách giải thích đúng đắn nhất và đấy mới là đáng ngại cho kinh tế thế giới. Bắc Kinh muốn chuyển hướng mà không xong, muốn thổi giá cổ phiếu để doanh nghiệp có tiền trả nợ mà lại làm thị trường mất năm ngàn tỷ đô la trong vài tuần và nay phải đặt cầu chì để thị trường khỏi nổ tan tành. Bắc Kinh muốn đồng Nguyên đứng ngang tầm thế giới mà vẫn cần phá giá để dễ xuất cảng rồi bị kẹt vì đồng bạc sụt giá thì gặp nạn tẩu tán tài sản ra ngoài, mà tung tiền nâng giá đồng bạc thì khó xuất cảng và dự trữ ngoại tệ đang bị bào mỏng tới mức nguy ngập.

Kinh tế Trung cộng sẽ bị suy trầm, điều này thế giới có ít nhiều chờ đợi. Thật ra, thị trường cổ phiếu của họ không gây ra nạn suy trầm ấy vì có ảnh hưởng giới hạn thôi, nhưng cách ứng phó của lãnh đạo xứ này mới gây lo ngại là nạn suy trầm có thể nặng hơn, trở thành suy thoái, hay hạ cánh nặng nề. Sau đó là khủng hoảng tài chánh vì núi nợ quá lớn sẽ sụp lên các doanh nghiệp và ngân hàng khi kinh tế sa sút. Đấy mới là kịch bản cần theo dõi trong những năm tháng tới ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150908-Tc-ck-tc-kt

***

Ngoại thương Trung cộng tiếp tục giảm sút đáng ngại

Thụy My Đăng ngày 08-09-2015 Sửa đổi ngày 08-09-2015 19:48

Một tàu hàng cập cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. REUTERS/Stringer

Ngoại thương Trung Quốc tiếp tục đà xuống dốc trong tháng Tám : xuất khẩu giảm sút, còn nhập khẩu thụt lùi mạnh mẽ, chứng tỏ nền kinh tế thứ hai thế giới đang mất sức rõ rệt, đồng thời phản ánh sự sai biệt giữa tỉ lệ tăng trưởng do Bắc Kinh loan báo và các chỉ số của nền kinh tế thực.

Nhập khẩu của Trung Quốc sụt giảm đến 13,8%, so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Tám, với tổng giá trị 136,6 tỉ đô la sau khi đã giảm 8,1% trong tháng trước, và là tháng thứ 10 liên tiếp đi xuống. Xuất khẩu giảm 5,5% với doanh số 196,9 tỉ đô la, sau khi tháng trước giảm 8,9%. Những con số này một lần nữa khẳng định sự sa sút của Trung Quốc, nước chiếm đến 13% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu, gây lo ngại ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới.

Số liệu trên được công bố hôm nay 08/09/2015, một ngày sau khi Bắc Kinh hạ tỉ lệ tăng trưởng năm 2014 xuống còn 7,3%. Trong khi đó Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia khẳng định Trung Quốc có thể đạt mục tiêu tăng trưởng trung bình 7% trong năm 2015. Tuy nhiên cách biệt ngày càng xa giữa các con số chính thức và một loạt những chỉ số về hoạt động kinh tế, từ nhập khẩu, lượng điện và xi-măng sản xuất cho đến đầu tư địa ốc, nhà mới xây và xe hơi mới bán được đều xuống dốc.

Việc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ 5% trong tháng Tám để hỗ trợ xuất khẩu, theo một nhà phân tích, chưa thể mang lại hiệu quả trong vòng ba đến sáu tháng tới, và một chuyên gia cho rằng chỉ có tác động hạn chế lên xuất khẩu vì chủ yếu là nhu cầu thấp chứ không phải vì giá. Xuất khẩu giảm cũng do vụ nổ ở cảng Thiên Tân, và việc chính quyền buộc hàng ngàn nhà máy phải ngưng hoạt động để giữ cho bầu trời xanh giả tạo trong cuộc diễn binh kỷ niệm chấm dứt Đệ nhị Thế chiến hôm 03/09. Còn nhập khẩu giảm, theo nhiều chuyên gia là vì nhu cầu nội địa yếu kém.

Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giảm mạnh chưa từng thấy trong tháng Tám : xuống còn 3.560 tỉ đô la, giảm 93,9 tỉ đô la, do Bắc Kinh đã tung ra một lượng tiền lớn để cứu thị trường chứng khoán, bị mất đến 40% giá trị từ giữa tháng Sáu.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150908-tq-nt-kt

***

Phá giá đồng yuan: Mỹ cảnh cáo Trung cộng tại G20

Minh Anh Đăng ngày 05-09-2015 Sửa đổi ngày 05-09-2015 13:34

tiền tệ, ngoại tệ

Trung cộng “nên từ bỏ mọi chính sách phá giá cạnh tranh”. Trên đây là lời kêu gọi được Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Jack Lew đưa ra ngày hôm qua, 04/09/2015 nhân Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính khối G20, diễn ra tại Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhân buổi gặp đồng nhiệm Trung cộng, ông Lâu Kế Vĩ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng Bắc Kinh nên “để cho tỷ giá hối đoái phản ảnh trung thực nền tảng kinh tế, tránh bóp méo lâu dài tỷ giá hối đoái và nên từ bỏ mọi chính sách phá giá để cạnh tranh”.

Theo Hoa Kỳ, chính việc thả nổi đồng nhân dân tệ theo cơ chế thị trường sẽ giúp tôn cao hơn nữa giá trị đồng tiền Trung cộng. Ngoài ra, ông Jack Lew còn cho rằng Bắc Kinh cũng nên minh bạch hóa hơn nữa các chính sách tiền tệ của mình với thị trường thế giới.

Lời cảnh báo của Hoa Kỳ được đưa ra trong bối cảnh hồi tháng 8 vừa qua, Ngân hàng trung ương Bắc Kinh đã bất ngờ phá giá đồng yuan để tăng sức cạnh tranh của hàng Trung cộng trên thị trường thế giới.

Theo AFP, vấn đề tăng trưởng trì trệ và tình trạng hỗn loạn trên thị trường chứng khoán Trung cộng sẽ tiếp tục là chủ đề trọng tâm trong cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính khối G20, trong phiên họp ngày hôm nay tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150905-pha-gia-dong-yuan-my-canh-cao-trung-quoc-tai-g20

***

IMF : Tác động từ tăng trưởng chậm của Trung cộng nặng nề hơn dự kiến

Thụy My Đăng ngày 03-09-2015 Sửa đổi ngày 03-09-2015 17:23

imf, quỹ tiền tệ quốc tế, chinese stocks extend dramatic decline, suy sụp chứng khoán, thị trường chứng khóan khủng hoảng

Thị trường chứng khoán Thượng Hải tiếp tục sụt giảm, 02/09/2015. REUTERS/China Daily

Tình trạng kinh tế Trung cộng đang khựng lại, dù đã được dự kiến trước, nhưng tác động lại trầm trọng hơn người ta tưởng. Đó là nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong bản báo cáo công bố hôm nay 03/09/2015 nhằm chuẩn bị cho hội nghị các Bộ trưởng Tài chính khối G20 sẽ diễn ra tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ.

IMF nhận xét : « Việc Trung cộng chuyển đổi sang một nhịp độ tăng trưởng chậm hơn, tuy nhìn chung là phù hợp với dự báo, nhưng dường như lại gây ra những tác động xuyên biên giới quan trọng hơn là đã tính toán trước đây. Điều này phản ánh qua việc sụt giảm giá cả các loại nguyên vật liệu, và cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ».

Theo định chế quốc tế, tăng trưởng thế giới trong quý I năm nay chậm hơn so với cùng kỳ năm ngoái, « phản ánh một sự khựng lại ở các nước mới nổi, và sự phục hồi yếu ớt hơn tại các nền kinh tế phát triển. Các rủi ro nghiêng về hướng tiêu cực (…) và viễn tượng là u ám hơn ».

Trong trường hợp các nước đang phát triển, đã từng giúp kéo tăng trưởng thế giới đi lên vào thời kỳ khủng hoảng tại các nước phát triển trước đây, « rủi ro ngắn hạn đã tăng ». Báo cáo nêu ra « quá trình chuyển đổi ở Trung cộng », giá nguyên vật liệu thấp nhất từ trước đến nay, đồng đô la tăng giá và luồng vốn đi ngược sang các nước phát triển.

Viện Tài chính Quốc tế (IIF) đại diện cho ngành ngân hàng, tuần rồi cho biết luồng tư bản hướng về phía các nước mới nổi đã bị khô cạn trong tháng Tám.

Các Bộ trưởng Tài chính nhóm G20 tập hợp các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ họp lại vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy 5/9 tới tại Ankara để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 11 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ.

IMF tuy vậy cũng dự kiến « hoạt động kinh tế tại các nước phát triển sẽ tăng lên một ít trong năm nay và năm tới », nhờ được lợi từ giá dầu giảm. Quỹ Tiền tệ Quốc tế khuyến cáo tiếp tục các chính sách tiền tệ phù hợp tại châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ, nhấn mạnh rằng đối với Mỹ, việc tăng lãi suất đang được chờ đợi cần phải dựa trên các dữ liệu kinh tế.

Báo cáo nhận xét : « Do không có áp lực trên giá cả và tiền lương cho đến nay, việc bình thường hóa cần phải tiến hành dần dần » tại Mỹ. Được biết Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ họp vào giữa tháng Chín để quyết định có nâng lãi suất lên hay không, sau gần một thập kỷ giữ nguyên.

Trên lãnh vực tài chính, các thị trường chứng khoán châu Âu vẫn đang chịu áp lực, trong khi Wall Street có tăng lên, sau khi thị trường chứng khoán Thượng Hải hôm qua lại rung chuyển với việc cổ phiếu lại rớt giá trên 4%. Thị trường chứng khoán Thâm Quyến đóng cửa với mức giảm gần 2%, Hồng Kông trên 1%, và hiện ngưng hoạt động cho đến tuần tới do Trung cộng diễn binh kỷ niệm 70 năm Nhật Bản bại trận.

Một chuyên gia của JK Life Insurance nhấn mạnh, các nhà đầu tư đã mất lòng tin. Nhiều người chơi cổ phiếu nợ nần quá nhiều đã buộc phải rời sàn chứng khoán, và tình trạng sụt giảm của các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới đã gây xáo trộn tâm lý.

vi.rfi.fr/chau-a/20150903-imf-tac-dong-tu-tang-truong-cham-cua-trung-quoc-nang-ne-hon-du-kien

***

Germany Nazi 1935

germany nazi 1935, adolf hitler

Source: http://www.theatlantic.com/photo/2011/06/world-war-ii-before-the-war/100089/ (Hitler's Nazi party convention, underway in Nuremberg, Germany, on Sep, 10, 1935) AP photo

germany nazi 1935, adolf hitler

The German army demonstrated its might before more than a million residents during the nationwide harvest festival at Bückeburg, near Hanover, Germany, on October 4, 1935. Here are scores of tanks lined up just before the demonstration began. Defying provisions of the Treaty of Versailles, Germany began rearming itself at a rapid rate shortly after Hitler came to power in 1933. # Source: http://www.theatlantic.com/photo/2011/06/world-war-ii-before-the-war/100089/ AP photo.

China Nazi 2015

The Chinese president, Xi Jinping, chinese shows his froce military beijing september 3, 2015

Source: The Chinese president, Xi Jinping, http://www.theguardian.com/world/video/2015/sep/03/chinas-xi-jinping-leads-jaw-dropping-victory-day-parade-through-beijing-video

Soldiers of China’s People’s Liberation Army march during the military parade in Beijing, The Chinese president, Xi Jinping, chinese shows his froce military beijing september 3, 2015

Soldiers of China’s People’s Liberation Army march during the military parade in Beijing. Source: Photograph: Damir Sagolj/Reuters http://www.theguardian.com/world/live/2015/sep/03/china-military-parade-to-commemorate-second-world-war-victory-live

 

Armoured vehicles rolling through Tiananmen Square during the military parade, new weapon Pla, The Chinese president, Xi Jinping, chinese shows his froce military beijing september 3, 2015

Armoured vehicles rolling through Tiananmen Square during the military parade. Source: Photograph: Yao Dawei/EPA http://www.theguardian.com/world/live/2015/sep/03/china-military-parade-to-commemorate-second-world-war-victory-live

chinese stocks extend dramatic decline, khủng hoảng chứng khóa, börse, bourse, boursier, The Chinese president, Xi Jinping, chinese shows his froce military beijing september 3, 2015

2015 – End... ?

***

Trung Cộng: “Trời làm quả báo, ăn cháo gãy răng”!_Hà Nhân Văn

Bắc Kinh lao vào hố thẳm: cuộc chiến tiền tệ!

TRUNG CỘNG: HỌA VÔ ĐƠN CHÍ

Trong 2 tuần qua, tin tức nóng nhất trên toàn thế giới: Bắc Kinh phá giá đồng Nguyên tức Nhân Dân tệ lần thứ 3. Một cú “sốc lớn” làm rúng động thị trường tiền tệ và chứng khoán từ Á qua Âu. Hoa Kỳ trực tiếp lãnh hậu quả, nhất là các doanh nghiệp đang hoạt động ở Hoa Lục, các tiệm thịt gà chiên Kentucky, chứng khoán tụt xuống 8%! Hãng Apple ở Hoa Lục, chứng khoán xuống 4%. Vào đầu tháng 8 vừa qua, thị trường xuất cảng của TC xuống dốc, 8.7%. Với một phần trăm đối với thị trường xuất cảng của TC là lớn lắm! Lảo đảo! Thí dụ năm 2014, TC xuất cảng quần áo là 153.8 tỷ USD, xuất cảng đồ điện khí là 217.9 tỷ USD. Vậy mất 8.7%… Tổng cộng hàng hóa xuất cảng là 1,098,5 tỷ USD, mất đi 8.7% là bao nhiêu? Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường phải liều phá giá đồng Nguyên lần thứ nhất. Vẫn còn lảo đảo! Lần thứ 2 vẫn lâm nguy, lần thứ 3, chấn động.

Báo The Washington Times đặt tựa đề lớn 4 cột: “Beijing drops currency for 3rd day” (8-3-2015), báo Times phụ chú: “Đột nhiên phá giá tiền tệ tạo viễn ảnh giúp cho TC xuất cảng nhiều hơn!” Nhưng “back fire”! Khôn quá hóa dại! Thật là “càng khôn ngoan lắm, càng oan trái nhiều!” Hậu quả, 3 lần phá giá đồng Nguyên đã và đang đẩy TC bên lề phá sản nếu không kịp thời cứu nguy. Ai cứu nguy nổi? Lại vẫn là khối tư bản Âu Mỹ mà Mỹ vẫn dẫn đầu. Mỹ và Liên Âu kể cả Nhật Bản không thể buông tay để cho kinh tế TC tiếp tục lảo đảo! Nhật dẫn đầu xuất cảng hàng hóa qua TC, lên đến 11.2% tổng số hàng hóa xuất cảng của Nhật. Đài Loan 7.2%, Hoa Kỳ 6.8%, thử hỏi 6.8% tổng số hàng hóa xuất cảng của Hoa Kỳ là bao nhiêu? Khủng khiếp! Cả khối Liên Âu xuất cảng qua TC là 12.1%, tổng số toàn Âu! Đó là lý do thực tế nhất dù Mỹ, Nhật và Liên Âu bị “sốc lớn” vẫn phải gồng mình giữ cho kinh tế TC đứng vững! 7.2% tổng số hàng hóa xuất cảng của Đài Loan qua Hoa Lục đâu phải là nhỏ. Vấn đề là Trung Cộng biết Mỹ, Liên Âu, Nhật cần thị trường của TC nên họ vẫn ngang ngược phá giá đồng Nguyên 3 lần trong một tuần lễ. Nhưng bây giờ, vào lúc này, hôm nay giới lãnh đạo TC đã thấy hậu quả sẽ khủng khiếp.

chứng khoán suy sụp, currency war, börse, bourse, boursier

HẬU QUẢ… “TRUNG HOA VĨ ĐẠI”! 

Nhật báo The Washington Post liên tiếp mấy số báo tuần qua, đưa lên tin tức và các bài bình luận hàng đầu “TC phá giá đồng Nhân dân tệ”, Báo Post đặt tựa đề: Quốc gia (TC) đang trong rối loạn kinh tế sâu thẳm. Lãnh tụ CS không nắm chắc cái gì phải làm!!! Đến nay, bộ Ngân khố Hoa Kỳ và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế vẫn tế nhị, dè dặt, chờ xem (wait and see), mặc dầu bài bình luận của báo Post, thông lệ là dè dặt, trung dung, cũng đã lên tiếng đầy bi quan “The Nation (China) is in deep economic trouble”!

Thế giới đã và đang đổ dồn cặp mắt kinh ngạc về Bắc Kinh! “Họ làm gì mà kỳ cục thế này!” Câu hỏi ở Đài Bắc, Cao Hùng Đài Loan đến Vọng Các, Tân Đề Li… Họ toan tự tử bằng đồng Nguyên sao đây? Không! Lãnh đạo Bắc Kinh cho đến nay, qua báo The Global Times và China Daily, phát biểu quan điểm gián tiếp của lãnh tụ Đảng: Rất sáng suốt, phá giá đồng Nguyên để bảo vệ thị trường TC và để tăng trưởng kinh tế TC! Được giải thích rộng rãi như thế này: Khối lượng vĩ đại của hàng hóa TC xuất cảng ra nước ngoài là trường thành vĩ, vĩ đại bảo vệ nền kinh tế thị trường XHCN TC. Có 2 biến cố lớn là Đảng và Nhà nước TC phải kịp thời “trấn an” ngay:

1. Thị trường chứng khoán có ngày tụt dốc 38%!

2. Xuất cảng quý 2 tụt xuống 8.7%, quý 3 đã vượt lên 9.2%!

chứng khoán suy sụp, currency war, börse, bourse, boursier

Thị trường chứng khoán tụt dốc

Lâm nguy! Lâm nguy! Tập đoàn lãnh đạo tối cao họ Tập, họ Lý quyết liệt chống lại áp lực của Hoa Kỳ là Bắc Kinh phải tăng giá đồng Nguyên, TC đã nhượng bộ Mỹ và hậu quả nhượng bộ ấy là hậu quả ngày nay. Do vậy TC phải hành động tức khắc, Lý Khắc Cường nói: “Bình thường và ổn định, không có gì phải ồn ào!”. Tập Cận Bình khẳng định: “TQ phải bảo vệ tính độc lập của TQ về kinh tế và tiền tệ!” . Lãnh đạo Bắc Kinh vẫn cho rằng họ đi đúng hướng và sẽ quân bình xuất nhập cảng! Lãnh đạo TC coi đây là một diệu kế. Báo The Global Times và China Daily phản bác dữ dội, tố cáo Mỹ áp đặt đồng đô la Mỹ tiếp tục bá chủ toàn cầu và thị trường TC phá giá đồng Nguyên là vì ích lợi chung của thế giới. Hoàn toàn ngụy biện, lừa dối chính dân Tàu. Cho đến nay, cả xã hội Hoa Lục, từ giới trung lưu đến công nhân, nông dân, vẫn giữ thói quen lấy vàng và đô la Mỹ để thủ thân. Bắc Kinh không ngừng tuyên truyền tạo niềm tin “tuyệt đối” trong xã hội đảng CSTH sẽ đưa TC lên đến đỉnh vinh quang, sẽ vượt Mỹ lên hàng đệ nhất siêu cường vào năm 2030 tới đây: đồng Nguyên của TC sẽ là tiền tệ tiêu chuẩn quốc tế, thay đồng đô la Mỹ.

Nhân dân TC sẽ chỉ tin vào giá trị hiện tại và tương lai của đồng Nguyên. Thậm chí TC khuyến cáo, kể cả làm áp lực ngân hàng TƯ VN lấy đồng Nguyên làm tiền tệ “chuẩn”, như đô la Mỹ và đồng Euro. Bộ máy tuyên truyền của TC trong nhiều năm qua tẩy não nhân dân Hoa Lục phải tin và tự hào về đồng Nguyên, nó đã và đang quốc tế hóa. Bí mật tuyệt đối, rất đột ngột, ngân hàng TƯ TC phá giá đồng nguyên. Báo chí và truyền thông nhiệt liệt ca tụng hành động này, trước hết để bảo đảm thị trường xuất cảng của hàng hóa TC, đồng thời tiếp tục nâng cao lợi nhuận, phúc lợi của mọi tầng lớp xã hội TC. Phá giá lần thứ 2, phá giá lần thứ 3, TT Lý Khắc Cường nín khe. Cơ quan tuyên truyền của Đảng tiếp tục lớn tiếng khoe khoang phá giá đồng Nguyên là để chặn đứng sự lan tràn của hàng hóa ngoại nhập, chủ yếu là hàng nhập cảng của Mỹ, Nhật, Âu châu, Đài Loan quá cao, hạ giá đồng Nguyên để “nhân dân ta” tiêu thụ hàng hóa của ta vừa rẻ, vừa tốt: “Ta phải bảo vệ, phát triển và hoàn toàn làm chủ thị trường nội địa của ta”! 

Hậu quả ngược lại, dân Hoa Lục lại ào ạt đi mua vàng và kiếm đô la Mỹ nhét vào hầu bao cho an toàn! Lại thêm hậu quả: vàng lậu tràn ngập. Dân Hoa Lục mất niềm tin vào đồng Nguyên. Theo tin từ HồngKông (14-8) cho biết:

1. Thị trường tiền tệ ở các tỉnh và thành phố rối loạn, chính quyền địa phương không biết phải ứng phó như thế nào. Lấy Ôn Châu làm một trong hàng ngàn thí dụ. Đây là trung tâm số một của “công nghiệp tình dục”, công khai, một nàng trong giới “làng chơi” hạng sang, sau khi đồng Nguyên phá giá, nàng tự động xin du khách trả bằng đô la Mỹ hoặc tự động tăng giá theo tỷ lệ đồng Nguyên phá giá, 1000 Nguyên nay xin khách tăng cho 1300-1500 Nguyên.

2. Hệ thống an ninh, CACS toàn quốc báo động đỏ, được lệnh ngầm sẵn sàng ứng phó. Đúng như bài bình luận của báo The Washington Post, số ra ngày 14-8 vừa qua: “Communist leaders aren’t sure what to do about it”. Tin đồn tiếp tục lan rộng “đồng Nguyên in hình Mao sẽ trở thành tiền hàng mã của Mao thời Mao”.

chứng khoán suy sụp, currency war, börse, bourse, boursier

HẬU QUẢ QUỐC TẾ

Hậu quả quốc tế rất nghiêm trọng đối với TC, tức khắc và lâu dài nếu Hoa Kỳ và IMF không kịp thời can thiệp. Thực ra thì mấy thập niên qua, TC vẫn thực hiện chủ trương “chiến lược xuất khẩu” là tự âm thầm hạ giá đồng Nguyên, có thời xuống đến 20% mệnh giá thực của nó (so với đồng đô la Mỹ, đồng Euro và đồng Yen Nhật Bản). Thí dụ, một tấn thực phẩm, theo tiêu chuẩn chung (Mỹ, Nhật, Đài Loan) là 20,000 Nguyên do lương công nhân TC quá rẻ, lại không cần bảo hiểm nên giá thành tự đặt chỉ bằng 15,000 Nguyên. Xuất cảng tính theo hối suất đô la Mỹ, rẻ ê hề so với hàng Mỹ cùng loại. Do vậy, hàng Mỹ xuất cảng không thể cạnh tranh được với hàng hóa “Made in China”. Chính nhờ vậy mà TC làm giàu mau chóng! Thứ nhất là do sự sai lầm rất nghiêm trọng của HP George Bush. Hoa Kỳ cần lôi kéo TC vào cuộc chiến chống khủng bố. Thậm chí nhượng cả khu vực TBD – Á Đông cho Bắc Kinh. Giang Trạch Dân rồi Hồ Cẩm Đào cam kết với Hoa Kỳ sẽ cùng diệt khủng bố, kẻ thù chung Mỹ – Hoa. Lợi dụng cơ hội, TC thẳng tay diệt Hồi giáo Tân Cương Duy Ngô Nhĩ. Lợi dụng cơ hội ngàn vàng, TC phát triển “Hải quân Nam tiến”, mưu đồ bá chủ Biển Đông, ĐNA và Nam Thái Bình Dương. Riêng về kinh tế, ưu tiên xuất cảng, đặt thành chiến lược cốt lõi của quốc gia. Lợi dụng Hoa Kỳ bị lôi cuốn vào 2 cuộc chiến Iraq và A Phú Hãn, TC tự tung tự tác trên thị trường tiền tệ, giữ đồng Nguyên ở vị trí khiêm tốn, tự coi TC là một nước đang mở mang nên được miễn một số đóng góp cho các cộng đồng quốc tế và tổ chức LHQ như UNESCO, FAO, WHO (Y tế thế giới). Nhờ vậy đã giàu lại giàu thêm.

HP Bush mở toang cửa cho hàng hóa của ông Ba Đỏ tràn vào thị trường Mỹ. Nhà nào dù giàu, dù nghèo cũng có dấu ấn “Made in China” từ cái ly, cái đĩa đến đồ chơi trẻ em. Phụ nữ Mỹ, trắng đen, vàng, từ gái vị thành niên đến bà già, trên thân xác đều in dấu “Made in China”, nào đôi nịt ngực đến chiếc xì líp, đến cả cái băng vệ sinh phụ nữ cho đến cái tã của con nít, đều là “Made in China”. Nhập cảng “Made in China”, TC thu hàng núi đô la, đem về nước chút chút còn để đô la ở Mỹ để bảo chứng và mua nguyên liệu, hàng nhập nội cần thiết đem về Tàu.

Bảy năm trước, cuối thời ông Bush trẻ, Bộ trưởng bộ Ngân khố Hoa Kỳ thời bấy giờ, Henry M. Paulson đã nhìn thấy và tiên liệu những gì mà TC đang gặp khó khăn như năm 2015 này. Cựu Bộ trưởng Paulson đã lên tiếng về mánh khóe của TC tự hạ thấp mệnh giá thực của đồng Nguyên tức Nhân Dân tệ trên thị trường hối đoái (exchange) chỉ bằng 80% thực giá cuả nó. Cái lối làm ăn lươn lẹo như thế không thích hợp với Mỹ và thế giới văn minh, HP Bush vẫn lao vào. Hoa Kỳ thúc giục TC cải tổ cơ cấu (structure) và hệ thống tài chính của họ. Rốt cuộc vô ích, TC vẫn đi theo đường mòn lối tắt xưa cũ mà các nhà lãnh đạo TC vẫn tưởng rằng đó là đại lộ bình minh, có biết đâu đó là đại lộ hoàng hôn. Cựu Bộ trưởng Henry M. Paulson Jr. 7 năm trước tiên liệu: “Bắc Kinh đã không cải tổ những lãnh vực chính yếu (key reforms). Và như vậy Bắc Kinh sẽ phải đương đầu với những khó khăn đáng kể dưới lộ trình. Những xáo trộn nghiêm trọng có thể sẽ đe dọa đến sự ổn định của kinh tế Mỹ và toàn cầu” (xem lại: Strengthening US – Chinese ties: Foreign Affairs, vol. 87, no 5-9&10, 2008).

Rõ rệt là Hoa Kỳ và kinh tế toàn cầu đã lãnh hậu quả trực tiếp vụ phá giá đồng Nguyên của TC. Cái hậu quả tai hại ấy, chính Hoa Kỳ, đúng hơn HP Bush trẻ phải gánh chịu trách nhiệm chính yếu. Còn trách nỗi gì? Tuần qua, ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump la lối ầm ĩ: “TC hút máu của Hoa Kỳ”! Chớ nổi giận hoảng! Chính Hoa Kỳ thời HP Bush đã rước TC vào thị trường Mỹ, đã biết nhưng vì lợi trước mắt mặc nhiên để cho TC “hút máu đồng đô la của dân Mỹ”! Chỉ trong vòng 10 năm (2005-2015) tuy hạ thấp mệnh giá thực của đồng Nguyên nhưng do xuất cảng của TC tràn lan khắp nước Mỹ, khắp các gia đình Mỹ nên hậu quả đảo ngược đồng Nguyên (hàng nhập cảng của TC) lại tăng lên 25%, so với đô la Mỹ (nguyên văn: Over 10 years, China’s currency rising 25% versus US dollars”.

HỌ TẬP HỌC GORBACHEV

Tập Cận Bình, một Đại Hán bá quyền bành trướng mưu toan làm một Gorbachev, canh tân, cải tổ TC, không phải để “ngang tầm thời đại” như Đặng Tiểu Bình mơ ước mà họ Tập vượt lên xa “vượt tầm thời đại”. Họ Tập học bài học Lý Quang Diệu, Tân Gia Ba, “một nước dân chủ, tự do trong một Đảng cầm quyền”. Họ Tập quên rằng TC khác với Tân Gia Ba. Họ Tập thanh trừng nội bộ, bắt đối lập, mới đây Bắc Kinh bắt nhốt một lúc 100 luật sư bất đồng chính kiến (The Wash. Post, 8-14-2015). Họ Tập chìu Mỹ để được yên một bề, nhượng bộ áp lực Mỹ từ Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Lew đến NT Kerry, nâng cao mệnh giá của đồng Nguyên theo trị giá thực của nó. Ai ngờ, xuất cảng của TC tụt dốc. Họ Tập và Lý Khắc Cường có lẽ do cao ngạo tự ái quên mất rằng, thực phẩm của TC bị ế ẩm do phẩm chất kém, do có độc chất, các hàng hóa khác kém phẩm chất. Riêng ngành thực phẩm xuất cảng tụt dốc xuống chỉ còn 27%, theo thống kê của chính TC. Dân Mỹ không còn ăn maggie made in China nữa. Thậm chí ở VN, sâm TC cũng ế ẩm! Thậm chí ở các nước Đông Âu và Nam Âu lan truyền tin đồn đại: phụ nữ mặc xì líp “made in China” sẽ bị ung thư hay loét tử cung! Ở Mã Lai và Thái Lan, tin loan truyền, phụ nữ mặc “coóc xê” made in China sẽ bị ung thư vú! Có nhiều lý do hàng hóa xấu xuất cảng của TC bị tuột dốc trầm trọng! Nhóm Lý Khắc Cường chọn giải pháp phá giá đồng Nguyên! Sự kiêu căng ngạo mạn coi trời bằng vung là đã ngang nhiên phá giá 3 lần trong vòng 10 ngày! Đáng lẽ, định phá giá bao nhiêu thì chỉ phá giá một lần, đây lại chia làm 3 lần! Khôn quá, hóa ngu là như vậy! Thế giới và cả Hoa Lục xôn xao: TC phá giá Nhân Dân tệ đến 3 lần! Riêng về mặt tâm lý quần chúng, TC đã lộ rõ bản chất ngoan cố, tự mãn, coi như tự có quyền làm gì thì làm! Y như NT Vương Nghị ngang ngược tuyên bố: “Biển Đông là ao nhà của TQ, TQ muốn làm gì thì làm!”

TRUNG CỘNG PHẢI TRẢ GIÁ RẤT ĐẮT! 

Không phải chỉ có một TC phá giá đồng Nguyên. Hai thập niên vừa qua, Nhật Bản đã phá giá đồng Yen và Liên Âu mới đây cũng đã phá giá đồng Euro. Nhưng Nhật và Liên Âu EU với những lý do khác TC. Nói như TNS Schimer, Dân Chủ Mỹ, N.Y., nhiều năm qua, “TC chơi bạc, đánh bạc với tiền tệ” (China played game with its currency). Lần này, “chẳng những TC vẫn theo lối cũ. Thay vì nên thay đổi trò chơi cũ thì họ lại tăng lên gấp bội!” (The Wash. Times, 8-13-2015). Ta có câu “Chơi dao có ngày đứt tay”, mà đây TC lại dùng đại đao! Và lần này, ngựa quen đường cũ nhưng ngưạ TC đã quật lại ông chủ TC. Hậu quả tai hại nhất, trực tiếp nhất là Ngân hàng phát triển – đầu tư cơ sở hạ tầng Á châu, gọi tắt là AIIB tức Asian Infrastructure Investment Bank, đến hôm nay đã tăng lên 57 nước hội viên, trụ sở trung ương đặt tại Thượng Hải, do người Tàu làm Tổng giám đốc, khai trương vào tháng 11-2015 này.

Có thể nói, từ bước đầu, đây là một thành công lớn của TC thời Tập Cận Bình, qui tụ được 57 nước (đầu tháng 7 là 53 nước) không phải là thường, nếu không muốn nói là vĩ đại, gồm cả Anh, Pháp, Đức, Nga, Ấn Độ, Nam Hàn… Do quá lạc quan kiêu căng, chủ quan, giới lãnh đạo TC đặt ngân hàng AIIB ngang tầm với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, thay vì làm đối tác, TC tự coi AIIB đối đầu với Ngân hàng phát triển Á châu, đã có quá trình hoạt động trên 50 năm. NHPT Á châu là Nhật và Mỹ. Sinh sau đẻ muộn, đúng hơn là bào thai, Bắc Kinh đã coi AIIB là đối thủ của Nhật và Mỹ, tự coi đồng Nguyên là tiền tệ tiêu chuẩn quốc tế của NH AIIB. Thí dụ VN, Lào, Miên, Pakistan, Mayamar muốn vay tiền của AIIB, lãi suất nhẹ, nhưng phải nhận đồng Nguyên, ngân hàng AIIB coi đồng đô la Mỹ là song hành với đồng Nguyên. Vô hình chung, lấy VN làm thí dụ, nếu vay của AIIB phải nhận đồng Nguyên đã đành mà còn đương nhiên coi đồng Nguyên là tiền tệ tiêu chuẩn quốc tế trong giao hoán các dịch vụ và hối đoái. Đương nhiên và mặc nhiên, đồng Nguyên leo lên địa vị chót vót của tiền tệ thế giới.

Còn gì vinh quang hơn? Này nhé, số ngoại tệ dự trữ của TC đứng đầu thế giới, nay đồng Nguyên lại đứng đầu thế giới, sắp thay thế đô la Mỹ! Trong hơn 65 năm, ĐCSTH đã đưa Nhân Dân tệ Mao như một đống giấy vụn vào năm 1950 nay nghiễm nhiên như vàng luân lưu. Đột nhiên công khai phá giá nó! Trong thế giới tài chính và tiền tệ quốc tế, cụm từ “devaluation” không phải là thường! Mà đây lại là đột ngột.

Trong vòng 2 ngày, 12 thứ Tư và 13 thứ Năm, ngân hàng TƯ ở Bắc Kinh định là xuống 2% nhưng thực tế là 11%! Cuối cùng là thả nổi (floating), hối đoái rối loạn, không làm chủ nổi. Nỗ lực đẩy đồng Nguyên lên ngang tầm với đô la Mỹ, chỉ một “nháy mắt”. Mao sếnh sáng Nhân dân lại là Mao sếnh sáng. Trong khi đồng đô la Mỹ, giá vẫn cao tác động xấu đến hàng hóa xuất cảng của Mỹ, kỹ nghệ Mỹ vẫn ì ạch, mặc dầu thất nghiệp đã xuống 5.3% nhưng kinh tế Mỹ vẫn còn khó khăn. Nay TC phá giá đồng Nguyên, một trái “bom chùm” Bắc Kinh tung vào khu vực kỹ nghệ xuất cảng của Mỹ. TC lấy làm hỷ hả! Ta có câu “Chưa đánh được người mặt đỏ như son! Đánh được người rồi mặt vàng như nghệ”! Giới lãnh đạo TC bây giờ mới thấm đòn, mặt vàng như nghệ. Phá giá đồng Nguyên đã đập ngược lại vào tim, gan, phèo, phổi TC.

Ngân hàng AIIB chưa khai trương mà đã lãnh hậu quả! Vô phương đồng Nguyên có thể trở thành tiền tệ tiêu chuẩn chủ yếu của ngân hàng AIIB. Các nước nhỏ lân bang như Thái Lan, Mã Lai Á, ngành xuất cảng ảnh hưởng trực tiếp, sẽ lảo đảo. Nói như quan điểm của báo The Washington. Post, số ra ngày 14-8 vừa qua: vụ TC phá giá đồng Nguyên để tự cứu đồng thời đập Mỹ một cú “trời giáng”, nhưng hậu quả ngược lại, do vụ này Tả phái, Hữu phái, Cộng Hòa, Dân Chủ, tỷ phú Trump phá phách đến bà Clinton đã đoàn kết lại trong cuộc chiến tiền tệ “Currency War”. Các nước nhỏ ĐNA sẽ đoàn kết lại để đối phó với Mỹ. Và sau hết, đây là cú đòn quả báo TC! Ta có câu “Trời làm quả báo, ăn cháo gãy răng”! Phá giá đồng Nguyên, TC tưởng rằng ăn cháo bồ câu hầm với sâm nhung, ai ngờ đã gãy răng TC!

HÀ NHÂN VĂN

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site